Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ NGỌC DIỂM

ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ
PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ NGỌC DIỂM

ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ
PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên
báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng
được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã
được công bố đầy đủ.
TP. HCM, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Diểm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài.............................................................................................. 1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2
a. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
b. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
a. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
b. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 4
a. Về mặt khoa học .................................................................................................. 4
b. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ............................................... 6
1.1.Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ............................................................... 10
1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ...................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 15


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 17

2.1. Tổng quan về thông tin kế toán trên BCTC ....................................................... 17
2.1.1. Báo cáo tài chính ...................................................................................... 17
2.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính............................................................... 17
2.1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính.......................................................... 17
2.1.1.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính ........................................ 17
2.1.1.4. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC .................................................... 18
2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ................................................ 20
2.1.2.1. Bảng cân đối kế toán .......................................................................... 20

2.1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .............................................. 21
2.1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................. 22
2.1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính ........................................................... 23
2.1.3. Nghĩa vụ công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết........... 24
2.1.3.1. Công ty niêm yết ................................................................................ 24
2.1.3.2. Nghĩa vụ công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết .... 25
2.2. Tổng quan về cổ phiếu và giá cổ phiếu .............................................................. 29
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 29
2.2.2. Đặc điểm................................................................................................... 30
2.2.3. Các loại cổ phiếu ...................................................................................... 33
2.2.4. Các loại giá cổ phiếu ................................................................................ 35
2.3. Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu ......................... 36
2.4. Các mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá
cổ phiếu

........................................................................................................ 37

2.4.1 Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) ............................................................ 37
2.4.2. Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RIM) ........................................ 39
2.4.3. Mô hình Ohlson ........................................................................................ 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 41
CHƯƠNG 3:

GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 43


3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 43
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 43
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 45
3.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 46

3.1.4. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................... 50
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 59
3.2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 59
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 60
3.2.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 60
3.2.2.2. Phân tích mô hình .............................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 62
CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 63

4.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 63
4.1.1. Mô tả các biến trong mô hình ................................................................... 63
4.1.2. Thống kê mô tả chung các biến của mô hình ........................................... 63
4.2. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................... 64
4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến ......................................................... 64
4.2.2. Phân tích kết quả các kiểm định ............................................................... 65
4.2.2.1. Phân tích hồi quy - Mô hình OLS ...................................................... 66
4.2.2.2. Phân tích hồi quy - Mô hình FEM ..................................................... 67
4.2.2.3. Phân tích hồi quy - Mô hình REM ..................................................... 68
4.2.2.4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ............................................... 69
4.2.2.5. Kiểm định các giả thuyết hồi quy ...................................................... 71
4.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 77
CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79

5.1 Kết luận ............................................................................................................ 79



5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 80
5.2.1. Kiến nghị đối với công ty niêm yết .......................................................... 80
5.2.2. Kiến nghị đối với nhà đầu tư .................................................................... 82
5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý ........................................................... 83
5.3. Hạn chế và những nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khoán

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

DN


Doanh nghiệp

GDCK

Giao dịch chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

CTĐC

Công ty đại chúng

CTNY

Công ty niêm yết

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NĐT

Nhà đầu tư

CBTT

Công bố thông tin


EPS

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

BVS

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu

DIV

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

FL

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

OCF

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

EBITDA

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

OLS


Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường

FEM

Mô hình hồi quy tác động cố định

REM

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 44
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu: “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài
chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” ............................................................................................................................. 46


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến
giá cổ phiếu ................................................................................................................... 11
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến và phương pháp tính ................................................... 52
Bảng 4.1: Kết quả phân tích thống kê mô tả ................................................................. 63
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...................... 65
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS ................. 66
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình FEM ..................................................................... 67
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình REM..................................................................... 68
Bảng 4.6: Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................. 71

