Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sự đối với tội MUA bán TRÁI PHÉP CHẤT MA túy từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.77 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----



-----

PHẠM HỒNG TÂM

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH,
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----



-----

PHẠM HỒNG TÂM

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI


PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH,
TỈNH TÂY NINH

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô
liệu đã sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết luận nêu trong luận
văn chưa có công bô ở bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM HỒNG TÂM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái
phép chất ma túy...................................................................................................................... 8
1.2. Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy................................................................................................................... 16
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH............................................ 32

2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng pháp luật hình sự
đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh................................................................................................... 32
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh...........34
2.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với
tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh.......................................................................................................................... 47
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY
NINH, TỈNH TÂY NINH......................................................................................................... 55
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy....................................................................................... 55
3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối
với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh tây ninh.........61
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL

Áp dụng pháp luật

BLHS

Bộ luật hình sự


BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra

HĐXX

Hội đồng xét xử

MBTPCMT

Mua bán trái phép chất ma túy

TA

Tòa án

TAND

Tòa án nhân dân

VKS

Viện kiểm sát

VKSND


Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình xét xử các vụ án về ma túy so với số vụ án hình sự
được xét xử trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh...................35
giai đoạn 2016 - 2020.................................................................................................................... 35
Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án Mua bán trái phép chất ma túy so với
các vụ án về ma túy được xét xử trên địa bàn thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020...................................................................... 36
Bảng 2.3: Số vụ án Mua bán trái phép chất ma túy mà Viện kiểm sát truy
tố và Tòa án đưa ra xét xử trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020................................................................................ 39
Bảng 2.3: Số vụ án Mua bán trái phép chất ma túy bị kháng cáo, kháng nghị
giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.......................................................................................................................................... 40
Bảng 2.4: Kết quả xét xử phúc thẩm vụ án Mua bán trái phép chất ma túy
giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.......................................................................................................................................... 40
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả quyết định hình phạt về Tội Mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh giai đoạn 2016
– 2020...................................................................................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy
trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Mặc dù các quốc gia đã có nhiều
nỗ lực trong phịng, chống và kiểm sốt ma túy nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi
được tệ nạn ma túy và điều này làm cho tình hình tội phạm về ma túy vẫn có

xu hướng tăng cao, trong đó các vụ có tính xun quốc gia ngày càng nhiều,
sự liên kết giữa các tổ chức, các băng nhóm tội phạm quốc tế ngày càng chặt
chẽ hơn. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia nằm sát với các khu vực sản xuất ma
túy lớn của châu Á là “Tam giác vàng” và “Trăng lưỡi liềm vàng”, thuận lợi
cho các đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy. Thực tế những năm qua tình
hình tội phạm về ma túy ở nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp, không
những gia tăng về số vụ phạm tội, số người phạm tội mà tính chất, mức độ
nguy hiểm cũng ngày càng tăng; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng
tinh vi, số lượng ma túy liên quan đến hành vi phạm tội ngày càng lớn, cách
thức chống trả người thi hành công vụ ngày càng quyết liệt, nguy hiểm. . . Tội
phạm về ma túy có thể coi“là tội phạm của các tội phạm”, đặc biệt là tội
MBTPCMT - là một trong những loại tội phạm gây ảnh hưởng đặc biệt đến
mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, là cửa ngõ giao lưu quốc tế
quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan, đồng thời là đầu mối
giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc giáp 2
tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia, với một Cửa khẩu Quốc
tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát, Phước Tân) và nhiều cửa khẩu
tiểu ngạch. Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy ở thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có diễn biến phức tạp, giai đoạn từ 2016 đến 2020 số
vụ án và bị can phạm tội về ma túy được TAND thành phố Tây Ninh,

1


tỉnh Tây Ninh thụ lý và xét xử sơ thẩm là 916 vụ, tuyên 879 bản án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, được xã hội đồng tình, đánh giá cao, trong đó
số vụ MBTPCMT chiếm chủ yếu với trên 90% (xem Bảng 2. 1, 2. 2 – Phụ
lục).

