Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Quy luật hình thành và phát triển của đảng cộng sản việt nam yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng đảng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.08 KB, 34 trang )

Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

MẬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
********

BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đề tài : Quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng
Đảng hiện nay.

GVHD: Th.S Nguyễn Mậu Minh
Lớp: HIS 361 G
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Tấn Hậu 8452
2. Đặng Phúc Gia 6643
3. Phan Thị Hồng Nhung 7615
4. Nguyễn Ngọc Kiều Trinh 3118
5. Lê Thị Phương Quỳnh 7808
6. Bùi Thanh Tú 7284

ĐÀ NẴNG, THÁNG 9 NĂM 2018

1


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Phần I: Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam...................03
1. Quốc tế......................................................................................03
2. Trong nước................................................................................05
3. Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam...................................07
Phần II: Sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân
với phong trào yêu nước Việt Nam........................................................08
1.Vai trò Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam.................................................................................8
2. Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX...10
3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.....................................13
Phần III: Ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay..............15
1. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng nước ta......15
2. Thực trạng và yêu cầu công tác xây dựng Đảng hiện nay...................19
KẾT LUẬN.............................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................32

2


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phần I:HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:



Về kinh tế: là bọn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Lê-nin viết:
“Nhà nước tư bản là tư bản tập thể”. Thị trường trong nức bão hịa, giá nhân
cơng đắt đỏ cho nên các nước đế quốc chuyển sang tìm kiếm thị trường bên
ngồi.



Về chính trị: thực hiện chính sách thực dân, nghĩa là tiến hành xâm lược
và áp bức nhân dân các dân tộc khác, biến thành thuộc địa.
Hậu quả: đẩy mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày
càng gay gắt và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các
nước thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin
Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát
triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư
cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp cơng nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản. Trong hồn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát
triển trở thành chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp cơng nhân phải lập ra đảng
cộng sản. Sự ra đời đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tun ngơn của Đảng cộng
sản (1848) xác định: Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng
của giai cấp cơng nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây
dựng xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp cơng nhân,
xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, phải đại biểu cho quyền lợi của toàn
3



Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp cơng nhân chỉ có thể giải phóng được giai
cấp mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác
trong xã hội.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong
trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng
cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào
thực tiễn cách mang Việt Nam, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa
Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước
Xôviết dựa trên nền tảng liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bonsêvich Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa
Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại
mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách
mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân
dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng
cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng
sản Pháp (năm 1919)…

4


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Cách mạng tháng 10 Nga 1917

Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười nêu tấm gương

sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng
Tháng Mười, Nguyễn ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng
sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Và “Cách mệnh
Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng làm
gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói
tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế
Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản vào
năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa,
mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vơ
sản.
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối
5


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này
đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành cơng, thì tất phải
nhờ Đệ tam quốc tế”.
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
– Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm
thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng
bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.



Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để cai trị, chúng
chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ theo 3 chế độ cai trị
khác nhau.



Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế. Chính
sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt
Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vịng lạc hậu.



Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính ngu dân, mị dân để dễ bề cai
trị làm xã hội Việt Nam hết sức tăm tối.
– Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục
thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra q trình phân hóa sâu sắc.



Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân, một bộ phận địa
chủ có lịng u nước đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ
khác nhau.



Giai cấp nông dân: giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã
hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Tình cảnh

khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng
6


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ
trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.


Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp, có mối quan hệ huyết thống gắn bó với giai cấp nơng
dân và bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân Việt Nam
đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng
trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam…



Giai cấp tư sản Việt Nam: Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Phảp và
tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị
của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt.



Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và
những người làm nghề tự do… Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận
quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp
bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có
lịng u nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư
tưởng tiến bộ từ bên ngồi truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần

cách mạng cao và nhạy cảm chính trị. Được phong trào cách mạng rầm rộ của
công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng
đơng và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân,
nhất là ở thành thị.
3. Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
- Có đường lối chính trị đúng đắn
- Có một tổ chức lãnh đạo – đó là Đảng Cộng sản, đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam

7


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phần II:SỰ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, PHONG TRÀO
CƠNG NHÂNVỚI PHONG TRÀO U NƯỚC VIỆT NAM
1.

