Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

An toàn lao động tại thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.3 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
--------    --------

AN TỒN LAO ĐỘNG TẠI TP HỒ CHÍ
MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
KHÓA: 26
NIÊN KHÓA: 2001-2006

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Tiến Sĩ. TRẦN HOÀNG HẢI
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT DÂN SỰ
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN CÁT HỒNG TRÂN

--------    -------Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2006


Lời cảm ơn
Em xin gởi lời cám ơn đến thầy Trần Hồng Hải
và q thầy cơ trong khoa đã giúp em trong suốt q
trình làm khố luận. Vẫn biết đề tài luận văn là một
vấn đề nghiên cứu khoa học hết sức khó khăn địi hỏi
nhiều thời gian, cơng sức cũng như trình độ mới có thể
trình bày một cách toàn diện và đầy đủ. Bản thân lần
đầu tiếp xúc với công tác nghiên cứu, với sự hiểu biết
và nhận thức cịn hạn chế, nhất định khóa luận sẽ


khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được
sự góp ý, phê bình của q thầy cơ để được học hỏi
thêm những kinh nghiệm cho bản thân và ngày càng
hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC

Trang
Lời mở đầu ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 1
Chƣơng I. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
1.1

Khái niệm an toàn lao động ......................................................................... 3

1.2

Ý nghĩa của an toàn lao động ...................................................................... 5

1.2.1

Ý nghĩa của an toàn lao động đối với người lao động ................................ 5

1.2.2

Ý nghĩa của an toàn lao động đối với người sử dụng lao động ................... 7


1.2.3

Ý nghĩa của an toàn lao động đối với xã hội ............................................... 9

1.3

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về vấn đề an
toàn lao động ............................................................................................. 11

1.3.1

Trước khi ban hành bộ luật lao động ......................................................... 11

1.3.2

Sau khi bộ luật lao động được ban hành ................................................... 13

Chƣơng II. Quy định pháp luật Việt Nam về an toàn lao động ............................ 16
2.1

Nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động ......................... 16

2.1.1

Nguyên tắc an toàn lao động ................................................................... 16

2.1.2

Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động ................................................ 18


2.1.2.1 Những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn lao động, ngăn ngừa sự cố ..... 18
2.1.2.2 Những biện pháp phòng hộ chống lại các nhân tố khơng an tồn lao động
trong lao động sản xuất............................................................................ 19
2.1.2.3 Một số quy định riêng về an toàn lao động ............................................. 25
2.2

Tai nạn lao động ...................................................................................... 27

2.2.1

Thế nào là tai nạn lao động ..................................................................... 27

2.2.2

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động ........ 29

2.2.3

Chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động ................................. 31

2.2.3.1 Những quy định chung đối với người lao động bị tai nạn lao động........ 32


2.2.3.2 Chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% trở lên hoặc chết .................................................... 33
2.2.3.3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động do người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên hoặc chết ............................................................. 34
2.2.3.4 Một số quy định khác .............................................................................. 35
2.3


Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động và an toàn lao động 36

2.3.1

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động ..................................... 36

2.3.2

Quyền và nghĩa vụ của người lao động ................................................... 39

2.3.3

Trách nhiệm của tổ chức Cơng đồn ....................................................... 42

2.4

Quản lý Nhà nước về an tồn lao động ................................................... 43

Chƣơng III. Thực trạng và giải pháp an tồn lao động tại thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................... 47
A- Thực trạng ...................................................................................................... 47
3.1

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về an toàn lao động tại thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................. 47

3.1.1

Tình hình chung về các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh .......... 47


3.1.2

Tình hình tai nạn lao động tại TP.HCM .................................................... 58

3.1.3

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong cơng tác an tồn lao động
................................................................................................................... 66

3.1.4

Thực trạng quản lý Nhà nước về an tồn lao động tại thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................... 69

3.2

Ngun nhân của thực trạng trên............................................................... 74

B- Giải pháp ........................................................................................................ 78
3.3

Nhận định chung về thực trạng trên .......................................................... 78

3.4

Giải pháp và kiến nghị cho thực trạng trên ............................................... 81

Kết luận ...................................................................................................................... 87
Danh sách tài liệu tham khảo....................................................................................... 89



1

Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, theo xu huớng hội nhập, q
trình cơng nghiệp hóa diễn ra ồ ạt đang làm thay đổi cách thức nguời lao động làm
việc.Thì vấn đề an tồn lao động ln được đặt lên hàng đầu, luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm, mà sức khoẻ là vốn quý của con người, đầu tư cho cơng tác bảo hộ lao
động nói chung và an tồn lao động nói riêng thực chất là đầu tư cho con người nhằm
đạt được mục đích cuối cùng là sản xuất an tồn, phịng ngừa tai nạn lao động xảy ra.
Thế nhưng, có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất làm tốt công tác an tồn lao
động, ở đó tai nạn lao động hầu như không xảy ra, môi trường, điều kiện lao động
được cải thiện, nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chưa làm tốt
công tác này. Nhà nước với chức năng quản lý, người sử dụng lao động là những
người quyết định chủ yếu về việc thực hiện công tác an tồn lao động. Cần có sự hiểu
biết tường tận, có tinh thần tơn trọng luật pháp và ý thức bảo vệ sức khoẻ và tính mạng
của người lao động khi sử dụng lao động. Vấn đề này hiện nay cịn khá bất cập tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này nghiên cứu về thực trạng an toàn lao động trên địa bàn Thành phố,
tình hình thực hiện pháp luật an toàn lao động của các chủ thể người lao động, người
sử dụng lao động và chức năng quản lý của Nhà nước hiện nay.
Tình hình tai nạn lao động, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên, ý thức chấp hành của người lao động, ý thức trách nhiệm
của người sử dụng lao động và tình trạng bất cập trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực
an toàn lao động cũng được trình bày trong đề tài này, để từ đó nêu lên những giải
pháp chung, những kiến nghị cụ thể cho thực trạng trên.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bài luận văn này cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu dựa theo chủ nghĩa duy

vật biện chứng, sử dụng phương pháp phân tích so sánh, các luận điểm, đối chiếu và
tổng hợp làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.


