Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BẠN HÃY TƯ VẤN 3 CỔ PHIẾU CỦA 3 CÔNG TY TRONG CÙNG NGÀNH ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ? NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.71 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TÊN: HỒ THỊ THU HIỀN
LỚP: ĐH16TCNH
MSSV: 1654030004
MƠN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
GV: THS NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
CHỦ ĐỀ: BẠN HÃY TƯ VẤN 3 CỔ PHIẾU CỦA 3 CÔNG
TY TRONG CÙNG NGÀNH ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ RA
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ? NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN
HÀNG.
A. NỘI DUNG:
1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI THẾ GIỚI
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI VIỆT NAM
3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
4. PHÂN TÍCH NGÀNH
5. PHÂN TÍCH CƠNG TY
6. KẾT LUẬN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ
B. PHÂN TÍCH:
1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THẾ GIỚI
1.1 KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2018
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động đến kinh tế
toàn cầu


+ Năm 2018, kinh tế tồn cầu có nhiều biến động. Căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung bùng phát ngay trong nửa đầu năm 2018
làm đảo lộn cục diện kinh tế tồn cầu. Sóng gió trong quan hệ
thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực đến đà đi lên của


kinh tế thế giới. Sách xanh về kinh tế Trung Quốc do Viện Khoa
học Xã hội Trung Quốc (CASS) công bố ngày 24-12-2018 nhận
định, bất đồng thương mại gia tăng cản trở tăng trưởng kinh tế
tại cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc, song
Trung Quốc bị tác động lớn hơn so với Mỹ.
+ Xét về tổng thể, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu ổn
định rõ rệt trong những tháng cuối năm 2018, các công ty Trung
Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất và
xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu chịu tác động. Doanh số bán
lẻ chững lại, nhu cầu nội địa yếu đi, đầu tư sụt giảm, cùng với
thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ chưa có dấu
hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc
đang có dấu hiệu chậm lại trong khi thuế quan của Mỹ đánh vào
hàng xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn hiệu lực. Ngân hàng Thế
giới (WTO) cho biết, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP
của Trung Quốc ước đạt 6,5% (1), con số này của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) đưa ra là 6,6% (2). Dự kiến mức tăng
trưởng về tiêu thụ và xuất khẩu sẽ giảm, chính quyền Trung
Quốc sẽ phải lấy đầu tư vào hạ tầng cơ sở làm động lực phát
triển. Trung Quốc sẽ phải giải quyết khó khăn trong nền kinh tế
thơng qua chính sách truyền thống là chi tiêu công. Đến nay,
Trung Quốc đã giảm thuế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nới lỏng
chính sách tiền tệ. Ngày 04-01-2019, Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đây là lần thứ 5
kể từ năm 2018, Trung Quốc đưa ra quyết định này.


+ Về phía Mỹ, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm
mạnh bắt đầu từ tháng 7-2018, sau khi Mỹ áp dụng thuế quan
với Trung Quốc. Vấn đề an ninh mạng và bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ cho các doanh nghiệp tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu cải
thiện. Kinh tế Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới, có dấu hiệu giảm
tốc ngay trong những tháng cuối năm 2018, dù vẫn duy trì được
mức tăng trưởng. Nghiên cứu của Goldman Sachs ước tính, tốc
độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2018 là 2,9%.
+ Không chỉ gây tổn hại cho Mỹ và Trung Quốc, những tranh
cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng ảnh
hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến giá cả
hàng hóa leo thang, đầu tư giảm, kiểm soát xuất nhập khẩu khắt
khe hơn, trong khi thị trường tài chính tồn cầu liên tục biến
động. Tháng 10-2018, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tốc
độ tăng trưởng tồn cầu xuống cịn 3,7% cho cả năm 2018.
- Tổng thống Donald Trump đã áp thuế lần thứ ba lên
hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đơla:
+ Trong một thông cáo trên Twitter ngày 8/5, Bộ Thương mại
Trung Quốc cho biết: “Việc leo thang căng thẳng thương mại
khơng mang lại lợi ích cho nhân dân cả hai nước cũng như thế
giới. Trung Quốc vô cùng lấy làm tiếc nếu Mỹ thực thi chính
sách tăng thuế, và Trung Quốc cũng sẽ khơng cịn lựa chọn nào
khác ngồi việc tiến hành các biện pháp đáp trả cần thiết”.
+ Bình luận trên được đưa ra chỉ một ngày trước khi Phó Thủ
tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu phái đồn đến Washington
tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 11.
+ Hồi đầu tuần này, Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter
rằng, Mỹ sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng


hóa nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 10/5 và có thể
tiếp tục áp thuế với 325 tỷ USD hàng hóa nữa của Trung Quốc
với lý do các cuộc đàm phán tiến triển "quá chậm".