Vai trị Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lênin vào Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào cơng nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam. Trong đó, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng
tạo Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đóng vai trị quan trọng đã góp phần thức
tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân, tạo tiền để cách mạng Việt Nam bước
vào một thời kỳ lịch sử mới.
Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam của Nguyễn Ái
Quốc được bắt đầu từ 1921 và kết quả là sự ra đời một đảng Mác - xít đầu tiên
tại Đơng Dương ngày 3/2/1930, kết thúc một thời gian dài khủng hoảng về

đường lối tại Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân
tộc(GPDT). Khi nói tới truyền bá, ta không thể không nhắc tới phương tiện
truyền bá (PTTB), đây là vấn đề Nguyễn Ái Quốc đặc biệt coi trọng, chỉ đứng
sau nội dung truyền bá Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin được triển
khai thực hiện một cách liên tục, không hề đứt đoạn tương ứng với các thời kỳ
Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngồi. Đó là các thời kỳ 1921-1923: Nguyễn
Ái Quốc hoạt động ở Pháp; 1923-1924: Người hoạt động ở Nga; 1924-1929:
Người hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm. Dù hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc
cũng tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam.
Quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, lựa chọn con đường đến hành
động cách mạng theo quỹ đạo cách mạng vô sản.
Một là, triệt để khai thác các loại PTTB của các thời kỳ một cách toàn
diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong QTTB chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt
Nam. Trong mỗi thời kỳ, Nguyễn Ái Quốc đều kết hợp nhuần nhuyễn các PTTB
cũ, mới một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Trong sử
8


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

dụng, Người đã nắm bắt thấu đáo vai trò, ảnh hưởng của từng loại phương tiện
trong QTTB. Ví dụ thời kỳ Pa ri, các báo cánh tả Pháp nhằm mục đích tranh thủ
sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp; với Tạp chí cộng sản, Người đã gióng hồi
chng báo động để phong trào cộng sản quốc tế chú ý, quan tâm đến Đông
Dương hơn nữa trong việc truyền bá tư tưởng cộng sản đến đây.
Hai là, nội dung truyền bá phù hợp với nhận thức của nhân dân Việt Nam
qua từng thời kỳ. Có thể nói, phương thức truyền bá tư tưởng cộng sản của
Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là khác với các nước Châu Âu, đó là sự cách
biệt về trình độ nhận thức giữa Á và Âu. Do vậy, QTTB vào Việt Nam phải có
trình tự, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: ở Pa ri là quá trình nhận

thức, ở Matxcơva là q trình giác ngộ, ở Quảng Châu - Đơng Bắc Xiêm là quá
trình hành động. Nếu thiếu một trong ba trình tự trên thì QTTB tư tưởng cộng
sản vào Việt Nam sẽ bị khập khiễng, thiếu hụt và có thể sẽ thất bại. Sự đánh giá
chính xác trình độ nhận thức của Nguyễn Ái Quốc với đối tượng được truyền bá
qua từng thời kỳ trong QTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam đã giúp
Người thành công viên mãn.
Ba là, qua các thời kỳ trong QTTB, Người đều đưa vào những loại PTTB
mới cho phù hợp với thực tiễn khách quan và nâng cao chất lượng truyền bá,
như truyền đơn ở Matxcova, phương tiện tuyên truyền sống ở Quảng Châu...Đối
với PTTB cũ, không những Người vẫn tiếp tục sử dụng mà còn tăng thêm “ liều
lượng” nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho QTTB chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt
Nam.
Bốn là, đối tượng truyền bá chủ yếu là thanh niên u nước. Hiểu rõ
trình độ dân trí ở nước ta rất thấp do chính sách ngu dân của thực dân Pháp,
cộng với tư tưởng phong kiến cổ hủ và trì trệ - đây là thách thức lớn với
QTTB tư tưởng cộng sản vào nước ta. Nhưng với sự mẫn cảm tuyệt vời,
Nguyễn Ái Quốc đã thấu được sức mạnh to lớn của lớp trẻ trong sự nghiệp
cách mạng: họ là những thanh niên yêu nước, đầy lòng quả cảm và nhiệt
huyết, có trình độ nhận thức nhất định sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.
Chính vì vậy, Người đã mở hàng loạt lớp huấn luyện tại Quảng Châu, thành
9


