Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

259 Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 89 trang )

1
ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ.
MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết
phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài
hạn đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện để tăng tỷ lệ tiết
kiệm và từ đó tăng khả năng cung ứng vốn để đầu tư. Đây chính là mối quan hệ
nhân quả và là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống người dân.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế
thế giới đã có những bước phát triển nhẩy vọt. Đồng thời các công ty đa quốc gia
cũng phát triển rất mạnh, chủ trương của các công ty đa quốc gia là liên kết
chiếm vò thế độc quyền sản phẩm. Để thu được lợi nhuận cao nhất, các quốc gia
cũng như các công ty đa quốc gia đều muốn xâm nhập xác lập thò phần tại các
nước khác. Từ đó xu thế toàn cầu hoá là kết qủa tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế. Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối
liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và các khu vực.
Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của
thò trường thế giới. Sự gia tăng xu hướng này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ
và quy mô thương mại thế giới và sự luân chuyển của các dòng vốn, lao động
trên phạm vi toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia để mở rộng kinh doanh quốc tế đều hướng vào
những yếu tố :
• Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

2
• Lý thuyết thò trường không hoàn hảo
• Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm.


Cả ba lý thuyết này trùng lắp ở một mức độ và có thể bổ xung cho nhau
trong việc triển khai một lý do căn bản về phát triển kinh doanh quốc tế.
các quốc gia khác nhau, trình độ phát triển, lợi thế đều khác nhau. Các
nước đang phát triển nhu cầu cần vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển là vô
cùng cần thiết. Do vậy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn
rất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển đặc biệt những nước bắt đầu phát
triển như Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên thò trường quốc tế đều
khác nhau giữa các nước do những lợi thế các nước khác nhau như đã trình bày ở
trên. Nguồn vốn để tài trợ cho đầu tư bao gồm tiết kiệm trong nước và vốn đầu
tư nước ngoài. Trong đó huy động vốn đầu tư nước ngoài qua các hình thức :
1. Đầu tư trực tiếp
2. Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp bao gồm :
• Đầu tư chứng khoán
• Cho vay thương mại
• Viện trợ
Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn trong quá
trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Chúng ta cần phải tiết kiệm nguồn vốn trong
nước, đồng thời cũng phải có chính sách hợp lý cho từng thời kỳ, cho từng vùng,
từng ngành để thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo đònh hướng phát triển bền
vững nền kinh tế.
Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, song đề tài này sẽ tiếp cận với những số liệu thống kê mới nhất để đánh
giá xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, đánh giá cách tiếp cận của một số
nước thu hút lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài cũng như phân tích thực trạng thu

3
hút vốn tại Việt nam để đề ra những chiến lược thu hút nguồn vốn này cho tăng
trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế.

Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng là dòng vốn đầu tư nước ngoài quốc tế và dòng vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu : dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam từ khi
chúng ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hiện tượng kinh tế về dòng vốn thu hút đầu tư nước ngoài
sử dụng phương pháp nhận thức khoa học. Phép biện chứng duy vật, học thuyết
về những mối liên hệ, những quy luật chung nhất của sự phát triển là cơ sở của
việc nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng cho việc nghiên cứu đề tài.
Những điểm mới của đề tài :
Đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và Việt
Nam, xu hướng vận động của dòng vốn này trong bối cảnh nền kinh tế cũng như
tình hình chính trò hiện nay trên thế giới và Việt nam có rất nhiều thay đổi, đề từ
đó đề ra những giải pháp thu hút nguồn vốn này cho phát triển nền bền vững nền
kinh tế của Việt Nam.
Nội dung kết cấu của đề tài :
Đề tài được chia thành 3 chương :
Chương 1 : Khái quát lý luận về đầu tư nước ngoài
Chương 2 : Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3 : Giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.


4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1 .1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài

Là sự bỏ vốn của chủ đầu tư vào kinh doanh thương mại quốc tế hoặc kinh
doanh một lónh vực nào đó ở nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời.
Đầu tư nước ngoài được xét theo mức độ quản lý của nhà đầu tư vào đối tượng bỏ
vốn :
1.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment -
FDI )
Theo quan điểm vó mô : Chủ đầu tư trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nước
nhận đầu tư, thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở thuê mướn, khai
thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại như tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất…
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các công
ty xuyên quốc gia, đầu tư ra nước ngoài.
Theo quan điểm vi mô : Chủ đầu tư góp một lượng vốn lớn, đủ để họ trực
tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn.
1.1.1.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp
Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của các
nước và thường có các hình thức sau : hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng-vận hành-
chuyển giao ( BOT )… Các hình thức này thường được thực hiện tại các khu vực
đầu tư đặc biệt như : khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế,
thánh phố mở…
Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Contractual business cooperation ) là văn
bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên ( các bên tham gia ) trong đó quy

5
đònh trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến
hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà.
Doanh nghiệp liên doanh ( Joint venture Enterprise ) là doanh nghiệp
được hình thành trên cơ sở liên kết của các DN trong và ngoài nước theo luật
pháp của nước chủ nhà; các bên tham gia liên doanh sẽ chòu trách nhiệm lẫn
nhau trong phạm vi phần vốn góp của mình vào liên doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( Enterprise With one hundred
percent foreign owned capital ) là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chòu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh. Dưới hình thức này cũng có các dạng công ty : Công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty tư nhân…
Hợp đồng “ Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao “ ( BOT ) là các văn bản mà
chính phủ chủ nhà ký với các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng, kinh doanh các
công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất đònh đủ để thu hồi vốn, lãi.
Khi hết hạn công trình sẽ được nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ
nhà mà không đòi bồi hoàn. Có nhiều loại hình tương tự như BOT như : “ Xây
dựng – chuyển giao – kinh doanh – ( BTO ), “ Xây dựng – chuyển giao “ ( BT ).
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp :
Thứ nhất, tỷ lệ vốn của các nhà ĐTNN trong vốn pháp đònh đạt mức độ tối
thiểu theo luật đầu tư của từng quốc gia quy đònh. Chẳng hạn tại Việt Nam quy
đònh chủ ĐTNN phải góp tối thiểu 30% vốn pháp đònh của dự án, ở Mỹ quy đònh
phải góp tối thiểu 10% vốn pháp đònh, còn một số nước khác là 20%.
Thứ hai, các chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và chòu trách nhiệm
về các hoạt động của dự án phù hợp với số vốn mà họ đã bỏ ra. Việc phân chia
kết quả kinh doanh cho các bên tham gia dựa trên tỷ lệ góp vốn.

