Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Trit hc lien van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.15 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
===========

BÀI GIỮA KỲ

Môn: Triết học của thế giới đương đại
Đề tài: Triết học liên văn hóa trong thế giới
đương đại
Giảng viên: GS.TS Nguyễn Vũ Hảo
Họ tên: Trần Thị Thu Hương
Mã SV: 16031324
Lớp: K61 Triết học Clc

Hà Nội, 5/2019

1


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ
hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin cùng với sự biến đổi các giá trị văn hóa,
vấn đề văn hóa đặt ra nhiều thách thức phức tạp trong giao tiếp giữa các nền văn
hóa khách nhau hay giữa các cộng đồng văn hóa, các vùng miền trong một lãnh
thổ, một quốc gia dân tộc trong sự phát triển của xã hội.
Trong ý nghĩa đó, triết học liên văn hóa ra đời và phát triển đóng vai trị
quan trọng trong q trình. Triết học liên văn hóa là một lĩnh vực mới của triết học,
ra đời gắn liền với q trình tồn cầu và sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
đại, vượt lên trên các trào lưu triết học riêng biệt trong các nền văn hóa phương


Đơng hoặc phương Tây và cả triết học so sánh.
Triết học liên văn hóa đã thể hiện được tính cởi mở đối với các giá trị phổ
quát của nhân loại. Là bước phát triển cao của triết học nhân loại trên cơ sở của
triết học so sánh, triết học liên văn hóa hướng đến việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa các nền văn hóa từ giác độ triết học.Nó nghiên cứu về những nền văn hóa, các
thế giới quan và phương thức sống khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau trên
thế giới hoặc giữa các cộng đồng văn hóa trong một lãnh thổ, một quốc gia dân tộc.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa khơng thể dựa trên sự cưỡng bức hay sự áp đặt, hay
bắt buộc của một hay một số nền văn hóa đối với tất cả các nền văn hóa khác.
Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Triết học liên văn hóa trong thế giới đương
đại” làm đề tài tiểu luận giữa kì của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về triết học văn hóa, ở nước ngồi có rất nhiều tài liệu đã nghiên
cứu chun sâu của các tác giả như L.Wittgenstein, Ram Mall, H.Kimmerle,
F.Wimmer,…

2


Có nghiên cứu của Choe Hyundok, “Triết học liên văn hóa: Khái niệm và
lịch sử”, Tạp chí Triết học, số 2 (201), tháng 2 – 2008, do ThS. Lương Mỹ Vân
dịch.
Ở Việt Nam, phải kể đến những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu của
GS.TS Nguyễn Vũ Hảo như: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; Nguyễn Vũ Hảo, “Giao tiếp liên văn hóa
trong bối cảnh tồn cầu hóa: một số vấn đề triết học”, Nxb Tạp chí triết học, số 7,
2006, tr.49-56; Nguyễn Vũ Hảo, “Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh
Đông - Tây: Lịch sử vấn đề và triển vọng”, Tạp chí Triết học, số 5, 2007, tr. 26-33;
Nguyễn Vũ Hảo, “Kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm và hạn chế của nó trong bối
cảnh tồn cầu hóa”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, 2008, tr.

81- 88.
Ở Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về “Triết học liên văn hóa: cũng có
nhiều bài viết nhưng các bài viết hầu như chỉ phân tích chủ yếu khía cạnh như giao
tiếp, khái niệm, hay sự phát triển.
Các nhận xét về triết học liên văn hóathì ít nêu ra được mặt hạn chế mà chỉ
nêu ra điểm tích cực.Trong bài tiểu luận này em có nêu ra những mặt hạn chế cùng
giá trị mà nhận được từ triết học liên văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Luận giải một cách tương đối có hệ thống nội dung căn bản của
Triết học liên văn hóa để chỉ ra những giá trị và hạn chế của triết học liên văn hóa
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích và trình bày một cách khái quát về bối cảnh ra đời và nội dung
cơ bản của triết học liên văn hóa

3


+ Đưa ra một số nhận xét và đánh giá về giá trị và hạn chế của triết học liên
văn hóa
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin và dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lenin trong nghiên cứu
lịch sử triết học; đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các cơng trình của các
nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp của phép biện
chứng duy vật trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng. Cụ thể là, phương pháp lơgíc
kết hợp với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái qt hố và so
sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Triết học liên văn hóa

- Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu là làm rõ nội dung cơ bản
triết học liên văn hóa, đề tài nghiên cứu qua những nghiên cứu của các nhà tư
tưởng.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần vào việc làm sáng tỏ triết học liên văn hóa, trên cơ sở đó
giúp người nghiên cứu và học tập có những đánh giá xác thực hơn về sự hình thành
và phát triển cũng như vai trò của triết học liên văn hóa
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu
gồm 3 chương.
4


CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG RA ĐỜI CỦA
TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HÓA.
1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của
1.1.1 Q trình tồn cầu hóa

triết học liên văn hóa

Tồn cầu hóa diễn ra từ khoảng những năm 80 của thế kỉ XX gắn với các
thành tựu của nhân loại trong lĩnh vực thông tin như máy tính và internet v,v…
Tồn cầu hóa là q trình hình thành khơng gian thống nhất phụ thuộc lẫn nhau về
mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,...trên cơ sở công nghệ thông
tin hiện đại trên quy mơ tồn cầu1. Qúa trình đưa đến sự ràng buộc lẫn nhau trong
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia. Đó là q trình
khơng ngừng gia tăng mối quan hệ hợp tác, liên kết xuyên quốc gia, khu vực và
quốc tế.
Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân
tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại trên tất cả các lĩnh vực: kinh

tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… Cũng như các q trình lịch sử khác, tồn cầu
hóa cũng có tính hai mặt rõ nét. Một mặt, nó tiến tới hình thành một thế giới
phẳng, một ngơi làng tồn cầu, xóa mờ đi các đường biên giới quốc gia, thu hẹp
các khoảng khơng gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn
hóa của thế giới. Q trình tồn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng
của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên
giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống. Ví dụ, sự xuất hiện của các
kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của cơng nghệ báo chí và các
tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trên phạm vi toàn
cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ tức thì. Qua đó một sự kiện ở một
quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế –
chính trị – xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới. Bên cạnh, toàn cầu
1 Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.9

