Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.3 KB, 53 trang )

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

I – Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
1) Khái niệm
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sing trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh thông qua hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán.
Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Nó chịu nhiều
tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các
quyết định của những nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá
trình sản xuất. Các nhân tố bean ngoài là sự tác động của các chính sách, chế độ tài chính của
nhà nước.
Vì vậy cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu, mối quan hệ qua lại giữa các chỉ tiêu
kinh tế, các báo cáo … để đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó
đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng
tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – đó chính là phân tích
hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt
động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các
thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ
giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng
can được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh.
Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về
khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này
những nhà quản trị doanh nghiệp có thể ra các quyết định đúng đắn để đạt được những mục
tiêu, chiến lược kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh


doanh. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường
xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên các tài liệu có được, thông qua phân tích,
doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến
lược kinh doanh phù hợp.
Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, vật tư
… doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách
hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở đó doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong
kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản trị khác nhau trong
nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đđối tượng bên ngoài là những người không trực
tiếp điều hành doanh nghiệp, khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp.
2) Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh
cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế, có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau :
Trang
1

Quá trình và kết
quả kinh doanh
Nhân tố tác động
Đối tượng
nghiên cứu
Chỉ tiêu kinh tế







Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kết quả
do hoạt động kinh doanh mang lại có thể là kết quả của quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có
thể đạt được trong tương lai.
Kết quả hoạt động kinh doanh mà phân tích nghiên cứu có thể là kết quả tổng hợp của
nhiều quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và đạt được trong khoảng thời gian
nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả hoạt động kinh doanh phải được
định hướng theo các mục tiêu trong kinh doanh. Quá trình định hướng này phải được lượng
hóa cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để
đánh giá. Các chỉ tiêu kinh tế phải được xây dựng hoàn chỉnh và không ngừng được hoàn
thiện.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh
doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà phân tích còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng
tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Nhân tố là các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu phân tích.
3) Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất, kế hoạch
giá thành, kế hoạch tài chính, xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh
hưởng đến việc hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên và đề xuất biện pháp giải quyết
như tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, TSCĐ……
- Đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách và pháp luật của nhà nước.
Phát hiện và đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng về lao động, vật tư , tiền vốn
của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các năng lực kinh tế, củng
cố và hoàn thiện phương pháp quản lý, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh .
II – Phương pháp phân tích
1) Phương pháp so sánh :
Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, khi
sử dụng phương pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau :
a) Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh.

Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là :
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh
tế.
- Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện
so với mục tiêu dự kiến đã đề ra.
- Tài liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các tiêu chuan của ngành.
b) Điều kiện so sánh được
Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất các mặt
sau :
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
Trang
2
+ Phải cùng phương pháp tính toán.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.
+ Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán.
c) Kỹ thuật so sánh
c
1
) So sánh tuyệt đối:
So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa thực tế và kế hoạch, giữa những khoảng thời
gian khác nhau … để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển … của chỉ tiêu kinh
tế nào đó
VD : Giá trị sản xuất của xí nghiệp kỳ kế hoạch là 10 trđ, thực tế là 12 trđ
Số tuyệt đối : 12 – 10 = 2
Xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là 2 trđ
c
2
) So sánh số tương đối
+
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch :Phản ánh mức độ phấn đấu của doanh nghiệp về một Chỉ

tiêu kinh tế nào đó.



VD : Sản lượng của xí nghiệp X năm 1990 là 1.000trđ, kỳ kế hoạch năm 1991 dự kiến là
1.100trđ.
Số tương đối nhiệm Mức độ cần đạt theo kế hoạch
vụ kế hoạch Mức độ đã đạt được kỳ kế hoạch trước
=
x 100%
→ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = (1.100 : 1000) x 100% = 110%
Như vậy, năm 1991 xí nghiệp phấn đấu đạt 110%, tăng 10% so với năm 1990
+
Số tương đối hoàn thành kế hoạch : Phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch của một Chỉ
tiêu kinh tế nào đó.



VD : Giá trị sản xuất xí nghiệp trong kỳ kế hoạch năm 1990 dự kiến là 10trđ, thực tế năm
1990 đạt 12trđ
Số tương đối hoàn Mức độ đạt được thực tế trong kỳ(Chỉ tiêu thực hiện )
thành kế hoạch Mức độ cần đạt theo KH đề ra trong kỳ(Chỉ tiêu KH)

= x 100%

Số tương đối hoàn 12
thành kế hoạch 10
=
x 100%
=

120%



Xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị sản xuất là 20% so với kế hoạch
+
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số điều chỉnh : Mỗi chỉ tiêu phân tích có
mỗi hệ số tính chuyển tương ứng, phù hợp với nội dung kinh tế của chỉ tiêu đó

Số tương đối hoàn Mức độ Mức độ cần Hệ số

thành kế hoạch tính thực tế ạt theo kế đi chỉnh đ ều
theo hệ số điều chỉnh đạt được hoạch đề ra

=

x -




VD : Chi phí trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dự kiến kỳ kế hoạch là 1trđ, thực
tế trong kỳ là 1,1trđ. Biết rằng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp là
125%
Nếu so sánh số tuyệt đối : 1,1 – 1 = 0,1trđ
Nếu so sánh số tương đối : ( 1,1 : 1) x 100% = 110%
Đánh giá lãng phí là không đúng vì sản phẩm tiêu thụ tăng
Trang
3
Số hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số điều chỉnh :

1,1 – ( 1 x 125% ) = -0,15
Như vậy, xí nghiệp đã tiết kiệm được 0,15trđ
+ Số tương đối kết cấu : Biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận
chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó

Số tương đối Chỉ tiêu của bộ phận
kết cấu Chỉ tiêu của tổng thể
x 100%
=


VD : Xí nghiệp sản xuất kinh doanh 3 mặt hàng A,B,C có doanh thu như sau : A là 6trđ, B là
3trđ, C là 1trđ, ta có tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu như sau :
Mặt hàng A : ( 6 : 10 ) 100% = 60%
Mặt hàng B : ( 3 : 10 ) 100% = 30%
Mặt hàng C : ( 1 : 10 ) 100% = 10%
+ Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của một chỉ tiêu kinh tế nào đó
trong một khoảng thời gian bằng cách so sánh mức độ đạt được của các kỳ so với kỳ gốc.



- Nếu kỳ gốc cố định : phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài
Số tương đối Mức độ kỳ nghiên cứu
động thái Mức độ kỳ gốc
=
x 100% (hoặc lần)
- Nếu kỳ gốc liên hoàn : phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 giai đoạn kế tiếp
nhau.
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
Giá trị sản xuất

Số TĐĐT(kỳ gốc cố định)
Số TĐĐT(kỳ gốc liên hoàn)
1000
-
1100
1,1
1,1
1320
1,32
1,2
1452
1,452
1,1

+ Số tương đối hiệu suất : so sánh mức độ đạt được giữa 2 tổng thể khác nhau, dùng để đánh
giá tổng quát chất lượng, trình độ một mặt hoạt động nào đó của quá trình SXKD.



VD : Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1.000trđ, NGTSCĐ của doanh nghiệp là 500trđ
Hiệu suất Giá trị sản xuất
sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
=
→ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 1.000 : 500 = 2
Như vậy, một đồng TSCĐ sẽ tạo ra được 2 đồng giá trị sản xuất
c
3
) So sánh bằng số bình quân :
Cho phép ta đánh giá tình hình chung sự biến động về số lượng, chất lượng của mặt
hoạt động nào đó của quá trình SXKD, đánh giá xu hướng phát triển và vị trí của DN.

