Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

LẠM PHÁT và THẤT NGHIỆP (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.4 KB, 32 trang )

LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng đánh giá tình trạng của một nền kinh tế là tỷ lệ
lạm phát và thất nghiệp. Chính phủ mọi quốc gia đều chú ý theo dõi rất sát sao 2
chỉ tiêu này và luôn hứa hẹn giữ hai chỉ tiêu này ở mức thấp có thể chấp nhận được.
Đó là các mục tiêu rất nhậy cảm bởi vì lạm phát cao dẫn đến mất ổn định xã hội và
thất nghiệp cao làm tăng khó khăn cho đời sống của người dân.
I. LẠM PHÁT
1. Lạm phát là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì lạm phát là sự tăng giá chung của nền kinh tế. Giá
gạo từ 3000 đồng tăng lên 4000 đồng một ký. Giá xăng tăng từ 14.000 đồng lên
18.000 một lít. Tiền lương và giá các hàng hóa khác ở nước ta năm 2008 tăng lên
trên 20% so với năm 2007. Cũng cần phân biệt sự tăng giá của các mặt hàng riêng
lẻ và sự tăng giá chung của nền kinh tế. Giá một mặt hàng nào đó có thể tăng hay
giảm. Giá gạo có thể tăng nhưng khơng nhất thiết do đó mà gây ra lạm phát vì giá
các hàng hóa khác có thể
Bảng 6.1: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 1986-2007
(Nguồn Niên Giám Thống kê)
Chỉ số: giá năm trước = 100
Năm
CPI
Năm
CPI
1986
1997
103.60
874.70
1987
1998
109.20
323.10
1988


1999
100.10
493.50
1989
2000
99.94
134.50
1990
2001
100.80
167.10
1991
2002
104.00
167.50
1992
2003
103.00
117.50
1993
2004
109.50
105.20
1994
2005
108.40
114.40
1995
2006
106.60

112.70
1996
2007
109.30
104.50

Năm
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996

1

Chỉ số giá năm 1986 = 100
CPI
Năm
CPI
1997
100
10357
1998
323

11309
1999
1594
11321
2000
2145
11314
2001
3584
11404
2002
6003
11861
2003
7053
12216
2004
7420
13377
2005
8488
14501
2006
9566
15458
2007
9997
16895



Hình 6.1:Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam từ năm 1986 đến
2007, gốc thời gian là năm 1986. CPI năm 2007 bằng 168.95% hay
xấp xỉ 170 lần so năm 1986

giảm trong cùng thời gian và mức giá chung của nền kinh tế sẽ không thay đổi. Lạm
phát xẩy ra khi hầu hết giá hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế đều tăng, hay nói
cách khác, mức giá trung bình trong nền kinh tế tăng lên.
Ở Việt Nam, từ 1986 đến nay, giá cả hàng hóa và dịch vụ không ngừng tăng. Nếu
chỉ số giá tiêu dùng năm 1986 lấy bằng 1 thì đến năm 1989 đã tăng lên trên 21 lần,
đến năm 2007 tăng lên trên xấp xỉ 170 lần. Thời kỳ lạm phát cao xẩy ra vào các năm
đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường từ 1986 đến 1992.
2. Các nguyên nhân lạm phát
Có một số quan điểm khác nhau trong phân tích nguyên nhân lạm phát. Có thể
nêu ra 3 quan điểm chủ yếu là quan điểm của trường phái Keynes, trường phái tiền
tệ và lý thuyết kỳ vọng hợp lý.

2


● Theo quan điểm của trường phái Keynes
Phần lớn các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau là về dài hạn, lạm phát là hiện
tượng tiền tệ. Tuy nhiên về ngắn hạn và trung hạn, lạm phát chịu tác động của áp
lực cân đối tổng cầu và tổng cung trên thị trường hàng hóa và dich vụ. Trên cơ sở
phân tích đường cong Phillíp, R.J.Gordon đã đưa ra một mơ hình tam giác để xác
định tốc độ lạm phát. Lạm phát là tổng hợp của 3 nguyên nhân chính sau:
(1) Lạm phát do tăng cầu hay cầu kéo theo lạm phát (demand-Pull inflation). Khi
cầu tăng vượt cung, trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường thay đổi.
Trường phái Keynes nhấn mạnh cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Theo đó, do các tác động khác nhau của thị trường và tác động của các chính
sách của Chính phủ, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải trong khi đường

tổng cung khơng thay đổi. Do đó, điểm cân bằng mới sẽ tương ứng với giá
cao hơn và GDP thực hay sản lượng ở mức cao hơn.
(2)
P

P
AS

AS
P2

P2
AD2
P1

AD2

P1

AD1
Y0 Y1

AD1

Y

Y0

Y


Hình 6. 2 : Tăng tổng cầu, đường tổng cầu lên trên và qua phải trong
khi đường cung không thay đổi dẫn đến giá tăng từ P1 đến P2 . Hình bên
trái, giá tăng và sản lượng cũng tăng. Hình bên phải khi lượng cung
không thay đổi (đường cung thẳng đứng) giá tăng nhưng sản lượng
không tăng

3


Trên hình 6.2 bên trái, tăng tổng cầu đối với đường tổng cung ngắn hạn thì giá
tăng và sản lượng cũng tăng lên. Hình bên phải cho thấy tăng tổng cầu khi đường
tổng cung dài hạn thì giá tăng nhưng sản lượng khơng tăng.
(3) Lạm phát do chi phí sản xuất tăng hay chi phí đẩy (cost-push inflation) hay
thiểu cung (supply shocks inflation). Chi phí sản xuất phụ thuộc giá đầu vào
của sản xuất. Khi giá đầu vào tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất của nhiều
ngành tăng lên. Chi phí sản xuất tăng làm cho sản xuất thu hẹp. Chẳng hạn,
giá dầu thế giới tăng trong năm 2008 đã gây ra lạm phát cao hầu như tất cả
các nền kinh tế trên thế giới. Ở nước ta, giá xăng dầu tăng cao trong năm 2008
dẫn đến giá cước taxi, hay cước vận tải nói chung tăng theo hầu như tức thời.
Giá cước vận tải tăng lên dẫn đến giá nhiều sản phẩm khác tăng lên theo vì
trong giá thành sản xuất các ngành khác đều có chi phí vận tải. Lạm phát do
chi phí sản xuất tăng cũng gọi là lạm phát do thiểu cung (hình 6.3). Trong ví
dụ trên là thiểu cung đối với nguồn dầu thơ trên phạm vi thế giới và từ đó
thiểu cung trong nước.