5


hóa có mặt trái, nó dẫn đến “tồn cầu hóa tư bản chủ nghĩa”, sự bất bình đằng, gia
tăng khoảng cách giàu nghèo càng bị khoét sâu hơn, hoặc bị thao túng lợi dụng bởi
thế lực của những kẻ mạnh và chủ nghĩa bá quyền, làm xói mịn chủ quyền quốc
gia, hay đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, …
Tồn cầu hóa làm cho các quốc gia trên thế giới có quan hệ rằng buộc lẫn
nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội không thể làm ngơ mà phải cùng nhau
hướng về và cùng nhau giải quyết những mối quan tâm chung và những vấn đề
chung của nhận loại như: khủng hoảng kinh tế tồn cầu, vấn đề chiến tranh và hịa
bình, xung đột văn hóa và tơn giáo, vấn đề sinh thái và ô nhiễm môi trường, vấn đề
thiên tai, vấn đề chống khủng bố, vấn đề chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vấn đề
an ninh và chủ quyền quốc giam, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề dân số và bùng
bổ dân số, vấn đề dân chủ và nhân quyền, vấn đề giáo dục toàn cầu, vấn đề giữ gìn
bản sắc văn hóa, vấn đề liên quan đến các tổ chức xuyên quốc gia, vấn đề giải

quyết việc làm, vấn đề về liên quan đến sự lan truyền của những bệnh dịch nguy
hiểm với quy mơ tồn cầu như: HIV/AIDS, SARS, Ebola, Zika ….2
Tồn cầu hóa là xu hướng tất yếu mang tính quy luật, là thành quá vĩ đại của
khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là sứ phát triển của công nghệ thông tin.
Như vậy, tồn cầu hóa một mặt mang đến nhiều cơ hội phát triển trong các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, đặc biệt là văn hóa…cho các quốc gia, cho các
nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, q trình tồn cầu mang tính hai mặt của nó
khi mang tới những thách thức cho các quốc gia, các dân tộc và các nền văn hóa.
1.1.2

Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại

Xem: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2016, tr.10
2

6


Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản
xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học kĩ thuật. Cho đến
nay nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng công nghiệp và phần lớn các nước
trên thế giới đang trải qua cuộc cách mạng lần thứ ba. Trong khi đó, một số nước
phát triển đã bắt đầu triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng
công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI là thế giới của toàn cầu hóa vè hội
nhập quốc tế gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại như vật liệu
mới như composite, gốm siêu dẫn, kim loại màu, hóa phẩm tổng hợp; Công nghệ
sinh học phát triển được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp,

nông nghiệp như: công nghệ vi sinh, nuôi cấy tế bà, công nghệ nano…, đặc biệt là
công nghệ thông tin, là một trong các yếu tố quy định những tiềm năng và địa vị
của các quốc gia trên toàn cầu. Quốc gia nào có nguồn trí tuệ và có chiến lược phát
triển khoa học cơng nghệ phù hợp, thì quốc gia đó có ưu thế và có khả năng chi
phối nhiều quốc gia khác trên thế giới về nhiều mặt.
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 là sự kết hợp
giữa thế giới thực và thế giới số hóa tạo thành các hệ thống mạng liên kết rộng
khắp dựa trên nền tảng internet, Những thành tựu trong lĩnh vực khoa học dữ liệu,
trí tuệ nhân tạo đã giúp cho các thế giới số giao tiếp với nhau, với con người ngày
càng thông minh. Đặc trưng của cuộc cách mạng 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo, kết nối
vạn vật thơng qua internet, phân tích dữ liệu lớn, điện tốn, và người máy, robot…
Sự phát triển của nền cơng nghiệp 4.0, nói đơn giản nhất đó là việc đặt vé
máy bay, gọi xe taxi, đặt phòng khác sạn hay là thanh toán trực tuyến… bây giờ đã
trở nên quá đơn giản và dễ dàng. Những tiện ích internet của hiện nay sau 10 năm
7


tới có thể sẽ trở thành lạc hậu. Các bạn có thể thấy được rõ ràng Uber hay Grap là
nhưng công ty Taxi lớn nhất thế giới mặc dù không có một chiếc xe nào, hay
Airbnb là một cơng ty khách sạn lớn nhất thế giới cho dù họ không có nổi 1 phịng
khách sạn nào cả….
Thật khó có thể tưởng tượng là trong 10 năm tới nền công nghiệp sẽ diễn ra
như thế nào ? Có thể lúc đó chúng ta sẽ mặc quần áo có kết nối internet, mắt kính
thì cũng online và điện thoại Smartphone sẽ trở thành vật bất ly thân… và tất cả
những dịch vụ khơng kết nối được với điện thoại, internet thì sẽ sớm bị loại bỏ.
Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là phá vỡ thị trường lao động, khi tự
động hóa lên ngơi sẽ thay thế dần cho lao động chân tay. Robots thay thế con
người trong những công việc lặp đi lặp lại, những cơng việc ít sáng tạo: Ví dụ như
bảo vệ, trơng giữ xe….những cơng việc bẩn, mất vệ sinh và gây nguy hiểm đến sức
khỏe của con người ….

Các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển trong hoạt động kinh tế và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần
cho con người. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại là nền tảng của văn
minh vật chất và tinh thần của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa
học cơng nghệ cũng ln có mặt trái đi kèm gây ra hậu quả khôn lường bởi những
thế lực cực đoan phi nhân tính. Hậu quả của q trình là nguy cơ và thách thức đối
với con người như xung đột văn hóa, tình trạng ơ nhiễm, việc chế tạo các vũ khí
hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học…vào những mục đích khơng nhân văn.....Sự
phát triển của khoa học cơng nghệ đã và đang đặt ra cho Triết học của thế giới
đương đại những vấn đề căn bản đầy thách thức cần phải giải quyết, trong đó có
triết học liên văn hóa 3.
3 Xem: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr 11

