Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học vai trò của tương tác trong phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.4 KB, 17 trang )

bài tiểu luận

MÔN: PHáT THANH TRUYềN HìNH TƯƠNG TáC

Đề tài :

Vai trò của tơng tác trong phát
thanh hiện đại

1


MỞ ĐẦU
Có thể nói, cùng với sự phát triển về nhiều mặt của xã hội, truyền thông
đại chúng ở Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình to lớn để đáp ứng
nhu cầu thông tin của công chúng. Không nằm ngồi xu hướng đó, phát thanh đã
và đang có nhiều thay đổi để xứng đáng với vai trò là một phương tiện truyền
thông mạnh.
Ngày nay, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin của công chúng
ngày càng tăng và có nhiều thay đổi. Địi hỏi này khơng chỉ đơn giản là có thơng
tin mà thơng tin phải mang chất lượng cao. Kèm theo đó là nhu cầu được thể
hiện thơng tin. Người nghe khơng cịn thụ động trong q trình truyền thơng nữa,
mà họ mong muốn trở thành người thẩm định trong q trình truyền thơng tin.
Mặt khác, nhu cầu phát triển tự thân của các Đài phát thanh đứng trước xu thế
cạnh tranh gay gắt của các loại hình phương tiện truyền thơng khác, phát thanh
truyền thống cũng muốn thay đổi, tự làm mới mình để chiếm lĩnh công chúng.
Điều dễ nhận biết nhất là phát thanh đã chuyển dịch từ độc thoại sang đối thoại,
mà thực chất là có sự “tương tác” giữa người truyền thông tin và người tiếp nhận
thông tin. Sự “tương tác” này ngoài việc tăng cường mối quan hệ giữa báo chí
với cơng chúng, mà cịn thể hiện được đời sống dân chủ trong báo chí. Trong báo
chí sự trao đổi giữa người truyền đạt và công chúng tiếp nhận càng nhiều thì q


trình truyền thơng đạt hiệu quả càng cao.
Để làm rõ vai trò của phát thanh trong sự chuyển dịch từ độc thoại sang
đối thoại (thực chất là sự tương tác giữa nhà đài và thính giả), em đã chọn đề tài
“Vai trò của tương tác trong phát thanh hiện đại” nhằm góp một vài ý kiến,
cách nhìn nhằm làm rõ hơn nội dung này./.

2


LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm phát thanh
Phát thanh là một loại hình truyền thơng đại chúng trong đó nội dung
thông tin được truyền tải qua âm thanh. Đặc thù của phát thanh là nó bao gồm ba
yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động.
Phát thanh có 2 loại hình:
- Phát thanh qua làn sóng điện
- Phát thanh truyền qua hệ thống dây đẫn
Về mặt kỹ thuật, trước đây người ta chia phát thanh thành hai loại AM và
FM. AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát
thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật
điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng cực ngắn.
Phần lớn các đài phát thanh AM có cơng suất máy phát lớn và tầm hoạt
động xa hơn các đài FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng của loại phát thanh này bị
ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài FM phát sóng thẳng, hầu như khơng bị ảnh hưởng
nhiều nên chất lượng tín hiệu rất tốt. Vì thế, nó truyền các chương trình âm thanh
nổi tốt hơn các đài AM. Việc đầu tư cho các đài FM lại thấp. Tuy nhiên, đài FM
có phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ thích hợp với các trung tâm đơ thị lớn, các khu vực
đông dân cư. Những năm 40 của thế kỷ XX, sự ra đời của sóng FM đánh dấu

bước nhảy vọt thứ nhất với những ưu thế vượt trội so với AM. Chất lượng sóng
và chi phí đầu tư, khai thác lại rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát huy tối đa vùng phủ
sóng và đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết hợp hài hịa
giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM.
3


Ngày nay, các nước trên thế giới và ở Việt Nam đã chuyển sang sử dụng
phát thanh số DAB (Digital Audio Broadcasting). Đây là bước nhảy vọt thứ hai
của công nghệ phát thanh. Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của phát
thanh số đã đưa kỹ thuật phát thanh sang một giai đoạn mới.
1.2.