2

Bố cục của đề tài:
Lời nói đầu
Chương I. Cơ sở lý luận
Chương II. Quy định pháp luật lao động Việt Nam về an toàn lao động.
Chương III. Thực trạng và giải pháp an toàn lao động tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Kết luận.


3

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm an toàn lao động:
Trước đây an toàn lao động, vệ sinh lao động là một bộ phận nằm trong chế định
“bảo hộ lao động”. Bảo hộ lao động là những quy định của Nhà nước liên quan đến
việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ thể lệ bảo hộ lao động
khác. Nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa q rộng và khó phân
biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động có chức năng chung là bảo vệ người lao
động. Còn nếu bảo hộ lao động chỉ bao gồm các quy định về an toàn lao động và vệ
sinh lao động thì lại khơng tương xứng với khái niệm này.
Hiện nay ở nước ta, hai thuật ngữ: bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động
đang được sử dụng rộng rãi và trong nhiều trường hợp chúng thay thế cho nhau. Cũng
có những lúc mọi người khó phân biệt nên đã sử dụng như một cụm từ khi đề cập đến

lĩnh vực này đó là “bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động” hoặc thậm chí dùng
“bảo hộ an tồn lao động”(1).
Thuật ngữ bảo hộ lao động được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ những năm 50, 60
của thế kỷ trước. Thuật ngữ này được nêu tại các văn kiện của Đảng như trong Chỉ thị
số 132/CT ngày 13/3/1959 của Ban Bí thư TW Đảng, trong Nghị quyết Đại hội Đảng
lần 3 (1960) và trong các văn bản pháp luật, trong đó có Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao
động được ban hành ngày 18/12/1964, Pháp lệnh bảo hộ lao động ban hành vào tháng
9/1991, Quyết định ngày 20/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng
Quốc gia về bảo hộ lao động. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhiều
tổ chức cơ quan được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực này cũng dùng thuật ngữ
bảo hộ lao động như Vụ bảo hộ lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ban bảo hộ lao động, tạp chí bảo hộ lao động…
Thuật ngữ bảo hộ lao động đã được sử dụng chính thức ở nước ta trong nửa thế
kỷ qua để chỉ một công tác lớn của Đảng, Nhà nước và của mọi cấp, mọi ngành, mọi
người sử dụng lao động và người lao động mà nội dung chủ yếu là chăm lo cải thiện

(1)

Trang 21, 6/2005 Tạp chí Bảo hộ lao động


4

điều kiện làm việc phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao
động.
Bên cạnh đó thuật ngữ “An toàn - vệ sinh lao động” cũng được dùng trong nhiều
trường hợp. Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi chúng ta tiếp cận
nhiều với tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các nước khác ngoài khu vực xã hội chủ
nghĩa, nhất là trong quá trình soạn thảo bộ luật lao động, thuật ngữ an toàn - vệ sinh
lao động được nhắc đến thường xuyên, thậm chí được coi như một thuật ngữ chính xác

hơn, quốc tế hóa hơn so với thuật ngữ bảo hộ lao động và đã được đưa vào Bộ luật lao
động. Bắt đầu từ đó, Bộ luật lao động đã dành chương IX quy định về an toàn lao động
và vệ sinh lao động. Tuy nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động
có quan hệ mật thiết với nhau.
Chúng ta có thể thấy rằng nội dung của công tác bảo hộ lao động là chăm lo cải
thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an tồn vệ sinh lao động phịng chống tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động. Trong đó an tồn vệ sinh lao
động là nội dung chủ yếu cốt lõi của bảo hộ lao động. Trong khóa luận này, chúng ta
đề cập đến một trong những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động đó là an
tồn lao động.
An tồn lao động: theo từ điển Bách khoa Việt Nam – 1995(2) là tổng thể các biện
pháp bảo đảm cho người lao động làm việc được an tồn, khơng nguy hiểm đến tính
mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe. Là yêu cầu đồng thời là hướng chủ yếu
nhằm hoàn thiện việc tổ chức lao động khoa học, làm cho người lao động yên tâm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, an toàn lao động được pháp luật đảm bảo.
Dưới góc độ pháp lý: khái niệm an tồn lao động được hiểu là tổng thể những
quy phạm do Nhà nước quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động nhằm
ngăn ngừa tai nạn lao động và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động, cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động.

(2)

Từ điển Bách khoa Việt Nam – Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản 1995,
trang 151


5

Dưới góc độ kinh tế - lao động: an tồn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn
xảy ra trong q trình lao động gây thương tích đối với cơ thể hay gây tử vong đối với

người lao động.
1.2 Ý nghĩa của an toàn lao động:
An toàn lao động là vấn đề rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng người lao động - sức sản xuất chủ yếu của xã hội. Lao động khơng an tồn
thì gây ra tai nạn lao động; an toàn lao động là nội dung quan trọng trong pháp luật lao
động là biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động. Với nhận thức con người là
vốn quý, Đảng và Nhà nước ta càng đề cao yêu cầu đảm bảo an toàn lao động bảo vệ
sức khỏe cho người lao động gắn liền với sản xuất theo phương châm “an toàn để sản
xuất, sản xuất phải an tồn”.
Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể
hóa những quy phạm về an toàn lao động cho phù hợp với đơn vị mình và nghiêm
chỉnh tn thủ nó. Thực hiện tốt điều đó sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn cho người lao
động, người sử dụng lao động và cho xã hội.
1.2.1 Ý nghĩa của an toàn lao động đối với ngƣời lao động:
Đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời thực
hiện tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc bảo đảm an toàn
và sức khỏe cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất luôn được Đảng,
Nhà nước và Quốc Hội quan tâm, thực hiện rõ ràng đường lối phát triển đất nước qua
các văn bản pháp luật đã ban hành trong thời gian qua. Với quan điểm con người là
vốn quý nhất, Đảng và Nhà nước ta đã đề cao yêu cầu bảo đảm an toàn lao động, bảo
vệ sức khỏe của người lao động gắn liền với sản xuất. Hiến pháp 1992 cũng đã ghi
nhận “cơng dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe”(Điều 61), “Nhà nước
ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động”( Điều 56). An toàn lao động với những
quy định cụ thể đảm bảo con người lao động làm việc trong điều kiện an toàn, nâng
cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, của Nhà nước đối với người lao động. Vị
trí, vai trị của người lao động ngày càng được nâng cao được coi trọng và quan tâm
đúng mức là cơ sở pháp lý cụ thể để người lao động thực hiện quyền được bảo hộ lao
động, được làm việc trong những điều kiện bảo đảm an toàn.



