Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ đề TÀI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID 19 LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.52 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9234052

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
-----------------------------------

BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID 19 LÊN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
K24TCE Nhóm 1
Giảng viên
Thành viên

: Nguyễn Đức Hải
: Dương Ngọc Linh
Lương Thị Thảo
Lê Thị Ngọc Thảo
Nguyễn Hoàng Hiệp
Trần Phương Anh
Nguyễn Ngọc Mỹ Linh
Nguyễn Học Anh Quân
Hoàng Thanh Tâm

NHÓM 1 – K24TCE

1


lOMoARcPSD|9234052


MỤC LỤC

Lời mở đầu................................................................................................................................................... 3
1.

2.

Khái quát về mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô ........................................................................ 4
1.1

Khái quát về kinh tế vĩ mô ......................................................................................................... 4

1.2

Mục tiêu kinh tế vĩ mô ................................................................................................................ 4

1.3

Các công cụ của kinh tế vĩ mô.................................................................................................... 4

Tác động của dịch Covid 19 lên nền kinh tế toàn cầu...................................................................... 5
2.1 Ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế thế giới......................................................................... 5
a. Hoa Kỳ ............................................................................................................................................. 5
b. Trung Quốc ..................................................................................................................................... 6
c. Châu Âu ........................................................................................................................................... 6
2.2 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 lên nền kinh tế của Việt Nam .............................................. 7
a. Ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế................................................................................ 7
b. Ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá cả ....................................................................................... 8
c. Ảnh hưởng tới mục tiêu việc làm ................................................................................................... 9
d. Ảnh hưởng tới mục tiêu kinh tế đối ngoại .................................................................................... 9


3.

Vai trị của chính sách tài khóa và tiền tệ trong phịng chống đại dịch Covid 19 tại Việt Nam .. 9
3.1

Chính sách tài khóa .................................................................................................................... 9

3.2 Chính sách tiền tệ ............................................................................................................................ 10
4.

Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2022 ......................................................................................... 10
4.1 Mục tiêu của chính phủ đề ra: ....................................................................................................... 11
4.2

5.

Dự báo năm 2022....................................................................................................................... 12

Định hướng chính sách và giải pháp cụ thể để tiếp tục hồi phục và phát triển nền kinh tế ...... 12
5.1 Định hướng chính sách ................................................................................................................... 13
5.2 Giải pháp cụ thể của chính phủ ..................................................................................................... 13
a. Đối với vấn đề dịch bệnh .............................................................................................................. 13
b. Đối với các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid 19 .......................................................... 13
c. Đối với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 ...................................................................... 13
d. Các chính sách tài khóa tiền tệ .................................................................................................... 14

NHĨM 1 – K24TCE

2



lOMoARcPSD|9234052

Lời mở đầu
Tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát một căn bệnh lây lan do virus SARSCoV-2 gây ra đó là COVID-19. Từ ban đầu đây chỉ là dịch bệnh thơng thường nhưng sau đó
COVID-19 nhanh chóng lan ra thế giới và trở thành đại dịch tồn cầu. Theo thống kê tính đến
ngày 10/12/2021 trên tồn thế giới có 268.558.266 ca mắc và 5.287.902 ca tử vong.
Trong 2 năm qua, thực tế cho thấy đại dịch này không chỉ tác động tiêu cực đến các mục tiêu
kinh tế vĩ mô mà cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người lao động và hộ gia đình. Các
ngành nghề, lĩnh vực như mua bán hàng hóa, lưu trú ăn uống, du lịch, giáo dục… dường như
đều phải dừng hoạt động. Điều này ít nhiều dẫn đến các vấn đề quen thuộc của kinh tế vĩ mô như
lạm phát, thất nghiệp, sản lượng, thu nhập quốc gia…. Đồng thời, những người làm việc ở khu
vực kinh tế phi chính thức và những địa bàn nơi có hoạt động kinh tế phụ thuộc vào du lịch và
doanh nghiệp quốc tế cũng bị ảnh hưởng nhiều. Khủng hoảng kéo dài đã chỉ ra cho chúng ta
thấy những thách thức mang tính cấu trúc trong nước, dẫn đến địi hỏi các chính sách ứng phó
của Chính phủ cần có để xử lý các hệ quả xã hội của khủng hoảng. Vì thế hiện nay Chính phủ đã
đề ra những chính sách giải pháp để phòng chống đại dịch, khắc phục những hậu quả để lại và
phục hồi nền kinh tế.
Nhằm mục đích chỉ ra thực trạng của nền kinh tế hiện nay và hướng đến những giải pháp
khắc phục, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu về đề tài “Tác động của dịch bệnh COVID19 lên nền kinh tế Việt Nam”.

