Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH lựa CHỌN sử DỤNG THẺ ATM của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THẢO LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SỬ DỤNG
THẺ ATM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Giảng viên

: LÊ THỊ THU

Nhóm thực hiện : 02
Mơn

: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Lớp học phần

: 2010SCRE0111

HÀ NỘI - tháng 4 năm 2020


DANH SÁCH NHĨM 02:
Mơn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lớp học phần: 2010SCRE0111
STT



HỌ VÀ TÊN

11

Trần Thị Cúc

12

Nguyễn Thế Cường

13

Nguyễn Thị Thùy Dung

14

Nguyễn Thị Ánh Dương

15

Nguyễn Thùy Dương

16

Nguyễn Thị Giang

17

Nguyễn Thị Hương Giang


18

Hồng Thu Hà

19

Nguyễn Thị Hà

20

Nguyễn Vũ Hà

BẢNG PHÂN CƠNG CÔNG VIỆC:


Nội dung công việc
Chương 1: Đặt vấn
đề
Chương 2: Tổng
quan nghiên cứu
Phát phiếu khảo sát
Đi phỏng vấn
Nhập và xử lý dữ
liệu
Chương 3: Phương
pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả
thảo luận


Chương 5: Kiến
nghị và kết luận
Làm word
Làm slide
Thuyết trình

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN LẦN 1
Nhóm: 02.

Lớp: 2010SCRE0111

I.

Thành phần tham dự
1.
Trần Thị Cúc
2.
Nguyễn Thế Cường
3.
Nguyễn Thị Thùy Dung
4.
Nguyễn Thị Ánh Dương
5.
Nguyễn Thùy Dương (Thư ký)
6.
Nguyễn Thị Giang (Nhóm trưởng)

7.
Nguyễn Thị Hương Giang
8.
Hoàng Thu Hà
9.
Nguyễn Thị Hà
10.
Nguyễn Vũ Hà
II.
Mục đích cuộc họp
1.
Phân chia cơng việc
III. Nội dung cơng việc
1.
Thời gian: 2/3/2020
2.
Địa điểm: Trao đổi qua nhóm chat online
3.
Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Trao đổi địa chỉ mail, SĐT để tiện
nộp bài
IV. Đánh giá chung
Nhóm làm việc tốt, nhiệt tình, nghiêm túc.

Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2020
Thư ký

Nhóm trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


Giang

Dương

Nguyễn Thị Giang

Nguyễn Thùy Dương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN LẦN 2
Nhóm: 02.

Lớp: 2010SCRE0111

I.

Thành phần tham dự
1.
Trần Thị Cúc
2.
Nguyễn Thế Cường
3.
Nguyễn Thị Thùy Dung
4.
Nguyễn Thị Ánh Dương
5.

Nguyễn Thùy Dương (Thư ký)
6.
Nguyễn Thị Giang (Nhóm trưởng)
7.
Nguyễn Thị Hương Giang
8.
Hoàng Thu Hà
9.
Nguyễn Thị Hà
10.
Nguyễn Vũ Hà
II.
Mục đích cuộc họp
1.
Thảo luận lập phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn
III. Nội dung công việc
1.
Thời gian: 22/3/2020
2.
Địa điểm: Trao đổi qua nhóm chat online
3.
Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên ĐHTM
IV. Đánh giá chung
Các thành viên hồn thành tốt, trong q trình làm việc có sự hỗ trợ nhiệt tình
trong nhóm. Tham gia đúng giờ.

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2020
Thư ký


Nhóm trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)
Dương

Giang
Nguyễn Thị Giang

Nguyễn Thùy Dương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN LẦN 3
Nhóm: 02.

IV.

Lớp: 2010SCRE0111

I. Thành phần tham dự
1. Trần Thị Cúc
2. Nguyễn Thế Cường
3. Nguyễn Thị Thùy Dung
4. Nguyễn Thị Ánh Dương
5. Nguyễn Thùy Dương (Thư ký)
6. Nguyễn Thị Giang (Nhóm trưởng)
7. Nguyễn Thị Hương Giang

8. Hoàng Thu Hà
9. Nguyễn Thị Hà
10. Nguyễn Vũ Hà
II. Mục đích cuộc họp
1. Kiểm tra, chỉnh sửa, tóm tắt lại phần cơng việc đã hồn thành
2. Nhắc nhở một số vấn đề liên quan
III.
Nội dung công việc
1. Thời gian: 17/4/2020
2. Địa điểm: Trao đổi qua nhóm chat online
3. Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Cùng nhau xem lại các phần đã làm
được và
chỉnh sửa.
Đánh giá chung

Nhóm làm việt tốt, có tính tự giác cao và có tinh thần trách nhiệm với cơng việc
của nhóm. Tuy nhiên, vẫn cịn một số thành viên chưa được tích cực trong cơng việc của
nhóm.

