Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TỘI cố ý gây THƯƠNG TÍCH HOẶC gây tổn hại CHO sức KHỎE NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG HỒNG SƠN

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HỊA,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG HỒNG SƠN

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HỊA,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ KIM OANH



HÀ NỘI, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được đưa vào ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Hồng Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TRONG TỘI CỐ GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ................................................................ 6
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................................................ 6
1.2. Hình phạt .................................................................................................. 18
1.3. Phân biệt tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác với một số tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự ....... 25
Chương 2: ÁP DỤNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI..................... 32
2.1. Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác ....................................................................................................... 32
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe cho người khác: .......................................................................... 46

2.3. Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. ................... 52
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN
HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ........................................... 66
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....... 66
3.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................. 67
3.3. Các giải pháp khác ................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng Hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra


CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

CTTP

: Cấu thành tội phạm

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

HĐXX

: Hội đồng xét xử

QĐHP

: Quyết định hình phạt

TAND

: Tịa án nhân dân

TANDTC

: Tịa án nhân dân tối cao

TNHS


: Trách nhiệm hình sự

TTTAXH

: Trật tự an toàn xã hội

THADS

: Thi hành án dân sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu xét xử sơ thẩm về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa.............. 36
Bảng 2.2: Tổng số vụ án bị xét xử phúc thẩm và số vụ án bị xét xử phúc
thẩm về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. ............................................................................................. 36
Bảng 2.3: Hình phạt do Tịa án Cấp sơ thẩm áp dụng .................................... 37
Bảng 2.4: Hình phạt do Tịa án Cấp phúc thẩm áp dụng ................................ 37
Bảng 2.5: Hình phạt do Tòa án Cấp sơ thẩm áp dụng .................................... 49



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong thời gian những năm gần đây đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, có
chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước. Sự quyết tâm của Đảng và Nhà
nước cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đề ra nhiều giải pháp tích cực,
kiên quyết đấu tranh phòng chống, ngăn chặn và xử lý tất cả tội phạm, trong đó
có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 thì “Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm”. Hiện nay tuy mặt bằng dân trí cao hơn, nhận thức
pháp luật tốt hơn nhưng vẫn có người phạm tội do sự tác động của nhiều
chiều hướng khác nhau trong đời sống tất yếu có nhiều yếu tố về mặt trái
ảnh hưởng như trong hội nhập phát triển, tầm ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường, đời sống khó khăn, mơi trường mạng xã hội, game online ngập tràn
bạo lực, thái độ xử sự không đúng, thiếu tơn trọng, tình hình tạm trú, nhập
cư... Trong khi đó đã có nhiều văn bản hướng dẫn xử lý và giải quyết theo
quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, tuy nhiên khi đưa vào áp dụng các quy định
pháp luật hình sự và vận dụng từ hướng dẫn ở các văn bản về tội phạm này,
chưa thấy có sự thống nhất và vẫn cịn có nhiều cách hiểu khác nhau… dễ
dẫn đến bỏ lọt tội phạm, xét xử oan người vô tội… qua nghiên cứu lý luận
và thực tiễn đối với loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Biên Hòa nhằm
tìm ra nguyên nhân, vướng mắc để rút ra kinh nghiệm và đề xuất biện pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và
của cả nước nói chung.