NHÓM 1 – K24TCE

3


lOMoARcPSD|9234052

1. Khái quát về mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô


1.1 Khái quát về kinh tế vĩ mơ
• Là nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các biến số: (tổng sản
phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế...); trên
cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Đối tượng nghiên cứu kinh tế học vĩ mô: là những vấn đề cơ bản, mang tầm quốc gia như
tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu quốc gia, sự phân phối nguồn lực và
phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, ...Có 3 vấn đề kinh tế vĩ mơ cơ bản
mà mọi quốc gia đều quan tâm đó là sản lượng quốc gia, lạm phát và thất nghiệp.
• Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô: Các nhà kinh tế học nghiên cứu một cách
khách quan. Khi nghiên cứu các nhà kinh tế sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: tư
duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mơ hình hóa kinh tế, mơ hình kinh tế lượng,...
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu phân thành:
o Phương pháp quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát.
o Phương pháp sử dụng các mơ hình.
1.2 Mục tiêu kinh tế vĩ mô
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo ba dấu hiệu chủ
yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Đối với kinh tế vĩ mơ, mục tiêu quan
trọng nhất chính là ổn định nền kinh tế => Để đạt được sự ổn định, tăng trưởng và cơng
bằng, các chính sách của chính phủ cần hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
o Sản lượng sản xuất phải đạt mức cao, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
o Tạo được ngày càng nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
o Giá cả ổn định, kiểm soát tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải.
o Ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh tốn
1.3 Các cơng cụ của kinh tế vĩ mô
Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra các chính phủ cần phải có những cơng cụ nhất định.
Cơng cụ chính sách là nhóm cơng cụ có thể gây tác động cùng một lúc đến một hay nhiều
mục tiêu khác nhau. Những cơng cụ thường được chính phủ sử dụng là:
• Chính sách tài khố: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế. Chi tiêu của chính phủ ảnh
hưởng đến quy mơ tương đối của tiêu dùng công cộng so với tiêu dùng cá nhân. Thuế sẽ

lấy đi một phần thu nhập và làm giảm tiêu dùng cá nhân, hơn nữa nó cịn tác động đến
đầu tư và sản lượng tiềm năng. Chính sách tài khóa tác động đến tổng chi tiêu và do đó
đến GDP thực tế và lạm phát.
• Chính sách tiền tệ: Bao gồm những quyết định về mức cung tiền. Thay đổi trong mức
cung tiền sẽ làm thay đổi lãi suất, ảnh hưởng đến chi tiêu trong lĩnh vực đầu tư kinh
doanh, nhà cửa…Chính sách tiền tệ ảnh hưởng mạnh đến cả GDP thực tế và GDP tiềm
năng.
• Chính sách thu nhập: Là những nỗ lực của chính phủ nhằm trung hồ lạm phát bằng
cách can thiệp trực tiếp, có thể bằng cách đàm phán thuyết phục hay bằng sự kiểm soát
giá và tiền cơng với sự cho phép của pháp luật.
NHĨM 1 – K24TCE

4


lOMoARcPSD|9234052

• Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt của cán
cân thanh tốn ở mức có thể chấp nhận được thơng qua các chính sách thương mại, quản
lý ngoại hối và sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mơ với các nước khác.