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

lập VNCMTN, ra Báo Thanh niên nhằm mục đích tập hợp, giáo dục, rèn
luyện họ đi theo con đường mà Người lựa chọn. Lực lượng thanh niên đó, qua
“ trường học của Người” đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những
PTTB sống đem những tư tưởng tiên tiến của thời đại gieo mầm ở Việt Nam
bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, nhằm chuẩn bị những tiền

đề căn bản để tiến tới thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam vào
ngày 3/2/1930
2. Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX
2.1 Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu
nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân
dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã vấp phải
một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bị
dập tắt, thì phong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời
tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây
nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Ngày 5-7-1885, phái
kháng chiến cịn sót lại trong triều đình Huế do Tơn Thất Thuyết dẫn đầu
đánh đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết
đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống
chiếu "Cần Vương". Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng lan ra nhiều địa
phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi
bị Pháp bắt. Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi
nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi
nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của
đất nước. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất,
kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do
Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn
tiến công Yên Thế, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại. Chỉ sau khi Hoàng Hoa
10


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thám hy sinh (10-3-1913), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (kéo dài 30 năm từ

1883-1913) mới kết thúc.

Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương

2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Sau khi phong trào "Cần Vương" thất bại, nhiều sĩ phu yêu nước hướng
ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới. Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ
tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy Tân
của Nhật Bản, cuộc vận động hiến pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng
Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Là ngọn cờ của phong trào yêu nước
chống Pháp hồi đầu thế kỷ, lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương lập chế độ
quân chủ lập hiến, năm 1904 đã lập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân
tộc. Tuy vậy, ơng vẫn chưa thấy vai trị chủ lực của nông dân. Năm 1912, ông
cùng một số nhà yêu nước lập ra Việt Nam Quang phục hội, từ bỏ lập trường
quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương:
đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam. Năm 1924, ông
quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng,
vạch đường lối chính trị phỏng theo cương lĩnh Trung Hoa Quốc dân Đảng do
Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Ơng cũng có cảm tình với nước Nga Xơviết, chủ
nghĩa xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc. Hạn chế lớn của ông
là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Sau này, trong tác phẩm Những
11


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét
con đường đó chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Con
đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công. Trong bản hồi ký

cuối đời ông viết: "Than ôi! Cuộc đời của tôi là một trăm thất bại mà không
một thành công". Phan Châu Trinh là nhà yêu nước dân chủ nhiệt thành. Ông
kịch liệt tố cáo bọn quan lại phong kiến sâu mọt, kết tội tên vua bù nhìn Khải
Định và tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Ông chủ trương "khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh". Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải
lương phản đối bạo động ("bạo động tắc tử") và muốn dựa vào Pháp để chống
phong kiến. Dù là cải lương, ông vẫn bị thực dân Pháp bắt giam, đày đi Côn
Đảo. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, đúng như nhận
xét của Trần Dân Tiên, vì sai lầm chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương".
Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua
nhiều thế hệ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa
tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó khơng tìm ra con đường cứu
nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất
nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Thất bại của phong trào yêu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ
tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt
Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước,
nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trị đó với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp
công nhân. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), tính chất thời đại thay
đổi, địi hỏi con đường giải quyết mâu thuẫn xã hội phải thay đổi và giai cấp
lãnh đạo cách mạng cũng phải thay đổi. Vào những năm đầu thế kỷ XX, cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất
nước ta. Việc tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của
dân tộc ta lúc bấy giờ
2.3Phong trào công nhân