1



Thành phố Biên Hịa thuộc đơ thị loại 1, là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội lớn nhất của tỉnh Đồng Nai. Với dân số gần 1,2 triệu người,
mật độ dân số 4100 người/km2 là thành phố trực thuộc tỉnh đông dân nhất
của cả nước, gồm 29 phường và 01 xã, là địa phương có số dân tạm trú,
nhập cư biến động lớn của tỉnh, số dân có đạo là rất lớn, tập trung nhiều khu
cơng nghiệp, có nhiều tuyến đường huyết mạch của tỉnh cũng như của vùng
đơ thị TP Hồ Chí Minh, hiện nay tiếp giáp với thành phố Thủ Đức trực thuộc
TP Hồ Chí Minh và tiếp giáp thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An thuộc tỉnh
Bình Dương. Do đó thành phố Biên Hòa chịu tác động và ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân cho nên tình hình phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội
luôn diễn biến vô cùng phức tạp. Hàng năm có trung bình hơn 1200 vụ phạm
pháp hình sự xảy ra trong đó hơn 100 vụ án cố ý gây thương tích. Năm 2019
đã có hơn 1200 vụ phạm pháp hình sự và 101 vụ cố ý gây thương tích, sự
việc này có ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình ANTT tại tỉnh Đồng Nai nói
chung.
Cũng theo thực tiễn yêu cầu nêu trên, tác giả phải nghiên cứu sâu hơn,
toàn diện hơn về tội phạm này đây thực tế là lý do tôi chọn đề tài làm luận
văn tốt nghiệp cao học luật chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
để nghiên cứu: “Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác từ thực tiễn Thành phố Biên Hòa”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dưới góc độ Luật Hình sự hiện nay, theo khảo sát của tác giả có nhiều
cơng trình nghiên cứu về tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các
Tội phạm)” của GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Nxb Công an Nhân dân,
Hà Nội 2003. “Giáo trình Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)” của
PGS.TS Đỗ Đình Hịa (Chủ biên), Nxb Tổng cục XDLL CAND, Hà Nội,
2009; “Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân


2


phẩm của con người” của tác giả PGS.TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 1, Các tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người:
Bình luận chuyên sâu”. Của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, 2002, “Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự” của Cao Thị Oanh - Lê
Đăng Doanh Nxb Lao động, Hà Nội tháng 6 năm 2016; “Định tội danh tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” của Vũ
Văn Thắng - Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội năm 2017; “Giáo
trình Luật hình sự - phần các tội phạm” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2003. Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết, các văn bản hướng dẫn của Toà án
nhân dân Tối cao, một số bản án của Toà án Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai... Các
cơng trình này đã đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận cũng như làm
rõ các đặc trưng pháp lý, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác
theo quy định của BLHS…, tuy nhiên chưa đi sâu, chưa đưa ra kiến nghị
làm rõ những quy định về các tình tiết cụ thể của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm hoàn thiện quy định của
Luật cũng như chưa có nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
đối với tội phạm này.
Từ khảo sát của tác giả qua nghiên cứu những năm gần đây thì nghiên
cứu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành
phố Biên Hịa hiện có rất ít cơng trình nghiên cứu khoa học về đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu phân tích những vấn đề về lý luận cũng như pháp luật
hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác” qua thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt về tội “Cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” tại Thành phố
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 đến 2019 do quy định pháp luật hình

3


sự không thật đồng nhất trong các thời kỳ. Nhận thức về lý luận cũng như
thực tiễn áp dụng về tội phạm này đang có những hạn chế vướng mắc. Luận
văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện các quy định pháp
luật về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác”.
Nhiệm vụ của luận văn để đạt được mục đích trên cần phải: Nghiên cứu
mặt lý luận tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác”. So sánh, đối chiếu, đánh giá Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ
luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác”. Phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt trên địa bàn Thành phố Biên Hồ, tỉnh Đồng Nai. Đưa
ra các giải pháp yêu cầu áp dụng đúng các quy định của pháp luật về tội đã
nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này gồm các vấn đề lý luận
và pháp lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác, cũng như vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt.
* Phạm vi nghiên cứu tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2015 - 2019 theo chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chung: Chủ yếu dùng phương pháp luận trong quá
trình nghiên cứu là phép duy vật biện chứng của Mác-Lênin, Tư tưởng đạo
đức phong cách Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về các chính sách hình sự trong cơng tác điều tra, truy tố và xét xử.

