Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn ngữ văn 9 bằng việc đa dạng các hình thức khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.87 KB, 15 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngữ văn là một môn học quan trọng, có vị trí lớn trong trường học phổ thơng,
nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm, hình thành những phẩm chất, năng lực,
...cho học sinh, giúp các em tự hồn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội.
Là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, mơn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với
các môn học khác. Học tốt môn Văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các mơn học
cịn lại. Một mơn học đặc biệt như thế , địi hỏi người dạy, người học phải say mê,
suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận. Nhưng dạy văn, học văn là một nghệ thuật.
Nó vốn khơng ưa lặp lại nhàm chán, mà cần đến sự sáng tạo và linh hoạt.Để góp
phần Văn đánh thức ở học sinh niềm đam mê văn chương, khơi dậy ở các em tính
sáng tạo và khả năng làm chủ kiến thức, trong mỗi giờ dạy học, giáo viên cần tạo
được một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương
thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm ngơn
từ.
Có thể nói hoạt động khởi động đóng vai trị quan trọng , là hoạt động khởi đầu
nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong tồn tiết học. Nếu tổ chức
tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để cuốn học sinh vào
giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho
các em. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo
lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào
hoạt động học tập và giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học
Ngữ văn sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu
tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn
khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình u bền vững đối với mơn học.Từ
những lý do trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng cơng tác giảng dạy môn Ngữ văn 9 bằng việc đa dạng hóa hoạt động
khởi động.



2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn lớp 9
a) Ưu điểm:
- Bản thân tơi là giáo viên trẻ nênnhiệt tình trong công tác giảng dạy.
-Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường được đáp ứng tương
đối đầy đủ đặc biệt là máy chiếu, bảng tương tác điện tử.
- Đa số học sinh chăm ngoan có ý thức trong học tập bộ môn.
b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
* Về phía học sinh
- Thực tế đứng lớp cho mỗi chúng ta thấy trong một lớp học khả năng tiếp thu của
mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em cũng sẽ khác. Có
những học sinh hào hứng đón nhận giờ Văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm
xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em
cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Song bên
cạnh đó có rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em khơng
thích học, khơng đọc tác phẩm, khơng quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá
mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều
học sinh cịn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động,
lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
học tập.Các em đó đã đón nhận tiết học văn với tâm lý không hứng thú thậm chí
cảm thấy nhàm chán, bắt buộc tệ hại hơn nữa là “sợ” những giờ học .
* Về phía giáo viên:
- Có thể nói phương pháp dạy học truyền thống đã trở thành nếp của GV, chúng ta
không phủ nhận những lời vào bài mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau


3


chuốt của giáo viên cũng có khả năng thu hút học sinh. Tuy nhiên, lời vào bài có
hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học
sinh vẫn đóng vai trị thụ động lắng nghe, được “ru vỗ” bằng những “lời có cánh”.
Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không
phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh.
- Hiện nay, có một thực tế là nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường tổ
chức hoạt động khởi động qua loa hoặc không tổ chức hoạt động này vì nhiều lí
do: lo lắng vì thời gian khơng đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế
nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác,...Nếu giáo viên chỉ đơn thuần
lặp lại phương pháp này ở tất cả các bài học thì sự nhàm chán là tất yếu và việc
chán giờ văn, chất lượng học tập bộ môn thấp là lẽ hiển nhiên.
- Bằng kinh nghiệm đứng lớp tôi ngộ ra rằng khi học sinh khơng có hứng thú cũng
chỉ như “đập búa trên sắt nguội” . Và người thầy trước hết phải là người “thắp lửa
đam mê”. Bởi chỉ có vậy mớidẫn dắt các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của
những tác phẩm văn chương.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Ngữ văn 9 bằng việc đa dạng
các hình thức khởi động
Từ thực tế trên, qua sự học hỏi và những kinh nghiệm của bản thân, tôi xin
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp đa dạng các hình thức khởi động trong giờ dạy
Ngữ văn ( chủ yếu áp dụng với phân môn văn bản và tiếng Việt) như sau:
a) Biện pháp 1:Khởi động bằng tổ chức trò chơi
b) Biện pháp 2:Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học
c) Biện pháp 3:Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống
d) Biện pháp 4: Khởi động bằng hình thức kể chuyện, hay sắm vai, đóng kịch
đ) Biện pháp 5: Khởi động bằng việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh
ngôn,…


