Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận cao học Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng ở tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.3 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư tưởng là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Để giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo đó, điều
cốt lõi là lãnh đạo về tư tưởng chính trị, trước hết và quan trọng nhất là tư tưởng chính
trị. Để thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ chủ yếu đó, công tác tư tưởng phải đồng thời
huy động và phát huy sức mạnh của các chức năng cơ bản: lý luận, giáo dục, nhận thức,
đổi mới, phát triển nội dung, các phương thức hình thức tốt nhất, phù hợp nhất đến các
đối tượng tác động của công tác tư tưởng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, hiệu quả của công tác
tư tưởng là hiệu quả tổng hợp, tác động vào con người đồng thời cả lý trí và tình cảm,
nhận thức và cảm xúc, tư duy và tâm hồn do tính chất đa dạng, phong phú của các mặt
các loại hình, các binh chủng của hoạt động tư tưởng tạo nên. Điều đó có nghĩa là mỗi
loại hình, mỗi binh chủng đó có những đặc trưng và ưu thế riêng, có phương thức đặc thù
tác động đến con người. Đặc điểm này thể hiện rõ đối với loại hình văn hoá, văn học,
nghệ thuật.
Hoạt động văn hoá với rất nhiều loại hình đa dạng của nó và hoạt động văn học,
nghệ thuật – lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm của văn hoá luôn giữ vị trí đặc biệt và làm phong
phú, sinh động cho toàn bộ hoạt động của công tác tư tưởng.
Bằng cách riêng của mình, với sức mạnh độc đáo thông qua những đặc trưng khi
nhận thức, thể hiện cuộc sống bằng tính cụ thể, trực quan, hình tượng và khả năng tác
động đặc biệt vào tâm hồn, tình cảm, cảm xúc con người, văn hoá - văn nghệ được khẳng
định là “binh chủng đặc biệt” trong công tác tư tưởng nhằm xây dựng và củng cố vững
chắc trận địa tư tưởng của Đảng. Đồng thời trực tiếp nuôi dưỡng, đào tạo con người mới,
nhân cách kiểu mới với những phẩm chất cao đẹp và được phát triển toàn diện về trí, đức,
thể mỹ. Hoạt động này đồng thời phải đáp ứng hai đòi hỏi lớn: một mặt thoả mãn và
nâng cao tinh thần – văn hoá của nhân dân, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi mặt hoạt
động của con người và xã hội, sáng tạo được nhiều sản phẩm, công trình có giá trị tư
tưởng và nghệ thuật. Mặt khác, thông qua đó, xây đắp thế giới tinh thần, trí tuệ, tình cảm
1



của con người. Chức năng tư tưởng của văn hoá - văn nghệ thể hiện sâu sắc đặc điểm
này.
Có sản phẩm văn hoá - văn nghệ tốt và biết sử dụng các sản phẩm đó một cách
phù hợp nhất cho mục tiêu của công tác tư tưởng là con đường và giải pháp phát huy vai
trò và ưu thế của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng. Các sản phẩm của văn hoá văn nghệ luôn luôn là thành tố hữu cơ, luôn luôn có mặt trong mọi hoạt động tuyên
truyền, cổ động, giáo dục. Thiếu nó hoặc không biết sử dụng nó, các mặt hoạt động này
trong công tác tư tưởng sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn, làm giảm sức thuyết phục và khả
năng đi vào lòng người.
Chính vì vậy, việc tăng cường công tác văn hoá - văn nghệ đối với công tác tư
tưởng là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở Tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ
tầm quan trọng của công tác văn hoá - văn nghệ, cũng như những vấn đề đặt ra của địa
phương, em xin chọn đề tài: “Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng
ở Tỉnh Phú Thọ hiện nay”, để làm đề tài tiểu luận cho môn Quản lý hoạt động tư tưởng,
văn hoá của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, nhất là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đưa văn hoá về với vị trí đích thực của nó
với ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000.
Phạm Duy Đức: Giao lưu văn hoá nghệ thuật và sự phát triển văn hoá ở nước ta
hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996.
Phạm Minh Hạc: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết tinh
với tinh hoa nhân loại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996.
2


Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Bộ Văn hoá Thông tin, Hà

Nội - 1992.
Phan Ngọc: Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới. Nxb Văn hoá – Thông tin,
Hà Nội 1994.
Lương Quỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình Lý luận văn hoá Mác – Lênin. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002.
Từ nhiều góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đề cập đến
vai trò, đặc trưng, phương hướng của văn hoá - văn nghệ phù hợp với sự phát triển của
công tác tư tưởng qua đó cũng thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng trong quá
trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Mục đích của đề tài là nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của hoạt động văn hoá văn nghệ đến công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của đề tài là phân tích khái niệm, những vai trò cơ bản của văn hoá –
văn nghệ trong công tác tư tưởng, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế của
hoạt động này, đồng thời đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm khắc phục các mặt yếu
kém, khuyết điểm.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
4.1Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu chủ yếu
dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá - văn nghệ. Kết hợp phương pháp thống kê
thu thập thông tin, phương pháp quan sát thực tế.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, em muốn tìm hiểu khái niệm, vai trò, thực trạng và một
số giải pháp phát triển văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng ở Tỉnh Phú Thọ giai

đoạn hiện nay.
5. Ý nghĩa của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, bàn thân em muốn kiểm tra, đánh giá lại trình
độ hiểu biết và việc ứng dụng các kiến thức đã được học để làm sáng tỏ thêm một số vấn
đề về văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng, đồng thời muốn đóng góp một phần
nào đó vào việc làm tài liệu tham khảo cho một số bạn sinh viên và một số người quan
tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung gồm
có 3 chương

4


Chương 1
Văn hóa văn – văn nghệ trong công tác tư tưởng
1.1.

Văn hóa – văn nghệ một phương tiện hoạt động có hiệu quả

1.1.1. Khái niệm văn hóa – văn nghệ
*Khái niệm văn hoá
Ngay từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về văn hoá, mỗi
lý thuyết đưa ra một hướng tiếp cận khác nhau cùng nhiều biến thái của nó khiến cho
việc đi tìm một định nghĩa văn hoá khả dĩ thoả mãn tất cả là điều khó có thể thực hiện
được.
Trong tác phẩm “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.Thailơ, ông đưa ra định nghĩa về
văn hoá như sau: “Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là những phức thể bao
gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng những khả
năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.