6
Thứ ba, đầu tư trực tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức :
Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua
cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hay sáp nhập.
1.1.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( Foreign Indirect Investment -
FII )
Theo quan điểm vó mô : Nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài vào dưới hình thức
vay vốn hoặc nhận viện trợ của một tổ chức quốc tế hoặc một nước nào đó. Nước
chủ nhà sử dụng vốn vay cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia
hoặc cho các DN trong nước vay lại vốn vay từ nước ngoài. Sau một khoảng thời

gian nhất đònh chính phủ nước chủ nhà phải hoàn trả cả gốc và lãi dười hình thức
tiền tệ hay hàng hoá.
Theo quan điểm vi mô : Chủ đầu tư góp một phần vốn vào công ty dười hình thức
cho vay, mua cổ phần, cổ phiếu…, họ không tham gia trực tiếp vào việc điều
hành, chi phối hoạt động của đối tượng được đầu tư, mà chỉ đơn thuần được nhận
một phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
1.1.2.1 Đặc điểm của đầu tư gián tiếp
Nhà đầu tư không trực tiếp kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thường đi kèm theo các điều kiện ưu đãi gắn với chính trò ( Vốn nhà nước ).
Thường bò giới hạn bởi luật đầu tư của nước sở tại. Chẳng hạn khi mua cổ phiếu
các nhà đầu tư nước ngoài thường bò khống chế ở mức 10-25% vốn pháp đònh.
Các chủ ĐTNN nhận thu nhập qua hình thức lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần.
Đầu tư gián tiếp có độ rủi ro thấp vì kinh doanh có lời lỗ như thế nào nhà đầu tư
cũng nhận được phần thu nhập của mình dưới hình thức lãi suất ( Đối với phần
vốn cho vay ). Rủi ro chỉ có đối với hình thức mua cổ phiếu, tuy nhiên phần này
cũng ít do bò hạn chế bởi luật pháp của nước sở tại.
1.1.2.2 Vốn đầu tư gián tiếp bao gồm các hình thức đầu tư :
1.1.2.2.1 Đầu tư chứng khoán

7
Là hình thức đầu tư mà người chủ đầu tư mua các chứng khoán có giá trên
thò trường chứng khoán. Các chứng khoán thường là các trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty và các cổ phiếu.
Đầu tư trái phiếu thực chất là một khoản cho vay của nhà đầu tư đối với
chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế của một quốc gia vay một lượng vốn nhất
đònh, theo một lãi suất đã đònh trước trong một thời gian nhất đònh.
Đầu tư cổ phiếu là nhà đầu tư tiến hành mua cổ phiếu của các công ty. Tuỳ
theo quy đònh của từng quốc gia, việc mua cổ phiếu của các công ty trong khoảng
từ 10-25% vốn pháp đònh. Người nắm cổ phiếu là chủ đầu tư của công ty và
hưởng lợi tức cổ phần.

1.1.2.2.2 Cho vay thương mại
Cho vay thương mại là hình thức các nhà đầu tư ( các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài … ), cho các đối tác ( có thể chính
phủ một nước, hay tư nhân ) vay một khoản tín dụng. Sau một thời gian nhất đònh,
chủ đầu tư sẽ được nhận lại khoản vốn của mình kèm một khoản thu nhập theo
lãi suất thò trường tài chính-tiền tệ thế giới.
1.1.2.2.3 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA )
Khái niệm ODA ( Official Development Assistance ) được ủy ban viện trợ
phát triển ( DAC- Development Assistance Committee ) của OECD chính thức đề
cập đến vào năm 1969; nhưng đến nay chưa có đònh nghóa hoàn chỉnh về ODA.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa các đònh nghóa không nhiều, có thể thấy qua một số
ý kiến sau :
Theo ủy ban viện trợ phát triển : Viện trợ phát triển chính thức ODA là
nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay
với các điều kiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn giành cho các nước đang
và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của các chính phủ trung ương và

8
đòa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của
một quốc gia, một đòa phương, một ngành, được các tổ chức quốc tế hay nước bạn
xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp đònh quốc tế được đại diện có
thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp đònh quốc tế hỗ trợ này
được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Nghò đònh 87/CP của Chính phủ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 20/8/1997
đònh nghóa ODA ( theo chương trình phát triển của Liên hiệp quốc ) : ODA là
viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với
phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trò của khoản vốn vay.
Theo đònh nghóa của Nhật Bản : Một loại viện trợ muốn là ODA phải có đủ
3 yếu tố :

• Do chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của chính phủ cấp.
• Có mục đích góp phần phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nước
nhận viện trợ.
• Tính ưu đãi phải trên 25%.
Trong đó, tính ưu đãi là một chỉ số tổng hợp từ 3 yếu tố : Lãi suất, thời hạn
trả nợ và thời gian hoãn trả nợ ( thời gian ân hạn ) trong tương quan so sánh với
các yếu tố tương tự của ngân hàng thương mại. Ví dụ : Viện trợ không hoàn lại
trong ODA có tính ưu đãi là 100%, còn tính ưu đãi chung cho ODA Nhật năm
1994 là 76,6%.
Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức ODA đúng như tên gọi của nó là
nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài hỗ trợ cho các nước đang và kém
phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính thông qua các cơ quan
chính thức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội
của các nước đó.