2. Tác động của dịch Covid 19 lên nền kinh tế toàn cầu

2.1 Ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế thế giới
a. Hoa Kỳ
• Tỷ lệ tăng trưởng
Mỹ - nền kinh tế lớn thế giới, trong cả năm 2020 dưới thời kì đại dịch Covid 19, ghi nhận
số liệu tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất từ Chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế sụt giảm
3,5% so với năm 2019 và gây quan ngại về sự phát triển kinh tế trong tương lai. (AP
News)

• Tỷ lệ thất nghiệp:
Kỷ lục 3,3 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp vào tuần kết thúc trong
ngày 21 tháng 3 năm 2020. Kỷ lục này đã bị phá vỡ vào tuần sau, khi gần 6,1 triệu người
nộp đơn yêu cầu xin hỗ trợ. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa để đối phó với đại
dịch trên toàn cầu, và các cá nhân trong nhiều ngành khác nhau đã phải xin nghỉ việc.
Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, số người thất nghiệp chưa bao giờ vượt quá 695.000
người vào các thời kỳ trước. Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 14,8% vào tháng 4, đây là số liệu
cao nhất kể từ cuộc Đại suy thối khi tỷ lệ thất nghiệp ước tính lên tới 25%. Tỷ lệ thất
nghiệp dần dần được cải thiện và cuối cùng giảm xuống dưới 10% vào tháng 8 năm 2020
khi các doanh nghiệp học cách hoạt động an tồn. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống
cịn khoảng 6% vào tháng 12 năm 2020. Tính đến tháng 8 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp là
5,4%.
• Tổng sản phẩm quốc nội:
Theo số liệu thống kê từ Chính phủ Hoa Kỳ, GDP của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã có
sự tuột dốc khơng phanh giảm 9,5% chỉ trong quý 2/2020, giảm 32,9% so với cùng kỳ
năm 2019. Số liệu được coi là mức giảm sâu nhất, đáng báo động của 1 quý kể từ sau Thế
chiến lần thứ 2, xóa sạch thành quả tăng trưởng của nền kinh tế này trong 5 năm vừa qua.
Cùng với mức giảm gần 5% trong quý 1/2020, nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy
thối lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ngun nhân chính của đợt suy thối q vừa qua là
do hàng trăm nghìn cơng việc bị mất, người dân khơng có mức thu nhập ổn định vì vậy
họ cắt giảm chi tiêu tới 34,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi đây là yếu tố đóng góp
đến hơn 66,6% tổng sản lượng quốc nội.

NHĨM 1 – K24TCE

5


lOMoARcPSD|9234052


b. Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước đầu tiên xuất hiện dịch Covid vào năm 2019 cũng là ổ dịch đầu
tiên của thế giới nhưng trong năm 2020 Trung Quốc đã dần kiểm sốt được tình hình dịch
bệnh và quay trở lại đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Nền kinh tế của Trung Quốc
tăng trưởng 2.3% trong năm 2020, quay trở lại phát triển sau khoảng thời gian khủng
hoảng và suy giảm kinh tế vào những tháng đầu năm 2020 và trở thành nền kinh tế lớn
duy nhất của thế giới đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.
Vào quý đầu năm 2020 nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua cú sốc lớn khi tổng sản lượng
quốc nội giảm 6.8%, đây chính là khoảng thời gian dịch bệnh Covid 19 bùng phát rất
mạnh ở quốc gia này. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp để khống chế
tình hình dịch bệnh và khơi phục nền kinh tế. Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc đã được
chứng minh khi GDP của nước này tăng 3.2% và 4.9% lần lượt vào các quý tiếp theo. Nền
kinh tế thứ 2 thế giới đã kết thúc một năm đầy thách thức với mức tăng 6.5% vào quý thứ
4 năm 2020 (so với cùng kỳ năm ngoài).
c. Châu Âu
Năm 2020 được coi là một năm khủng hoảng đầy biến động của nền kinh tế Châu Âu khi
chứng kiến đà suy giảm mạnh nhất trong nhiều năm qua. Khu vực đồng tiền chung Châu
Âu đã có mức giảm 3.8% vào quý 1/2020, tiếp sau đó là sự sụt giảm 14.6% vào quý
2/2020, sự sụt giảm này được đánh giá là mức giảm theo quý lớn nhất kể từ năm 1995.
Hai quý đầu năm 2020 chính là thời điểm dịch bệnh “tàn phá” ghê gớm nhất tại khu vực
này khi nhiều cơng ty, nhà máy, trường học phải đóng cửa để giảm bớt sự lây lan của
virus này. Tình hình kinh tế trong 2 quý cuối năm của khu vực này đã ghi nhận sự phát
triển hơn khi mức giảm trung bình chỉ cịn 4.6% và cả năm giảm 7.4%. Tính chung cả
khu vực châu Âu trong cả năm 2020, nền kinh tế sụt giảm 6.4%.
Sang đến đầu năm 2021, nền kinh tế của khu này tiếp tục phải “vật lộn” với dịch bệnh khi
số ca nhiễm tăng nhanh và việc tiêm chủng còn chậm chạp. Theo dữ liệu mới nhất của cơ
quan thống kê Liên Minh Châu Âu đã chỉ ra: tổng sản phẩm quốc nội tụt 0.6% trong khu
vực Eurozone và 0.4% tồn bộ Châu Âu.