Khái niệm phát thanh tương tác
Tương tác trong phát thanh là sự giao lưu, tác động qua lại giữa những

người thực hiện chương trình phát thanh và thính giả về các nội dung mà
chương trình đề cập nhằm mục đích trao đổi thơng tin, đem lại cho cả hai bên
những nhận thức mới, làm thỏa mãn nhu cầu thông tin đa chiều và nhu cầu được
tham gia vào các chương trình phát thanh của thính giả. Người làm phát thanh
từ những thông tin phản hồi của thính giả có thể điều chỉnh nội dung, cách thức
thể hiện để đáp ứng nhu cầu thông tin của cơng chúng thời hiện đại.
Một chương trình phát thanh được gọi là phát thanh tương tác khi có :
- Sự giao lưu, tác động qua lại giữa người làm chương trình với thính giả
diễn ra đồng thời với việc sản xuất chương trình phát thanh. Điều này có nghĩa là
thính giả tham gia vào nội dung, làm nên một phần của nội dung chương trình. Ở
chương trình phát thanh tương tác, phương thức tối ưu là phát thanh trực tiếp.
- Đây là chương trình phát thanh mở, có tính linh họat theo diễn tiến của
nhu cầu thính giả đang tham gia vào chương trình. Ở một số chương trình tương
tác đặc thù, nếu thính giả khơng tham gia tương tác, chương trình khơng thể tồn

tại. (Chẳng hạn như các chương trình mang tính chất tư vấn, giải đáp thắc mắc
của cơng chúng…)
- Thơng tin có tính chất hai chiều và mang tính đối tượng cao. Nếu như
trong chương trình phát thanh không tương tác, thông tin tác động một chiều (chỉ
cung cấp thơng tin cho thính giả) thì trong các chương trình phát thanh tương tác,
hệ thống liên kết hai chiều đã được thiết lập rõ ràng. Đặc trưng chủ yếu của phát
thanh tương tác chính là ở chỗ thính giả có khả năng tác động trực tiếp vào nội
4


dung chương trình. Mỗi chương trình thường hướng đến một nhóm đối tượng
nhất định.
- Sự giao lưu với thính giả khiến chương trình sinh động, hấp dẫn, linh
hoạt, cuốn hút người nghe.
2. Phương thức tác động của phát thanh
Xét về phương thức tác động, phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ
thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác
động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.
Để trả lời cho câu hỏi "Radio là gì?", tác giả Lois Baird trong cuốn sách
Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh (Trường Phát thanh, truyền hình và
điện ảnh Australia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo chí này.
Đó là:
- Radio có hình ảnh
- Radio là thân thiện
- Radio dễ tiếp cận và dễ mang
- Radio là trực tiếp
- Radio có ngơn ngữ riêng của mình
- Radio có tính tức thời
- Radio khơng đắt tiền
- Radio có tính lựa chọn

- Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin và giáo dục
- Radio là âm nhạc
Trong cuốn sách Lý luận báo phát thanh, tác giả Đức Dũng nêu ra các
đặc điểm cơ bản của loại hình báo chí phát thanh như sau:
- Tỏa sóng rộng: là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng
lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng. Nhờ đó, phát thanh khơng có giới
5


hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao.
- Thơng tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thơng tin được truyền qua sóng
điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn
cầu. Trong một số trường hợp, như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh, phát
thanh có thể ngay lập tức thông tin cho công chúng biết về sự việc ở chính thời
điểm nó đang diễn ra. Mặt khác, thính giả cùng một lúc được nghe thơng tin ở
cùng một thời điểm, tiếp nhận cùng một lúc.
- Thông tin phụ thuộc vào qui luật thời gian: Khác với khi đọc báo,
người đọc có thể chủ động xem thơng tin ở bất cứ trang nào. Với thính giả, họ bị
phụ thuộc vào qui luật của q trình thơng tin trên radio. Họ phải nghe chương
trình từ đầu tới cuối và hồn tồn bị động. Nói cách khác, trong một chương
trình phát thanh, thính giả chỉ được nghe mỗi thơng tin phát ra một lần theo trình
tự thời gian.
- Sống động, riêng tư và thân mật: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so
sánh phát thanh với báo in. Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông tin
qua giọng đọc của con người, bao gồm các kỹ năng về cao độ, cường độ, tiết tấu,
ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sinh động, tạo ra
sức hấp dẫn để thu hút thính giả đến với chương trình. Mặt khác, các chương
trình phát thanh đều hướng đến số đơng nhưng mỗi thính giả chỉ lắng nghe với tư
cách cá nhân.

- Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc. Đây
cũng là đặc trưng chung của báo điện tử (bao gồm cả phát thanh và truyền hình)
trong tương quan so sánh với báo in. Truyền hình cũng có đầy đủ những đặc
điểm trên, thậm chí có những đặc điểm còn thể hiện một cách đậm đặc hơn, sinh
động hơn so với phát thanh. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt. Với truyền
hình, hình ảnh ln giữ vị trí số một, âm thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ. Phát
thanh, âm thanh quan trọng hơn. Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp (lời nói,
6


tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác. Tác giả V.V. Xmirmốp, trong cuốn
Các thể loại báo chí phát thanh, cho rằng: "sự cảm thụ thông tin ngôn ngữ bằng
thính giác được làm cho phong phú thêm bằng tác động của trí tưởng tượng"
[43, tr.17]. Như vậy, âm thanh "khơng chỉ là phương thức tác động duy nhất mà
cịn là đặc trưng cơ bản của phát thanh trong tương quan so sánh với các loại
hình báo chí khác" [30, tr.84].
Như vậy, với đặc điểm là tác động trực tiếp đến người nghe bằng hệ
thống âm thanh, phát thanh (radio) có nhiều lợi thế so với các loại hình truyền
thơng khác như báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Radio có thể đến với cơng
chúng ở mọi lúc mọi nơi, trên đồng ruộng, trên xe hay trong nhà… Mặt khác, giá
thành của phương tiện này cũng rẻ hơn rất nhiều so với máy thu hình và ai cũng
có thể trang bị cho mình một chiếc radio để làm bạn.
2.1.

Tương tác trong truyền hình
Ở nước ngồi, truyền hình tương tác (Interactive television) được xem

như một thuật ngữ kỹ thuật, nhằm phân biệt với các hình thức truyền hình khơng
trả tiền và người xem không được phép chọn lựa nội dung cần xem. Truyền hình
tương tác là phương thức xem truyền hình mà người xem phải trả tiền và được

quyền chọn lựa chương trình để xem nhờ cơng nghệ kỹ thuật số.
Ở một phạm vi khác, thuật ngữ “tương tác” còn được xem như một
phương thức mới, tính chất mới trong sản xuất các chương trình truyền hình, đó
là tính “giao tiếp truyền hình” theo cách làm mới, dân chủ hơn, không bị sa vào
một chiều thông tin như trước đây.
Ở Việt Nam, tính tương tác trong truyền hình cũng bắt đầu được chú
trọng trong nhiều năm trở lại đây. Hình thức tương tác phổ biến nhất trên truyền
hình hiện nay là tương tác bằng cách nhắn tin điện thoại. Đây là cách thức đơn
giản nhất và thu hút khán giả của các kênh truyền hình.