4


3. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện:
a 1.Khởi động bằng tở chức trò chơi:
Trị chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả
năng cuốn hút sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trị chơi
ngồi mục đích đó cịn có thể ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt
động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị chơi
giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực
tâm lý do tiết học trước gây ra.
Chẳng hạn Trị chơi “ Đuổi hình bắt chữ”,“Đuổi hình bắt tên tác giả, tác phẩm”,
“Tìm ơ chữ”,…
Đây là trị chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn
tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trị chơi này có những ưu thế nhất định như:
- Có khả năng thu hút số đơng học sinh tham gia.
- Phát huy trí tưởng tượng của học sinh
- Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
- Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những đơn vị kiến thức hoặc
tác phẩm đã học.
Cách tổ chức:Giáo viên chiếucác hình ảnh (tranh, ảnh) , mỗi hình chiếu có
những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đốn đơn vị kiến thức hoặc tên tác
giả, tác phẩm. Ai đoán nhanh và đốn đúng sẽ có thưởng.
Ví dụ 1: với tiết 148: Ơn tập về thơ: Cho những hình ảnh sau (lần lượt trình
chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Ông ai, là tác giả của tác phẩm nào?


5

Ví dụ 2: với tiết 143: Ơn tậptiếng Việt 9: Giáo viên chiếu chiếu những hình ảnh
mang thơng điệp tên các kiến thức Tiếng Việt mà các em đã được học ở học kì II –
Ngữ văn 9. Nếu bạn nào phát hiện ra thơng điệp thì giơ tay để giành quyền trả lời.

Nếu trả lời đúng sẽ được 1 điểm tích lũy. Nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời.


6


7

a 2:Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học
Để tiết học Ngữ văn thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh
ảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát
huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học. Lưu ý cần chọn đoạn
video có dung lượng thời gian hợp lý, khơng nên quá dài mà ảnh hưởng đến thời
lượng còn lại của tiết học.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có thể trình chiếu cho học
sinh xem một trích đoạn phim “Chị Dậu” cảnh “Chị Dậu bán con cho vợ chồng
Nghị Quế” . Sau đó đặt câu hỏi: Kết hợp với những hiểu biết về tiểu thuyết “ Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố, đoạn phim cho em những cảm nhận gì về hiện thực xã hội
thực dân nửa phong kiến, số phận của người nông dân và tư tưởng, tấm lòng của
nhà văn? Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài học.
Để dạy học bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Kh, giáo viên có thể
trình chiếu một số hình ảnh con đường Trường Sơnvới những chiếc xe khơng kính,
những thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, mở đường và từ đó
dẫn dắt học sinh :trên tuyến lửa huyết mạch Trường Sơn trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, dưới làn mưa bom bão đạn trút xuống ngày đêm của kẻ thù,
khơng chỉ có những người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu như “những Thạch Sanh
của thế kỉ XX” , những người lính của binh đồn vận tải dũng cảm vững vàng tay
lái “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước…” , mà cịn có hàng vạn thanh niên
xung phong quả cảm đêm ngày bám đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm để
“ Đường Trường Sơn xe anh qua” ,…Họ- những cô gái thanh niên xung phong của

một thời bi hùng ấy đã trở thành nhân vật trên từng trang văn của tác giả Lê Minh
Khuê…..
Khi dạy học sinh bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương hay “ Mùa
xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải giáo viên có thể cho học sinh nghe giai điệu
kết hợp quan sát hình ảnh bài hát: “Viếng lăng Bác” củanhạc sĩ Hoàng Hiệp, “ Một
mùa xuân nho nhỏ” sáng tác Trần Hoàn. Hay khi dạy bài thơ “ Đồng chí” của
Chính Hữu thì cho học sinh nghe giai điệu của bài hát “Tình đồng chí” của nhạc sĩ


8

- nhà báo Minh Quốc.
Ví dụ khác: khi dạy tiết hai đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn
Quang Sáng, giáo viên chiếu các hình ảnh minh họa các sự việc chính, u cầu học
sinh tóm tắt tác phẩm, từ đó dẫn vào tiết học.

a 3. Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống
Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh
phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các
vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề
một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám
phá vấn đề cịn đang bỏ ngỏ.
Ví dụ khi dạy tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”, giáo viên đặt câu hỏi : Trong chương
trình Ngữ văn lớp 9 em đã học một tác tác phẩm viết về đề tài lao động sản xuất đó
là bài thơ nào? Bài thơ ấy cho em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người
lao động? Trên cơ sở câu trả lời liên quan đến tác phẩm “ Đồn thùn đánh cá”
của học trị, chúng ta đặt vấn đề: Khơng chỉ ngồi biển khơi xa mà trên những
vùng núi cao, trong công cuộc lao động, kiến thiết bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân
yêu cũng có những con người lao động ngày đêm lặng thầm đóng góp tuổi xuân