8


1.1.3 Sự phát triển và xu hướng biến đổi của các giá trị văn hóa
Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài
người, là giá trị tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã
hội. Bản sắc văn hóa là những đặc điểm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Văn hóa hay là bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt người này với người kia,
cộng đồng này với cộng đồng kia, quốc gia này với quốc gia kia. Văn hóa thể hiện
nhân cách xét về mặt cá nhân và bản sắc dân tộc xét về mặt cộng đồng. Chính bản
sắc văn hóa của mỗi dân tộc làm cho con người khác nhau chứ không làm cho con
người đối lập với nhau vì bản thân văn hóa được hình thành nên bởi một cộng
đồng chứ không phải một cá nhân.
Trong bối cảnh tồn cầu hố và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay thì khơng
có nền văn hố hay văn minh nào lại lại biệt lập mà phải có sự giao thoa văn hóa.
Một quốc gia khơng chỉ bảo vệ và phát huy những nhân tố tích cực trong văn hố
dân tộc, và loại bỏ những nhân tố tiêu cực, lạc hậu gây kìm hãm sự phát triển và

mà cịn tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hóa tinh hoa của nhân loại. Tuy nhiên,
khi giao lưu tiếp xúc, về thực chất vẫn xuất hiện xung đột gay gắt giữa các nền văn
hóa, thế giới quan văn hóa, phương thức sống văn hóa và các giá trị văn hóa khác
nhau 4.
Việc xây dựng một nền văn hóa với bản sắc dân tộc của mình trong bối cảnh
tồn cầu trở thành mối quan tâm lớn và trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà
văn hóa mà cịn của các nhà triết học trong thế giới đương đại.
1.1.4 Nhu cầu phát triển nội tại của bản thân triết học nhân loại trong thế kỉ
XX

4 Xem: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.16

9


Triết học là sự phản tư về những giá trị tinh hoa tinh thần của thời đại. Sự
phát triển của triết học trong mỗi thời đại thể hiễn sâu sắc nhu cầu tất yếu của thời
đại đó trong việc khát quát toàn bộ sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, với tính cách là
hệ thống những quan điểm lí luận phức tạp, triết học cũng có sự phân chia, phân
tầng, thậm chí có cả sự đối lập sâu sắc. Trong triết học của thế giới đương đại, xuất
hiện các xu hướng, các cách tiếp cận triết học khác nhau, các giải pháp khác nhau
cho các vấn đề đặt ra cho con người ở các nền văn hóa, các dân tộc khác nhau trên
thế giới. Bản thân triết học phải có sự nỗ lực để khát quát, tổng hợp, tiếp thu các
giá trị tinh hoa đã đạt được trong các xu hướng, các tiếp cận và các giải pháp khác
nhau đó 5.
Tóm lại, triết học của thế giới đương đại đưa ra và giải quyết các vấn đề bức
thiết của nhân loại liên quan đến tồn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công
nghệ, phát triển của kinh tế tri thức, và sự biến đổi, phát triển của nền văn hóa.
1.2


Tiền đề tư tưởng ra đời của triết học liên văn hóa
Sự phát triển của phương Đơng học cùng với sự hình thành của triết học so

sánh vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm cho lập trường của
thuyết lấy châu Âu làm trung tâm dần dần bị xem xét lại và bị bác bỏ.
Triết học so sánh Đơng - Tây là được hình thành và phát triển từ thập kỷ thứ
hai của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ngay từ thế kỷ XVIII, trong truyền thống triết học
phương Tây và phương Đông, đã xuất hiện những mầm mống và tiền đề nhất định
cho sự hình thành và phát triển triết học so sánh. Trở ngại cơ bản cho sự hình thành
triết học so sánh Đơng - Tây là lối tư duy cực đoan của thuyết lấy Châu Âu làm
trung tâm, theo đó nhiều đại diện của triết học phương Tây hầu như không sẵn
sàng thừa nhận tư tưởng triết học trong các nền văn hóa khác nào ngồi Châu Âu.
5 Trích theo: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016,

tr.11
10


Vào những năm 20 của thế kỷ XIX, ở các trường đại học Châu Âu đã bắt
đầu xuất hiện những mầm mống đầu tiên cho môn triết học so sánh với việc
A.W.Schlegel dịch tác phẩm Bhagavad Gita ra tiếng La Tinh vào năm 1823 tại
Berlin và việc Wilhelm Humbolt tôn vinh triết học Ấn Độ ở Tây Âu vào năm 1826.
Những nỗ lực của Schlegel và Humbolt đã mang đến cho các độc giả Đức và Châu
Âu một tinh thần cởi mở đối với tư tưởng Ấn Độ nói riêng và tư tưởng ngồi Châu
Âu nói chung 6.
Một trong những dấu mốc quan trọng trong hình thành tiền đề cho triết học
so sánh thế kỷ XIX là nghiên cứu so sánh của Schopenhauer giữa tư tưởng phật
giáo và tư tưởng phương Tây.
Việc nghiên cứu về các tư tưởng triết học ngoài Châu Âu (như tư tưởng Ấn
Độ, tư tưởng Trung Quốc đặc biệt là Nho giáo và Lão giáo, và tư tưởng Nhật Bản)

được đẩy mạnh ở phương Tây trong suốt thế kỷ XIX và XX, đã mang đến nhiều
thành quả quan trọng cho sự phát triển của sự giao lưu giữa các nền văn hóa Đơng
- Tây và khích lệ cho sự hình thành của triết học so sánh Đông - Tây.
Chỉ đến cuối thế kỷ XIX, khi triết học Trung Quốc và Ấn Độ được đưa vào
cuộc tranh luận với tư tưởng Châu Âu, thì mới xuất hiện chính thức tên gọi mơn
triết học so sánh. Với việc xuất hiện cuốn chuyên khảo đầu tiên Triết học so sánh
của nhà triết học Pháp Paul Masson Oursel vào năm 1923 và việc dịch cuốn sách
được dịch ra tiếng Anh vào năm 1926, triết học so sánh đã chính thức được thừa
nhận như một môn học quan trọng của triết học.
Đối tượng của triết học so sánh Đông - Tây Triết học so sánh là một trong
những bộ phận cấu thành của triết học, tập trung xem xét các vấn đề đối thoại giữa
6 Nguyễn Vũ Hảo,”Triết học so sánh Đơng – Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2016, tr. 28