7


Biểu hiện rõ nét nhất ở các trương trình truyền hình thực tế, khán giả có
thể gọi điện đến chương trình yêu cầu, rồi nhắn tin bình chọn. Một trong những
hình thức tương tác khác ở truyền hình Việt Nam chính là các dạng chương trình
Talk show. Đây là hình thức tương tác trực tiếp, giao lưu trực tiếp với người thực
hiện chương trình và khách mời của chương tình. Các chương trình như: Như
chưa hề có cuộc chia ly phát trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, Sao
online của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, chương trình Góc nhìn khơng gian
phát sóng trên kênh truyền hình VTC1, Chương trình Sáng ngời y đức nằm trong
Chuyên mục Giao lưu, phát sóng vào thứ Năm hàng tuần trên kênh HTV9,
chương trình Trang web đồng đẳng trong chuyên mục Những ước mơ xanh, phát
vào tối thứ bảy (hai tuần một lần) trên VTV1... là những chương trình truyền
hình tương tác. Với những chương trình dạng Talk show như thế này, người xem
có thể gọi điện thoại trực tiếp, bày tỏ ý kiến với nhân vật của chương trình trong
các chương trình tọa đàm, giao lưu được phát sóng trực tiếp.
Năm 2007, Truyền hình Việt Nam có thêm kênh mới – VTV6 , ra mắt
chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, theo phong cách mới:
Truyền hình tương tác. Điều này tạo nên sự mới mẻ, mang tính đột phá trong

việc sản xuất chương trình của truyền hình Việt Nam. Các chương trình của kênh
VTV6 tương tác với khán giả dưới nhiều hình thức khác nhau như: truyền hình,
Internet (email, webcam, blog), điện thoại di động, điện thoại cố định... ngay
trong lúc chương trình đang phát sóng hay trước đó. Nhiều chương trình có khán
giả tham gia vào việc sản xuất nội dung.
Có thể nói, những năm gần đây, xu hướng “tương tác” giữa chương trình
truyền hình và khán giả ngày càng được mở rộng. Từ chỗ hạn hẹp trong các
chương trình phim truyện, âm nhạc, trị chơi truyền hình, hiện đã lan rộng đến
các chương trình mang tính xã hội, dân sinh...

8


2.2.

Tương tác trong phát thanh
So với báo mạng điện tử, báo phát thanh thực hiện tương tác không thuận

lợi bằng bởi sự kiểm sốt thính giả tham gia chương trình trực tiếp qua điện thoại
phức tạp hơn. Nhưng so với truyền hình, báo phát thanh có nhiều thuận lợi trong
việc thực hiện tương tác. Bởi tính chất của báo phát thanh là âm thanh, tiếng nói
- ý kiến của thính giả dễ dàng chuyển tải lên chương trình, làm nên một phần của
nội dung. Hơn nữa, bởi sự thân mật trong phát thanh và yếu tố tâm lý “không
phải lên hình”, phát thanh tương tác đang ngày càng bộc lộ thế mạnh của nó.
Thực hiện phát thanh tương tác khơng địi hỏi nhiều nhân lực và khơng tốn kém
như truyền hình.
3. Khái niệm về vai trị
Vai trị thường là tính từ chỉ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tượng, dùng
để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ, mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng
trong một hồn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Ví dụ: Vai trị của Đảng

đối với sự phát triển đất nước, vai trò của tác phẩm văn học nào đó đối với sự
nghiệp sáng tác văn học của tác giả, vai trò của từ đối với câu vvv...
Nếu là danh từ: Vai trò chỉ tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong
sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức. Ví dụ: Vai trị
của gia đình trong giáo dục con cái, vai trò của tri thức trong phát triển đất
nước…

9


VAI TRÒ CỦA TƯƠNG TÁC TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1. Tương tác giúp chương trình có nội dung thơng tin đa dạng, hình thức
thể hiện phong phú và sinh động
Phát thanh tương tác cho phép người nghe tác động đến chương trình
mình tham gia. Với một kịch bản mở, nội dung chương trình phát thanh tương
tác khơng chỉ là những thơng tin mà phóng viên, biên tập viên soạn ra theo quan
điểm mà cịn là những thơng tin phản hồi đa chiều từ phía người nghe. Với cách
làm này, phát thanh tương tác sẽ thay đổi cách nghe đài, cách thức tiếp nhận
thơng tin của thính giả (từ thụ động sang chủ động).
Về nội dung, thơng tin ở đó khơng chỉ do phóng viên cung cấp mà do cả
cơng chúng, những người tham gia vào chương trình qua trao đổi cung cấp do
vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Chương trình phát thanh mở là một trong những xu
hướng xây dựng chương trình phát thanh hiên đại. Mở cho thính giả tham gia
trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường
dây điện thoại trực tiếp. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi
điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được
đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách
tiếp cận và phân tích vấn đề. Mục đích là để thơng tin nhanh, để thính giả có thể
tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình, làm tăng tính đời thường của
chương trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống như người