+ Số bình quân cộng giản đơn :



Ví dụ : Một tổ sản xuất có 3 công nhân, trong một giờ công nhân thứ nhất làm được 2sản
phẩm, công nhân thứ 2 làm được 3 sản phẩm, công nhân thứ 3 làm được 4 sản phẩm
X : Số bình quân
n : Số đơn vị trong tổng thể
x
i
: Lượng biến (i = 1,n)
x
1
+ x
2
+ …… + x
n

Σ
x
i

n n
=
X =
→ NSLĐ bình quân trong 1 giờ = (2 + 3 + 4) : 3 = 3 sản phẩm
+ Số bình quân cộng gia quyền :


Trang

4
x
i
f
i
: Gia quyền
f
i
: Quyền số

Σ
x
i
f
i
Σ f
i
X =
Ví dụ :
Tổ sản xuất Số công nhân Năng suất trung bình (sản phẩm)
Tổ 1
Tổ 2
4
6
3
4
→ NSTB 1 công nhân trong PX = [(4 x 3) + (6 x 4)] / (4 + 6) = 3,6 sản phẩm
2) Phương pháp thay thế liên hoàn :
Đây là phương pháp loại trừ, muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của nhân tố nào đó phải
loại trừ các nhân tố khác. Phương pháp này dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp cơ bản và được sử dụng rất phổ
biến trong phân tích. Để thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau :
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất
định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
- Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ
gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích. Sau đó đem kết quả
này so sánh với kết quả của chỉ tiêu phân tích ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh
hưởng của nhân tố vừa thay thế.
- Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi
thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay
thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích.
Giả sử có chỉ tiêu phân tích M chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố a, b, c , chúng có mối quan
hệ theo phương trình kinh tế sau:
M = a x b x c
-
Chỉ tiêu kế hoạch : M
k
= a
k
x b
k
x c
k
- Chỉ tiêu thực hiện : M
1
= a
1
x b
1
x c

1
-
Đối tượng phân tích : ± ΔM = M
1
- M
k
Aûnh hưởng của từng nhân tố liên quan :
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a :
+ Thay thế lần 1 : M
K1
= a
1
x b
k
x c
k

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố a : Δa = M
K1
– M
K

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b :
+ Thay thế lần 2 : M
K2
= a
1
x b
1
x c

k

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố b : Δa = M
K2
– M
K1

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c :
+ Thay thế lần 3 : M
K3
= a
1
x b
1
x c
1
= M
1

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố c : Δc = M
K3
– M
K2
= M
1
– M
K2

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔM = M
1

– M
K
= Δa + Δb + Δc
Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn :
- Ưu điểm :
+ Là phương pháp giản đơn, dễ hiểu, dễ tính toán.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua
đó phản ánh được nội dung bean trong của hiện tượng kinh tế.
- Nhược điểm :
+ Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không
đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi.
Trang
5
+ Khi sắp xếp trình rự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt nhân tố nào là
số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp
và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác.
3) Phương pháp số chênh lệch :
Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó
tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử
dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của
nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
Giả sử có chỉ tiêu phân tích M chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố a, b, c , chúng có mối quan
hệ theo phương trình kinh tế sau:
M = a x b x c
-
Chỉ tiêu kế hoạch : M
k
= a
k
x b

k
x c
k
- Chỉ tiêu thực hiện : M
1
= a
1
x b
1
x c
1
-
Đối tượng phân tích : ± ΔM = M
1
- M
k
Aûnh hưởng của từng nhân tố liên quan :
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Δ
a
= (a
1
– a
k
) x b
k
x c
k

-
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b : Δ

b
= a
1
x ( b
1
–b
k
) x c
k
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c : Δ
c
= a
1
x b
1
x ( c
1
– c
k
)
-
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔM = M
1
– M
k
= Δ
a
+ Δ
b
+ Δ

c
Ví dụ :
Chênh lệch TT so với KH
Thứ tự các Chỉ tiêu ĐVT Số KH Số TT
Tuyệt đối Tương đối
- Số CN bình quân trong kỳ
- Số ngày 1 CN làm việc trong kỳ
- Số giờ lvbq của 1 CN trong ngày
- Tổng số giờ làm việc của CN toàn
doanh nghiệp trong kỳ
Người
Ngày
Giờ
(1.000 giờ)
1.000
250
8
2.000
900
260
7,8
1.825,2
-100
+10
-0,2
-174,8
-10%
4%
-2,5%
-8,74

Căn cứ vào số liệu trên sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau :
Phương trình kinh tế :




Như vậy : M = a x b x c
M
K
= 1.000 x 250 x 8 = 2.000
M
T
= 900 x 260 x 7,8 = 1.825,2
Đối tượng phân tích : 1.825,2 – 2000 = – 174,8 (ngàn giờ)
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố :
- Ảnh hưởng do số công nhân :
(900 x 250 x 8 ) – (1000 x 250 x 8) = - 200
- Ảnh hưởng do số ngày làm việc của một công nhân trong kỳ :
(900 x 260 x 8) – (900 x 250 x 8) = + 72
- Ảnh hưởng do số giờ làm việc bình quân trong ngày của một công nhân :
(900 x 260 x 7,8) – (900 x 260 x 8) = - 46,8
Tổng hợp : ΔM = - 174,8 = - 200 + 72 + (- 46,8)
Nhận xét :
Tổng số giờ làm
việc trong kỳ của
CN trong DN (M)
Số CN bình
quân trong
kỳ(a)
Số ngày làm việc

bình quân của 1
CN trong kỳ(b)
Số giờ làm việc
bình quân của 1 CN
trong ngày( c )
x
x
=
Trang
6
- Do số công nhân bình quân trong kỳ giảm 100 công nhân nên làm cho tổng số giờ công
giảm 200 ngàn giờ
- Do số ngày một công nhân làm việc trong kỳ tăng 10 ngày nên làm cho tổng số giờ
công tăng 72 ngàn giờ
- Do số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm 0,2 giờ nên làm cho
tổng số giờ công giảm 46,8 ngàn giờ
4) Phương pháp cân đối :
Tất cả các nhân tố hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết
với nhau ; nếu như các nhân tố có quan hệ tích số hoặc thương số với nhau, chúng ta sẽ sử
dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Nhưng trong thực
tế có nhiều mối quan hệ giữa các nhân tố biểu hiện là quan hệ tổng số giữa tổng số vốn với
tổng số nguồn ; giữa nguồn thu, nguồn huy động vốn với tổng số sử dụng các quỹ, các
nguồn vốn; giữa nhu cầu với khả năng thanh toán; giữa nguồn mua sắm với tình hình sử
dụng vật tư kỹ thuật …… mối quan hệ cân đối về lượng của các nhân tố đó đối với chỉ tiêu
phân tích, đòi hỏi một sự cân bằng về lượng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố có quan hệ tổng số người ta dùng phương pháp cân đối.

Ví dụ : Xác định mức độ ảnh hưởng theo phương trình kinh tế sau :
M = a + b - c
M

k
= a
k
+ b
k
– c
k

M
1
= a
1
+ b
1
– c
1
± ΔM = M
1
– M
k
- Ảnh hưởng của nhân tố a : Δ
a
= a
1
- a
k

- Ảnh hưởng của nhân tố b: Δ
b
= b

1
- b
k

- Ảnh hưởng của nhân tố c : Δ
c
= c
1
- c
k

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Δ
a
= M
1
– M
k
= Δ
a
+ Δ
b
+ Δ
c
III – TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1)
Trình tự tổ chức phân tích hoạt động kinh tế
a)
Lập kế hoạch phân tích :
+ Nội dung phân tích :

- Tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng
- Tình hình sử dụng lao động, thiết bị, vật liệu …
- Tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành …
+ Phân công trách nhiệm cho từng người, từng đơn vị
+ Quy định thời gian hoàn thành cho từng người, từng đơn vị
b)
Chuẩn bị số liệu
- Tài liệu kế hoạch : Căn cứ vào hệ thống kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính của doanh
nghiệp, kế hoạch của doanh nghiệp giao cho phân xưởng, bộ phận, các hợp đồng đã ký,
các định mức kỹ thuật …
- Tài liệu hạch toán : Căn cứ vào hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch ở phân
xưởng, bộ phận, toàn doanh nghiệp … tài liệu phản ánh trong sổ sách của kế toán, thống
kê … và các tài liệu khác .
- Kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của tài liệu.
c) Tiến hành phân tích :
- Phân tích tình hình sản xuất (bao gồm cả phân tích tình hình lao động, sử dụng thiết bị,
cung cấp vật tư )
Trang
7
- Phân tích tình hình giá thành
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận
- Phân tích tình hình tài chính
Công tác phân tích thường được tiến hành theo các bước sau:
- Sử lý tài liệu phân tích để lập bảng phân tích
- Đánh giá khái quát tình hình chung : bằng phương pháp so sánh thực tế với kế hoạch,
thực tế kỳ này với kỳ trước, giữa đơn vị này với đơn vị khác
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến phương pháp quản lý và khai thác khả năng tiềm tàng
của doanh nghiệp
d) Viết báo cáo phân tích : chia làm 3 phần