6

Trong các quy phạm pháp luật lao động thì nhóm các quy phạm về an tồn lao
động là nhóm quy phạm cứng, trong lĩnh vực này các bên trong quan hệ lao động
khơng có nhiều sự thỏa thuận. Trong quan hệ lao động, người lao động với vị thế yếu
hơn so với người sử dụng lao động phụ thuộc người sử dụng lao động về mặt pháp lý
cũng như về kinh tế nên việc quy định những quy phạm cứng như vậy cũng là nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo đảm cho người lao động được hưởng những
quyền cơ bản nhất mà một người lao động phải được hưởng và người sử dụng lao
động sẽ khơng có cơ hội chèn ép hay áp đặt đối với người lao động.
Sức khỏe và cuộc sống của con người là cái quý giá nhất không thể đánh đổi
được. Đầu tư cho cơng tác bảo hộ lao động nói chung và an tồn lao động nói riêng
thực chất là đầu tư cho con người, tạo điều kiện cho người lao động được làm việc
trong một mơi trường an tồn, thích ứng với yêu cầu tâm sinh lý và tạo cảm giác yên
tâm hưng phấn để người lao động làm việc với năng suất, chất lượng hiệu quả cao.
Mặt khác, người lao động còn tránh được sự căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và chất lượngcuộc sống. Người lao động khi được làm việc trong một mơi trường an
tồn họ sẽ rất an tâm, tinh thần thoải mái sẽ có thời gian dành cho gia đình tạo điểm
tựa chắc chắn cho việc phát huy khả năng lao động, chất lượng cuộc sống được nâng
cao hơn khi họ có thời gian tận hưởng được điều thú vị của cuộc sống.
Đối với người lao động, vì nhu cầu mưu sinh nên chính họ cũng khơng chú ý gì
đến điều kiện an tồn khi làm việc. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển với tốc độ
cao theo xu hướng hội nhập đang làm thay đổi cách thức người lao động làm việc và
các rủi ro mà họ phải đối mặt thậm chí phải gánh chịu là rất lớn do các ngành nghề
sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng các yếu tố nguy hiểm đe dọa trực tiếp hoặc gián
tiếp đến người lao động, sức khỏe tính mạng ln bị đe dọa khi tai nạn lao động xảy
ra. Những quy định của pháp luật về an toàn lao động một khi được các doanh nghiệp,
các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành nghiêm túc mơi trường lao động được xây
dựng an tồn, điều kiện lao động ln được cải thiện thì sẽ giảm thiểu được tai nạn lao
động có thể xảy ra mà hậu quả của nó đem lại là vơ cùng to lớn. Chưa kể đến với một

điều kiện lao động an toàn cho thế hệ lao động đương thời sẽ sản sinh ra một thế hệ lao
động kế cận có chất lượng.


7

Tóm lại, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn là
một trong những nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động, tính mang sức khỏe
của người lao động nhờ vậy được bảo đảm. Đây chính là điều kiện cần thiết cho chiến
lược phát huy nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động, tạo động lực để phát
triển kinh tế và ổn định tình hình xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của an tồn lao động đối với ngƣời sử dụng lao động:
Pháp luật lao động đề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc
đảm bảo an tồn tính mạng và sức khỏe của người lao động, mặt khác đầu tư tốt cho
cơng tác an tồn lao động cũng mang lại ý nghĩa lớn cho người sử dụng lo động.
Người lao động giữ vai trò là nhân tố chủ yếu của lực lượng sản xuất trong xã hội, vì
vậy bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ có ý nghĩa không chỉ đối với mỗi cá
nhân riêng lẻ mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế mà
trước tiên là chủ doanh nghiệp. Khi tiến hành công việc người lao động trực tiếp đem
sức lao động của mình ra sử dụng tham gia lao động sản xuất tạo lợi nhuận cho doanh
nghiệp, nên một khi họ được làm trong một môi trường lao động an toàn, doanh
nghiệp quan tâm đúng mức đến cơng tác an tồn lao động tránh thiệt hại do tai nạn lao
động, hoàn thành kế hoạch sản xuất nâng cao lợi nhuận người sử dụng lao động.
Quan tâm đến cơng tác an tồn lao động cũng là góp phần đầu tư cơ sở vật chất
cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì khi người lao động trực tiếp làm việc
trên những máy móc thiết bị cũ kỹ, kém chất lượng và tiềm ẩn sự nguy hiểm cũng như
điều kiện bảo vệ cá nhân không được đảm bảo, sợ tai nạn lao động xảy ra nguy hại cho
sức khỏe và tính mạng nên tiến độ làm việc của họ chậm đi dẫn đến năng suất lao
động thấp. Thế nhưng một khi chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư
cho máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu sự nguy hiểm cho người lao

động, rút ngắn thời gian sản xuất, năng suất lao động tăng lên phát sinh thêm lợi
nhuận. Chính vì vậy khi điều kiện lao động được cải thiện không những làm giàu cho
doanh nghiệp về cơ sở vật chất mà còn nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, hạn
chế tai nạn lao động có thể xảy ra. Thực tế cho thấy, việc cải thiện điều kiện làm việc
cho người lao động tại nhà máy Thuốc lá Sài Gòn được tiến hành thường xuyên liên
tục thông qua các hoạt động như: sửa sang lại các phòng làm việc, xử lý hút và lọc bụi