NHĨM 1 – K24TCE


6


lOMoARcPSD|9234052

2.2 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 lên nền kinh tế của Việt Nam
a. Ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế
• Giai đoạn 2020-2021 được coi là một năm của những khó khăn và thách thức khi đồng
thời phải vừa phát triển kinh tế vừa phải chống chọi với đại dịch Covid 19 trước diễn
biến phức tạp.
• Trong năm 2020 Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ GDP ước tính là 2,91%
(theo tổng cục thống kê Việt Nam). Nhờ vậy, Việt Nam trở thành một trong 3 quốc gia
Châu Á có mức tăng trưởng tích cực, tuy nhiên con số này đã sụt giảm mạnh so với cùng
kì năm 2019 (7,02%)
• Đến đầu năm 2021, nhờ thực thi các gói kích cầu kinh tế của CP cùng với NHTW kết
hợp với chương trình tiêm Vaccine Covid 19, kinh tế Việt Nam đã được phục hồi và cải
thiện đáng kể.

• Trong quý 1 GDP tăng là 4,48% và ở quý 2 lên đến 6,61% tăng trưởng dần theo từng
quý cho thấy nối tiếp năm 2020 thì Kinh tế Vĩ mơ của nước ta tiếp tục ổn định, xu
hướng hồi phục của nền kinh tế ngày càng rõ nét hơn. Mặc dù bùng phát dịch lần thứ 4,
GDP 6 tháng đầu của VN lên tới 5,64%, tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kì năm 2020.
• Trong mức tăng chung của nền kinh tế thì khu vực Nơng -lâm-thủy sản đóng góp 3,82%,
dịch vụ tăng 3,96 %, Công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%. Điểm sáng của ngành kinh
tế là Sản xuất Công nghiệp tăng trưởng mạnh 8,91 % đóng góp tích cực cho tình trạng
xuất khẩu (tăng 28.4%)
• Tuy nhiên những con số ấy cũng đã không giữ được trước ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch
Covid với nhiều biến chủng mới và tốc độ lây lan tăng nhanh chóng mặt. Cụ thể là:


NHĨM 1 – K24TCE

7


lOMoARcPSD|9234052

• Quý 3/2021 GDP giảm mạnh 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của
GDP quý VN. Trong đó, khu vực cơng nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ giảm rất
sâu, lần lượt ở các mức giảm 5,02% và giảm 9,28%. Theo đại diện Tổng cục Thống kê,
dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ.
Ngành Nông -lâm- thủy sản là ngành duy nhất với mức tăng trưởng là 1.04%, Công
nghiệp và xây dựng tăng trưởng -5.02%. Dịch vụ là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do đại
dịch Covid, giảm sâu tới 9.28%
* Ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2021:
• Quý 3 GDP tăng trưởng - 6,17% và sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới, tăng trưởng
GDP cả năm 2021 được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia
(NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo dao động trong khoảng 1,5-1,9%...
• Theo nhóm nghiên cứu của NCIF, kinh tế quý 4/2021 khó có thể phục hồi nhanh, tăng
trưởng quý 4/2021 sẽ dao động từ 2,02 - 3,17% và cả năm sẽ đạt 1,9% (kịch bản khả
quan), 1,52% (kịch bản cơ sở). Trong trường hợp phục hồi chậm và nhiều tình huống xấu
do kiểm sốt dịch bệnh, kinh tế 2021 có thể tăng trưởng ở mức khoảng 0,43%.
b. Ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá cả
• Có thể nói năm 2020 dịch bệnh khó lường đã khiến tăng trưởng ở các lĩnh vực, ngành
hầu như bị chậm lại. Những mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được coi là kiểm sốt thành
cơng. Lạm phát bình qn năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019, đạt mục
tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Tháng 1 là
thời điểm CPI tăng cao nhất là 1,23% và giảm mạnh nhất là 1,54% vào tháng 1.CPI bình
quân năm 2020 tăng chủ yếu do: giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% trong đó riêng
giá gạo tăng 5,14%; giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% trong đó riêng giá thịt lợn