+ Trong bình luận mới nhất, ông Trump cho biết: “Lý do khiến
Trung Quốc đàm phán đi đàm phán lại thỏa thuận thương mại là
bởi họ thực sự hy vọng rằng họ có thể “đàm phán” với Joe
Biden hoặc một trong số những tay Dân chủ yếu đuối nào đó, từ
đó tiếp tục đánh cắp của Mỹ (500 tỷ USD mỗi năm) trong suốt
nhiều năm tới. Đốn xem, chuyện đó sẽ khơng xảy ra! Trung
Quốc vừa mới thông báo với chúng tôi rằng họ đang chuẩn bị tới
Mỹ để đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi sẽ chờ xem. Nhưng
tôi rất vui khi hơn 100 tỷ USD tiền thuế mỗi năm sẽ lấp đầy
ngân khố Mỹ… tin vui cho Mỹ, tin buồn cho Trung Quốc”.
+ Cơ quan Đăng ký Liên bang Mỹ hôm qua xác nhận,
Washington sẽ nâng mức áp thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ
USD hàng hóa Trung Quốc. Quy định tăng thuế này sẽ bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 10/5.
+ Giới chức Mỹ trong tuần này cho biết, lý do khiến Mỹ quyết
định tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay cả khi các
cuộc đàm phán đang diễn ra là bởi Bắc Kinh đã rút lại hầu hết
các thỏa thuận trước đó. Bế tắc đàm phán giữa Washington và
Bắc Kinh một lần nữa làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến
thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và kéo theo
những hệ lụy đáng kể đối với kinh tế toàn cầu.
- Thương chiến Mỹ - Trung phủ bóng lên kinh tế tồn cầu:
+ Nơi đầu tiên ông Trump muốn nhằm vào là Trung Quốc, với
tư cách là đối thủ - mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế của nước
Mỹ. “Thâm hụt thương mại”, “vi phạm sở hữu trí tuệ” là hai
nguyên cớ làm bùng phát thương chiến.


+ Đúng 0h ngày 6/7/2018 “phát đạn” đầu tiên tuôn khỏi nòng
khi Mỹ áp thêm 25% thuế vào 818 mặt hàng của Trung Quốc

tổng trị giá 50 tỷ USD. Để đáp trả, Trung Quốc kích hoạt gói
thuế tương đương với 34 tỷ USD hàng từ Mỹ.
+ Sau đó, hàng trăm tỷ USD hàng hóa được hai bên đưa vào tầm
ngắm, song song với sự cứng rắn là những cuộc gặp gỡ trên bàn
đàm phán, nhưng tất cả khơng có kết quả gì.
+ Căng thẳng tột mức, Trump tiếp tục lên kế hoạch đánh thuế
200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và đặt ra một vài điều
kiện mang tính chất “nếu - thì”.
+ Rất trùng hợp, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina là cơ
hội để Trump -Tập một công đôi việc, họ đã gặp nhau và ân hạn
90 ngày “ngừng bắn” được đưa ra - nếu như Trung Quốc không
giải quyết yêu cầu của Mỹ về các vấn đề sở hữu trí tuệ và
chuyển giao cơng nghệ. Nhưng, mọi thứ đổ vỡ khi nó bị chậm
mất 5h07p, lơ hàng hóa trị giá 150 triệu CNY phải đổ xuống
biển! Thế mới thấy thương chiến là cuộc chơi hiểm hóc khốc liệt
của giới nhà giàu, nơi khơng có chổ cho sai lầm.

+ Cả thế giới dõi theo cuộc chiến này, có những cơ hội mở ra, có
những hy vọng bị dập tắt. Sự kiện này hẳn sẽ đi vào lịch sử
thương mại, ngoại giao và là ví dụ điển hình về xung đột giữa
các nước lớn.


- Chứng khốn Mỹ đi xuống vì Trump muốn tăng thuế với
Trung Quốc:
+ Chỉ số S&P 500 trên sàn chứng khốn Mỹ hơm qua có thời
điểm mất 1,6%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng giảm do
nhà đầu tư tìm đến các tài sản rủi ro thấp. Nguyên nhân là thông
báo bất ngờ của Tổng thống Mỹ - Donald Trump hôm Chủ Nhật,
rằng sẽ tăng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 10% hiện

tại lên 25%, bắt đầu từ thứ Sáu này.
+ Tuy vậy, hầu hết các chỉ số lớn sau đó hồi phục, do nhà đầu tư
vẫn hy vọng hai nước vẫn sẽ đạt thỏa thuận thương mại. Chốt
phiên, S&P 500 mất 0,45%. DJIA giảm 0,25% và Nasdaq
Composite mất 0,5%.
+ Nhóm cổ phiếu vật liệu, cơng nghiệp và công nghệ hôm qua
giảm mạnh, do nhà đầu tư né các lĩnh vực nhạy cảm với thương
mại và lĩnh vực có yếu tố chu kỳ. Cổ phiếu Boeing – công ty Mỹ
xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, mất 1,3%. Các hãng sản
xuất xuất chip có doanh thu lớn từ thị trường này cũng lao dốc.
Cổ phiếu Apple hôm qua giảm 1,5%.
+ Dù vậy, sau khi thị trường Mỹ đóng cửa, các chỉ số tương lai
lại quay đầu giảm. Các chỉ số E-mini S&P mất 0,6% sáng nay,
cho thấy nhà đầu tư dự báo phiên tối nay, chứng khoán Mỹ tiếp
tục đi xuống.
+ Chứng khoán Trung Quốc cũng chìm trong sắc đỏ. Shanghai
Composite (Trung Quốc) chốt phiên mất gần 6%. Còn Hang
Seng Index (Hong Kong) giảm gần 3%.
- BITCOIN MẤT GIÁ 80%