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2020
Nhóm trưởng

Thư ký

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giang


Dương

Nguyễn Thị Giang

Nguyễn Thùy Dương

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................2
1.2. Tuyên bố đề tài nghiên cứu............................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3.1.

Mục tiêu chung........................................................................................2

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3

1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3
1.5. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu................................................................3
1.5.1.

Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................3

1.5.2.


Mơ hình nghiên cứu.................................................................................4

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................4
1.7. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................4
1.8. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu........................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................5
2.1. Các kết quả nghiên cứu trước đó..................................................................5
2.1.1

Tình hình trong nước..............................................................................5

2.1.2.

Tình hình nước ngoài..............................................................................7

2.2. Cơ sở lý luận...................................................................................................8
2.2.1.

Một số khái niệm.....................................................................................8

2.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu...................................8
2.2.2.1. Đặc điểm của thẻ ATM...........................................................................8
2.2.2.2. Phân loại thẻ ATM..................................................................................9
2.2.2.3. Giới thiệu về máy rút tiền tự động (ATM)............................................ 10
2.2.2.4. Giới thiệu về ngân hàng và một số ngân hàng hoạt động mạnh về thẻ ATM 10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 13
3.1. Tiếp cận nghiên cứu....................................................................................... 13
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu................................................... 14
3.3. Đơn vị nghiên cứu......................................................................................... 14

3.4. Cơng cụ thu thập thơng tin.......................................................................... 14
3.5. Quy trình thu thập thơng tin....................................................................... 14
3.6. Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................................ 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................... 16
A. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.......................................................................... 16


4.1.

Tình hình sử dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thươn

4.2.

Thống kê mô tả các biến độc lập.........................................

4.3.

Kiểm định Cronbach’s Alpha..............................................

4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập...................................
4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc..............................
4.3.3. Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha......
4.4.

Kết quả khám phá nhân tố EFA..........................................

4.4.1.

Phân tích nhân tố EFA


4.4.1.1. Kiểm định tính thích hợp của mơ hình nhân tố EFA

4.4.1.2. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát.

4.4.1.3. Kiểm định phương sai trích các yếu tố....................

4.4.1.4. Kiểm định hệ số Factor loading...............................

4.4.1.5. Kiểm định Cronbanh’s Alpha cho các nhân tố tạo t
tố……..…...............................................................................
4.4.2.

Phân tích nhân tố EFA

4.4.2.1. Kiểm định tính thích hợp của mơ hình phân tích nh

4.4.2.2. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát.

4.4.2.3. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố.............

4.4.2.4. Kiểm định hệ số Factor loading...............................
4.5.

Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu từ kết quả EFA...............

4.6.

Phân tích tương quan...........................................................

4.7.


Phân tích hồi quy đa biến....................................................

4.7.1. Kiểm định hệ số hồi quy........................................................................
4.7.2. Kiểm tra mức độ phù hợp mơ hình......................................................
4.7.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến......................................................
4.7.4. Kiểm định hiện tượng tự quan của phần dư........................................
4.7.5. Kiểm định phương sai của sai số không đổi.........................................
4.7.6. Thảo luận kết quả hồi quy.....................................................................
B. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..............................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................
5.1.

Kết luận.................................................................................

5.2.

Kết quả đóng góp..................................................................

5.2.1. Kết quả đóng góp về lý thuyết...............................................................
5.2.2.

Kết quả đóng góp về th


5.3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị.................................................................... 36
5.3.1.

Một số giải pháp để phát triển ATM.................................................... 36


5.3.2.

Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam..........36

PHỤ LỤC................................................................................................................... 37
1. PHỤ LỤC 1:..................................................................................................... 37
2. PHỤ LỤC 2:..................................................................................................... 39
3. PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ........................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 41


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành bài thảo luận này, nhóm 02 xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến cô Lê Thị Thu – giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã truyền đạt cho
chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học của cơ, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để chúng em có thể vững bước sau này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ nhóm 02 để
nhóm 02 có thể hoàn thành bài thảo luận.
Cảm ơn các thành viên trong nhóm đã đồn kết, có tinh thần làm việc nhóm cao và
hồn thành bài thảo luận đúng thời hạn.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ và các bạn xem
xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm 02 được hồn thiện hơn.
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.
Nhóm 02 xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2020