- Phần I : Nêu đặc điểm tình hình chung và từng mặt hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
- Phần II : Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, xác định nguyên nhân chủ quan, khách
quan đã thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện kế hoạch, trình bày khả năng tiềm
tàng đã phát hiện trong quá trình phân tích
- Phần III : Nêu kiến nghị và biện pháp cải tiến công tác quản lý, động viên khả năng tiềm
tàng chưa khai thác
2)
Hình thức tổ chức phân tích hoạt động kinh tế
+ Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích :
- Phân tích thường xuyên : Dựa vào tài liệu kế toán và thông tin kinh tế hằng ngày, hàng
tuần, nghiên cứu, phát hiện những chênh lệch về mức độ thực hiện kế hoạch để có biện
pháp giải quyết đối với một số Chỉ tiêu quan trọng ( sản xuất, tiêu thụ … )
- Phân tích định kỳ : được tiến hành định kỳ ( tháng, quý, năm) nhằm đánh giá toàn diện
hay từng mặt hoạt động kinh tế trong suốt thời kỳ thực hiện kế hoạch
+ Căn cứ vào phạm vi phân tích :
- Phân tích ở tổ, đội, phân xưởng : chủ yếu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao
động, tình hình sử dụng thiết bị, NVL …
- Phân tích trên phạm vi toàn doanh nghiệp : Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản
xuất, giá thành, lợi nhuận …
+ Căn cứ vào nội dung phân tích :
- Phân tích toàn bộ
- Phân tích chuyên đề















Trang
8
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT

I - Ý NGHIÃ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT :
1) Ý nghĩa :
Sản xuất của xí nghiệp trước tiên để cung ứng cho thị trường với mục tiêu đạt được lợi
nhuận tối đa. Đề cập đến tình hình sản xuất của xí nghiệp là đến việc sản xuất các mặt hàng sản
phẩm, số lượng chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất là quá trình phối hợp các yếu tố đầu
vào để sản xuất sản phẩm đầu ra, do đó có liên quan đến tình hình cung ứng vật tư, lao động,
MMTB…cũng như tình hình tiêu thụ, lợi nhuận, tình hình tài chính…
Sản suất của xí nghiệp có vai trò quan trọng nên phải thường xuyên kiểm tra , đánh giá
trong đó công tác công tác phân tích HĐKT giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa như sau:
Qua phân tích sẽ phát hiện những ưu nhược điểm, những mất cân đối trong quá trình SX,
phát hiện những khả năng tiềm tàng về lao động, vật tư, tiền vốn chưa được sử dụng. Từ đó đề
ra biện pháp nâng caokhối lượngvà chất lượng SP, đảm bảo cho XN hoàn thành KHSX.
Tài liệu phân tích tình hình SX là cơ sở để phân tích tình hình: giá thành, tiêu thụ, lợi nhuận
. . . .của XN.
2) Nhiệm vụ:
Đánh giá chung và đi sâu vào phân tích các nguyên nhân, nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết
qủa SX của XN, từ đó rút ra những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức SX.
Phân tích tình hình sản xuất phải kết hợp đánh giá tình hình thực hiện đánh gía các chế
chính sách của nhà nước, đánh giá tính hợp lý hay lạc hậu của các chế độ chính sách đó.

Phát hiện những khả năng tiềm tàng để khai thác nhằm nâng cao khối lượng và chất lượng
SP, nâng cao kết quả SXKD.
II - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VẾ KHỐI LƯỢNG
1) Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất.
a) Khái niệm: GTSX là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị của SP do hoạt động SX công nghiệp
tạo ra trong thời gian nhất định, bao gồm giá trị NVL , NL,năng lượng, phụ tùng thay thế, CP
dịch vụ SX, KH-TSCĐ, giá trị mới sáng tạo ra trong giá thành giá trị SPCN
Được tính vào giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố sau:
Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm.
Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất CN
Yếu tố 3: Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi.
Yếu tố 4: Giá trị của hoạt động cho thuê MMTB trong dây truyền sản xuất của DN.
Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của SPDD, bán TP.
b) phương pháp phân tích : (phương pháp so sánh)
Phân tích chung : Là xem xét đánh giá sự biến động GTSX giữa thực tế và kế hoạch để đánh
giá tình hình hoàn thành kế hoạch, giữa thực tế năm nay với năm trước đê đánh giá tiến bộ.
Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến GTSX:
Cách đánh giá một số trường hợp biến động của các yếu tố cấu thành GTSX như sau:
- Yếu tố 1 ( Giá trị thành phẩm ) : Đối với đa số XNCN, đây là nhiệm vụ SX chính, vì thế
yếu tố này giảm đánh giá không tích cực, sẽ ảnh hưởng không tốt đến GTSX.
- Yếu tố 2 (Giá trị công vệc có tính chất CN):
+ Nếu yếu tố 2 giảm do khách hàng vi phạm hợp đồng, đây là nguyên nhân khách quan.
+ Nếu yếu tố 2 giảm do XN vi phạm HĐ, đây là nguyên nhân chủ quan và đánh giá không
tốt.
Trang
9
+ Nếu yếu tố 2 tăng đồng thời yếu tố 1 tăng : tích cực .
+ Nếu yếu tố 2 tăng, yếu tố 1 giảm :
• Không tốt (đ/v các XN phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của đất nước)
• Chấp nhận được (đối với đa số XN)

- Yếu tố 3 : Nếu yếu tố 3 tăng nhưng tỷ lệ YT3/ YT1 giảm: đánh giá tốt .
Nếu yếu tố 3 giảm nhưng tỷ lệ YT3/ YT1 tăng: đánh giá không tốt.
- Yếu tố 4 : Yếu tố 4 tăng trong điều kiện MMTB nhàn rỗi: tích cực.
Yếu tố 4 tăng còn yếu tố 1 giảm: không tốt (đ/v các XN thực hiện nhiệm vụ SX chính của
nhà nước quy định ).
- Yếu tố 5: Nếu tình hình SX của XN không có gì biến động lớn, yêu cầu số SP làm dở phải
làm đúng kế hoạch.
Nếu yếu tố 5 < KH Ngừng SX vì thiếu SPDD: đánh giá không tốt .
Do XN cải tiến SX, rút ngăn chu kỳ SX: Đánh giá tích cực.
Nếu yếu tố 5> KH dẫn đến không đảm bảo cung cấp thành phẩm cho nhu cầu thị trường,
gây ứ đọng vốn trong khâu SX. . . . đây là biểu hiện không tốt.
Chú ý rằng trong qúa trình phân tích cần phải đi sâu tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình
hình trên để có kết luận chính xác.
Ví dụ : Biểu giá trị sản xuất của xí nghiệp (xí nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ cho chiến
lược phát triển kinh tế )
Tăng(+), giảm(-)
so với KH
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Số tuyệt đối Số %
1. Giá trị thành phẩm 20.000 19.000 - 100 -0,5
2.Giá trị công việc có tính chất
công nghiệp
500 510 + 10 + 2
3.Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, phế
liệu thu hồi
400 438 + 38 + 9,5
4.Giá trị hoạt động cho thuê
MMTB
480 500 + 20 + 4,16
5.Chênh lệch số dư cuối kỳ, đầu kỳ

của SPDD, BTP
1.000 1.454 + 454 + 45,4
Giá trị sản xuất (1+2+3+4+5) 22.380 22.802 + 422 + 1,88
Đánh giá : Giá trị sản xuất của xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch, cụ thể tăng 422 hay
tăng 1,88%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là :
- Do giá trị thành phẩm của xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch cụ thể là giảm 100 hay
giảm 0,5% ⇒ Đây là biểu hiện không tốt cần tìm nguyên nhân
- Do giá trị công việc có tính chất công nghiệp tăng 10 hay tăng 2% ⇒ cho thấy xí nghiệp
chạy theo cung ứng lao vụ cho khách hàng không chú trọng đến nhiệm vụ sản xuất chính
- Do giá trị phế liệu, phế phẩm tăng 38 hay tăng 9,5% làm cho giá trị sản xuất tăng, nhưng tỷ
lệ giữa giá trị phế liệu, phế phẩm tính trên giá trị thành phẩm tăng từ 2% [(400 : 20.000) x
100%] = 2% đến [(438 : 19.900) x 100%] = 2,2% ⇒ điều này không tốt vì chất lượng sản
xuất sản phẩm giảm
- Do giá trị cho thuê MMTB tăng 20% hay tăng 4,16% trong khi nhiệm vụ sản xuất chính
không hoàn thành ⇒ đây là biểu hiện không tích cực
Trang
10
- Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của SSPDD, bán TP tăng 454 hay tăng 45,4% ⇒ đây là
nguyên nhân chủ yếu làm giá trị sản xuất tăng. Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay
không phải xem xét tình hình thực hiện kế hoạch của sản phẩm DD đầu kỳ và cuối kỳ.
c) Phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến GTSX
Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng từng mặt hàng chiếm trong tổng giá trị các mặt hàng.Aûnh
hưởng của của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất thông qua giá trị mỗi loại sản phẩm khác
nhau. Sự khác nhau này do NVL cấu thành nên sản phẩm,do giá trị của lao động quá khứ dịch
chuyển vào sản phẩm, giá trị của lao động sống sản xuất sản phẩm. Có loại sản phẩm có giá trị
cao, nhưng lại tốn ít thời gian lao động để sản xuất. Vì thế, nếu xí nghiệp tăng tỷ trọng của các
loại sản phẩm có giá trị cao tốn ít thời gian lao động, giảm tỷ trọng sản phẩm có giá trị thấp
nhưng tốn nhiều thời gian lao động thì giá trị sản xuất tăng lên, nhưng đây không phải do kết
quả hoạt động sản xuất của xí nghiệp mang lại. Vì thế, cần phải phân tích ảnh hưởng của kết
cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất để đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện Chỉ tiêu này.