8

trung tâm cho các máy vấn thuốc lá, lắp đặt máy hệ thống điều hòa nhiệt độ cho các
phân xưởng và kho thành phẩm, hoàn chỉnh hệ thống xử lý bụi và làm thơng thống
cho phân xưởng sợi…(3) Nhờ chú trọng đến cơng tác an tồn lao động nên sản lượng
thuốc lá không ngừng tăng lên, những năm gần đây nhà máy không để xảy ra bắt cứ
một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. So với vài năm trước số vụ tai nạn lao động
giảm đi rõ rệt (các năm 2001 – 2002 mỗi năm nhà máy để xảy ra 6 vụ tai nạn lao động
nhưng hai năm trở lại đây, dù số lượng lao động tăng lên hàng nghìn người nhưng chỉ
xảy ra hai vụ nhẹ).
Ngược lại, khi tai nạn lao động xảy ra,người sử dụng lao động phải bỏ ra một
kinh phí lớn cho việc khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra. Điều kiện làm
việc không được cải thiện, luôn tiềm ẩn yếu tố gây tai nạn lao động và một khi tai nạn
lao động xảy ra thiệt hại của nó là rất lớn, trước tiên là tính mạng sức khỏe người lao
động và người sử dụng lao động cũng không tránh khỏi những tổn thất do tai nạn lao
động để lại, tổn thất về người, tổn thất về tài sản, tiến trình sản xuất bị trì trệ, khơng
đảm bảo tiến độ cơng việc gây mất uy tín cho doanh nghiệp và khơng thể khơng nhắc
đến đó là kinh phí bỏ ra cho việc khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra làm
thâm hụt tài chính gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy khi các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh biết quan tâm và đầu tư cho cơng tác an
tồn lao động tại cơ sở hàng năm sẽ giảm đến mức thấp nhất chi phí cho việc khắc
phục hậu quả tai nạn lao động xảy ra. Những quy định về an tồn lao động góp phần

vào việc cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động. Một khi các hoạt
động thuộc lĩnh vực an toàn lao động được quy định toàn diện, đầy đủ và được các
doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh thì rõ ràng là
sức khỏe, tính mạng người lao động sẽ được bảo đảm.
Sản xuất luôn cần 3 yếu tố: vốn, đất đai và con người trong đó con người giữ vai
trò quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Đầu tư cho cơng tác an tồn lao
động thực chất là đầu tư cho con người, là nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể
sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực hiện có. Đầu tư đồng bộ đầy đủ cho công tác này phù
hợp với tâm sinh lý tạo hưng phấn để người lao động làm việc tốt năng suất cao. Bên
(3)

Trang 22, số 265 Tạp chí lao động và xã hội (từ 16-30/6/2005)


9

cạnh đó khi được làm việc trong điều kiện an tồn thì khả năng tái tạo phục hồi sức lao
động của con người là rất nhanh đây là những yếu tố mang lại lợi ích to lớn cho doanh
nghiệp. Ngược lại nếu bng lỏng cơng tác an tồn lao động thì rất dễ xảy ra tai nạn,
hậu quả sẽ rất nghiêm trọng cho con người và tài sản.
1.2.3 Ý nghĩa của an tồn lao động đối với xã hội:
Cơng tác bảo hộ lao động nói chung và an tồn lao động nói riêng là một chính
sách lớn của Đảng và nhà nước ta, nó mang ý nghĩa chính trị xã hội và kinh tế lớn lao.
Tại kỳ họp XI Quốc hội khóa X đã thơng qua sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật
lao động, trong đó 9 Điều thuộc lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Điều đó thể hiện ý
chí, nguyện vọng của tồn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho
người lao động đảm bảo hạnh phúc cho mỗi gia đình và sự ổn định chung cho tồn xã
hội. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đều xuất phát từ con người, vì con
người và do con người, trước hết là người lao động. Vì vậy, bảo đảm để người lao
động có việc làm và được làm việc trong điều kiện an toàn phải là những quan tâm

hàng đầu của Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội. Dưới chế độ thực dân phong
kiến, giai cấp công nhân và người lao động bị bóc lột thậm tệ, cơng tác an tồn lao
động khơng hề được quan tâm. An tồn lao động là góp phần tích cực vào việc củng
cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác nhờ chăm lo bảo vệ sức
khỏe cho người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình
họ mà an tồn lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
Việc thực hiện chế độ an toàn lao động là quyền và nghĩa vụ của cả hai bên nhằm
đảm bảo sự an tồn trong sản xuất có ý nghĩa lớn đối với lợi ích của cả người lao động,
người sử dụng lao động và Nhà nước. Khi đó người lao động có điều kiện tham gia các
hoạt động văn hóa phúc lợi xã hội. Về phía người sử dụng lao động thực hiện tốt chế
độ an toàn lao động sẽ làm tăng năng suất lao động tạo lợi nhuận góp phần phát triển
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và cả xã hội nói chung khi người
người sử dụng lao động tránh được chi phí khắc phục hậu quả xấu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất. Một khi ý thức của người lao động về vấn đề an toàn lao động được
nâng cao, người sử dụng lao động nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của Nhà
nước về an tồn lao động thì tai nạn lao động sẽ được giảm thiểu đểm mức tối đa. Nhà


10

nước bớt đi gánh nặng khi không phải thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với
người lao động bị suy giảm hay mất khả năng lao động.
Mục đích của cơng tác an tồn lao động là thơng qua các biện pháp khoa học kỹ
thuật, tổ chức kinh tế - xã hội cải thiện điều kiện lao động hạn chế loại trừ những yếu
tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn
lao động bảo vệ sức khỏe, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng
suất lao động, phát triển doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên
mặt bằng chung cho một xã hội tiến bộ và phát triển và khi thế hệ lao động đương thời
được làm việc trong một môi trường an tồn điều kiện lao động tốt và ln được cải
thiện thì các thế hệ lao động kế cận sẽ có chất lượng hơn và đó chính là tiềm năng về

nguồn nhân lực lớn cho tương lai góp phần xây dựng một xã hội phát triển, xóa dần
những nguy cơ tìm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội nói riêng và sự
phồn thịnh của đất nước nói chung. Cùng với tiến trình đơ thị hóa và thực hiện cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhiều cơng trình được xây dựng, nhiều máy móc
thiết bị mới sẽ được thay thế và như vậy yêu cầu đặt ra cho việc quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực an toàn lao động ngày càng đa dạng, phức tạp và mang tính quốc tế cao.
Quy trình về chế độ an tồn lao động là mang tính bắt buộc đối với các chủ thể
trong quan hệ lao động khoản 1 điều 7 Bộ luật lao động đã khẳng định quyền của
người lao động được: “Bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn
vệ sinh lao động” và quy định về việc thực hiện chế độ an toàn lao động là trách nhiệm
của “người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động… người lao
động tuân thủ quy định về an tồn lao động… Chính phủ lập chương trình quốc gia về
bảo hộ lao động và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà
nước” (Khoản 1,2 điều 95 BLLĐ). Với nội dung mang tính ngun tắc như trên vấn đề
an tồn lao động không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là sự phối hợp thực hiện
giữa người lao động ngày càng tốt hơn, tạo động lực cho hoạt động sản xuất lao động
làm giàu đất nước. Là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình kinh
tế xã hội phục vụ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn
minh”.