Nhóm nghiên cứu
Nhóm 02

1


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển mạnh của khoa học kỹ
thuật, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành nghề trên mọi lĩnh vực. Một thực tế đặt ra trước
mắt các doanh nghiệp là sự tồn tại và vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thương
trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt là ngân hàng, một hệ thống tài chính khơng thể thiếu
trong nền kinh tế. Các ngân hàng trong nước hiện nay đang chịu một sức ép cạnh tranh vô
cùng lớn từ các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc cạnh tranh giữa các ngân
hàng, một mặt đem lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, những khách hàng vì các
chương trình khuyến mãi, ưu đãi,… Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt này khiến các ngân
hàng không ngừng phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức, nâng cao chát lượng sản phẩm
dịch vụ. Đặc biệt là ATM, một dịch vụ không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Thẻ ATM
mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, là một cơng cụ, phương tiện thanh tốn văn
minh, hiện đại, hạn chế việc sử dụng tiền mặt, kiềm chế lạm phát, phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội ngày nay.
Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường dịch vụ ngày
càng trở nên đa dạng và phong phú. Các dịch vụ ngân hàng không ngừng được mở rộng và
nâng cao về chất lượng. Thẻ ATM là dịch vụ được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, và đối
tượng được chú ý đầu tiên là các bạn sinh viên trong các trường đại học. Sinh viên thường
là những bạn trẻ sống xa nhà, mọi khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày thường do gia đình

chu cấp. Do đó, cần có một hệ thống dịch vụ an tồn, và tiện ích để các phụ huynh an tâm
gửi tiền cho con em mình. Dịch vụ thẻ ATM cho phép mọi người có thể dễ dàng chuyển
tiền, rút tiền, thanh toán các khoản chi phí như tiền học phí, tiền điện, nước,… Đồng thời,
nó cịn là giải pháp để các ngân hàng huy động vốn, tập trung vốn nhàn rỗi trong dân cư,
đem lại vẻ văn minh lịch sự, hạn chế giao dịch bằng tiền mặt… Tuy nhiên, bên cạnh nhũng
ưu điểm trên, vẫn còn những hạn chế mà các ngân hàng cần khắc phục để tạo lòng tin với
khách hàng hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên Trường
Đại học Thương Mại” làm đề tài cho bài thảo luận của nhóm mình.
1.2.

Tun bố đề tài nghiên cứu

Đề tài nhóm thảo luận nghiên cứu: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên Trường Đại học Thương Mại”
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung

2


Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên Trường Đại học Thương Mại. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao dịch vụ thẻ ATM.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, trước hết cần phải đạt được những mục tiêu cụ
thể sau:
Phân tích tình hình sử dụng thẻ của sinh viên hiện nay
Đánh giá tình hình hoạt động thẻ của một số ngân hàng tiêu biểu được các sinh viên

lựa chọn nhiều trong giao dịch
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ của sinh viên
Đề ra những biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong giao
dịch thẻ ATM, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho phù hợp với đối tượng sinh
viên.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Lợi ích của dịch vụ thẻ thanh tốn (LIDVT) có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Tác động xã hội (TĐXH) có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử
dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại hay khơng?
Phương tiện hữu hình (PTHH) (là các yếu tố khách hàng có thể dùng các giác quan
đánh giá, cảm nhận) có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng
thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Giá cả (GC) có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ
ATM của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Dịch vụ ưu đãi chăm sóc khách hàng (CSKH) có phải là nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại hay
không?
1.5. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Lợi ích của dịch vụ thẻ thanh toán là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử
dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại.
Tác động xã hội là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của
sinh viên Đại học Thương Mại.
Phương tiện hữu hình là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ
ATM của sinh viên Đại học Thương Mại.
Giá cả là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên
Đại học Thương Mại.
Dịch vụ ưu đãi chăm sóc khách hàng là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
sử dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại.

1.5.2. Mô hình nghiên cứu
3


Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh
viên ĐHTM

Lợi ích của dịch vụ thẻ
thanh toán (LIDVT)
Tác động xã hội
(TĐXH)

Quyết định lựa
chọn sử dụng
thẻ ATM của
sinh viên
ĐHTM

Phương tiện hữu hình
(PTHH)
Giá cả (GC)

Dịch vụ ưu đãi chăm
sóc khách hành
(CSKH)

1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng hiểu biết hơn về các yếu

tố ảnh hưởng đến sinh viên trong việc lựa chọn ngân hàng, đồng thời cũng cho biết
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Đây sẽ là một cơ sở tham khảo có giá trị cho
các nhà quản lý Ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh
Nghiên cứu này cũng có thể góp phần là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trong lĩnh vực ngân hàng.
1.7. Thiết kế nghiên cứu
Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 2/3 đến 30/4, gồm các
hoạt động như soạn thảo nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thơng tin,
phân tích, đánh giá kết luận và đề xuất giải pháp phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Sinh viên Trường Đại học Thương Mại
4


Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp định tính: Nhóm đã phỏng vấn 30 bạn sinh viên Đại học Thương
Mại
- Phương pháp định lượng: Nhóm đã khảo sát 221 bạn sinh viên Đại học
Thương Mại
1.8. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp điều tra bằng phiều khảo sát

Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm: SPSS 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các kết quả nghiên cứu trước đó