11


các truyền thống triết học khác nhau trên phạm vi tồn cầu, đặc biệt là giữa phương
Đơng và phương Tây. Triết học so sánh tập trung vào các vấn đề chủ yếu trong đối
thoại giữa triết học phương Tây hiện đại (như ở Tây Âu, Mỹ) và các truyền thống
triết học Châu Á cổ điển (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…), hay
giữa các truyền thống triết học phương Tây cổ điển (như Do Thái giáo, Ki tô giáo,
thuyết Platon…) và các truyền thống triết học ở các nước Hồi giáo và Châu Phi 7.
Triết học so sánh Đông - Tây nghiên cứu so sánh các truyền thống triết học
khác nhau ở phương Đông và phương Tây. Triết học so sánh coi con người trong
các hình thái khác nhau về chủng tộc, về tộc người, về truyền thống văn hóa, tơn
giáo là tiêu điểm cơ bản của nó. Nguyên tắc tối cao của triết học so sánh là ở chỗ
coi bản chất con người ở khắp mọi nơi là như nhau.
Mục tiêu cao nhất của triết học so sánh là khái quát và tổng hợp các tư tưởng
chân lý và giá trị khác nhau của các truyền thống triết học khác nhau ở phương
Đông và phương Tây. Tiền đề cơ bản cho triết học so sánh là sự cởi mở về tinh

thần và sự khoan dung lẫn nhau giữa các tư tưởng Đông – Tây 8.
Triết học so sánh Đơng - Tây có vai trị rất quan trọng trong q trình hội
nhập văn hóa của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Việc
nghiên cứu so sánh các truyền thống triết học khác nhau có thể mang đến một số
kết luận quan trọng về bản chất của các giá trị con người, có ý nghĩa đối với toàn
bộ nhân loại. Triết học so sánh có thể tìm ra những gì thiếu vắng trong mỗi truyền
thống triết học với tính cách là nền tảng tinh thần của đời sống tinh thần xã hội ở
các nước phương Đơng và các nước phương Tây, góp phần đưa ra những giải pháp
cho các vấn đề khác nhau của cuộc sống được đặt ra trong các nền văn hóa khác và
7 Nguyễn Vũ Hảo,”Triết học so sánh Đông – Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2016, tr. 30
8 Nguyễn Vũ Hảo,”Triết học so sánh Đơng – Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2016, tr. 30

12


đặc biệt hướng tới việc tổng hợp triết học Đông - Tây và nền triết học mang tính
phổ quát của nhân loại 9.
Đối tượng của triết học so sánh là nghiên cứu so sánh các truyền thống triết
học khác nhau ở các trình độ và các thứ bậc khác nhau (như các khái niệm, các học
thuyết, các hệ thống) của di sản triết học ở phương Đông và phương Tây 10. Việc so
sánh giữa các truyền thống triết học này liên quan đến những điểm tương đồng và
dị biệt giữa các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, triết học so sánh khơng đồng
nhất với so sánh văn hóa. Như vậy, nghiên cứu so sánh giữa các truyền thống triết
học khác nhau mới có thể coi là hạt nhân của triết học so sánh. Các truyền thống
triết học khác nhau có thể mang các giá trị như nhau hoặc khác nhau.
Chính sự ra đời và phát triển của triết học so sánh là nền tảng, cơ sở cho sự
ra đời và phát triển của triết học liên văn hóa trong thế giới đương đại.
Tiểu kết chương 1
Triết học liên văn hóa được hình thành và phát triển trong bối cảnh xã hội
cuối thế kỉ XX vào những năm 80-90. Qúa trình tồn cầu hóa, và sự phát triển của

khoa học công nghệ là những yếu tố căn bản khách quan cho sự ra đời của triết học
liên văn hóa. Tồn cầu hoá gắn liền với những thành tựu kinh tế, khoa học và công
nghệ, như thông tin cáp, internet, điện thoại, máy tính… Tồn cầu hố tạo ra các
làm cho khơng gian của các nền kinh tế, văn hố đan xen vào nhau. Dưới tác động
của tồn cầu hố, các dân tộc và các nền văn hóa buộc phải xích lại gần nhau, liên
kết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Bởi vậy, chúng tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa phát triển giữa các nền văn
hóa, các phương thức sống khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng.
9 Nguyễn Vũ Hảo,”Triết học so sánh Đơng – Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2016, tr. 31
10 Nguyễn Vũ Hảo,”Triết học so sánh Đơng – Tây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2016, tr. 31

13


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC LIÊN VĂN
HÓA
2.1 Xuất phát điểm của triết học liên văn hóa
Từ thời kỳ cận hiện đại từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, thuyết lấy châu Âu
làm trung tâm có địa vị thống trị trong giới triết học và khoa học ở châu Âu. Theo
thuyết này, chỉ tư tưởng phương Tây mới là thước đo của triết học. Nói khác đi,
những người ủng hộ thuyết lấy châu Âu làm trung tâm chỉ thừa nhận triết học châu
Âu và bác bỏ mọi nền triết học ở các khu vực khác, các châu lục khác. Nhờ sự phát
triển của phương Đơng học và sự hình thành của triết học so sánh vào những thập
kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lập trường của thuyết lấy châu Âu làm trung
tâm dần dần bị xem xét lại và bị bác bỏ. Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của
triết học so sánh (được hình thành vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX), từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, đã xuất hiện một xu hướng nghiên
cứu mới - đó là triết học liên văn hóa. Xuất phát điểm của triết học liên văn hóa là
nguyên lý về “sự khiêm nhường nhận thức” nghĩa là nguyên lý thừa nhận rằng ,
phương thức tư duy triết học của phương Tây không phải là duy nhất. Sự phản tư

triết học trên thế giới là vô cùng phong phú và không bị hạn chế bởi các biên giới
quốc gia hay châu lục 11. Sự phản tự triết học này hướng đến việc luận giải các vấn
đề mang tính tồn cầu thơng qua đối thoại văn hóa với tính cách là phương thức
loại trừ sự căng thẳng nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm các cách
thức cùng giải quyết các vấn đề chung của nhân loại. Đến cuối thế kỷ XX, xuất
hiện bước chuyển rõ rệt từ lối tư duy khuôn mẫu cũ sang kiểu tư duy ngoài phương
Tây.