P
AS2
AS1

P2

P1

AD
Y0 Y 1

Y

Hình 6.3. Sản xuất thu hẹp, đường tổng cung dịch
chuyển về bên trái. Mức giá chung tăng lên và sản
lượng giảm
4


Phân biệt lạm phát do cầu kéo hay do chi phí sản xuất tăng trong thực tế là khơng
thật rõ ràng. Chẳng hạn, tăng tổng cầu dẫn đến các doanh nghiệp sẽ tăng th mướn
cơng nhân và do đó lương sẽ tăng. Lương công nhân tăng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất
tăng và tiếp theo là lạm phát tăng. Như vậy lạm phát tăng là do tổng cầu tăng, nhưng
cuối cùng thì lạm phát tăng là do chi phí sản xuất tăng. Lạm phát do chi phí tăng
mang tính ngắn hạn vì sau đó sẽ có các điều chỉnh do Chính phủ hay do thị trường
tự điều tiết.
(4) Lạm phát đẻ ra lạm phát (built-in ìnlation). Lạm phát gây ra lạm phát thường
liên quan đến vịng xốy giá và lương. Khi lạm phát tăng cao, người làm công ăn
lương sẽ đòi tăng lương và người trả lương buộc phải tăng lương. Việc tăng lương
lại dẫn đến tăng giá thành sản xuất và làm tăng giá. Tăng lương dẫn đến tăng giá
và tăng giá dẫn đến tăng lương. Đó là vịng xốy giá - lương. Một khía cạnh khác
liên quan đến lý thuyết kỳ vọng hợp lý ( rational expectation) là khi lạm phát tăng
cao, các cá nhân trong xã hội sẽ nghĩ về mức lạm phát trong thời gian tiếp theo
cách riêng của mình và cho là hợp lý hay kỳ vọng hợp lý của mỗi người. Từ đó
họ quyết định việc tiêu dùng cho hiện tại. Nếu họ cho là tương lai giá cả sẽ còn
tăng cao hơn tới một mức nào đó, họ sẽ quyết định đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại

lên mức tương ứng. Tổng cầu sẽ tăng cao hơn tổng cung và lạm phát sẽ tiếp tục
tăng cao hơn.
Có thể kể ra một số nguyên nhân lạm phát khác, tuy nhiên cũng có thể quy về 3
nhóm ngun nhân theo mơ hình tam giác trên
- Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tăng tổng cầu. Trong thị trường
nội địa tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung và do đó giá cả gia tăng hay lạm phát do
cầu kéo.

5


- Lạm phát do nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài phụ thuộc
vào giá nhập khẩu. Lạm phát gia tăng ở nước ngoài ảnh hưởng lên tăng giá bán hàng
nhập khẩu và làm tăng lạm phát trong nước.
- Lạm phát cơ cấu: Hiệu quả sản xuất khác nhau trong cơ cấu sản xuất của nền
kinh tế dẫn đến thu nhập và tiền lương khác nhau giữa các ngành kinh doanh. Tăng
tiền lương trong các ngành kém hiệu quả theo mức lương của các ngành hiệu quả sẽ
dẫn đến tăng giá sản phẩm của các ngành kém hiệu quả và lạm phát nẩy sinh theo
vịng xốy giá-lương..
● Theo quan điểm của trường phái tiền tệ
Trường phái tiền tệ xem nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lên lạm phát là
số lượng cung ứng tiền tệ. Qua nghiên cứu số liệu lịch sử bằng phương pháp thống
kê cho thấy lạm phát là hiện tượng tiền tệ. Lý thuyết về số lượng tiền tệ cho là tổng
chi tiêu trong nền kinh tế bằng tổng số lượng cung ứng tiền tệ. Lý thuyết tiền tệ bắt
đầu với đẳng thức
M.V = P.Y
Trong đó, P là mức giá chung của nền kinh tế, V là vòng quay tiền tệ , Y là khối
lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. M là số lượng tiền tệ.
Vịng quay tiền tệ V được giả thiết là khơng thay thay đổi và khối lượng hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế Y là phụ thuộc vào khả năng sản xuất

của nền kinh tế xét về dài hạn. Với hai giả thiết như vậy thì nhân tố quyết định sự
thay đổi mức giá chung P của nền kinh tế là thay đổi trong số lượng cung ứng tiền
tệ M. Khi vòng quay tiền tệ khơng thay đổi thì cung tiền tệ quyết định kết quả sản
xuất theo giá danh nghĩa về ngắn hạn.
Trong thực tế, vịng quay tiền tệ là thay đổi và khơng thể kết luận được như
trên. Tuy nhiên, về dài hạn thì thay đổi số lượng tiền tệ M và khối lượng sản xuất Y
6


ảnh hưởng khơng đáng kể lên thay đổi vịng quy tiền tệ V. Như vậy, nếu vòng quay
tiền tệ tương đối khơng thay đổi thì về dài hạn tốc độ tăng của giá P sẽ được quyết
định bới tốc độ tằng của số lượng tiền tệ M và tốc độ tăng của khối lượng sản phẩm
Y.
● Theo quan điểm của lý thuyết kỳ vọng hợp lý
Lý thuyết kỳ vọng hợp lý cho là các chủ thể kinh tế sẽ dự đoán về giá cả trong
tương lai theo nhận thức riêng của họ hay kỳ vọng hợp lý của họ, từ đó họ đưa ra
các quyết định tiêu dùng hiện tại nhằm cực đại các lợi ích của họ chứ khơng phải chỉ
riêng vì chi phí cơ hội hay áp lực cung cầu trên thị trường. Kỳ vọng của họ có thể
đúng hoặc sai, tuy nhiên kỳ vọng của họ về giá cả tương lai hay kỳ vọng hợp lý của
họ là nhân tố quan trọng quyết định giá cả và lạm phát.
3. Ảnh hưởng của lạm phát
● Ảnh hưởng lạm phát đối với thu nhập
Ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát là ảnh hưởng đối với thu nhập và phúc lợi của xã
hội. Để dễ hình dung người ta phân biệt thu nhập bằng tiền (money income) hay
thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực (real income). Thu nhập bằng tiền là thu nhập
tính theo giá hiện tại, thu nhập thực là thu nhập được điều chỉnh sau khi đã trừ đi tỷ
lệ mất giá do lạm phát. Giả sử thu nhập bằng tiền của một người trong một năm nào
đó là 20 triệu và năm tiếp theo là 22 triệu đồng. Lạm phát tính theo CPI năm sau
bằng 10%. Như vậy, về danh nghĩa tiền lương đã tăng thêm 2 triệu đồng nhưng thực
ra thu nhập không hề tăng, thu nhập 20 triệu đồng năm trước tính theo giá năm sau

với lạm phát 10% cũng đúng bằng 22 triệu. Có thể tính ngược lại bằng cách lấy 22
triệu năm sau chia cho chỉ số lạmp phát 1.1 sẽ là 20 triệu là thu nhập thực. Ảnh
hưởng của lạm phát lên người có thu nhập cố đinh, người cho vay tiền và người giữ
tiền là nặng nề nhất.
7