+ Phương cụ thể: Đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp,
phân tích, thống kê, điều tra và lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Luận văn nghiên cứu toàn diện dưới góc độ pháp luật

4


hình sự, góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật Hình sự có liên
quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, đồng thời góp phần hồn thiện lý luận về định tội danh và QĐHP đối
với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Về thực tiễn: Luận văn khi hoàn thiện thì tác giả mong muốn nó
cũng là tài liệu tham khảo quan trọng dùng trong quá trình học tập và nghiên
cứu của các cơ sở đào tạo Luật ở nước ta; sẽ góp phần tích cực trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của CQTHTT của thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai; cũng là tài liệu tham khảo quan trọng trong thực tiễn hoạt động
của các CQTHTT ở thành phố Biên Hịa nói riêng và các CQTHTT nói
chung trong quá trình giải quyết các vụ án phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật hình sự trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình Sự về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng
pháp luật đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.


5


Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TRONG TỘI CỐ GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác
Quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác tại điều 134 thuộc chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phầm, danh dự của con người của Bộ luật hình sự năm 2015
(được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số
12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 – gọi chung là Bộ luật
hình sự mới) có nhiều thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ
sung năm 2009 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự cũ). Đây là tội phạm có tần
suất diễn ra nhiều trong cuộc sống thường ngày.
- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến
sức khỏe, có thể nhận biết Cố ý gây thương tích qua một số dấu hiệu:
+ Thứ nhất, người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể
người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: đâm,
chém, đấu đá, đầu độc… Hành vi này về hình thức cũng giống như hành vi
của tội giết người nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ
làm cho nạn nhân bị tổn thương cơ thể hoặc bị tổn hại sức khỏe.
+ Thứ hai, hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là
nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra tổn thương cơ thể

cho người khác, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho chuyện đó xảy ra.

6


- Một số quan điểm khác thì cho rằng: “Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác” [1; Tr.9].
Từ đó, có thể thấy định nghĩa này mới chỉ nhấn mạnh đến hành vi và hậu quả
(thuộc mặt khách quan của tội phạm) song vẫn chưa đề cập đến những yếu tố
khác trong cấu thành tội phạm. Các định nghĩa đã nêu trên vẫn chưa có sự
phù hợp bởi vì chưa đề cập đến các dấu hiệu năng lực TNHS, độ tuổi chịu
TNHS, cũng như tính trái pháp luật của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, do đó việc xây dựng định nghĩa về tội
“cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác” theo ý
kiến riêng của tác giả sẽ hợp lý hơn khi dựa trên khái niệm tội phạm: Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự (tại khoản 1 điều 8 BLHS năm
2015).
Quy định về tội phạm đã nêu ở trên có thể xem là quy định có tính rất
khoa học, thể hiện nhất quán quan điểm của Nhà nước Việt Nam về tội phạm.
Đã tách bạch rõ ràng những hành vi không phải là tội phạm với những hành
vi tội phạm về tính: có lỗi, trái pháp luật hình sự, nguy hiểm cho xã hội và
phải chịu hình phạt.

Theo đó, tác giả đề xuất khái niệm về tội này như sau: “Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của
người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định. Cố ý làm

7


trái pháp luật hình sự, tác động lên cơ thể của người khác gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ”. Thực chất có hai tội do hành vi và hậu quả
cùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các nhà làm luật đã gộp chung lại
trong điều luật này. Cố ý gây thương tích có mức độ nguy hiểm thấp, làm nạn
nhân bị thương chứ không muốn gây ra cái chết cho nạn nhân.
Qua khái niệm này có thể biết được tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe của người khác có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, lưu ý
đây là: Tính nguy hiểm cho xã hội, được biểu hiện ở chỗ người phạm tội có
hành vi cố ý tác động trái pháp luật lên thân thể của người khác, làm tổn
chương một phần hay toàn bộ cơ thể của người khác dẫn đến việc người bị
hại bị tổn thương cơ thể hoặc bị tổn hại đến sức khỏe ở một tỷ lệ nhất định.
Tính có lỗi: Lỗi đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác căn cứ quy định của BLHS là lỗi cố ý. Dấu hiệu bắt
buộc của loại tội phạm này là người phạm tội nhận thức rõ được hành vi tác
động đến thân thể người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức
khỏe, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra
thương tích cho người khác, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho chuyện
đó xảy ra.
Tính trái pháp luật hình sự: Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, thể hiện ở việc người phạm tội đã thực
hiện các hành vi mà bị pháp luật ngăn cấm và bảo vệ tại Điều 134 của BLHS.
Tính chịu hình phạt: Đây là dấu hiệu cơ bản của loại tội phạm này, khi
có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hình

sự. Với các hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với người
thực hiện tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là: bị phạt cải tạo khơng giam giữ, bị phạt tù có thời hạn, bị
phạt tù chung thân.

