Học viện báo chí & tuyên truyền
KhoA BáO CHí
***
tiểu luận
Môn cơ sở lý luận báo chí
Đề TàI: VAI TRò CủA CÔNG CHúNG TRONG PHáT THANH
HIệN ĐạI
MỞ ĐẦU
Sau gần 4 thế kỷ ra đời và phát triển, những năm hai mươi của thế kỷ XX,
nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí
nói riêng với sự xuất hiện của loài hình báo phát thanh. Những hạn chế trong việc
chuyển tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền
thông nhanh nhạy chưa từng có. Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio,
thông tin vượt qua rào cản của của biên giới cuốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ
người trên hành tinh này. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và
ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện.
Phát thanh với thế mạnh là âm thanh và tiếng động được truyền đi và có thể
tạo dựng tất cả lên trước mắt con người về những gì đã và đang diễn ra; khợi gợi
trí tưởng tượng vô biên của con người về cuộc sống thực tại đang diễn ra trong
mối liên hệ với quá khứ và liên tưởng tới tương lai. Báo phát thanh ra đời đã cùng
với báo in tạo nên sợi dây liên kết các nhóm người trong xã hội, các cộng đồng
quốc gia xích lại gần nhau hơn và do đó sức mạnh được nhân lên gấp bội.
Báo phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương thức
thông tin sinh động bằng lời nói, giúp cho thính giả tiếp cận nhanh nhất với những
sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Phát
thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm
gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân. Phát thanh còn là
bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin phát thanh không phân biệt lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp…Có ý kiến đã từng cho rằng, báo phát thanh đã phân
bổ làn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa xỉ và hào phóng. Trong
những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt hay ở những vùng rừng núi, hải
đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại
hình báo chí nào khác.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như
vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển. Nhu cầu thông tin của con
người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng
gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện
quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của
phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các
chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách
hiệu quả.
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể dân
cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng (chỉ trừ người bị khiếm thính)
đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh
hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng. Âm thanh có thể kích
thích sự tưởng tuợng, gây không khí và gợi lên tâm trạng.
Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và sự phát triển như
vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã xuất hiện nhiều loại hình báo
chí mới, đặc biệt là sự phát triển của truyền hình và Internet, dường như công
chúng phát thanh đang bị thu hẹp, hay nói cách khác, phát thanh đang có nguy cơ
mất dần công chúng.
Nhưng trong thực tế, phát thanh không những mất đi công chúng mà ngày
càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình. Khi xã hội phát triển, áp
lực công việc nhiều, người ta sẽ không có nhiều thời gian, phát thanh sẽ chiếm ưu
thế. Đặc biệt với ưu thế là thông tin gần gũi, thực hiện phát thanh trực tiếp, đa loại
hình, đã phương tiện người ta cho rằng phát thanh chính là báo chí của thế kỷ XXI.
Chính vì vậy, nghiên cứu công chúng phát thanh là một vấn đề hết sức quan trọng
liên quan đến sự sống còn của phát thanh, tìm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả của phát thanh. Tiểu luận “Vai trò của công chúng phát thanh
hiện đại”, trong đó đi sâu nghiên cứu công chúng phát thanh là gì? đặc điểm của
công chúng phát thanh hiện đại? Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại…
VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1. Một số vấn đề về công chúng phát thanh
1.1. Công chúng phát thanh là gì?
Công chúng phát thanh chính là thính giả. Công chúng phát thanh có thể
được hiểu là nhóm lớn xã hội được chương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm
người mà phát thanh hướng vào để tác động. Có công chúng tiềm năng và công
chúng thực tế, công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công chúng tiềm
năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình phát thanh hướng vào tác động lôi kéo,
thuyết phục. Nhưng trong thực tế không phải tất cả những thành viên nhóm lớn xã
hội mà chương trình nhằm vào đều tiếp nhận được các chương trình phát thanh.
Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát thanh
hướng vào, tiếp nhận được sự tác động. Bộ phận ấy gọi là công chúng thực tế.
Ở bình diện khác, lại có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công
chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phát thanh.
Còn công chúng gián tiếp là những người được những người công chúng trực tiếp
kể lại, thông tin lại những điều mà họ đã tiếp nhận qua sóng phát thanh. Các
chương trình truyền thông trên radio vừa nhằm vào đại chúng trên cơ sở xác định
nhóm đối tượng cụ thể. Chuơng trình phát thanh thanh niên, tức là nhằm vào đối
tượng công chúng chủ yếu là thanh niên, nhưng mọi đối tượng cũng không phải vô
tình nghe được (tuy cũng có lúc như vậy) mà chủ yếu nghe theo sở thích và nhu
cầu.
Tất cả chương trình, sản phẩm báo chí có tình hình tương tự. Đây là vấn đề
đòi hỏi các nhà báo luôn phải tính toán, cân nhắc sự kiện và vấn đề xã hội trước
khi công bố, để việc xã hội hoá sản phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao nhất. Điều
này càng có ý nghĩa thiết thực đối với nhà báo phát thanh. Vì người ta nói rằng,
viên đạn có thể bắn không trúng đích nhưng sóng phát thanh đã phủ và có radio
trong tay thì bất kỳ ai cũng có thể nghe được, chỉ có hai rào cản đó là ngôn ngữ và
năng lực làm việc của thính giác.
2.1. Phương thức và con đường tác động của phát thanh với công chúng
Phát thanh có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với
phương thức biểu đạt bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm,
gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh hoạ. Bản chất của quá trình tác động
radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm
bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú. Đây là một quá trình
liên tục mà qua đó chúng ta hiểu người khác và ngược lại.
Thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh không có khả năng nhìn được bằng
mắt như trong trường hợp truyền thông trực tiếp. Người nghe không thể nhìn thấy
những dấu hiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biêủ đạt bằng nét
mặt, sử dụng tay để minh hoạ. Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cử chỉ
không thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp. Bởi vậy, nếu những điều
phát ra càng ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ càng tạo được sự cuốn hút đối với họ.
Theo một số nhà nghiên cứu về lý luận phát thanh hiện đại, công chúng phát
thanh thường được chia làm mấy loại:
Một là đối tượng nghe dò tìm: Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương
trình cụ thể nào đó. Giai đoạn tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung
vào thời điểm phát chương trình. Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với
những gì nghe được.
Hai là đối tượng nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn
người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời gian nhất
định cho việc nghe đài hằng ngày.
Ba là đối tượng nghe có chọn lọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một
phần của chương trình hay tin tức nào đó.
Bốn là đối tượng nghe loáng thoáng, rơi rớt: chương trình radio chỉ là một yếu
tố động chạm đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnh hưởng đến lĩnh vực
nhận thức của người nghe.
2.Vai trò của công chúng (thính giả) trong phát thanh hiện đại
Trong lý thuyết truyền thông nói chung và trong lý luận cũng như trong thực
tiễn của báo chí hiện đại nói riêng, công chúng - nhóm đối tượng có vai trò đặc biệt
quan trọng. Khi tiến hành một hoạt động truyền thông vận động xã hội, công việc
đầu tiên có ý nghĩa quyết định năng lực và hiệu quả của chiến dịch truyền thông là
nghiên cứu công chúng nhóm đối tượng.
Công chúng nhóm đối tượng là những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự
tác động, ảnh hưởng của thông điệp, sự lôi kéo, thuyết phục của chủ thể truyền
thông đại chúng. Họ không chỉ là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động mà còn
là nguồn đề tài phong phú vô tận của báo chí. Họ còn là người trực tiếp tham gia
các chương trình phát thanh với những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội và
chính đến bản thân họ. Nhiều chương trình phát thanh trực tiếp ở đài Tiếng nói
Việt Nam và các đài địa phương, những người lao động được mời đến tham gia
chương trình hoặc gọi điện thoại từ xa cùng giao lưu với phóng viên và khách mời.