Theo ông Federico Mayor Laragoza - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO thì: "Văn
hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế
kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống
và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Trong những năm 1942-1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn hoá, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Kế thừa định nghĩa của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta có thể đi
đến định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh
5


thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con
người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và
liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”.
*Khái niệm văn nghệ
TS. Vũ Duy Thông – Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương đưa ra khái niệm: “Văn
nghệ là một hình thái ý thái ý thức xã hội đăcj biệt, là phạm trù để chỉ những hoạt động
sáng tạo phản ánh hiện thực bằng hình thức cụ thể sinh động nhằm truyền bá hưởng
thụ”
Văn nghệ (Văn học, Nghệ thuật): là một thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo văn
học, nghệ thuật gồm các loại hình: văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, hội
hoạ, điêu khắc và các loại hình ca múa nhạc.
* Khái niệm văn hoá - văn nghệ
Theo nghĩa rộng: là hình thái ý thức xã hội đặc biệt của con người phản ánh tồn

tại của mỗi giai đoạn sáng tạo văn hoá (vật thế - phi vật thể) các loại hoạt động sáng tạo
của lĩnh vực nghệ thuật
Theo nghĩa hẹp: theo cách hiểu tương đối phổ biến khi đã tách khoa học, giáo dục
thành lĩnh vực riêng. Văn hoá – văn nghệ chủ yếu của các hoạt động văn hoá như: bảo
tồn, bảo tàng, thư viện, báo chí, xuất bản...
1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về vai trò văn hóa – văn nghệ
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các thế lực áp đặt cường quyền
đang có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu và lĩnh vực đời sống xã
hội, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Việc các thế lực thù địch sử dụng văn hóa
– văn nghệ làm một trong những cộng cụ thực hiện “âm mưu diễn biến hòa bình” đang
có nhiều tác động tới chủ thế sáng tạo và chủ thể thưởng thức, tời nghệ sĩ và công chúng,
tới công tác lãnh đạo và quản lý. Trong bối cảnh này việc xác định cho văn nghệ sĩ, cho
những người làm công tác văn hóa - văn nghệ một thế giới quan, nhân sinh quan khoa
học và cách mạng để linh hoạt kịp thời nắm bắt sự vận động và phát triển của thực tiễn,
6


của lịch sử cách mạng là một đòi hỏi cấp bách. Chỉ trên cơ sở một thế giới quan, nhân
sinh quan khoa học, cộng sản người nghệ sĩ mới sống, hành động, sáng tạo một cách
đúng đắn lành mạnh, vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, của chủ nghĩa xã hội. Đảng ta
đã nêu rõ vai trò quan trọng của văn hóa – văn nghệ rằng: “Không có một hình thái tư
tưởng nào có thể thay thế được trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu
sắc vào việc đổi mới suy nghĩ, nếp sống của con người”. Và Đảng ta yêu cầu: “ Văn
nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có
nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao”. Nhưng muốn được như thế, Đảng
ta cần phải có những quan điểm cụ thể, rõ ràng về văn hóa – văn nghệ.
Những quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ được hình thành và phát triển
trong quá trình thực tiễn lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng nền văn học cách mạng của dân tộc ta
từ năm 1930 đến nay. Các quan điểm đó được thể hiện trong các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo

của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng. Cùng với thực tiễn văn hóa, thực tiễn
cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo Đảng ta đã đúc kết và hoàn chỉnh các quan điểm, chỉ
đạo của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng.
Với đề tài này, em xin được nêu tóm tắt một số quan điểm cơ bản nhất, không đi
sâu vào phân tích nội dung các quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ.
Những quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ được ghi thành văn, phải tính từ
“Đề cương văn hóa Việt Nam 1943”. Đề cương này do đồng chí Tổng bí thư Trường
Chinh soạn thảo, đề cương nêu len 3 phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng; Tháng
11/1946, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ I, trong bức thư ngỏ ý của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh gửi các văn nghệ sĩ Nam Bộ, Người nêu: “Văn hóa – văn nghệ cũng là mặt trận,
anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”; Năm 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II,
Năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Năm 1957. Đại hội văn nghệ
toàn quốc lần thứ II, Đảng vẫn giữ nguyên 3 nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng
trong văn hóa – văn nghệ. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ II, đồng chí Trường
Chinh còn nói thêm: “Văn nghệ có tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Hay nói cách khác
7


có tính dân tộc, hiện thực và nhân dân”; Trong các Đại hội III, IV, V, VI Đảng ta nêu
phương châm xây dựng nền văn hóa – văn nghệ với nội dung XHCN và tính dân tộc. Đối
với văn nghệ, Đại hội VI của Đảng nêu: “Tính chân thực, tính tư tưởng và tính nghệ thuật
chưa bao giờ là tiêu chuẩn của giá trtr tác phẩm hiện thực XHCN”; Năm 1991, tại Đại hội
lần thứ VII, Cương lĩnh mới của Đảng ghi rõ nền văn hóa của nước ta là: “Nền văn hóa
tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc”, “tạo một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa
dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiên bộ; Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX đều khẳng
định xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuy vậy, chúng ta cần chú ý vào một số quan điểm cụ thê sau:
- Đảng lãnh đạo văn hóa – văn nghệ là một nguyên tắc. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng dựa trên cơ sở, những định hướng lớn qua các văn kiện. Nghị quyết của Đảng về
văn hóa – văn nghệ. Sự lãnh đạo của Đảng vừa đảm bảo tính định hướng, vừa đảm bảo

tôn trọng tự do cá nhân, cá tính sáng tạo cảu văn hóa – văn nghệ, tạo ra những sản phẩm
có giá trị “đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ
sĩ”.
- Nhà nước quản lý văn hóa – văn nghệ thông qua sự thế chế hóa các văn kiện,
Nghị quyết của Đảng, thể hiện bằng các chính sách về văn hóa – văn nghệ, các pháp
lệnh, pháp luật quy định trong quá trình sáng tạo văn hóa – văn nghệ.
- Nhân dân lao động là lực lượng làm chủ các sản phẩm, giá trị văn hóa – văn nghệ
qua khâu tiếp nhận và hưởng thụ. Đồng thời cũng là lực lượng tham gia sáng tạo các giá
trị văn hóa – văn nghệ.
- Các nhà quản lý và hoạt động văn hóa, các trí văn nghệ sĩ là một bộ phận quan
trọng góp phần trực tiếp vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa – văn nghệ.
Tóm lại, văn hóa – văn nghệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác tư
tưởng. Nhưng để phát huy cao nhất vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư
tưởng, việc giữ vững những định hướng có bản của Đảng trong quá trình xây dựng nền
văn hóa – văn nghệ trở nên cấp thiết, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh phê phán

