Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ đề TÀI THỰC TRẠNG đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG SÁU THÁNG đầu NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.47 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|9234052

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-----------------oOo-----------------

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Xuân Đạo

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Thu Trang

Mã số sinh viên:

030836200211

Lớp học phần:

D01

TPHCM, Ngày 9 Tháng 11 Năm 2021



lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................................ 1

1.1 Khái niệm ..................................................................................................................................... 1
1.2 Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 1
1.2.1 Đặc điểm .................................................................................................................................... 1
1.2.2 Vai trị ........................................................................................................................................ 2
1.3 Các hình thức đầu tư nguồn vốn FDI ........................................................................................ 3
2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2021 ................................................................................................................. 3
2.1 Thực trạng về đầu tư FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu 2021 ...................................................... 3
2.1.1 Tình hình hoạt động: ................................................................................................................ 3
2.1.2 Tình hình đăng kí đầu tư .......................................................................................................... 4
2.2 Nhận xét tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021...................................... 6
3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC
THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM ................................................................................................... 6
3.1 Cơ hội và thách thức trong thu hút FDI.................................................................................... 6
3.2 Một số kiến nghị trong việc thu hút Đầu tư nước ngoài FDI .................................................. 7
4.

KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO



lOMoARcPSD|9234052

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCC

Business Cooperation Contract (Hợp đồng hợp
tác kinh doanh)

BOT

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao

BTO

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh
doanh

BT

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

GCNĐKĐT


Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương

FTA

Hiệp định thương mại tự do


lOMoARcPSD|9234052

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhưng nguồn lực kinh tế đơi khi
vẫn cịn yếu kém. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng cần thiết và quan trọng. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một thành phần kinh tế quan trọng
đối với Việt Nam. Làm thế nào để phát huy tốt hơn nữa vai trò của FDI trong
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu thỏa
đáng.
Năm 2021 là thời kì mà kinh tế thế giới vẫn đang loay hoay chống chọi với
đại dịch COVID-19, tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam là một vấn đề rất
đáng lưu tâm. Nguồn vốn FDI đổ về thị trường thị trường Việt Nam trong thời
điểm này không những phục vụ mục đích phát triển kinh tế mà cịn thể hiện sự
nỗ lực chống dịch, đảm bảo niềm tin đối với các nhà đầu tư, qua đó nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn nghiên

cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sáu tháng đầu năm 2021 tại Việt
Nam. Bài tiểu luận có thể sẽ cịn tồn đọng một số thiếu sót khơng mong muốn,
rất mong những góp ý của giảng viên để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.


lOMoARcPSD|9234052

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI
1.1 Khái niệm
Có nhiều các định nghĩa về Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên theo một cách
dễ hiểu nhất thì Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI - foreign direct investment) loại đầu
tư mà nhà đầu tư đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực đầu tư và cho phép họ trực
tiếp tham gia điều hành dự án đầu tư đó.
FDI có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này
sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình
hoặc vơ hình. Tuy nhiên, FDI nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này là ở
quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư.
1.2 Đặc điểm và vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.2.1 Đặc điểm
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: Theo
cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật
nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ
như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp
vốn nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục
đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu: tỉ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các
nước thương quy định khơng giống nhau về vấn đề này. Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu

tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng
được phân chia dựa vào tỉ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyểt định đầu tư: Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả
kinh tế cao, khơng có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ

1


lOMoARcPSD|9234052

thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính
chất thu nhập kinh doanh mà không phải lợi tức.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ: các nước tiếp nhận đầu tư thơng
qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ
quản lý... để thực hiện dự án.
1.2.2 Vai trò
❖ Với nước đi đầu tư:
Trước hết, nước đầu tư sẽ tận dụng được lợi thế chi phí sản xuất thấp của các nước
được nhận đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư.
Thứ hai, cho phép cơng ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm
Thứ ba, giúp các cơng ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên liệu dồi
dào, ổn định với giá rẻ.
Thứ tư, việc đầu tư FDI cho các nước khác góp phần bành trướng kinh tế, gây sức ảnh
hưởng trên trường quốc tế.
❖ Với các nước nhận đầu tư:
Trước hết, thu hút được vốn FDI giúp các nước này giải quyết tình trạng thiếu
vốn cho phát triển kinh tế, xã hội mà khơng bị đẩy vào tình trạng nợ nần, khơng chịu
ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài ra, các nước nhận đầu tư được chuyển
giao công nghệ tiên tiến và thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong nước, tạo khả năng

khai thác tiềm năng.
Bên cạnh những lợi ích về FDI, cũng cịn tồn tại nhiều vấn đề: Các nước đi đầu tư
có thể dễ bị mất vốn nếu nước nhận đầu tư có bất ổn về kinh tế, chính trị. Các nước
nhận đầu tư có thể gặp vấn đề về cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường nếu sử
dụng vốn kém hiệu quả và không quy hoạch rõ ràng.
2