8


Theo khái niệm của tội này ở trên, sẽ được hiểu như sau: Hành vi người
phạm tội tác động trái pháp luật đến thân thể người khác khi đó có khả năng
gây ra cho người này bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe có thể nhìn thấy
được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đã nêu có thể đã được
thực hiện với các phương tiện, công cụ phạm tội (chém, đâm, ném đá, bắn,
đốt...) hoặc là khơng có phương tiện, cơng cụ phạm tội (mà là xô đẩy, ẩu đã
xô xát, đạp, cắn, đá, đấm...) hoặc có thể thơng qua súc vật (kích động súc vật
trâu, bị để húc, thả chó cắn...) hay sử dụng trực tiếp cơ thể người nào đó khác
(ơm cơ thể người này chém người khác, nắm chân người khác làm cơn
đánh...)
+ Gây thương tích cho người khác: Là hành vi của người phạm tội tác
động lên thân thể của người khác một cách trái pháp luật, sự việc này dẫn đến
hậu quả người đó sẽ bị một số tổn thương cơ thể nhất định. Những tác động
lên thân thể người khác có thể bằng tay, chân hoặc các cơng cụ phương tiện
tự chế, công cụ phương tiện hỗ trợ như: gậy gộc, dao, súng... sự việc đó có thể
làm cho nạn nhân bị những thương tích theo tỷ lệ nhất định qua đó khơng
thấy cịn ngun vẹn sự bình thường của cơ thể.
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: Thể hiện qua hành vi dùng
thủ đoạn tác động trực tiếp cơ thể nạn nhân làm cho một số bộ phận cơ thể
nạn nhân khơng cịn hoặc làm giảm chức năng (như uống thuốc độc, cho ăn
các loại độc hại làm mất hoặc giảm chức năng nội tạng trong cơ thể của người
khác hoặc cho hít chất độc hại làm suy giảm hệ hô hấp của nạn nhân…) có

thể nhận thấy các bộ phận (cơ quan) của cơ thể nạn nhân khơng cịn ngun
vẹn như trước.
Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cổ ý gây thương tích theo quy định
tại điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả:
Thứ nhất: Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11%
trở lên mà khơng có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1

9


Điều 134 BLHS này. Cách tính tỷ lệ thương tích hay tổn hại sức khỏe tham
khảo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế.
Thứ hai: hậu quả tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11%
nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều này.
Các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này có nhiều tình
tiết giống với tình tiết quy định tại Khoản Điều 123 quy định về tội giết
người, cần chú ý một số chi tiết sau: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy
hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người: Đây là trường
hợp người phạm tội sử dụng công cụ phương tiện có tính nguy hiểm cao, chưa
gây ra thiệt hại đáng kể nhưng có khả năng đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Đó là vũ khí bao
gồm vũ khí qn dụng, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao và vật liệu nổ, cơng cụ
hỗ trợ (theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ quy định cụ thể từng loại
vũ khí). Ngồi ra, người phạm tội có thể sử dụng hung khí nguy hiểm là các
loại công cụ phạm tội gây nguy hiểm cao cho sức khỏe con người Theo Tiểu
mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thì
hung khí nguy hiểm bao gồm: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...;
Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ... ; Về vật có
sẵn trong tự nhiên: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt.

Ngoài dấu hiệu hành vi và hậu quả mặt khách quan của tội này cũng
địi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi của người phạm tội được thực
hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây
ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác; mong muốn hoặc có
ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. So với tội giết người, thì sự cố ý trong
trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm
tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức
khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.

