Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tập Vang bóng một thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.16 KB, 15 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC : CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI I
CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN QUA TẬP
“VANG BÓNG MỘT THỜI”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Lớp: Gk68

Hà Nội, tháng 12, năm 2021



MỤC LỤC

I.

MỞ ĐẦU

1.1. Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân
1.1.1. Cuộc đời
1.1.2. Sự nghiệp văn học
1.1.3. Phong cách nghệ thuật
1.2. Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2.1. Ngơn ngữ nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ miêu tả
2.1.2. Cách sử dụng các từ Hán Việt trang trọng
2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
2.2.1. Giọng điệu châm biếm, lạnh lùng
2.2.2. Giọng điệu ngậm ngùi, luyến tiếc
2.3. Hình tượng nhân vật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
2.3.1. Hình tượng nhân vật tài hoa, trí thức
2.3.2. Hình tượng nhân vật phong lưu, xê dịch
III.

KẾT LUẬN


I.

MỞ ĐẦU

1.1. Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân
1.1.1. Cuộc đời
“Nguyễn Tuân (1910 - 1987) sinh ra ở phố Hàng Bạc nhưng quê gốc ở làng
Nhân Mục - Thượng Đình (nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ông sinh ra trong
một gia đình trí thức Nho học, vào thời điểm Hán học suy tàn, Tây học thế chỗ.
Sinh ra trong một gia đình truyền thống Nho giáo, Nguyễn Tuân từ nhỏ đã bộc lộ
niềm say mê với thơ, đam mê học hỏi, chơi những thú vui, tìm hiểu về món ăn
truyền thống với tính cách cầu tồn mang những nét giá trị truyền thống của dân
tộc. Thuở thanh thiếu niên ông cùng gia đình đi và sống ở nhiều nơi từ Bắc đến
Nam : Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hồ,... cuộc đời của ơng là
những chuyến đi dài.”
“Năm 1929, ơng bị đuổi học vì tham gia cuộc phản đối một giáo viên người

Pháp nói xấu người Việt. Năm 1930, ông vượt biên sang Lào rồi bị bắt ở Bangkok
và bị giam tại Thanh Hoá, tại thời điểm này, ơng rơi vào tình trạng tuyệt vọng và sa
vào con đường đồi trụy, trác táng, ăn chơi phóng đãng.”
“Sau khi cách mạng tháng tám thành công, cuộc đời của Nguyễn Tn như
được thay đổi, ơng hịa mình vào cộng đồng và gia nhập đội ngũ nhà văn phục vụ
cách mạng. Từ đó, ơng trở thành một cây viết đại diện tiêu biểu của văn học hiện
đại Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Năm 1987, ông qua đời tại nhà riêng để lại cho
hậu thế một sự nghiệp văn học đồ sộ, đầy sự tài hoa uyên bác. Nguyễn Tuân được
nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.”
1.1.2. Sự nghiệp văn học
“Nguyễn Tuân với phong cách nghệ thuật sáng tác được thể hiện rõ nét trước
Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám.”
● Trước Cách mạng tháng Tám
“Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình từ những năm đầu 30 viết
rất nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, bút ký. Năm 1937, ông sáng tác tác phẩm


truyện ngắn “Một vụ bắt rượu lậu”. Năm 1939, tập truyện ngắn “Vang bóng một
thời” thực sự đã gây tiếng vang lớn giúp tên tuổi của Nguyễn Tuân vụt sáng, là một
dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ơng.”
“Nguyễn Tn vốn là một trí thức Nho học, sống trong bối cảnh đất nước trở
thành thuộc địa phải tiếp nhận nền văn hóa Tây học nên ơng ln cảm thấy bất
mãn với xã hội đương thời. Ơng thốt khỏi xiềng xích ấy với những chuyến đi dài
theo chủ nghĩa xê dịch để đi tìm cái đẹp của quá khứ và sa vào đời sống trụy lạc.
Những tác phẩm văn học của ông thời kỳ này đều mang đề tài như vậy.”
● Sau Cách mạng tháng Tám
“Cách mạng tháng Tám thành cơng cởi trói cho những ràng buộc, Nguyễn Tn
vì vậy đã thay đổi cởi trói cho tư tưởng của chính mình. Trong thời gian phục vụ
kháng chiến, nhà văn đã đem sức lực tài hoa của mình viết nên những tác phẩm
phong phú, phục vụ cho dân tộc với nhiều thể loại, gây ấn tượng nhất là tùy bút.