11

1.3 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về vấn
đề an toàn lao động:
1.3.1 Trƣớc khi ban hành Bộ luật lao động:
Bảo hộ lao động nói chung và an tồn lao động nói riêng là một chính sách kinh
tế, xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các
thời kỳ rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật, chế độ chính
sách cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

Cách mạng tháng Tám thành công 1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Khi nhà nhà nước cách mạng non trẻ ra đời, tuy cịn khá bộn bề khó
khăn và bị đe doạ bởi các thế lực thù địch ở nhiều phía, Chính phủ bắt tay ngay vào
việc quản lý điều hành đất nước trong điều kiện các văn bản pháp luật hầu như chưa có
gì. Trước tình hình như vậy Hồ Chủ Tịch đã ký ngay Sắc lệnh cho giữ tạm thời các
luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở các miền cho đến khi ban hành những đạo luật mới.
Bên cạnh đó mặc dầu cịn ở chiến khu Việt Bắc, trong điều kiện vơ cùng khó khăn,
tháng 3/1947 Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh 29/SL, vấn đề đảm bảo cho cơng nhân được
làm việc trong mơi trường an tồn và vệ sinh đã được đề cập: “Các xí nghiệp phải có
đủ phương tiện để bảo an và giữ gìn sức khỏe cho công nhân”. “Những nơi làm việc
phải rộng rãi, thống khí và có ánh sáng mặt trời” (Điều 133 và 140 Sắc lệnh số 29/SL
tháng 3 năm 1947). Sắc lệnh quy định chế độ lao động khi làm công cho các chủ người
Việt Nam tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mõ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do
trong tồn quốc. Bên canh đó quyền lợi của người lao động được đảm bảo bằng những
quy định tiến bộ của các văn bản luật cũ và sự bổ sung của các quy định bảo đảm
quyền làm việc, tự do về ý chí trong lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi... (Sắc
lệnh số 47 ngày 10/10/1945) và hàng loạt các văn bản khác nữa như các Nghị định 01,
Nghi định 02 (01/10/1945), Sắc lệnh 64 (08/03/1945), Sắc lệnh 55 (20/04/1946) cho
đến 1947 Sắc lệnh 29 được ban hành thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến người lao
động, đảm bảo họ được làm việc trong điều kiện an toàn, được hưởng trợ cấp và các


12

ưu đãi khác. Sắc lệnh cũng quy định ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao
động. Việc ban hành các quy định pháp luật về an toàn lao động ngay từ những ngày
đầu thành lập nước đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với
vấn đề sức khỏe tính mạng của đại đa số nhân dân lao động nói chung và người lao
động nói riêng. Đây là giai đoạn nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp nên các
văn bản pháp luật của chúng ta thi hành trong phạm vi hẹp, trong khoảng thời gian

ngắn. Tuy nhiên đó là những văn bản có giá trị quan trọng nhằm ổn định quan hệ lao
động tại các nhà xưởng, bảo vệ được quyền lợi đa số người lao động vừa sản xuất vừa
tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Chuyển sang giai đoạn hai miền Nam, Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng: miền
Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc
Mỹ thống nhất đất nước, quyền lợi của người lao động tiếp tục được quan tâm địa vị
pháp lý của họ càng được củng cố bằng hàng loạt các văn bản mới được ban hành và
sau đại hội Đảng lần thứ III để phục vụ cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế ở miền
Bắc Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động kèm theo
Nghị định 181/CP ngày 18/12/1964. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta quy
định tương đối toàn diện những vấn đề an toàn lao động điều lệ gồm 6 chương 38 điều
cùng với nhiều thông tư quy định cụ thể những vấn đề về an toàn lao động trong thời
gian hơn một phần tư thế kỷ. Với nhiệm vụ tích cực là lực lượng lao động phát huy tốt
nhất khả năng lao động của mình, hồn thành nhiệm vụ vừa xây dựng đất nước vừa
làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn ở miền nam, là cơ sở pháp lý bảo vệ
quyền lợi cho người lao động, đảm bảo cho họ được làm việc trong điều kiện thuận
lợi, an toàn, hạn chế nguy cơ xâm phạm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực an
toàn lao động. Khi đất nước thống nhất, Nhà nước bắt tay vào khôi phục phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh đó một số văn bản pháp luật lao
động mới ban hành chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể, còn trong khu vực kinh tế tư nhân thì quyền lợi của
người lao động rất ít được quan tâm. Chính vì điều này đã làm cho người lao động lo
ngại, luôn mong muốn phấn đấu được vào biên chế Nhà nước vì cho rằng chỉ có biên


13

chế trong các khu vực trên mới có thể được bảo vệ các quyền và lợi ích. Điều này đã
làm trở ngại, làm chậm bước phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Với đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 công cuộc đổi mới được khởi

