Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.86 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Giảng viên biên soạn: HUỲNH CÔNG TOẠI

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019

1


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CƠNG TOẠI

LỜI NĨI ĐẦU
Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung hiện nay đã trở thành một công cụ
hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ, đúng đắn quá trình và kết quả
hoạt động kinh doanh. Có thể nói hầu hết những quyết định trong hoạt động
kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa
học và khách quan dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết với các số
liệu, báo cáo thực tế của doanh nghiệp trong điều kiện ràng buộc từ các quy
định, chính sách hiện hành. Vì vậy, cơng tác phân tích hoạt động kinh doanh có
ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong quá trình điều hành và phát triển ở bất
kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu sống còn của doanh
nghiệp là tăng cường và tối ưu hóa năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường
nội địa, phát triển để vươn mình ra thị trường quốc tế. Dưới gốc độ nghề nghiệp,
phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị thực hiện tốt các chức


năng quản trị doanh nghiệp trên cơ sở đề ra các biện pháp cụ thể, hữu hiệu, “sát
sườn” nhằm khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm hiện có, đồng
thời phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của đơn vị kinh tế.
Tài liệu tham khảo mơn học Phân tích hoạt động kinh doanh được giảng viên
biên soạn với nội dung được trích trong giáo trình “Phân tích hoạt động kinh
doanh” của nhóm tác giả PGS.TS. Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Đức Lộng và
Th.S. Lê Thị Minh Tuyết, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày tháng năm

Huỳnh Cơng Toại

1


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mục tiêu của chương:
- Hiểu được vai trị của phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) trong quản
lý doanh nghiệp.
- Nhận thức được đối tượng, mục tiêu của PTHĐKD.
- Nắm được các bước thực hiện trong quy trình PTHĐKD.
- Vận dụng được các phương pháp thống kê dùng trong PTHĐKD.

- Hiểu được công tác tổ chức PTHĐKD.

I. Ý NGHĨA, MỤC TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ
giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó.
Hoạt động kinh doanh (HĐKD) là tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN, được phản ánh thông qua hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán …
PTHĐKD là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả HĐKD theo yêu cầu của
quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch tốn và các thơng tin kinh tế khác,
bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện
tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của HĐKD, nguồn tiềm tàng cần được khai thác,
từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của DN.
2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- PTHĐKD là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh.
- PTHĐKD là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng cũng như cải tiến quản lý
trong kinh doanh.
- PTHĐKD là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
3. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh

- Tiến hành phân tích một cách khách quan, chuẩn mực để các số liệu, các báo
cáo “biết nói” về các mục tiêu, tình hình và kết quả HĐKD của doanh nghiệp.
2


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI


II. ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đối tượng của PTHĐKD là quá trình và kết quả HĐKD cùng với sự tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thơng qua các
chỉ tiêu kinh tế.
Quá trình và kết quả
hoạt động kinh doanh
Đối tượng
nghiên cứu
PTHĐKD

Chỉ tiêu
kinh tế

Nhân tố tác động

- Kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với chỉ tiêu, các nhân tố tác động
theo chiều hướng thuận hay nghịch đến chỉ tiêu phân tích.
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH (*)
a. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp:
- Tài liệu của kỳ trước.
- Các tài liệu dự kiến (kế hoạch, định mức).

- Tài liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuẩn của ngành.
b. Điều kiện so sánh được
Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu phải thống nhất về các mặt sau:
- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế
- Phải cùng phương pháp tính tốn
- Phải cùng một đơn vị đo lường
- Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán
3


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

c. Kĩ thuật so sánh
 So sánh số tuyệt đối

∆ = y1 – y0
Với ∆ : Mức chênh lệch tuyệt đối
y1 : Mức độ của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu (thực hiện)
y0 : Mức độ của chỉ tiêu kỳ gốc (định mức)
Ví dụ: Doanh thu của DN Trường Phát kỳ kế hoạch là 200 triệu
đồng; thực tế là 260 triệu đồng. So sánh số tuyệt đối ta có:
........................................................................................................
........................................................................................................
 So sánh số tương đối
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu phân tích mà sử dụng phù hợp:
 Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỉ lệ:
Là số tương đối phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Tỉ lệ hoàn thành

kế hoạch

Chỉ tiêu kỳ phân tích
x 100 (%)