11 Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.135

14


Triết học liên văn hóa là một trong những vấn đề được đặt ra tại Đại hội
Triết học Thế giới lần thứ XX tại Boston (1998 ). Đại hội Triết học Thế giới lần thứ
XXII tại Seoul năm 2008 cũng đã dành riêng hẳn một hội nghị toàn thể chuyển bàn
về việc nhận thức lại lịch sử triết học. Trong hội nghị này, ấn tượng nhất là báo cáo
của Enrico Dussel, một nhà triết học nổi tiếng đến từ Nam Mỹ nhan đề “ Thế kỷ
mới trong lịch sử triết học: cuộc đối thoại giữa các truyền thống triết học trên thế
giới ”. Trong báo cáo này, tác giả đã phê phán gay gắt các phương pháp tiếp cận từ
lập trường của thuyết lấy châu Âu làm trung tâm và đưa ra đòi hỏi phải thừa nhận
các nền triết học truyền thống khác bao gồm cả các truyền thống triết học Mỹ Latinh và châu Phi , bên cạnh các truyền thống triết học phương Đông như triết
học Trung Quốc, triết học Ấn Độ và triết học Ả rập - Hồi giáo. Theo tác giả của
báo cáo này, nhân loại nói chung và giới triết học thế giới nói riêng đang bước vào
thời đại mới", những suối nguồn không chỉ của phương " đại của chủ nghĩa Xuyên
hiện đại được đặc trưng bởi chủ nghĩa đa nguyên được nuôi dưỡng bởi những suối
nguồn khơng chỉ của phương Tây, mà cịn của các truyền thống triết học khác.
Theo ông, việc tăng cường làm phong phú cho nhau trên cơ sở bảo tồn sự đa dạng
và di sản của các truyền thống triết học ngồi phương Tây là vơ cùng cần thiết
nhằm đưa ra một lập trường chung đối với các vấn đề mang tính tồn cầu. Ơng

cũng cho rằng, thời đại mới không chỉ liên quan đến lịch sử triết học của nhân
loại , mà tới sự phát triển của triết học liên văn hóa mà vấn đề cơ bản của nó là
giao tiếp liên văn hóa và đối thoại liên văn hóa.
Triết học liên văn hóa là một trào lưu triết học được hình thành ở Cộng hịa
Liên bang Đức và Cộng hòa Áo với các đại biểu nổi tiếng như FM. Wimme, Ram
Adhar Mall, G.Paul , H. Kimmerle , Elmar Holenstein , Raul Fornet y Betancourt ,
Heinz Huelsmann , Claudia Beckmann . . . Dần dần trào lưu này có được nhiều
người ủng hộ ở các quốc gia khác như J.S .Bruner , Clifford Geertz , Richard Allan
Shweder (Hoa Kỳ ), Raimon Panikkar ( Tây Ban Nha )…
15


2.2 Các con đường đi đến chỗ khẳng định triết học liên văn hóa


Con đường thứ nhất
Đây là con đường hướng tới việc hình thành phương pháp tiếp cận liên văn

hóa trong triết học. Đây là con đường ngắn, khá dễ dàng đạt được mục tiêu đặt ra
có thể giúp tránh khỏi sự nơng cạn và tình trạng “ bế quan tỏa cảng ” trong việc
tiếp cận đến một nền văn hóa khác . Đây là con đường mà các nhà triết học như H.
Kimmeric , R.A. Mall , FM.Wimmer đã đi qua .
H. Kimmerle ( 1930 - ) là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Erasmus tại
Rotterdam ( Hà Lan ) từ năm 1976 - 1995. Sau nhiều năm nghiên cứu triết học của
Hegel, người có quan điểm cực đoan đề cao thuyết lấy châu Âu làm trung tâm ,
Kimmerle bắt đầu làm quen với triết học ở châu Phi, nơi mà Hegel từng cho là
khơng có triết học. Các cuộc đối thoại với các nhà triết học châu Phi đã khiến ông
đưa đến kết luận rằng, những nhận định và đánh giá của Hegel là hoàn toàn sai lầm
. Từ đây, ông chủ trương xây dựng môn triết học liên văn hóa trên cơ sở dự án
nghiên cứu triết học trong sự khác biệt văn hóa. Theo ông, khái niệm “sự khác biệt

văn hóa ” trong phạm vi triết học đồng nhất ( triết học phương Tây từ Platon đến
Hegel ) là rất có vấn đề , vì vậy cần xây dựng quan niệm mới về sự khác biệt theo
tinh thần “ khác biệt và bình đẳng ” đối lập với q trình tồn cầu hóa theo cách
thực buộc tất cả các nền văn hóa phải đi theo một hướng 12. Những nỗ lực và cố
gắng của ông đã dẫn đến sự thành lập của Hiệp hội Liên Văn hóa Hà Lan Flemish và Bộ mơn Triết học Liên văn hóa tại Trường Đại học Tổng hợp Erasmus.
Ram Adhar Mall ( 1937 - ) là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Bremen và
Munich , Cộng hòa Liên bang Đức . Ông là người gốc Ấn Độ được đào tạo ở
phương Tây , vì vậy ơng coi mình vừa là người trong cuộc vừa là người ngồi cuộc
trong việc nghiên cứu liên văn hóa . Mall cho rằng , phương pháp tiếp cận liên văn
12 Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.136

16


hóa cần phải có trước sự phản tư triết học nói chung và các hoạt động của triết học
So sánh nói riêng . Theo ơng, triết học so sánh là một kiểu tiếp cận triết học đặc thù
và sâu sắc . Không một nền triết học nào hay không một nền văn hóa nào có quyền
tuyệt đối hóa bản thân nến triết học của mình hay nền văn hóa của mình , bởi vì nó
khơng phải là duy nhất. Ơng đã đưa ra một số nguyên tắc và giá trị cho một xã hội
được định hướng theo tính liên văn hóa như sau: “ sự khiêm nhường nhận thức” về
tính liên văn hóa trong triết học, khoan dung tơn giáo trong thần học và sự ủng hộ
về tinh thần đối với lập trường dân chủ đa cực trong chính trị 13. Theo quan điểm
của ơng, có một sự khác biệt rõ rệt giữa định hướng liên văn hóa của xã hội và
chính sách đa văn hóa. Ơng đề cao xã hội liên văn hóa so với xã hội đa văn hóa,
bởi vì xã hội đa văn hóa chỉ hướng đến đạt được sự thuần khiết ảo tưởng của các
nền văn hóa khác nhau trên cơ sở niềm tin vào tính bất biến của bản sắc văn hóa.
Theo ơng , mọi nền văn hóa đều có những sự trùng hợp ở mức độ nhất định.
Frank Martin Wimmer ( 1942 - ), giáo sư danh dự Trường Đại học Tổng hợp
Vienna , tác giả của nhiều cuốn sách về triết học liên văn hóa cho rằng, triết học
ln cần phải là triết học liên văn hóa, cho dù cho đến nay vẫn chưa được như vậy.