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình GMM ................................................................... 73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức hình thành từ tháng 7/2000
gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và
doanh nghiệp. Sau hơn 15 năm hoạt động, hiện công tác tái cấu trúc thị trường đang
được triển khai một cách kiên định, hướng tới việc mở rộng các sản phẩm mới và
thị trường mới.
Nền kinh tế càng phát triển và mức độ hội nhập càng sâu rộng thì vai trò của kế toán
càng được mở rộng, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau không chỉ trong phạm
vi của nền kinh tế quốc gia mà mang tính toàn cầu. Để phục vụ cho sự phát triển
của TTCK và bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư (NĐT) trên TTCK, thì thông tin kế
toán cần phải đảm bảo tính trung thực và minh bạch. Trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp thông tin đối với NĐT, các tổ chức quản lý, điều hành thị trường, là
điều kiện thúc đẩy TTCK phát triển hiệu quả và lành mạnh.
Trong những năm gần đây, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là chủ đề được
nhiều nhà nghiên cứu về tài chính đặc biệt quan tâm do ý nghĩa quan trọng của nó.
Giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường được xác định và biến động
do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô, trong đó thông tin
kế toán trên các BCTC là một trong các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu. Do đó hệ
thống thông tin kế toán phải cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị
doanh nghiệp cũng như cho những người quan tâm đến hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Có thể nói rằng thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất
quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. Khi đầu tư cổ phiếu, NĐT
cần quan tâm tìm hiểu và phân tích tác động của các yếu tố này tới cổ phiếu mình

đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp.
Ở những nước phát triển, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để nghiên cứu mối
quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước


2

thường chỉ áp dụng mô hình Ohlson với hai biến thông tin kế toán: giá trị sổ sách
trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu để đo lường mối liên hệ giữa
thông tin kế toán và giá cổ phiếu, việc nghiên cứu mối liên hệ này sử dụng mô hình
kinh tế lượng còn chưa nhiều mà chủ yếu tập trung vào nội dung tính minh bạch,
gia tăng tính hữu ích cho thông tin, phòng chống gian lận BCTC …Việc tìm ra mối
liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu cũng như lượng hóa mức độ giải thích
biến động giá cổ phiếu của một số biến thông tin kế toán đặc trưng, độ trễ tác động,
và ảnh hưởng của những thông tin đến các đối tượng trên TTCK là lý do tác giả
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài
luận văn của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận văn thực hiện nhằm hướng đến 3 mục tiêu cụ
thể như sau:
Một là, xác định các nhân tố thông tin kế toán trên BCTC tác động đến giá
cổ phiếu trên TTCK.
Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin kế toán trên

BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
trong khoản thời gian từ năm 2010 đến 2015.
Ba là, gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thông tin kế toán
trên BCTC trong mối quan hệ với giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam để có


3

thể giúp các NĐT, các nhà phân tích tài chính, người môi giới chứng khoán,
những người sử dụng khác có được quyết định hợp lý trong việc đầu tư, giao
dịch chứng khoán.
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
(1) Những nhân tố thông tin kế toán nào trên BCTC ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin kế toán trên BCTC đến giá
cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(3) Những giải pháp nào giúp nâng cao vai trò của thông tin kế toán trên
BCTC trong mối quan hệ với giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
TTCK Việt Nam gồm rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên do giới
hạn về thời gian nghiên cứu bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào tác động của
thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của TTCK Việt Nam, bao gồm: lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách của vốn chủ sỡ hữu trên mỗi cổ phiếu
(BVS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DIV), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE),
đòn bẩy tài chính (FL), dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu
(OCF), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao trên mỗi cổ phiếu (EBITDA).
b. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Luận văn sử dụng các mẫu dữ liệu của các công ty
niêm yết có dữ liệu hợp lệ trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và
HOSE).
 Phạm vi thời gian: khoảng thời gian 6 năm (2010-2015).


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp
kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng như sau:
(1) Nghiên cứu định tính nhằm hệ thống khung lý thuyết về giá cổ phiếu,
thông tin kế toán trên BCTC.
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của thông tin
kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam bằng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường
(OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tác
động cố định (FEM).
5. Đóng góp của đề tài
a. Về mặt khoa học
Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là một đề tài cần được nghiên
cứu. Bên cạnh việc tổng hợp, hệ thống và đánh giá những ảnh hưởng của thông tin
kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu trên TTCK, luận văn đã chỉ ra được các nhân tố
lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu, tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao trên mỗi
cổ phiếu là những nhân tố quan trọng trong việc đưa ra dự báo về giá thị trường của
cổ phiếu.
Luận văn đã đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về ảnh
hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu.
Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường

mức độ ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu.
b. Về mặt thực tiễn
Luận văn nghiên cứu thực nghiệm trên TTCK Việt Nam, xem xét ảnh hưởng của
thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK,