2.1.1 Tình hình trong nước
1.
Mơ hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử
dụng thẻ ATM tại Việt Nam (PGS,TS. Lê Thế Giới - ThS. Lê Văn Huy), được tiến
hành năm 2005
Đối tượng của nghiên cứu là dân cư thuộc địa bàn Tp. Đà Nẵng và
Quảng Nam, những người tham gia trả lời bảng câu hỏi có độ tuổi từ 18-60
tuổi. Nhóm tác giả phát đi 500 phiếu điều tra, kết quả thu lại là 419 phiếu có
câu trả lời hợp lệ.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan bội để
kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và ý định sử dụng thẻ ATM,
kết quả hồi quy cho thấy các biến số tác động đã ảnh hưởng đến 76,4% và ý
định sử dụng thẻ. Qua đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị
trường thẻ ATM ở Việt Nam
2.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thẻ ATM của sinh viên Đại học AN Giang
(Người thực hiện - Trần Thị Hằng Ni - SV khoa Kinh tế- QTKD)
Nghiên cứu tiến hành từ 25/1/2010 đến 3/4/2010
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên ĐH chính quy thuộc 6 khoa: Khoa
Kinh tế-QTKD, Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp-Tài nguyên thiên nhiên,
Khoa Kĩ thuật-Cơng nghệ-Mơi trường, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Lý
luận chính trị, bao gồm các khóa 7, 8, 9, 10 của trường ĐH An Giang, mẫu cho
nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu định thức với cỡ mẫu là 100,
mẫu bị hỏng dự kiến là 10%, như vậy, tác giả nghiên cứu tổng thể là 110 sinh
viên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, để đưa ra quyết định khi tiêu dùng, trước hết là
bắt nguồn từ nhu cầu hoặc ảnh hưởng bởi chính sách marketing, sau đó người
tiêu dùng đánh giá các tiêu chí ( mẫu mã, chất lượng thẻ, dịch vụ, phí phát
hành thẻ, tính bảo mật của thẻ, sự thuận tiện của máy ATM, khả năng giải
quyết sự cố…) từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thẻ.

5


3. Phân tích nhu cầu sử dụng thẻ ATM của sinh viên trường Đại học Cửu Long
(nhóm SV ĐH Cửu Long)
- Nghiên cứu từ 10/04/2010 đến 10/05/2010 tại ĐH Cửu Long. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả đề tìm hiểu nhu cầu sử dụng thẻ ATM
của sinh viên trường Đại Học Cửu Long, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến
tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thẻ ATM của
sinh viên trường Đại Học Cửu Long, từ đó nhóm tác giả sử dụng phương pháp
suy luận để đưa ra những phương pháp giúp nhà sản xuất có được những chiếc
thẻ phù hợp với nhu cầu của sinh viên đồng bằng sông Cửu Long nói chung và
cụ thể là sinh viên trường ĐH Cửu Long.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM cuả sinh viên tại Thành
phố Cần Thơ ( Ths Trần Phạm Tính- Ts Phạm Lê Thơng), tạp chí Cơng nghệ Ngân
hàng số 70 + 71
- Số liệu trong bài nghiên cứu được nhóm tác giả thu thập từ cuộc điều tra
sinh viên ở bốn trường Đại học và Cao đẳng tại Tp Cần Thơ: Đại học Cần
Thơ, Đại học Tây Đô, Cao đẳng Cần Thơ và Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Cần
Thơ. Nhóm tác giả phỏng vấn bất kì sinh viên nào mà nhóm tiếp cận được
trong giờ giải lao của các buổi học, các sinh viên được chọn ngẫu nhiên và
được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Nhóm tác giả thu thập được
thơng tin từ 289 sinh viên, trong đó số sinh viên của Đại học Cần Thơ và Đại
học Tây Đô chiếm tỉ trọng gần 2/3 cỡ mẫu.
- Nghiên cứu sử dụng mơ hình Probit xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng thẻ ATM của sinh viên tại Tp. Cần Thơ gồm: thu nhập,
sự tiện lợi, chi phí, độ tin cậy và sự khuyến khích, trong đó yếu tố độ tin cậy
chiếm tỉ trọng cao nhất, và Agribank là ngân hàng được lựa chọn nhiều nhất
do Agribank có mạng lưới rộng khắp các huyện, xã trong vùng.
5. Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM

Vietcombank của khách hàng tại Cần Thơ ( Nguyễn Thị Mai Trinh- tiến hành năm
2007)
- Đối tượng của nghiên cứu là những khách hàng có sử dụng thẻ ATM
Connect24 do Vietcombank Cần Thơ phát hành và những khách hàng có sử
dụng thẻ của các ngân hàng khách ở nội thị Tp. Cần Thơ phát hành, trong độ
tuổi từ 18-60 theo phương pháp chọn mẫu thuận lợi tại các siêu thị có đặt máy
ATM như Coopmart, Citymart, Metro…
- Từ việc phỏng vấn 56 khách hàng, nghiên cứu chỉ ra rằng để lựa chọn sử
dụng thẻ ATM, trước hết bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, từ đó bắt đầu tìm
kiếm thơng tin từ nhiều nguồn sau đó đánh giá các tiêu chí: uy tín của ngân
hàng, mạng lưới máy ATM, tính an tồn, tính tiện ích của thẻ, thái độ của nhân
viên, chương trình khuyến mãi, thủ tục làm thẻ, lãi suất, phí dịch vụ. Trong đó,
yếu tố hàng đầu được khách hàng lựa chọn là uy tín của ngân hàng (chiếm
100%), đứng thứ 2 là mạng lưới máy ATM (với 96,12%), tiếp đến là độ an
toàn khi sử dụng thẻ (chiếm trên 90%) quan tâm. Các yếu tố còn lại chỉ được
khoảng
6


