Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.94 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐINH HẢI CƢỜNG

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyên Thanh
Học viên: Đinh Hải Cƣờng
Lớp: Cao học Luật, khóa I – Bình Thuận

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng
hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Nguyên Thanh. Những thông tin, tài liệu trong luận
văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn
gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Đinh Hải Cƣờng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BPNC
BLTTHS
CQĐT
KSND
NXB
TP
TTHS
THAHS
VKS
VKSND
VKSNDTC

:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Biện pháp ngăn chặn
Bộ luật tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra
Kiểm sát nhân dân
Nhà xuất bản
Thành phố
Tố tụng hình sự
Thi hành án hình sự
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ VÀ TRẢ
TỰ DO CHO NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ ......................................................................5
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền áp dụng và trả tự
do cho ngƣời bị tạm giữ ......................................................................................... 5
1.1.1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ ....................................................5
1.1.2. Thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ...............................................7

1.2. Thực tiễn về thẩm quyền áp dụng và trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ ....... 9
1.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ ..9
1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn về thẩm quyền áp dụng và trả
tự do cho người bị tạm giữ và nguyên nhân.......................................................12
1.3. Những biện pháp bảo đảm xác định đúng thẩm quyền áp dụng biện
pháp tạm giữ và trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ ............................................... 18
1.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về thẩm
quyền áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ ................18
1.3.2. Biện pháp khác bảo đảm áp dụng đúng thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ .........................................................19
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................22
CHƢƠNG 2. THỜI HẠN TẠM GIỮ VÀ GIA HẠN TẠM GIỮ .......................23
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn tạm giữ và gia hạn
tạm giữ .................................................................................................................. 23
2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn tạm giữ ...................23
2.1.2. Gia hạn tạm giữ ........................................................................................28
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật TTHS về thời hạn tạm giữ và
gia hạn tạm giữ ..................................................................................................... 30
2.2.1. Tình hình tạm giữ và gia hạn tạm giữ ......................................................30
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thời hạn tạm giữ, gia
hạn tạm giữ và nguyên nhân ..............................................................................33
2.3. Những biện pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật TTHS
về thời hạn tạm giữ và gia hạn tạm giữ ............................................................. 38
2.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về thời
hạn tạm giữ và gia hạn tạm giữ .........................................................................38


2.3.2 Biện pháp khác bảo đảm áp dụng đúng thời hạn tạm giữ và gia hạn
tạm giữ ...............................................................................................................41
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................44

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BLTTHS năm 2015 quy định nhiều biện pháp ngăn chặn như: Giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm,
cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Các biện pháp này nhằm đấu tranh
phòng, chống tội phạm, đồng thời giúp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhanh chóng thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc đấu tranh với tội phạm. Trong số các biện
pháp đó, biện pháp tạm giữ đóng vai trị rất quan trọng bởi thời hạn tạm giữ là
khoảng thời gian đầu tiên Cơ quan điều tra bắt đầu tiến hành xác minh làm rõ các
tình tiết phạm tội, xác định người phạm tội để từ đó tìm ra sự thật khách quan của
vụ án, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề về cải cách tư pháp nhằm xây dựng
hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tơn trọng
và bảo vệ quyền con người. Điều này đã thể hiện rõ qua Nghị quyết số 49 - NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020.
Quyền con người ngày càng được pháp luật bảo vệ là xu thế chung của quốc tế. Do
đó, việc tạm giữ người cần phải hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến quyền
tự do cá nhân, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong dư luận. Thực tế hiện nay, vẫn
cịn tình trạng tạm giữ người thiếu căn cứ, tạm giữ người tùy tiện khi không cần
thiết, tạm giữ quá thời hạn pháp luật quy định. Việc tồn tại những tình trạng như
trên không chỉ do bản thân những người thực thi cơng vụ mà cịn bởi các quy định
về tạm giữ còn nhiều điểm chưa rõ như: Đối tượng tạm giữ, thẩm quyền áp dụng
biện pháp tạm giữ, căn cứ để xác định tính cần thiết của việc áp dụng biện pháp