=
Chỉ tiêu kỳ gốc

Hoặc:
Tỉ lệ
chênh lệch =

Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc
x 100 (%)
Chỉ tiêu kỳ gốc

Ví dụ: Doanh thu của DN Trường Phát kỳ kế hoạch là 200 triệu đồng;
thực tế là 260 triệu đồng.
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
 Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh:
Là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc được điều
chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định đến chỉ tiêu phân
tích.

4



KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

Tỉ lệ hoàn thành
kế hoạch theo hệ
số điều chỉnh
Mức biến động
=
tương đối

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

Chỉ tiêu kỳ phân tích
=

x 100 (%)

Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu kỳ
phân tích
kỳ gốc

x

Hệ số
điều chỉnh

Ví dụ: Phân tích chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng với kết quả doanh thu tiêu
thụ tại một doanh nghiệp với tài liệu như sau:
Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực tế

Tiền lương bán hàng

40

48

Doanh thu tiêu thụ

500

650

Chênh lệch
Số tiền

%

Yêu cầu: a. Đánh giá biến động chỉ tiêu quỹ tiền lương bán hàng.
b. Đánh giá biến động chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ.
c. Phân tích việc chi trả tiền lương này có hợp lý hay khơng?
Thực hiện
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 Số tương đối kết cấu:
Là tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể hoặc quan hệ tỉ lệ giữa các
bộ phận trong một tổng thể => phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.

5


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CƠNG TOẠI

Ví dụ: Phân tích về kết cấu lao động ở một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu

Kế hoạch
Số lượng

Thực tế

Tỉ trọng (%)

Số lượng


Tỉ trọng (%)

Tổng số công nhân viên:
800
950
+ Công nhân sản xuất
680
760
+ Nhân viên quản lý
120
190
- Tỉ trọng công nhân sản xuất: ................................................................................
- Tỉ trọng nhân viên quản lý:...................................................................................
- Xu hướng biến động tỉ trọng: ..............................................................................
 Số tương đối động thái:
Là biểu hiện sự biến động về tỉ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian.
- Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng
thời gian dài
- Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ
kế tiếp nhau.
Ví dụ: Tình hình doanh thu qua các năm ở một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu
Doanh thu (tr.đồng)

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1000

1350

1620

1782

1871,1

Số tương đối động
thái kỳ gốc cố định
Số tương đối động
thái kỳ gốc liên hoàn
Số tương đối động thái = (Mức độ kỳ nghiên cứu / Mức độ kỳ gốc) x 100 (đvt:%)

 So sánh số bình quân
Là số biểu hiện mức độ đại diện, chung nhất về mặt lượng của một tổng thể
bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị trong tổng thể.
- Khái quát đặc điểm chung của tổng thể
- Đánh giá biến động chung về số lượng, chất lượng của các mặt hoạt động nào
đó trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

6


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

2. PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ LIÊN HỒN (**)
a. Mục đích: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ
tiêu phân tích.
b. Nguyên tắc:
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo
một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích vào
nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân tố cịn lại rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích.
Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh
lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
- Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh
hưởng của chúng.
Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc
Ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ
phân tích.
- Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ

phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích).
Có thể cụ thể các ngun tắc trên thành các bước như sau:
Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1
là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q
được thiết lập như sau:
 Kỳ phân tích:

Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

 Kỳ gốc:

Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = ∆Q
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
 Xác định ảnh hưởng của nhân tố a:
Thay thê lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Qa = Qa - Q0
 Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:
Thay thê lần 2: Qb= a1 x b1 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Qb = Qb - Qa
 Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:
Thay thê lần 3: Qc= a1 x b1 x c1 x d0
7


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI


Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Qc = Qc – Qb
 Xác định ảnh hưởng của nhân tố d:
Thay thê lần 4: Qd= a1 x b1 x c1 x d1
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Qd = Qd – Qc
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q
Ví dụ: Có tài liệu về giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau:
Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực tế