8


những quan điểm lệch lạc, sai lầm trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ, loại bỏ văn hóa
phẩm độc hai đang đầu độc con người về tinh thần, tình cảm.
1.2. Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng
1.2.1. Vai trò của văn hóa – văn nghệ
Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người.
Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định con người có hai nhu cầu lớn nhất: nhu
cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Song đặc trưng riêng nhất của con người là nhu cầu
tinh thần, là khát vọng đạt tới sự phong phú cao đẹp của thế giới tinh thần, tâm hồn, vươn
lên theo lý tưởng chân, thiện, mỹ. Đối với đời sống một con người, từ khi sinh ra đến khi
trưởng thành nhu cầu sâu xa, thường xuyên hàng ngày. Đối với cả loài người, con người
luôn luôn sống và phát triển trong hai cái nôi vĩ đại, đó là đại tự nhiên, là môi trường

văn hoá do chính con người xây đắp và sáng tạo cho mình.
C.Mác nhận định, văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra những giá trị văn
hoá, những tác phẩm và công trình nghệ thuật làm giàu đẹp thêm cho đời sống con
người. Khác với lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị
đặcbiệt, khi được nhân dân khẳng định, nó trở thành những công trình có sức sống lâu
dài, trường tồn với thời gian là sự thực hiện bản sắc, đặc trưng những vẻ đẹp độc đáo của
một cộng đồng, một dân tộc.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Trong quan điểm thứ nhất của Hồ Chí Minh về văn hoá, Người nhấn mạnh vai
trò của văn hoá - văn nghệ đối với sự phát triển kinh tế.
Đảng ta tiếp tục khẳng định, nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã
hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy. Vì vậy, hai lĩnh vực kinh tế và
văn hoá luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong giáo dục đối với sự vận động và phát
triển của xã hội đó. “Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã
hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối

9


quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự
phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Từ vị trí của văn hoá là mục tiêu của sự phát triển, chúng ta cần phải nắm chắc
mối quan hệ giữa văn hoá- kinh tế, kinh tế – văn hoá, trong đó đặc biệt chú ý luận
điểm quan trọng trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII: “Xây dựng và phát triển
kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát
triển toàn diện”. F.Mayor – Nguyên Tổng giám đốc Unesco đã nhấn mạnh: “Hễ nước
nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì
nhất định sẽ sảy ra những mất cân đối nghiêm trọng trong cả nền kinh tế lẫn văn hoá
và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”.

Văn hoá giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng
con người
Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần, lĩnh vực đặcthù của văn hoá là xây
dựng nền hệ thống các giá trị làm chuẩn mực cho con người vươn tới, noi theo. Khi các
chuẩn mực, các giá trị đó được tiếp nhận, được thấm sâu vào từng con người và từng cộng
đồng thì đó chính là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất trong con người.
Tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành trong con người chính là nhân cách.
Như vậy, nếu sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải cho con người thì sản xuất tinh thần
nhằm tạo ra những phẩm giá, những giá trị trong nhân cách con người. Đó chính là một
trong những sứ mệnh cao quí nhất. Con người là chủ thể sáng tạo nuôi dưỡng, xây đắp và
góp phần phát triển con người. Chính do vị trí, vai trò đặc biệt của văn hoá trong đời sống
xã hội, chúng ta cần phải biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hoá, làm cho các nhân tố
của văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống
xã hội, trong đó có lĩnh vực và công tác tư tưởng.
1.2.2. Văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng
Văn hóa - văn nghệ và công tác tư tưởng là hai lĩnh vực quan hệ mật thiết với nhau
nhưng không giống nhau. Không thể đồng nhất văn hóa - văn nghệ là công tác tư tưởng
và ngược lại. Mỗi lĩnh vực có nét đặc thù riêng có những chuẩn mực riêng. Yếu tố tạo
10


nên mối quan hệ mật thiết giữa hai lĩnh vực này là tư tưởng. Sản phẩm văn hóa - văn
nghệ phải chứa đựng một tư tưởng nào đó, phải chứa đựng chuẩn mục đích của chủ thể.
Tư tưởng đó toát ra từ nội dung, từ những “vật liệu hiện thực khách quan” mà tác giả sử
dụng một cách trung thực. Do đó tự bản thân sản phẩm văn hóa - văn nghệ có tác động tư
tưởng đối với người thưởng thức (đọc, xem, nghe). Tác động này tạo ra cảm xúc thẩm
mỹ, đây mới là chuẩn mực hàng đầu của bất kỳ sản phẩm nào thuộc văn hóa - văn nghệ.
Sự nhận thức và tính giáo dục của sản phẩm văn hóa - văn nghệ nông hay sâu phụ thuộc
vào cảm xúc thẩm mỹ tạo nên.
Đảng ta đã đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù

hợp cho công tác tư tưởng trên lĩnh vực văn hoá - văn nghệ đối với từng giai đoạn phát
triển của cách mạng. Quan điểm nhất quán và xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn
hoá của Đảng ta từ 1930 đến nay luôn khẳng định văn hoá - văn nghệ là biện pháp khăng
khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng có sự mệnh phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng
trong từng thời kỳ và gắn bó sâu sắc với đời sống của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt
Nam nhậnđịnh, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi
hỏi phải vó ý chí cách mạng vạư kiên trì, thận trọng. Quan điểm này khẳng định lại yêu
cầu nâng cao tính chiến đấu của văn hoá, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và chống
lấy xây làm chính. Trong quan điểm này về xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng ta nhấn
mạnh nhiệm vụ xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ trực tiếp và cực
kỳ quan trọng xây dựng con người cũng có nghĩa là là xác nhận vai trò to lớn và vị trí đặc
biệt của văn hoá trong công tác tư tưởng và hoạt động tư tưởng. Bởi vì, xét về bản chất,
công tác tư tưởng là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực ý thức của con người, nhằm mục tiêu
chủ yếu là biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng đến lực lượng vật chất để cải tạo xã hội, xây
dựng chế độ mới, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp cách mạng trở thành hệ tư
tưởng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội. Như vậy, có nghĩa là hoạt động văn hoá
- văn nghệ và công tác tư tưởng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vì đều là các lĩnh vực
trong phạm trù ý thức đến tinh thần và đều là các công việc trực tiếp đối với con người.

11


Trong quan hệ đặc thù này, văn hoá - văn nghệ trở thành một sức mạnh, một phương
thức độc đáo, có hiệu quả của công tác tư tưởng.
Chúng ta cần phái hiểu rằng, quan điểm trên không phải là sự áp đặt hay bóp méo
văn hoá- văn nghệ, biến nó thành “cái loa” của công tác tư tưởng. Tuy nhiên, sự tác động
tư tưởng của văn hoá - văn nghệ chỉ được thựchiện một cách sinh động và thuyết phục
khi nó thông qua các chức năng và các đặc trưng của văn hoá. Vì vậy, yêu cầu không
ngừng nêu cao và khẳng định nội dung tư tưởng của văn hoá, của các sản phẩm và hoạt
động văn hoá - văn nghệ chỉ là định hướng chính trị cơ bản trong công tác văn hoá - văn

nghệ trước cuộc đấu tranh tư tưởng - văn hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức
tạp hiện nay, mà còn là một nhu cầu của chính văn hoá để tạo ra được cái giá trị văn hoá
theo đúng vai trò và chức năng nó đảm nhiệm trước xã hội. Theo Nghị quyết 05/NQ-TW
ngày 28/11/1987 của bộ chính trị: “Văn hoá và văn hoá nghệ thuật có tác dụng to lớn
trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức,
tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thoả mãn những nhu cầu văn hoá ngày
càng tăng của nhân dân”.
Văn hoá - văn nghệ là một bộ phận khăng khít của cách mạng Việt Nam có nhiệm
vụ phục vụ các mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị xã hội. Đặc biệt trong
giai đoạn quá độ hiện nay, văn hoá - văn nghệ càng thể hiện rõ được tầm quan trọng của
mình trong cuộc đấu tranh chống “âm mưu diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc
trên mặt trận tư tưởng – văn hoá góp phần ổn định tình hình chính trị thúc đẩy kinh tế
phát triển, cải tạo đời sống tinh thần cho nhân dân. Với vai trò, vị trí và chức năng to lớn
như vậy, văn hoá - văn nghệ mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