xướng, thừa nhận nền kinh tế có sự định hướng của Nhà nước đã góp phần làm thay
đổi diện mạo của nền kinh tế xã hội, yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh
doanh càng được nâng lên. Với sự tham gia các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt
là thành phần kinh tế tư nhân, kéo theo nhu cầu sử dụng lao động tăng. Để đáp ứng
yêu cầu thời kỳ đổi mới ngày 10/9/1991 Hội đồng Nhà nước đã quyết định ban hành
Pháp lệnh bảo hộ lao động, để bảo đảm cho người lao động có quyền làm việc trong
điều kiện an toàn, nâng cao trách nhiệm người sử dụng lao động, tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước vì bảo hộ lao động nói chung và an tồn lao động nói riêng nhằm
phịng ngừa tai nạn lao động và từng bước cải thiện điều kiện lao động. Pháp lệnh với
quy định cụ thể từ khâu quy hoạch xây dựng thiết kế, thi công, chế tạo đến việc xác
định địa điểm lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư theo
yêu cầu an toàn lao động. Từ tuyển chọn, đào tạo sử dụng người lao động đến công tác
tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn lao động. Đặc biệt đáng quan tâm là mối
quan hệ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động trong lĩnh vực
an toàn lao động. Và để đảm bảo cho Pháp lệnh bảo hộ lao động được triển khai thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số
359-CT ngày 04/11/1991 tiếp theo là các Chỉ thị 20-CT ngày 20/11/1991 của Tổng
Liên đồn lao động Việt Nam, và Thơng tư 17/LB/TT ngày 26/12/1991 của Liên bộ
lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Lần đầu
tiên quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn của người lao động được pháp
luật công nhận và bảo vệ.
1.3.2 Sau khi Bộ Luật Lao Động đƣợc ban hành:
Hiến pháp 1992, ra đời được coi là pháp lý cơ bản nhất trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích của người lao động nói chung và lĩnh vực an tồn lao động nói riêng. Sau
Hiến pháp một loạt các văn bản pháp luật mới được ban hành, những văn bản đó thúc
đẩy sự ra đời nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tạo mơi trường hình thành và
phát triển các quan hệ lao động đa dạng, mới về chất lượng trong nền kinh tế thị


14


trường. Cùng với sự phát triển của đất nước hệ thống pháp luật lao động cũng dần
được hoàn thiện theo xu hướng đảm bảo toàn diện và sâu sắc hơn các quyền và lợi ích
của người lao động trong lĩnh vực này. Trước những yêu cầu của tình hình mới ngày
23/06/1994, Quốc hội thông qua Bộ luật lao động. Bộ luật đã thể chế hóa đường lối
chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp năm 1992 trong lĩnh vực lao
động, xã hội mở mang nhiều ngành nghề, đảm bảo giải phóng mọi tiềm năng lao động,
bảo đảm cho lực lượng sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bộ luật lao động có chương IX về an toàn lao động,
vệ sinh lao động. Đây là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất của nước ta về an toàn
lao động, các chế định về vấn đề trên ra đời dựa trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản
pháp luật từ thời kỳ đổi mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lý vững
chắc cho người lao động và sử dụng lao động tham gia quan hệ lao động cũng như
quyền bình đẳng của các chủ thể này trong và ngoài khu vực Nhà nước. Đặc biệt
quyền lợi của người lao động càng được khẳng định và củng cố hơn, quy định rõ hơn
về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực an tồn lao động, ví dụ như
Bộ luật lao động quy định những chính sách đối với người lao động làm công việc
nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (theo danh
mục ban hành) như chính sách về bảo hộ lao động… Và để các chế định đó của Bộ
luật được cụ thể hóa tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh Chính phủ đã
ban hành Nghị định 06/CP ngày 20/11/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật
lao động về an toàn vệ sinh lao động cùng với hàng loạt các Thông tư, Chỉ thị quy
phạm an toàn, tiêu chuẩn mới được ban hành hoặc điều chỉnh, sửa đổi tạo thành hệ
thống pháp luật, chế độ chính sách an tồn lao động của nước ta như Thông tư số
08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn công tác huấn luyện an tồn lao động, vệ sinh lao động, Thơng tư 02/ LĐTBXHTT ngày 19/01/1990, Thông tư 23/ LĐTBXH-TT ngày 19/09/1995 hướng dẫn bổ sung
Thông tư 08, Thông tư 10/1998/TT-LĐTBXH 28/05/1998 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Với
một hệ thống các văn bản pháp luật về vấn đề an toàn lao động cùng với Bộ luật lao
động đã cho chúng ta thấy được rằng trong xã hội này xuất phát từ quan điểm coi mục



15

tiêu và động lực chính của sự phát triển là “Vì con người, do con người, trước hết là
người lao động trong kinh tế thị trường làm công ăn lương luôn ở vào vị thế yếu hơn
nên họ phải được quan tâm, bảo vệ”.
Tuy nhiên trong quan hệ lao động thì người sử dụng lao động là lực lượng ít hơn
nhưng với khả năng tài chính có thể điều khiển được mọi hoạt động kinh doanh cũng
như có được sức mạnh của đồng tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn nhằm đạt được mục
tiêu riêng cho mình. Nói như vậy khơng có nghĩa họ khơng được pháp luật quan tâm
bảo vệ. Trong chừng mực nhất định quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng được đảm bảo,
về vấn đề an tồn lao động họ cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ lao động thực thi quyền và nghĩa vụ của
mình cũng như trách nhiệm của Nhà nước về an toàn lao động nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý một cách tốt nhất. Ngày 02/04/2002 Quốc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Bộ luật lao động. Đạo luật này đã sửa đổi bổ sung 2 Điều gồm Điều
96 và Điều 107 của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau đó
Chính phủ lại ban hành Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995. Nhằm đảm bảo thực hiện
thống nhất các quy định về an toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư 10/2003/TT-LĐTBXH ngày 18/04/2003 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với
người lao động bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Quyết định số 1152/2003/QĐ –
BLĐTBXH ngày 18/09/2003 về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nhìn chung, các chế định về an tồn lao động từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu
cầu đổi mới phát triển kinh tế xã hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các chủ thể
trong quan hệ lao động mà đặc biệt là người lao động - lực lượng sản xuất của xã hội,
tạo niềm tin cho họ an tâm lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động
trong việc đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động phòng ngừa tai nạn lao động

xảy ra. Góp phần phát triển ổn định, bền vững nền kinh tế đất nước. Và các chế định
an toàn lao động cũng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia
quan hệ lao động phù hợp với điều kiện sản xuất mới, công nghệ mới hiện nay.