bạn, một diễn đàn nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến.
Về hình thức, theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn
ngữ đa giọng (bao gồm của các phát thanh viên, biên tập viên, cộng tác viên và
đặc biệt là các thính giả) của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu
hưởng thụ thơng tin của cơng chúng báo chí nhiều hơn. Sự xuất hiện của các
phóng viên, biên tập viên và người dẫn làm trao đổi, tương tác với nhau làm cho
10


chương trình có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi, hấp dẫn cơng chúng hơn.
Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú - trong đó có nhiều tiếng
nói của người dân và việc sử dụng phương thức nói với ngơn ngữ đời sống bình
dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả. Sự tham gia của thính
giả sẽ tạo nên bầu khơng khí giao lưu, cởi mở, giúp chương trình sống động hơn.
Từ đó, chương trình như một bức tranh âm thanh với nhiều giai điệu sẽ thu hút
nhiều người cùng lắng nghe, suy ngẫm và đồng cảm nên có thể tạo ra những hiệu
ứng lan tỏa lớn hơn. Đây là ưu thế hơn hẳn của phát thanh trực tiếp mang tính
tương tác so với chương trình phát thanh chỉ có sự xuất hiện của biên tập viên và
phát thanh viên.
2. Tương tác có khả năng tạo nên niềm tin cho thính giả, giúp tăng cường
mối quan hệ giữa kênh và các thính giả
Thực tế là có nhiều nhóm cơng chúng thính giả chỉ theo dõi một số kênh,
một số chương trình nhất định. Nó khẳng định chất lượng chương trình và niềm
tin của thính giả đối với chương trình, kênh phát thanh đó.
Thơng thường, các chương trình thu trước thường có độ chính xác cao về
thơng tin, tạo sự tin tưởng tuyệt đối trong lịng thính giả. Tuy nhiên, với tính chất
không phát trực tiếp nên sự tương tác qua lại giữa thính giả và một chương trình
phát thanh cần một thời gian nhất định. Có thể lấy ví dụ chương trình “Hộp thư
thính giả” của kênh VOV5 đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình sẽ trả lời, giải
đáp thắc mắc những câu hỏi được gửi về từ thính giả Việt kiều ở nhiều đất nước

trên thế giới mà nội dung thư chủ yếu xoay quanh các thủ tục nhập cảnh, nhập
quốc tịch, cấp visa, bảo lãnh…Trong chương trình này, kênh VOV 5 chỉ như một
cầu nối trung gian, chuyển những thắc mắc của thính giả đến các cơ quan chức
năng có thẩm quyền. Sau khi nhận được phản hồi chính xác, thính giả có thể
nghe câu trả lời trên sóng. Chương trình này có sự tương tác giữa thính giả và
nhóm sản xuất, nhưng cần phải mất một thời gian nhất định.
11