- Người có thu nhập cố định: Trong ví dụ trên, thu nhập thực tế khơng tăng vì
thu nhập danh nghĩa tăng đúng bằng mức tăng của lạm phát. Tuy nhiên có nhiều
người có thu nhập cố định khơng tăng trong khi lạm phát tăng, chẳng hạn họ
làm việc theo các hợp đồng dài hạn cố định mức lương hoặc những người nhận
các khoản trợ cấp cố định. Người già sống bằng lương hưu cũng là những người
có thu nhập cố định khơng có điều kiện thăng tiến như những người cịn trẻ.
Nhóm người có thu nhập cố định là những người chịu ảnh hưởng mạnh của
lạm phát.
- Người cho vay: Lạm phát gây thiệt hại cho người cho vay và làm lợi người đi
vay. Tiền cho vay với lãi suất cố định ghi trong hợp đồng cho vay sẽ thấp hơn
mức lạm phát trong thời kỳ lạm phát cao. Một người cho vay 100 triệu đồng
với lãi suất 8% năm, cuối năm thu cả gốc lẫn lãi là 108 triệu đồng. Nếu lạm
phát là 10% thì 108 triệu chỉ còn tương đương với 108 / 1.1 = 98.18 triệu và
như vậy đã mất đi gần 2 triệu. Người đi vay dễ dàng trả 108 triệu nhưng thực
ra chỉ tương ướng 98.18 triệu.
- Người gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu dài hạn: Mua trái phiếu dài hạn hay
gửi tiết kiệm dài hạn trong thời kỳ lạm phát cao hơn lãi suất cố định của trài
phiếu hay lãi suất lúc gửi tiền, sẽ chịu tổn thất nặng nề khi tính theo thu nhập
thực.
Trong khi lạm phát làm thiệt hại người này thì làm lợi cho người khác. Nhiều
người may mắn đầu tư vào các hàng hóa, đất dai, máy móc mà giá tăng nhanh nên
thu nhiều lợi. Cũng chính vì vậy hoạt động đầu cơ phát triển trong thời kỳ có lạm
phát cao. Tuy nhiên, lợi và hại bù đắp cho nhau và thu nhập xã hội được phân phối

lại làm thay đổi bức tranh xã hội trong thời kỳ lạm phát cao.
● Ảnh hưởng lạm phát đối với sản xuất

8


Đối với sản xuất: Với lạm phát diễn ra từ từ thì khác với thất nghiệp, khơng gây
thiệt hại làm giảm sản lượng quốc gia, mà trong ngắn hạn lạm phát có thể làm tăng
sản lượng quốc gia như chúng ta sẽ thấy ở các chương sau. Tuy nhiên, với lạm
phát ở mức nhẹ một vài phần trăm mỗi năm có lẽ khơng làm giảm Tổng sản lượng
quốc gia, nhưng lạm phát ở mức cao có thể sẽ gây tác động bất lợi cho sản xuất.
Một tình huống có thể xảy ra là khi lạm phát cao, hoạt động đầu cơ sẽ thu hút các
nguồn tiết kiệm nhiều hơn là hoạt động sản xuất. Người dân sẽ tìm lợi ích trong
việc mua vàng, bất động sản hơn là đầu tư cho sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ nản
lịng khơng cịn hào hứng tiến hành các dự án dài hạn vì không dự báo được giá
cả trong tương lai. Khi lạm phát cao, người dân không muốn cầm tiền trong tay
mà muốn có hàng hóa dễ bán hoặc dễ trao đổi với hàng hóa và dịch vụ khác. Kết
quả cuối cùng là nền kinh tế hoạt động không hiệu quả và làm giảm tổng sản lượng
quốc gia.

II. THẤT NGHIỆP
Trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm thất nghiệp và tìm hiểu nguyên nhân thất
nghiệp hay phân loại thất nghiệp.
1. Người thất nghiệp
Người thất nghiệp là người có khả năng lao động, có nhu cầu lao động, đang
đi tìm việc hoặc tạm thời nghỉ việc hay đang chờ ngày bắt đầu việc làm mới
Có hai đặc trưng cần lưu ý. Trước hết người thất nghiệp phải là người có khả
năng lao động. Bởi vì nếu khơng có khả năng lao động thì khơng phải là người thất
nghiệp. Người ốm đau bệnh tật, trẻ em vị thành niên, họ không thể lao động được
nên họ không phải là người thất nghiệp. Đặc trưng thứ hai là phải có nhu cầu lao

động, bởi vì có người có khả năng lao động nhưng khơng có nhu cầu đi làm để kiếm
9


tiền. Một số người cuộc sống gia đình sung túc, họ khơng muốn đi làm vất vả và do
đó họ không phải là người thất nghiệp. Trong số người thất nghiệp có thể gồm thất
nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Người thất nghiệp tự nguyện đành
không đi làm để chờ cơ hội tốt hơn, lùi một bước để tiến lên nhiều bước. Người thất
nghiệp không tự nguyện thì đi tìm việc nhưng khơng có việc để làm.
Trước đây, trong hệ thống sản xuất vật chất của các nước Xã hội Chủ nghĩa,
việc làm là do Nhà nước bảo đảm. Vì vậy khơng sử dụng khái niệm thất nghiệp mà
sử dụng khái niệm người chưa có việc làm. Người chưa có việc làm bao gồm cả
người có nhu cầu lao động và cả người khơng có nhu cầu lao động. Vì vậy trong các
tính tỷ lệ người chưa có việc làm cũng khác với cách tính tỷ lệ thất nghiệp trong kinh
tế thị trường.
2. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động xã hội đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất
của nền kinh tế. Lực lượng lao động không phải là mọi người trong độ tuổi lao động
và có khả năng lao động như quan niệm trước đây trong các nền kinh tế theo mơ
hình kế hoạch hóa tập trung. Phạm vi bao hàm của lực lượng lao động hẹp hơn.