12


Chương 2
Thực trạng văn hóa – văn nghệ ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.1. Một số đặc điểm của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi, với 11 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; 277 xã, phường, thị
trấn. Trong đó, có 10/13 huyện và 215 xã miền núi, 40 xã thuộc khu vực III, 10 xã ATK.
Dân số trên 1,3 triệu người, với 21 dân tộc, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, khu dân cư sống
không tập trung, rải rác trên địa bàn rộng, giao thông khó khăn, trình độ dân trí không
đồng đều. Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh
đã khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên, giành được những kết quả quan trọng.
Tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức thành công Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2010 - 2015. Đại hội đã đánh giá: Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó

khăn, thách thức; song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát
huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng.
Kinh tế phát triển ổn định, duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 10, 6 %/ năm;
Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu
đồng (tương đương 637 USD), tăng 2,2 lần so năm 2005. Thu ngân sách trên địa bàn
năm 2010 ước đạt 2000 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát
triển của tỉnh. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,6%, dịch vụ
35,8%, nông lâm nghiệp 25,6%.; Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao
động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp.
Hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh - quốc phòng được giữ vững; chính
trị - xã hội ổn định; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thường xuyên được chú trọng và
triển khai thực hiện nghiêm túc; chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp
13


được nâng lên; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có sự đổi mới.
Khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị được xây dựng và ngày càng vững
mạnh; đời sống kinh tế của nhân dân trong tỉnh ngày càng ổn định phát triển, đời sống
văn hoá, tinh thần được cải thiện, trình độ văn hoá - xã hội, khoảng cách của dân cư giữa
các vùng miền ngày càng được thu hẹp.
Kinh tế - xã hội phát triển là môi trường thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
việc phát huy vai trò của văn hoá – văn nghệ trong công tác tư tưởng của tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn hiện nay; Thông báo Kết luận số 213 -TB/TW của Ban Bí thư
về Đề án "Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong Văn học, nghệ thuật" ; nhận
thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể và quần chúng
nhân dân về lĩnh vực này ngày càng được nâng cao hơn; hoạt động văn học- nghệ
thuật được quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tham gia sáng tác, góp
phần bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, tình yêu quê hương đất nước, ca
ngợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới của đất nước, của

tỉnh; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động, sản xuất, thực hành
tiết kiệm, xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng văn minh, giàu đẹp.
2.2. Văn hóa – văn nghệ tỉnh Phú Thọ - những thành tựu và hạn chế
2.2.1. Thực trạng văn hoá văn nghệ tỉnh Phú thọ
* Hoạt động sác tác và công bố tác phẩm
- Về Văn xuôi
Với ưu thế là một trong những bộ phận chủ lực sáng tạo của Hội, với 6 tác giả là
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam các tác giả văn xuôi đã có nhiều đóng góp xứng đáng
trong nhiệm kỳ vừa qua cả về số lượng và chất lượng. Với 56 đầu sách xuất bản gồm
nhiều tiểu thuyết, truyên ngắn, bút ký đã phản ánh chân thực đời sống trong quá trình đất
nước đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Truyện ngắn và tiểu thuyết
vẫn khẳng định thế mạnh và vai trò xung kích. Các cây bút Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn
Tham Thiện Kế, Nguyễn Anh Đào, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Văn Lạc, Bùi Thanh Ninh,
Lê Phan Nghị tiếp tục được khẳng định. Hàng trăm truyện ngắn của các tác giả Phú Thọ
14


đã được sử dụng trên các báo chí trung ương và tạp chí văn nghệ các Hội địa phương
cùng hàng loạt tập sách được công bố đã chứng tỏ điều đó.
Một số tác phẩm gây được sự chú ý như: “Ngày ấy bên sông” (tiểu thuyết) của Đỗ
Xuân Thu; “Lão Át” của Bùi Thanh Ninh; “Tiếng kêu từ ngôi nhà thủng mái” của
Nguyễn Tham Thiện Kế; “Thầy giáo làng” của Nguyễn Văn Lạc...
Nhiều tác phẩm văn xuôi của hộ viên đã được giải trong các cuộc thi ở trung
ương, tuyển vào các tập sách chọn lọc của các nhà xuất bản. Nhiều tác giả lăn lộn với các
vùng sâu vùng xa để có những baig ký mang hơi thở cuộc sống, làm nên diện mạo đa
dạng của văn học Phú Thọ. Các tác giả Bùi Thanh Ninh, Vương Hồng, Dư Hồng Quảng,
Phan Nghị, Bích Phượng...đã có nhiều bài ký, phóng sự, bài viết xuất hiện đều trên các
báo chí trung ương và địa phương. Các tác giả Nguyễn Hữu Nhàn, Xuân Thu, Phương
Quí, Nguyễn Văn Lac tham gia trong các cuộc thi lớn về đề tài công nghiệp, nông nghiệp
nông thôn, đề tài giáo dục đạt giải thưởng đã thể hiện sức đi, sức viết của các tác giả.

Trong nhiệm kỳ Hội đã phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thành công
của cuộc Hội thảo qui mô ghi nhận và khẳng định những đóng góp xứng đáng cho nền
văn học của 3 nhà văn: Sao Mai, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn.
- Về Thơ
Lực lượng sáng tác thơ ngày càng phát triển có thêm nhiều giọng điệu mới. Các tác
giả có thành tựu từ những năm trước nay vẫn viết khỏe, viết đằm hơn sâu hơn, trong đó có
3 người là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là các nhà thơ: Nông Thị Ngọc Hoà,
Nguyễn Hưng Hải, Kim Dũng. Các cuộc thi thơ lục bát, thơ về Bác Hồ, về Thăng Long
ngàn năm văn hiến do báo Văn nghệ tổ chức đã thu hút nhiều tác giả thơ Phú Thọ tham
gia...Nhiều bài đã được in báo, chọn vào các tuyển tập và được giải thưởng. Lớp tác giả
trưởng thành sau năm 1975 đang có nhiều bứt phá, tiếp tục khẳng định được vị trí của
mình. Tiêu biểu là Nguyễn Hưng Hải, Cao Văn Định, Ngô Kim Đỉnh, Phạm Việt Đức,
Xuân Thu, Hà Thành...Cùng với lớp tác giả này, các cây bút trung niên và cao tuổi đã và
đang tự đổi mới về bút pháp, cấu tứ như Giang Châu, Nguyễn Đình Phúc, Quang Tuyên...