Phương pháp phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất như sau :
Q
k
, Q
T
: giá trị sản xuất kỳ kế hoạch và thực tế
T
k
, T
T
: Tổng giờ công lao động trực tiếp định mức kỳ kế hoạch và thực tế (giá trị sản xuất tính
theo giờ công định mức)
Q
k
/ T
K
và Q
T
/T
T
là giá trị sản xuất kế hoạch và thực tế của một giờ công định mức
→ Δ(Q/T)

= (Q
T
/T
T
– Q
K
/T

K
) là chênh lệch về giá trị sản xuất thực tế và kế hoạch của một giờ
công định mức
- Nếu Δ(Q/T) = 0 → kết cấu mặt hàng không thay đổi và không ảnh hưởng đến GTSX
- Nếu Δ(Q/T) ≠ 0→ kết cấu mặt hàng thay đổi và mức độ ảnh hưởng của nó đến GTSX là:
Q
C
= Δ(Q/T)T
T
= (Q
T
/T
T
– Q
K
/T
K
) T
T
= Q
T
- Q
K
(T
T
/T
K
)
(Q
C

là mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến GTSX.
→ GTSX đã loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng là :
Q
,
T
= Q
T
- Q
C
= Q
T
– [Q
T
- Q
K
(T
T
/T
K
)] = Q
K
(T
T
/T
K
)
Chú ý : Kết cấu mặt hàng thay đổi làm GTSX tăng, giảm phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp để đánh giá :
- Những xí nghiệp thuộc loại hình sản xuất có thể thay đổi kết cấu mặt hàng theo nhu cầu thị
trường thì kết cấu mặt hàng làm giá trị sản xuất tăng đánh giá là tích cực và ngược lại.

- Những xí nghiệp sản xuất theo cơ cấu mặt hàng ổn định thì kết cấu mặt hàng làm giá trị sản
xuất tăng trong điều kiện xí nghiệp hoàn thành kế hoạch mặt hàng được đánh giá là tích
cực. Ngoài ra kết cấu mặt hàng làm giá trị sản xuất tăng hoặc giảm, nếu xí nghiệp không
hoàn thành kế hoạch mặt hàng thì đánh giá là không tốt.
Ví dụ : Căn cứ vào tài liệu sau phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến GTSX
Chênh lệch so với
kế hoạch
Chỉ tiêu kế hoạch Thực tế
Số tuyệt đối Số %
1. Giá trị sản xuất (1.000đ)
2. Giá trị sản xuất tính theo giờ
công định mức (1.000 giờ)
22.380
19.600
22.802
19.200
422
- 400
1,88
- 2,04
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến GTSX là :
Q
C
= Q
T
- Q
K
(T
T
/T

K
) = 22.802 – 22.380(19.200/19.600) = + 878,72
Giá trị sản xuất đã loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng :
Q
,
T
= Q
T
- Q
C
= 22.802 – 878,72 = 21.923,28
Như vậy sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng thực chất xí nghiệp đã không hoàn
thành kế hoạch giá trị sản xuất , tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là :
Trang
11
(21.923,28 : 22.380) x 100% = 97,95%
2) Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu.
Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm làm ra là để phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thì việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch mặt hàng
được đặt ra một cách nghiêm ngặt và phải được thực hiện như những Chỉ tiêu pháp lệnh vì nếu
không hoàn thành kế hoạch sản xuất một mặt hàng nào đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền
KTQD (xi măng, sắt thép, MMTB . . . . . .)
Nguyên tắc phân tích tình hình thực hiện KH mặt hàng là không được lấy giá trị sản lượng
mặt hàng hoàn thành vượt mức KH-SX bù cho mặt hàng không hoàn thành KH-SX.
+ Phương pháp phân tích:
a) Chỉ tiêu phân tích : Tỷ lệ hoàn thành KH mặt hàng. (S)
∑ Sản lượng TT các
mặt hàng không
hoàn thành KH
x

Đơn giá
KH
+
∑ Sản lượng KH các
mặt hàng hoàn thành
vượt mức KH
x
Đơn giá
KH

S

=
∑ Sản lượng KH x Đơn giá KH

x

100%
b) Trình tự và nội dung phân tích:
+ Đánh giá tình hình hoàn thành KHSX từng mặt hàng :
- Nếu loại SP đạt hoặc vượt mức KH thì doanh nghiệp đã hoàn thành KHSX theo mặt hàng.
- Ngược lại nếu có loại SP nào không hoàn thành KHSX thì xem như doanh nghiệp đã không
hoàn thành KHSX theo mặt hàng.
+ Đánh giá tình hình hoàn thành KH các mặt hàng chung của doanh nghiệp :
- Nếu S < 100% đây là biểu hiện không tốt, doanh nghiệp đã không hoàn thành KH mặt hàng
- Nếu S = 100% đây là biểu hiện tốt, doanh nghiệp đã hoàn thành KH mặt hàng
- Tìm ra những nguyên nhân tác động để có biện pháp khắc phục cho kỳ sau. Những nguyên
nhân đó có thể là :
+ Do không đảm bảo đầy đủ lao động, MMTB,NVL theo yều cầu của KH.
+ Do tổ chức quản lý chưa tốt, do quan hệ hợp tác SX chưa chặc chẻ.

+ Do xem nhẹ mặt hàng có giá trị thấp tốn nhiều thời gian lao động , chỉ chú ý tới những
mặt hàng có giá trị cao, thời gian lao động ít và tỷ suất lợi nhuận cao.
VD: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích tình hình thực hiện KH hàng của XN (X).
Số lượng mặt hàng SX
Tên mặt hàng
KH TT
Giá cố định
(1000đ)
A
100
150
20
B
200
150
30
C
100
120
50

Tỷ lệ hoàn thành [(100x20) + (100x50)] + [(150x30)]
KH-SX mặt hàng (100x20) +(100x50) + (200x30)

=


x 100
= 88,4%
Như vậy, XN đã không hoàn thành KH mặt hàng, tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 88,4%. Nguyên nhân

là do mặt hàng B đã không hoàn thành KH-SX, cụ thể là giảm 25% .
150-200
x 100% = - 25%
200
III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1) Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm được chia thành thứ hạng phẩm cấp.
Trang
12
Đối với các XN mà SP được chia thành cấp bậc, thứ hạng khác nhau, chính phẩm thường
gọi là SP loại I thứ phẩm gọi là SP loại II, III nó yếu kém về mặt công dụng, thẩm mỹ . . . . .giá
bán thấp hơn.
a) Phương pháp hệ số phẩm cấp
+ Chỉ tiêu phân tích : Hệ số phẩm cấp .