Lực lượng lao động = số người đang có vệc làm + số người thất nghiệp

Khơng thuộc lực lượng lao động gồm những người đang đi học, làm việc nội trợ
trong gia đình, những người cịn tuổi lao động nhưng không đủ sức khỏe, người về
hưu cịn cịn sức khỏe nhưng khơng có nhu cầu lao động và nói chung, những người
khác đủ điều kiện lao động nhưng không muốn đi làm.
3. Tỷ lệ thất nghiệp

10



Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo cơng thức sau:
Tû lệthất nghiệp =

Số thất nghiệp
100%
Lựcl ư ợ nglaođộng

cú con số về tỷ lệ thất nghiệp, các Tổ chức thống kê lao động của các nước phải
thu thập và ước lượng số liệu về số người thất nghiệp và chia số liệu này cho số lao
động trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết số phần trăm của lực
lượng lao động bị thất nghiệp tính trên lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp 4% có
nghĩa là cứ 100 người trong lực lượng lao động thì có 4 người thất nghiệp.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp như trên phụ thuộc vào dữ liệu người thất nghiệp
và lực lượng lao động. Một trong các hạn chế về dữ liệu người thất nghiệp là không
chỉ ra được số người bán thất nghiệp, số người làm việc không trọn ngày hay làm
cơng việc mà u cầu thấp hơn trình độ và kỹ năng họ được đào tạo. Số lao động
này vẫn được coi là có việc làm một cách đầy đủ. Nói chung, việc phân biệt thế nào
là thất nghiệp khơng phải là rõ ràng. Nhiều người có việc làm chỉ theo mùa vụ, ngoài
mùa vụ làm việc ra có thể họ khơng có việc để làm.
Ở Việt Nam lực lượng lao động trước đây được hiểu là tất cả những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động. Vì thế con số đánh giá thất nghiệp của nước ta
tính được trước đây khác nhau nhiều cách tính hiện nay theo chuẩn quốc tế.
4. Phân loại thất nghiệp
Người ta phân thất nghiệp theo các loại sau đây:
● Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)
Một số người tạm thời rời bỏ cơng việc để tìm một cơng việc khác tốt hơn. Có nhiều
lý do khác nhau. Có thể do không thỏa mãn với mức lương hiện tại và cho là có thể
tìm một việc làm khác có mức lương cao hơn hoặc không vừa long với các điều kiện

làm việc. Một số trường hợp khác do thời vụ mà công nhân phải tạm thời nghỉ việc.
11


Ở nước ta, nhiều khu nghỉ mát chỉ có khách vào mùa hè. Mùa đơng khơng có khách
và nhiều người phải nghỉ việc chờ đến mùa hè năm sau. Thất nghiệp do chuyển đổi
công việc là không thể tránh khỏi và là tạm thời. Thất nghiệp trong giới thanh niên
chủ yếu là thất nghiệp tạm thời. Không nên cho thất nghiệp loại này là tốt và cũng
không mấy ý nghĩa khi tìm cách loại bỏ nó một cách hồn tồn. Thị trường lao động
tự do không thể hoạt động mà lại khơng có thất nghiệp tạm thời.
●Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment)
Nhu cầu tiêu dùng xã hội và công nghệ sản xuất không ngừng thay đổi. Chẳng hạn,
xu thế người tiêu dùng khơng cịn muốn sử dụng nhiều một loại hàng hóa hay dịch
vụ nào đó và ưa chuộng một loại hàng hóa mới. Sản phẩm mới và cơng nghệ sản
xuất mới ra đời, thay thế công nghệ sản xuất cũ. Cơng nghệ mới địi hỏi các kỹ năng
mới và những người lao động theo cơng nghệ cũ khơng cịn thích hợp và do đó mất
việc. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cơ cấu. Cầu của một số loại lao
động tăng lên, cầu của một loại lao động khác giảm xuống. Trong khi đó mức cung
các loại lao động khác nhau khơng được điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng. Như
vậy sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực
phát triển so với các lĩnh vực khác là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cơ cấu. Nếu
tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối này trên thị trường lao động sẽ mất đi.
Những vùng có nguồn cung cao tiền lương sẽ hạ và tiền lương sẽ tăng cao ở vùng
có mức cầu lao động cao. Tuy nhiên, trong thực tế tiền lương là ổn định, chậm thay
đổi và sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến thất nghiệp.
● Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical unemployment)
Thất nghiệp chu kỳ xảy ra do tổng cầu giảm và số lao động đi tìm việc làm nhiều
hơn số việc làm mà xã hội có thể tạo ra. Thất nghiệp chu kỳ gắn với dao động chu
kỳ trong kinh doanh. Các nền kinh tế thị trường phát triển đều phải gánh chịu các
dao động về kinh tế do các tác động sốc khác nhau. Đó là sau mỗi thời kỳ phát triển

12


cao ồ ạt là thời kỳ kinh tế suy giảm và ngược lại. Nét đặc trưng của chu kỳ kinh
doanh là các nền kinh tế phải gánh chịu các thời kỳ suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp
cao và được tái diễn có tính chất chu kỳ. Thế giới đã trải qua thời kỳ Đại khủng
hoảng kinh tế các năm 1930. Đó là một giai đoạn mà thất nghiệp xẩy ra trên quy mơ
tồn cầu, kéo theo Đại chiến thế giới lần II 1936-1945. Sau Đại chiến thế giới II,
Chính phủ của nhiều nền kinh tế phát triển phải thông qua các đạo luật chống thất
nghiệp, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động có việc làm. Hiện nay, cuối năm
2008 và sang đầu 2009, thế giới lại chứng kiến một giai đoạn suy thoái kinh tế mới.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ở hầu hết các nước, bắt đầu từ các nước phát triển như
Mỹ, Nhật.
● Thất nghiệp cổ điển (Classical unemployment)
Ngoài ba loại thất nghiệp nêu trên, người ta cũng còn phân biệt một loại thất nghiệp
khác được gọi là thất nghiệp cổ điển. Thất nghiệp cổ điển là thất nghiệp do tiền lương
thực tế được ấn định cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường thị trường lao
động. Điều đó xẩy ra do sự can thiệp của Chính phủ hay với chính sách tiền lương
tối thiểu hay do đấu tranh của các nghiệp đoàn lao động nhằm bảo vệ quyền lợi
người lao động. Chính sách tiền lương tối thiểu một mặt bảo vệ lợi ích người lao
động, tuy nhiên hệ quả của nó là dẫn đến làm tăng thất nghiệp. Trên hình 6.4, tiền
lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng dẫn đến cầu lao động giảm và cung lao