9
1.2. Đặc điểm của đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài đó là quá trình phát triển tất yếu của quá trình phát
triển kinh tế là quá trình vận động khách quan của lòch sử đồng thời xu hướng tự
do hoá gắn liền với hội nhập nền kinh tế quốc tế. Một khi sản xuất trong nước đã
phát triển mạnh, tiết kiệm cho đầu tư gia tăng, tất yếu các DN cũng như chính
phủ các nước sẽ quan tâm đến lợi nhuận cao khi đầu tư vốn ra nước ngoài. Đầu tư
thế giới liên tục tăng mạnh, thống kê của tổ chức thương mại và phát triển của
Liên hiệp quốc, tổng mức ĐTNN trên thế giới năm 1967 là 112,4 tỷ USD, năm
1983 tăng đến 600 tỷ USD, năm 1990 là 1.700 tỷ, năm 2000 tăng đến 4.000 tỷ
USD.
Đầu tư nước ngoài làm cho xã hội hoá sản xuất với quy mô lớn trên phạm
vi toàn cầu, xác lập vai trò quyết đònh và năng động của công tác quản lý.
Đầu tư nùc ngoài làm bổ sung giữa các thò trường trên phạm vi toàn cầu.
Các hoạt động đầu tư buộc mọi nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thò trường

thế giới thống nhất, “ một sân chơi chung “ bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể
đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất phát điểm như thế nào. Các nền kinh tế
của các quốc gia tự nguyện mở cửa nền kinh tế của quốc gia mình trên cơ sở các
lợi thế so sánh vốn có sẽ hội nhập hiệu quả vào thò trường khu vực và thế giới.
Tính bổ sung giữa các thò trường thông qua đầu tư đã khiến cho mục tiêu trực
tiếp của các công ty đa quốc gia là chiếm lónh thò trường đồng thời gia tăng lợi
nhuận cao nhất cho các cổ đông.
Đầu tư nước ngoài sẽ làm cho các quốc gia có chủ quyền không còn là chủ
thể duy nhất có vai trò chế đònh chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng thời của
nhiều đònh chế khác có thể đảm nhận được vai trò này một cách có hiệu quả như
liên kết kinh tế, các đònh chế kinh tế quốc tế như WB, IMF, WTO và các công ty
đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ.

10
1.3. Những tác động của đầu tư nước ngoài
Vốn ĐTNN có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước
nhận vốn đầu tư, đồng thời cũng tác động đến tăng trưởng và phát triển đến nền
kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế các nước phát triển sẽ tạo ra sự ổn đònh về kinh tế
cũng như làm tăng thu nhập của toàn xã hội, góp phần ổn đònh chính trò và càng
làm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm để phục vụ cho đầu tư. Nhưng vốn ĐTNN cũng có thể
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đến nền kinh tế các
nước trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu như đã sảy ra cuộc khủng khoảng
kinh tế Đông Nam Á năm 1997.
1.3.1 Lợi ích của đầu tư nước ngoài
1.3.1.1 Đối với chủ đầu tư nước ngoài
Tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy rất mạnh cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, gia tăng quy mô hoạt động, đặc biệt là sự lớn mạnh hoạt động của các
công ty đa quốc gia. Chính sự tăng trưởng này đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền
kinh tế thế giới. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia sẽ mở rộng thò trường

tiêu thụ sản phẩm trực tiếp tại quốc gia được đầu tư, khai thác tốt lợi thế so sánh
đầu tư để mang lại hiệu quả cao nhất chuyển về lại nước đầu tư.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, do lợi dụng được những yếu tố đầu
vào giá rẻ ở nước nhận đầu tư, làm giảm giá thành sản phẩm, gia tăng lợi nhuận.
Phân tán rủi ro trong đầu tư nếu tình hình kinh tế, chính trò tại nước chủ
đầu tư bất ổn đònh.
Xây dựng được thò trường cung cấp nguyên liệu, các yếu tố đầu vào như
lao động, vốn hàng hoá … một cách ổn đònh.

11
Bành trướùng sức mạnh về kinh tế và nâng cao vò thế trên trường quốc tế,
ĐTNN giúp các công ty được hưởng ưu đãi từ nước chủ nhà nên tránh được hàng
rào bảo hộ mậu dòch, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.
Tác dụng nguồn vốn đầu tư gián tiếp :
Tác dụng của nguồn vốn đầu tư vào thò trường chứng khoán và cho vay
đầu tư :
Sử dụng cho vay hoặc đầu tư vào thò trường chứng khoán nước sở tại cũng
không nằm ngoài mục tiêu là gia tăng lợi nhuận đầu tư. Vốn đầu tư gián tiếp
thường được sử dụng vào các nước đang phát triển có những ngành công nghệ
mũi nhọn mang tính độc quyền cao, hay đầu tư vào các nước đang thực hiện tiến
trình cổ phần hoá các DN nhà nước có tỷ suất lợi nhuận cao như tại Trung Quốc,
các nước Đông u hoặc như tại Việt Nam. Đầu tư gián tiếp nước ngoài tạo ra sự
vận động của các dòng vốn trên thò trường chứng khoán quốc tế, tạo sự tăng
trưởng và phát triển cho các nền kinh tế được đầu tư.
Tác dụng nguồn vốn ODA :
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt
động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Các công ty
này nhận được sự ưu đãi của nước sở tại trong công việc kinh doanh như :
Giành được quyền ưu tiên trong các cuộc đầu thầu, bán sản phẩm; làm cho
các sản phẩm của họ tăng thêm tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại có

xuất xứ từ các nước khác.
Số dự án đầu tư của bên viện trợ tăng lên, kéo theo sự gia tăng buôn bán
giữa hai quốc gia.
Ngoài những nguồn lợi về kinh tế, nước viện trợ còn đạt được những mục
đích về chính trò; chẳng hạn một số nhà tài trợ yêu cầu Việt Nam ngừng can thiệp