+ Satoshi Nakamoto là cái tên rất Nhật Bản, bỗng dưng nổi tiếng
và cũng rất bí ẩn được cho có liên quan đến một loại tiền mã hóa
có tên là Bitcoin - một đồng tiền được gọi là ảo vì khơng thể
nhìn thấy, khơng cần lưu trữ trong ngân hàng, hồn tồn lưu
thơng trên khơng gian mạng, có thể xơ đổ tất cả những thành trì
tưởng như vững chắc về lý luận tài chính, tiền tệ.
+ Bitcoin tạo ra cơn “sốt” giá từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Châu âu và cả Việt Nam. Từ con số 0, sau đó đạt 30.000 USD/1
Bitcoin, cuối năm 2017 đồng tiền này rớt giá thê thảm, có ngày

mất 40% giá trị.

+ Năm 2018 là khoảng thời gian đen tối với những nhà đầu cơ,
đầu tư đồng tiền ảo Bitcoin khi giá mỗi đồng tiền này chỉ còn
hơn 3000 USD. Bitcoin hiện đã “bốc hơi” hơn 80% giá trị kể từ
mức đỉnh cao mọi thời đại thiết lập cách đây 1 năm.
+ So với mức đỉnh hồi tháng 1 năm nay, tổng vốn hóa của thị
trường tiền ảo toàn cầu đã sụt mất 730 tỷ USD - một lượng tiền
không hề nhỏ!
+ Sau gần 10 năm tồn tại và nổi đình nổi đám 2 năm gần đây,
Bitcoin đã sản sinh ra hàng trăm tỷ phú đô la chỉ sau một thời
gian rất ngắn, nhưng cũng kéo khơng ít người lâm vào con
đường phá sản.
+ Sở dĩ nhiều chính phủ trên thế giới quan tâm đến tiền ảo là vì
tác động ghê gớm của nó đến hệ thống tài chính. Hơn thế, nó
được ví như một loại tiền thông minh: Không cần đến giao dịch
viên, không cần ngân hàng, không cần bất cứ cơ sở hạ tầng nào
của ngành tài chính ngồi thiết bị thơng minh kết nối mạng…


+ Nhưng lỗ hổng chết người của đồng tiền này - nếu như nó
được chấp nhận là cơng cụ thanh tốn đến mức phổ biến, đó là
tin tặc. Tin tặc có thể khiến hệ thống tài chính tồn cầu trở về
con số 0 hoặc gia tăng một cách ảo khủng khiếp mà không cần
đến những tác động chuyên ngành như lạm phát, suy thối kinh
tế.
+ Có khoảng 20 nước bắt đầu cơng nhận Bitcoin, nhưng cũng có
số lượng quốc gia tương tự đang chú trọng việc quản lý chặt chẽ
nó. Hiện nay có 850 loại tiền mật mã, giá trị vốn hóa hiện đang
khoảng 200 tỷ USD và được dự báo có thể lên đến 500 tỷ USD.

+ Những biến động của thị trường bất động sản, tài chính, chứng
khốn…đều chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của Bitcoin. Nói như
kinh tế gia Cấn Văn Lực: “Chưa hiểu hết về loại hình tiền ảo
này mà chấp nhận nó thì khơng khác gì rước hổ về nhà khi chưa
thuần hóa được, chúng ta có thể bị cắn lại bất cứ lúc nào…”
- Bitcoin giảm dưới 6.000 USD - thấp nhất lịch sử
+ Theo cập nhật từ trang Bitcointicker sau 11h trưa (theo giờ
Mỹ) giá Bitcoin đã chạm đáy 5.600 USD - đây được xem là lần
giảm thấp nhất trong lịch sử năm 2018. Sau khi chạm mốc 5.506
USD vào lúc 2h chiều và tăng nhẹ lên 5.612 USD, Bitcoin ghi
nhận giảm đến 11.24% trong vòng 24h qua và giảm 13.7% trong
vòng 7 ngày.
+ Biến động này còn khiến nhiều đồng cryptocurrency lập đáy
mới của năm, trong đó phải kể đến những cái tên như Ethereum,
Ethereum Classic, Litecoin, Cardano,… Tại thời điểm thực hiện
bài viết, Bitcoin đã hồi phục nhẹ lên mức 5.738 USD nhưng tình
hình vẫn cực kỳ bi quan, bởi Bitcoin khơng chỉ đã lập đáy mới