Các tác phẩm như “Đường vui” (1949), “Tuỳ bút kháng chiến và hồ bình” (19551956), “Sơng Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972),...”
=> Dù ở giai đoạn trước hay sau cách mạng, Nguyễn Tuân luôn thể hiện một
phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác. Trước cách mạng, tập truyện
ngắn “Vang bóng một thời” tỏa sáng thì sau cách mạng, người đọc lại thấy được sự
thành công vang dội ở thể loại tùy bút mà Nguyễn Tuân được mệnh danh “vua tuỳ
bút”. Với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà, Nguyễn Tuân xứng
đáng khi là một trong số chín tác gia văn học lớn nhất của Việt Nam.
1.1.3. Phong cách nghệ thuật
“Bàn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho
rằng : “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn có thể gói gọn trong một
chữ ngơng…”. Vũ Ngọc Phan khẳng định rằng tập truyện “Vang bóng một thời” là
một tác phẩm đặt gần tới sự hoàn mỹ, “Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng hẳn ra
một phái riêng”.”
“Phong cách nghệ thuật của ông gắn liền với chữ “ngơng”. Đặc biệt nó được thể
hiện sâu sắc qua tập “Vang bóng một thời”. Ngơng là hành động thể hiện sự chống


đối lại những quy tắc, lễ nghi mà xã hội cho là chuẩn mực với thái độ ngạo mạn,
kiêu căng. Nhưng ngơng trong văn học chỉ có Nguyễn Tn mới làm được.
Nguyễn Tuân là một người yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp hình thức, lại bất mãn với
chế độ đương thời, ông học theo chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa duy mỹ, hành tẩu
giang hồ đi tìm vẻ đẹp của q khứ cịn sót lại và phục dựng nó trong tập truyện
ngắn “Vang bóng một thời”. Sự ngơng của Nguyễn Tuân không chỉ là tâm lý bất
mãn với xã hội mà nó cịn là khí chất của một người trí thức u nước khơng khuất
phục trước sự áp bức của thực dân Pháp.”
“Đặc điểm rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là độc lạ. Nhà
văn luôn khai thác “những vùng đất” chưa ai chạm đến, tạo cho bản thân một
phong cách riêng, ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc. Nguyễn Tn là con
người có cá tính tự do, phóng túng và ơng ln có ý thức sâu sắc về cái tơi cá nhân.
Chính vì cá tính ấy nên ơng có sở trường về thể loại tùy bút, đặc biệt giai đoạn sau

cách mạng. Những trang tùy bút của Nguyễn Tuân đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật
ngôn từ, thể hiện tài năng cầm bút và cách sử dụng tiếng Việt một cách điêu luyện.
Một phong cách “Nguyễn Tuân” riêng biệt không bị nhầm lẫn với ai, cũng khơng
ai có thể bắt chước được giọng điệu hay cách sử dụng ngôn từ linh hoạt của ông.”
1.2. Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
““Vang bóng một thời” được sáng tác vào năm 1939, lần đầu đăng trên tạp chí
“Tao Đàn” và xuất bản lần đầu tiên năm 1940. Đây không chỉ là cột mốc quan
trọng trong sự nghiệp của Nguyễn Tn mà nó cịn là tác phẩm giúp cho tên tuổi
của ông in dấu ấn trong giới văn học và người đọc. Tập truyện còn được trao tặng
giải thưởng Gia Long với những lời ca ngợi của giới chuyên môn. Thạch Lam
đánh giá : “Người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu
mến cái đẹp, coi trọng công việc sáng tạo là cơng việc q báu và thiêng liêng”.”
““Vang bóng một thời” có thể coi là tác phẩm được đánh giá cao nhất hay đạt
đến trình độ cao nhất về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng các tác phẩm sau này của ông không đạt được đến trình độ ấy
nữa. Tập truyện gồm có 12 truyện ngắn, “Bữa rượu máu” và “Báo oán” mang yếu