Theo ông, triết học luôn được gắn liền với một nền văn hóa, với các phương thức
biểu hiện nhất định và với các vấn đề nhất định. Từ cách nhìn của ơng, cần xem xét
lại tồn bộ lịch sử triết học trên cơ sở các truyền thống triết học phương Tây và
ngoài phương Tây.
Nhiều nhà triết học liên văn hóa khác đã đưa ra các nguyên tắc và các quy
tắc cho việc tiếp cận đến với triết học của các nền văn hóa khác. Chẳng hạn , G .
Paul ( 1947 - ), giáo sư triết học Trường Đại học Tổng hợp Karlsruhe đã đưa ra 16
quy tắc cho việc trao đổi liên văn hóa trên cơ sở bình đằng sau đây: (1) Tìm ra
những điểm tương đồng và làm rõ chúng; (2) Chỉ so sánh những gì tương xứng và
13 Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.137

17


tránh nhầm khái niệm; (3) Tránh khái quát hóa; (4) Nêu những điểm khác biệt , mô
tả và lý giải chúng; (5) Xua tan các định kiến; (6) Tránh thần bí hóa và sự vay
mượn thuật ngữ ngoại lai; (7)Dựa vào các phạm trù lơgíc có tính phổ qt; (8)
Khơng đồng nhất bộ phận của truyền thông với cả truyền thống nói chung (chẳng
hạn khơng đơng nhất Thiền - Phật giáo với triết học phương Đơng nói chung) ; (9)
Thừa nhận tính phổ quát của nguyên tắc nhân quả , ít nhất là nguyên tắc dựa trên
kinh nghiệm và thực tế; (10) Định hướng bản thân về các yếu tố nhân học bất biến;
(11) Luận giải sự đồng nhất của một số vấn đề liên quan đến sự giống nhau và khác
nhau ; (12) Xác định rõ nguyên tắc chủ đạo căn bản của khái niệm “ triết học"
(13)Tránh thuyết lấy dân tộc làm trung tâm và thuyết lấy châu Âu làm trung tâm;
(14) Không sử dụng các thuật ngữ như “ triết học Đức ” " hay triết học phương
Đơng ” theo nghĩa : triết học này được hình thành và phát triển ở nước Đức hay ở
châu Á ; (15) Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành và (16) Văn cảnh hóa các
ví dụ quan trọng 14



Con đường thứ hai
Đây là con đường đầy phức tạp hơn, địi hỏi vượt ra ngồi “sự khiêm

nhường nhận thức ” theo hướng nghiên cứu so sánh chuyên sâu giữa các nền văn
hóa khác nhau nhằm nghiên cứu và nhận thức sâu sắc các quan niệm, các tư tưởng
muôn màu muôn vẻ của chúng. Hans Lenk, giáo sư danh dự Trường Đại học Tổng
hợp Karlsruhe cùng với G . Paul trong nhiều năm đã tiến hành các nghiên cứu triết
học liên văn hóa trong lĩnh vực lơgíc học và đã xuất bản cuốn Lơgic học liên văn
hóa.
Cũng bằng con đường như vậy, Ram Adhar Mall đã vận dụng cách tiếp cận
liên văn hóa trong các lĩnh vực như bản thể luận , nhận thức luận , đạo đức học.
14 Trích theo: Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016,

tr.137-138

18


Một mặt, ông đã nhận thấy sự trùng hợp liên văn hóa của các quan niệm về chân
lý, về cái tuyệt đối, về thời gian, về giá trị, mặt khác ông chú trọng phân tích chi
tiết và sâu sắc những điểm khác biệt văn hóa của mỗi truyền thống triết học.
Một số nhà triết học ủng hộ quan điểm của chủ nghĩa tương đối văn hóa cho
rằng, các trường phái triết học khác nhau là song song, hoàn toàn độc lập với nhau
và khơng có các điểm chung nào cả , bởi vì các vấn đề triết học tương tự nhau
được diễn giải trong các trường phái khác nhau theo cách khác nhau phù hợp với
văn cảnh và các nguyên lý cơ bản của mình. Vì vậy khơng thể có quan điểm chung
giữa các trường phái triết học khác nhau 15. Bởi đây là quan điểm này cực đoan, sai
lầm và thiếu cơ sở, bởi vì các nền văn hóa của nhân loại - tuy đa dạng và khác
nhau - nhưng đều có những nền tảng nhân học chung và các phương thức tồn tại
chung cho nhân loại. Các trường phái triết học khác nhau đều đặt ra những vấn đề

có những điểm tương đồng với nhau.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các nền văn hóa rất phức tạp, vậy nên, một mặt
thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hóa, các nền triết học khác nhau trên thế giới
và các mối quan hệ bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau giữa chúng , mặt khác ủng hộ
việc đối thoại và tổng hợp các giá trị tinh hoa của các nền văn hóa , các nền triết
học hướng đến việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hay các vấn đề chung của nhân
loại.
2.3 Sự phát triển của triết học liên văn hoá
Từ cuối thập kỷ 80 – đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX xuất hiện rất nhiều
tác phẩm có thể được coi là đánh dấu cột mốc cho bước khởi đầu để chính thức
thiết lập Triết học liên văn hố. Ví dụ, như “Ba nơi khởi sinh của triết học. Trung
Quốc, Ấn Độ, châu Âu” của Ram Adhar Mall và H.Huelsmann (1989); “Triết học
15 Nguyễn Vũ Hảo, “Triết học của thế giới đương đại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.138

19


liên văn hoá - Lịch sử và lý thuyết” của Franz Martin Wimmer (1990); “Triết học
châu Phi. Tiếp cận một khái niệm triết học liên văn hoá” của Heinz Kimmerle
(1991); “Triết học trong sự so sánh các nền văn hoá. Dẫn nhập triết học liên văn
hoá” của Ram Adhar Mall (1992)…16
Triết học liên văn hố khơng chỉ giới hạn ở sự tham gia nhiệt tình của một
vài cá nhân, mà mở rộng ra thành các tổ chức và hiệp hội . Nó cũng đảm bảo cho
tính liên tục của nỗ lực ấy. Những khuynh hướng phát triển của Triết học liên văn
hoá tập trung vào ba nhà triết học đã có những đóng góp to lớn thơng qua vai trị
dẫn đạo của họ trong việc lập nên những mạng lưới, tổ chức những cuộc hội thảo
quốc tế và xuất bản những tạp chí thường kỳ cùng với các cơng trình nghiên cứu


Hội Triết học liên văn hố, Cologne (Đức)