Tiền lương

động tăng, dẫn đến thất nghiệp. Trong thời kỳ Đại suy thoái các năm

D

S


D Thất nghiệp S

E

Le

E

L

Lực lượng lao động

13

L1

L2

L

Lực lượng lao động

Hình 6.4: Hình bên trái, Tại điểm cân bằng trên thị trường lao động (E), cầu lao động


1930, do đạt mức tiền lương cao nên thất nghiệp tăng lên, các nhà kinh tế Mỹ ước
tính thiệt hại khoảng 4 nghìn tỷ đơ la, cao hơn nhiều lần só với thiệt hại do độc
quyền, do hệ thống thuế quan gây ra.
5. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên : Thất nghiệp tự nhiên là khái niệm của trường phái

tiền tệ. Đó là tỷ lệ thất nghiệp khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn. Khái
niệm này được đề xuất bởi Milton Friedman và Edmund Phelps vào năm 1968. Các
giả thiết của kinh tế học cổ điển được áp dụng trong lý luận về tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, đó là nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hồn hảo, thị trường hàng hóa và thị
trường lao động có khả năng điều chỉnh tức thời trước các biến động của giá cả.
Trên thị trường lao động, cân bằng đạt tại điểm A hình 6.5. tại đó, cầu lao động bằng
cung lao động. Lượng lao động cân bằng tại L1 và tiền lương thực tế bằng W1. Tuy
nhiên, tại mức lượng cân bằng thì lực lượng lao động vẫn cao hơn số lao

Tiền lương thực

w

Cung lao
động
LS

Cầu lao
động
LD

w1

Số người có
việc làm

A


B


L1

L2

Lực lượng lao
động LF

Lao động

Thất nghiệp
tự nhiên

Lực lượng lao động
14

Hình 6.5. Tại điểm cân bằng trên thị trường lao động A, mức lương thực
tế w1, cung lao động vẫn thấp hơn lực lượng lao đông, hiệu số giữa chúng
là thất nghiệp tự nhiên, bao gồm thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tạm


động được th mướn hay có việc làm. Trên hình 6.5, lực lượng lao động L2 cao hơn
lao động có việc làm tại điểm cân bằng là L1 . Đoạn AB = L2 – L1 tương ứng với số
lao động thất nghiệp tự nhiên, gồm trong đó thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tạm
thời. Thất nghiệp tự nhiên không bao gồm thất nghiệp không tự nguyện mà chỉ gồm
thất nghiệp tự nguyện. Chẳng hạn, tự nguyện ở nhà để chờ tìm việc khác lương cao
hơn hay chờ điều kiện tốt hơn.
- Điểm đáng chú ý đầu tiên là tại mức thất nghiệp tự nhiên tương ứng với mức lương
thực tế cân bằng trên thị trường lao động. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ
thất nghiệp thấp nhất có thể đạt được để nền kinh tế tạo được công ăn việc làm nhiều

nhất mà không gây ra lạm phát. Người ta nói, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức bằng
vàng ở giữa mức quá thấp hay quá cao. Tỷ lệ lạm phát trong thực tế biến động xung
quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Điểm chú ý thứ hai là tại mức thất nghiệp tự nhiên, sản lượng của nền kinh tế hay
GDP đạt mức tiềm năng, tại đó mọi nguồn lực được khai thác tối đa và đường tổng
cung của nền kinh tế là đường thẳng đứng (hình 6.6).

P

Thay đổi mức giá

Hình 6.6. Sản lượng, việc làm và lạm
phát. Tại điểm A, mọi nguồn lực của nền
kinh tế được khai thác tối đa, lao đơng được
tồn dụng tương, tỷ lệ thất nghiệp bằng lệ
thất nghiệp tự nhiên và sản lượng quốc gia
đạt cực đại.

O

●A
Y
Sản lượng tối 15
đa (tiềm năng)


- Tại mức sản lượng đạt mức tối đa thì mọi cố gắng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên sẽ địi hỏi chi phí cao hơn, dẫn đến lạm phát cao. Trước đây, trường phái kinh
tế Keynes cho là có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp để đạt được mức tồn dụng lao động
bằng các chính sách kinh tế của Chính phủ, trong đó có chính sách tiền tệ và chính

sách tài khóa nới rộng. Thực tế chứng minh là với các chính sách nói trên, nền kinh
tế có thể đạt đến gần mức toàn dụng lao động, nhưng giá phải trả là lạm phát sẽ tăng
cao. Do đó giảm tỷ lệ lao động thấp hơn mức tự nhiên chỉ là tạm thời và cuối cùng
tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về mức tự nhiên.
.- Các chính sách kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nói chung là nhằm
hoàn thiện các điều kiện cạnh tranh cho thị trường lao động đề loại bỏ các nhân tố
không hoàn hảo của thị trường (hệ thống phúc lợi xã hội , hệ thống thuế thu nhập,
điều kiện chuyển vùng, đào tạo nghề nghiệp). Khi đó đường cung lao động sẽ dịch
chuyển về bên phải, từ LS1 đến LS2 trên cùng mức lương W1, khi đó điểm cân bằng
dịch chuyển từ A đến B. Thất nghiệp tự nhiên giảm từ độ dài AB xuống CB (Hình
6.7).