5

từ đó đề ra phương hướng và một số đề xuất về mối quan hệ giữa thông tin kế toán
trên BCTC với giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Những đối tượng quan tâm có
thể sử dụng kết quả nghiên cứu để dự báo về giá trị cổ phiếu của các công ty nhằm
đưa ra quyết định phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu
Trình bày tóm tắt các nghiên cứu công bố ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài. Từ đó nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về giá cổ phiếu và thông tin kế toán trên TTCK
Trình bày một cách khái quát các khái niệm liên quan đến giá cổ phiếu, thông tin kế
toán, và chỉ ra mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiểu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chi tiết về sự lựa
chọn và các thành phần chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp
phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của thông tin kế toán trên
BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các kết luận, kiến nghị về ảnh hưởng của thông tin kế
toán trên BCTC đến giá cổ phiếu ở các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.



6

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1.Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Ball và Brown (1968): Nghiên cứu thực nghiệm giá cổ phiếu
thông qua lợi nhuận kế toán. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS với hai
biến thu nhập ròng và lợi nhuận trên mỗi cổ phần, mẫu được chọn gồm 261 công ty
trên TTCK New York (NYSE) trong giai đoạn 1944-1966. Bằng việc kiểm định tác
động của lợi nhuận hằng năm có tương quan tới tỷ suất sinh lời bất thường của cổ
phiếu hay không, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi nhuận kế toán có ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu và thông tin lợi nhuận là một trong các thông tin kế toán hữu ích để xác
định giá cổ phiếu.
Nghiên cứu của Barth, Beaver và Landsman (1998): Vai trò định giá cổ phiếu
của giá trị sổ sách và thu nhập ròng trong chức năng sức khỏe tài chính công ty.
Các học giả này đã ước tính mô hình hồi quy liên kết giá trị thị trường của cổ phiếu
với hai biến giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và thu nhập ròng. Họ sử dụng mẫu là
nhóm các công ty sắp phá sản và nhóm các công ty có khả năng tài chính khác
nhau. Các kết quả ước tính cho thấy giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và thu nhập
ròng phụ thuộc vào khả năng tài chính và có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công
ty.
Nghiên cứu của giáo sư James Ohlson (1995) trường đại học New York đưa ra mô
hình Ohlson. Giáo sư đã đưa ra mô hình về ảnh hưởng của thông tin kế toán trên
BCTC đến giá cổ phiếu thông qua hai biến: lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) và giá
trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVS). Nghiên cứu đã trả lời được 2 câu hỏi: những
thông tin BCTC nào có mối liên hệ trực tiếp đến giá cổ phiếu và đâu là mô hình lý
thuyết của mối quan hệ này? Mô hình Ohlson mở rộng các nghiên cứu về mối quan
hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu thể hiện qua tài sản thuần và các chỉ tiêu
của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đưa ra một nền tảng lý thuyết vững chắc

và tác động mạnh đến các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá
cổ phiếu sau này.