lOMoARcPSD|9234052

1.3 Các hình thức đầu tư nguồn vốn FDI
Luật đầu tư Việt Nam (2005) quy định các hình thức FDI tại Việt Nam:
• Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% của
nhà đầu tư nước ngồi.
• Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngồi.
• Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng
BT
• Đầu tư phát triển kinh doanh
• Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
• Đầu tư thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
• Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2021
2.1 Thực trạng về đầu tư FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu 2021
Đại dịch COVID-19 đã và đang có những diễn biến khó lường, phức tạp tác động
xấu đến các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, nhưng vượt lên trên khó khăn chung,
"bức tranh" kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 vẫn có những gam màu
sáng. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam tính đến ngày

20/6/2021 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt gần 15,27 tỷ USD, giảm 2,6% so với
cùng kỳ 2020. Mặc dù giảm so với 2020 nhưng đáng chú ý, dù dịch bệnh phức tạp
gây ra khơng ít khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn được triển khai tích cực.
2.1.1 Tình hình hoạt động:
3


lOMoARcPSD|9234052

❖ Vốn thực hiện: Tính tới 20/06/2021, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân được 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020
❖ Xuất – Nhập khẩu:


Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng mạnh

trong 6 tháng đầu năm. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 116 tỷ USD, tăng
32,2% so với cùng kỳ, chiếm 74,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể
dầu thô ước đạt 115,3 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim
ngạch xuất khẩu cả nước.


Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt trên 102,6 tỷ USD, tăng

38,7% so cùng kỳ và chiếm 64,9% kim ngạch nhập khẩu cả nước.


Nhìn chung, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất


siêu gần 12,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp
trong nước nhập siêu 14,9 tỷ USD.
2.1.2 Tình hình đăng kí đầu tư
Vốn đăng ký mới: Có 804 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 43,3%), tổng
vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ).
Về vốn điều chỉnh: Có 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm
12,5%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ).
Góp vốn, mua cổ phần: Có 1.855 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 55%), tổng giá
trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD (giảm 54,3% so với cùng kỳ).
Theo lĩnh vực đầu tư: 18 ngành lĩnh vực được đầu tư bao gồm công nghiệp chế
biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ
USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh
doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký
đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

4


lOMoARcPSD|9234052

Theo đối tác đầu tư: 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6
tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần
36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020; Nhật Bản
đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và
tăng 66,8% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình
thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng
vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài

Loan, …
Theo địa bàn đầu tư: Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả
nước trong 6 tháng đầu năm. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ
USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng
vốn đăng ký 1,43 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ 3 với 1,32
tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phịng,
Hà Nội, …

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
5


lOMoARcPSD|9234052

2.2 Nhận xét tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021
Trong bức tranh FDI những tháng đầu năm, Thu hút FDI 6 tháng đầu năm có
nhiều điểm sáng với vốn đăng ký mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam tăng mạnh. Với những lợi thế về chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế
đạt mức cao trong nhiều năm liền, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và thành cơng
trong kiểm sốt dịch bệnh COVID-19, mơi trường đầu tư Việt Nam đang được các tổ
chức quốc tế đánh giá cao về độ an toàn. Đây là yếu tố thuận lợi để Việt Nam có thêm
cơ hội thu hút FDI vào những tháng cuối năm.
3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
TRONG VIỆC THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM
3.1 Cơ hội và thách thức trong thu hút FDI
❖ Cơ hội:
Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch COVID-19 mà đến nay vẫn
chưa kiểm soát được, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện di dời chuỗi sản xuất
ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển.
Trong đó, 80% doanh nghiệp ngoại rời Trung Quốc là vì cuộc chiến tranh thương mại

và 20% còn lại đưa ra quyết định tương tự là do dịch COVID-19 (Julien Chaisee,
2020)
Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam kí kết (đặc biệt CPTPP
FTA) đã giúp Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của 60 nước và giúp các nhà ĐTNN
bắt đầu chú ý, quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nhờ vào các
FTA thế hệ mới này, hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng
những ưu đãi, đặc biệt là về hàng rào thuế quan cùng nhiều lợi ích khác.
Ba là, việc phịng chống tốt COVID-19 nhờ chủ trương của Chính phủ tạo niềm
tin cho các nhà ĐTNN, từ đó tăng cường thu hút FDI.