12
vào Campuchia mới tiếp tục công việc viện trợ ( Như Nhật, Pháp…) vào năm
1989.
Nhà thầu của bên cung cấp thường trúng thầu, giành được quyền trực tiếp
thực hiện dự án theo nội dung hỗ trợ vốn ODA mà chính phủ hai nước đã chấp
thuận, trúng thầu bởi những ràng buộc cho bên dự thầu khó có thể thực hiện
được. Do vậy nước viện trợ đương nhiên đã tiêu dùng một phần nguồn vốn viện
trợ để thực hiện dự án như : tiêu thụ thiết bò máy móc, nhân công, kể cả một số
loại vật liệu đặc chủng.
1.3.1.2 Đối với chủ nhà tiếp nhận vốn đầu tư
Tác động của đầu tư trực tiếp
Theo các chuyên gia kinh tế : yếu tố then chốt giúp cho nền kinh tế các nước
giữ được tốc độ tăng trưởng cao là vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù nguồn vốn
trong nước cũng là một nhân tố quan trọng tác động vào sự tăng trưởng đó.
• FDI bổ xung nguồn vốn trong nước và là động lực thúc đẩy quá trình luân
chuyển vốn ở nước sở tại, vì khi bỏ vốn đầu tư, chủ đầu tư luôn tìm kiếm giải
pháp tối ưu về công nghệ, về quản lý, tận dụng tài nguyên của nước sở tại, vì
vậy các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp nhận vốn và công nghệ mới,
trình độ quản lý hiện đại của nước ngoài.
• FDI thúc đẩy quá trình sử dụng vốn nội đòa linh hoạt và hiệu quả hơn :
Thường khi đầu tư vào nước sở tại, nhà đầu tư nước ngoài thường chọn những
đòa điểm thuận lợi về cơ sở hạ tầng, chi phí về vật liệu, nhân công thấp, từ đó
kích thích nguồn vốn trong lónh vực này hoạt động có hiệu quả hơn.
• Hơn nữa khi tiếp nhận nguồn vốn FDI, nước chủ nhà phải tạo điều kiện

thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh như ở trong
nước; ngược lại sự năng động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm cho các

13
ngành sản xuất trong nước hoạt động mạnh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt
động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thò trường thế
giới; giúp nước nhận đầu tư mở rộng thò trường tiêu thụ sản phẩm và là cầu
nối trung gian giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu vươn ra thò trường quốc tế.
• Là động lực phát triển nhanh loại hình TNC, các công ty mẹ ở nước ngoài
chuyển vốn vào nước sở tại để thực hiện đầu tư nhằm thu lợi nhuận cao.
• Đầu tư nước ngoài là nhân tố tác động rất mạnh đến quá trình quản lý và
đào tạo nguồn nhân lực đối với các nước đang phát triển.
• Đầu tư nước ngoài giúp nước sở tại giải quyết được một số vấn đề về kinh
tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát, thu nhập…
• Làm gia tăng thu ngân sách từ việc thu các loại thuế từ hoạt động của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tác động của đầu tư gián tiếp
Tác dụng của nguồn vốn đầu tư vào thò trường chứng khoán và cho vay đầu
tư :
Tăng cường những nhà đầu tư chuyên nghiệp cho thò trường chứng khoán
và bổ sung được lượng vốn thiếu hụt cho đầu tư phát triển , bổ sung một lượng
vốn lớn những nhà đầu tư tiềm năng cho thò trường mà từ đó các doanh nghiệp
cũng như quốc gia nhận được đầu tư có điều kiện mở rộng sản xuất, mở rộng thò
trường tiêu thụ sản phẩm và tăng giá trò tài sản cổ đông.
Tác dụng của nguồn vốn ODA :
Nguồn viện trợ song phương thường chiếm tỷ trọng lớn, trong khi các nước
đang phát triển lại thiếu vốn trầm trọng, nên ODA song phương là nguồn bổ sung
cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.


14
Nguồn vốn ODA mang lại nguồn lực cho đất nước thông qua những tác
động tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở những nước chậm và
đang phát triển. Trước hết ở những nước nghèo, ODA đã thực sự trở thành một
nguồn vốn quan trọng đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách và
cán cân xuất nhập khẩu. Tình trạng thiếu vốn đầu tư được ODA bù đắp để chính
phủ thực hiện những kế hoạch phát triển kinh tế. Vì vậy nó được coi như một
biện pháp giúp các nước nghèo tìm điểm cất cánh phù hợp với sự phát triển kinh
tế của nước đó trong thời kỳ quá độ.
Đối với người nghèo, thông qua chính phủ nước tiếp nhận, ODA sẽ là
những khoản tài trợ giúp cho họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, ví vụ : những chương
trình viện trợ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam do các nhà tài trợ
quốc tế thực hiện đã tham gia vào giúp Việt nam giảm tỷ lệ đói nghèo trong thời
gian vừa qua và được tổ chức Quốc tế đánh giá cao.
ODA còn là nguồn vốn quan trọng giúp các nước lâm vào tình trạng khủng
khoảng có thể phục hồi giá trò đồng nội tệ thông qua khoản hỗ trợ lớn của các tổ
chức tài chính quốc tế, như viện trợ khẩn cấp của IMF cho Mêxico 40tỷ USD đã
cứu nước này thoát khỏi khủng khoảng nghiêm trọng vào năm 1994. năm 1998
các tổ chức tài chính quốc tế cũng đã hỗ trợ giúp Thái Lan, Hàn Quốc vượt qua
khủng khoảng tài chính nặng nề.
Đối với những dự án phát triển hạ tầng cơ sở, ODA giúp nước nhận viện
trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh
lời thấp như đướng xá, cầu, cảng, sân bay…nhưng lại là những dự án mang lại lợi
ích kinh tế-xã hội lớn, tạo nền móng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đầu tư
lâu dài, tạo ra sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.