7

Gần đây, trên cơ sở mô hình Ohlson nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến
hành để kiểm chứng mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên nhiều
TTCK khác nhau. Tại Mỹ, theo nghiên cứu của Collin và cộng sự (1997) cho biết
thông tin của BCTC giải thích 54% giá cổ phiếu trên TTCK Mỹ. King và Langli
nghiên cứu TTCK Anh, Đức, Na Uy (1998) sử dụng mô hình hồi quy của thu nhập
và giá trị sổ sách trên giá cổ phiếu, đưa ra khả năng giải thích 70%, 60%, 40%
tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức.
Tại TTCK Châu Âu, A.Ballas và Dimosthenis L.Hevas (2005) áp dụng mô hình
Ohlson vào các nước thành viên EU: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh. Dù sử dụng các
đồng tiền và chế độ kế toán khác nhau nhưng nhóm tác giả đã chứng minh mô hình
Ohlson phù hợp trong việc định giá cổ phiếu ở mức 74%.
Nghiên cứu của Rocio D.Vazquez, Arturo L.Valdés và Humberto V.Herrera (2007)
tại TTCK Mexico đã kết luận rằng: điểm đặc sắc của mô hình Ohlson đó là có thể
kết hợp thêm các biến độc lập vào việc giải thích giá cổ phiếu. Nhóm tác giả đã cải
tiến mô hình Ohlson bằng cách đưa thêm biến giải thích thứ 3 là dòng tiền hoạt
động. Kết quả cho thấy mô hình cải tiến có kết quả R2 hiệu chỉnh đạt 67%.
Luận án tiến sĩ của Emanuel, D.M (1983): Tín hiệu thông tin kế toán và sự hiệu
chỉnh giá cổ phiếu. Luận án nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường New Zealand
giai đoạn 1968 - 1979, điều tra tác động các nhân tố thuộc thông tin kế toán ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu tại thời điểm cung cấp thông tin kế toán. Các nhân tố đưa
vào mô hình bao gồm: tiền thưởng, các khoản thu nhập phát sinh, cổ tức và giá trị
hiện tại của tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu thay đổi khi có sự
thay đổi của các thông tin kế toán được công bố.
Nghiên cứu của Rees (1997): Ảnh hưởng của cổ tức, nợ và các khoản đầu tư đến

mô hình định giá. Rees sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) xem xét ảnh
hưởng của các khoản nợ, cổ tức và chi phí đầu tư ảnh hưởng đến giá trị thị trường
của cổ phiếu bằng mô hình lợi nhuận ròng. Mẫu được chọn bao gồm những công ty
niêm yết trên TTCK Anh giai đoạn 1987 đến 1995, ngoại trừ các công ty tài chính,


8

công ty bất động sản và ủy thác đầu tư. Kết quả cho thấy biến cổ tức và chi phí đầu
tư có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng không chứng minh được sự ảnh hưởng của
các khoản nợ đến giá trị thị trường của cổ phiếu.
Nghiên cứu của Sanjeet Sharma (2011): Các nhân tố quyết định giá cổ phiếu tại
Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính tiến hành kiểm tra mối
quan hệ thực nghiệm giữa giá cổ phiếu và các biến giải thích: giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ lợi nhuận,
cổ tức, quy mô công ty trong giai đoạn 1993 đến 2009 tại thị trường Ấn Độ. Dữ liệu
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: báo cáo của CMIE, SEBI, BSE về thông
tin của 500 công ty hàng đầu ở Ấn Độ. Kết quả cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có ảnh hưởng
đáng kể đến giá thị trường. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cổ tức trên mỗi
cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là yếu tố quyết định mạnh nhất đến giá thị
trường.
Nghiên cứu của Asma Rafique Chughtai, Aamir Azeem, Amara, Shahid Ali
(2013): Xác định ảnh hưởng của cổ tức, lợi nhuận, vốn đầu tư và lợi nhuận giữ
lại đến giá cổ phiếu tại Pakitan. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của thông tin kế
toán đến giá cổ phiếu, bao gồm các biến: cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên
mỗi cổ phiếu, vốn được sử dụng và lợi nhuận giữ lại. Các tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính, thu thập số liệu của 99 công ty
niêm yết trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011 trên TTCK Pakistan. Kết quả cho
thấy: cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có mối quan hệ tích

cực và quan trọng với giá cổ phiếu. Tuy nhiên, vốn được sử dụng và lợi nhuận giữ
lại có sự tác động không đáng kể.
Nghiên cứu của Kumar and Hundal (1986): Sự hội nhập của TTCK: Kiểm tra
mối liên kết giữa thị trường Ấn Độ và một số thị trường các nước Châu Á.
Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra vai trò của cổ tức trên mỗi cổ phiếu, doanh thu
thuần trên mỗi cổ phiếu, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ duy trì và tăng trưởng tài sản, và