12


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam


Cùng với các phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản và tư
sản dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấpcơng nhân Việt Nam cũng có
bước phát triển mới.
Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân :
+ Năm 1920 cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gịn – Chợ Lớn do người
thanh niên Tơ Đức Thắng lãnh đạo. Các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ
thủ Pháp trên các tàu chiến Pháp ghé vào cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn
( 1919 – 1920).
+ Năm 1922 có cuộc bãi cơng của hàng nghìn cơng nhân và viên chức Bắc
kỳ đòi tăng lương và nghỉ ngày chủ nhật. Ngồi ra cịn nhiều cuộc đấu tranh
của công nhân ở các nhà máy dệt Nam Đinh, nhà máy rượu Hà Nội.
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của cơng nhân Ba Son ở cảng Sài Gịn
nhằm phản đối thực dân Pháp dùng tàuchiến trở quân đi đàn áp phong trào
cách mạng Trung Quốc ( 8/1925)
- Tuy nhiên các phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỷ XX
đề lần lượt thất bại : Nguyên nhân là do các phong trào đấu tranh của công
nhân diễn ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất và mang tính tự phát.
3.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức
cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng
cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Điều này phản ánh quá trình tự ý thức của những người cộng sản Việt Nam về
nhu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất.
Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông
Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng Cộng sản Đông Dương, yêu cầu
những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các
nhóm cộng sản và thành lập một đảng giai cấp vô sản. Quốc tế Cộng sản chỉ rõ
phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi


13


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

bộ trong các nhà máy, xí nghiệp: chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông
Dương với phong trào cộng sản quốc tế.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương,
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất
Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản
(18/2/1930). Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày 6-1… Các đại biểu
trở về An Nam ngày 8-2”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
Đảng Lao Động Việt Nam (10/9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng
năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2
đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng.
Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn, với nội
dung:
1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm
cộng sản ở Đơng Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;
4. Định kế hoạnh thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung Ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu
chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đơng Dương”. Hội nghị nhất trí với Năm điểm
lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng
sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

14



Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chính cương vắn tắt của Đảng

Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đơng Dương Cộng sản Liên đồn. Ban
Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đơng Dương
Cộng sản Liên đồn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày 242-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản
ở Việt Nam.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện
chứng quá trình vận động cách mạng Việt Nam - sự phát triển về chất từ Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản
Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn
Ái Quốc.

15


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

16


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phần III:
Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY
1. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng nước ta

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu cho giai cấp công nhân và cho cả
dân tộc
Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp
cơng nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Khi nói Đảng của giai cấp công
nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc thì điều đó khơng có nghĩa là “Đảng tồn
dân”, khơng mang bản chất giai cấp. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh đã xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai
cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ
giai cấp công nhân mà điều cơ bản là ở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và
nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi khẳng định
bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người cũng gắn Đảng với vai trò
lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Trên cơ sở kế thừa quan điểm chỉ đạo ở các kỳ đại hội trước, nhất là
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới, Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn
hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn
hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để
những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại
các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược” 1. Đây là quan điểm cơ bản của Đảng
thể hiện sâu sắc vấn đề có tính ngun tắc về mối quan hệ biện chứng trong
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thực
17


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam


tiễn, kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an
ninh trên các địa bàn chiến lược đã, đang đạt hiệu quả thiết thực, trở thành
điều kiện tiên quyết bảo đảm huy động tổng hợp mọi nguồn lực, tiềm năng,
lợi thế,… để xây dựng, phát triển từng khu vực, địa bàn và đất nước nhanh,
bền vững.
- Đảng lãnh đạo thơng qua vai trị tổ chức quản lý xã hội của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đảng ta nhận thức rõ Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà
nước và toàn xã hội, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để làm cho đường lối,
quan điểm của Đảng giữ vai trò hcủ đạo đối với sự phát triển xã hội, thông qua
hệ thống tổ chức của Đảng và đảng viên để lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện bộ
máy nhà nước. Đồng thời, Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân thường xuyên
tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, nhờ vậy mục tiêu
của Đảng được thực hiện trong phạm vi quốc gia, dân tộc. Đảng lãnh đạo xã
hội chủ yếu thông qua Nhà nước và bằng Nhà nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước,
nhưng không làm thay công việc của Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng,
củng cố Nhà nước, phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều hành đất
nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
Hơn 7 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cách mạng cực kỳ khó khăn, gian
khổ nhưng đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang:
Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới
vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