của năm, mà còn phá tan hết các vùng hỗ trợ quan trọng đã giữ
giá ổn định trong suốt thời gian qua.
- GIÁ DẦU LÊN ĐỈNH, XUỐNG ĐÁY CHỈ TRONG 2
THÁNG
+ Chỉ hơn hai tháng trước, nhiều người cho rằng dầu mỏ có thể
phá đỉnh 100 USD rồi 200 USD/thùng, điều quá xa vời so với
giá 42 USD như hiện nay.
+ Ở thời điểm hiện tại, nhiều người gọi năm 2018 là một năm
"buồn cười", nhất là với giá dầu mỏ. Chỉ trong vài tháng ngắn
ngủi hồi cuối năm, người ta liên tục thay đổi suy nghĩ, từ việc
cho rằng giá dầu sẽ tăng lên tới 200 USD/thùng đến lo lắng liệu

giá mặt hàng này có thủng 40 USD hay không. Ngày 3/10, giá
dầu lập kỷ lục ngắn hạn với 76,4 USD/thùng. Ngày 24/12, giá
dầu chỉ còn 42,7 USD/thùng.
+ Trở lại vài tháng trước, giá dầu của Mỹ được duy trì ở mức 50
USD/thùng trong suốt mùa hè. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của
Mỹ nhằm vào xuất khẩu dầu thô Iran, nhu cầu về dầu tăng lên và
tình hình trở nên xấu đi tại Venezuela là ba yếu tố khiến các nhà
phân tích cho rằng giá dầu sẽ tăng lên. Thời điểm đó, người ta
nghĩ giá dầu sẽ chỉ tăng mà khơng có giảm.
+ Tuy nhiên, những chuyển biến bất ngờ mà các nhà phân tích
gọi là "Hiệu ứng Trump" đã làm thay đổi tất cả. Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã làm nhiều điều rất tốt cho ngành công nghiệp
dầu mỏ. Tuy nhiên, ông Trump lại không muốn giá dầu cao.
Tổng thống Mỹ nhiều lần lên tiếng về việc phải giữ giá dầu mỏ
thấp, ngay cả khi Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu
thế giới.


+ Nếu hàng chục năm trước, đòi hỏi này của ông Trump là hoàn
toàn dễ hiểu bởi Mỹ từng nhập khẩu ròng 14 triệu thùng dầu mỗi
ngày. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Mỹ đang xuất khẩu dầu
thô và các thành phẩm, yếu tố khiến cuộc chơi đã thay đổi.
+ Tổng thống Trump nhấn mạnh giá dầu cao sẽ ảnh hưởng tới
các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, giá dầu thấp lại là sự đe dọa
cho giấc mơ độc lập năng lượng của Mỹ vì nó làm giảm động
lực đầu tư vào sản xuất dầu mỏ. Giá dầu thấp cũng là mối đe dọa
với nhiên liệu tái tạo như ethanol, vốn khó cạnh tranh hơn khi
giá dầu thấp.
- FED LẦN THỨ 4 TĂNG LÃI SUẤT TRONG NĂM
2018

+ Ngày 19/11, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông
báo tăng lãi suất thêm 0,25% sau cuộc họp 2 ngày của Ủy
ban Thị trường Mở Liên bang. Đây là lần nâng lãi suất thứ 4
trong năm nay của Fed.
+ Hiện lãi suất của Fed ở mức 2,5%. Quyết định tăng lãi suất
của Fed nằm trong đúng lộ trình tăng lãi suất theo từng bước.
+ Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhiều
lần chỉ trích Fed về vấn đề lãi suất, cho rằng các đợt nâng lãi
suất liên tục trong thời gian qua của Fed đã kìm hãm sự tăng
trưởng của nền kinh tế đất nước.
+ Chốt phiên giao dịch 19/12, tồn bộ các chỉ số chứng khốn
chính tại Mỹ đều đồng loạt giảm điểm do các nhà đầu tư trông
đợi chính sách tiền tệ nới lỏng hơn của Fed.
+ Theo đó, chỉ số cơng nghiệp Dow Jones giảm 351,98 điểm,
tương đương 1,49%, xuống còn 23,323.66, chỉ số S&P 500 mất
35,48 điểm, tương đương 1,39%, còn 2.510,68 điểm, và chỉ số


Nasdaq Composite giảm 140,80 điểm, tương đương 2,08%, còn
6.643,11 điểm.
1.2 TRIỄN VỌNG NĂM 2019
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ dự báo
mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019 khi viện dẫn
một số trở ngại, trong đó có căng thẳng thương mại vẫn cịn âm ỉ
giữa Trung Quốc và Mỹ. OECD dự báo tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu năm 2019 tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo trước
đó là 3,7% (tháng 5-2018). OECD cũng điều chỉnh giảm nhẹ tốc
độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 6,3% năm 2019;
hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2019 từ
mức dự kiến ban đầu là 1,2% xuống còn 1% trong bối cảnh kế