16

CHƢƠNG II
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
2.1 Nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động:
2.1.1 Nguyên tắc an toàn lao động:
An tồn lao động là vấn đề rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng của người lao động - sức sản xuất chủ yếu của xã hội. Nhất là ở một nước
có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề con người nói
chung và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động nói riêng càng được quan
tâm đề cao. Trong điều kiện lao động hiện nay, với khoa học công nghệ phát triển,
trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, mơi trường làm việc dễ bị ơ nhiễm bởi bụi,
khói, tiếng ồn… thì vấn đề bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm
việc càng trở nên cấp thiết, nhất là khi người sử dụng lao động chỉ chú ý đến việc tăng
lợi nhuận mà khơng thực hiện chế độ an tồn lao động cho người lao động. Bộ luật lao
động Việt Nam đã giành hẳn một chương IX để bàn về vấn đề an toàn lao động, với
những quy định cụ thể đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện
an toàn, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, tăng cường hiệu lực quản
lý nhà nước về an tồn lao động nhằm phịng ngừa tai nạn lao động và từng bước cải
thiện điều kiện lao động. Việc xây dựng cũng như việc áp dụng những quy định về an
toàn lao động cần quán triệt các tư tưởng mang tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề khách thể cần bảo vệ mà Nhà nước quy
định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ
chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước, cụ thể là Chính phủ, lập chương trình

quốc gia về an tồn lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách
của Nhà nước cho đến ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an tồn
lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa những
quy định của pháp luật vào tình hình thực tiễn sao cho phù hợp với điều kiện của
mình.


17

Nguyên tắc này thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với vấn đề an
toàn lao động. Pháp luật không thừa nhận bất cứ sự thỏa thuận nào của các chủ thể về
an toàn lao động nhằm ngăn chặn tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng thế mạnh
của mình để chèn ép, buộc người lao động phải làm việc trong những điều kiện không
đảm bảo an toàn, dưới danh nghĩa những thỏa thuận. Tuy nhiên, để những quy định
của pháp luật về an toàn lao động được cụ thể hóa một cách phù hợp với tình hình thực
tế, thì nhà nước với chức năng của mình phải song song tiến hành việc kiện toàn hệ
thống pháp luật cũng như việc tăng cường hệ thống hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thi
hành pháp luật vì bản thân hệ thống này yếu kém thì cho dù các văn bản pháp luật có
nghiêm đến đâu thì cũng chỉ là trên lý thuyết. Bên cạnh đó nếu như một hệ thống pháp
luật khơng hồn chỉnh khơng tiến bộ thì làm gì có cơ sở để hệ thống tổ chức tiến hành
hoạt động của mình một cách có hiệu quả và Nhà nước có trách nhiệm đầu tư nghiên
cứu khoa học, phát triển cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, phương tiện
bảo vệ cá nhân, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về an toàn lao
động.
Thứ hai, an toàn lao động được thực hiện toàn diện và đồng bộ.
Nguyên tắc thực hiện toàn diện, đồng bộ này đòi hỏi mọi khâu sản xuất kinh
doanh, từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu thực hiện kế hoạch đều phải có kế hoạch an
tồn lao động đi kèm. Bất kỳ ở đâu, lúc nào có tiếp xúc với máy móc, thiết bị, vật tư,
năng lượng, hóa chất thì đều phải thực hiện an tồn lao động. Cơng tác an tồn lao
động tơn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định an toàn lao động, là trách

nhiệm của nhiều bên: các bên trong quan hệ lao động, cơ quan nhà nước, đoàn thể xã
hội, trong đó trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người
lao động. Mặt khác các chế định, về an toàn lao động quy định mọi tổ chức cá nhân kể
cả các tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên trên lãnh thổ
Việt Nam đều phải thực hiện an toàn lao động theo quy định pháp luật. Cụ thể, các
đơn vị sử dụng lao động khơng chỉ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn
lao động mà cịn đảm bảo các điều kiện an tồn lao động, tổ chức huấn luyện, hướng
dẫn người lao động về những quy định biện pháp làm việc an toàn liên quan đến
nhiệm vụ công việc của họ. Khi các đơn vị sử dụng lao động tổ chức hoạt động kinh


18

doanh ngoài xây dựng mở rộng, cải tạo cơ sở thì các luận chứng về những vấn đề trên
chỉ được coi là hồn hảo đầy đủ khi trong đó các giải pháp về an toàn lao động được
giải quyết triệt để. Người lao động có trách nhiệm thực hiện những quy định về an
tồn lao động, giữ gìn và sử dụng các trang thiết bị phòng hộ đã được cấp phát. Các
quy định, tiêu chuẩn về an toàn lao động luôn là bắt buộc đối với các bên trong quan
hệ lao động, khơng chỉ thế mà cịn với mọi hình thức lao động đang tồn tại.
Thứ ba, đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của các tổ chức Cơng đồn
trong lĩnh vực an tồn lao động được quy định cụ thể ở Điều 20, Điều 21 Nghị định
06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao
động về an toàn lao động. Cơng tác an tồn lao động mang tính quần chúng rộng rãi,
cho nên nó chính là một nội dung quan trọng trong chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi
ích của người lao động của tổ chức Cơng đồn. Trong phạm vi chức năng và quyền
hạn của mình, cơng đoàn tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng chương trình
quốc gia và pháp luật về an tồn lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức cơng
đồn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân
thủ các quy định về an tồn lao động. Đồng thời cơng đồn còn tham gia thực hiện
việc kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an tồn lao động. Do đó tơn trọng các

quyền của cơng đồn và đảm bảo cho cơng đồn làm trịn trách nhiệm của mình trong
lĩnh vực an toàn lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên liên
quan. Trên đây là ba nội dung làm tư tưởng chủ đạo đảm bảo cho các quy định các tiêu
chuẩn về an toàn lao động được các chủ thể có liên quan thực hiện một cách nghiêm
chỉnh và thống nhất.
2.1.2 Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động:
2.1.2.1 Những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn lao động, ngăn ngừa sự cố:
Song song với việc xác định trách nhiệm của nhà nước, của người sử dụng lao
động, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động sản xuất về vấn đề bảo đảm an tồn
lao động, pháp luật cịn xây dựng những nội dung cụ thể buộc các chủ thể phải thực
hiện. Trước tiên là những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn lao động, ngăn ngừa sự cố.
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hiện đại, nguy cơ tìm ẩn
nguy hiểm cho người lao động vì thế mà cũng tăng. Cho nên cần tăng cường thực hiện