ngăn chặn tạm giữ, thời hạn tạm giữ…
Trong bối cảnh BLTTHS năm 2003 hết hiệu lực và được thay thế bằng
BLTTHS năm 2015 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), các quy định về
biện pháp ngăn chặn có những thay đổi một cách đáng kể, có sự đổi mới theo
hướng hiệu quả, chặt chẽ, chi tiết hơn trong việc áp dụng, tránh tùy tiện, chung
chung gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đối với biện
pháp ngăn chặn tạm giữ cũng có những thay đổi nhất định. Tuy vẫn kế thừa quy
định tại Điều 86, BLTTHS năm 2003 nhưng các quy định về biện pháp ngăn chặn
tạm giữ tại BLTTHS năm 2015 đã chi tiết hơn, phù hợp hơn. Quy định về biện
pháp ngăn chặn tạm giữ được BLTTHS năm 2015 điều chỉnh theo năm yếu tố là


2
thẩm quyền áp dụng, căn cứ áp dụng, trình tự, thủ tục và thời hạn áp dụng1. Đây
chính là điểm khác biệt khá lớn so với BLTTHS năm 2003 và việc áp dụng trên
thực tế cũng đang gây ra khá nhiều lúng túng cho các cơ quan có thẩm quyền.
Cách hiểu, áp dụng của Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số
hoạt động điều tra, VKS còn nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến cách thực hiện,
cách áp dụng cịn khác nhau. Bên cạnh đó, quy định về các biện pháp ngăn chặn
thay thế cho biện pháp tạm giữ chưa thật sự phù hợp gây ra tâm lý ngại áp dụng
của các cơ quan có thẩm quyền.
Để góp phần đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các quy định về biện
pháp ngăn chặn tạm giữ, tránh trường hợp áp dụng tùy tiện, gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ cũng như gây khó khăn trong việc
điều tra sự thật khách quan của vụ án, học viên chọn đề tài “Biện pháp tạm giữ theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn để qua đó nghiên cứu, tìm hiểu về biện
pháp tạm giữ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Biện pháp tạm giữ là một chế định quan trọng. Do đó, biện pháp này được
quan tâm và đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Các cơng trình nghiên

cứu theo BLTTHS năm 2003 khá phong phú, tiêu biểu như Sách chuyên khảo “Chế
định các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn”2 - Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, đây là sách được phát triển
từ luận án của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, tập trung sâu vào các vấn đề lý luận,
nghiên cứu các thực trạng, những điểm bất cập của các biện pháp tạm giữ theo quy
định của BLTTHS năm 2003. Các luận án và luận văn liên quan đến biện pháp tạm
giữ như Luận án “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng
hình sự Việt Nam. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Tiến sĩ Nguyễn Văn
Điệp thực hiện năm 2005 (Đại học quốc gia Hà Nội); Luận văn thạc sĩ “Các biện
pháp ngăn chặn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tại
thành phố Hồ Chí Minh” của Thạc sĩ Lê Ngọc Tiến thực hiện năm 2003 (Đại học
Luật TP.HCM). Bên cạnh đó, nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về biện
pháp tạm giữ như “Một số vấn đề về quy định tạm giữ trong tố tụng hình sự” của

Võ Thị Kim Oanh - Chủ biên (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của BLTTHS 2015, NXB Hồng
Đức, TP.HCM, tr. 60.
2
Nguyễn Trọng Phúc (2015), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1