hoạch tăng thuế tiêu dùng của chính phủ Nhật Bản từ tháng 102019 có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng. Tuy
nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ là
2,7% cho năm 2019 khi chính sách cải cách thuế mới đây của
Tổng thống D. Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp.
Nền kinh tế Mỹ trong năm 2019 tiếp tục phải đối mặt với
sự điều chỉnh, bởi nhu cầu thế giới có thể sẽ bị thu hẹp lại. Sau
năm 2019, hiệu ứng chính sách tài chính tích cực của Mỹ có thể
giảm đi, Hạ viện dưới sự kiểm sốt của đảng Dân chủ có thể sẽ
khiến cho chính sách kích thích kinh tế của Tổng thống D.
Trump khó được thực thi. Thêm vào đó, việc Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) không ngừng tăng lãi suất, nhu cầu bị thu hẹp,
tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế vì thế sẽ giảm sút trong năm
2019. Liên quan đến chính sách thương mại, trong ngắn hạn, với
việc tăng cường chống chủ nghĩa bảo hộ, biện pháp chống tồn
cầu hóa của Tổng thống D. Trump đã được hạn chế bước đầu.
Tuy nhiên, về lâu dài, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và


duy trì ưu thế Mỹ dẫn đầu thế giới đã trở thành nhận thức chung
của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Khi mâu thuẫn trong nội
bộ Mỹ gia tăng, khơng loại trừ khả năng Chính quyền Trump sẽ
liên kết với đảng Dân chủ, khiến cho chiến tranh thương mại
gay gắt hơn. Về tổng thể, quan hệ thương mại Trung - Mỹ dự
kiến sẽ xuất hiện cục diện “sức ép trong ngắn hạn dịu đi, cuộc
đọ sức trong dài hạn còn kéo dài”. Kinh tế Mỹ trong tương lai
gần sẽ giảm, tuy không bị mất đà tăng trưởng, lạm phát giảm
nhẹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sẽ giữ vững sự ổn
định. WB cho biết, tăng trưởng của Mỹ có thể giảm xuống 2,5%
trong năm 2019. Sự suy yếu sẽ khiến FED thận trọng hơn trong
tăng lãi suất. OECD lạc quan hơn khi cho rằng, tốc độ tăng

trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 có thể đạt 2,7%.
Năm 2019, quan hệ Mỹ - Nga vẫn khó có thể cải thiện, bởi
lẽ cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy phía Nga hoặc
Mỹ nỗ lực tìm kiếm điểm chung để có thể hóa giải mâu thuẫn,
bất đồng. Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục điều tra Nga can thiệp vào
chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ít có khả năng
chính quyền Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Nga. Cịn giới phân
tích kinh tế cảnh báo, nền kinh tế Nga sẽ phải đối mặt với nguy
cơ lạm phát tăng cao, tăng trưởng giảm, đồng Rúp yếu hơn trong
năm 2019, nếu tiếp tục vấp phải các lệnh trừng phạt mới. Năm
2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga dự kiến sẽ đạt 1,5%.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP
- Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây
là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm


2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng
7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
- Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu
6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó,
nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã
tin tưởng vào thành cơng của chúng ta và có những dự báo tích
cực đối với Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng
trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%...
- Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến
động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo
lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam.

- Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị,
cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế
- xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc
thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh
tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số
7,08%, vượt qua cả các dự báo.
- Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song
nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm
bảo mục tiêu kiểm sốt dưới 4%, nợ cơng giảm so với năm
2017... Điều đó cho thấy Chính phủ khơng chỉ tập trung cho con
số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng,
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.


2.2. CHỈ SỐ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
- Các chỉ tiêu chủ yếu tổng hợp của ngành nông nghiệp năm
2018 đều vượt kế hoạch cả năm và cao hơn năm trước. Cụ thể,
GDP nông - lâm - thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong
bảy năm gần đây, giá trị sản xuất tăng 3,86%. Tỷ lệ che phủ
rừng đạt 41,65%; kim ngạch xuất khẩu (XK) 40,02 tỷ USD.
Thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Tiếp tục duy trì 10 nhóm
mặt hàng có kim ngạch XK hơn một tỷ USD. Trong đó, có năm
mặt hàng có kim ngạch hơn ba tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ
8,86 tỷ USD; tôm 3,59 tỷ USD; rau quả 3,81 tỷ USD; cà-phê
3,46 tỷ USD; hạt điều 3,43 tỷ USD).
- Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả
hơn và gắn với nhu cầu thị trường. Nhiều mơ hình sản xuất rau,
hoa, quả ứng dụng cơng nghệ cao, hữu cơ đã đem lại thu nhập
cao gấp trên năm lần so với sản xuất lúa. Giá trị sản xuất trồng
trọt tăng 2,52%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,5%).