tăng 57,23% giá thịt chế biến tăng 21,59%... Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần
kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm
23,03%; nhu cầu đi lại, du lịch trọn gói của người dân giảm 6,24% do ảnh hưởng của
dịch Covid-19
• Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, có thể thấy
đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%. So với
cùng kỳ thì trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 8 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá.
Nhóm tăng giá đó là: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,16%; nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng tăng 1,07%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,14%; nhóm giao thơng tăng
cao nhất với 16,52%. Ngược lại, ở nhóm giảm giá đó là: nhóm văn hóa, giải trí, du lịch
giảm 0,49% do giá của dịch vụ du lịch khách sạn giảm vì tác động của dịch covid-19;
nhóm bưu chính, viễn thơng giảm 0,9%; nhóm giáo dục giảm 2,16% do miễn giảm học
phí của một số tỉnh. Bên cạnh đó giá các mặt hàng thực phẩm trong 10 tháng cũng giảm
0,4% giá thịt lợn giảm 8,45%; giá thịt gà giảm 0,74%. Nhìn chung dịch covid-19 đã gây
ra nhiều sự tăng giảm về giá cả nhưng Chính phủ vẫn duy trì được mức lạm phát ổn định
theo như mức đề ra (dưới 4%).

NHÓM 1 – K24TCE

8


lOMoARcPSD|9234052

c. Ảnh hưởng tới mục tiêu việc làm
• Về thị trường lao động năm 2020-2021 lực lượng lao động có xu hướng giảm, người lao
động mất việc làm gia tăng do tác động của covid-19. Theo cơ quan thống kê trong 9
tháng năm 2021 số người có việc làm giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ thất
nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy. Thu nhập bình quân
tháng của người lao động cũng vì thế mà sụt giảm nghiêm trọng.

• Thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người
so với quý trước và giảm 137,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2021 là 2,60%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với
quý trước và giảm 0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Sự bùng phát nhanh
hơn, mạnh hơn, khó kiểm sốt hơn của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông
thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%).
d. Ảnh hưởng tới mục tiêu kinh tế đối ngoại
• Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát từ, song cả năm 2020,
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Thậm
chí, năm 2020 cịn có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó, 24
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD
và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD.
• Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian giãn cách xã
hội áp dụng tại nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước, song tình hình xuất nhập
khẩu vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết ngày
15/9/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 454.58 tỷ USD. Trong đó,
tổng trị giá xuất khẩu đạt gần 225,2 tỷ USD, tăng 19,8% tương ứng tăng 37,15 tỷ USD so
với cùng kỳ năm 2020; tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 229,38 tỷ USD, tăng
32,2% (tương ứng tăng 55,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. (tapchitaichinh.vn)
• Kinh tế đối ngoại cũng đã góp phần tích cực vào việc đưa Việt Nam từ quốc gia đói
nghèo trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, có mức
thu nhập trung bình và luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế. Kể từ năm 2020, đại dịch
COVID-19 bùng phát, khiến hầu hết các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế tăng trưởng
âm, nhưng Việt Nam là một trong ba quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế dương,
(+2,91%) năm 2020.