Bên cạnh đó, chương trình phát thanh khơng trực tiếp vẫn có sự xuất hiện
của nhiều yếu tố tương tác khác. Ví dụ như đối với chương trình tọa đàm sẽ có
đối thoại giữa người dẫn với khách mời, trong chương trình có hai người dẫn sẽ
có sự tương tác giữa người dẫn với nhau… Ở đây, sự khác biệt giữa phát thanh
trực tiếp và phát thanh không trực tiếp chỉ nằm ở độ hấp dẫn của chương trình.
Thơng tin được phát sóng ngay lập tức bao giờ cũng sống động, có độ tin cậy
cao hơn…
Sự có mặt của cơng chúng trong chương trình phát thanh cịn tạo niềm tin
cho thính giả. Người tham gia chương trình gần như được coi là đại diện của một
nhóm cơng chúng. Từ đó, độ tin tưởng của thông tin cũng sẽ cao hơn vì nó xuất
phát từ nhiều chiều khác nhau.
3. Tương tác cho phép thính giả có thể giữ một vai trị mới: Người làm nội dung
Internet cho phép công dân trên toàn cầu tham gia tạo lập, sản xuất, chia
sẻ về những gì đang diễn ra của cuộc sống ở mọi lúc, mọi nơi. Trong đó, tất cả
mọi người đều là một phần của nội dung truyền thơng và đều có ảnh hưởng như
nhau. Trong phát thanh, thính giả hiện nay khơng chỉ là người tiếp nhận thơng tin
mà cịn là người đồng sáng tạo, chủ thể của nội dung. Ở truyền thơng mới, việc
biên tập được thực hiện qua chính cơ chế hoạt động của internet và được thực
hiện từ nhiều phía thơng qua các cuộc đàm thoại cơng khai trong cộng đồng. Mọi
cá nhân dựa vào nhau để đưa tin, truyền tải và cùng hiệu chỉnh một vấn đề, sự
kiện truyền thơng khi nó đang tiếp diễn. Một sự kiện truyền thơng do đó khơng

cịn bị cố định bởi thời hạn hoặc lịch đưa tin. Nó khơng cịn thuộc về bất kỳ ai
nữa ngoại trừ chính thính giả của nó.
Thính giả của chương trình phát thanh tương tác khơng chỉ nghe thụ
động một chiều mà cịn có thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình đối với
những vấn đề mà chương trình đề cập. Họ sẽ mang đến cho chương trình những
thơng tin thiết thực từ nhiều góc độ khác nhau. Người nghe có thể xen vào nội
12


dung và góp phần định hướng phát triển của nội dung vấn đề họ quan tâm. Tiếng
nói của thính giả trong các chương trình phát thanh tương tác sẽ xóa đi tính một
chiều, áp đặt của thơng tin. Vì thế thơng tin trong các chương trình phát thanh
tương tác trở nên đa chiều và có tính khách quan hơn.
4. Tương tác làm tăng tính chủ động của thính giả trong việc tiếp nhận thông tin
Với sự ra đời của phát thanh trên mạng Internet hiện nay, tương tác được
xem như một phương pháp để tối đa hóa sự lựa chọn của công chúng liên quan
đến văn bản, âm thanh và hình ảnh mà họ truy cập. Nó cho phép xây dựng kênh
thông tin giao tiếp đa chiều giữa nhà truyền thông với công chúng mà không bị
hạn chế về không gian, thời gian và được thực hiện thông qua các phương thức
giao tiếp điện tử.
Phát thanh tương tác cho phép người nghe tác động đến chương trình
mình tham gia. Với một kịch bản mở, nội dung chương trình phát thanh tương
tác khơng chỉ là những thơng tin mà phóng viên, biên tập viên soạn ra theo quan
điểm mà còn là những thơng tin phản hồi đa chiều từ phía người nghe. Với cách
làm này, phát thanh tương tác sẽ thay đổi cách nghe đài, cách thức tiếp nhận
thông tin của thính giả (từ thụ động sang chủ động).
5. Tương tác làm tăng tính dân chủ trong báo chí nói chung và phát thanh
nói riêng, đẩy mạnh hiệu quả truyền thơng
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời và phát triển của
báo chí đó là nhu cầu giao tiếp và thơng tin của cơng chúng. Có nghĩa là báo chí

ra đời nhằm phục vụ nhu cầu nắm bắt thông tin và giao tiếp, trao đổi, bàn luận
của tất cả mọi người. Nếu như cách làm báo truyền thống là chỉ chuyển tải thông
tin theo một chiều, báo chí áp đặt độc giả phải tiếp nhận mọi thơng tin mà các
phương tiện truyền thơng chuyển tải. Thì giờ đây, khi xu hướng dân chủ hóa
được mở rộng ở hầu hết các nước trên tồn thế giới thì mối quan hệ giữa cơng
chúng với báo chí khơng chỉ là một chiều mà là đa chiều.
13