Công chúng là người trực tiếp sáng tạo hoặc tham gia sáng tạo tác phẩm và chương
trình phát thanh, phương thức phát thanh.
Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc
thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí và các chương trình phát
thanh. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các nhà báo luôn phải đặt
câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì và sau đó mới là Viết thế nào?”
Sản xuất tác phẩm, sản xuất chương trình phát thanh bao giờ cũng xuất phát
từ động cơ, nhằm thực hiện chủ định, ý đồ, đính hướng nào đó. Nhưng ý muốn sẽ
bằng không tiếp nhận các chương trình và tác phẩm của mình. Nếu chương trình
không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe đài thì họ tắt
radio đi và làm việc khác.
Công chúng phát thanh là người nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là
người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng phát sóng. Công chúng phát thanh
là người thẩm định vai trò, vị thế xã hội của nhà báo và của cơ quan báo chí. Nhà
báo nổi tiếng phải nhờ và phải được công chúng suy tôn làm người bạn thân thiết
của họ. Uy tín uy lực của nhà báo do công chúng và dư luận xã hội thừa nhận. Có
thể coi công chúng là đối tác của cơ quan báo chí. Mất đối tác thì cơ quan báo chí
không còn lý do để tồn tại
Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là ngọn nguồn tươi mới của
chương trình phát thanh. Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư, nguyện
vọng, những vấn đề bức xúc những cái mới nảy sinh,…. Là nguồn đề tài vô tận của
người làm báo. Một bộ phận công chúng phát thanh là những cộng tác viên, thông
tin viên của các chương trình. Những cây bút này luôn đem lại cho chương trình
phát thanh một sắc thái mới, sinh động và cập nhật. Công chúng là người luôn tạo
điều kiện, giúp đỡ các nhà báo, đặc biệt là trong những “ tình huống có vấn đề”.
Vai trò của công chúng có đóng góp to lớn cho sự phát triển của các chương trình
phát thanh, công chúng vừa là đối tượng tiếp nhận vừa là đối tượng phản ánh.
Chính công chúng là người góp phần tạo nên các tác phẩm báo chí và chương trình
phát thanh hay, có giá trị.
Công chúng ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia
các chương trình phát thanh. Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những
vấn đề được nêu ra. Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông
tin thiết thực của thính giả. Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn được thực sự
được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh
viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả. Đây chính là điều kiện để công chúng
(thính giả) có cơ hội tham gia vào quá trình thực hiện chương trình. Qua theo dõi
cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh bao giờ cũng tỷ lệ thuận với
mức độ tham gia cuả họ. Công chúng phát thanh hiện đại sẵn sàng loại bỏ những
chương trình phát thanh không bổ ích để chuyển qua một kênh truyền thông khác.
Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét và có những ý kiến phản hồi, thậm chí
sẵn sàng tham gia nếu chương trình phát thanh hấp dẫn và hiệu quả...
Một là, tham gia một cách gián tiếp. Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy nghĩ
với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào đó của họ
như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu hỏi... và tên của
họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất hiện trước công chúng.
Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình. Đó là được trao đổi, được
phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình
giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp...
Điều được khẳng định qua thực tiễn các chương trình mang tính giao lưu càng
cao thì càng có sức lâu bền và càng có lượng người nghe đông bởi chính sự hấp
dẫn của nó, và bởi vì một người nói trên đài sẽ có thêm không biết bao nhiêu người
khác (là gia đình, họ hàng, bạn bè...) cùng đón nghe như trong thư các bạn nghe
đài đã bày tỏ. Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh hiện đại là một
cuộc trò chuyện với thính giả.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong
đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng,
mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt
động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc
sống và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng chính điều
này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông đại
chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem.
Ở các đô thị lớn ở nước ta đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự
phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó cách thức tiếp
nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi. Công chúng hiện nay và sau này
vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để có được cái quyền tự họ