3. Vai trị của chính sách tài khóa và tiền tệ trong phòng chống đại dịch
Covid 19 tại Việt Nam


Những kết quả trong cơng tác phịng, chống thời gian qua ở nước ta đã đạt được rất ấn
tượng. Trong đó có đóng góp rất lớn của ngành Tài chính với 2 chính sách là Chính sách
Tài khóa và Chính sách Tiền tệ.
3.1 Chính sách tài khóa
• Năm 2020 Chính phủ đã gia hạn 5 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu
nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thu tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp và hộ
kinh doanh. Tiếp theo còn gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp
NHÓM 1 – K24TCE

9


lOMoARcPSD|9234052

trong nước đồng thời còn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Hơn nữa còn giảm 30% thuế bảo vệ môi
trường đối với nhiên liệu bay; giảm thuế thu nhập cá nhân thông qua nâng mức giảm trừ
gia cảnh và giảm thuế xuất, nhập khẩu.
• Năm 2021 tiếp tục thực hiện các chính sách: giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối
với nhiên liệu bay đến hết năm 2021. Bên cạnh đó cịn gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các đối
tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. Đồng thời cho phép tính vào chi phí
của doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phịng, chống
dịch COVID-19 khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm 2020, 2021.
• Có thể nói các chính sách tài khóa mà Bộ Tài chính đã đề xuất và triển khai thực hiện
trong thời gian qua đã phát huy hết sức tích cực. Năm 2020, với hơn 111 nghìn tỷ đồng
đã thực hiện miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền th đất, đã có 128,6 nghìn doanh
nghiệp và 56,3 nghìn hộ kinh doanh được hưởng lợi từ chính sách. Trong 5 tháng đầu
năm 2021, đã thực hiện gia hạn thuế trên 24 nghìn tỷ đồng, qua đó giúp cho doanh
nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kì khó khăn, mà cịn chủ

động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới.
3.2 Chính sách tiền tệ
• Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam, ngày 13/3/2020, NHNN đã chủ động ban
hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ
nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tiếp đó, ngày 16/3/2020,
NHNN đã ban hành một loạt các Quyết định 418/QĐ-NHNN, Quyết định 423/QĐNHNN về việc giảm các lãi suất điều hành. Đến ngày 13/5/2020 một đợt cắt giảm lãi suất
điều hành mới đã được NHNN thực hiện theo các Quyết định 918/QĐ-NHNN, Quyết
định 920/QĐ-NHNN.
• Mới đây, ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành
lập Quỹ vắc xin phịng COVID-19. Đây là chính sách quan trọng trong việc tìm kiếm,
huy động, quản lý các nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước
để nhanh chóng có được vắc xin phịng COVID-19 phục vụ người dân Việt Nam.
• Các chính sách của NHNN đã góp phần dẫn đến những biến chuyển tích cực trên thị
trường tài chính. Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, có thời điểm đã xuống sát mức 0%
đối với kỳ hạn qua đêm. Lãi suất huy động cũng giảm mạnh. Các NHTM cũng đã từng
bước cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay. Tính đến 14/9/2020, ngành
Ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321
nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu
tỷ đồng.

4. Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2022

NHÓM 1 – K24TCE

10


lOMoARcPSD|9234052


4.1 Mục tiêu của chính phủ đề ra:
• Vào phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội sáng 20/10, đại
diện Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả
phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, và đưa ra dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2022.
• Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm
2021-2025. Dự báo tình hình trên thế giới, trong nước có những thuận lợi, cơ hội nhưng
cùng với đó là vơ số những khó khăn thách thức khó lường. Dịch COVID-19 có thể diễn
biến xấu và ngày càng trở nên phức tạp. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều,
chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục tăng cao. Trong nước, khả năng
ứng phó cũng như kiểm sốt dịch bệnh đang ngày một cải thiện nhưng nguồn lực về tài
chính cũng như nhân lực của nhà nước thì ngày càng cạn kiệt, chậm phục hồi kinh tế, suy
giảm tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp là những vấn đề vẫn ln tiềm ẩn nếu chúng ta
khơng mau chóng tiêm chủng, kiểm soát dịch và mở cửa lại kinh tế.
Theo đó, Thủ tướng cho biết, năm 2022, quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ như
sau:
1) Bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phát huy tối đa sức
mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc và hệ thống chính trị; đề cao tinh thần tự lực, tự
cường, dựa vào nội lực là chính, ngoại lực là cần thiết, quan trọng.
2) Đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trước; từng bước thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài; tiêm chủng, cách ly, xét nghiệm, điều trị là cực kỳ quan trọng; đề cao ý thức, trách
nhiệm, tính tự chủ của nhân dân, doanh nghiệp trong cơng tác phòng, chống dịch.
3) Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa từng bước khôi phục và phát triển KTXH, giữ vững
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi và ổn định thị trường lao động,
nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, thông suốt,
trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương.
4) Điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa phù hợp, khả thi, linh hoạt, thích ứng với tình hình
dịch bệnh có thể kéo dài; chú trọng thực hiện 3 trọng tâm: phục hồi, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy

động nguồn lực xã hội, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng chiến
lược.
5) Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường quốc
phòng, an ninh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc
tế.
✓ Mục tiêu tiên quyết vẫn là phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh, giữ vững thành tựu chống dịch
đã đạt được trước đó, đặt sự an tồn và tính mạng của người dân lên đầu. Hướng tới mục tiêu
tiêm chủng miễn dịch cộng đồng 7. Đan xen vào đó là tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy
cũng như phát triển kinh tế xã hội. Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ những khó
khăn. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát thất nghiệp

NHÓM 1 – K24TCE

11


lOMoARcPSD|9234052

✓ Chỉ tiêu chủ yếu: gồm 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong
đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%.
4.2 Dự báo năm 2022
• Nhìn chung Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngồi.
Nhưng vẫn khơng thể phủ nhận quá trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 vẫn
cịn vơ số thách thức, nhiều nút thắt, vấn đề vẫn cần được giải quyết. Việt Nam tiếp tục
đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn
chế về khả năng đáp ứng nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở, trong
khi số lượng người cần được hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn. Trong năm 2021, hầu
hết những ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế thì đều cho rằng tình trạng lạm phát
gia tăng cũng như là suy giảm tăng trưởng chỉ là tạm thời. Các nút thắt trong logistic sẽ

sớm được giải quyết, giá cả nhiên liệu cũng sớm được bình ổn, cơng nhân sẽ sớm quay
trở lại làm việc. Vì vốn cách để giải quyết lạm phát do nguồn cung là để nó tự điều chỉnh,
việc tăng lãi suất sẽ không thể khiến tình trạng tắc nghẽn ở các cảng suy giảm, hay có thể
thúc đẩy q trình khai thác, hay khiến dịch bệnh suy giảm. Những tai ương của thương
mại toàn cầu vào năm 2021 không chỉ do nguồn cung bị gián đoạn mà điều phức tạp là
nhu cầu cũng dư thừa.
• Tuy nhiên, từ cuối tháng 9/2021 đến nay, Việt Nam đã từng bước kiểm soát được dịch
bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch được nới lỏng, tạo thuận lợi cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng thay đổi chính
sách chống dịch, từ “zero COVID” sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu
quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP. Từ chính sách đó, nhiều
nhà kinh tế đã nhận định nền kinh tế việt nam đang từng bước phục hồi
• Theo ơng Frederic Neumann đồng giám đốc khối nghiên cứu kinh tế Châu Á cho rằng,
việc giá năng lượng tăng cũng sẽ làm lạm phát tăng gây khơng ít ảnh hưởng tới nền kinh
tế phụ thuộc vào dầu như Việt Nam, việc thiếu hụt năng lượng cũng có thế làm chậm tốc
độ tăng trưởng. Tuy nhiên tình hình có thể ổn định hơn vào cuối năm 2022.
• Ngày 28/9, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021 và phục hồi về tốc độ tăng
trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.
• Theo nhận định WB, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) cho thấy niềm tin của
các nhà đầu tư vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam Các điều kiện nền tảng vững
mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid19. Trong nội tại nền kinh tế, tiêu dùng nội địa và đầu tư cơng vẫn sẽ đóng vai trị quan
trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2022.Tiêu dùng nội địa khả năng cao cũng
sẽ được cải thiện do tâm lý thị trường và thu nhập được cải thiện. Các doanh nghiệp cũng
có cơ hội phục hồi sản xuất do sự thích ứng trước đại dịch cũng như các gói hỗ trợ từ
chính phủ

5. Định hướng chính sách và giải pháp cụ thể để tiếp tục hồi phục và phát
triển nền kinh tế
NHÓM 1 – K24TCE


Downloaded by Heo Út ()