Tiền lương thực tế

LS1
B

LD

LS2

A

C



B

L1


L3

L2

Số người có
việc làm

LF

Lao động

Thất nghiệp
tự nhiên

Lực lượng lao 16
động
Hình 6.7. Các chính sách kinh tế vĩ mơ làm dịch chuyển đường cung lao đồng
về bên phải, từ LS1 đến LS2. Điểm cân bằng dịch chuyển từ A đến C. Tỷ lệ thất


Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng càng tăng
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, xu hướng là ngày
càng tăng. Vào đầu năm 1960, các nhà kinh tế đã kết luận là tại điểm lao động có đủ
việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ở Mỹ là 4%. Vào đầu năm 1970, con số ước tính
là 5%. Đến năm 1984, các nhà kinh tế cho là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên từ 6 đến 7%.
Có hai yếu tố làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đó là số lượng thanh niên bước
vào tuổi lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp tạm thời trong thanh niến là cao nhất.
Yếu tố thứ hai là tác động của các chính sách Chính phủ. Ví dụ điển hình là chính
sách bảo hiểm thất nghiệp. Một công nhân bị sa thải được quyền bảo hiểm thất

nghiệp. Trong thời gian 26 tuần, người bị thất nghiệp có thể thu về 50% số lương
cũ. Nếu tính theo thuế được miễn giảm thì thu bảo hiểm thất nghiệp tương đương
60% đến 70% tiền lương. Kết quả là cơng nhân ít tích cực tìm việc làm và từ chối
việc làm có tiền lương thấp. Kết quả tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
6. Các lý thuyết về thất nghiệp
Đến tận các năm 1930, các nhà kinh tế học cổ điển vẫn tin là với cơ chế thị
trường, giá sẽ đưa tỷ lệ thất nghiệp đến mức tối thiểu hợp lý. Họ cho là tổng số chi
tiêu của xã hội sẽ quyết định tỷ lệ thất nghiệp. Theo quy luật Say (Say’s Law), một
sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra sẽ tạo ra một lượng thu nhập. Nếu
đem lượng thu nhập này chi tiêu thì có thể mua được đúng sản lượng hàng hóa và
dịch vụ đã được sản xuất ra. Nói cách khác, cung tạo ra cầu của nó, vì tổng số tiền

17


mà người sản xuất trả cho các nguồn lực phải đúng bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ
mà họ sản xuất ra.
Tuy nhiên cũng có thể đặt ra câu hỏi là nếu tất cả thu nhập được tao ra khơng
chi tiêu hết mà có để dành tiết kiệm thì sẽ thế nào? Các nhà kinh tế học cổ điển cho
là tiết kiệm sẽ dẫn đến đầu tư. Đầu tư sẽ mua máy móc, thiết bị, nghĩa là tiết kiệm
sẽ trở lại chi tiêu. Cơ chế giá thị trường sẽ làm cho tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư.
M.Keynes và trường phái kinh tế Keynes chỉ ra là có ít nhất 2 thiếu sót lớn của mơ
hình cổ điển.
Thứ nhất là khơng có gì bảo đảm cho tổng tiết kiệm sẽ bằng tổng đầu tư trong
thời kỳ có tỷ lệ thất nghiệp cao? Tiết kiệm của dân cư và của doanh nghiệp không
giống như đầu tư mà dân cư và doanh nghiệp tiến hành và hoàn toàn theo các động
cơ khác nhau. Đặc biệt một số đáng kể tiết kiệm của các gia đình là nhằm để dành
những ngày trái gió đổi trời, để mua một chiếc xe hơi hay một dụng cụ gia đình nào
đó. Mặt khác, một số đáng kể đầu tư cuả các doanh nghiệp là nhằm mở rộng nhà
máy để tăng lợi nhuận. Theo Keynes không có gì chắc chắn là lãi suất sẽ làm cho

tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư như các nhà kinh tế cổ điển . Theo Keynes, trong
thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp cao có thể tổng tiết kiệm sẽ khơng bằng tổng đầu tư. Đầu tư
chỉ tương ứng mức việc làm trong thời kỳ thất nghiệp cao. Chỉ riêng cơ chế thị trường
khơng thơi chưa đủ, phải có vai trị của Chính phủ mới giải quyết được các vấn đề
nan giải như thất nghiệp và lạm phát.
Thứ hai, Keynes và trường phái Keynes chỉ ra rằng giả thiết giá cả và tiền lương
hồn tồn linh hoạt là khơng thực tế. Ngược với quan niệm cổ điển, kinh tế hiện đại
cho là thị trường cạnh tranh hồn hảo cịn nhiều bất cập là nguyên nhân cản trở dẫn
đến làm giảm tính linh hoạt của giá cả và tiền lương. Đặc biệt, nhiều ngành sản xuất
chủ chốt được điều hành bỡi một số đại gia họ cố gắng tránh việc cắt giảm giá cả.
Ngay cả trường hợp tổng cầu giảm mạnh thì các ngành này vẫn muốn duy trì mức
18


giá cả ổn định một cách lạ thường. Thêm vào đó, các nghiệp đồn lao động lại đấu
tranh quyết liệt để tránh việc cắt giảm tiền lương. Như vậy, khó mà tin chắc là giá
cả và tiền lương giảm có thể phụ thuộc vào việc duy trì tồn dụng lao động.
Học thuyết Karl Marx có cái nhìn hồn tồn khác về thất nghiệp. Để hiểu sâu
hơn các kết luận của Marx về thất nghiệp cần biết qua bối cảnh lịch sử thời kỳ học
thuyết Marx ra đời.. Đó là thời kỳ sôi động về đấu tranh giai cấp chống giai cấp
thống trị. Phần lớn các nước Châu Âu, dân chủ bị suy giảm. Chế độ lao động hà khắc
có nơi phải làm việc trung bình 80 giờ một tuần (nhà máy Manchester, Anh, năm
1862) với điều kiện làm việc cực kỳ tồi tệ nhưng tiền lượng lại quá thấp. Marx nhìn
hệ thống kinh tế bấy giờ và tin là chủ nghĩa tư bản sẽ sụp đổ. Ông cho là người cơng
nhân bị bóc lột q mức bới các nhà tư bản. Với công nghệ sản xuất tiết kiệm lao
động ngày càng được áp dụng thì thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Cạnh tranh tìm
việc để kiếm sống sẽ làm cho tiền lương giảm thấp. May móc thay thế con người,
Marx tin là lợi nhuận sẽ giảm và thất nghiệp sẽ ngày càng tăng. Cuối cùng chủ nghĩa
tư bản sẽ sụp đổ. Cần xây dựng một hệ thống kinh tế khơng có khu có sở hữu tư
nhân. Tuy nhiên Marx chưa giải thích được rõ ràng về các đặc trưng chi tiết của hệ