Trước thực trạng đó, hệ thống các cơ quan tư pháp của tỉnh Tây Ninh nói
chung, thành phố Tây Ninh nói riêng đã triển khai nhiều phương án nhằm đấu
tranh kiên quyết với tội phạm về ma túy, tội MBTPCMT trong đó đã chú
trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ADPL hình sự đối với các tội phạm về
ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng trong việc định tội danh, quyết
định hình phạt. . . Việc tổ chức các phiên tịa cơng khai, xét xử lưu động đối
với tội phạm về ma túy, tội MBTPCMT có tác dụng răn đe, trừng trị nghiêm
khắc, đồng thời góp phần giáo dục, phổ biến pháp luật, tuyên truyền và nâng
cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân, từ đó phát huy mạnh mẽ khối
đoàn kết nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc chiến đấu tranh
phòng, chống tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng trên địa
bàn thành phố Tây Ninh cũng như toàn tỉnh Tây Ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động ADPL hình sự
trong đó có các nội dung cơ bản như định tội danh, quyết định hình phạt đối
với tội MBTPCMT vẫn còn những mặt hạn chế, thiếu sót, vẫn cịn một số
trường hợp áp dụng khơng đúng, chưa xem xét đầy đủ tính chất, mức độ phạm
tội nên dẫn đến việc định tội danh thiếu chính xác, việc hủy án, sửa án vẫn
còn tồn tại ở tội MBTPCMT. Những hạn chế này làm cho hiệu quả trấn áp đối
với tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng chưa được như
mong đợi. Bởi vậy, tăng cường hiệu quả hoạt động ADPL hình sự trong đó có
định tội danh, quyết định hình phạt… đối với MBTPCMT để bảo đảm đấu
tranh mạnh mẽ, trấn áp kịp thời đối với tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành
phố Tây Ninh nói riêng, trên toàn tỉnh Tây Ninh nói chung là yêu cầu quan
trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

2


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên thấy rằng, việc nghiên cứu
lý luận và thực tiễn ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT trong giai đoạn

hiện nay nhằm bổ sung, hoàn thiện lý luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là vấn
đề có tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Do đó, học viên chọn
vấn đề “ADPL hình sự đôi với tội MBTPCMT từ thực tiễn thành phô Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành
Luật Hình sự và Tố tụng hình sự là đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta hiện nay, vấn đề ADPL và ADPL hình sự luôn là đề tài thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý và đã có những bài viết có giá trị.
Những bài viết đó góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lý luận khoa học
pháp lý với thực tiễn, vì vậy trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần quan trọng
trong việc bảo đảm ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói chung,
tội MBTPCMT nói riêng. Liên quan tới ADPL hình sự nói chung, ADPL hình
sự đối với tội MBTPCMT nói riêng có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu:
- GS. TS. Võ Khánh Vinh, Lý luận chung về định tội danh (2013), sách
tham khảo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Chu Thị Trang Vân (2009), Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của
các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
- Trần Văn Kiểm (2010), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án
hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ.
- Bùi Quý Long năm (2015), Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình
sự về ma túy của Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ.

- Nguyễn Đức Ngọc (2020), Tội MBTPCMT theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Quang Duyệt ((2018), Áp dụng pháp luật hình sự về các tội
phạm về ma túy từ thực tiễn trên địa bàn Quận 8 Thành Phơ Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội;

3



- Vũ Thị Mai Trang (2021), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực
tiễn tỉnh Hải Dương của, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;
- Kim Sa Pha (2020), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn
tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;
- Nguyễn Hồng Tâm (2020), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực
tiễn thành phô Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;
- Nguyễn Thị Liên ( 2020), Định tội danh tội mua bán trái phép chất ma
túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh , Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;
- Đặng Duy Tùng (2019), Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học
viện KHXH;
- Mã Văn Hùng (2018) , Việc định tội danh đôi với hành vi tàng trữ, mua
bán trái phép chất ma túy , Tạp chí Kiểm sát, số 15/2018 - tr.47-49.
- Chu Tấn Hải ( 2019), Một sơ kiến nghị hồn thiện quy định về tội mua
bán trái phép chất ma túy, Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 22/ 2019, tr. 34 – 39
Những công trình nghiên nêu trên đã đề cập đến việcADPL hình sự nói
chung hoặc ADPL hình sự đối ở một số địa phương nhất định. Trong đó có
một vài cơng trình có liên quan gần đến đề tài luận văn. Các kết quả nghiên
cứu của các công trình này là những tri thức rất cần thiết mà luận văn này sẽ
kế thừa một cách chọn lọc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, đến
nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về việc ADPL hình sự đối với hình sự
đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận ADPL đối với tội
MBTPCMT và thực tiễn áp dụng tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, luận
văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
trong định tội danh, quyết định hình phạt với tội MBTPCMT tại thành phố

Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

4


3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa và thống nhất nhận thức về tội
MBTPCMT và lý luận về ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.
- Khảo sát thực tế, nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng ADPL hình
sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đó
tập trung làm rõ nội dung định tội danh và quyết định hình phạt. Trên cơ sở đó
làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.
- Xác định những yêu cầu bảo đảm cho việc ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT và đề xuất các giải pháp nhằm nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp
luật hình sự trong định tội danh, quyết định hình phạt đối tội MBTPCMT tại
thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực tiễn ADPL thực tiễn ADPL
hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh. Trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT.
- Về chủ thể: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thuộc thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
- Về không gian: Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. 1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường lối, chính

5


sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp; cơ sở lý luận của khoa học luật
Hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam.
5. 2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu thống kê;
- Phương pháp tổng kết thực tiễn;
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1.Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về ADPL hình sự
đối với tội MBTPCMT, đặc biệt là vấn đề định tội danh và quyết định hình
phạt.
6.1.Ý nghĩa thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp nghiên cứu, xem xét, sửa
đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan đến ADPL hình sự đối
với tội MBTPCMT.
- Là tài liệu cho cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
tham khảo, vận dụng trong công tác của mình để bảo đảm áp dụng đúng pháp
luật hình sự đối với tội MBTPCMT, đặc biệt là vấn đề định tội danh và quyết
định hình phát. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ học tập và

nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học luật Hình sự và Tố tụng hình sự cho
những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy
và áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy

6


Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán
trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật hình sự đối
với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái
phép chất ma túy
1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân thì “ma túy” được hiểu là
hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay nhiều
chức năng của cơ thể [45, tr. 28].

Theo luật phòng chống ma túy năm 2000 thì “châtt́ ma túy” được hiểu là
các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành.
Hiện nay, khái niệm “chất ma túy” không được quy định trong BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Sau đây thống nhất gọi là BLHS
năm 2015) và các chất ma túy cụ thể được quy định trong các tình tiết định
khung tăng nặng của các điêù luật trong Chương XX “Các tội phạm về ma
túy”. Ma túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, hêrôin,
côcain, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, các chất ma
túy khác ở thể rắn, các chất ma túy khác ở thể longg̉. Trong đó, các chất ma
túy khác là những chất ma túy không được nêu trong BLHS nhưng nằm trong
các danh mục được quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018
của Chính phủ.
Trong khoa học pháp lý hình sự, có một số tác giả đưa ra khái niệm về
tội MBTPCMT như sau:
Tác giả Trần Văn Luyện cho rằng “Tội mua bán trái phép châtt́ ma túy là
hanhh̀ vi mua ban,t́ trao đôỉ trái phép chất ma túy” [25, tr. 509].

8


Qua các ý kiến nêu trên, chúng ta nhận thấy đặc trưng của hành vi mua
bán chất ma túy là hành vi bán hoặc nhằm bán trái phép chất ma túy cho
người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Nội hàm đầy đủ về hành vi
MBTPCMT sẽ được làm rõ hơn hơn phần nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của
tội MBTPCMT.
Dựa trên khái niệm “tôị phạm” được quy định tại Điêù 8 BLHS năm
2015 và đặc trưng của hành vi MBTPCMT, có thể đưa ra khái niệm về tội
MBTPCMT như sau: “Tội mua bán trái phép châtt́ ma túy là hành vi mua
bán, trao đôỉ trái phép châtt́ ma túy cho người khác dưới bâtt́ kỳ hình thức

nào, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiêṇ môṭ cách cô ý, xâm
phạm chế độ quản lý của Nhà nước về các châtt́ ma túy mà theo quy định của
BLHS phải xử lý hình sự”.
Là một loại tội phạm cụ thể, tội MBTPCMT có các dấu hiệu chung của
tội phạm:
Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hơi:: Hành vi nào đó sở dĩ bị quy
định trong Luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy
hiểm cho xã hội [38, tr. 44]. Cho nên, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu
cơ bản, quan trongg̣ nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Xét
về mặt khách quan, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra thiệt hại
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo
vệ. Hành vi MBTPCMT đã xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước
về quản lý chất ma túy, đây là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo
vệ. Vì vậy, MBTPCMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, về tính có lỗi của tội MBTPCMT, đó là thái độ tâm lý đối với
hành vi phạm tội MBTPCMT do người có năng lực TNHS thực hiện và đối
với hậu quả của hành vi đó, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý [41, tr. 6566].