Thính giả tham gia vào chương trình đã khẳng định báo chí của chúng
ta thực sự là diễn đàn của nhân dân, là nơi nhân dân có thể phát biểu ý kiến, trình
bày tâm tư, nguyện vọng. Thính giả từ chỗ chỉ là người tiếp nhận thông tin một
chiều, đến với chương trình phát thanh tương tác họ đã trở thành một thành viên
của chương trình. Lúc này họ đóng hai vai: vừa là đối tượng tiếp nhận thông tin,
vừa là người tham gia vào q trình xử lý thơng tin, góp phần quyết định nội
dung chương trình. Họ gợi mở thông tin, nên lên những vấn đề cần bàn, làm cho
q trình thơng tin được dân chủ hóa sâu sắc. Sự giao lưu của thính giả đối với
chương trình sẽ tạo nên một diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai.
6. Tương tác giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của phát thanh với trong
cuộc đua với các loại hình truyền thơng khác
Trong mơi trường truyền thơng hiện nay, rất khó để phân biệt đâu là
nguồn, đâu là đích, đâu là chủ thể, đâu là khách thể của truyền thơng vì mỗi cá
nhân, mỗi cơng dân đều có thể trở thành chủ thể của một kênh truyền thông, một
cơ hội truyền thông và một thị trường truyền thông. Tương tác làm cho truyền
thông trở thành phi biên giới và khơng cịn bị giới hạn về đối tượng.Tương tác là
một xu thế tất yếu mà phát thanh không thể bỏ qua trong cuộc cạnh tranh khốc
liệt hiện nay, đặc biệt là với sự xuất hiện của nhiều loại hình truyền thơng mới.
Những chương trình có tính tương tác thường hấp dẫn, tạo hiệu quả cao và
thu hút được số lượng lớn thính giả tham gia vào chương trình. Xu thế mở của
phát thanh cũng như sự tham gia của thính giả vào chương trình đơi khi cịn là

yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình. Nếu như các
đài phát thanh, kênh phát thanh vận dụng được linh hoạt những yếu tố tương tác
trong quá trình sản xuất thì chắc chắn sẽ lơi kéo được thính giả, lấy lại được vị trí
của phát thanh trong tổng thể các phương tiện truyền thông đại chúng hiện
nay.Tương tác là một trong những chìa khóa làm gia tăng giá trị của phát thanh,

14


là cơ chế để cho thính giả trở thành chủ thể sang tạo, do đó nó góp phần tạo ra sự
bình đẳng trong truyền thơng.
Khơng chỉ có ý nghĩa với loại hình báo phát thanh, tương tác là một trong
những chìa khóa làm gia tăng giá trị của phương tiện truyền thông, là cơ chế để
cho công chúng trở thành chủ thể truyền thơng, do đó nó góp phần tạo ra sự bình
đẳng trong truyền thơng. Trong mơi trường truyền thơng hiện nay, rất khó để
phân biệt đâu là nguồn, đâu là đích, đâu là chủ thể, đâu là khách thể của truyền
thơng vì mỗi cá nhân, mỗi cơng dân đều có thể trở thành chủ thể của một kênh
truyền thông, một cơ hội truyền thông và một thị trường truyền thông. Tương tác
làm cho truyền thông trở thành phi biên giới và khơng cịn bị giới hạn về đối
tượng.
7. Trong một vài trường hợp thiên tai, tai nạn khẩn cấp, tương tác giúp phát
thanh có khả năng cứu sống con người
Phát thanh được xem là phương tiện truyền thông chi phí thấp, đặc biệt
phù hợp với các cộng đồng vùng xa và vô cùng hiệu quả trong việc tiếp cận tới
những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa, trong khi các phương tiện truyền
thông khác đang bị gián đoạn. Phát thanh mặt đất cũng đóng vai trị hữu ích
trong việc cung cấp kịp thời những thông tin thực tế và có liên quan cho các
cộng đồng đang bị hoảng loạn và nản lòng bởi tác động của thảm họa. Thơng tin
phát thanh cịn hữu ích trong các tình huống khi mà những tiếp cận vật lý trở nên
khó khăn và các nhóm viện trợ có thể phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới có thể

tới nơi hỗ trợ được những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa.
Nhờ vào tương tác, phát thanh có khả năng tạo ra một diễn đàn cho công
chúng, không phân biệt trình độ văn hố. Hơn nữa, phát thanh có vai trị to lớn
trong các trường hợp thơng tin khẩn cấp, phòng ngừa thiên tai, kết nối với các
nạn nhân.