3
Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 08 năm 2003;
“Hoàn thiện quy định về tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác
giả Hoàng Văn Hạnh đăng tên tạp chí Luật học số 07 năm 2008. Các tác giả trên
đều có cơng trình nghiên cứu tập trung vào các quy định của BLTTHS năm 2003,
qua đó đánh giá được những điểm hạn chế, chưa hợp lý để đề xuất, kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật.
BLTTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Do
đó, các cơng trình nghiên cứu đối với biện pháp ngăn chặn tạm giữ theo quy định

mới vẫn chưa nhiều, các bài viết có thể kể đến như: “Về biện pháp tạm giữ trong
BLTTHS năm 2015” của tác giả Ngơ Văn Vịnh đăng trên tạp chí Khoa học kiểm sát
số 06 năm 2016; “Về chế định biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam
2015” của tác giả Bùi Thị Hạnh đăng tên tạp chí Khoa học kiểm sát số 04 năm
2016. Các quy định của BLTTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành và các quy
định đối với biện pháp tạm giữ cũng có những thay đổi đáng kể nên đến nay chưa
có cơng trình nào tập trung sâu về biện pháp tạm giữ.
Đề tài “Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự Việt nam” tập trung
nghiên cứu về các quy định liên quan đến biện pháp tạm giữ theo BLTTHS năm
2015, có sự so sánh với BLTTHS năm 2003. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá việc
áp dụng biện pháp này trong thực tiễn nhằm chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong
các quy định mới của BLTTHS năm 2015 và đề xuất hướng hoàn thiện phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là làm rõ vấn đề nhận thức, pháp luật và thực tiễn áp
dụng biện pháp tạm giữ, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
biện pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự.
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích những vấn đề pháp lý về quy định của BLTTHS năm 2015 liên
quan thẩm quyền và thời hạn tạm giữ.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ và những hạn chế, vướng mắc.
- Đề xuất một số biện pháp về pháp luật và triển khai áp dụng pháp luật đối
với biện pháp tạm giữ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là khía cạnh pháp luật và thực tiễn về thẩm quyền và
thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ.
- Phạm vi nghiên cứu:


4
Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hai nội dung có nhiều vướng

mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đó là thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ, trả tự do cho người bị tạm giữ và thời hạn tạm giữ.
Về thời gian đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ: từ năm 2015 đến
năm 2019.
Về địa bàn nghiên cứu: luận văn nghiên cứu số liệu thực tiễn áp dụng biện
pháp tạm giữ trong phạm vi cả nước và một số vụ án điển hình ở các địa phương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư
pháp và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, phương pháp thống kê, nghiên cứu vụ án điển hình để giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu của đề tài
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Đề tài góp phần kiến nghị hồn thiện nội dung về
biện pháp tạm giữ trong BLTTHS năm 2015; đề xuất liên ngành VKSNDTC - Bộ
Cơng an - Bộ Quốc phịng có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự để tạo sự
thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ.
Địa chỉ ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng vận dụng trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ. Ngồi ra
cịn có thể sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để tham khảo, vận dụng trong việc
giảng dạy chuyên ngành luật.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn “Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” gồm hai
chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị
tạm giữ
Chƣơng 2. Thời hạn tạm giữ và gia hạn tạm giữ



5
CHƢƠNG 1
THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ
VÀ TRẢ TỰ DO CHO NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền áp dụng và
trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ
1.1.1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ
Biện pháp tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định
trong luật TTHS Việt Nam. Tạm giữ là “biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để cách ly họ với xã hội
trong thời gian cần thiết cần ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra
và xác định sự liên quan của người này đối với việc phạm tội”3. Tại BLTTHS năm
2015, nhà làm luật đã quy định biện pháp ngăn chặn mới “Giữ người trong trường
hợp khẩn cấp”. Do đó, định nghĩa về biện pháp tạm giữ như sau: “Biện pháp tạm
giữ là biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,
đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã” 4. Biện pháp tạm giữ có
vị trí quan trọng trong hệ thống tố tụng hình sự, giúp ngăn chặn hiệu quả hành vi
phạm tội, hành vi gây cản trở điều tra hoặc bỏ trốn, qua đó bảo đảm cho các cơ quan
có thẩm quyền điều tra tiến hành điều tra ban đầu. Giai đoạn điều tra ban đầu là giai
đoạn quan trọng giúp xác định tội phạm, củng cố các căn cứ để khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, đồng thời nâng cao khả năng đấu tranh phịng, chống tội phạm của các cơ
quan, người có thẩm quyền.
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ là các cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng5 được quy định trong luật TTHS. Theo quy định tại
khoản 2, Điều 117 BLTTHS năm 2015 thì “những người có thẩm quyền ra lệnh giữ
người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm
giữ”. Như vậy, theo quy định trên thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm

giữ có thể phân ra thành ba nhóm như sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa; NXB Tư pháp, Hà Nội,
tr.690.
4
Điều 117, BLTTHS năm 2015.
5
Điều 109, BLTTHS năm 2015.
3


6
- Người có thẩm quyền trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra6;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay,
bến cảng.
Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS năm 2003 viện dẫn khoản 2, Điều 81
BLTTHS năm 2003 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ thì ngồi
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp và người chỉ huy tàu bay, tàu
biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì chủ thể được áp dụng
biện pháp tạm giữ chỉ có người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và
tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới. Như vậy, so với
BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 quy định chủ thể có thẩm quyền áp dụng
biện pháp tạm giữ rộng hơn, gồm người có thẩm quyền của cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Sự thay đổi này phù hợp với thực tiễn
vì tội phạm diễn ra ngày càng tinh vi phức tạp, nếu theo quy định tại Điều 81
BLTTHS năm 2003 thì các chủ thể như Đồn trưởng Đồn Biên phịng, Chỉ huy
trưởng Biên phịng Cửa khẩu cảng, Đồn trưởng Đồn đặc nhiệm phịng chống tội
phạm ma túy lực lượng cảnh sát biển… sẽ khơng có căn cứ pháp lý để trực tiếp tạm

giữ đối tượng.
Việc quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ của những người có
thẩm quyền thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra tạo điều kiện để cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm hiệu quả hơn. Chủ thể
ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm các tài liệu làm căn cứ tạm giữ
cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền. Sau khi nhận được các tài liệu nêu trên,
nếu xét thấy việc tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì VKS có quyền ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ 7. Trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định
tạm giữ thì quyết định đó đương nhiên khơng có hiệu lực thi hành.
Thơng qua các quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ
của BLTTHS năm 2015 có thể thấy các quy định này được các nhà làm luật ghi nhận
bằng phương pháp liệt kê. Cách liệt kê lần lượt các chủ thể có thẩm quyền áp dụng
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng
Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục
trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phịng, Đồn trưởng Đồn đặc nhiệm phịng, chống ma túy và
tội phạm Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh vùng lực lượng cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật
lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đồn đặc nhiệm phịng chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát
biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
7
Khoản 4, Điều 117, BLTTHS năm 2015.
6


7
biện pháp tạm giữ có những điểm tích cực như quy định chi tiết, dễ dàng trong việc
áp dụng, tuy nhiên bên cạnh đó phương pháp này cũng dẫn đến các mâu thuẫn, gây
sự chồng chéo trong cách hiểu, cách áp dụng như quy định tại khoản 2, Điều 117 và
khoản 4, Điều 110 BLTTHS năm 2015. Khoản 2, Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy
định những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2, Điều 110
BLTTHS năm 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ. Như vậy, các chủ thể có thẩm