Hệ số phẩm
cấp (H)
=
∑ (Số lượng SP từng loại x Đơn giá cố định SP từng loại )
(Toàn bộ số lượng SP x Đơn giá cố định SP loại I



Hệ số = 1 : Toàn bộ sản phẩm đều loại I.
Hệ số càng giảm : chất lượng sản phẩm càng giảm.
+ Trình tự và nội dung phân tích :
Tính hệ số phẩm cấp kỳ KH :

=
∑ (Số lượng KH từng loại SP x đơn giá cố định từng loại SP )
Toàn bộ số lượng SP kỳ KH x Đơn giá cố định SP loại I

Hệ số phẩm cấp
kỳ KH
(H
K
)




Tính hệ số phẩm cấp kỳ thực tế :




So sánh hệ số phẩm cấp TT với KH để đánh giá sự biến động về chất lượng SP.
=
∑ (Số lượng TT từng loại SP x đơn giá cố định từng loại SP )
Toàn bộ số lượng SP kỳ TT x Đơn giá cố định SP loại I
Hệ số phẩm cấp
kỳ TT
(H
T
)
> 0 chất lượng SP tăng.
Hệ số P/cấp TT - HS P/cấp KH = 0 chất lượng SP không thay đổi .
< 0 chất lượng SP giảm.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của chất lượng SP đến giá trị sản lượng .
b) Phương pháp đơn giá bình quân
Giá trị sản lượng
tăng giảm do chất

lượng thay đổi
Hệ số
phẩm cấp
kỳ TT
Hệ số
phẩm cấp
kỳ KH
Toàn bộ số
lượng SP
kỳ TT
= - x


Đơn giá cố
định SP loại
I
x
+ Chỉ tiêu phân tích : Đơn giá bình quân.
Đơn giá
bình quân
(P)
=
∑ (Số lượng SP từng loại x đơn giá SP từng loại )

Số lượng sản phẩm sản xuất


+ Trình tự và nội dung phân tích :
Tính đơn giá bình quân kỳ KH :
=

∑ (Số lượng KH từng loại SP x đơn giá cố định từng loại SP )

Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ KH
Đơn giá bình
quân kỳ KH
(P
K
)


Tính đơn giá bình quân kỳ TT :
Trang
13
Trang
14

P
1
>P
K
: Chất lượng sản xuất sản phẩm TT tốt hơn so với KH.
P
1
<P
K
: Chất lượng sản xuất sản phẩm TT xaáu hôn so vôùi KH.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị sản lượng.





2) Đối với XN mà sản phẩm không chia thành thứ hạng phẩm cấp.
- Là những XN mà sản phẩm của nó nếu có sai sót về mặt kỹ thuật đều bị coi là sản phẩm
hỏng ( Dược phẩm, TV, đồng hồ …).
- Sản phẩm hỏng chia làm hai loại : Sản phẩm hỏng sửa chữa được và sàn phẩm hỏng không
sửa chữa được.
- Phần lớn các XN trong KHSX không qui định chỉ tiêu sản phẩm hỏng ngoại trừ một số XN
ngành sản xuất đặc biệt : Thuỷ tinh, sành sứ … có qui định tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định.
a) Chỉ tiêu phân tích : Tỷ lệ phế phẩm.
+ Tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật.




Ưu điểm : Thấy được trực tiếp số lượng sản phẩm hỏng trong tổng số sản phẩm sản xuất ra.
Nhược điểm : Chỉ tính riêng cho từng sản phẩm, không thể tổng hợp để tính tỷ lệ phế phẩm
bình quân, nên không đánh giá chính xác tình hình biến động về chất luợng sản phẩm.
+ Tỷ lệ phế phẩm tính bằng giá trị :



Trong đó :



- Tỷ lệ phế phẩm tính bằng giá trị có thể tính cho từng loại sản phẩm và có thể tính bình quân
cho nhiều loại sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm bình quân được xác định như sau :




F : Tỷ lệ phế phẩm bình quân.
f
i
: Tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm thứ i (tính theo giá thành sx).
Q
i
: Sản lượng sản phẩm thứ i.
Nếu F càng tăng chứng tỏ chất lượng SP sản xuất càng kém và ngược lại.
b) Trình tự nội dung phân tích.
F =
Σ
Q
i
f
i
Σ Q
i
x 100%
=
∑ (Số lượng TT từng loại SP x đơn giá cố định từng loại SP )

Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ TT
Đơn giá bình
quân kỳ TT
(P
1
)
Giá trị sản lượng
tăng giảm do chất
lượng thay đổi

Đơn giá bình
quân kỳ thực tế
Đơn giá bình quân
kỳ kế hoạch
Số lượng sản
phẩm sản xuất
kỳ thực tế
= - x


=
Tỷ lệ
phế phẩm
Số lượng SP hỏng ( không sửa chữa được)
Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm hỏng
x 100%
Tỷ lệ
phế phẩm
Chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng
Giá thành SX sản phẩm
x 100% =
Chi phí thiệt hại
sản phẩm hỏng.
Chi phí sản xuất sản phẩm
hỏng không sửa chữa được
Chi phí sửa chữa sản phẩm
hỏng sửa chữa được
= +
Trang
1

5
b
1
) Phân tích chung: Xem xét đánh giá sự biến động tỷ lệ phế phẩm bình quân và tỷ lệ phế
phẩm cá biệt của từng loại sản phẩm giữa thực tế với KH, giữa thực tế năm nay và năm trước
nhằm thấy khái quát tình hình biến động về chất lượng sản phâm.
b2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ phế phẩm bình quân.
Tỷ lệ phế phẩm bình quân chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây :
- Sản lượng sản phẩm tính bằng giá thành sản xuất.
- Tỷ lệ phế phẩm cá biệt của từng loại sản phẩm
- Kết cấu mặt hàng sản phẩm : Nếu tăng tỷ trọng sản phẩm có tỷ lệ phế phẩm thấp, giảm tỷ
trọng sản phẩm có tỷ lệ phế phẩm cao thì tỷ lệ phế phẩm bình quân giảm và ngược lại .
 Đối tượng phân tích : ΔF = F
T
- F
K







 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ( phương pháp thay thế liên hoàn )
Thay thế lần 1 : Nhân tố sản lượng sản phẩm
Thay sản lượng KH bằng thực tế trong điều kiện kết cấu không thay đổi và các nhân tố
khác không đổi nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng.
Sự thay sản lượng KH bằng thực tế trong điều kiện kết cấu không đổi nghĩa là thay sản
lượng KH bằng thực tế trong điều kiện giả định tỷ lệ hoàn thành KH sản lượng của tất cả các
sản phẩm đều bằng nhau và bằng tỷ lệ hoàn thành KH sản lượng chung toàn XN lúc đó tỷ lệ

phế phẩm bình quân không thay đổi .
Gọi Q'
ti
là sản lượng thực tế tính theo giá thành sản xuất, trong điều kiện cơ cấu không đổi,
ta có :



=> Q'
Ti
= KQ
Ki
=> Tỷ lệ phế phẩm bình quân trong trường hợp này là:




Ö mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến tỷ lệ phế phẩm bình quân là:
F
q
= F
k1
– F
k
= 0
Như vậy, nhân tố sản lượng tính theo giá thành SX không ảnh hưởng đến tỷ lệ phế phẩm bình
quân.
Thay thế lần 2: Nhân tố kết cấu mặt hàng
Thay thế kết cấu KH bằng kết cấu thực tế nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố
kết cấu đến tỷ lệ phế phẩm bình quân.

+ Sản lượng thực tế theo kế cấu thực tế.
Tỷ lệ phế phẩm bình quân trong trường hợp này là:


=
F
T
=
Σ Q
ti
f
ti
Σ Q
ti
x 100%
F
k

Σ
Q
ki
f
ki

Σ Q
ki
x 100%
F
T
: Tỷ lệ phế phẩm bình quân thực tế.