60% lượng khách hàng quan tâm. Sau khi đánh giá các tiêu chí trên, khách
hàng sẽ đưa ra lựa chọn về ngân hàng mình sẽ sử dụng.
2.1.2. Tình hình nước ngoài
1. Kyle Dennis, 2017, Why do people like using ATM?
Theo Kyle Dennis, ơng cho rằng mọi người thích sử dụng thẻ ATM
vì sự thanh tốn nhanh chóng của nó khi mua hàng, không phải lo chờ đợi
quá lâu mới đến lượt thanh tốn và khơng mất thời gian nhận tiền thừa và
thể ATM cũng giúp quản lí chi tiêu sinh hoạt. Bằng phương pháp định tính
ơng cịn phát hiện ra những lợi ích khác như khơng lo bị mất tiền hay có thể
rút tiền ở cây ATM một cách chủ động.
2. Justin Pritchart, 2018, ATM SAFETY: how to get cash and minimize risk.

Bai nghiên cứu của Justin Pritchart được thực hiện nhằm chỉ ra những
lợi ích của the ATM như dễ dàng mở the và dễ dàng rút tiền ở nơi công cộng
và chỉ ra những rủi ro cho người dùng cần tránh khỏi như để bị lộ mật khẩu
thẻ, để lộ thông tin khi truy cập vào trang web năcc̣ danh bị kẻ gian đánh cắp
tiền trong tài khoản. Từ đó khuyên người sử dung nên cẩn trong hơn khi dùng
thẻ, đặc biệt là khi thanh toán qua web.
3. Liz Smith, 2020, BANK ATMs FEE: how much are they and how can I avoice them?
Bằng nghiên cứu định lượng, Liz Smith đã phát hiện ra phí ngân hàng
cũng là một trong những yếu tố mà người dùng quan tâm, bao gồm phí mở thẻ
và phí chuyển khoản trong ngân hàng và liên ngân hàng, ơng nhận ra người
dùng thích sự miễn phí khi giao dịch, đặc biệt là khi số tiền giao dich lớn. Nếu
mất phí thì chi phí sẽ rất cao. Do đó người dùng nếu khơng bị bắt buộc sẽ ưu
tiên những loại thẻ của các ngân hàng miễn phí chuyển khoản khi giao dịch.
4. JULIA KAGAN, April 20, 2020, Automated Teller Machine (ATM).
Theo Julia Kagan đã đưa định nghĩa ATM là một chiếc máy ngân hàng
điện tử rút tiền tự động, nó cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch cơ
bản mà không phải thông qua một người đại diện hay nhân viên ngân hàng
nào. Bất cứ ai có thẻ tín dụng hoặc là thẻ thanh tốn đều có thể kết nối với hầu
hết các ATMs.
5. KINDLY, October 10, 2016, Advantages of ATMs
Kindly đã chỉ ra ATMs có rất nhiều lợi ích: phục vụ 24/24, thuận tiện
cho khách hàng giao dịch và ATMs cũng giúp giảm bớt áp lực cho nhân viên
ngân hàng
2.2.

Cơ sở lý luận

7



2.2.1. Một số khái niệm
Nghiên cứu là một truy vấn hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay
thể nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải dự kiện, sự thay đổi những lý thuyết
hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ kiện mới, hay sự ứng dụng thực
tiễn những lý thuyết hay định luật mới hay đã được thay đổi đó
Yếu tố ảnh hưởng là những sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm,.. có ảnh
hưởng đến vấn đề mà chúng ta đang bàn luận.
Lựa chọn nói khái quát là chọn giữa nhiều cái cùng loại.
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, là công cụ được ngân hàng
phát hành theo chuẩn quy định về chất lượng thẻ cũng như tính năng mà thẻ mang lại
cho người dùng. Thẻ được trang bị những tính năng ngân hàng như: chuyển rút tiền,
vấn tin tài khoản, thanh tốn hóa đơn, rút tiền… tại cây ATM theo quy định riêng của
mỗi ngân hàng. Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại các điểm thanh tốn có chấp nhận thẻ
2.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.2.2.1. Đặc điểm của thẻ ATM
Thẻ ATM được làm bằng chất liệu nhựa
Thẻ thường được thiết kế với hình chữ nhật, kích thước giống như thẻ căn
cước hay chứng minh nhân dân, thẻ ATM đạt chuẩn có chiều dài 85,6mm (3.37
inch), chiều rộng 53,98mm (2,13 inch)
Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và
băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách
hàng đăng ký tại ngân hàng