quyền giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại khoản 2, Điều 110 BLTTHS năm
2015 đều có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, trong đó có chủ thể là người chỉ huy
tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Tuy nhiên, theo
quy định tại khoản 4, Điều 110, BLTTHS năm 2015 thì chỉ những chủ thể được quy
định tại điểm a, b, khoản 2, Điều 110 BLTTHS năm 2015 mới có quyền ra quyết định
tạm giữ. Như vậy, người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi
sân bay, bến cảng khơng có quyền ra quyết định tạm giữ. Chủ thể có thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ trong trường hợp này là cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến
cảng đầu tiên tàu trở về 8. Quy định này nhằm khắc phục việc tàu bay, tàu biển có
thời gian di chuyển lâu hơn thời hạn tạm giữ. Khi đó, việc ra quyết định tạm giữ và
gia hạn thời hạn tạm giữ sẽ không đảm bảo theo quy định.
1.1.2. Thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ
“Trả” là “đưa lại cho người khác cái đã lấy đi hoặc nhận được của người
9
ấy” . Tự do được hiểu là “trạng thái không bị giam cầm hoặc không bị làm nô lệ”10.
Như vậy, trả tự do cho người bị tạm giữ là việc cơ quan, người có thẩm
quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người đang bị
tạm giữ và người bị tạm giữ khơng cịn bị ràng buộc, hạn chế do bị tạm giữ. Tại
khoản 3, Điều 87, BLTTHS năm 2003 thì “trong khi tạm giữ, nếu khơng đủ căn cứ
khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Quy định của BLTTHS
năm 2003 không thể hiện chủ thể nào có thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ.
Để khắc phục vấn đề này, khoản 3, Điều 118 BLTTHS năm 2015 đã quy định
“Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người
bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho
người bị tạm giữ”. Theo quy định trên thì chủ thể có thẩm quyền trả tự do cho
Khoản 4, Điều 110, BLTTHS năm 2015.
Viện ngôn ngữ học (2018), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, TP. HCM, tr. 1291.
10
Viện ngôn ngữ học (2018), tlđd (9), tr. 1364.

8
9


8
người bị tạm giữ là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra và Viện kiểm sát. Tuy nhiên, quy định trên cũng chưa thể hiện ai trong
những cơ quan này có thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ.
Nhà làm luật đã phân chia thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ thành
hai giai đoạn gồm giai đoạn khi chưa gia hạn tạm giữ và khi đã gia hạn tạm giữ.
Giai đoạn chưa gia hạn tạm giữ trong 03 ngày đầu tiên của thời hạn tạm giữ,
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
có thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ. Cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trả
tự do cho người bị tạm giữ trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi không đủ căn cứ khởi tố bị can, cơ quan đã ra quyết định tạm
giữ ban hành quyết định trả tự do theo khoản 3, Điều 118, BLTTHS năm 2015.
Việc quy định như trên dễ dẫn đến tình trạng các chứng cứ đã thu thập được cơ
quan có thẩm quyền nhận định chưa đủ căn cứ khởi tố bị can, tuy nhiên để có thêm
thời gian tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục gia
hạn tạm giữ cho đến khi hết thời hạn tạm giữ (tối đa 09 ngày) nên không ra quyết
định trả tự do cho người bị tạm giữ. Khi đã hết thời hạn tạm giữ, cơ quan có thẩm
quyền vẫn khơng thu thập được thêm chứng cứ khác để đảm bảo căn cứ khởi tố bị
can đối với người đó. Trong trường hợp này, quyền con người của người bị tạm giữ
chưa được đảm bảo do cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành quyết định trả tự do
cho người bị tạm giữ.
Thứ hai, VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ và Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trả tự do cho người bị tạm giữ.
Trường hợp này, VKS nhận thấy quyết định tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng
cần thiết nên đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, cơ quan có thẩm quyền đã
ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ 11.

Thứ ba, VKS không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, trong
trường hợp này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ.
Giai đoạn khi đã gia hạn tạm giữ thì thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm
giữ thuộc về VKS. Thời hạn tạm giữ là 03 ngày, trong trường hợp cần thiết và trong
trường hợp đặc biệt tiếp tục gia hạn mỗi lần không quá 03 ngày. Tổng thời hạn tạm
giữ khi đã gia hạn lần thứ hai là không quá 09 ngày. “Trường hợp đã gia hạn tạm
11

Khoản 4, Điều 117, BLTTHS năm 2015.