15


Trong 5 năm đã thêm 95 tập thơ, trường ca mới. Các tác giả in nhiều như Điền
Ngọc Phách, Quang Thuyên, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Đức Sơn. Nhiều tập đã tạo
được sự chú ý như “Khúc đồng dao” của Xuân Nhu, “Ngày thiêng” của Cao Định, “Mùa
heo may hạnh phúc” của Hà Thành. Phần lớn các tác giả này đều đạt giải thưởng về văn
học nghệ thuật của Uỷ ban nhân dân tỉnh (2005-2010), của Liên hiệp văn học nghệ thuất
Việt Nam, tạp chí Văn nghệ Quân đội...
Về xu hướng sáng tác, thơ Phú Thọ chủ yếu dựa trên nền thơ truyền thống, thơ về
đề tài nông nghiệp nhưng giàu chất hiện thực, bút pháp vững vàng, ánh lên vể đẹp của tư
tưởng, thể hiện sự trăn trở suy tư triết lý về nhân tình thế thái, về cuộc sống.
Một nét đặc sắc là 5 năm qua cung với các cuộc thi thơ trên cả nước và báo Văn
nghệ tổ chức, chúng ta đã tổ chức cuộc thi thơ trên tạp chí Văn nghệ Đất tổ trong 2 năm
2006-2007, tổ chức thành công ngày Thơ Việt Nam hoành tráng vào các năm từ 20052009 tuyển chọn, xuất bản tuyển tập thơ Đền Hùng được Hội nhà văn Việt Nam và các

tỉnh bạn đánh giá cao. Bên cạnh đó phong trào sáng tác thơ ca phát triển rầm rộ ở câu lạc
bộ các địa phương, thơ về cuộc vận động sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học nghệ
thuật, về đề tài học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhiều bài có chất
lượng cao đạt giải thưởng trong các đợt xét thưởng của Tỉnh uỷ.
- Về nghiên cứu, lý luận, phê bình
Hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình 5 năm qua có nhiều khởi sắc, thể hiện ở
các bài tao đổi học thuật trên tạp chi văn nghệ đất tổ, các buổi toạ đàm, trao đổi nghiệp vụ
chuyên môn và sự xuất hiện một số cây bút mới về lĩnh vực này, cùng với nhiều tập sách,
công trình nghiên cứu phê bình của các tác giả. Tạp chí Văn nghệ đất tổ đăng tải nhiều
bài viết tranh luận xung quanh một số bài thơ, tập sách, tác phẩm mỹ thuật gây được sự
chú ý. Nhiều cây bút sắc sảo như Trần Thiện Khanh, Ngô Kim Đỉnh, Quang Thuyên,
Triệu Hồng...với các bài viết của mình đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc trong và
ngoài tỉnh. Đây có thế nói là thế mạnh mới trong công tác lý luận phê bình của Hội.

16


Đồng thời với các bài viết đó, việc giới thiệu tác giả, tác phẩm cũng được quan
tam giới thiệu thường xuyên tổ chức các hội thảo, các trại sáng tác cũng là điều kiện cho
các nhà lý luận văn học nghệ thuật phát triển.
Đã tổ chức 2 cuộc hội thảo về công tác lý luận phê bình và nâng cao chất lượng
tạp chí văn nghệ đất tổ.
Đặc biệt là Hội đã tổ chức thành công cuộc hội thảo về công tác lý luận phê bình ở
Hội địa phương của 8 tỉnh phía Bắc.
5 năm qua, có 21 đầu sách nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật ra đời của các
tác giả Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện, Nguyễn Xuân Đài, Triệu Hồng, Đỗ
Nguyên Thương, Phạm Bá Khiêm.
Đặc biệt trong năm 2010 này Hội đã chủ trì, phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian
Việt Nam, sở Văn hoá thông tin và du lịch tổ chức các cuộc hội thảo khoa học cho Nhà
nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian Nguyễn Khắc Xương.

- Về Mỹ Thuật
Lình vực mỹ thuật 5 năm qua tiếp tục được duy trì và giữ được phong trào với các
trại sáng tác được mở hàng năm. Các tác giả đều có tác phẩm và tham dự tất cả các cuộc
triển lãm khu vực hàng năm đều đạt giải thưởng. Các hoạ sỹ Đỗ Ngọc Dũng, Lệ Thuỷ,
Quang Hưng, Lương Công Tuyên, Huy Tuyển, triển lãm toàn quốc về tranh sơn dầu, về
đề tài lực lượng vũ trang, đề tài học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có
nhiều tác phẩm được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Điểm nổi bật nhất là
năm 2009, Hội đã đăng cai và tổ chức thành công triển lãm Mỹ thuật khu vực Tây Bắc Việt Bắc tại Phú Thọ lần thứ XIV, đầu năm 2010 phối hợp với Hội văn học nghệ thuật
các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tổ chức triển
lãm mỹ thuật các vùng kinh đô xưa và nay, phục vụ Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm
2010, tạo không khi hoạt động mỹ thuật sôi nổi, thu hút nhiều hoạ sĩ trẻ tham gia.
Hoạ sỹ Đỗ Ngọc Dũng gương mẫu trong hoạt động sáng tác Mỹ thuật, đạt nhiều
giải thưởng ở trung ương và khu vực, có tác phẩm được lưu giữ trong bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, xuất hiện trong nhiều tuyển tập Mỹ thuật.
17