Số công nhân sản xuất bình qn (người)

100

120

Số ngày làm việc bình qn/năm một
cơng nhân (ngày)

280

276

Chênh lệch
Mức

%


Năng suất lao động bình quân ngày (1.000
20
18
đồng)
Yêu cầu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá trị sản xuất
giữa thực tế so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn.
- Xây dựng phương trình kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất như sau:
Giá trị
sản xuất

=

Số công nhân sản
xuất bình qn

Số ngày làm việc
bình qn/năm

x

một cơng nhân

x

Năng suất lao động
bình qn ngày

Kí hiệu lần lượt cho các nhân tố:
Nhân tố a: .........................................................................................................................

Nhân tố b: ........................................................................................................................
Nhân tố c: .........................................................................................................................
- Giá trị sản xuất kế hoạch (Qk) = ....................................................................................
- Giá trị sản xuất thực tế (Q1) = .....................................................................................
- Xác định đối tượng phân tích:
- Tổng biến động của giá trị sản xuất = ............................................................................
Nhận xét: ..........................................................................................................................
- Xác định nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất: (…………)
Giá trị sản xuất = .............................................................................................................
Mức độ ảnh hưởng = .......................................................................................................

8


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CƠNG TOẠI

Số cơng nhân thực tế tăng so với kế hoạch …………… công nhân làm cho giá trị
sản xuất …………………
+ Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình qn 1 cơng nhân: (…………)
Giá trị sản xuất = ..............................................................................................................
Mức độ ảnh hưởng = .......................................................................................................
Số ngày làm việc bình qn/năm một cơng nhân thực tế so với kế hoạch
……………. làm cho giá trị sản xuất ……………….
+ Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bq ngày: (…………)
Giá trị sản xuất = .............................................................................................................
Mức độ ảnh hưởng = .......................................................................................................
Năng suất lao động bình quân ngày thực tế giảm so với kế hoạch …………… làm

cho giá trị sản xuất ………….........
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
..........................................................................................................................................
Như vậy, giá trị sản xuất tăng chủ yếu do doanh nghiệp đã ……...... số cơng
nhân sản xuất bình qn cịn số ngày làm việc bình qn năm và năng suất lao động
giảm làm giá trị sản xuất …………
3. PHƯƠNG PHÁP SỐ CHÊNH LỆCH (***)
a. Đặc điểm
- Hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hồn.
- Tơn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp liên hoàn
- Khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố.
b. Khái quát phương pháp này như sau:
Mức độ ảnh hưởng nhân tố a: (a1 – a0)b0c0d0 = ∆Qa
Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: a1(b1 – b0)c0d0 = ∆Qb
Mức độ ảnh hưởng nhân tố c: a1b1(c1 – c0)d0 = ∆Qc
Mức độ ảnh hưởng nhân tố d: a1b1c1(d1 – d0) = ∆Qd
Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng: ∆Qa + ∆Qb + ∆Qc + ∆Qd = ∆Q
Tuy nhiên, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân
tố có quan hệ với nhau bằng tích hoặc thương.
4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÁC
a. Phương pháp cân đối
Q trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN hình thành nhiều mối quan hệ cân
đối như cân đối giữa:
 Tài sản và nguồn vốn kinh doanh
9


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI


 Các nguồn thu với các nguồn chi
 Nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán
 Nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động
Ví dụ: Bảng cân đối kế tốn lập ngày 31/12/20xx:
Đvt: 1.000.000 đồng
Đầu Cuối
năm năm