15
ODA giúp các nước nhận viện trợ nhập khẩu thiết bò từ các nước phát
triển, thông qua kỹ thuật viện trợ ODA, nước nhận viện trợ có cơ hội tiếp xúc, sử
dụng những thiết bò mới.

Lượng vốn ODA nhận được từ các tổ chức tài chính quốc tế càng cao, càng
chứng tỏ độ tin cây của cộng đồng quốc tế đối với nước tiếp nhận viện trợ càng
lớn.
ODA giúp các nước nghèo cải cách hành chính kinh tế thông qua các
chương trình viện trợ dự án, làm cho cơ chế quản lý kinh tế ở những nước này
tiếp cận với những chuẩn mực chung quốc tế.
Việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu
vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều
kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển.
các nước mới phát triển, tình trạng nợ tồn đọng do những khoản vay từ
trước đã tới thời hạn hoàn trả, nhưng chính phủ chưa có đủ khả năng chi trả sẽ
được ODA giúp đỡ, tạo điều kiện để các nước này có thể vay thêm vốn của các
tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ đến hạn.
ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các đòa
phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nguồn vốn này trực
tiếp giúp cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi
trường. Đồng thời nguồn vốn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo… những công
trình về cơ sở hạ tầng về giao thông nông thôn, điện khí hoá nông thôn, mở rộng
mạng lưới thông tin nông thôn.
Thông qua bên cung cấp ODA, nước nhận viện trợ có thêm cơ hội tham gia
vào các tổ chức tài chính quốc tế, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ

16
chức này. Nước viện trợ ODA đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nước cần vốn với
các tổ chức quốc tế.
1.3.2 Hạn chế của đầu tư nước ngoài
1.3.2.1 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Nếu tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư

của toàn xã hội, các công ty nước ngoài sẽ chi phối hoạt động kinh tế sẽ ảnh
hưởng tới tính tự chủ của nước sở tại.
Tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, do các chủ đầu tư nước ngoài đều
muốn chạy đua giành thò phần, phô trương sức mạnh để thôn tính. Vì vậy với
những nền kinh tế chưa đủ mạnh, sản xuất trong nước rất dễ bò tổn thương và dễ
bò thôn tính, đầu tư trong nước sẽ sụt giảm.
Dễ rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán do các nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, chuyển ngoại tệ về nước
bằng ngoại tệ làm cho cán cân thanh toán bò ảnh hưởng. Do đó nhiều nước thu hút
FDI thường khuyến khích nhà đầu tư hướng vào xuất khẩu và tái đầu tư tại thò
trường nội đòa.
Những nước chậm phát triển dễ rơi vào tình trạng nhập khẩu thiết bò lạc
hậu do chưa đủ trình độ kiểm tra, thẩm đònh phần giá trò sử dụng còn lại của thiết
bò đó.
Những nước chậm và đang phát triển thiếu vốn đầu tư và công nghệ lạc
hậu sẽ bò lệ thuộc vào các nước lớn đầu tư.
Đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài :
Hình thức này có hạn chế khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì theo luật
đầu tư của các nước sở tại vốn đầu tư sẽ bò khống chế phần trăm.

17
Hiệu quả sử dụng vốn này thường không cao vì một mặt nước tiếp nhận
thường là những nước kém phát triển, thiếu kinh nghiệm và trình độ quản lý, sử
dụng vốn.
Vốn đầu tư dưới hình thức này dù có lãi suất thấp, nhưng thời gian vay dài
và vốn vay lớn nên càng tăng khả năng nợ của các nước được vay, dẫn đến khả
năng một số nước không có khả năng trả nợ.
Loại hình đầu tư này hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ và kinh
nghiệm quản lý từ chủ đầu tư nước ngoài do quá trình sử dụng vốn như thế nào là
của nước nhận đầu tư.

Với các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có tiềm lực tài chính hùng
mạnh rất dễ gây sốc thò trường, đặc biệt đối với các thò trường các nước đang phát
triển, dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh để có thể can thiệp khi thò trường biến
động.
Hạn chế đối với nguồn vốn viện trợ ODA :
Hạn chế rõ nhất của ODA là bên nhận phải đáp ứng các yêu cầu của bên
cấp viện trợ, mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều.
Thông thường bên cung cấp viện trợ đều sử dụng viện trợ như là một công
cụ buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách kinh tế-xã hội, chính
sách ngoại giao cho phù hợp với lợi ích của bên cung cấp.
Một số điều kiện được đưa ra bò xem như là những trói buộc :
Thứ nhất các nước viện trợ yêu cầu 25% khoản viện trợ phải được sử dụng
để mua hàng hoá và dòch vụ của chính họ. Việc mua hàng hoá của bên cung cấp
với giá cao khiến cho giá trò thực tế của các khoản viện trợ giảm đi rất nhiều, vì
nó được gắn chặt với những lónh vực do nhà cung cấp chọn lựa. Vì vậy nước nhận
được tiền viện trợ sẽ không làm chủ những dự án viện trợ.