thống kinh tế mới.
John Maynard Keynes sống và làm việc hầu như một thế kỷ sau Marx. Keynes
cũng như Marx. Cả hai đều quan tâm đến cùng một vấn đề đó là thất nghiệp và tương
lai của hệ thống tư bản. Marx tiên đoán rằng thất nghiệp sẽ càng ngày càng trầm
trọng và đi đến sụp đổ. Vào các năm 1930, Keynes sống trong cao điểm của nạn thất
nghiệp, cuộc Đại suy thối thế giới có vẻ như chứng minh cho tiến đoán của Marx.
Năm 1936, trong khi thế giới còn đang trong cơn đau dữ dội của thảm họa kinh tế
thì Keynes xuất bản quyển sách “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất, và tiền
tệ” (The general Theoroy of Employment, Interest, and Money). Mục đích quyển
sách này là cắt nghĩa tại sao hệ thống kinh tế tư bản bị sa lầy trong tình trạng suy
19


thoái của trạng thái cân bằng của các năm 1930. Ơng cũng cố gắng chỉ ra cách mà
Chính phủ có thể giúp dể giải quyết tình trạng này. Ngược với các nhà kinh tế cổ
điển, Keynes kết luận là không có cơ chế tự động nào của xã hội tư bản có thể tạo ra
đủ việc làm ở mức độ cao hoặc ít nhất là tạo ra điều đó một cách nhanh chóng .
Ngược lại, mức cân bằng của sản lượng quốc gia về dài hạn là thấp hơn mức cần
thiết để đạt được trạng thái có việc làm ở mức cao. Ơng chủ trương Chính phủ nên
sử dụng mạnh mẽ sức mạnh của mình bằng chính sách tài khóa để đưa nền kinh tế
đến trạng thái có đủ việc làm hay giảm thất nghiệp. Điều này sẽ nói đến trong
chương Chính sách tài khóa trong kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng và đối
phó với thất nghiệp.
Cho đến nay, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều đổi thay. Thất nghiệp và lạm
phát vẫn còn là các vấn đề quan tâm của mọi người. Các nhà kinh tế hiểu sâu sắc
hơn về thất nghiệp và mối quan hệ của thất nghiệp với lạm phát. Lý thuyết thất
nghiệp trong kinh tế hiện đại đã tiến một bước rất dài từ sau khi học thuyết Keynes
ra đời.
6. Ảnh hưởng của thất nghiệp
● Giá phải trả về kinh tế

Khi một nền kinh tế có thất nghiệp cao sẽ khơng sử dụng hết được các nguồn lực vì
lao động tạo khả năng sử dụng nguồn lực. Nền kinh tế sẽ hoạt động ở bên dưới đường
năng lực sản xuất nghĩa là nền kinh tế cịn có thể sản xuất ở mức cao hơn nếu mọi
lực lượng lao động được sử dụng. Giá mà nền kinh tế phải trả cho thất nghiệp là giá
trị hàng hóa và dịch vụ đáng ra phải được sản xuất bỡi những người thất nghiệp. Các
nhà kinh tế đưa ra khái niệm GDP tiềm năng, đó là GDP có thể đạt được nếu như
khơng có thất nghiệp hay tồn dụng lao động. Nói cách khác nếu tất cả lao động đều
có việc làm hay đều được tham gia vào các hoạt động sản xuất thì tổng sản phẩm
cuối cùng được sản xuất ra trong nước sẽ bằng GDP tiềm năng. Hiệu số giữa GDP
20


tiềm năng và GDP thực tế là mức thiệt hại hay mức tổn thất mà nền kinh tế gánh
chịu do thất nghiệp. Căn cứ trên số liệu Mỹ, Okun (1955-1984) đã rút ra định luật là
khi GDP thực giảm xuống mức 2% GDP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1% so
với mức thất nghiệp tự nhiên. Chẳng hạn năm 1983 GNP thực tế của Mỹ kém hơn
GNP tiềm năng là 7% và mức thất nghiệp là 9.5% . Vì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là
6% và mức lệch của GDP thực là 7% nên có 3.5 % (hay 7/2) thất nghiệp thực tế,
cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên,
● Giá phải trả về xã hội
Người bị thất nghiệp cuộc sống khó khăn. Mặc dù ngày nay nhiều nước có chế
độ trợ cấp thất nghiệp tuy nhiên khi mức sống của xã hội cao lên thì đời sống của
người thất nghiệp vẫn phải sống với mức thấp của xã hội. Thất nghiệp hay mất việc
luôn là nỗi ám ảnh của người lao động và của xã hội. Giá phải trả về mặt xã hội là
lớn vì thất nghiệp ảnh hưởng không những lên đời sống vật chất mà cả đời sống tinh
thần và đạo dức toàn xã hội.
III. QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHỆP
Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện qua đường cong Phillips
1. Đường cong Phillips (ngắn hạn)
Năm 1958, kết quả thực nghiệm của A.W. Phillips cho thấy mối quan hệ

ngược giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương của nước Anh giai đoạn 18611957. Trước đó, vào các năm 1920, I. Fisher cũng đã nói đến đường cong dạng
Phillips. Vì vậy, một số nhà kinh tế cho là nên gọi đường cong Phillips ban dầu là
đường cong Fisher để phân biệt với đường cong Phillips sau này. Với số liệu nhiều
nước khác nhau, P. Samuelsson và R. Solow vào 1960 đã làm rõ hơn mối quan hệ
giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát chứ không phải thất nghiệp với tiền lương. Theo

ố lạm phát

đó, lạm phát càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng thấp và ngược lại (hình 6.8).
21


Từ sau 1958, nhiều nhà kinh tế ở các nền kinh tế phát triển cho rằng mối quan hệ
giữa thất nghiệp và lạm phát theo đường cong Phillips là không thay đổi và ổn định.
Chính phủ có thể can thiệp để kiểm soát được lạm phát và thất nghiệp bằng các chính
sách tài khóa theo học thuyết Keynes.
Vào các năm 1970, nhiều nền kinh tế đã phải trải qua thời kỳ vừa lạm phát
cao vừa tỷ lệ thất nghiệp cao hay được gọi là tình trạng đình đốn lạm phát đi kèm
suy thoái (stagflation). Theo lý luận dựa trên đường cong Philllips thì điều đó khơng
thể xẩy ra. Có thể thấy trên hình 6.9, Số liệu lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn
các năm 60 rất phù hợp với đường cong Phillips. Tuy nhiên, số liệu các năm 70 và
80 thì khơng phù hợp với đường cong Phillips. Lạm phát các năm 70 đã đưa thất
nghiệp lên mức cao.