19

những quy định của pháp luật về ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra do cơng tác an tồn lao
động không được đảm bảo. Điều 96, Điều 97, Điều 98 Bộ luật lao động đã tập trung
vào những vấn đề trên cụ thể như sau:
 Việc xây dựng mới mở rộng hoặc cải tạo cơng trình, các cơ sở để sản xuất, sử
dụng, bảo quản lưu giữ các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an tồn lao động, thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập báo cáo khả thi về
các biện pháp bảo đảm an toàn lao động (Khoản 1 điều 1 Nghị định 110/2002/NĐ-CP
ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
06/CP ngày 20/1/1995).
 Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu
công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động. Các loại máy,
thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được đăng ký

và kiểm định theo quy định của Chính phủ.
Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động là tiêu chuẩn quy phạm bắt buộc thực
hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động của Nhà nước, của ngành ban
hành người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an tồn lao động cho
từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn lao động nơi làm việc (Điều 3 Nghị
định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ). Tổ chức, cá nhân khi đưa vào sử dụng các
loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động thuộc
danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định, phải thực hiện đăng ký
và kiểm định và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thủ tục
đăng ký và kiểm định (Khoản 2 điều 1 Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002).
 Nơi làm việc phải bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về
các yếu tố gây mệt mỏi, gây nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng của người lao động và
được định kỳ kiểm tra đo lường để đề phịng lâu ngày có thể vượt q tiêu chuẩn cho
phép dễ gây tai nạn cho người lao động.
2.1.2.2 Những biện pháp phòng hộ chống lại các nhân tố khơng an tồn lao
động trong lao động sản xuất:


20

Bên cạnh những biện pháp mang tính ngăn ngừa sự cố trên, Nhà nước còn quy
định một số các biện pháp cụ thể, trực tiếp bảo vệ phòng hộ cá nhân người lao động.
 Phương tiện bảo vệ các nhân:
Trong sản xuất, nhiều người lao động thường phải tiếp xúc với những yếu tố
nguy hiểm có nguy cơ gây những tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Để bảo vệ
người lao động, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp nhằn
hạn chế, loại trừ các yếu tố gây hại cho sức khỏe con người như: các giải pháp kỹ thuật
xử lý môi trường, thơng gió, chống gió, chống bụi và hơi khí độc, chống bức xạ có hại.
Tuy nhiên bên cạnh giải pháp đó, người lao động cũng cần nêu cao ý thức trong sử
dụng các phương tiện cá nhân bảo vệ chính mình. Trên thực tế, phần lớn những rủi ro

do mất an tồn đều có thể tránh hoặc giảm nhẹ được hậu quả nếu mọi người có ý thức,
có hiểu biết về cách phịng tránh và đặc biệt có những phương tiện phịng hộ thích
hợp. Có những dụng cụ phịng hộ tuy đơn giản, không quá đắt tiền nhưng lại có tác
dụng bảo vệ rất tốt như găng tay, ủng cách điện, ghế cách điện, dây đeo an toàn, khẩu
trang cho người tiếp xúc với khí độc, quần áo chống cháy… Phương tiện bảo vệ cá
nhân là những dụng cụ, phương tiện, trang bị thiết yếu mà con người phải sử dụng
trong khi lao động, công tác để bảo vệ cơ thể khỏi bị tác hại xấu của các yếu tố nguy
hiểm và có hại phát sinh trong mơi trường làm việc. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải
được coi như một công cụ sản xuất, công tác thiết yếu mà khơng có nó, khơng thể bắt
tay vào làm việc được. Do đó, phải hết sức coi trọng việc bảo đảm chất lượng các
phương tiện bảo vệ cá nhân, nếu sử dụng phải phương tiện bảo vệ cá nhân kém chất
lượng thì khơng chỉ thiệt hại về kinh tế, mà điều quan trọng hơn là bị ảnh hưởng xấu,
nguy hại đến sức khỏe, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng phương tiện bảo
vệ cá nhân trong đợt phịng chống bệnh viêm đường hơ hấp (SARS) và dịch cúm gia
cầm trong thời gian qua là những minh chứng cụ thể điều đó.
Người lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được
cung cấp những phương tiện bảo vệ cá nhân đó là những trang bị mà người lao động
sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể
dẫn đến tai nạn lao động. Các phương tiện bảo vệ cá nhân được nhà nước tiêu chuẩn
hóa về chất lượng và quy cách. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương


21

tiện mà trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh người lao động được trang bị để
ngăn ngừa tai nạn lao động.
Người lao động làm cơng việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân. Các phương tiện cá nhân (như khẩu trang, găng tay, ủng,
giầy, kính, mũ, dây an toàn, mặt nạ…) do người sử dụng lao động cung cấp đúng quy
cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động -Thương binh Xã hội

quy định (Điều 101 BLLĐ). Ngày 28/5/1998 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã
ra thông tư số 10/1998/TT-BLLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nhập khẩu các phương tiện bảo vệ cá
nhân có trách nhiệm bảo đảm đúng tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành và phải chịu
trách nhiệm về những hậu quả gây ra do người sử dụng do phương tiện bảo vệ cá nhân
không đảm bảo tiêu chuẩn.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương
tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải định kỳ kiểm tra,
đánh giá lại về chất lượng các loại đặc chủng có yêu cầu an toàn (găng tay, thảm cách
điện…) Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên.
Mọi người lao động khơng phân biệt cơng dân Việt Nam hay người nước ngồi
làm những cơng việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới bất kỳ hình thức nào trong
mọi thành phần kinh tế đều được người sử dụng lao động trang bị các phương tiện cá
nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động. Người lao động có trách nhiệm
sử dụng, bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân. Người làm nghề tự do phải lo
liệu cho mình những phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để phòng ngừa tai nạn lao
động.
Cho nên nhìn từ hai góc độ, khi để đảm bảo an tồn trong lao động mà ở đó con
người là đối tượng cần bảo vệ, cũng như khi coi phương tiện bảo vệ cá nhân như một
loại sản phẩm tiêu dùng đặc chủng mà con người là chủ thể sở hửu và sử dụng nó, thì
vấn đề nghiên cứu sản xuất ra phương tiện bảo vệ cá nhân có chất lượng tốt, giá thành
hạ, quản lý tốt việc lưu thông, phân phối, xuất nhập khẩu, cung ứng, bảo đảm sử dụng


×