8


2.2.2.2. Phân loại thẻ ATM
Thẻ ATM bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước của nội địa và cả
quốc tế. Ngồi ra cịn có thẻ đảm bảo, thẻ thanh toán…

Thẻ trả trước giống như SIM điện thoại của bạn, nạp tiền vào thẻ và chi tiêu
số tiền trong thẻ. Thẻ này không cần mở tài khoản ngân hàng và bạn có thể đăng ký
thẻ để tặng cho người thân.
Thẻ ghi nợ là loại hình thẻ phổ biến nhất, được trang bị tính năng ngân hàng
cơ bản. Cho nên loại thẻ này hiện đang được sử dụng nhiều.
Thẻ tín dụng là loại thẻ chi tiêu trước trả tiền sau. Tức là ngân hàng sẽ tạm
ứng một số tiền nhất định hàng tháng để bạn chi tiêu và bạn sẽ trả lại số tiền đã dùng
cho ngân
hàng sau 45 ngày.

Hướng dẫn sử dụng thẻ ATM
Sau khi mở tài khoản ngân hàng khoảng một tuần, bạn sẽ được nhận một phong bì có
chứa thẻ ATM mới được phát hành và các thông tin về tài khoản cũng như mã PIN. Để bắt
9


đầu sử dụng thẻ ATM cho các giao dịch, bạn cần thực hiện bước kích hoạt thẻ hay cịn gọi là
đổi mã PIN cho thẻ ATM. Dưới đây là hướng dẫn cách đổi mã PIN, kích hoạt thẻ ATM.
Bước 1: Bạn đưa thẻ ATM vào khe nhận thẻ máy ATM (cây ATM) theo chiều
mũi tên (mũi tên màu trắng ở mặt trên của thẻ ATM, thường ở chính giữa mép thẻ)
Bước 2: Bạn chọn ngôn ngữ giao tiếp để mà hình hiển thị các chức năng
làTiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Bạn nên chọn Tiếng Việt để dễ thực hiện các giao dịch
Bước 3: Bạn nhập số Pin thẻ ATM (là dãy số in trên tờ PIN ban đầu ngân hàng
cung cấp). Cách nhập mã pin thẻ ATM là bấm phím trực tiếp trên bàn phím của cây
ATM
Bước 4: Màn hình hiện lên thông báo “ Thẻ sử dụng lần đầu, đề nghị quý
khách đổi Pin trước khi giao dịch”, bạn nhấn “Tiếp tục” để đồng ý với yêu cầu này
Bước 5: Bạn nhập số Pin cũ (nghĩa là nhập lại số PIN ở bước 3).
Bước 6: Bạn nhập số Pin mới (gồm 6 số không trùng với PIN cũ ở bước 3) và
nhấn Enter, số Pin mới là do bạn tự tạo ra và bạn cần ghi nhớ dãy số này.

Bước 7: Bạn nhập lại mã Pin mới để xác nhận (là số PIN đã nhập ở bước 6)
và nhấn Enter.
Bước 8: Màn hình hiện lên thơng báo Đổi Pin thành công
2.2.2.3. Giới thiệu về máy rút tiền tự động (ATM)
Khái niệm máy rút tiền tự động
Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của
Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh) là một thiết bị
ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông
qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích.
-

Chức năng của máy ATM

Máy ATM giúp mọi người có thể giao dịch nhanh chóng và thuận tiện, thơng qua nó,
ta có thể thực hiện các giao dịch như: rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh tốn
tiền hàng hóa dịch vụ.
2.2.2.4. Giới thiệu về ngân hàng và một số ngân hàng hoạt động mạnh về thẻ ATM
Sự ra đời của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh
tế; là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn
tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc
dân.
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của
nền sản xuất hàng hoá. Tiền thân của nó bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ
vàng.Ngưòi làm nghề đúc tiền, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ
lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Do yêu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn,… nhiều người làm nghề đổi tiền
thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần do có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc
10



của các nhà bn, thanh tốn hộ và do tích luỹ được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho
vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân hàng. Nghề
Ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo
quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay; nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay
nặng lãi, cho nên các Ngân hàng thời kì này gọi là Ngân hàng cho vay nặng lãi.
Trong lịch sử phát triển, nghề Ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề
này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề Ngân hàng bị đình đốn do
sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển
khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp
dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh
cho vay và thanh toán...Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang
dáng dấp kiểu Ngân hàng hiện đại, như Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Banco di
Valencia thành lập năm 1409 ở Tây Ban Nha, Banco di Realto thành lập năm 1587 ở
Vơnidoq (Italia).
Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc
thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtecđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng
Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694
-

Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng

Từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18, ở các nước Tây Âu, ngân hàng hiện đại lần lượt
được thành lập do chuyển hoá từ các ngân hàng cho vay nặng lãi, hoặc được thiết lập mới.
Hoạt động của các ngân hàng này, nhìn chung tương tự nhau. Chúng đều là loại
Ngân hàng đa năng, tiến hành các nghiệp vụ tiền gửi, chiết khấu, cho vay, phát hành giấy
bạc, đổi tiền, chuyển tiền. Tuy nhiên, các Ngân hàng chưa tạo thành một hệ thống có mối
liên kết chặt chẽ.
Một mặt, hình thành ngân hàng phát hành tiền thống nhất cho cả nước, xố bỏ tình
trạng phát hành tiền phân tán. Ban đầu người ta ban hành các đạo luật hạn chế số lưọng

ngân hàng được phép phát hành tiền, giành quyền này cho một số ngân hàng lớn. Dần dần,
trong thế kỷ 19, các nước Tây Âu đã giành quyền phát hành tiền cho một ngân hàng duy
nhất.
Mặt khác, ở các nước này xuất hiện ngày một nhiều các tổ chức kinh doanh tiền tệ
với nhiều tính năng, tên gọi, quy mơ hoạt động khác nhau, như ngân hàng thương mại, công
ty tài chính, hợp tác xã tín dụng...
Sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế ở các nước Âu-Mỹ khủng hoảng sâu sắc, đòi hỏi sự
can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát huy
vai trò điều tiết vĩ mơ, nhằm khắc phục khủng hoảng, duy trì chủ nghĩa tư bản.
Một trong những công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng hàng đầu Nhà nước phải nắm
là hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phát hành, biến nó thành cơ quan Nhà nước
quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh tốn của đất nước. Trong bối cảnh như vậy,
11


ngân hàng phát hành đã chuyển thành ngân hàng Trung Ương. Ngồi chức năng phát hành
tiền, ngân hàng cịn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh
tốn, điều tiết khối lượng tiền lưu thông nhăm đảm bảo sự ổn định về tiền tệ, góp phần thúc
đẩy q trình tăng trưởng kinh tế.
Thời kỳ này, các ngân hàng kinh doanh phát triển mạnh ở các nước Âu Mỹ cũng như
các nước thuộc địa, bán thuộc địa thuộc châu lục Á, Phi và Mỹ-La tinh.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài
chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hồn chỉnh thêm một buớc, đồng thời trên
phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng quốc tế như:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển khu vực, bên
cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc
gia trên thế giới.
-


Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế

Ngân hàng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế, để có thể duy trì khả
năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội, ngân hàng có những vai trò cơ bản sau:
+ Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đìnhthành
các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu
tư vào nhà cửa thiết bị và tài sản khác
+
Vai trị thanh tốn: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng
hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện
tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc).
+
Vai trò bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh
toán (chẳng hạn phát hàn thư tín dụng).
+
Vai trị đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ phát hành
hoặc chuộc lại chứng khoán (thường được thực hiện tại phòng uỷ thác).
+ Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ, góp
phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

12


-

Một số ngân hàng hiện nay

STT

Tên giao dịch


1

Vietinbank

2

Vietcombank

3

Agribank

4

BIDV

5

Vpbank

6

Techcombank

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Nhóm thảo luận áp dụng tiếp cận nghiên cứu bằng tiếp cận hỗn hợp. Nhưng phương
pháp chủ yếu mà bài nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng cho nên
chủ yếu mang tính chủ quan bởi vì nghiên cứu này tìm hiểu về hành vi, xử sự của con người

với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ ATM của sinh viên
trường Đại học Thương mại”. Để tiếp cận nghiên cứu, đầu tiên chúng ta phải xác định được
vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng
thẻ
ATM
Đối tượng nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử
dụng thẻ ATM của sinh viên Thương Mại”
Sau khi đã xác định được vấn đề và đối tượng nghiên cứu bước tiếp theo người
nghiên cứu sẽ phải đặt ra các tình huống cụ thể, từ các tình huống cụ thể sẽ chứa đựng
những hiện tượng đặc trưng mà người nghiên cứu muốn tìm hiểu từ đó thu thập và phân tích
13


dữ liệu. Trong nghiên cứu định tính, người nghiên cứu khơng có trước giả thuyết để chứng
minh mà chỉ có nguồn dữ liệu để khám phá. Vì vậy, các dữ liệu thu thập được từ đối tượng
nghiên cứu sẽ định hướng cho công việc tiếp theo của người nghiên cứu. Từ trong quá trình
nghiên cứu người nghiên cứu sẽ dẫn đưa ra các giả thuyết sau đó đi đến kết luận thông qua
cách thức quy nạp.
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu
Phương pháp chọn mẫu: Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu:
Ngẫu nhiên đơn.
Ngẫu nhiên đơn: là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể có cùng cơ hội để chọn
vào mẫu
Thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu: Để có được dữ liệu chúng tôi đã kết hợp tạo phiếu khảo sát
online và phỏng vấn sinh viên từ khóa 52 đến 55 thuộc nhiều khoa của trường Đại
học Thương mại theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Kết quả có 221
phiếu khảo sát và 30 mẫu phỏng vấn sử dụng được đưa vào nghiên cứu
3.3.