Các hoạ sĩ Hoàng Gia Vinh, Nguyễn Lợi, Quang Hưng, Lệ Thuỷ, Quang Thái nêu
cao trách nhiệm của hội viên trung ương tiếp tục khẳng định mình bằng các tác phẩm đầy
sức tìm tòi, thể nghiệm. Các hoạ sĩ trẻ: Lương Công Tuyên, Đặng Phương Thảo, Quang
Hưng đạt giải thưởng của Liện hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
- Về Âm nhạc – Múa
Trong 5 năm qua, giới âm nhạc Phú Thọ đã có bước phát triển mạnh mẽ trong sáng tác,
biểu diễn phục vụ có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đầu nhiệm kỳ có 7 hội viên Nhạc sỹ Việt Nam đến gần giữa nhiệm kỳ nhạc sỹ
Đào Đăng Hoàn, Đoàn Đăng Đức chuyên về Hà Nội còn lại 5 nhạc sỹ. Nhưng đến nay
các hội viên hội nhạc sỹ Việt Nam có 8 tác giả như: Vũ Văn Viết, Trịnh Hùng Khanh,
Đỗ Trọng Khiêm, Nguyễn Hùn, Phạm Đăng Ninh, Hà Hoàn, Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn
Đức Thực tiếp tục có sự tìm tòi, đổi mới bứt phá. Nhạc sỹ Vũ Văn Viết, luôn tỏ ra là
người sáng tác sung sức với hàng loạt các tập nhạc, đĩa CD ca khúc được ra đời, phục vụ

tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đã đạt nhiều giải thưởng ở trung ương, đặc biệt là
giải thưởng của BCĐTW cuộc vận động sáng tác về chủ đề Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhạc sỹ Trịnh Hùng Khanh với đĩa nhạc gồm nhiều bài hát
về Đất Tổ, về tình yêu liên tục được phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng
nói Việt Nam. Các nhạc sỹ Đỗ Trọng Kiêm, Nguyễn Hùng, Nguyễn Văn Cúc, Phạm
Đăng Ninh, Hà Hoàn, Nguyễn Đức Thực đều có nhiều sáng tác được công bố, sử dụng
nhiều trên làn sóng phát thanh - truyền hình và các hội diễn nghệ thuật...Đó là những cố
gắng của các nhạc sỹ đóng góp tích cực trong phong trào ca hát quần chúng của tỉnh và
của cả nước, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó chi hội còn tham gia tích
cực các liên hoan âm nhạc do Hội nhạc sỹ Việt Nam tổ chức ở các tỉnh. Đặc biệt năm
2009 Liên hoan âm nhạc khu vực được tổ chức tại Phú Thọ.
Các nghệ sy thê hiện như: Hồn Phương, Phương Liên, Hồng Vân, Việt Hà, Hồng
Hạnh luôn đắm say với các chương trình văn nghệ; đặc biệt là đêm Thơ Nhạc về chủ đề
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các nghệ sỹ múa như Vũ Hùng,
Đình Cương, Huyền Chân cũng đã có nhiều cố gắng, dàn dựng nhiều chương trình phục
18


vụ phong trào văn hoá, văn nghệ của địa phương, phục vụ lễ hội Đền Hùng và các ngày
lễ lớn, trong đó nghệ sỹ Vũ Hùng có nhiều tác phẩm đạt Huy chương vàng, bạc tại các
hội diễn ngành toàn quốc và khu vực.
- Về Sân Khấu
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách hạn chế đặc thù nghề nghiệp
nhưng hoạt động sân khấu của Hội 5 năm qua vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ.
Về sáng tác: Nhiều vở kịch, ca kịch, chèo, tiểu phẩm được ra đời và công bố thàn
sách, qua các hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng. Các nhà viết kịch và các tác giả
trẻ liên tục có những kịch bản, những tiểu phẩm phục vụ công tác tuyên truyền các nhiệm
vụ chính trị như: của Phạm Đăng Ninh, của Duy Phượng, các kịch bản, tiều phẩm của
Việt Thắng, các màn múa hát phục vụ lễ hội của Văn Chê được dư luận hoan nghênh.
Về biểu diễn: Các nghệ sỹ, diễn viên là hội viên Hội văn học - nghệ thuật đã có

nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật, có vai trò nòng cốt trong các
đoàn nghệ thuật, tham gia các chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm như nghệ sỹ
Quốc Giới, Minh Luân, Việt Hà, Phương Liên, Hồng Vân, Đỗ Việt Hà, Quang Huy. Đạo
diễn Hoàng Tự Dung, Hoàng San dàn dựng đạo diễn nhiều vở diễn, chương trình văn
nghệ có chất lượng phục vụ công chúng đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động
nghệ thuật và giao lưu đối ngoại của Hội, một số chương trình trên Đài Truyền hình tỉnh
phục vụ tốt công tác tuyên truyền.
- Về Nhiếp ảnh
5 năm qua, Hội đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế sáng tác tạo cảm hứng cho anh
em nghệ sĩ có kết quả như trại Vũng Tàu, Sa Pa, Xuân Sơn, Điện Biên, Sơn La. Hàng trăm
tác phẩm của các tác giả đã ghi lại những khoảnh khắc nên thơ, ấn tượng, nhiều suy ngẫm
về cuộc sống, con người Phú Thọ và cả nước. Hàng năm, các trại sáng tác do Hội tổ chức,
tạo điều kiện cho anh em bám sát đề tài, bám sát cuộc sống để sáng tác. Một số tác phẩm
về Đền Hùng, về Xuân Sơn của các tác giả đã được tỉnh và các sở, ban, ngành chọn đặt
làm sản phẩm lưu niệm đã thực sự đi vào đời sống. Nhiều nghệ sỹ lặn lội đến vùng sâu,
vùng xa để ghi lại những hình ảnh sinh độn, tươi đẹp về cuộc sống con người Đất Tổ.
19


Nhiều tác phẩm của các tác giả như: Thanh Thuỷ, Đắc Phượng, Việt Thắng, Phương
Thanh, Lê Hiển, Vũ Hậu đạt nhiều giải thưởng cao ở các triển lãm toàn quốc và khu vực.
Ngoài các nghệ sỹ, tác giả có bề dày sáng tác đã xuất hiện một số tác giả trẻ đang
có sức bật mới như Phương Thanh, Việt Thắng, Lê Hiển, Minh Thái, Hữu Sơn. Nhiều
nghệ sỹ có tác phẩm được giới thiệu trên các báo chí trung ương trong các vựng tập. Đó
là những nỗ lực, đóng góp lớn của các nghệ sỹ, các tác giả nhiếp ảnh trong phong trào
văn hoá – văn nghệ tỉnh Phú Thọ.
Năm 2010 vừa qua Hội đã tổ chức triển lãm Nhiếp ảnh các vung kinh đô xưa và
nay phục vụ Đền Hùng 2010 và FESTIVAL Huế 2010 và Đại lễ 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội. Đồng thời, hàng năm đã tham gia tích cực vào các liên hoan ảnh Nghệ thuật
khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, tổ chức triên lãm ảnh Nghệ thuật 15 tỉnh miền núi