12


lOMoARcPSD|9234052

5.1 Định hướng chính sách
Một vài lưu ý trước khi đưa ra định hướng chính sách đấy là: Vấn đề về kinh tế mà Việt Nam
đang gặp phải không phụ thuộc vào vấn đề kinh tế mà xuất phát từ vấn đề dịch bệnh, vậy nên
điều kiện tiên quyết để nền kinh tế có thể hồi phục được đoa là giải quyết được vấn đề dịch
bệnh. Hơn nữa tác động của dịch bệnh lên mỗi ngành kinh tế là khác nhau cũng như nền kinh
tế Việt Nam còn phải phụ thuộc vào nhiều quốc gia khác do vấn đề về chuỗi cung ứng xuất
nhập khẩu.
Chính vì vậy nên các chính sách đưa ra cần đảm bảo các định hướng:
o Ưu tiên phòng chống và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh
o Hình thành rõ các gói chính sách ngắn hạn và dài hạn cụ thể cho từng đối tượng,
ngành nghề
o Các chính sách tổng cầu chủ yếu thơng qua kênh đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ
tầng. Tránh việc lạm dụng chính sách tiền tệ dẫn đến bất ổn về kinh tế vĩ mô trong dài
hạn bởi sức mua ở những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ không thể tăng một khi
dịch bệnh chưa được kiểm sốt
5.2 Giải pháp cụ thể của chính phủ
a. Đối với vấn đề dịch bệnh
• Nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để hạn chế sự lây lan của dịch
bệnh
• Hạn chế những hoạt động có sự tương tác đơng người và tun truyền người dân về
phương pháp phịng chống dịch bệnh
• Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng nhất là lao động tuyến

đầu để tránh tình trạng đứt gãy các chuỗi cung ứng
b. Đối với các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid 19
• Hỗn nộp thuế, thuế sử dụng đất và tiền thuê nhà… đối với các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng trong hơn 30 tiểu ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ
• Cho phép các doanh nghiệp trong vùng dịch tiếp tục hoạt động với điều kiện đảm bảo
quy định kiểm soát dịch và hoạt động dưới sự giám sát của địa phương
• Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng ngắn thay cho các chuỗi cung
ứng dài, thay thế nguồn hàng nhập khẩu nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước, hạn
chế sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu bị đứt gãy do đại dịch Covid
c. Đối với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
• Đưa ra các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng để trả
lương cho nhân cơng
• Trợ giúp tiền mặt trong 3 tháng với các hộ nghèo và cận nghèo, lao động chính thức bị
mất việc nhưng khơng đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, lao động phi
chính thức bị mất việc làm

NHĨM 1 – K24TCE

Downloaded by Heo Út ()

13


lOMoARcPSD|9234052

d. Các chính sách tài khóa tiền tệ
• NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ
với chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ
mô, thị trường, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng ít nhất trên 10%.
• NHNN trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ

thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thơng qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch .
• NHNN chỉ đạo và giám sát các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các
doanh nghiệp sản xuất; các TCTD thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền
kinh tế, gia tăng thời hạn trả nợ; miễn, giảm, lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách
hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
• NHNN chỉ đạo giảm lãi suất cho vay đối với các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); đồng thời mở ra chương trình cho vay vốn tạo
việc làm đối với người lao động bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thơng qua
NHCSXH
• Phối hợp với Bộ KHĐT có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dự án, chương trình lớn;
Ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư cơng; có thể hỗn một số chương trình đầu tư
chưa quan trọng; nâng hạn mức gói thầu được cho phép chỉ định thầu. Đẩy mạnh triển
khai việc đấu thầu qua mạng.

NHÓM 1 – K24TCE

Downloaded by Heo Út ()

14


lOMoARcPSD|9234052

Nguồn tài liệu tham khảo:
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn1%26p_p_col_pos%3D1%26p_p_col_count%3D2%26_101_INSTANCE_L0n17VJXU23O_delt
a%3D20%26_101_INSTANCE_L0n17VJXU23O_keywords%3D%26_101_INSTANCE_L0n17
VJXU23O_advancedSearch%3Dfalse%26_101_INSTANCE_L0n17VJXU23O_andOperator%3
Dtrue%26p_r_p_564233524_resetCur%3Dfalse%26_101_INSTANCE_L0n17VJXU23O_cur%

3D5&inheritRedirect=true

NHÓM 1 – K24TCE

Downloaded by Heo Út ()

15



×