9

giá trị ròng trên giá cổ phiếu của các công ty trên TTCK Ấn Độ. Tác giả áp dụng
mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích. Kết quả cho thấy giá cổ phiếu có quan hệ
tích cực và có ý nghĩa với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tỷ
lệ duy trì và tăng trưởng tài sản. Tuy nhiên, cổ tức trên mỗi cổ phần và lợi nhuận
trên mỗi cổ phần có xu hướng có ảnh hưởng mạnh hơn đến giá cổ phiếu so với các
biến khác. Đồng thời, đòn bẩy tài chính cũng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo
hướng bất lợi.
Nghiên cứu của Arslan Iqbal, Farooq Ahmed, Ali Raza Shafi (2014): Ảnh
hưởng của bong bóng cổ tức đến giá cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ chỉ
số KSE-30. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) nghiên cứu tác động
của cổ tức đến giá cổ phiếu của 30 công ty trên TTCK Karachi trong giai đoạn
2003-2012. Các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, cổ tức, tỷ lệ giá trên thu nhập, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Kết quả cho thấy rằng 97.16% biến động về giá thị trường cổ phiếu được giải thích
theo mô hình. Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các biến đều có tác động tích cực
đáng kể đến giá cổ phiếu ngoại trừ biến cổ tức và giá trên thu nhập có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự thay đổi giá cổ phiếu của các công ty.
Nghiên cứu của Kanwal Iqbal Khan (2012): Ảnh hưởng của cổ tức đến giá cổ
phiếu - Trường hợp ngành công nghiệp hoá chất và dược phẩm của Pakistan.
Nghiên cứu sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên áp dụng cho dữ liệu

bảng để xác định mối quan hệ giữa cổ tức và giá cổ phiếu. Mẫu nghiên cứu gồm 29
công ty được liệt kê tại chỉ số KSE-100 từ năm 2001 đến năm 2010. Các biến được
đưa vào mô hình bao gồm: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế và tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Kết quả cho thấy cổ tức, lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu và lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến giá cổ phiếu trên
TTCK và giải thích đáng kể sự biến động của giá cổ phiếu, trong khi tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu.


10

Nghiên cứu của Bartov, Goldberg và Kim (2001): Ảnh hưởng của lợi nhuận và
dòng tiền đến việc định giá cổ phiếu: Một quan điểm quốc tế. Bài viết nghiên cứu
mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền trong việc đánh giá giá cổ phiếu và giá trị
công ty ở Mỹ, Anh, Canada, Đức, Nhật Bản trong giai đoạn 1988 – 1996 bằng mô
hình hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy lợi nhuận kế toán quan trọng hơn dòng
tiền ở Mỹ, Anh và Canada nhưng hoàn toàn ngược lại ở Đức và Nhật Bản.
Nghiên cứu của Vera Yuan (2013): Lợi nhuận, dòng tiền, giá trị sổ sách: nhân tố
nào ảnh hưởng mạnh nhất đến giá cổ phiếu. Bài viết nghiên cứu tác động của các
nhân tố: dòng tiền, EBITDA, lợi nhuận ròng, giá trị sổ sách của cổ phiếu đến giá cổ
phiếu. Trước hết, tác giả tính toán tỷ suất thay đổi giá cổ phiếu theo từng giai đoạn
nhỏ, tiếp theo tính toán tỷ suất thay đổi của các nhân tố trên và lấy logarit cơ số 10
của tỷ suất vừa tìm được. Cuối cùng hồi quy cả hai tỷ suất tìm được cho từng giai
đoạn. Mẫu nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: công ty tài chính và công ty phi tài
chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các công ty tài chính, thay đổi giá cổ
phiếu có liên quan nhiều hơn đến sự thay đổi giá trị sổ sách. Đối với các công ty phi
tài chính, thay đổi giá cổ phiếu có liên quan nhiều hơn đến sự thay đổi giá trị sổ
sách, EBITDA và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó dòng tiền không
có sự điều chỉnh mạnh với giá cổ phiếu.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) “Mối liên hệ giữa thông tin báo cáo tài
chính và giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện đại vào trường hợp Việt
Nam”, tạp chí Tài Chính – Tiền tệ, trang 18-31, đã áp dụng mô hình Ohlson cho dữ
liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến 2007 của 135 công ty trên sở giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho kết quả R2 bằng 40%, kết luận rằng thông
tin BCTC giải thích tốt nhất giá cổ phiếu được điều chỉnh cho biến động giá trong 3
tháng tương lại. Tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu này, TTCK Việt Nam mới
thành lập, tổng số cổ phiếu lưu hành chỉ mới 152 mã cổ phiếu và các quy định về
công bố thông tin kế toán chưa được hoàn thiện.