- Trong lĩnh vực chăn nuôi, một số sản phẩm chăn nuôi bước
đầu đã XK, như thịt lợn đông lạnh chính ngạch sang Myanmar,
thịt gà sang Nhật Bản. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 3,98%,
cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%).
- Ngành thủy sản năm 2018, tiếp tục thành công, tổng sản lượng
thủy sản đạt 7,74 triệu tấn, tăng 6,1%. Tỷ trọng các sản phẩm có
giá trị cao tăng mạnh (tơm các loại đạt khoảng 800 nghìn tấn,
tăng 7,1%, cá tra đạt khoảng 1,426 triệu tấn, tăng 11,1%).
- Ngành lâm nghiệp đã khai thông thị trường quốc tế cho XK
sản phẩm gỗ và lâm sản, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết
VPA/FLEGT. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 6,10%.
- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản tiếp tục được nâng
cao năng lực, chế biến sâu. Năm 2018, có 16 nhà máy chế biến
rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng
8,7 nghìn tỷ đồng được khởi cơng và khánh thành.
- Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, XK đạt kỷ lục
mới, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc thị trường, nhất là những thị trường lớn và các mặt hàng thịt
bò, sữa vào Malaysia; thịt lợn, gà, trứng vào Singapore; thịt lợn,
sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc; thịt gà vào Nhật Bản, thịt
lợn đông lạnh vào Myanmar; vú sữa vào Hoa Kỳ; chôm chôm
vào New Zealand; chanh leo vào EU...
2.3. CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
- Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các
năm giai đoạn 2012-2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường
có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP như bán bn,
bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ lưu
trú và ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá.



- Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng
khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng,
tăng 11,7% so với năm 2017.
2.4. SỐ LIỆU VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm
20/12/2018 thu hút 3.046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng
ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm
15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó,
có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều
chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD,
giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn
đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25.572,9
triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ
USD, tăng 9,1% so với năm 2017.
2.5. SỐ LIỆU VỀ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.5.1. Năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước vượt dự toán hơn
7%:
Báo cáo nhanh về số liệu thu, chi NSNN trên toàn quốc, ơng Tạ
Anh Tuấn cho biết, tính đến 14h ngày 31/12/2018, tổng thu cân
đối NSNN của cả nước là trên 1.420 nghìn tỷ đồng, đạt trên
107% so dự tốn, thu cân đối ngân sách trung ương 786.468 tỷ
đồng, đạt trên 104% so dự toán. Về chi NSNN, lũy kế chi
thường xuyên qua hệ thống KBNN là 857.677 tỷ đồng, bằng
87,83% so với dự toán (976.515 tỷ đồng); lũy kế chi đầu tư là



276.646 tỷ đồng, đạt 69,3% so với kế hoạch (trên 399.050 tỷ
đồng).
2.5.2. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2018 ước dưới 3,6%
GDP, thấp hơn so với dự toán 3,7% GDP:
- Thu ngân sách trung ương trong năm 2018 đã vượt 4,3%, thu
ngân sách địa phương cũng vượt 12,5% so với dự toán.
- Về chi ngân sách, cơ cấu chi đã được chuyển dịch tích cực, tỷ
trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27%. Ước tính đến cuối năm
2018, giải ngân vốn đầu tư cơ bản đạt 67,6% dự toán, thấp hơn
so với cùng kỳ năm 2017 là đạt 70,7% dự tốn. Trong đó, vốn
ngồi nước đạt 39,6%, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 40,4% dự
tốn.
- Tính đến 31/12/2018, dư nợ cơng đã xuống dưới 61% GDP, dư
nợ Chính phủ xuống dưới 52% GDP, dư nợ vay nước ngoài của
quốc gia đạt khoảng 49,7% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho
phép.
- Bội chi ngân sách năm 2018 ở mức dưới 3,6% GDP thực hiện,
thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP.
- Về trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính
phủ bình qn năm 2018 là 12,63 năm với mức lãi suất bình
quân khoảng 4,67%.
- So với năm 2017, lãi suất trái phiếu năm 2018 đã giảm 1,31
điểm %. Nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ cũng được đa dạng
hơn với tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của ngân hàng thương mại
từ 78% cuối năm 2016, giảm xuống còn 53,1% hiện nay.


- Về thị trường chứng khốn, tính đến ngày 28/12/2018, vốn hóa
thị trường cổ phiếu ước đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với
cuối năm 2017. Con số này tương đương với 79% GDP năm

2017, và 72% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu đặt ra trong chiến
lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020.
2.6. SỐ LIỆU VỀ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
Hoạt động du lịch trong năm 2018 đạt được kết quả ấn tượng
với số khách quốc tế đến nước ta đạt mức kỷ lục 15,5 triệu lượt
người, tăng 19,9% so với năm 2017 (tăng hơn 2,6 triệu lượt
khách). Khách từ châu Á đạt 12.075,5 nghìn lượt người, tăng
23,7% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2.037,9
nghìn lượt người, tăng 8,1%; khách đến từ châu Mỹ đạt 903,8
nghìn lượt người, tăng 10,6% so với năm 2017; khách đến từ
châu Úc đạt 437,8 nghìn lượt người, tăng 4%; khách đến từ châu
Phi đạt 42,8 nghìn lượt người, tăng 19,2%.
2.7. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2018 giảm 0,25% so với
tháng trước; CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm
2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra; CPI tháng
12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017.
- Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng 0,09% so với tháng trước
và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình
qn năm 2017.
3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
3.1. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


3.1.1. KHÁI NIỆM
Là thị trường ngắn hạn. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra
chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất
trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.