9


Thứ ba, về tính trái pháp luật hình sự của tội này được hiểu là tội
MBTPCMT phải được quy định trong BLHS, đây là biểu hiện của nguyên tắc
pháp chế thể hiện tại Điều 2 BLHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ
luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, tính trái pháp
luật hình sự chính là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho xã hội của tội
MBTPCMT, giữa hai đặc tính này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với
nhau, thể hiện thông qua việc đe dọa áp dụng chế tài hình sự đối với người
thực hiện hành vi MBTPCMT với mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì
hành vi đó là trái pháp luật hình sự và người thực hiện hành vi phải chịu

TNHS [41, tr. 66-68].
Thứ tư, về tính chịu hành phaṭ của tội này được hiểu là hành vi
MBTPCMT gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội khi đủ yếu tố cầu thành tội
phạm được BLHS quy định là tội phạm, thì có khả năng bị áp dụng hình phạt,
thể hiện sự đe dọa áp dụng việc trừng phạt bằng các chế tài hình sự đối với
người thực hiện hành vi phạm tội MBTPCMT. Hình phạt đối với hành vi
MBTPCMT là hình thức thể hiện bản chất nguy hiểm của tội MBTPCMT, thể
hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với
loại hành vi nguy hiểm đáng kể này [41, tr. 65-66].
Như vậy, tội MBTPCMT mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm,
đây là tiêǹ đề quan trọng để luận văn phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội
này.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái phép chất ma túy

- Khách thể của tội MBTPCMT.
Khách thể của tội phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội
phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà
nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự.
Tội MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 có khách thể trực tiếp là chế
độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy.

10


Việc Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy là dễ hiểu
bởi các tác hại, độ nguy hiểm của nó cho xã hội là rất lớn. Nếu sử dụng chất
ma túy vào mục đích tốt như: khoa học, công nghiệp, y tế. . . thì nó lại trở
thành hữu ích, có lợi cho con người. Ngược lại, nếu sử dụng các chất ma túy
vào mục đích xấu, như: nhằm thỏa mãn cơn nghiện, những vui thú sa đọa. . .
thì nó lại trở thành vật nguy hại cho xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội

phạm, thậm chí nó cịn hủy hoại cả nhiều thế hệ con người, hủy hoại tương lai
của đất nước. Chỉ những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng chức
năng, nhiệm, vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động liên quan đến
ma túy. Ngoài những chủ thể được phép thì những chủ thể khác thực hiện
hành vi hoạt động liên quan đến chất ma túy đều là vi phạm pháp luật. Chính
vì vậy, để kiểm sốt được các chất ma túy này, khơng một chủ thể nào có điều
kiện, có phương tiện, có nhân lực hơn Nhà nước, bởi Nhà nước là chủ thể duy
nhất có đầy đủ hệ thống các cơ quan quản lý toàn diện từ cấp cơ sở đến cấp
trung ương và quản lý mọi mặt trong lĩnh vực đời sống xã hội.
“Đôi tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy và các nguyên
liệu thực vật có chứa chất ma tuý” [46; tr18]. Các chất ma túy là các chất gây
nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do
Chính phủ ban hành. Cịn các loại tiền chất ma túy thì khơng phải là đối tượng
của tội MBTPCMT, nó chỉ là đối tượng của tội Tàng trữ, vận chuyển, mua
bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy,
quy định tại Điều 253 BLHS 2015. Do đó, cần lưu ý và phân biệt rõ về đối
tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này.
- Mặt khách quan của tội phạm MBTPCMT.
Mặt khách quan là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm:
hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi
phạm tội và gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ

11


đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.
MBTPCMT là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kì hình
thức nào như mua để bán lại, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng
trữ ma túy để bán dần, dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hoặc dùng hàng hóa