11

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thục Đoan (2011), “Ảnh hưởng của thông tin kế
toán và các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam", vận dụng mô hình Ohlson phân tích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và
giá cổ phiếu bằng phương pháp thực nghiệm, lấy dữ liệu của 430 công ty trên cả 2
sàn chứng khoán HNX và HOSE trong năm 2009. Các nhân tố đưa vào mô hình là
giá trị sổ sách, lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) và hệ số đòn bẩy tài chính. Kết quả cho thấy chỉ hai biến EPS và ROE
có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đối với giá cổ phiếu. Chỉ tiêu chỉ số đòn
bẩy không có mối quan hệ ý nghĩa với giá cổ phiếu. Chỉ tiêu giá trị sổ sách của vốn
chủ sở hữu chỉ có ý nghĩa với giá cổ phiếu khi xét được ảnh hưởng của quy mô
công ty. Kết quả R2 của 430 công ty là 43%.
Ngoài các nghiên cứu trên, tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu của các tác giả:
Nguyễn Thế Thọ (2006), Mai Hoàng Minh (2007), Đỗ Thành Phương (2006), Bùi
Kim Yến (2012), Nguyễn Thị Ái Nhiên (2012), đề tài nghiên cứu khoa học của
nhóm sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân (2014)… Tuy nhiên, những nghiên
cứu này chủ yếu phân tích vai trò của công bố thông tin đối với sự phát triển của
TTCK cũng như giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin hay hạn chế

gian lận BCTC, chưa đi sâu vào phân tích thông tin BCTC cũng như lượng hóa mối
liên hệ của chúng với giá cổ phiếu bằng mô hình Ohlson.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán
đến giá cổ phiếu

Tác giả

Mục tiêu

nghiên

nghiên

cứu

cứu

Ball
Brown

Phương
Dữ liệu

pháp

nghiên cứu

nghiên

Kết quả nghiên cứu


cứu

và Các thông 261 công ty Định lượng Lợi nhuận là một trong
tin kế toán trên

TTCK

các thông tin kế toán


12

(1968)

tác

động New

hữu ích để xác định giá

York

đến giá cổ (NYSE) trong

cổ phiếu

giai đoạn 1944

phiếu


– 1966
Barth,

Các thông nhóm các công Định lượng Lợi nhuận và giá trị sổ

Beaver và tin kế toán ty sắp phá sản

sách tác động tích cực

Landsman tác

đến giá cổ phiếu

(1998)

động và nhóm các

đến giá cổ công ty có khả
năng tài chính

phiếu

khác nhau
James

Các thông

Định lượng Đưa ra một nền tảng lý


Ohlson

tin kế toán

thuyết vững chắc và tác

(1995)

tác

động

động mạnh đến các

đến giá cổ

nghiên cứu về mối liên

phiếu

hệ giữa thông tin kế
toán và giá cổ phiếu sau
này
trường Định

Emanuel,

Các thông Thị

D.M


tin kế toán New Zealand và

(1983)

tác

động giai đoạn 1968 lượng

tính Giá cổ phiếu thay đổi
định khi có sự thay đổi của
các thông tin kế toán:

đến giá cổ – 1979

tiền thưởng, các khoản

phiếu

thu nhập phát sinh, cổ
tức và giá trị hiện tại
của tài sản

Rees

Các thông Những công ty Định

tính Biến cổ tức và chi phí

(1997)


tin kế toán niêm yết trên và

định đầu tư có ảnh hưởng

tác

động TTCK

Anh


13

đến giá cổ giai đoạn 1987 lượng
đến

phiếu

đến giá cổ phiếu

1995,

ngoại trừ các
công

ty

tài


chính, công ty
bất động sản
và ủy thác đầu

Sanjeet

Các thông 500 công ty Định

tính Cổ tức trên mỗi cổ

Sharma

tin kế toán hàng đầu ở Ấn và

định phiếu và lợi nhuận trên

(2011)

tác

động Độ giai đoạn lượng

mỗi cổ phiếu là yếu tố

đến giá cổ 1993 –2009

quyết định mạnh nhất

phiếu


đến giá thị trường
công

ty Định

Asma

Các thông 99

Rafique

tin kế toán niêm yết trong và

Chughtai,

tác

Aamir

đến giá cổ gian từ 2006

tích cực với giá cổ

Azeem,

phiếu

đến 2011 trên

phiếu, vốn được sử


Amara,

TTCK

dụng và lợi nhuận giữ

Shahid

Pakistan

lại có sự tác động không

động khoảng

thời lượng

tính cổ tức trên mỗi cổ phiếu
định và lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu có mối quan hệ

đáng kể.