18
Thứ hai, hoặc bên tiếp nhận bò ép buộc phải trả nợ hoặc tiền lãi vay bằng
những hàng xuất khẩu lặt vặt mà giá bình quân tính ra rất thấp so với giá chung
trên thò trường. Ngoài ra còn có những khoản vốn lớn cần chi cho bên nhận viện
trợ phải chi tiêu vào cơ sở hạ tầng mà hiệu quả đầu tư mang lại chưa cao.
Khi đồng tiền viện trợ lên giá cũng làm cho các nước đi vay ODA lâm vào
khó khăn hơn. Tác động này thường sảy ra đối với viện trợ song phương khi đơn
vò tiền tệ của nước cấp viện trợ khác đơn vò tiền tệ của nước nhận viện trợ. Nếu
đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền thu được từ xuất khẩu thì nước nhận
viện trợ sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung phát sinh do chênh lệch tỷ giá ở
thời điểm vay và thời điểm trả nợ.
Nhiều nước châu Á như Malaysia, Indonesia vay những khoản tiền lớn
thông qua hình thức ODA hay vay thương mại từ Nhật trong những năm đồng yên

tăng giá mạnh so với đồng USD, mà nguyên tắc cho vay của Nhật là vay bằng
đồng Yên Nhật thì trả bằng đồng Yên, từ đó đã làm cho các nước vay nợ càng
thêm nặng nợ.
Nguồn vốn ODA mặc dù có ưu điểm giúp nước tiếp nhận khôi phục và
phát triển kinh tế, nhưng cũng có mặt tiêu cực là dễ tạo ra nạn tham nhũng trong
các quan chức chính phủ, hoặc phân hoá giầu nghèo trong các tầng lớp dân
chúng, nếu không có biện pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng
nguồn vốn này ở nước sử dụng.
Ngay trong nước nhận viện trợ ODA, tình trạng tập trung ODA vào các
thành phố lớn, khu vực trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh
tế -xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giầu nghèo giữa thành thò và
nông thôn ngày càng trầm trọng.
1.3.2.2 Đối với các nước đầu tư :
Đối với đầu tư trực tiếp :

19
Ngoài những lợi ích do đầu tư trực tiếp nước ngoài là to lớn, cũng nẩy sinh
những thách thức do đầu tư này mang lại :
Đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp mà chủ yếu do các công ty đa
quốc gia thực hiện thường sử dụng hoạt động chuyển giá để thu lợi nhuận cao
nhất. Hoạt động chuyển giá thường sử dụng đó là :
• Bên nước ngoài nâng giá tài sản và công nghệ góp vào liên doanh nhằm
tăng tỷ lệ vốn góp.
• Hoặc các công ty đa quốc gia tính giá nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu từ
công ty mẹ vào nước được đầu tư giá cao hơn thực tế.
• Hoặc tính giá mua nhập khẩu hàng hoá-dòch vụ giữa các công ty trong
cùng một tập đoàn, hệ thống cao hơn thực tế.
• Tính giá bán sản phẩm xuất khẩu cho các công ty trong cùng một tập đoàn,
hệ thống thấp hơn giá thực tế. …
• Đặc biệt hoạt động chuyển giá thường xảy ra ở những tập đoàn có công ty

mẹ độc quyền cung cấp một loại hàng hoá nào đó.
Đối với đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là nguồn vốn có tính lỏng cao, lượng vốn di chuyển vào
hoặc ra nhanh chóng. Nếu như không có các quy đònh chế tài phù hợp, nhạy bén
và linh hoạt trong sử lý các vấn đề phát sinh sẽ dễ dẫn đến rút vốn ồ ạt ra khỏi
thò trường gây ra khủng khoảng tài chính tiền tệ ở nước nhận đầu tư mà hậu quả
khó lường. Các nhà đầu cơ thường lợi dụng triệt để các yếu tố tiêu cực của thò
trường chứng khoán để khai thác, dẫn đến các giao dòch chứng khoán không phản
ánh đúng cung – cầu trên thò trường. Thông tin kinh tế sai lệch, chi phối bởi các
nhà đầu cơ chứng khoán, dẫn đến các nhà đầu tư đưa ra những quyết đònh đầu tư
sai lầm, ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thò trường.
Đối với nguồn vốn ODA :

20
Bản thân nguồn vốn ODA cũng hàm chứa trong đó những vấn đề mang sắc
thái kinh tế-chính trò tiêu cực, xuất phát tư bên cấp vốn áp đặt các thể chế hoặc từ
tác động khách quan bất lợi của mội trường kinh tế thế giới hoặc chủ quan thuộc
về bên nhận viện trợ.
Điều nguy hiểm nhất có thể sảy ra của viện trợ ODA, là nước cung cấp
không nhằm cải thiện kinh tế-xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào mục
đích quân sự. Các nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng : Mỹ là nước cung cấp
một khối lượng viện trợ khổng lồ, đã giành trọn ¼ trong tổng số 21 tỷ USD ngân
sách viện trợ nước ngoài dưới hình thức viện trợ quân sự và cũng số này được
giành chủ yếu chi cho quốc gia Israel và Ai Cập. Báo chí Anh đã từng lên án về
việc Malaysia phải gián tiếp cho các công ty quốc phòng của Anh thắng thầu
trong một số hợp đồng mua bán vũ khí để được nhận 300 triệu Bảng tài trợ cho
dự án xây đập Pergau vào năm 1994.
1.4. Tình hình vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua đối với các nước đang
phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Theo tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc ( UNCTAD )

thu hút đầu tư nước ngoài giảm trong 3 năm đầu của thế kỷ mới, nhưng đã phục
hồi và tăng trở lại trong 2 năm 2004 và 2005. năm 2004 tăng 27% so với năm
2003 đạt 710,8 tỷ USD và năm 2005 tiếp tục tăng 29% so với năm 2004 lên đến
916,3 tỷ USD.
Trong tổng lượng vốn năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các nước
phát triển đạt 542 tỷ USD, trong khi các nước đang phát triển đạt 334 tỷ USD,
đây là con số thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất từ trước đến nay. Các nước phát
triển chiếm 59,2% thu hút đầu tư nước ngoài toàn cầu, tỷ lệ này của các nước
đang phát triển là 36,5% và của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi là
4,3%. Anh là nước phát triển thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất : 165 tỷ USD,