để đổi lấy ma túy, xin chất ma túy rồi mang bán lại cho người khác. Căn cứ
vào hướng dẫn tại tiểu mục 3. 3, Mục 3 phần II Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP xác định hành vi khách quan
của tội Mua bán trái phép chất ma tuý có 3 nhóm hành vi chính, đó là:
Nhóm hành vi “Bán” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm a, b, c, e, g
mục 3. 3, phần II, Thông tư 17): Hành vi này có thể là mua, xin, trộm cắp,
cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để bán. Tóm lại,
không cần xét đến nguồn gốc ma tuý do đâu mà có, chỉ cần có hành vi bán trái
phép chất ma tuý cho người khác là đã cấu thành tội này. Kể cả hành vi bán
hộ ma tuý thì cũng thuộc nhóm hành vi “bán” trái phép chất ma tuý.
Nhóm hành vi “Trao đổi” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm d, đ mục
3. 3): Việc trao đổi chất ma tuý này có thể là đổi ma tuý để lấy tài sản của
người nhận ma tuý (việc trao đổi có thể ngang giá hoặc khơng ngang giá),
hoặc có thể là dùng ma tuý để thanh toán khoản nợ, trừ nợ. Trường hợp này
cũng không cần xét đến nguồn gốc ma tuý.
Nhóm hành vi “Hỗ trợ” việc bán, trao đổi trái phép chất ma tuý (phần
cuôi mục 3. 3): Đây là các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho hành vi
bán, trao đổi chất ma tuý - gọi chung là trường hợp đồng phạm với hành vi
bán, trao đổi ma tuý. Điểm cần lưu ý trong dấu hiệu khách quan của tội
MBTPCMT là: Tất cả các hành vi bán, trao đổi chất ma túy nêu trên, phải có
tính “trái phép”. Tính “trái phép” ở đây là trái với pháp luật, trái với những
quy định do Nhà nước ban hành. Bởi ma túy cũng là chất hóa học được áp
dụng trong khoa học, nghiên cứu và y học, nên một số các cơ quan có thẩm
quyền được phép mua bán phục vụ cơng tác chun mơn (Ví dụ: Các Tổng

12


công ty dược phẩm Trung ương được mua chất ma túy về để sản xuất thành
thuốc tân dược; Hay Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an được mua

chất ma túy về để làm thí nghiệm. . . ). Việc mua bán chất ma túy của các cơ
quan có thẩm quyền này tuy hành vi cũng giống với hành vi khách quan của
tội MBTPCMT, nhưng lại là hành vi hợp pháp, nên không phải là hành vi của
tội MBTPCMT.
Đây cũng là điểm khác giữa tội MBTPCMT với Tội “Tàng trữ trái phép
chất ma túy” được quy định tại Điều 249; với Tội “Vận chuyển trái phép chất
ma túy” được quy định tại Điều 250; và với Tội “Chiếm đoạt chất ma túy”
được quy định tại Điều 252.
- Mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT.
Trong mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT, lỗi là yếu tố quan trọng
trong việc xác định tội phạm và TNHS. Các hành vi phạm tội trong tội
MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 được thể hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức
là người thực hiện hành vi MBTPCMT nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp
luật cấm, tuy thấy trước được tác hại của hành vi MBTPCMT gây ra cho xã
hội, có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn xử sự khác, phù hợp
với đòi hỏi của xã hội nhưng họ vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy.
Đối tội MBTPCMT này khơng có trường hợp nào phạm tội do cố ý gián tiếp.
Trong dấu hiệu chủ quan của loại tội MBTPCMT, mục đích phạm tội tuy
không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu quyết định đến việc
định tội danh. Trên thực tế, các nhà làm luật cũng dựa trên cơ sở dấu hiệu
“mục đích” của người phạm tội để xây dựng văn bản hướng dẫn giải quyết tội
MBTPCMT này (Thông tư 17). Đây là một quy định rất khoa học, hợp lý, giải
quyết được sự bế tắc trong thực tiễn và đã được kiểm nghiệm tính hợp lý của
nó qua việc giải quyết hàng nghìn vụ án MBTPCMT của các cơ quan tố tụng.
Ví dụ: Cùng là một hành vi mua ma túy về, nhưng nếu mục đích của người
mua là để sử dụng thì hành vi đó sẽ cấu thành tội Tàng trữ trái phép