tố kỳ ảo, 10 truyện ngắn còn lại đều là những luyến tiếc hoài niệm của vẻ đẹp một
thời đã qua.”Nghệ thuật uống : “Những chiếc ấm đất”, “Chén trà trong sương
sớm”; nghệ thuật chơi : “Thả thơ”, “Đánh thơ”, “Một cảnh thu muộn”; nghệ thuật
ứng xử : “Ngôi mả cũ”, “Chữ người tử tù”; nghệ thuật tài năng : “Trên đỉnh non
tản”, “Ném bút chì”.”Vẻ đẹp của một thời vang bóng xa xưa với những giá trị cổ
truyền được tác giả mô phỏng lại với giọng điệu luyến tiếc, ngậm ngùi. Những
nhân vật trong các truyện ngắn đều là trí thức tài hoa bị ép vào đường cùng như
ơng Phú, ông Nghè, cụ Ấm,... giống như Nguyễn Tuân họ khơng thỏa hiệp với xã
hội thực tại nên họ tìm đến những thú chơi ngông, chơi đẹp : Đánh cờ, làm thơ,
uống trà, trồng hoa,... Những thú vui thanh cao, cầu kỳ xuất hiện trở lại trong một
bối cảnh xã hội đất nước bị chế độ thực dân xâm lược giống như chút ánh trăng le
lói chiếu vào màn đêm tối. Với tài nghệ và kiến thức uyên bác nhờ những chuyến

đi, Nguyễn Tuân thực sự đã tái hiện cả một trang sử quá khứ vẻ vang của dân tộc
qua tập truyện ngắn này. Đọc tập truyện, người đọc có thể ngỡ ngàng, có thể bùi
ngùi vì những giá trị dân tộc đã mất đi thay thế bằng một trào lưu văn hóa của
phương tây và để lại trong lịng chúng ta chỉ cịn là những hồi niệm.”
II.

Giải quyết vấn đề

2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
“Maxim Gorki nói : “Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tác phẩm văn
học không có ngơn ngữ thì đâu thể gọi là tác phẩm văn học, ngôn ngữ học là chất
liệu của văn học. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để thể hiện nội dung mà cịn
là cơng cụ để nhà văn bộc lộ tư duy và khả năng sáng tạo. Đó là một trong những
yếu tố giúp khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nguyễn Tuân là người
yêu cái đẹp nên ơng ln trân trọng tiếng nói của dân tộc, chữ viết của dân tộc.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp và Nguyễn Tuân là một bậc thầy sáng tạo ngơn
ngữ nghệ thuật đỉnh cao. Nhà nghiên cứu Hồi Anh gọi ông là “nghệ sĩ ngôn từ
đưa cái đẹp thăng hoa”. Đặc biệt, tài năng ngôn ngữ ấy càng tỏa sáng ở trong tập
truyện ngắn “Vang bóng một thời”.”
2.1.1. Ngơn ngữ trần thuật và ngôn ngữ miêu tả


“Trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, sự kết hợp nhuần giữa ngôn ngữ
trần thuật và ngôn ngữ miêu tả tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo. Cốt
truyện của các truyện ngắn thường có nội dung đơn giản nhưng dưới ngịi bút
phóng khống của Nguyễn Tn, các chi tiết, cử chỉ, hành động của các nhân vật,
các khung cảnh thiên nhiên được thể hiện một cách tỉ mỉ và sắc sảo. Như trong
“Chém treo ngành”, nhà văn sử dụng những tính từ mạnh khắc họa nên một bức
tranh với bầu trời xám xịt cùng đám mây màu tím, màu đỏ : “Nền trời vẩn đục
những đám mây tím đỏ với đủ mọi hình qi rợ. Những bức tranh mây chó màu

thẫm hạ xuống thấp thêm và để sát xuống pháp trường oi ả”. “Báo oán” được miêu
tả với khung cảnh thi cử kỳ dị : “Gió cũng khơng muốn thổi. Mấy ngọn sáp khơng
lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh… Thế
mà ở đây chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đơng. Phía tây một cái
cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt”.
Tất cả các tính từ, động từ Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả đều mang sắc thái
mạnh, giúp cho các câu văn như được thổi hồn vào thêm chi tiết hơn, vừa có tính
thơng báo sự việc.”
“Nguyễn Tn kể chuyện bằng cái nhìn khách quan và bám sát miêu tả các thú
chơi của các nhân vật, để cho người đọc tự suy ngẫm nhưng ông lại bày tỏ một
cách khéo léo những tình cảm chủ quan của mình. “Chén trà trong sương sớm” kể
về nghệ thuật uống trà của cụ Ấm. Với vốn hiểu biết phong phú và cách sử dụng
ngôn từ điêu luyện, nhà văn tả một cách chi tiết : “Cụ Ấm phẩy quạt nan phành
phạch theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lị. Hịn than tàu lép bép nổ, nghe
vui tai. Và làm cho vui cả mắt nữa, những tàn lửa khơng có trật tự khơng bị bó
buộc kia cịn vẽ lên một khoảng khơng những nét lửa ngang dọc ngoằn nghèo…”.”
“Ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ trần thuật đan xen vào nhau tạo nên sự hấp dẫn,
lơi cuốn để người đọc hình dung ra được sự tỉ mỉ cặn kẽ để pha được một ấm trà
cũng kỳ công ra sao. Hay những công đoạn ướp hương hoa, bọc kẹo mạch nha
trong “Hương Cuội” trở nên rất thơ, văn xi nhưng lại có tính nhạc.”
“Núi Tản trong “Trên đỉnh non Tản” lại khiến người đọc như lạc vào khung


cảnh kỳ bí, vọng ảo của cõi tiên “Những buổi trời tái hẳn lại vì khí núi âm u, thì
một vài hịn ngói trước lịng trần đền hình mai luyện lại sáng rực hẳn lên như một
nguồn lửa. Dưới ánh lửa ngói sáng choang, cột gỗ chị nhấp nhống lộng lẫy chớp
chớp lên như vảy rồng vàng cốm chạm nổi”. Vẫn sử dụng các động từ và tính từ
mạnh, nhưng Nguyễn Tuân với một chất riêng tạo nên các câu văn trần thuật, miêu
tả có thêm sức gợi hình, gợi thanh.”
2.1.2. Cách sử dụng các từ Hán Việt trang trọng

“Là một trí thức chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho học từ nhỏ, các trang viết
của Nguyễn Tuân không hề lạ khi sử dụng rất nhiều các từ Hán Việt tạo nên một
cảm giác cổ điển, trang trọng cho tác phẩm. Một đoạn văn sử dụng các từ Hán Việt
trong “Báo oán” miêu tả canh thi cuối cùng của Hán học : “Tinh mơ ngày hai nhăm
tháng chín tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc
lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có chữ “phụng chỉ khâm sai”, bốn
cây lọng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ mới phảng
phất ít hơm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp khoảng đất mà mọi khi chỉ có
gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn”.”
“Một loạt các từ Hán Việt được sử dụng để miêu tả khung cảnh ngày thi Nho
học cuối cùng khiến cho độc giả nhớ đến những ông đồ đầu hai thứ tóc vẫn lều,
chõng đi thi vì cái chí cơng danh. Nhờ những từ Hán Việt ấy mà đoạn văn miêu tả
tốt lên vẻ cổ kính, trang trọng hơn. Nguyễn Tn cịn thể hiện chất riêng của mình
trong việc sử dụng các từ Hán Việt để miêu tả, gọi tên địa danh, tên người như
trong “Chữ người tử tù” : “viên quản ngục, thầy thư lại án thư, đao phủ, tri kỷ,
thiên lương, biệt đãi, tâm điền, tiểu nhân, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường,
thiên hạ,..”. Chỉ có Nguyễn Tuân mới được mệnh danh là bậc thầy sử dụng các từ
Hán Việt dùng để miêu tả hay trần thuật đều có phong thái của người học rộng hiểu
sâu. Đây cũng là phong cách nghệ thuật rất riêng mà ta không thể lẫn được của
Nguyễn Tuân với bất kỳ nhà văn nào. Quả thật “văn của Nguyễn Tuân không phải
thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.”
2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”


“Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, khái niệm giọng điệu là “thái độ, tình cảm,
lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm
thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. Giọng điệu
nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách riêng của
một nhà văn. Bên cạnh ngơn ngữ nghệ thuật thì giọng điệu nghệ thuật giúp cho kết

cấu của tác phẩm có được một chỉnh thể nhất định.”
2.2.1. Giọng điệu châm biếm, lạnh lùng
“Là con người của chủ nghĩa xê dịch, Nguyễn Tuân không chỉ ngồi yên ông đi
nhiều, biết nhiều và hiểu nhiều, nó chính là tiền đề giúp cho ông phát triển giọng
điệu “ngông” trong các tác phẩm văn học trước cách mạng. Ở tập truyện “Vang
bóng một thời”, giọng điệu châm biếm, lạnh lùng phơi bày rất rõ ràng. Miêu tả
cảnh chém đầu trong “Chém treo ngành”, tác giả viết : “Lũ tử tù bị trói giật cánh
khuỷu, quỳ gối trên mặt đất, khom khom lưng, xếp theo hai hàng chênh chếch
nhau, chầu mặt vào rạp. Những người giữ phần việc ở bãi đoạn đầu đang bóp
hơng, nắn xương cổ và tuốt cho mềm sống lưng lũ tử tù… Sinh khí chừng như đã
thốt khỏi người họ”.” “Khi miêu tả cảnh hành đao của những tên đao phủ,
Nguyễn Tuân sử dụng giọng điệu lạnh lùng nhất có thể, khơng phải ơng là một kẻ
vơ tâm, vì thời điểm ấy chế độ thực dân kiểm duyệt văn học báo chí nên ơng đành
phải ẩn giấu cảm xúc cá nhân. Giọng điệu châm biếm ở “Chữ người tử tù” khi
nhân vật Huấn Cao bị bắt giam nhưng nhưng với cái tâm ngay thẳng khinh thường
những thứ quyền lực rẻ mạt : “Huấn Cao lạnh lùng, không thèm chấp, chúc mũi
gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gơng xuống thềm đá tảng đánh
thuỳnh một cái…”. Ngôn ngữ đối thoại khi Huấn Cao và viên quản ngục đầy vẻ
châm biếm : “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng có đặt chân vào đây”.
Từ giọng điệu qua những câu văn, ta có thể thấy tư tưởng, quan điểm của Nguyễn
Tuân đối với bối cảnh xã hội đương thời, đó là thái độ coi thường những tên cường
hào ác bá chấp nhận trở thành nô lệ của bọn thực dân.”
2.2.2. Giọng điệu ngậm ngùi, luyến tiếc