Chỉ số lạm
phát

14 12 10 86420

● 79

● 80
● 74
● 69
● 68
●57
2

4

● 78
● 77

● 81

● 84
● 59
● 61
6
8
22
Tỷ lệ thất
nghiệp

● 82
● 83
10

Hình 6.9 . Số liệu lạm phát và thất nghiệp các năm 60 có quan



Một nhóm các nhà kinh tế đứng đầu là Milton Friedman đã khơng thừa nhận là
đường cong Phillips có thể phản ảnh được quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp về
dài hạn. Theo đó, đường cong Phillips như trên hình 6.8 chỉ là đường Phillips ngắn
hạn. Về dài hạn, đường cong Phillips sẽ có dạng thẳng đứng. Trên hình 6.9, cùng
một mức thất nghiệp như nhau thì lạm phát ở các năm 70 cao hơn các năm 60. Theo
quan điểm của họ thì chính sách can thiệp của Chính phủ bằng chính sách tài khóa
mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng chỉ có thể giảm thất nghiệp tạm thời và sẽ
dẫn đến lạm phát tăng tốc. Từ đó, M. Friedman cho là phải trở lại chính sách thị
trường tự do khơng có can thiệp của Chính phủ.
Theo trường phái M. Friedman, trên thực tế tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên phụ thuộc vào thời gian tìm việc đến khi nhận được việc làm mới của người
lao động. Người lao động càng miễn cưỡng không sẵn sàng nhận các công việc
không hấp dẫn hay công việc có mức lương q thấp thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
càng cao. Các nhà kinh tế chú trọng vào thất nghiệp cơ cấu thì cho là thất nghiệp tự
nhiên phụ thuộc vào tốc độ đổi mới công nghệ và lao động trong các ngành mà sản
xuất bị thu hẹp cần được đào tạo lại nghề nghiệp để làm việc trong các nghành mà
sản xuất đang mở rộng.
2. Đường Phillips dài hạn
Giả sử nền kinh tế đang ở tại điểm A, có tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5.5%
(hình 6.10) và lạm phát ở mức 4% và Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ và chính
23


sách tài khóa nới rộng để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4%. Do chính sách tiền tệ và
tài khóa mở rộng, tổng cầu tăng lên và giá tăng lên. Giả sử tiền lương bằng tiền là
chậm thay đổi, lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ tăng. Sản xuất sẽ mở rộng và công
nhân được thuê thêm, cầu lao đông tăng, thất nghiệp giảm. Nền kinh tế sẽ đi theo
đường Phillips ngắn hạn từ A đến B. Tại B lạm phát cao hơn, ở mức 6%.




10 Chỉ số lạm phát

F

Đường
Phillips
dài hạn
NAIRU

D

8 -



●E

6 -

●B

●C
●A

4 -

1

2


3
4
5
Tỷ lệ thất nghiệp

Các đường
Phillips ngắn
hạn

6

Hình 6.10.Mơ hình tăng tốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa nới rộng
nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5.5% xuống 4%, nhưng đường cầu lao
động sẽ dịch chuyển lên trên, tại điểm D thất nghiệp 4% nhưng lạm
phát là 6%

Các nhà kinh tế theo lý thuyết tăng tốc cho là sự dịch chuyển đó chỉ là tạm thời. Nếu
người dân kỳ vọng là trong tương lai giá cả tăng cao hơn năm trước, đường cầu lao
động sẽ dịch chuyển lên trên về bên phải. Điều đó xảy ra vì khi kỳ vọng lạm phát
cao hơn, chẳng hạn 10%, các nghiệp đoàn sẽ khơng bằng lịng nếu mức lương tăng
24


dưới 10% hoặc người lao động khơng bằng lịng làm việc với mức lương 6%. Tại
điểm B, người dân điều chỉnh lại kỳ vọng của họ và kết quả thất nghiệp tăng lên,
đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển về bên phải đến điểm C trên đường Phillips
dài hạn.
Như vậy, kỳ vọng lạm phát càng cao thì đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển
sang phải càng nhiều, Ngược lại, kỳ vọng về lạm phát càng thấp thì đường Phillips

ngắn hạn dịch chuyển sang trái về gần vị trí xuất phát càng nhiều
Tại điểm C nếu Chính phủ vẫn muốn duy trì lạm phát ở mức 4%, Chính phủ lại
phải áp dụng chính sách tiền tệ va tài khóa mở rộng và làm tăng tổng cầu, mở rộng
sản xuất, tăng thuê lao động, giảm thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ theo đường Phillips
ngắn hạn dịch chuyển lên trên và sang trái đến điểm D. Tại đó lạm phát 8% và thất
nghiệp 4%.
Trên đường Phillips dài hạn tỷ lệ thất nghiệp không bị tăng tốc, chỉ khi nào lệch
khỏi vị trí trên đường Phillips dài hạn thì lạm phát tăng tốc. Vì vậy các nhà kinh tế
trường phái tăng tốc (accelerationists) gọi đường Phillips dài hạn là đường tỷ lệ thất
nghiệp với lạm phát khơng tăng tốc (Non-accelerating inflation rate of
unemployment- NAIRU). Nói cách khác giữa thất nghiệp và lạm phát khơng có liên
quan nhau trên đường Phillips dài hạn. Chỉ có duy nhất một tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ
tự nhiên của thất nghiệp (điểm M trên đồ thị hình 6.11) tương ứng với một tốc độ
lạm phát ổn định trên đường NAIRU. Nhà kinh tế học Edmund Phelps đã nhận được
giải Nobel kinh tế năm 2006 do phát hiện này.
Hình 6.11. trình bày đồ thị đường Phillips dài hạn với các đương Phillips ngắn
hạn dạng đường cong. Trong trong ngắn hạn, các nhà làm chính sách phải đối mặt
với quan hệ tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Các nhà làm chính sách thường tìm cách
giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách tạm thời. Tuy nhiên giảm tỷ lệ lạm phát xuống dưới
mức nhịp tăng tự nhiên luôn dẫn đến lạm phát cao hơn về dài hạn trên đường Phillips
25


×