13



chất ma túy (nếu đủ khối lượng quy định); Còn nếu mục đích là để bán thì
hành vi đó sẽ cấu thành tội MBTPCMT. . . Ngoài ra, trong dấu hiệu chủ quan
của tội MBTPCMT, cần lưu ý vấn đề sau:
Trong trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng bằng cách nào
đó khiến người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì người
đó khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174
BLHS 2015, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm
của tội này. Cụ thể:
Nếu đối tượng biết là ma túy giả, nhưng vẫn cố tình mang đi bán để kiếm
lời thì không khởi tố về tội MBTPCMT mà khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy cho
thấy, không phải hành vi mua bán “ma túy” nào cũng bị xử lý về tội
MBTPCMT mà còn tùy thuộc vào kết quả giám định xem chất đó có phải là
ma túy khơng và phụ thuộc ý thức chủ quan của người 30 thực hiện hành vi
đó như thế nào, lúc đó mới quyết định được tội danh của người phạm tội. Nói
cách khác, khi gặp trường hợp giám định chất không phải là ma túy, thì ý thức
chủ quan của người phạm tội sẽ là vấn đề quyết định đến tội danh của người
đó là tội gì.
- Chủ thể của tội phạm MBTPCMT.
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì “chủ thể của tội phạm là con
người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
pháp luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạng có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do luật quy định và trong một số
trường hợp khác có dấu hiệu đặc biệt được chỉ ra trong điều luật tương ứng”
[46, tr. 180].
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai đạt đổ tuổi theo luật định, có năng lực
TNHS. Tại khoản 1, Điều 251 BLHS 2015 đều quy định mức hình phạt từ hai

14



năm đến bảy năm tù là thuộc loại tội nghiêm trọng. Theo quy định tại điều 12
BLHS 2015 thì:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
này” [32].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về
các hành vi phạm tội khoản 1 Điều 251 BLHS 2015, nhưng phải chịu TNHS
về các hành vi phạm tội theo các khung tăng nặng từ khoản 2 trở lên quy định
tại các điều 251 BLHS 2015. Trừ trường hợp “phạm tội nhiều lần” điểm b
khoản 2 Điều 194 tương ứng với điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS 2015, theo
hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLHS quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 31 dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi MBTPCMT từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất
ma túy của các lần cộng lại dưới mức tôi thiểu hoặc không xác định được
tổng trọng lượng chất ma túy của tất cả các lần đó đến mức tôi thiểu quy định
tại điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 BLHS thì họ không phải
chịu TNHS về tội MBTPCMT”.
Về năng lực TNHS: Người có năng lực TNHS là người từ đủ tuổi chịu
TNHS và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [32].
Như vậy về chủ thể của tội phạm MBTPCMT là người có năng lực trách


15


nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên phạm vào Điều 251 BLHS 2015, từ 14 tuổi
trở lên phạm vào khoản 2,3,4 Điều 251 BLHS 2015 (trừ trường hợp điểm b
Khoản 2 Điều 194 tương ứng điểm b Khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 theo
hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLHS).
1.2. Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đối với
tội mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự đôi với tội mua bán trái
phép chất ma túy
ADPL là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng qua các
cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào
các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi,
đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [40, tr. 469]. ADPL
hình sự diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu ngay từ
giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
Tội MBTPCMT là một loại tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS.
Khi có hành vi MBTPCMT diễn ra trong thực tế, các cơ quan có thẩm quyền,
người có thẩm quyền (các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng)
có trách nhiệm xác minh làm rõ hành vi, thu thập các tài liệu, chứng cứ và
thực hiện việc so sánh, đối chiếu hành vi với các quy định của pháp luật hình
sự có liên quan để lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Bản

chất của việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan

16


tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm cá biệt hóa các quy định của
BLHS, pháp luật hình sự vào hành vi MBTPCMT, vào tội MBTPCMT.
Từ đây có thể khái niệm ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT như sau:
ADPL hình sự đôi với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan tiến hành tô
tụng, người tiến hành tô tụng nhằm cá biệt hóa những quy định của pháp luật
hình sự vào tội MBTPCMT để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi,
đình chỉ hoặc chấm dứt các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc
chấm dứt các QHPL HS và TTHS trong quá trình giải quyết VAHS về tội
MBTPCMT .
1.2.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đôi với tội mua bán
trái phép chất ma túy
Một là, ADPL hình sự đôi với tội MBTPCMT là hoạt động mang tính tổ
chức - quyền lực nhà nước.
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT chỉ
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, mà cụ thể là TA, VKS,
CQĐT. Đây là các cơ quan Tố tụng hình sự thực hiện ADPL hình sự đối với
tội MBTPCMT xuyên suốt quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT thể hiện tính hiện mệnh lệnh quyền uy của Nhà nước đối với các
chủ thể bị áp dụng, buộc các chủ thể đó phải phục tùng.
Ngoài ra, đặc điểm này còn được thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với
tội MBTPCMT được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan Tố
tụng hình sự. Tức là không tồn tại sự thỏa thuận giữa TA, VKS, CQĐT với bị
can, bị cáo và không bị ảnh hưởng bởi ý chí của chủ thể bị ADPL. Suy cho
cùng, TA, VKS, CQĐT tra họ không nhân danh họ mà họ đang nhân danh