Ali
(2013)
Kumar

Các thông TTCK Ấn Độ

Định


tính Giá cổ phiếu có quan hệ

and

tin kế toán



định tích cực với lợi nhuận

Hundal

tác

lượng

(1986)

đến giá cổ

tức trên mỗi cổ phiếu, tỷ

phiếu

lệ duy trì và tăng trưởng

động

trên mỗi cổ phiếu, cổ



14

tài sản, đòn bẩy tài
chính ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu theo hướng
bất lợi.
Arslan

Các thông 30 công ty trên Định

tính Tỷ suất sinh lời trên vốn

Iqbal,

tin kế toán TTCK Karachi và

định chủ sở hữu, tỷ lệ lợi

Farooq

tác

Ahmed,

đến giá cổ 2003-2012

động trong giai đoạn lượng


nhuận, lợi nhuận trên
mỗi cổ phiếu tác động

Ali Raza phiếu

tích cực đến giá cổ

Shafi

phiếu, biến cổ tức và giá

(2014)

trên thu nhập có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự
thay đổi giá cổ phiếu
Mỹ, Định

Bartov,

Các thông TTCK

Goldberg

tin kế toán Anh, Canada, và



Kim tác


(2001)

động Đức, Nhật Bản lượng

đến giá cổ trong giai đoạn
phiếu

1988 – 1996

tính Lợi nhuận kế toán quan
định trọng hơn dòng tiền ở
Mỹ, Anh và Canada
nhưng hoàn toàn ngược
lại ở Đức và Nhật Bản

Nguyễn

Các thông 135 công ty Định

tính Lợi nhuận và giá trị sổ

Việt

tin kế toán trên sở giao và

định sách tác động tích cực

Dũng

tác


(2009)

đến giá cổ khoán TP Hồ
phiếu

động dịch

chứng lượng

đến giá cổ phiếu

Chí Minh giai
đoạn 2003 –
2007

Nguyễn

Các thông 430 công ty Định

Thị Thục tin kế toán trên cả 2 sàn và

tính EPS và ROE có mối
định quan hệ cùng chiều với


15

Đoan


tác

(2011)

đến giá cổ HNX
phiếu

động chứng

khoán lượng

HOSE

giá cổ phiếu, chỉ số đòn



bẩy không có mối quan

trong

hệ ý nghĩa với giá cổ

năm 2009

phiếu, chỉ tiêu giá trị sổ
sách của vốn chủ sở hữu
chỉ có ý nghĩa với giá cổ
phiếu khi xét được ảnh
hưởng của quy mô công

ty.

1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu
Các nghiên cứu kể trên đã tìm ra bằng chứng về mối liên hệ giữa thông tin kế toán
và giá cổ phiếu tại nhiều TTCK khác nhau trên thế giới. Các nghiên cứu hầu hết
được thực hiện tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời. Nghiên cứu
trên TTCK Việt Nam chỉ mới bắt đầu những năm gần đây với số lượng nghiên cứu
còn hạn chế. Do đó cần có thêm nhiều nghiên cứu về nội dung này để bổ sung bằng
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Các nghiên cứu trước thường chỉ áp dụng mô hình Ohlson với hai biến thông tin kế
toán: giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu để đo lường
mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Vì vậy, nhằm nghiên cứu đầy đủ
ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu, luận văn sử dụng mô hình Ohlson
có điều chỉnh, đưa vào mô hình 5 biến được tăng cường: cổ tức trên mỗi cổ phiếu
(DIV), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đòn bẩy tài chính (FL), dòng tiền
thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu (OCF), lợi nhuận trước thuế, lãi
vay và khấu hao trên mỗi cổ phiếu (EBITDA) để tăng ý nghĩa cho mô hình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này khái quát các nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến
giá cổ phiếu đã được thực hiện trên Thế Giới và Việt Nam. Các nghiên cứu nước


×