phía Bắc tại Đền Hùng năm 2009.
- Về văn hoá – văn nghệ các dân tộc thiểu số
Là chi hội thuộc Hội văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng thời
cũng là chi hội của Hội văn học - nghệ thuật tỉnh với 14 hội viên. Chi hội đã phát huy
được thế mạnh của các hội viên sáng tác, nghiên cứu về đề tài dân tộc thiểu số.
Nhiều đầu sách, tác phẩm mỹ thuật, nghiên cứu, nhiếp ảnh, ca khúc, kịch bản, công
trình nghiên cứu đề tài dân tộc thiểu số, miền núi được công bố. Các tác giả Nông Thị
Ngọc Hoà, Quách Đình Diệu, Đỗ Ngọc Dũng, Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn Anh Đào,
Phương Quý, Phan Nghị, Vũ Văn Viết thường xuyên có tác tác phẩm tốt được nhận đầu tư
và đạt giải thưởng hàng năm của Hội văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
* Hoạt động báo chí, xuất bản
- Về tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Là cơ quan báo chí thuộc Hội, đồng thời là một trong ba cơ quan báo chí của tỉnh,
tạp chí Văn nghệ Đất Tổ 5 năm qua có nhiều đổi mới, phong phú về nội dung, đẹp về
hình thức, đẩy mạnh công tác phát hành.
Về nội dung và hình thức: Các chuyên mục được duy trì. Tin tức báo chí trong
mỗi số đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị
20


của địa phương theo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Phần sáng tác gồm các
truyện ngắn, bút ký, thơ, tiểu luận, tranh, ảnh, nhạc được biên tập kỹ, hầu hết là các tác
phẩm mới. Trang văn nghệ nước ngoài, văn học nhà trường, phê bình giới thiệu được bạn
đọc quan tâm. 5 năm qua đã có trên 150 truyện ngắn, gần 1400 bài thơ của tác giả trong
và ngoài tỉnh được giới thiệu đăng tải trên tạp chí. Đặc biệt mỗi số có từ 1-3 bài ký,
phóng sự mang hơi thở cuộc sống đã góp phần tăng tính hấp dẫn, tính thiết thực, làm cho
vị thế tạp chí ngày một nâng cao.
Về phát hành: Nhờ nâng cao chất lượng và hình thức, phản ánh kịp thời các vấn đề
xã hội quan tâm bằng hình thức các tác phẩm văn hoá – văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Đất
tổ đã chiếm được cảm tình của người đọc. Ban biên tập tạp chí đã chú trọng đến công tác

phát hành bằng việc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành,
thị ra các số chuyên đề để vừa tuyên truyền được các nhiệm vụ chính trị, vừa tăng lượng
phát hành tạp chí. Đồng thời, Ban biên tập đã chú trọng tới các trường học, các điểm bưu
điện văn hoá xã để phát hành tạp chí. 5 năm qua đã xuất bản gần 60 số với 900.000 bản
in, trung bình mỗi kì phát hành 1500 – 1700 bản. Phạm vi phát hành tới các xã phường,
thị trấn, các cơ quan, ban ngành của tỉnh. 233 điểm bưu điện văn hoá xã, các trường phổ
thông, các phòng giáo dục, Văn hoá thông đã đặt mua dài hạn tạp chí Văn nghệ Đất tổ.
- Về Website văn học nghệ thuật Phú Thọ
Là trang thông tin điện tử tổng hợp của Hội trên Internet được Tỉnh uỷ cho phép
thành lập, được Bộ Thông tin Truyền thông cấp giấy phép hoạt động đã vận hành được
tròn 1 năm. Mặc dù cán bộ chuyên môn như biên tập viên, phóng viên, kỹ sư công nghệ
thông tin còn thiếu. Nhưng qua một năm vận hành thử nghiệm với địa chỉ truy cập:
vanhocnghethuatPhuTho.org.vn.com. Website đã thông tin kịp thời về các hoạt động văn
hoá, văn học nghệ thuật của tỉnh và cả nước, chọn lọc giới thiệu những sáng tác mới của
hội viên, phục vụ các nhiệm vụ tuyên truyền. Đồng thời đang hình thành là kho dữ liệu
về tác giả, tác phẩm của văn nghệ sĩ Phú Thọ từ năm 1975 đến nay phục vụ cho công tác
tìm hiểu, nghiên cứu và thưởng thức các giá trị văn học nghệ thuật Phú Thọ với hàng vạn
người truy cập.
21


- Về xuất bản
Là một khâu quan trọng trong việc giới thiệu, quảng bá các sáng tác của hội viên.
Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ là công tác xuất bản các tác phẩm văn học nghệ thuật đã
được quan tâm, chú ý đúng mức. Trong 5 năm qua, Hội đã đứng tên xuất bản 56 tập sách
của hội viên và của các cộng tác viên, trong đó chủ yếu là thơ. Các xuất bản phẩm của
Hội đều đảm bảo về chính trị, có giá trị nhất định về tư tưởng và nghệ thuật, tạo ảnh
hưởng tốt trong dư luận xã hội.
Ngoài số sách do Hội đứng tên xuất bản , đa số các tác giả đã xuất bản sách của
mình ở các nhà xuất bản trung ương, tạo thêm phần phong phú, đa dạng cho thị trường

sách Phú Thọ và cả nước. Đặc biệt phải kể đến Tuyển tập Văn xuôi Phú Thọ 2005 –
2007, Tuyển tập Sân khấu Phú Thọ 2005 -2007 và 2 công trình chào mừng kỷ niệm 35
năm thành lập Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ, đó là 2 tập sách “Hội viên và tác phẩm
Phú Thọ 2005-2010”, “Từ kinh đô Văn Lang tới Thăng Long nghìn năm tuổi” là công
trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại lễ 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội được dư luận đánh giá cao.
Tổng số sách của Hội và các nhà xuất bản trung ương của các tác giả Phú Thọ là
173 tập. Điều đó chứng tỏ sức viết của các tác giả và sự hỗ trợ đầu tư kịp thời của tỉnh và
trung ương.
* Công tác Hội - Hội viên
- Tình hình hội viên
Đầu nhiệm kỳ, Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ có 147 hội viên. Qua 5 đợt kết
nạp, đến nay Hội đã có 203 hội viên, trong đó có gần 70 hội viên trung ương sinh hoạt ở
8 chuyên ngành khác nhau, có 112 hội viên là đảng viên, 43 hội viên nữ. Tuổi hội viên
trung bình khá cao. Trình độ hội viên so với nhiệm kỳ trước được nâng lên. Hiện có 01
tiến sỹ, 08 thạc sỹ, 121 đại học, 02 nghệ sỹ ưu tú, 01 nhà giáo ưu tú...(trong nhiệm kỳ có
5 hội viên chuyển sinh hoạt, 12 hội viên mất, 02 hội viên xin ra vì lý do không còn sáng
tác, ban chấp hành quyết định xoá tên 3 hội viên vì lý do nhiều năm khồn hoạt động).
- Về công tác Hội
22