10


Chủ thể của tội này: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.
Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi
phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 và Khoản 5 điều này (loại
tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.2.1. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
Trong thực tiễn cũng như các ý kiến khoa học pháp lý đều có sự thống
nhất khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
nhưng đã bị hành vi phạm tội xâm phạm hoặc đe dọa gây thiệt hại ở một mức
nhất định. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác: xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe
của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá
nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Đối tượng là thân thể
con người đang sống; đã được khẳng định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp
2013 thì “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy

bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe
của con người có sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng bị tác động. Quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017
nếu đối tượng tác động là sức khỏe của trẻ em, người tàn tật, người già, phụ
nữ đang có thai, người khơng có khả năng tự vệ thì TNHS đối với người
phạm tội sẽ nặng hơn. Cho nên khi xác định đúng đối tượng tác động của tội
này là việc rất cần thiết. Chính vì vậy khi hành vi tác động vào đối tượng nếu
khơng phải là con người, khơng là người cịn sống thì khơng xâm phạm quyền

11


được bảo vệ sức khỏe nên khơng thể có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hay có trường hợp, một người nào
đó tự gây ra thương tích cho bản thân họ vì một lý do nào khác thì khơng
thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
1.1.2.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
Khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác: Hành vi cố ý gây thương tích có điểm giống với hành vi giết
người. Người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay
gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc
v.v...
* Về hành vi.
Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Ví dụ như: có những
hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
có tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội, cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh,…
- Đối với tội cố ý gây thương tích. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ
lực (không sử dụng hung khí hoặc có sử dụng hung khí) hoặc dùng thủ đoạn
khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ (gãy chân, thủng
ruột,...). Nhìn chung các thương tích có thể thấy rõ.
Việc dùng vũ lực có thể chỉ bằng sức mạnh cơ thể (dùng chân đá, dùng
tay đấm) hoặc có thêm việc sử dụng hung khí (như dao, búa, gậy gộc...) tác
động trực tiếp lên cơ thể của nạn nhân.
Dùng thủ đoạn khác (gián tiếp) có thể là xô đẩy làm cho nạn nhân ngã,
va vào vật cứng dẫn đến thương tích hoặc ép cho nạn nhân tự gây thương
tích..

12


Tổn hại gồm tổn hại đối với cơ thể và tổn hại đối với thần kinh (sức
khỏe tâm thần).
Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện
hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
theo luật định. Như đã nêu ở trên Mục 1.1.1 của bài viết này, theo Điều 12 Bộ
luật Hình sự 2015, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
* Dấu hiệu khác.
Tại khoản 1 điều 134 BLHS 2015 quy định phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được
quy định tại khoản này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Cụ thể là:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02

người trở lên: Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng
dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện
nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị
quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm
phán TANDTC để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác”. Do vậy, hung khí nguy hiểm và phương tiện nguy hiểm (búa
đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn); còn thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người có thể kể đến như dùng bom xăng… thì hung khí nguy hiểm bao gồm:
búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...; Về vật mà người phạm tội chế
tạo ra: thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ... ; Về vật có sẵn trong tự nhiên: gạch, đá,
đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt.
- Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Hóa chất nguy
hiểm được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BCT quy

13


định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Cơng thương ban hành,
bao gồm các đặc tính như dễ nổ, ăn mịn mạnh, oxy hóa mạnh…
Chế tài với tội cố ý gây thương tích
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Ở Khoản 1 mục I Nghị quyết 02/2003/NQHĐTP quy định, cố tật nhẹ là trạng thái bất thường, không thể chữa được cho
một bộ phận cơ thể của nạn nhân dù tỷ lệ thương tật dưới 11%
- Phạm tội 02 lần trở lên: Là phạm tội với nhiều lần, cho thấy tính chất
và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
- Phạm tội đối với 02 người trở lên: Là phạm tội với nhiều người, cho
thấy tính nguy hiểm của cơng cụ, thủ đoạn mà đối tượng thực hiện hành vi có
khả năng tác động và gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nhiều người.
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu,
ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ: Ở đây ta cần lưu ý với

trường hợp phụ nữ có thai. Chỉ khi tội phạm biết và đủ căn cứ để biết được
rằng người phụ nữ này đang mang thai mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội thì
mới thuộc trường hợp này.
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cơ giáo
của mình: Là những người có quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, dạy dỗ đối
với người thực hiện hành vi. Quy định này đề cao giá trị đạo đức trong xã hội
trước hành vi phạm tội.
- Phạm tội có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên, bàn bạc,
cấu kết để cùng thực hiện hành vi (đồng phạm).
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là hành vi cố ý gây thương tích của
những người có chức vụ, quyền hạn nhưng khơng liên quan đến cơng vụ của
người đó.
- Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là những đối