21
tiếp theo là Mỹ. Trong các nước đang phát triển, Trung Quốc đứng đầu đạt 72 tỷ
USD, tiếp theo là Hồng Kông ( Trung Quốc ), Singgapore, Mexico và Brazil.
Đầu tư ra nước ngoài năm 2005 là 779 tỷ USD. Các nước phát triển vẫn là
nguồn chủ yếu đầu tư ra nước ngoài. Hà Lan đầu tư ra nước ngoài lớn nhất 119 tỷ
USD, tiếp theo là Anh và Pháp. Các nước đang phát triển đẩy mạnh đầu tư ra
nước ngoài. Nếu như đầu những năm 80 của thế kỷ trước đầu tư ra nước ngoài
của các nước đang phát triển không đáng kể, thì năm 2005 đã đạt 133 tỷ USD
chiếm 17% tổng vốn toàn cầu. Hồng Kông ( Trung Quốc ) đầu tư ra nước ngoài
33 tỷ USD, lớn nhất trong các nền kinh tế đang phát triển.
Hoạt động sáp nhập và mua lại sôi động và đầu tư vào dòch vụ tăng nhanh.
Hoạt động sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia năm 2005 tiếp tục sôi động đạt
716 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2004, số lượng các giao dòch là 6.134 giao
dòch, tăng 20% so với năm 2004, trong số này có 141 giao dòch lớn với tổng số
vốn 454 tỷ USD, chiếm 63% tổng vốn toàn cầu.
Dòch vụ là lónh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất, tập trung vào tài
chính, viễn thông và bất động sản. Nếu như tỷ trọng dòch vụ trong những năm
1989-1991 chiếm 54% thì đến những năm gần đây đã tăng lên gần 70% tổng số
vốn thu hút đầu tư nước ngoài toàn cầu. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm mạnh

trong công nghiệp chế tạo, ngoại trừ dầu khí có tăng.
Các công ty xuyên quốc gia ( TNC ) chủ yếu tập trung khu vực tam giác
Mỹ, EU và Nhật Bản, chiếm 85 trong số 100 TNC hàng đầu thế giới. Đứng đầu
trong danh sách 100 TNC không thuộc lónh vực tài chính là General Electric,
Vondafon và Ford với tổng giá trò tài sản chiếm tới 17% tổng giá trò tài sản của
100 TNC nêu trên. Các TNC sản xuất ôtô có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là các
hãng sản xuất thuốc tân dược.

22
Các hãng của các nước đang phát triển đang gia tăng hoạt động đầu tư ra
nước ngoài trên thò trường toàn cầu. Năm 2005, tổng tài sản các TNC các nước
đang phát triển là 1.900 tỷ USD, thu hút 6 triệu lao động. Năm 2004, có 5 TNC
các nước đang phát triển có trụ sở tại Châu Á trong danh sách 100 TNC hàng đầu
thề giới. Đó là Huchion Whampoa ( Hồng Kông, Tung Quốc ), Petronas (
Malaysia ), Singtel ( Singapore ), SamSung Electric ( Hàn Quốc ) và tập đoàn
Citic ( trung Quốc ), trong số này có 3 là doanh nghiệp nhà nước. Trong 100 TNC
hàng đầu các nước đang phát triển có 40 thuộc Hồng Kông và Đài Loan, 14 đến
từ Singapore và 10 của Trung Quốc, số còn lại của Châu Phi và Mỹ La tinh.
Nhiều TNC của nước đang phát triển trong khu vực Nam, Đông và Đông
Nam Á đang có dự trữ lớn, dẫn đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài sống động (
Năm 2006 đạt 68 tỷ USD ). Năm 2006, Temasek ( Singapore ) đã mua 11% cổ
phần của Standard Chartered ( Anh ), CNPC ( Trung Quốc ) đã thôn tính
Petrokazakhtan ( Khazakhtan ) năm 2005. Trung quốc và n Độ đang tích cực tìm
kiếm mua lại các công ty dầu, thậm chí họ cùng hợp tác thầu một số dự án trong
lónh vực này.
Thò trường toàn cầu tiếp tục tự do hoá ĐTNN, song cũng xuất hiện sự bảo
hộ. Xu hướng tự do hoá đầu tư được tiếp tục thể hiện trong các luật, quy đònh. Đó
là đơn giản hoá thủ tục đầu tư , ưu đãi, giảm thuế và mở hơn cho các nhà ĐTNN.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện xu hướng đi ngược lại tự do hoá toàn cầu.
Năm 2005 đã có 93 nước sửa đổi, bổ xung 205 quy đònh về ĐTNN, trong

đó 164 thuận lợi hơn và 41 khó khăn hơn. Các thoả thuận quốc tế cũng tiếp tục
tăng.
Khu vực EU và Mỹ, các siêu tập đoàn thực hiện việc mua lại tăng lên,
nhằm độc chiếm thò trường. Đầu năm 2006, hãng quản lý tầu biển và cảng DP
Word ( Tiểu vương quốc Arập thống nhất ) đã mua P&O của Anh. Theo đó một