Về cơ sở vật chất: trong nhiệm kỳ cơ sở vật chất của Hội được quan tâm đáng kể,
xây dựng thêm được nhà làm việc mới 3 tầng, điều kiện và phương tiện làm việc được
cải tiến một bước xa so với đầu nhiệm kỳ, hệ thống máy tính, mạng được trang bị cho
100% cán bộ văn phòng.
Về tổ chức và phong trào: Hội đã xây dựng và duy trì việc thực hiện quy chế làm
việc, củng cố hoạt động của các chi hội, tổ chức sinh hoạt định kỳ, thường xuyên đảm
bảo thông tin kịp thời những vấn đề thời sự chính trị, văn học nghệ thuật tới các hội viên.
Thường xuyên tổ chức các trại sáng tác, các cuộc hội thảo, đi thực tế, tạo điều kiện để hội

viên sáng tác găn bó với tổ chức Hội.
Về giáo dục chính trị tư tưởng: Bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác,
Hội thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên. Bám sát tình
hình thời sự trong nước và quốc tế, sự chỉ đạo định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, 5 năm qua Hội đã tổ chức 7 đợt học Nghị quyết của Đảng và các buổi nói
chuyện chuyên đề về văn hóa – văn nghệ, các đợt sinh hoạt tư tưởng tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng, kỷ niệm các ngày truyền thống, gặp mặt
nhân dip xuân mới, ngày báo chí Việt Nam...Đặc biệt là cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động sáng tác quảng bá tác phẩm văn
học nghệ thuật, báo chí về đề tài Bác Hồ. Từ đó, góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận
thức chính trị của đội ngũ văn nghệ sĩ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
vững vàng kiên định trong sáng tác.
2.2.2. Đánh giá tổng quát
* Ưu điểm
Nhìn chung, hội văn học – nghệ thuật Phú Thọ tiếp tục phát triển toàn diện hoạt
động sáng tác văn học nghệ thuật đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, từ khi có quỹ hỗ trợ sáng
tác của tỉnh, của trung ương tài trợ số đầu sách xuất bản, số tác phẩm được công bố tăng
hẳn so với nhiệm kỳ trước. Hầu hết các tác phẩm đã bám sát cuộc sống, phản ánh chân
thực, sinh động cuộc sống, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước,
của tỉnh Phú Thọ, động viên cổ vũ kịp thời các tầng lớp nhân dân, phấn đấu hoàn thành các
23


chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh. Vị trí của hội, của văn nghệ sỹ Phú Thọ ngày càng được
nâng cao, có ảnh hưởng trong đời sống xã hội, được xã hội thừa nhận, trân trọng.
Có thể khẳng định 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về đời sống và
những diễn biến phức tạp, về tình hình chính trị- kinh tế trên thế giới, nhưng tuyệt đại bộ
phận văn nghệ sĩ Phú Thọ vẫn vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp. Các hoạt động văn
học nghệ thuật trên quê hương Đất Tổ như: triển lãm nghệ thuật, hội diễn thơ nhạc, Ngày
thơ Việt Nam, hội thảo khoa học...đã diễn ra sôi động và không ngừng đổi mới, Hội trở

thành ngôi nhà chung ấm áp, tập hợp hội viên, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho anh chị em văn nghệ sĩ đi sâu vào hiện thực đời sống xã hội, thể hiện trách nhiệm
công dân cao cả, thiên chức cao quí của nghề nghiệp, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt
trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ xứng đáng được trung
ương đánh giá là một trong những Hội mạnh của toàn quốc, đại diện tiêu biểu của khu vực
Tây Bắc- Việt Bắc. Bên cạnh những giải thưởng cao ở trung ương mà các hội viên đã đạt
được, giải thưởng Hùng Vương và giải thưởng 5 năm về văn học nghệ thuật của tỉnh là sự
ghi nhận của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Phú Thọ đối với những đóng góp quan trọng
của văn nghệ sĩ Phú Thọ trong việc hình thành và phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất
cội nguồn, hướng con người tới các giá trị cao cả về chân thiện mỹ trong sự nghiệp cách
mạng chung của đất nước và công cuộc đổi mới trên quê hương Đất Tổ.
* Hạn chế và nguyên nhân
Chúng ta vẫn chưa có những tác phẩm, công trình nghệ thuật ngang tầm với
truyền thống cách mạng lịch sử văn hóa và những chuyển động lớn ngày hôm nay trong
công cuộc đổi mới của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn
là tài năng và tâm huyết, sự dấn thân của các văn nghệ sĩ cùng với vốn văn hóa, vốn sống
chưa được bồi đắp thường xuyên, công tác lí luận phê bình còn dừng lại ở mức nghiên
cứu giới thiệu. Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ vẫn để lọt những bài kém chất lượng, nặng chất
báo chí...
Hoạt động nghiệp vụ của các bộ môn nghệ thuật chưa đều, đặc biệt bộ môn sân
khấu có nhiều lúng túng, thiếu sự chủ động của từng cá nhân nghệ sỹ. Đề tài thiếu nhi
24


còn khoảng trống. Công tác phát hành tạp chí Văn nghệ Đất Tổ chưa ổn định, vững chắc.
Chất lượng, hình thức có số chưa cao, chưa đẹp. Biên tập còn chưa kỹ, còn tình trạng cả
nể trong khâu biên tập, một số tác giả quen thuộc thường xuyên xuất hiện. Việc đầu tư
còn giàn trải, chưa có đầu tư mũi nhọn, đầu tư chiều sâu, thiếu những tác giả đăng ký làm
những đề tài lớn, quy mô...
Về công tác tổ chức chỉ đạo của Hội có nhiều cố gắng lớn, nhất là những năm gần

đây với nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động văn học – nghệ thuật, nhưng cơ quan
thường trực trình độ cán bộ tương ứng với nhiệm vụ chưa đồng đều, phương pháp tổ
chức và khả năng thực hiện chưa đồng bộ, công tác tham mưu của văn phòng còn nhiều
hạn chế. Cơ chế thị trường và những lo toan trong cuộc sống đã làm không ít người nản
lòng trước chặng đường sáng tạo nghệ thuật vinh quang nhưng đầy gian nan.
Một bộ phận hội viên hoạt động hiệu quả chưa cao, những tác giả mới, tác giả trẻ
kế tiếp chưa xuất hiện những tài năng nổi trội với phong cách nghệ thuật rõ nét. Cán bộ
phụ trách các chuyên ngành chưa thực sự với phong trào, một số chuyên ngành còn nhiều
lúng túng. Cán bộ cần phải giỏi ở một bộ môn và có nhiều hiểu biết ở các bộ môn khác,
đồng thời phải biết làm công tác quản lý.Có lúc có nơi trong một bộ phận hội viên chưa
thực sự đoàn kết cả trong sáng tác và trao đổi học thuật.
Mặc dù được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã hết sức
quan tâm đến sự phát triển của Hội, nhưng Nhà nước vẫn chưa có các cơ chế cần thiết và
thích hợp để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển ở địa phương. Việc thể chế NQ 23 của
Bộ chính trị chưa được kịp thời, kinh phí được cấp còn hạn hẹp đã hạn chế đến hiệu quả
công tác của Hội.

25


×