Tổ chức này được thành lập năm 1992 thông qua những nỗ lực tận tình của

GS,TS. Ram Adhar Mall (Đại học Munich, người gốc Ấn Độ). Hiện tổ chức này có
khoảng 350 thành viên trên toàn thế giới. Năm 2004, GS,TS. Claudia Bickmann đã
đảm nhận nhiệm kỳ chủ tịch và kế nhiệm tổ chức này từ GS,TS. Mall. Từ khi thành
lập Hội, họ đã định kỳ tổ chức các hội thảo quốc tế về Triết học liên văn hoá. Hội
thảo gần đây nhất được tổ chức tại Cologne hồi tháng Sáu năm 2006 với chủ
đề Liệu tơn giáo và triết học có xung đột không? Một cách tiếp cận của Triết học
liên văn hoá. Năm 1993, GS,TS. Mall đã xuất bản bộ sách Những nghiên cứu về
Triết học liên văn hoá (Studien zur interkulturelle Philosophie) cộng tác với Nhà
xuất bản Rodopi ở Amsterdam của New York.

16 Xem: />
20


Một trong số những ưu tiên nghiên cứu hàng đầu của ơng có liên quan đến
thơng diễn học với mục đích hiểu biết các nền văn hố khác. Giữa một cực là
“thơng diễn học của tính đồng nhất hồn tồn, quy chủ thể khác về chỗ chỉ còn là
một tiếng vọng của bản thân, lặp lại sự tự hiểu biết về mình coi như là sự hiểu biết
chủ thể khác (tính thơng ước)” và một cực là “sự khác biệt triệt để khiến cho việc
hiểu về chủ thể khác là hầu như khơng thể (tính vơ thơng ước)”, ơng đề xuất
“thông diễn học tương đồng”. Nghĩa là nắm bắt những cấu trúc trùng khớp giữa
các nền văn hoá khác nhau với tư cách cơ sở mang tính thơng diễn để hiểu biết
những nền văn hố khác. “Nó khơng đặt bất cứ nền văn hoá nào vào vị thế trung
tâm tuyệt đối và quy giản những nền văn hoá khác về những hình thức nào đó của
nó. Khơng có một chủ thể thông diễn phổ quát nào hay bất cứ một chủ thể lịch sử,
văn hố nào mang tính nền tảng độc nhất; đúng hơn, đó là một thái độ trầm tư –
phản tỉnh về những chủ thể khác biệt, đồng thời về lời cảnh báo không được xem
nhẹ chúng. Thái độ mang tính thơng diễn như vậy giúp chúng ta khắc phục được

cảm giác bị vướng mắc một cách tuyệt vọng vào vấn đề vịng trịn thơng diễn. (…).
Đứng trước những truyền thống, những nền văn hố và tính đa dạng đạo đức khác,
sẽ là sai lầm nếu cứ khăng khăng rằng chúng ta bị ràng buộc với truyền thống của
chính ta, và chỉ có thể cố gắng giải nghĩa và hiểu biết nó. Trực giác đạo đức của tơi
nói với tơi rằng, tơi có thể thuộc về nền văn hố của mình và có thể, trong chừng
mực nào đó, là một người phê bình nó”.


Hội Triết học liên văn hoá Vienna( Áo)
Hội này được thành lập năm 1994 ở Vienna. GS,TS. Franz Martin Wimmer

(Đại học Vienna) đóng một vai trò quyết định ở đây. Từ năm 1998, Hội đã xuất bản
báo Polylog. Zeitschrift fuer interkulturelles Philosophieren (Triết lý liên văn hoá,

21


tính đến nay đã xuất bản được 15 số) và từ năm 2000 đã lập một diễn đàn có
tên Polylog. Diễn đàn về Triết học liên văn hoá trên Internet (www.polylog.org).
GS,TS. Wimmer hết sức quan tâm đến những vấn đề sử liệu học của triết học. Phê
phán chủ nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm của các nền triết học phương Tây, ông
đề xuất một sự xem xét lại công việc nghiên cứu lịch sử triết học, cho rằng “triết
học không chỉ khởi nguồn từ châu Âu, mà ở bất cứ nơi nào (…) triết học trong ý
nghĩa phổ quát của nó có thể có vơ vàn nguồn gốc khác nhau” 17.
GS,TS. Wimmer trình bày một nguyên tắc tối thiểu của Triết học liên văn
hố: “Khơng được coi những học thuyết triết học dựa đều dựa trên những nền tảng
vững chắc (đều vững chắc) và những tác giả của nó chỉ xuất phát từ một truyền
thống văn hoá đơn lẻ. Ngun tắc đó cũng có thể được trình bày dưới dạng khẳng
định: bất cứ khi nào có thể, cần tìm kiếm sự trùng khớp mang tính liên văn hố của
các học thuyết và các quan điểm triết học, bởi rất có thể những học thuyết có cơ sở

vững chắc đã phát triển từ khơng chỉ một truyền thống văn hố”. Theo ơng, việc
tn theo ngun tắc này, ít nhất, cũng sẽ thay đổi được thái độ của các nhà triết
học về những nền văn hố khác.
Ơng đề xuất “triết học đa thoại” (polylogue philosophy). “Đa thoại được
định nghĩa như hiện cảnh mà “nhiều người, đại diện cho nhiều truyền thống triết
học, bước vào tranh luận với nhau về một hoặc nhiều chủ đề hoặc vấn đề”. Điều đó
trái ngược với đối thoại song phương, qua đó hai đối thủ có thể tranh luận những
chủ đề khác nhau với nhau, vì Wimmer cho rằng bản thân đối thoại hai chiều vẫn
chưa đủ để sửa đổi những khuôn mẫu nghiên cứu triết học theo thuyết hướng tâm
của chúng ta, mà cần có nhiều bên tham gia và các nền tảng quan điểm đa dạng để
17 />
22


làm việc đó. Vì vậy, ơng gọi học thuyết đa thoại mà mình đề xuất là “phi trung
tâm”, theo đó mỗi truyền thống đều chịu ảnh hưởng từ mọi phía, mỗi người đều
quan tâm đến mọi người khác; mọi ảnh hưởng đều có tầm mức quan trọng như
nhau”. Ví dụ, giả sử một đa thoại đề cập đến “nhân đạo” (humanity), những nhà
triết học tham gia (thảo luận) đều phải được thông tin một cách sẵn sàng và đầy đủ,
để có thể giải thích và đánh giá khơng chỉ những ý nghĩa của những từ như
humanum hay Menschheit, mà cả muntu trong tiếng Bantu hay ren (nhân) trong
ngôn ngữ Trung Quốc, cũng như các khái niệm liên quan khác” 18.