23
số cảng của Mỹ bò vụ mua bán này kiểm soát, dẫn đến việc Mỹ phản đối do ảnh
hûng đến an ninh. Một số quy đònh điều tiết về hạn chế sự cạnh tranh đầu tư
nước ngoài hoặc tăng sự can thiệp của chính phủ trong một số lónh vực công
nghiệp nhằm bảo hộ nền kinh tế. Các hạn chế này chủ yếu trong một số lónh vực
đầu tư chiến lược như dầu khí và kết cấu hạ tầng. Thí dụ, các hãng dầu lửa Mỹ
La Tinh bò ảnh hưởng qua sự kiện Chính phủ Bolovia quốc hữu hoá ngành công
nghiệp này tháng 5/2006.
Trong các nước phát triển, Đông Á và Đông Nam Á tiếp tục là sự lựa chọn
ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư vào Nam á, Đông Á và
Đông Nam Á năm 2005 đạt 165 tỷ USD bằng 18% dòng chảy đầu tư thế giới. Hai
phần ba số này chảy vào Trung Quốc ( 72 tỷ USD ) và Hồng Kông ( 36 tỷ USD ).
Khu vực Đông Nam Á thu hút được 37 tỷ USD, dẫn đầu là Singapore ( 20 tỷ USD
), tiếp đến là Indonesia ( 5 tỷ USD ) và Malaysia và Thái lan cùng đạt gần 4 tỷ
USD.
Hơn một nửa dòng chảy vốn đầu tư trong khu vực Nam Á, Đông Á và
Đông Nam Á có được chỉ từ các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu trong khu
vực. Tỷ trọng vốn đầu tư từ các nước đang phát triển tăng đáng kể trong thập kỷ
qua từ 44% năm 1995 đến năm 2004 lên 65%, tỷ lệ của các nước phát triển giảm
tương ứng.
Thu hút đầu tư nước ngoài đã tăng rất nhanh vào một số nước trở thành
thành viên mới của WTO. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc năm 2005 đạt 72 tỷ
USD, năm 2005 tăng hơn một nửa so với năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập
WTO. Đặc biệt, nhờ tác động là thành viên WTO, năm 2005 Campuchia đã thu

được kết quả về thu hút ĐTNN tăng gần gấp 3 lần so với năm 2004 ( 381 triệu
USD của năm 2005 so với 131 triệu USD của năm 2004 ).
Bài học kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam :

24
Bên cạnh những xu hướng ĐTNN của các nước phát triển cũng như đang
phát triển, rất nhiều điều kiện thuận lợi để chúng ta thu hút dòng vốn đầu tư quốc
tế. Chúng ta là thành viên chính thức WTO kể từ ngày 11/1/2007, chúng ta tổ
chức thành công hội nghò Apec 14 tại Hà Nội tháng 11/2006. Đồng thời với những
động thái tích cực của ĐTNN sau khi chúng ta là thành viên chính thức WTO,
dòng vốn đầu tư trực tiếp cũng như dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã tăng
lên mạnh mẽ. Nhưng cũng xuất hiện những cản trở cho sự thu hút nguồn vốn đầu
tư này. Cản trở lớn nhất hậu WTO là sự yếu kém về năng lực cạnh tranh xét cả
trên ba cấp độ : Quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Để đánh giá và xếp hạng
được năng lực cạnh tranh của một quốc gia, tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới (
WEF ) dựa trên 9 nhóm chỉ tiêu gồm : Thể chế, kết cấu hạ tầng, kinh tế vó mô,
giáo dục và y tế phổ thông, giáo dục đại học, hiệu quả thò trường, độ sẵn sàng về
công nghệ, mức độ hài lòng củaDN, mức độ sáng tạo.
Năm 2006, WEF xếp Việt Nam hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậc so với
năm 2005, trong đó những yếu tố kém hơn mức chung gồm : giáo dục đại học thứ
90, mức độ hài lòng doanh nghiệp thứ 86, độ sẵn sàng công nghệ thứ 85, kết cầu
hạ tầng thứ 83; những yếu tố khá hơn mức chung : kinh tế vó mô thứ 53, y tế và
giáo dục phổ thông thứ 56, hiệu quả thò trường thứ 73 và mức độ sáng tạo thứ 75.
trong số các nước Asean được xếp hạng, Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia ( thứ
103 ), Singapore dẫn đầu về năng lực cạnh tranh toàn khối, tiếp theo là Malaysia
thứ 26, Thái Lan thứ 35, Indonesia thứ 50, Philipin thứ 71.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới ( WB ) và Công ty tài chính quốc tế
( IFC ) về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, năm 2006 Việt Nam được
xếp hạng 104/175 nền kinh tế, tụt 6 bậc so với năm 2005. xét trong khu vực Chấu
Á-Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ xếp thứ 17 trên 23 nền kinh tế , tụt rất xa so


25
với các nước trong khu vực như Singapore thứ 1/23, Thái Lan 3/23, Malaysia
4/23.
Theo đánh giá của UNCTAD về chỉ số tiềm năng thu hút FDI, giai đoạn
2000-2002 Việt Nam được xếp hạng 67/140 quốc gia, giai đoạn 2001-2003 là
68/140 quốc gia, gia đoạn 2002-2004 là 74/141 quốc gia; về chỉ số thực hiện thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2000-2002 Việt Nam được xếp hạng
51/140 quốc gia, giai đoạn 2002-2004 là 50/140 quốc gia, giai đoạn 2003-2005 là
53/141 quốc gia.
Để thu hút vốn ĐTNN các nước đều có chính sách ưu tiên phát triển kết
cấu hạ tầng. Hạ tầng kỹ thuật chi phối quyết đònh đầu tư của DN. Đầu tư cơ sở hạ
tầng xã hội, cải tiện đời sống, tăng sức hấp dẫn đối với người lao động, nhất là
lao động có trình độ tay nghề cao.
Các chính sách về giá cước cần áp dụng theo vùng để giảm chi phí, tạo lợi
thế cạnh tranh. Các giải pháp hỗ trợ tài chính khác dành cho DN như hỗ trợ đầu
tư, cho vay với lãi suất ưu đãi, các khoản hỗ trợ về lãi, bảo lãnh, thế chấp, giảm
giá thuê đất …
Các nước có chính sách hỗ trợ thông tin và tư vấn nhanh chóng kòp thời, chính xác
về cơ hội đầu tư, thủ tục thuận lợi, nhanh chóng.
Phi tập trung hoá đô thò và khu cụm công nghiệp, giảm sức hút đồng thời là
cũng giảm áp lực vào các cực tăng trưởng.








×