18


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều tìm tịi, khảo nghiệm, tổng kết sáng kiến của
nhân dân, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh
quốc tế mới.
Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển kinh tế
theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày
càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ
đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố.
Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam
giành được trong hơn 7 thập kỷ qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố
hàng đầu quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta- Đảng
Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện - một Đảng
cách mạng thực sự vì nước, vì dân, ngồi lợi ích đó Đảng khơng có lợi ích nào
khác. Giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu lý
tưởng của Đảng. Vì vậy, vượt lên mọi thách thức, trong phong ba bão táp, Đảng
ta vẫn kiên định vững vàng không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước
kẻ thù, khơng nhụt chí trước những khó khăn chồng chất, khơng hạ thấp vị trí
tiên phong chiến đấu và trách nhiệm của người lãnh đạo, người tổ chức mọi
thắng lợi của cách mạng, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Đảng lãnh đạo trước hết và chủ yếu bằng cương lĩnh, đường lối, bằng chủ
trương, chính sách của Đảng. Đường lối chính trị đúng là cơ sở để đồn kết

thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, tạo nên sức mạnh của
Đảng và của cách mạng.
Đường lối chính trị đúng đắn nghĩa là đường lối đó phải phản ánh được xu
thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân
chính của đa số nhân dân. Sức mạnh của Đảng chính là sự đồng tình ủng hộ của
19


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

nhân dân, mà sự đồng tình và tin cậy của nhân dân đối với Đảng trước hết nhờ
có đường lối đúng đắn của Đảng.
Đường lối cách mạng của Đảng có vai trị to lớn trong việc thống nhất về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi
những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng
vững mạnh.
Sở dĩ Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn vì: Đảng có một nền tảng lý
luận vững chắc, một lý luận tiên phong dẫn đường, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh như Lênin đã nói: "Khơng có lý luận cách mạng
khơng có phong trào cách mạng..." Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên
phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sĩ tiên phong. Trong
suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng Việt
Nam để đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân.
Hơn thế nữa, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sáng
tạo, chân lý là cụ thể. Vì vậy, trong lãnh đạo Đảng ta ln ý thức vận dụng một
cách độc lập, sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Một trong những bài học được
Đảng ta rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tế, kết hợp
nhuần nhuyễn sự kiên định về nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo về phương

pháp, đó là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Mọi sự giáo
điều, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn cũng như xa rời các nguyên tắc, mục
tiêu cơ bản của cách mạng thì sẽ dẫn đến nguy cơ sai lầm, làm mất sự lãnh đạo
của Đảng.
Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, Đảng ln quan tâm tới việc xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có phẩm chất, đạo đức cách mạng và
năng lực công tác, thật sự là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của
giai cấp công nhân.
Mỗi đảng viên của Đảng phải ln gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng
và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, trung thành với lợi ích của
20


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

giai cấp và của dân tộc, một đời hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của cách mạng và
lợi ích của nhân dân.
Để giữ vững vai trò lãnh đạo, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, lấy tự phê bình và
phê bình làm vũ khí đấu tranh để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Đồng
thời, ln củng cố, giữ vững và tăng cường sự đồn kết trong Đảng, đảm bảo sự
nhất trí cao về mục tiêu lý tưởng của Đảng, để làm cho Đảng ngày càng vững
mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, bên cạnh những ưu
điểm, trong Đảng cũng cịn những yếu kém, thậm chí có lúc sai lầm, khuyết
điểm, song điều quan trọng, Đảng đã sớm phát hiện ra những yếu kém của mình.
Đảng cơng khai tự phê bình nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa
chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận
là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch
sử đã khẳng định rằng: ở nước ta, ngồi Đảng Cộng sản Việt Nam, khơng có lực
lượng nào khác có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng.