“Với sự hoài niệm về quá khứ đã qua, “Vang bóng một thời” con có hiện tượng
bởi giọng điệu ngậm ngùi, luyến tiếc. Một trí thức tài hoa như Nguyễn Tuân luôn
đề cao cái đẹp truyền thống thông qua việc miêu tả thú chơi, lễ nghi, cách ăn uống,
cách đối nhân xử thế. Sự xâm nhập của văn hóa phương tây khi thực dân Pháp đô
hộ khiến cho nhiều phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ bị

kiểm chế lại hoặc hủy bỏ. Uống trà giống như một nghi lễ của cụ Sáu trong
“Những chiếc ấm đất” với thú vui uống trà Tàu “Danh và lợi, ông ta không màng.
Phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại, ông ta thực đã coi cái phú quý nhỡn tiền
không bằng một ấm trà Tàu… Bây giờ ông cụ lo lấy bữa cơm cũng khó chứ đừng
nói đến chuyện uống trà. Thỉnh thoảng có xin được người nào một vài ấm, cụ lấy
làm quý lắm”.” Giọng điệu ngậm ngùi, luyến tiếc khi những phong tục tao nhã như
cách pha trà, uống trà bị mất dần đi, cái đẹp truyền thống đang bị mài mịn. Thái độ
thành kính, trân trọng của nhà văn khi kể về những thú vui xưa vừa buồn tủi, vừa
len lỏi một cảm giác tự hào về truyền thống ông cha. “Đánh thơ” lại càng bộc lộ
giọng điệu luyến tiếc, xót thương cho một đơi trai tài gái sắc, tài hoa hơn người. “
Rồi đây những lúc thanh vắng, những lúc trăng bãi gió ngàn, hồn ma tha hồ mà
trêu ghẹo khách bộ hành cô Kinh đấy ơng ạ”. Và những kiếp người trí thức tài tử
bị ép vào đường cùng: “Hai anh em gặp nhau, lẳng lặng khơng nói một câu nào.
Đó là đêm dài nhất trong một đời người”. Nhà văn thương tiếc cho những con
người tài hoa nhưng sinh nhầm thời để rồi tài năng bị vùi lấp và rơi vào khủng
hoảng bế tắc.”
2.3. Hình tượng nhân vật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”
“Theo giáo sư Trần Đình Sử viết trong giáo trình “Lý luận văn học”, “Nhân vật
văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học. Nội dung của nhân
vật văn học nằm trong sự thể hiện của nó”. Nhân vật trong văn học là những con
người bình thường ngồi đời thật nhưng được xây dựng trên hình tượng nghệ thuật
nhất định bằng các ngơn từ nghệ thuật. Cách xây dựng hình tượng nhân vật của
Nguyễn Tuân giúp ta hiểu được quan điểm thẩm mỹ cũng như tam quan của tác
giả, thông qua thế giới nhân vật phong cách nghệ thuật được thể hiện rõ hơn.”


2.3.1. Hình tượng nhân vật tài hoa, trí thức
“Trong tập truyện ngắn này, các nhân vật tài hoa trí thức bao trùm xuyên suốt ở
các tác phẩm. Những nhân vật này đều có tài hơn người, nam có, nữ có, già có, trẻ
có, ở mọi ngành nghề. Dường như, nhà văn tìm được sợi dây liên kết ở những con