6


lOMoARcPSD|9234052

Thứ tư là chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chính sách như: ưu đãi về thuế, thủ
tục, giá cho thuê đất… là những động thái tích cực, hỗ trợ lớn để tăng sức hấp dẫn đối
với nhà đầu tư nước ngoài.
❖ Thách thức:
Đầu tiên phải kể đến là áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt: các thị trường kinh tế
đang phát triển (Ấn Độ, Indonesia…) cũng có hành động tích cực nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngồi như: Xây dựng khu cơng nghiệp với diện tích lớn, đảm bảo nhu cầu
của nhà đầu tư; áp dụng giá cho thuê đất ưu đãi; áp dụng thuế suất ưu đãi…
Thứ hai, nguy cơ thu hút nguồn FDI kém hiệu quả: việc đẩy nhanh quá trình thu
hút nguồn vốn FDI mà khơng có chọn lọc như trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến
hiện tượng nguồn vốn FDI chất lượng thấp vào Việt Nam như: quy mô vốn nhỏ, ứng
dụng cơng nghệ thấp, khơng mang tính bền vững...
Thách thức tiếp theo là về thủ tục liên quan phức tạp, rườm rà: các nhà đầu tư
nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam thường lo ngại vì thủ tục liên quan
phức tạp, rườm rà.

Không những thế, vấn đề đặt ra còn nằm ở nguồn lao động tay nghề còn chưa cao
ở Việt Nam: Để thu hút được những dự án cơng nghệ cao thì nguồn nhân lực của quốc
gia sở tại phải có trình độ, đáp ứng được u cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhìn
chung chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và chính sách phát triển
nguồn nhân lực phục vụ khu vực FDI mới chỉ tập trung theo chiều rộng và chưa chú
trọng đến chiều sâu về chất lượng.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch COVID-19,
nhanh chóng ổn định và chuyển sang giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau dịch, tạo môi
trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút FDI.
3.2 Một số kiến nghị trong việc thu hút Đầu tư nước ngoài FDI

7


lOMoARcPSD|9234052

Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những
nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến mơi trường
đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư
về một số khía cạnh như: Tính cơng khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế,
chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã
quy định.
Thứ hai, cần định hướng thu hút nguồn vốn FDI chọn lọc: Cần cẩn thận chọn lựa
những dự án đầu tư có chất lượng: quy mơ vốn hợp lý, ứng dụng cơng nghệ cao,
mang tính bền vững, … kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với
nhu cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ
năng lực về công nghệ.
Thứ ba là chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Khuyến khích các
hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp; tăng cường công

tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đào tạo lồng ghép trong doanh nghiệp; kêu gọi người
tài về làm việc trong nước.
Đặc biệt, nhằm củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, Việt Nam cần cải thiện môi
trường kinh doanh, bao gồm: Bảo vệ mơi trường, tăng cường đảm bảo sở hữu trí tuệ,
tinh giản những thủ tục hành chính, giấy tờ rườm rà, nâng cao khả năng chuyển giao
công nghệ bằng cách đưa ra tiêu chuẩn về trình độ cơng nghệ đối với các dự án đầu tư
vào Việt Nam, …
4. KẾT LUẬN
Qua bài trình bày trên, có thể kết luận về thực trạng vốn FDI tại Việt Nam tròn 6
tháng đầu năm nay là có triển vọng. Mặc dù dịch bệnh gây ra khơng ít khó khăn cho
hoạt động kinh tế thương mại, tuy nhiên dưới nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong
việc kiềm chế dịch bệnh cùng các chính sách kêu gọi, khuyến khích, thu hút nguồn
vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài đã vẫn đạt nhiều tín hiệu tích cực với sự xuất
8

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

hiện của nhiều dự án tỷ đô. Các chuyên gia kinh tế dự báo, thu hút FDI cả năm đạt
khoảng 30 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2020. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy
được những cơ hội mà Việt Nam đang có trong thu hút FDI là rất khả quan, tuy nhiên
những thách thức chủ quan cùng khác quan vẫn còn rất nhiều, đòi hỏi Việt Nam phải
đưa ra những giải pháp cụ thể, linh hoạt, kịp thời nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn
sắp tới.

9

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Đầu tư nước ngoài (2021). />[2] PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao, Th.S. Trương Tiến Sĩ, Th.S. Nguyễn Xuân Đạo và
cộng sự (2016). International Economics, Đại học Ngân hàng TPHCM.
[3] Nguyễn Hòa (2021). Thu hút FDI năm 2021 có thể đạt 30 tỷ USD. Cơ quan ngơn
luận Bộ Cơng thương.
[4] TS. Đặng Hồi Linh (2020). Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hậu
đại dịch COVID-19. Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ.
[5] Trần Thị Bích Tuyền, PGS., TS. Đồng Thị Thanh Phương, TS. Phan Văn Nhiệm
Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (2021). Thu hút FDI vào Việt Nam từ các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức. Tạp chí tài chính.
[6] VTV Digital (2021). Thu hút FDI 6 tháng đầu năm nhiều điểm sáng. VTV News,
truy cập ngày 6/11/2021.

Downloaded by Heo Út ()



×