F
K
: Tỷ lệ phế phẩm bình quân KH.
Q'
ti
Q
ki
x 100% =
= K ( K : Tỷ lệ hoàn thành KH sản lượng của XN)
Σ Q
ti
Σ Q
ki
x 100%
Σ Q’
ti
f
ki
Σ Q’
ti
x 100% = F
K
Σ
K
Q
ki
f
ki
Σ
KQ

ki
F
K1
=
x 100%
Σ
Q
ti
f
ki

Σ
Q
ti
B B
F
K2
=

-> mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng đến tỷ lệ phế phẩm bình quân:
= F
Trang
1
6
F
C K2
- F
K1
= F
K2

- F
K
Thay thế lần 3 : Nhân tố tỷ lệ phế phẩm cá biệt
Thay tỷ lệ phế phẩm cá biệt KH bằng thực tế nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ
phế phẩm cá biệt đến tỷ lệ phế phẩm bình quân.
Tỷ lệ phế phẩm bình quân trong trường hợp này bằng tỷ lệ phế phẩm bình quân kỳ thực tế, vì :

x 100% = F
T
Σ
Q
ti
f
ti
Σ
Q
ti
F
K3
=



-> mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ phế phẩm cá biệt đến tỷ lệ phế phẩm bình quân
F
f
= F
K3
- F
K2

= F
T
– F
K2

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

I – Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố sản xuất
1) Ý nghĩa:
Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố : sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu
lao động, vì vậy cần phải phân tích các yếu tố của sản xuất, bởi vì việc tổ chức quản lý và sử
dụng các yếu tố đó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, phân
tích các yếu tố sản xuất có ý nghĩa như sau:
- Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động của xí nghiệp,
tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động
- Qua phân tích mới đánh giá tình hình quản lý sử dụng thời gian lao động, trình độ thành
thạo lao động, tình hình năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động, trên cơ
sở đó có biện pháp khai thác có hiệu quả
- Qua phân tích mới có biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao
động
- Qua phân tích mới có hướng dầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lý
- Qua phân tích mới có biện pháp sử dụng triệt để số lượng thời gian và công suất của
MMTB, TSCĐ khác
- Qua phân tích mới đánh giá được những ưu nhược điểm của quá trình cung cấp và dự trữ
NVL phục vụ sản xuất, đề ra biện pháp khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu
điểm nhằm đảm bảo tình hình sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao.
2) Nhiệm vụ :
- Phân tích tình hình tăng giảm số lượng lao động, tình hình bố trí lao động
- Phân tích tình hình năng suất lao động, điều này cho ta đánh giá tình hình sử dụng thời gian

lao động, tình hình cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động ……
- Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TSCĐ, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và ảnh
hưởng của nó đến sản xuất của xí nghiệp
- Đề ra biện pháp nhằm sử dụng TSCĐ có hiệu quả
- Phân tích tình hình dự trữ và cung cấp NVL ………
II – Phân tích tình hình lao động
1) Phân tích cấu thành và sự biến động của lực lượng lao động
a) Phân tích cấu thành lực lượng lao động
- Lao động trong khu vực sản xuất : Lao động thuộc ngành sản xuất chính (nếu xí nghiệp
công nghiệp là lao động ngành sản xuất công nghiệp, nếu xí nghiệp nông nghiệp là lao động
ngành sản xuất nông nghiệp) bao gồm:
- Công nhân
- Học nghề
- Nhân viên kỹ thuật
- Nhân viên quản lý kinh tế
- Nhân viên quản lý hành chính
- Lao động thuộc ngành sản xuất khác
- Lao động trong khu vực phi sản xuất : Bao gồm các loại lao động phục vụ trong các ngành
văn hoá, y tế, giáo dục …
Phân tích tình hình tăng giảm từng loại lao động là đánh giá sự biến động của từng loại
lao động, nhằm thấy được mức độ đảm bảo sức lao động và tính hợp lý của sự biến động đó.
Trang
17
Trang
18
b) Phân tích tình hình tăng giảm công nhân sản xuất :
- So sánh số công nhân giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình tuyển dụng và đào tạo,
thấy được mức độ đảm bảo sức lao động
- So sánh số công nhân thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá
trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng công nhân





+ Số công nhân tăng ⇒ việc quản lý và sử dụng công nhân không tốt
+ Số công nhân giảm ⇒ việc quản lý và sử dụng công nhân tốt
 Xác định mức độ ảnh hưởng của tình hình sử dụng và quản lý lao động đến GTSX :
Phương pháp phân tích : Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số
chênh lệch. Ta có :
Giá trị sản xuất = số lượng CN x Năng suất lao động của CN
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân :
(Số công nhân TT – Số công nhân KH) x Năng suất lao động KH
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động :
Số công nhân TT x (Năng suất lao động TT – Năng suất lao động KH)
Ví dụ : Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình biến động về công nhân sản xuất
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Giá trị sản xuất (1.000đ)
Số công nhân bình quân
NSLĐ bình quân 1 công nhân (1.000đ)
90.000
90
1.000
117.000
100
1.170
+27.000
+10
+170
- Xét về số tuyệt đối số công nhân tăng 10 người ⇒ mức độ đảm bảo sức lao động cho sản
xuất như vậy là tốt

- Xét về số tương đối, ta có :
Số công nhân tăng(giảm) tương đối = 100 – 90 x (117.000/90.000) x 100% = - 17
⇒ Như vậy tình hình quản lý và sử dụng lao động có nhiều biểu hiện tốt (tốc độ tăng công
nhân (10/90 = 0,11) nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất (27.000/90.000 = 0,3))
Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân và năng suất lao động đến
giá trị sản xuất (+ 27.000)
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân : (100 – 90) x 1.000 = + 10.000
⇒ Do số lượng công nhân tăng 10 người làm cho GTSX tăng 10.000
- mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động : 100 x (1.170 – 1.000) = + 17.000
⇒ Do NSLĐ tăng 170 ngđ/công nhân làm cho GTSX tăng 17.000
⇒ Như vậy giá trị sản xuất tăng 27.000 do sự đóng góp của năng suất lao động nhiều hơn
2) Phân tích tình hình năng suất lao động :
a) Khái niệm : Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể làm ra một
số sản phẩm trong một thời gian nhất định hoặc là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra
một sản phẩm, nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, giảm
giá thành sản phẩm. Năng suất lao động được tính như sau :


Hoặc :

Số công nhân tăng Số công nhân Số công nhân Tỷ lệ hoàn thành kế
(giảm)tương đối thực tế kế hoạch hoạch giá trị sản xuất
=
-
x

Năng suất lao
động

=

Số lượng sản phẩm
Thời gian lao động
Năng suất lao
động

=
Thời gian lao động
Số lượng sản phẩm
Trong đó :
+ Số lượng sản phẩm có thể biểu hiện thước đo hiện vật, giá trị.
- Năng suất lao động tính bằng hiện vật là số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị
thời gian
- Năng suất lao động tính bằng giá trị là giá trị sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Giá
trị sản xuất dùng tính năng suất lao động phải loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng.
+ Thời gian lao động có thể tính bằng giờ, ngày, năm. Mỗi cách tính có ý nghĩa khác nhau.
+ Năng suất lao động giờ :



Năng suất lao động giờ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể quy về các nhân tố
sau :
Năng suất lao
động giờ

=
Giá trị sản xuất
Tổng số giờ làm việc
- Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của công nhân
- Do trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao hay thấp, tình trạng của MMTB mới hay củ
- Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không

- Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng các đòn bẩy kích thích lao
động
+ Năng suất lao động ngày :

Năng suất lao
động ngày

=
Giá trị sản xuất
Tổng số ngày làm việc

Hoặc :



Như vậy, năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và số giờ
làm việc bình quân 1 ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao
động giờ, chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng lên.
Năng suất lao
động ngày

Số giờ làm việc
bình quân 1 ngày

Năng suất lao
động giờ

=
x
+ Năng suất lao động năm :


Năng suất lao
động năm

=
Giá trị sản xuất
Tổng số công nhân sản xuất

Hoặc :



Như vậy, năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động ngày và
số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động
năm lớn hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một công nhân
trong năm tăng lên.
Năng suất lao
động năm

Số ngày làm việc bình
quân năm 1 công nhân

Năng suất lao
động ngày

=
x
Hoặc :





Năng suất lao
động năm

Số ngày làm việc
bình quân năm 1
công nhân

Số giờ làm việc
bình quân ngày
1 công nhân

=
x
Năng suất lao
động ngày

x
Trong 3 chỉ tiêu trên thì năng suất lao động năm phản ánh đầy đủ nhất chất lượng và thời gian
làm việc của công nhân. Vì thế, nó được sử dụng để phản ánh chung năng suất lao động toàn xí
nghiệp
Trang
19
b) Phân tích chung tình hình năng suất lao động
Phân tích tình hình năng suất lao động là xem xét đánh giá sự biến động năng suất lao
động giờ, ngày năm đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó,
nhằm tìm ra biện pháp để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
 Phương pháp phân tích : áp dụng phương pháp so sánh
- So sánh NSLĐ các loại giữa thực tế và kế hoạch, giữa thực tế năm nay với các năm trước.