người tài hoa giống mình. Các nhân vật như cụ Sáu, cụ Kép có sống có chết cũng
phải bảo vệ lấy cái thú vui truyền thống như : uống trà, thưởng hố, nhắm rượu,..
thậm chí là những tên đao phủ có tài “chém đầu rất ngọt”, rồi Huấn Cao một đấng
tài hoa văn võ song tồn “có tài viết chữ rất nhanh rất đẹp rất vuông”, những nghệ
sĩ nữ tài sắc vẹn toàn như Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu trong “Đánh thơ”
gửi hồn mình vào những tiếng hát điệu hị trên dịng sơng Hương. Tất cả các nhân
vật ấy đều những nhân vật tài hoa hơn người, nhà văn dùng những từ ngữ kính
trọng nhất, ngơn từ đẹp nhất để khắc họa nên hình tượng ấy với sự cảm phục và
hoài niệm về những giá trị cổ truyền dân tộc.”
2.3.2. Hình tượng nhân vật phong lưu, xê dịch
“Sống trong một thời kỳ đất nước bị đơ hộ, một người có ý thức về cái tôi cá
nhân lớn như Nguyễn Tuân khơng thể ngồi n bị trói buộc. Ơng xê dịch, di
chuyển, phiêu lưu khắp mọi nơi mọi miền, cuộc đời ông trải dài là những chuyến
đi từ Bắc vào Nam. Sự thông thái và vốn kiến thức phong phú của ơng cũng nhờ
bản tính thích xê dịch đó mà ra. Vì vậy, thế giới nhân vật trong các tác phẩm của
ơng khơng thể thiếu những hình tượng nhân vật coi cuộc sống phiêu bạt là mục
đích. Giống như cặp trai tài gái sắc Phó Sứ và Mộng Liên, hai người đi khắp dải
đất miền Trung : “Suốt một giải trung kỳ họ đi về như là trẩy chợ. Tới mỗi nơi, ở
mọi chốn, quan Phó Sứ lại mở một cái túi đựng toàn bài thơ đố ra cho mọi người
đặt tiền và bên chiếu bạc văn chương, Mộng Liên lại đàn, lại ca để làm vui cho
cuộc đỏ đen rất trí thức này…Bất kể lúc lên voi, lúc xuống chó, lứa đôi này đã để
dấu giày trên mọi chốn và tha lê đi khắp nơi cái túi thơ vào cái túi phách ăn người
của họ”.” “Cử Hai là nhân vật có tâm hồn phóng khống, phong lưu, lãng tử có sở
thích đi đây đi đó trong truyện “Một cảnh thu muộn”. Ta có thể thấy hình bóng của
Nguyễn Tn phảng phất trong nhân vật này. “Tết mùng ba, ông Cử Hai đã trốn


khỏi nhà trọ từ hôm trước để đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn làm
thơ tức cảnh. Tết Đoan Ngọ, ông lên núi hái lá thuốc, những mong được như hai
người Lưu Nguyễn ngày xưa gặp tiên. Tết trung thu ông lên chùa Thầy ngắm trăng

chợ Giời họp trên đỉnh núi Sài Sơn”. Những con người tài hoa này họ chỉ có thể
tìm được thú vui trong cuộc sống phiêu bạt giang hồ, đó là tâm lý phản lại hiện
thực bế tắc, họ cần phải giải thốt cho chính bản thân bằng việc đi, đi để hiểu biết,
đi để trưởng thành, đi để lan tỏa tài năng của mình.”
III.

Kết luận

“Với tất cả vốn kiến thức sâu rộng và sự uyên bác am hiểu văn hóa của Nguyễn
Tuân, “Vang bóng một thời” có thể được coi như một cuốn sách ghi chép lại những
phong tục tập quán, những thú vui tao nhã có giá trị truyền thống cao đẹp của dân
tộc. Một nhà văn yêu cái đẹp duy mỹ, cái đẹp hình thức, Nguyễn Tuân nổi bật lên
với một phong cách nghệ thuật độc đáo riêng biệt, từ cách xây dựng hình tượng
nhân vật đến ngơn ngữ văn chương rồi giọng điệu của ông khiến chúng ta đọc
xong chỉ có thể cảm thán “Đây là văn Nguyễn Tuân”. Mỗi một tác giả đều mang
cho mình một phong cách sáng tác riêng nhưng để chất riêng không bị nhầm lẫn
với bất kỳ ai và không một ai có thể bắt chước được chỉ có thể là văn của Nguyễn
Tn. Chính vì vậy, văn của Nguyễn Tn dù trải qua gần một thế kỷ, vẫn ln có
sức hấp dẫn với thế hệ trẻ bởi sự độc đáo, mới lạ trong phong cách sáng tác.”

Tài liệu tham khảo


1. Trần Đình Sử (chủ biên), Giáo trình Lý luận văn học (tập 1,2), Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Tuân toàn tập (2000), Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.




×