Đại hội quốc tế về Triết học liên văn hoá
GS,TS. Raul Fornet-Betancourt (Đại học Bremen, trưởng Ban đặc trách Mỹ

Latinh ở MWI), từ năm 1995, đã đều đặn tổ chức Đại hội quốc tế về Triết học liên
văn hoá hai năm một lần. Mỗi đại hội đều ra kỷ yếu. Từ năm 1989, ông cũng tổ
chức Hội nghị chuyên đề triết học có chủ đề Đối thoại Bắc – Nam. Các nhà triết

học từ Bắc và Nam bán cầu tập hợp lại để tranh luận về những vấn đề đói nghèo,
nhân quyền, dân chủ, chủ nghĩa thực dân mới, sự liên đới, v.v., dựa trên những suy
tư triết học của họ – xuất phát từ các bối cảnh xã hội và văn hố khác biệt nhau.
Tính đến nay đã có 11 hội thảo, tất cả đều có kỷ yếu đã được xuất bản. Hội thảo
thứ 12 tiếp theo được tổ chức ở Madras (Ấn Độ) vào tháng 1 năm 2007 với chủ
đề Các nền văn hoá tri thức. Hai hội thảo thường kỳ này, diễn ra đều đặn, đã đem
lại sự hình thành một mạng lưới liên hệ giữa các bên tham dự 19.
Từ năm 1997, Fornet-Betancourt đã xuất bản bộ sách “Truyền thống tư
tưởng trong Đối thoại: Những nghiên cứu về sự giải phóng và tính liên văn hố”.
18 />19 />
23


Đến nay đã có 26 tập được xuất bản. Từ năm 2002, Viện Khoa học truyền giáo của
giáo đoàn đã xuất bản tạp chíChakana. Diễn đàn liên văn hố về thần học và triết
học, ra 2 kỳ mỗi năm, đã bị đình bản năm 2005, sau khi ra được 6 số, do những
thay đổi về chính sách của Viện nghiên cứu này. Ban chuyên trách Châu Á của
MWI đã tổ chức nhiều diễn đàn để các nhà triết học châu Á phát triển Triết học
liên văn hoá vào năm 2003 (ở Sri Lanka) và 2004 (ở Philippines) với sự tham gia
của các thành viên châu Á.
Theo Fornet-Betancourt, Triết học liên văn hoá là một dự án nhằm thay đổi
một cách triệt để triết học hiện tại thông qua đối thoại giữa các truyền thống tư
tưởng khác biệt nhau. Nó khơng chỉ có mục đích hồ hợp những truyền thống văn
hố bị coi là thứ yếu vào dịng chảy chính của triết học khi vẫn ngầm chấp nhận
khung mẫu đang tồn tại định nghĩa triết học là và không phải là gì. Ơng đề nghị
hướng suy tư triết học đến ký ức về lịch sử bị tổn thương. Để khắc phục những
định kiến mang tính nhận thức luận, thì khung mẫu “lý tính”, cái đã đẩy khá nhiều
những truyền thống tư tưởng và nhận thức ở các nền văn hoá khác ra khỏi phạm trù
triết học, cần được xem xét lại. Điều đó là để “sử dụng một cách hiệu quả nhất
những suối nguồn triết học đầy giá trị khác cho việc phát sinh tri thức triết học và

để giữ gìn chúng khỏi bị bỏ hoang”. “Triết học liên văn hoá cần phải nâng mọi
truyền thống văn hoá lên cùng một vị thế bình đẳng trên khía cạnh thu nhận tri
thức” 20.
Khái niệm triết học cũng nên được phát triển trong những đối thoại và trao
đổi liên – bối cảnh giữa các nền văn hố khác nhau, để có thể đạt tới tính phổ qt.
Chúng ta có thể đã được nghe ông trình bày một cách trực tiếp về lập trường của
mình. Những điểm quan trọng trong lập trường của ơng thể hiện ở: sự nhấn mạnh
20 />
24


tầm quan trọng của bối cảnh xã hội, chính trị và lịch sử của các nền văn hoá và triết
học và sự quan tâm đối với mối quan hệ quyền lực trong các nền văn hố.
Ba nhóm tổ chức trên có những hướng phát triển khác nhau về triết học liên
văn hóa, nhưng lại được coi như có thể bổ sung lẫn nhau. Chính hững nhà nghiên
cứu với những điểm ưu tiên nghiên cứu khác biệt đã tập hợp, cùng nhau bổ sung
những hạn chế góp phần để cùng phát triển triết học liên văn hoá.
2.4 Khái niệm “Triết học liên văn hóa”
Hiện nay, để đưa một định nghĩa chính thức về Triết học liên văn hoá được
tất cả mọi người tán thành về mọi mặt là rất khó, bởi nó vẫn cịn trong q trình
hình thành và nhiều người từ những nền văn hoá khác nhau tham gia vào q trình
đó.
Triết học liên văn hố phát triển một cách đồng thời với tiến trình tồn cầu
hố . Triết học liên văn hoá là một dự án hay một cường lĩnh triết học dựa trên
những phản tư mang tính phê phán đối với các vấn đề nan giải khác nhau mà tồn
cầu hố mang lại, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ với đại diện của các nền văn
hóa khác . Nó tìm kiếm một phương thức mới nhằm xây dựng một cộng đồng liên
đới. Ý nghĩa của triết học liên văn hoá là ở chỗ mang đến lời giải đáp triết học cho
thử thách của thời đại.
Triết học liên văn hố khơng phải là một chun ngành triết học, như lơgíc

học, mỹ học, đạo đức học . . . Nó đề cập đến mọi chủ đề của triết học từ góc nhìn
liên văn hố. Tính từ “ liên văn hoá ” thể hiện quan điểm nghiên cứu triết học , chứ
không phải một đối tượng nhất định của phản tư triết học. Nói khác đi , triết học
liên văn hoá đề cập đến mọi chủ đề triết học từ giác độ liên văn hoá. Tất nhiên, triết
học liên văn hoá cũng sử dụng các thuật ngữ đặc thù riêng như “ sự khác biệt ” , “
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×