9

cho đất nước. Cụ thể họ là ai, họ đã gieo vào lòng người đọc niềm cảm mến bởi
những nét đẹp gì, chúng ta cùng đến và khám phá trên những trang truyện “ Lặng
lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.
Có thể khởi động cho bài “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm tiến
Duật, giáo viên sẽ cho câu hỏi “Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cho em cảm nhận
được những vẻ đẹp nào của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp?”. Đây
là câu hỏi học sinh sẽ vận dụng kiến thức ở tiết học trước để trả lời, giáo viên sẽ
lấy đó làm tiền đề để dẫn đến những vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ từ đó vào bài.
Hay ví dụ khi dạy bài “ Các phương châm hội thoại”( tiết 2) Gv chiếu tình
huống hội thoại sau lên bảng:
A : - Nằm lùi vào!
B : - Làm gì có hào nào .
A : - Đồ điếc!
B : - Tơi có tiếc đâu.
Gv u cầu hai học sinh hóa thân vào nhân vật A và B, thể hiện lời thoại và đặt
câu hỏi: Em cảm thấy đó là một cuộc hội thoại như thế nào? Từ nội dung học sinh
nêu những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân, giáo viên sẽ dựa vào đó dẫn dắt vào
nội dung bài học với nội dung đầu tiên: I/ Phương châm quan hệ.
a 4: Khởi động bằng hình thức kể chuyện( nhất là truyện cười)
Việc đưa truyện đặc biệt là truyện cười vào sẽ tạo tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái
cho học sinh khi bắt đầu bài mới. Điều ấy sẽ giúp học sinh hứng khởi khi đón nhận
bài học mới. Từ đó, các em có tâm thế đón nhận những vấn đề diễn ra tiếp theo của
nội dung bài học. Việc đưa truyện cười vào phần khởi động giống như khúc dạo
đầu của một bản nhạc, nó tạo nên tâm thế chờ đợi những điều hấp dẫn, thú vị diễn
ra tiếp theo. Nếu khúc dạo đầu tốt đẹp thì nó sẽ mang lại dư âm, ấn tượng đặc biệt



10

trong lịng người đón nhận.
Câu chuyện phải có nội dung liên quan đến bài mới. Những câu chuyện cần
ngắn gọn, tránh mất thời gian. Đó có thể là truyện dân gian hay từthực tế cuộc sống
. Đây là hình thức vừa tạo sự thu hút vừa mang tính giáo dục cao.
Chẳng hạn cũng để khởi động cho bài “ Các phương châm hội thoại” tiết 2,
giáo viên thực hiện : (Chiếu)
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
LỜI CHA DẶN
Ở làng nọ có một người con xưa nay vốn vâng lời cha mẹ. Nhưng mọi người lấy
làm lạ là sau khi người cha mất, người con ấy lại sinh ra nghiện ngập, uống rượu,
đánh bạc, thậm chí còn ăn trộm nữa. Hỏi tại sao lại sinh ra đổ đốn như vậy, anh ta
buồn rầu trả lời:
- Trước khi mất, cha tơi có dặn: “Đừng uống chè. Uống rượu con nhé! Đừng
ăn cắp. Ăn trộm con nhé! Đừng đánh cờ. Đánh bạc con nhé!”
Thì ra lúc gần tắt hơi, lời trăng trối của người cha bị đứt quãng, làm cho
người con hiểu ý theo sự tắt hơi ấy. Vốn lời dặn là: “Đừng uống chè, uống rượu
con nhé! Đừng ăn cắp, ăn trộm con nhé! Đừng đánh cờ, đánh bạc con nhé!”
Giáo viên hỏi:
- Trong câu chuyện trên, vì sao người con hiểu sai ý của cha?
HS: Lời nói ngập ngừng của cha trước khi mất vơ tình làm con mơ hồ, khó
hiểu và thực hiện sai lời cha dặn.
Giáo viên:Vậy, cách nói của người cha liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Cô cùng các em sẽ tìm hiểu ở tiết học hơm nay.
a 5: Khởi động bằng việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngơn
Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn daỵ , những câu triết lý
hàm nghĩa sâu sắc được mọi người sử dụng trong cuộc sống và là tâm huyết của
danh nhân. Trích dẫn những câu ấy vào hoạt động khởi động khi dạy trên lớp sẽ