Đơn vị nghiên cứu
Sinh viên Đại học Thương Mại

3.4. Công cụ thu thập thông tin
-

Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phỏng vấn dựa theo các danh mục các câu hỏi hoặc chủ đề cần đề
cập đến. Tuy nhiên thứ tự cách đặt câu hỏi có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm
của đối tượng được phỏng vấn. Thường được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ
thể, nhằm thu thập một cách tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Nhà nghiên cứu
có thể sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dị trước
đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khảo sát/phiếu điều tra
Thiết lập bảng khảo sát các câu hỏi để làm rõ đề tài nghiên cứu và gửi đến các
sinh viên đang học tại Đại học Thương mại nhằm thu thập thơng tin để phân tích, kiểm
định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu (phụ lục)
3.5.

Quy trình thu thập thơng tin
Khái niệm : Quy trình thu thập dữ liệu là các bước kế hoạch cần thực hiện nhằm thu

thập thơng tin theo nội dung, hình thức và thời gian biểu nhất định
Các bước trong quy trình thu thập dữ liệu
Bước 1: Xác định chuẩn dữ liệu
Dữ liệu cần thu thập: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM
của sinh viên Đại học Thương Mại
Các giá trị định lượng hay mô tả của dữ liệu

14


Bước 2: Xác định nguồn thu thập dữ liệu
- Nguồn dữ liệu sẽ được lấy qua phỏng vấn trực tiếp và phiếu khảo sát online. Để
đảm bảo lượng thông tin và đủ phiếu khảo sát, nhóm 2 quyết định đi phỏng vấn và
xin phiếu khảo sát (thông qua điền lên google biểu mẫu)
Bước 3: Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra mẫu trực tiếp thơng qua phiếu hỏi. Do
thời gian có hạn, nhóm quyết định điều tra 221 mẫu trên tổng số khoảng 17000 sinh
viên đại học Thương mại, chiếm 1,3% đối tượng điều tra.
Bước 4: Thiết kế công cụ
-

Chủ yếu dùng google biểu mẫu và các phiếu câu hỏi dùng cho phỏng

vấn Bước 5: Thử nghiệm cơng cụ
- Thử nghiệm tính khả thi của công cụ trên đối tượng người điều tra và người được
điều tra. Đảm bảo đọc, hiểu, hướng dẫn, trả lời và nhập dữ liệu, không đa nghĩa, dễ
dàng truyền tải và lưu trữ.
Bước 6: Huy động và tập huấn nhân lực thu thập dữ liệu
Bước 7: Tiến hành thu thập dữ liệu
- Các nhóm điều tra viên nhờ các sinh viên Đại học Thương Mại điền phiếu khảo sát
trên Google Forms và tiến hành phỏng vấn online các bạn sinh viên Đại học Thương
Mại
Bước 8: Làm sạch dữ liệu
- Bước này nhằm làm tăng độ chuẩn xác của dữ liệu thu thập được tiến hành nhờ:
Loại bỏ những phiếu sai quy cách và làm rõ nghĩa và bổ sung những phiếu có thể
hồn thiện hoặc phục hồi.
Bước 9: Nhập dữ liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 20 để nhập và phân tích dữ liệu
3.6. Xử lý và phân tích dữ liệu
- Nhóm thảo luận đã thu thập phiếu trả lời bằng biểu mẫu của google và phiếu điều
tra.
- Nhóm thảo luận sử dụng phầm mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu thu thập được trong
quá trình khảo sát

15


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
A. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
IV.1. Tình hình sử dụng thẻ ATM của sinh viên Đại học Thương Mại
Bạn đang có bao nhiêu thẻ ATM

1 thẻ
2 thẻ
3 thẻ

Valid

> 3 thẻ
Total
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng thẻ ATM của mẫu nghiên cứu

Số thẻ sử dụng
1 thẻ

2 thẻ


3 thẻ

>3 thẻ

10%
12%
37%

41%

Biểu đồ 4.1. Tình hình sử dụng thẻ ATM của mẫu nghiên cứu
 Nhận xét:
- Phần lớn sinh viên sử dụng 2 thẻ chiếm 41%, số sinh viên dùng 1 thẻ
chiếm 37%, số sinh viên dùng 3 thẻ chiếm 12%, và số sinh viên dùng từ 3 thẻ
trở lên chiếm 10%
 Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến họ, làm cho họ dùng không những chỉ 1
thẻ mà còn đến 2 thẻ rồi hơn thế nữa?

16


×