3.1.2. NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRÊN TRỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
- Tốc độ tăng M2 và tín dụng đều có xu hướng giảm: Theo Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia công bố, đến cuối năm 2018,
M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình qn giai
đoạn 2012-2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14-15%, thấp
hơn 3-4 điểm% so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng
134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1,7 điểm % so với
cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung
tiền, tín dụng đang dần được kiểm sốt chặt chẽ để đảm bảo mục
tiêu ổn định vĩ mô.
- Điều hành tỷ giá có một năm rất thành cơng: Tỷ giá trung tâm
tăng khoảng 1,5% so với đầu năm, tỷ giá NHTM tăng khoảng
2,8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3,5% so với đầu
năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng là: Chỉ
số USD index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với
mức đáy hồi tháng 2/2018; Tỷ giá vẫn chịu áp lực từ phía lạm
phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung cầu ngoại
tệ. Trong ngắn hạn, động thái tăng lãi suất của Fed trong năm
2018 chưa tạo sức ép gì lớn đối với NHNN nhất là trong bối
cảnh lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tương đối
cao. Mức độ tăng tỷ giá hối đối được duy trì vừa giúp ổn định
kinh tế vĩ mô vừa tạo nền tảng tăng xuất khẩu, cũng như giúp


NHNN có thêm cơ hội để tăng dự trữ ngoại tệ. Có thể nói, năm
2018 là một năm khá thành công trong điều hành các chỉ số lãi
suất, tỷ giá hối đối.
- Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng vẫn được đảm bảo:
Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng vẫn được đảm bảo
mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm. Nguồn vốn huy động

toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017; Hệ số LDR
khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%). Báo cáo tổng quan thị trường
tài chính năm 2018 vừa được Ủy ban Giám sát tài chính quốc
gia cơng bố mới đây cho biết, trong nửa đầu năm 2018, thanh
khoản hệ thống tổ chức tín dụng khá dồi dào do được hỗ trợ từ
việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ. Tuy nhiên, từ cuối
tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn chủ yếu do áp lực
từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao.
- Lãi suất trên thị trường tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế
và cá nhân tăng: Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi
suất trên thị trường tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế và cá
nhân tăng. Lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017
lên 5,25% năm. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,91% (năm
2017: 8,86%). Lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do: Kỳ vọng
lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và
các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ
lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung
dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2.
3.2. THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
3.2.1. KHÁI NIỆM


Là 1 loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của 1 công
ty cổ phần.
3.2.2. PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU
- Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ điển hình nhất. Nếu 1 cơng ty
chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu nó sẽ phát hành cổ
phiếu phổ thông. Cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền sau

cho cổ đông
+ Quyền hưởng cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty
dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả
bằng tiền( dạng phổ biến nhất ), cũng có thể được trả bằng cổ
phiếu mới
+ Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ
phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu
phổ thơng có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt
phát hành được chào bán ra công chúng trong 1 thời hạn nhất
định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương
ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ, như vậy quyền này cho
phép cổ đơng hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong cơng
ty sau khi cty đã tăng thêm vốn
+ Quyền bỏ phiếu: Cổ đơng phổ thơng có quyền bỏ phiếu bầu
và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong cơng ty; có quyền tham
gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan
trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đơng thường có
thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ
thị của họ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền.


- Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu dành cho cổ đông những ưu đãi
hơn cổ phiếu thường. Kiểu ưu đãi lâu đời nhất và phổ biến nhất
là là ưu đãi về cổ tức, nó ấn định 1 tỷ lệ tối đa so với mệnh giá
hay 1 mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt
động bình thường nói chung thu nhập cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
là cố định đổi lại điều đó cổ đông ưu đãi không được tham gia
bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của cơng ty.
3.3.3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
- Năm 2018, thị trường cổ phiếu HNX gia tăng cả về quy mô và

thanh khoản:
+ HNX đã chấp thuận niêm yết cho bảy doanh nghiệp với giá trị
đăng ký niêm yết mới đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Hiện có 374 doanh
nghiệp niêm yết trên HNX với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần
190 nghìn tỷ đồng, giảm 13% so cuối năm 2017. Giá trị giao
dịch bình quân đạt hơn 788 tỷ đồng/phiên, tăng 12% về khối
lượng và 28% về giá trị so cùng kỳ năm trước.
+ Trên thị trường UPCoM, số lượng doanh nghiệp và giá trị vốn
hố tăng nhanh. Tính đến 15-12, có 803 DN giao dịch trên
UPCoM, vốn hóa thị trường đạt hơn 830 nghìn tỷ đồng, tăng
16% so cuối năm 2017. Trong năm, Sở đã chấp thuận và đưa
vào giao dịch trên thị trường UPCoM cho 111 DN. Thanh khoản
thị trường tăng mạnh so năm 2017, tính bình qn, giá trị giao
dịch đạt 374 tỷ đồng/phiên tăng 84% so cùng kỳ năm trước.
+ Trên thị trường TPCP, tính đến 15-12, Sở đã tổ chức 255 đợt
đấu thầu, huy động được 165,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, KBNN
huy động được hơn 149,7 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 85,5% kế
hoạch năm, Ngân hàng phát triển huy động 6,44 nghìn tỷ, Ngân
hàng chính sách xã hội huy động được 9,67 nghìn tỷ đồng, hồn