Tài sản



Nguồn vốn

Đầu
năm

Cuối
năm



A. Tài sản ngắn hạn

400

430

+ 30


A. Nợ phải trả

300

330

+ 30

Tiền

50

60

+ 10

I. Nợ ngắn hạn

100

80

- 20

Khoản phải thu

100

120


+ 20

II. Nợ dài hạn

200

250

+ 50

Hàng tồn kho

250

250

0

B. Tài sản dài hạn

600

670

+ 70

B. Vốn chủ sở
hữu


700

770

+ 70

Tài sản cố định

500

600

+ 100

I. Vốn chủ sở hữu

550

620

+ 70

100

70

- 30

Trong đó: Lợi
nhuận sau thuế

chưa phân phối

200

270

+ 70

II. Nguồn kinh
phí và quỹ khác

150

150

0

Tổng cộng
nguồn vốn

1000

1100

+ 100

Đầu tư
dài hạn

tài


Tổng cộng
tài sản

chính

1000 1100

+ 100

+ Biến động tổng tài sản cuối năm so với đầu năm .......................................................
Nguyên nhân: ..................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
+ Biến động tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm .................................................
Nguyên nhân: ..................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=> ....................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
b. Phương pháp phân tổ

10


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI


Phương pháp phân tổ là phương pháp phân chia các chỉ tiêu kinh tế thành từng
nhóm, tổ khác nhau theo một tiêu thức nhất định nào đó để dễ nghiên cứu.
+ Phân tổ theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Phân tích chi
tiết này giúp đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các chỉ tiêu.
Ví dụ: Giá thành sản xuất chi tiết thành các khoản mục chi phí.
+ Phân tổ theo thời gian phát sinh
Các kết quả của HĐKD bao giờ cũng là một quá trình tổng hợp của từng khoảng
thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau, có những nguyên nhân tác động
sẽ khơng giống nhau.
Việc phân tích chi tiết này giúp đánh giá chính xác và đúng đắn KQHĐKD, từ
đó có biện pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Phân tích doanh thu theo tháng, quý để xác định được thời điểm kinh
doanh thuận lợi của DN.
+ Phân tổ theo bộ phận và phạm vi kinh doanh
Kết quả kinh doanh (KQKD) ở DN thường do nhiều bộ phận ở nhiều địa điểm
khác nhau tạo nên, việc chi tiết này nhằm đánh giá đúng KQHĐKD của từng bộ phận
trong phạm vi tồn DN.
V. Phân loại và tổ chức cơng tác phân tích

1, Phân loại cơng tác phân tích
+ Căn cứ theo thời điểm của hoạt động kinh doanh
- Phân tích trước khi kinh doanh: dự báo, dự đốn cho các mục tiêu có thể đạt
được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch.
- Phân tích trong q trình kinh doanh: thực hiện phân tích cùng với q trình
kinh doanh => thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh,
chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra.
- Phân tích sau q trình kinh doanh: định kỳ đánh giá kết quả thực hiện so với
kế hoạch đặt ra và xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó.


2. Tổ chức cơng tác phân tích
Tiến hành qua 3 bước:
+ Chuẩn bị cho q trình phân tích
+ Tiến hành phân tích
+ Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích
11


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

Bước 1: Chuẩn bị cho q trình phân tích (lập kế hoạch cho phân tích). Tùy thuộc vào
mục đích, yêu cầu của DN mà xác định:
+ Nội dung cần phân tích,
+ Thời gian tiến hành phân tích,
+ Nhân sự và tài liệu chuẩn bị cho phân tích.
(Tài liệu phân tích: các báo cáo của kế toán, thống kê, sản xuất – kinh doanh và các tài
liệu phi tài chính khác… Đặc biệt, cần chú ý kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tài
liệu phân tích)
Bước 2: Tiến hành phân tích là bước căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định
+ Xác định đối tượng phân tích,
+ Phương pháp phân tích phù hợp nhằm đánh giá đúng KQKD của DN.
Bước 3: Tổng hợp, đánh giá được bản chất HĐKD của DN,
+ Chỉ rõ những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý DN.
+ Đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai
thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả HĐKD của DN.
BÀI TẬP
Bài 1: Công ty Nhật Ánh sản xuất hai sản phẩm A và B, có tài liệu doanh thu và chi
phí bán hàng như sau: (đvt: triệu đồng)