14


tượng bị kiểm sốt và đang chấp hành án hình sự hoặc hành chính và cần có
thái độ tơn trọng pháp luật một cách cao nhất.
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê: Người thuê và người được thuê gây
thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây
thương tích bình thường, nên người bị hại chỉ bị thương tích hoặc tổn hại đến
sức khỏe dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Có tính chất cơn đồ: Theo Cơng văn số 38/ NCPL ngày 06/01/1976
của Toà án nhân dân tối cao và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1995, khái niệm côn đồ được

hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật
tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người
khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc chỉ vì một dun cớ nhỏ nhặt là đâm
chém, thậm chí giết người.
Tình tiết định khung “Có tính chất cơn đồ” trong cấu thành tội “Cố ý
gây thương tích” tại điểm i, khoản 1, Điều 134, Bộ luật hình sự (BLHS) quy
định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% có tính chất cơn đồ thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Về khoa học pháp lý, tính chất “cơn đồ” được sử dụng là một trong
những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hoặc
định khung tăng nặng
- Tái phạm nguy hiểm: Theo khoản 2 điều 53 BLHS 2015 để xác định.
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn
nhân: Trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho
nạn nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ hoặc vì lý do cơng vụ của
người khác mà gây ra thương tích.

15


Khoản 2 dùng tỷ lệ tổn thương cơ thể, của 02 người, phạm tội 02 lần,
tái phạm và các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản
1 Điều 134 BLHS để xác định khung hình phạt tăng nặng. Theo đó, Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
Khoản 3 dùng tỉ lệ tổn thương cơ thể để xác định khung hình phạt tăng
nặng. Theo đó, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ
thể, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
1.1.2.3. Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe cho người khác

Bộ Luật hình sự Việt Nam đã thừa nhận rằng chủ thể của một số tội
phạm về pháp nhân thương mại nhưng chưa có quy định riêng về định nghĩa
chủ thể của tội phạm (chỉ xác định chủ thể tội phạm là con người cụ thể).
Theo quy định tại BLHS hiểu được: “Chủ thể của tội phạm là con người cụ
thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vơ ý, có đủ
năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định”.
Chủ thể của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là những người bình thường khơng mắc các bệnh làm mất khả
năng nhận thức về tâm thần hoặc một bệnh khác khơng có khả năng điều
khiển hành vi của mình là Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS.
Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác cũng có quy định tại 134 BLHS này. Vì vậy,
dấu hiệu bắt buộc về hậu quả của loại tội phạm này là để lại thương tích cho
nạn nhân với tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo quy định pháp luật.
Theo quy định của BLHS về cách tính tuổi chịu TNHS ở đây thì độ

16


tuổi là “đủ 14 tuổi” hoặc “đủ 16 tuổi”. Thực tế không phải bao giờ cũng dễ
dàng xác định được độ tuổi cũng như trong lý luận việc này thông thường căn
cứ theo Giấy đăng ký khai sinh để xác định độ tuổi. Tuy vậy, không phải
trong trường hợp nào cũng đều còn Giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh khơng
chính xác... Theo Cơng văn hướng dẫn để khắc phục vướng mắc này tại mục
11 phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về cách tính tuổi
chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Theo quan điểm của học
viên quy định này là rất khoa học và phù hợp đảm bảo được nguyên tắc có lợi
cho người phạm tội cũng như có biện pháp xử lý pháp luật thích đáng người
phạm tội.
1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
Trong pháp luật hình sự Việt Nam “Mặt chủ quan của tội phạm là
những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, phản aanh trạng thái tâm lý
của chủ thể phạm tội với lỗi, động cơ và mục đích để phạm tội”. Theo đó,
hành vi bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì khơng thể truy cứu TNHS, khoản 2 điều 8 BLHS có quy
định “ Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng
các biện pháp khác”.
Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý (gián tiếp hoặc trực tiếp). Có
nghĩa là người phạm tội khi thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
hậu quả xảy ra; hoặc Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng
mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Cố ý phạm tội
được quy định tại Điều 10 BLHS). Trường hợp xác định chính xác mặt khách