tạo sự mới mẻ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Với hình


11

thức này, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các câu thơ,… danh ngơn có chủ đề liên
quan đến bài học . Từ đó giáo viên đặt vấn đề và đi vào bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Chuyện người con gái Nam Xương” giáo viên yêu cầu học
sinh đọc những câu thơ, ca dao phản ánh vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. có thể là những câu thơ “ Bánh trơi nước” của Bà chúa thơ Nôm
, những câu ca dao“Thân em như hạt gạo trắng ngần/ Đã vo nước đục lại vần than
rơm”, “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân”…
Có thể yêu cầu học sinh nhận xét về thân phận người phụ nữ trong những câu thơ,
ca dao đó. Rồi khẳng định điều ấy sẽ được thể hiện chân thực và sinh động trong
bài học hôm nay…
b) Kết quả đạt được:
Qua gần một năm học áp dụng các biện pháp trên(năm học 2019-2020), tôi
nhận thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Gần như tất cả các em trong lớp hào
hứng với tiết học văn. Do đó trong giờ học các em tập trung, khơng trao đổi làm
việc riêng, tích cực. Khả năng cảm thụ văn bản, kĩ năng thực hành ngôn ngữ của
các em chuyển biến tốt. Những cảm nhận của các em về tác phẩm thể hiện khá sâu
sắc. Có tình cảm, có hứng thú đã giúp các em viết được những văn bản hồn chỉnh
và có cảm xúc hơn. Và thước đo sự tiến bộ của các em là chất lượng các bài kiểm
tra cuối kì, cuối năm học. Cụ thể như sau: với lớp 9A- 42 học sinh; 9C 40 học sinh
1. Điểm khảo sát giữa kì 1
TSHS
lớp 9

0->2,5


3->4,5

5->6,5

7->8,5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9A

0

0

3


15

0

0

14

35,7
1
45

23

9C

7,1
4
35

54,7
6
20

2. Điểm khảo sát cuối kì 1
TSHS
0->2,5
3->4,5
lớp 9
SL % SL

%

18

5->6,5
SL

8

7->8,5
%

SL

%

9->10
SL %
1
0

2,3
8
0

9->10
SL %

5->10
S

%
L
39 92,8
6
26 65

5->10
S %


12

9A

0

9

9C
0
0
2
5
3.Điểm khảo sát cuối năm:

18

TSHS
lớp 9
9A

9C

0

0

0

Điểm từ 5 điểm
trởlên
SL
%
42
100
39
97,5

21,4
3
45

30
20

71,4
3
50

Điểm từ 8 điểm
trởlên

SL
%
33
78,57
15
37,50

3
0

7,1
4
0

L
42

10
0
95

38

Điểm dưới 2 điểm
SL
0
1

%
2,5


c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm:
-Nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của hoạt động khởi động:
+ Trước hết, hoạt động khởi động khơng chỉ có vai trị tạo hứng thú học tập cho
học sinh mà còn là hoạt động huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của học sinh.
Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu tri thức, kĩ năng học sinh tiếp nhận
được ví như ngơi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng vốn có,
nền tảng của người học.
+ Vai trị của hoạt động khởi động còn là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người
học. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết
mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công
cần khơi gợi trong học trị mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt
động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động
khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực
hiện một loạt các hoạt động tìm tịi, giải quyết vấn đề.
- Tránh tình trạng khởi động quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình
chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Hoặc khởi động rất công phu, bài bản nhưng lại không
ăn nhập gì với bài học. Khởi động q phấn kích cũng làm cho học sinh khó tập
trung trở lại bài học.
4. Kết luận:


13

Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc
hoạtđộng nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp
tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi
động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và
cả điều kiện của giáo viên.
Như vậy có thể thấy, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi

trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc,
thu hút các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
Việc thay đổi , đa dạng hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để
dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực
tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục
tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao
nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh
(xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học
sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức
mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học Ngữ văn cũng giống như món ăn khai
vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.
5. Kiến nghị, đề xuất:
a) Đối với tổ/nhóm chun mơn:
Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt dộng sinh hoạt tổ/ nhóm chun mơn theo
hướng nghiên cứu bài học để trao đổi, thể hiện cũng như thống nhất, làm phong
phú thêm các hình thức khởi động cho các bài dạy.
b) Đối với Lãnh đạo nhà trường:
Quan tâm chỉ đạo, tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ngay từ
khâu soạn giáo án, thiết kế hoạt động khởi động, …tạo mọi điều kiện đầu tư mua
sắm, sửa chữa duy trì tốt trang thiết bị, đồ dùng học tập bộ môn đặc biệt về công
nghệ thông tin để phục vụ cho đổi mới phương pháp.


14

c) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Không.
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP( các trang bên)
PHẦN IV: CAM KẾT
Tôi xin cam kết không sao chép và không vi phạm bản quyền; các biện pháp đã
triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.


................, ngày 12 tháng 10 năm 2020
Giáo viên

Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chun mơn
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TỔ/NHĨM TRƯỞNG CHUN MƠN

Đánh giá, nhận xét của đơn vị
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.
HIỆU TRƯỞNG


15



×