KẾT LUẬN
15


Trên trên thế giới, phát thanh tương tác đang là xu thế phát triển tất yếu
của phát thanh hiện đại. Ở Đài Tiếng nói Việt Nam trong những năm gần đây,
phát thanh tương tác cũng đã bắt đầu được chú trọng. Nổi bật là kênh phát thanh
tương tác VOV Giao thơng. Ngồi ra, các chương trình khác như Bạn hãy nói với
chúng tơi, Diễn đàn kinh tế, Cửa sổ tình u, 60 phút bạn và tơi… cũng góp
phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện cũng như nội dung
chương trình phát thanh tương tác. Tuy nhiên, hình thức giao lưu về cơ bản vẫn
là cũ (giao lưu theo kiểu điểm thư là chủ yếu). Điều này làm ảnh hưởng khơng ít
đến chất lượng chương trình.
Việc chuyển dịch dần từ độc thoại sang đối thoại là điểm đổi mới quan
trọng nhất đối với các chương trình phát thanh trong xã hội đương đại. Thay vì
cách làm truyền thống với phần nhiều là những bài viết, chương trình được soạn
sẵn qua phần thể hiện của phát thanh viên, xen kẽ là những đoạn ghi âm phỏng
vấn thì những cuộc trao đổi, trò chuyện, những ý kiến, phản hồi... giữa thính giả
nghe đài với chương trình, giữa khách mời phòng thu với phát thanh viên, biên
tập viên sẽ được thể hiện sống động, gần gũi hơn và không hề khn thức.
Tính tương tác trong một số chương trình phát thanh còn thể hiện qua vai
trò của các biên tập viên, phóng viên khi tác nghiệp trước những nguồn tin, nhân
vật với phịng thu âm và phát sóng để truyền tải tin bài tới công chúng.... Họ sẽ
vừa là người thu thập thông tin, phỏng vấn, kiêm người dẫn và thể hiện nội dung

ngay tại hiện trường để đưa thông tin nóng nhất, thời sự nhất. Bên cạnh đó, việc
xây dựng chương trình, tìm thính giả mục tiêu…sẽ quyết định sự thành công của
phát thanh./.

16


MỤC LỤC
1

MỞ ĐẦU

2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TÁC

3

1. Các khái niệm liên quan

4

1.1. Khái niệm phát thanh

5
6
7
8
9
10

11

1.2. Khái niệm phát thanh tương tác
2. Phương thức tác động của phát thanh
2.1. Tương tác trong truyền hình
2.2. Tương tác trong phát thanh
3. Khái niệm về vai trò
VAI TRÒ CỦA TƯƠNG TÁC TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

1. Tương tác giúp chương trình có nội dung thơng tin đa dạng, hình

thức thể hiện phong phú và sinh động
12 2. Tương tác có khả năng tạo nên niềm tin cho thính giả, giúp tăng
cường mối quan hệ giữa kênh và các thính giả
13 3. Tương tác cho phép thính giả có thể giữ một vai trị mới: Người làm nội dung
14 4. Tương tác làm tăng tính chủ động của thính giả trong việc tiếp nhận thơng tin
15 5. Tương tác làm tăng tính dân chủ trong báo chí nói chung và phát
thanh nói riêng, đẩy mạnh hiệu quả truyền thông
16 6. Tương tác giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của phát thanh với
trong cuộc đua với các loại hình truyền thơng khác
17 7. Trong một vài trường hợp thiên tai, tai nạn khẩn cấp, tương tác
giúp phát thanh có khả năng cứu sống con người
18 KẾT LUẬN

1
2
2
2
3
5

7
7
8
9
9
10
11
12
12
13
14
15

17



×