17


quan đây là cơ sở quan trọng để xem xét người phạm tội phải chịu mức độ
TNHS.
Xét về mặt chủ quan của Tội phạm này thì dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm này không phải là ở động cơ và mục đích. Tuy vậy, quy định
hành vi gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác cũng có

trong một số cấu thành tội phạm về mặt khách quan, nhưng dấu hiệu bắt buộc
lại quy định ở dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội qua đó việc xác định
được đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ định hướng đúng tội danh và phân
biệt tội này với các tội (Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho
người khác) khác như: trong khi thi hành công vụ (Điều 137 BLHS), do vượt
q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội (Điều 136 BLHS); Tội khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân (Điều 113 BLHS).
1.2. Hình phạt
Điều 134 BLHS quy định 5 khung hình phạt, bao gồm khung cơ bản và
khung tăng nặng, hình phạt này được cụ thể như sau:
1.2.1. Khung cơ bản
Quy định hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến
điểm k như phân tích trên:
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì người nào
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k thì người đó mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; cịn nếu một đối tượng cố ý gây thương tích cho người khác
làm giảm dưới 10% sức khoẻ nhưng không thuộc quy định tại các điểm từ a

18


đến k khoản 1 Điều này thì hành vi của người đó khơng cấu thành tội phạm,
khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả
năng gây nguy hại cho nhiều người: So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm

2015 bổ sung thêm 02 tình tiết dùng vũ khí, vật liệu nổ làm tình tiết định
khung. Tuy vậy, cá nhân tác giả có quan điểm rằng việc bổ sung này cũng
khơng thật sự cần và đồng tình theo hướng tiếp cận của tác giả Đinh Văn Quế
khi xác định hung khí nguy hiểm chính là phương tiện mà người phạm tội
thực hiện để gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác,
nhưng phương tiện đó cụ thể mang tính chất nguy hiểm như: súng, lựu đạn,
thuốc nổ, dao các loại, các loại lê, ... Hung khí nguy hiểm là bản thân nó chứa
đựng khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nó hồn tồn khơng
phụ thuộc vào cách sử dụng của người phạm tội [1l,tr.78]. Như vậy, nội hàm
của vũ khí nguy hiểm đã bao gồm vật liệu nổ, vũ khí nên việc bổ sung này
không thật sự cần thiết.
BLHS năm 1999 quy định thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người
nhưng cịn gặp nhiều khó khăn khi thực tế xác định thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người bởi lẽ chứng tỏ khi hậu quả đã xảy ra và đã gây nguy hại cho
nhiều người thì lúc đó mới được coi và áp dụng tình tiết này, nhưng thực tế
khơng phải trường hợp nào hậu quả cũng xảy ra, do đó cho dù cách thức thực
hiện có thể xảy ra khả năng gây nguy hại cho nhiều người, nhưng với thực tại
chưa gây ra nguy hại cho nhiều người thì vẫn khơng thể đưa vào áp dụng tình
tiết này, bất cập ở thực tiễn khi áp dụng. Vì vậy, Điều 134 BLHS năm 2015 ở
khoản 1 tại điểm a: quy định này đã có sự sửa đổi khi bổ sung cụm từ “có khả
năng” là hồn tồn cấp thiết “...hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho
nhiều người”. Bởi đây chính là quy định BLHS năm 2015 đã khắc phục bất
cập trên bằng cách bổ sung theo hướng chỉ cần thủ đoạn có khả năng gây
nguy hại cho nhiều người là đủ để áp dụng tình tiết này. Thực sự là rất phù

19


×