Nhà nước, đại diện cho ý chí của Nhà nước cho tính tối cao của quyền lực nhà
nước. Và ý chí của Nhà nước được thể hiện rất rõ trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Họ đang thực hiện chức trách chuyển hóa các quy định của pháp

17


luật hình sự để giải quyết vụ án một cách khách quan nhất.
Hai là, ADPL hình sự đôi với tội MBTPCMT là hoạt động được tiến
hành theo những hình thức và thủ tục được PLHS quy định rất rõ ràng và
chặt chẽ.
ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói
riêng khơng thể áp dụng một cách tùy tiện. ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án MBTPCMT, bắt đầu
ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
MBTPCMT, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố
và xét xử vụ án MBTPCMT. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án
MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Cơ quan điều tra, Cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện.
Sang đến giai đoạn xét xử vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do
VKS, TA thực hiện.
Toàn bộ quá trình này phải dựa trên một quy trình rất rõ ràng, chặt chẽ từ
giai đoạn điều tra, khởi tố cho đến xét xử, tức là phải cơ sở, điều kiện, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp
dụng. Tất cả các quy trình, thủ tục được cụ thể hóa trong Bộ luật TTHS. Và
điều này đồng nghĩa với việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT không
phải một hoạt động tùy tiện mà phải theo quy trình chặt chẽ.
Ba là, ADPL hình sự đôi với tội MBTPCMT là hoạt động điều chỉnh cá
biệt, cụ thể đôi với quan hệ pháp luật hình sự.

Nếu như việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực và có hiệu lực gần như phổ biến cho mọi
chủ thể thì đối tượng của ADPL là sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể cho quan hệ xã
hội khi có sự kiện phạm tội. Bằng hoạt động ADPL hình sự, những quy định về
pháp luật hình sự được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống của xã

18


hội.
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động ADPL hình sự đối
với một loại tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015. Để
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT thì các chủ thể có thẩm quyền ADPL
phải đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận về việc có hay khơng có sự phù hợp
giữa các dấu hiệu khác nhau của hành vi MBTPCMT xảy ra trong thực tế với
quy phạm pháp luật quy định về tội MBTPCMT trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành, cũng như các quy định pháp luật hình sự khác có liên quan.
Từ đó cá biệt hóa những quy định của pháp luật hình sự vào tội MBTPCMT
để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan
hệ pháp luật hình sự có liên quan đến tội MBTPCMT.
Bơn là, áp dụng pháp luật hình sự phụ thuộc chặt chẽ vào chứng cứ và
địi hỏi tính sáng tạo.
Khi nói đến ADPL là nói đến đặc điểm cá biệt cụ thể và ADPL hình sự
đối với tội MBTPCMT cũng không ngoại lệ đặc điểm này. Trước hết, ADPL
hình sự đối với tội MBTPCMT gắn liền với hoạt động chứng minh tội phạm
và người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó đề xác định có
hành vi MBTPCMT xảy ra trên thực tế hay khơng; tính chất, mức độ, hậu quả
như thế nào; phương thúc thủ đoạn ra sao; chủ thể của tội phạm là ai… để làm
cơ sở cho việc ADPL hình sự đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng phải dựa trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, các tài

liệu, chứng cứ đó phải được kiểm tra, thẩm định bảo đảm tính chính xác. Tiếp
đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiên cứu
đầy đủ, toàn diện, khách quan các tình tiết của vụ án, các chứng cứ và làm
sáng tỏ cấu thành tội phạm để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra văn
bản ADPL và tổ chức thi hành văn bản đó.
Khi mà các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự có
liên quan tới tội MBTPCMT nói riêng mang tính chất khái qt cao trong khi

19


×