- So sánh tốc độ tăng giảm giữa các loại NSLĐ để thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh
hưởng đến NSLĐ.
 Đánh giá một số trường hợp biến động về năng suất lao động như sau :
+ Xét năng suất lao động giờ :
Năng suất lao động giờ giảm là biểu hiện không tốt : Nguyên nhân có thể là do trình độ
thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, MMTB củ kỹ, quy cách phẩm chất NVL không
đảm bảo ……
+ Xét năng suất lao động ngày : Ta chia ra các trường hợp sau :
Trường hợp 1 : Năng suất lao động ngày tăng
¾ Năng suất lao động giờ tăng :
- Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động
giờ, chứng tỏ xí nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày.
- Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động
giờ, chứng tỏ xí nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày
¾ Năng suất lao động giờ giảm : chứng tỏ xí nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong
ngày, mặc dù năng suất lao động giờ ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động ngày.
Trường hợp 2 : Năng suất lao động ngày giảm
¾ Năng suất lao động giờ tăng : chứng tỏ xí nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động
trong ngày.
¾ Năng suất lao động giờ giảm :
- Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn tốc độ giảm năng suất lao động
giờ, chứng tỏ xí nghiệp vẫn sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày.
- Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn tốc độ giảm năng suất lao động
giờ, chứng tỏ xí nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày.
+ Xét năng suất lao động năm : xét tương tự như trên
c) Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất
Công thức :





Phương pháp phân tích : phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch.
3) Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
a) Phân tích tình hình sử dụng ngày công
Sử dụng tốt ngày công lao động là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, tăng
sản lượng, hạ giá thành. Vì vậy, can phải phân tích tình hình sử dụng ngày công để thấy rõ ảnh
hưởng của nó đến kết quả sản xuất.
Ngày công trong xí nghiệp được chia làm các loại sau :
+ Ngày công theo lịch : Là số ngày tính theo dương lịch (365 ngày)
Giá trị
sản xuất

Số công
nhân

Số ngày làm
việc bình quân
1 công nhân

Số giờ làm
việc bình
quân ngày

Năng suất lao
động giờ

=
x x x
Trang
20

+ Số ngày nghỉ theo chế độ : Là số ngày công nghỉ theo quy định của luật lao động, của nội
quy doanh nghiệp, như số ngày nghỉ vào ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật.
+ Số ngày công theo chế độ : là số ngày công theo lịch trừ số ngày công nghỉ theo chế độ.
+ Số ngày công thiệt hại bao gồm số ngày công ngừng việc và vắng mặt. Trong đó:
- Số ngày công vắng mặt bao gồm : số ngày công nghỉ phép định kỳ, ốm đau, thai sản,
hội họp, tai nạn lao động và nghỉ vì lý do khác.
- Số ngày công ngừng việc bao gồm : số ngày công nghỉ vì lý do MMTB hỏng, thiếu
NVL, mất điện, do thời tiết, và do một số nguyên nhân khác.
+ Số ngày công làm thêm vào ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật.
⇒ Số ngày làm việc trong kỳ được xác định như sau :



Số ngày làm việc theo chế độ thường ổn định, vậy số ngày làm việc tăng giảm phụ thuộc
vào biến động của số ngày công thiệt hại, số ngày công làm thêm.
Số ngày công làm
việc trong kỳ

Số ngày làm việc
theo chế độ

=
Số ngày công
thiệt hại

-
Số ngày công
làm thêm

+

+ Trình tự và phương pháp phân tích :
- So sánh các loại ngày công thực tế với ngày công kế hoạch đã điều chỉnh theo số lượng
công nhân thực tế để đánh giá tình hình sử dụng ngày công
- Lấy số chênh lệch giữa các loại ngày công thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo số
lượng công nhân thực tế nhân với giá trị sản xuất bình quân 1 ngày công kỳ kế hoạch, để
xác định mức độ ảnh hưởng của các loại ngày công đến giá trị sản xuất.
Những chú ý khi phân tích các loại ngày công :
+ Số ngày nghỉ phép định kỳ tăng hoặc giảm đều phải căn cứ vào chế độ giải quyết phép để
đánh giá, nếu xí nghiệp thực hiện đúng chế độ thì số ngày tăng giảm đều đánh giá hợp lý, đó
là nguyên nhân khách quan .
+ Số ngày công vắng mặt như : ốm đau, thai sản, hội nghị, tai nạn lao động phải giảm ở mức
thấp nhất được đánh giá tích cực
+ Số ngày công ngừng việc không được phát sinh, nếu có phát sinh là do khuyết điểm trong
khâu bố trí, tổ chức điều độ sản xuất, khâu cung cấp NVL ……
+ Số ngày công làm thêm, trong điều kiện bình thường không nên phát sinh, nếu phát sinh do
sản xuất không đều đặn, công việc dồn vào cuối năm là không tốt, nếu phát sinh do nguyên
nhân khách quan thì tìm biện pháp khắc phục.
b) Phân tích tình hình sử dụng giờ công
Giờ công của xí nghiệp bao gồm các loại :
+ Giờ công theo chế độ : giờ làm một ngày 8 tiếng
+ Giờ công thiệt hại : bao gồm giờ công vắng mặt do ốm đau, cho con bú, hội họp … và giờ
công ngừng việc do mất điện thiếu NVL ……
+ Giờ công làm thêm : giờ công làm việc vào ngày lễ, chủ nhật và ngoài ca quy định



Trình tự phân tích :
Số giờ công
làm việc


Số giờ công làm
việc theo chế độ

=
Số giờ công
thiệt hại

-
Số giờ công
làm thêm

+
- So sánh các loại giờ công thực tế với giờ công kế hoạch điều chỉnh theo số ngày làm việc
thực tế để đánh giá tình hình sử dụng giờ công xí nghiệp
Trang
21
- Lấy chênh lệch giữa các loại giờ công thực tế với giờ công kế hoạch đã điều chỉnh theo số
ngày làm việc thực tế đã điều chỉnh theo số ngày làm việc thực tế nhân với năng suất lao
động giờ kế hoạch để xác định mức độ ảnh hưởng của các loại giờ công đến giá trị sản
xuất.
Những chú ý khi phân tích giờ công :
+ Biện pháp chủ yếu để tăng số giờ làm việc là giảm giờ công thiệt hại, do vậy số giờ công
thiệt hại giảm được đánh giá tích cực.
+ Trong điều kiện bình thường không nên huy động giờ công làm thêm của công nhân bởi vì
điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân, giảm năng suất lao động giờ.
III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ
1) Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
a) Phân tích cơ cấu và sự biến động TSCĐ
Cơ cấu TSCĐ là mối quan hệ tỷ trọng từng loại TSCĐ trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá
trị .

Phân tích cơ cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng
loại TSCĐ, trên cơ sở đó có hướng đầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lý.
Xu hướng chung cơ cấu TSCĐ biến động được đánh giá là hợp lý khi :
- Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang sử dụng và TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng
và chờ thanh lý thì TSCĐ đang dùng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên về cả số
tuyệt đối lẫn số tỷ trọng.
- Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản
xuất kinh doanh thì TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và và có
xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng.
- Xét trong mối quan hệ giữa các loại TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh :
Đối với đa số các xí nghiệp công nghiệp MMTB sản xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có
xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của xí nghiệp. Các loại TSCĐ
khác phải tăng theo quan hệ cân đối với MMTB sản xuất .
Đối với xí nghiệp nông nghiệp TSCĐ phục vụ cho ngành chuyên môn hoá, phải chiếm
tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên về cả số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng
Chú ý rằng khi đánh giá cơ cấu TSCĐ của xí nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình cụ
thể xí nghiệp vào phương hướng nhiệm vụ sản xuất để có những kết luận chính xác
b) Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Chỉ tiêu phân tích :
NG TSCĐ bq 1 CN trong ca lớn nhất = NG TSCĐ : Số CN trong ca lớn nhất
Chỉ tiên này phản ánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân, chỉ tiêu này càng tăng
có thể do trình độ cơ giới hoá của xí nghiệp càng cao

NG phương tiện kỹ thuật
bình quân cho 1 công
nhân trong ca lớn nhất
=
NG phương tiện kỹ thuật
Số công nhân trong ca lớn nhất




Phương tiện kỹ thuật bao gồm : MMTB sản xuất, thiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn,
dụng cụ làm việc đo lường
Chỉ tiên này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân, nếu chỉ tiêu này càng tăng
chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật càng cao
Trang
22
Xu hướng chung là NG phương tiện kỹ thuật bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ
nhanh hơn NG TSCĐ bình quân cho một công nhân, có như vậy nới tăng được năng lực sản
xuất, tăng năng suất lao động .
c) Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó thì không còn sử dụng
được nữa. Đánh giá đúng đắn mức độ hao mòn TSCĐ là vấn đề quan trọng nhằm đề ra biện
pháp để tái sản xuất TSCĐ.
+ Chỉ tiêu phân tích :