thành 100% kế hoạch năm. So cuối năm 2017, lãi suất huy động
các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm tại thời điểm cuối tháng 122018 giảm khoảng 32 - 98 điểm cơ bản.
+ Thị trường TPCP sơ cấp đang đạt được những kết quả bước
đầu đối với mục tiêu phát triển các nhà đầu tư dài hạn. Năm
2018, BHXH đã tham gia mua TPCP dưới hình thức đấu thầu.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng tăng tỷ lệ đầu tư vào trái
phiếu trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển.
Giá trị trúng thầu TPCP của khối bảo hiểm trong năm 2018
chiếm hơn 61% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tăng hơn 48%

so với 2017.
+ Quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tại ngày 15-12 đạt
gần 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 8,2% so năm 2017, tương đương 20%
GDP. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8,7 nghìn tỷ đồng,
giảm 3,3% so năm 2017, trong đó giao dịch Repos chiếm 53,8%
tổng GTGD toàn thị trường.
3.3. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
3.3.1. KHÁI NIỆM
- Là 1 loại chứng khốn quy định nghĩa vụ của cơng ty phát
hành ( người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu
( người cho vay) 1 khoản tiền xác định.
- Có xác định khoản thời gian cụ thể.
- Cơng ty phát hành phải hồn trả khoản cho vay ban đầu khi nó
đáo hạn.
3.3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU


- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường
kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của cơng ty
phát hành;
- Trái phiếu là chứng khốn nợ, vì vậy khi Cơng ty bị giải thể
hoặc phá sản thì trước hết Cơng ty phải có nghĩa vụ thanh tốn
cho những người nắm giữ Trái Phiếu trước, sau đó mới chia cho
các Cổ đơng.
3.3.3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
- Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng 5% mỗi quý:
+ Thị trường trái phiếu Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5%
mỗi quý và 15,7% cả năm, đạt 53 tỷ USD vào cuối tháng 9 vừa
qua, đảo ngược so với mức sụt giảm 1,4%.
+ Mức tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy nhờ mức tăng

5,2% theo quý và 14,7% theo năm của thị trường trái phiếu
chính phủ, đạt 49 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường trái phiếu
doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 2,9% theo quý và 31,6% theo
năm, lên tới 3 tỷ USD.
+ Thị trường trái phiếu của Đông Á mới nổi đã tăng trưởng
4,3% trong quý III, nhanh hơn mức 3,2% so với quý trước, đạt
12,8 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 9. Tăng trưởng của quý III
chủ yếu dựa vào việc phát hành các trái phiếu tại Trung Quốc.
Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc đã có thị trường trái phiếu
lớn nhất tại khu vực Đông Á mới nổi, với 9,2 nghìn tỷ USD trái
phiếu đang lưu hành, chiếm 72% tổng thị trường khu vực và
nhiều hơn 5,7% so với thời điểm cuối tháng 6.
-

Lãi suất trúng thầu đi ngang:


+ Tháng 12 ghi nhận 3 phiên phát hành trái phiếu của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sau 1 năm khơng chào thầu.
Tổng khối lượng gọi thầu 27,6 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đăng ký và
tỷ lệ trúng thầu tính trên khối lượng gọi thầu lần lượt là 88% và
60%. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10
năm, 15 năm lần lượt là 5,1%, 5,3%, 5,55%, 5,8% và 6,1%.
+ Khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) trúng thấu trong
tháng 12 là 28.450 tỷ đồng, gấp gần 2,8 lần so với tháng 11 và
chỉ gồm 2 kỳ hạn 10 và 15 năm. Nhìn lại cả năm 2018, lãi suất
trúng thầu TPCP các kỳ hạn đã giảm mạnh trong quý I/2018, sau
đó tăng liên tục các tháng sau đó trước khi đi ngang vào tháng
12.
+ Cụ thể, với kỳ hạn 5 năm và 10 năm, lãi suất đã giảm từ mức

4,52% và 5,42% về mức đáy 2,97% và 4,0% vào cuối quý I, sau
đó bật tăng trở lại. Lãi suất trúng thầu phiên gần nhất đang là
4,2% và 5,1%.
+ Tổng giá trị TPCP phát hành năm 2018 đạt 165.8 nghìn tỷ
đồng, hồn thành 95% kế hoạch 2018 và tăng 4% so với năm
2017.
Lợi tức giảm ở các kỳ hạn ngắn:
+ Lãi suất trái phiếu thứ cấp tháng 12 dao động theo chiều
hướng giảm trong biên độ 10-30 điểm cơ bản ở các kỳ hạn dưới
5 năm khiến cho đường cong lợi tức trở lên dốc hơn so với cuối
tháng 11.
+ Lợi tức các kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm
trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2018 lần lượt là 3,99%;
4.22%; 4,47%; 5,07% và 5,31%; tăng 15-41 điểm cơ bản ở các
kỳ hạn dưới 10 năm, giảm 1 điểm cơ bản ở kỳ hạn 10 năm và
29 điểm cơ bản ở kỳ hạn 15 năm so với cuối năm 2017.


×