Năm 2x14

Năm 2x15

Năm 2x16

Năm 2x17

Doanh thu sp A

600

750

825

858

Doanh thu sp B

240

276

345

455,4

Chi phí bán hàng của sp A


84

96

Chi phí bán hàng của sp B

48

57,5

Chỉ tiêu

Yêu cầu:
1. Phân tích tốc độ tăng trưởng doanh thu từng sản phẩm
2. So sánh mức độ thực hiện chi phí bán hàng của từng sản phẩm trong năm 2x17 với
năm trước. Biết rằng, chi phí bán hàng biến động tỷ lệ theo doanh thu.
Bài 2: Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau:
Chỉ tiêu

Năm trước

Năm nay

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Trong đó: - Lợi nhuận từ bán hàng
- Lợi nhuận từ mua bán cổ phiếu

192.000
168.000
24.000


228.000
156.000
72.000

12


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

Yêu cầu: Hãy phân tích kết cấu lợi nhuận để chỉ ra xu hướng thay đổi lợi nhuận của
doanh nghiệp
Bài 3: Theo kế hoạch, tiền lương theo sản phẩm phải trả cho công nhân sản xuất trong
tháng tại doanh nghiệp Minh Tiến là 120 triệu đồng, thực tế doanh nghiệp Minh Tiến
đã chi trả 150 triệu đồng.
Yêu cầu
1. Xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về tổng mức tiền lương công nhân
sản xuất giữa thực tế và kế hoạch. (Đáp án: 30 tr.đ; 1,25 lần)
2. Nếu trong tháng, doanh nghiệp này đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản
xuất là 140%. Xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về tổng mức tiền lương
công nhân sản xuất. (Đáp án: - 18 tr.đ; 0,8929 lần)
Bài 4: Tài liệu phân tích về tình hình tiêu thụ máy in Canon 2900 của doanh nghiệp
thương mại Mai Gia như sau:
Chỉ tiêu

Quý I

Quý II


Số lượng bán (máy)

150

160

Đơn giá bán (tr.đồng)

3,5

3,6

Yêu cầu:
1. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
2. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp hiệu số chênh lệch.
(Đáp án: 51 tr.đồng; 1,0971 lần; 35 tr.đồng; 16 tr.đồng)
Bài 5: Tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất như sau:
Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

1.000.000

1.178.000


Vật liệu tồn đầu kỳ (kg)

200.000

300.000

Vật liệu tồn cuối kỳ (kg)

300.000

400.000

10

9,8

Vật liệu mua vào (kg)

Mức tiêu hao vật liệu một sản phẩm (kg/sp)

Yêu cầu: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của các
nhân tố đến lượng vật liệu sử dụng trong kỳ.
Biết rằng:
+ Phương trình kinh tế:
Lượng vật liệu sử dụng trong kỳ = Số lượng sp sản xuất * Mức tiêu hao vật liệu một sp

+ Lượng vật liệu sử dụng trong kỳ = Tồn đầu kỳ + mua vào – tồn cuối kỳ
(Đáp án: 200.000 kg; - 22.000 kg; 178.000 kg)
13



KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

GV: HUỲNH CÔNG TOẠI

Bài 6: Tại doanh nghiệp thương mại Hồng Phát có tài liệu sau:
Chỉ tiêu

Tháng 8

Tháng 9

5.600

6.150

Quãng đường vận chuyển bình quân (km)

80

86

Giá cước vận chuyển (1.000 đ/tấn/km)

50

65

Trọng lượng hàng hóa vận chuyển (tấn)


Yêu cầu: Dùng phương pháp số chênh lệch phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố
đến chi phí vận chuyển.
Bài 7: Tài liệu về giá thành tại doanh nghiệp sản xuất Hoàng Ngân tháng 10/20xx cho
mặt hàng thép tấm như sau:
Tài liệu kế hoạch:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 24.000 triệu đồng
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: 14.000 triệu đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 16.000 triệu đồng
Tài liệu thực tế:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:: 27.000 triệu đồng
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: 15.000 triệu đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 14.500 triệu đồng
Yêu cầu: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (khoản mục) đến giá thành sản
phẩm sản xuất trong kỳ.

14



×