2. Thực trạng và yêu cầu công tác xây dựng Đảng hiện nay
2.1 Thành tựu
- Đảng đã động viên và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giành được những thắng lợi vĩ
đại.
Những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm đổi mới là to lớn và có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình
trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều
thay đổi, sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta
tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.Thành tựu to lớn đó là cơng

21


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

sức của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn, trong đó vai trị lãnh đạo của Đảng có ý
nghĩa quyết định, có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi thực hiện đường lối đổi mới
đến nay, công tác xây dựng Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng:
+ Đã ban hành được nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng,
như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VI về một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng; Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 3 khóa VII về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn
Đảng; Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII; Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ VIII nêu và nhấn mạnh bốn nguy cơ: nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ về nạn tham nhũng
và tệ quan liêu, nguy cơ "diễn biến hịa bình" của các thế lực thù địch; Nghị

quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần
2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay; Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra chín giải pháp về xây
dựng Đảng; Bộ Chính trị khóa X đã chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"...; Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng đã khẳng định: trong nhiệm kỳ Đại hội XI, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tập
trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ
nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội); đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ
nạn này;...
+ Thực hiện các chủ trương, nghị quyết nói trên, việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng
đã đạt được nhiều tiến bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên;
phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đội ngũ
22


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trưởng thành về mọi mặt. Đa số cán bộ, đảng
viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý
thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng... Nhờ đó, niềm tin của nhân
dân với Đảng được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội được
giữ vững.
Trong đánh giá về thành tựu của công tác xây dựng Đảng nêu trên, cần lưu ý
một số điểm cơ bản:
- Về chính trị:

+ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao.
+ Phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững.
- Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống:
+ Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.
+ Niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố.
- Về tổ chức, cán bộ:
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về
nhiều mặt. Thành tựu hơn 30 năm đổi mới là thành quả của tồn Đảng, tồn dân,
tồn qn, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên...
2.2. Hạn chế, khuyết điểm:
- Công tác quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được
quan tâm thường xuyên, chất lượng sinh hoạt đảng chưa cao, tự phê bình và phê
bình yếu. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều,
chưa đi vào chiều sâu; một số nơi thực hiện cịn hình thức.

23


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Chậm khắc phục những hạn chế của công tác tư tưởng như thiếu sắc
bén, chưa thuyết phục. Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa
bình” của các thế lực thù địch; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
cịn bị động, hiệu quả chưa cao. Cơng tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
- Tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị cịn cồng kềnh, nhiều
tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tình trạng chạy chức, chạy

quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp,… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
- Chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay, trong khi những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong
Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội.
- Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng,
đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Chất lượng, hiệu quả cơng tác
phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Tham nhũng,
lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cịn chậm.
2.3 Yêu cầu công tác xây dựng Đảng hiện nay
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đổn và đổi mới tư duy lãnh đạo
cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng.
Đảng coi đổi mới, chỉnh đốn Đảng là cơng việc của chính mình, khơng
đùn đẩy cho người khác, cũng không đợi ai thúc ép mới làm. Tự đổi mới, tự
chỉnh đốn khơng phải vì lợi ích riêng của Đảng mà là vì lợi ích chung của sự
nghiệp độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
24


Tiểu luận môn Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là vấn đề mang tính
quy luật và là nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân Đảng. Chỉnh đốn và
đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững vàng cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên không
ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao,
càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng sẽ làm
cho Đảng trở thành một khối thống nhất, vững mạnh, đủ sức lái con thuyền

cách mạng Việt Nam vượt qua những khúc quanh đầy thử thách để cập bến
thắng lợi.Từ đó, Xây dựng và tự chỉnh đốn Đảng là quy luật và là nhu cầu
tồn tại, phát triển của bản thân Đảng.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nhất là cán bộ chủ
trì, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đảng viên phải thể hiện toàn diện trên các mặt về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, tác phong; tự phê bình và phê bình; quan hệ với Nhân dân; trách
nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật và đồn kết nội bộ... Trong đó, nội
dung nêu gương về trách nhiệm trong công tác, cần nêu cao ý thức trách nhiệm,
tận tụy với cơng việc; hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập,
nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ
hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác. Chủ động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đơi với làm, đã nói thì phải
làm. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm
việc có ngun tắc, kỷ cương, có lý, có tình; khơng lạm dụng chức vụ, quyền
hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy
tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết
chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá
nhân, “lợi ích nhóm”. Đối với người đứng đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vị, ngoài
nội dung nêu gương theo các mặt trên, thêm yêu cầu đảng viên là người đứng
đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vị phải có năng lực tham gia, quyết định và tổ chức
25


×