Hệ số hao mòn
TSCĐ
=
Số đã khấu hao TSCĐ
NG TSCĐ


Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và xí nghiệp chưa
chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ .
Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 0 chứng tỏ TSCĐ được đổi mới, xí nghiệp có
chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm MMTB và TSCĐ khác của xí nghiệp .
+ Phương pháp phân tích : áp dụng phương pháp so sánh

So sánh hệ số hao mòn từng loại TSCĐ và toàn bộ TSCĐ giữa cuối năm và đầu năm, giữa
thực tế năm nay với năm trước để đánh giá TSCĐ còn mới hay cũ.
2) Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
a) Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ
+ Chỉ tiêu phân tích : Hiệu suất sử dụng TSCĐ


Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
=
Giá trị sản xuất
N
guyên giá bình quân của TSCĐ


Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
+ Phương pháp phân tích : phương pháp so sánh
So sánh hiệu suất sử dụng chung của toàn bộ TSCĐ, của từng loại TSCĐ giữa thực tế với
kế hoạch, thực tế năm nay với năm trước
b) Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất
b1) Phân tích tình hình sử dụng số lượng MMTB sản xuất
MMTB sản xuất tuỳ theo mức độ tham gia vào sản xuất được chia làm các loại sau :
- MMTB hiện có : là tất cả MMTB được ghi vào danh mục TSCĐ của xí nghiệp, không
kể tình trạng của thiết bị đoÙ.
- MMTB đã lắp : là những thiết bị đã lắp tại nơi làm việc và có thể sử dụng bất cứ lúc
nào, kể cả những MMTB tháo ra sửa chữa lớn.
- MMTB sử dụng : là những MMTB đã lắp và đã đưa vào sử dụng không kể thời gian dài
hay ngắn.
+ Chỉ tiêu phân tích :




Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ lắp đặt MMTB và khả năng có thể huy động MMTB hiện
có trong kỳ.
Tỷ lệ lắp đặt
MMTB
=
Số MMTB đã lắp đặt bình quân
Số MMTB bị hiện có bình quân
x 100%

Tỷ lệ sử dụng MMTB
Đã lắp vào sản xuất
=
Số thiết bị hiện làm việc bình quân
Số thiết bị đã lắp bình quân
x 100%

Trang
23
Chỉ tiên này phản ánh mức độ huy động MMTB đã lắp ráp vào sản xuất .




Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát tình hình sử dụng MMTB hiện có của xí nghiệp, thể
hiện khả năng tiềm tàng về MMTB dùng vào sản xuất
+ Phương pháp phân tích :
Phân tích tình hình sử dụng số lượng MMTB sản xuất là xem xét, đánh giá sự biến động
các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng, lắp đặt MMTB nhằm thấy được mức độ huy động

MMTB vào sản xuất và đi sâu tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó nhằm có biện
pháp khai thác khả năng tiềm tàng và năng lực MMTB.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lắp đặt MMTB có thể do xí nghiệp không
chuẩn bị đầy đủ điều kiện để lắp đặt, do chỉ đạo thiếu khẩn trương…Nguyên nhân ảnh hưởng
đến mức độ huy động MMTB vào sản xuất có thể do công tác lắp đặt, bàn giao không kịp thời,
mất cân đối giữa các loại thiết bị, do tình hình cung cấp NVL không đảm bảo … Để đánh giá
chính xác tình hình sử dụng MMTB phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của từng loại và tình
hình thực tế của xí nghiệp
b2) Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB
Trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, số lượng MMTB, công suất nhất định, việc
tăng thời gian làm việc của MMTB có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng khối lượng sản
phẩm sản xuất .
+ Các chỉ tiêu phân tích :










Trong đó :
+ Tổng số ngày theo lịch là thời gian tính theo dương lịch (T1)
+ Tổng số giờ máy nghỉ theo chế độ là số giờ máy nghỉ vào ngày lễ, chủ nhật, nghỉ ngoài ca
theo quy định.(T2)
+ Tổng số giờ máy theo chế độ (T3) : T3 = T1 – T2
+ Tổng s
ố giờ máy nghỉ theo kế hoạch (T4) : Là số giờ máy nghỉ để sửa chữa theo kế hoạch và

thời gian ngừng việc có ghi trong kế hoạch .
+ Tổng số giờ máy có hiệu lực kế hoạch (T5) : T5 = T3 – T4
+ Tổng số giờ máy nghỉ thực tế (T6) : Là tổng số giờ máy nghỉ để sửa chữa lớn thực tế, nghỉ vì
mất điện, thiếu NVL …
+ Tổng số giờ máy làm thêm: là số giờ máy làm thêm vào ngày lễ, chủ nhật, làm thêm ngoài
theo quy định .(T7)
+ Tổng số giờ máy làm có hiệu lực thực tế (T8) : T8 = T3 + T7 – T6
=
Tỷ lệ sử dụng
MMTB hiện có
Số thiết bị hiện làm việc bình quân
Số thiết bị hiện có bình quân
x 100%
=
Hệ số giữa giờ máy làm
việc theo chế độ và giờ
m
áy
l
à
m
v
i
ệc

t
h
eo
l
ịc

h
Tổng số giờ máy làm việc theo chế độ
Tổng số giờ máy làm việc theo lịch

=
Hệ số sử dụng
thời gian chế độ
Tổng số giờ máy làm việc có hiệu lực
Tổng số giờ máy làm việc theo chế độ
=
Hệ số sử dụng
thời gian kế
h
o
ạc
h
Tổng số giờ máy làm việc có hiệu lực thực tế
Tổng số giờ máy làm việc có hiệu lực kế hoạch
Trang
24
Hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch phản ánh tình hình tăng ca để tăng
thêm thời gian làm việc của MMTB, bởi vì thời gian nghỉ lễ và chủ nhật cố định, nếu xí nghiệp
tăng ca thì thời gian làm việc theo chế độ tăng lên và hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ
máy theo lịch cũng tăng
- Hệ số sử dụng thời gian chế độ phản ánh tình hình tận dụng quỹ thời gian chế độ. Nếu chỉ
tiêu này tăng lêndo xí nghiệp giảm thời gian ngừng máy vì thiếu điện, thiếu NVL, do máy
hỏng ……thì đánh giá tích cực, ngược lại tăng lên do tận dụng, bố trí thêm giờ, thêm ca cho
công nhân vào ngày lễ và chủ nhật là biểu hiện không tốt. Nếu chỉ tiêu này giảm, chứng tỏ
thời gian ngừng máy tăng là biểu hiện không tốt cần tìm biện pháp khắc phục.
- Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch phản ánh tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB

hiện có, cách đánh giá sự biến động của chỉ tiêu này tương tự như hệ số sử dụng thời gian
chế độ.
IV – Phân tích tình hình đảm bảo NVL cho sản xuất
1) Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp NVL.
Phân tích thường xuyên là đánh giá tình hình cung cấp NVL theo từng lần cung cấp, nhằm có
biện pháp tích cực thúc đẩy công tác thu mua kịp thời đảm bảo chuyển quá trình sản xuất
+ Nội dung phân tích :
Kiểm tra khối lượng NVL dự trữ tại kho có phù hợp với định mức dự trữ hay không để có biện
pháp kịp thời
Xem xét tình hình cung cấp thực tế so với hợp đồng về số lượng, chất lượng, thời gian cung
cấp
Xem xét số ngày dự trữ NVL thực tế với kế hoạch và với số ngày giữa 2 lần cung cấp thực tế
để thấy được số ngày thừa, thiếu.
+ Lưu ý :
Lượng NVL dự trữ quá mức sẽ gây ứ đọng vốn còn ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng
ngừng sản xuất do thiếu NVL
Trong điều kiện sản lượng gia tăng thì cần thiết phải gia tăng lượng NVL dự trữ nhưng phải
đảm bảo tính hợp lý, nếu định mức tiêu hao NVL giảm thì cần thiết phải giảm NVL dự trữ.
2) Phân tích định kỳ tình hình cung cấp và sử dụng NVL
Tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng NVL có quan hệ với kết quả sản xuất thể hiện ở công
thức sau :
Trang
2
5

Lượng NVL
tồn kho ĐK
Lượng NVL nhập
kho trong kỳ
Lượng NVL

tồn kho CK
+ -

Số lượng sản
phẩm sản xuất
=


Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm

+ Trình tự phân tích :
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng sản phẩm
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về tình hình cung cấp và sử dụng NVL
đến sản lượng
+ Phương pháp phân tích : phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch

×