9
giữ” theo quy định tại khoản 3, Điều 118, BLTTHS năm 2015 được hiểu là thời
gian tạm giữ kể từ khi gia hạn tạm giữ lần thứ nhất cho đến khi hết thời hạn tạm giữ
và trong khoảng thời gian này, VKS trả tự do cho người bị tạm giữ.
1.2. Thực tiễn về thẩm quyền áp dụng và trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ
1.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ
Theo báo cáo tổng kết năm từ năm 2015 - 2019 của VKSNDTC thì tình hình
tạm giữ thể hiện như sau:
Tình hình
xử lý

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Năm 2019

Tổng số
tạm giữ
(người)

67918

62897

61503

62127

67015

Cơ quan
bắt trả tự
do (người)

1022

1781

1410

1313

1107


VKS trả tự
do (người)

0

14

4

2

1

Đã khởi tố
(người)

66091

58597

57276

60.027

65240

Tỷ lệ khởi
tố hình sự


98,5 %

97,03%

97,6%

97.8%

98,3%

- Năm 2015: kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự 67.918 người, giảm 11 % so
với cùng kỳ, trong đó: khởi tố, xử lý về hình sự 66.091 người, đạt tỷ lệ 98,5%, trả tự
do 1.022 người, chiếm 1,5%12;
- Năm 2016: kiểm sát việc bắt, tạm giữ về h nh sự 62.897 người, giảm 7,4%
so với cùng kỳ; trong đó: khởi tố, xử lý về hình sự 58.597 người, đạt tỉ lệ 97,3%, trả
tự do 1.795 người, chiếm 2,97%13;
- Năm 2017: kiểm sát việc bắt, tạm giữ về h nh sự 61.503 người, giảm 2,2 %
so với cùng kỳ; trong đó: khởi tố, xử lý về hình sự 57.276 người, đạt tỉ lệ 97,6%; trả
tự do 1.414 người, chiếm 2,29% 14;
VKSNDTC (2015), Báo cáo số 228/BC-VKSTC ngày 28/12/2018 về tổng kết công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2015, tr.4.
13
VKSNDTC (2016), Báo cáo số 152/BC-VKSTC ngày 27/12/2016 về tổng kết công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2016, tr.4.
12


10
- Năm 2018: kiểm sát việc bắt, tạm giữ về hình sự 62.127 người, tăng 1% so
với cùng kỳ; trong đó: khởi tố, xử lý hình sự 60.027 trường hợp, chiếm 97,8%, trả

tự do 1.315 người, chiếm 2,1% 15;
- Năm 2019: kiểm sát việc bắt, tạm giữ về hình sự 67.015 người, tăng 7,9%
so với cùng kỳ; trong đó, khởi tố, xử lý hình sự 65.240 người, đạt 98,3%, trả tự do
1.108 người, chiếm 1,65% 16.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, theo báo cáo tổng kết tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự của VKSND tỉnh Bình Thuận từ năm 2015 - 2019 thể hiện
như sau:
Tình hình
xử lý

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Tổng số tạm
giữ (người)

664


497

507

589

529

Cơ quan bắt trả
tự do (người)

20

23

24

132

29

VKS trả tự do
(người)

0

0

0


1

0

Đã khởi tố
(người)

637

467

479

444

459

Tỷ lệ khởi tố
hình sự

95,93%

93,96%

94,47%

75,38%

86,76%


- Năm 2015: Tổng số tạm giữ 664 người (giảm 148 người so với cùng kỳ
năm 2014); trả tự do: 20 người (tăng 01 người so với cùng kỳ năm 2014); đã khởi tố
hình sự 637 người. Tỷ lệ khởi tố hình sự chiếm 95,93%17.
- Năm 2016: Tổng số tạm giữ 497 người (giảm 167 người so với cùng kỳ
năm 2015). Trả tự do: 23 người (tăng 03 người so với cùng kỳ năm 2015); đã khởi
tố hình sự 467 người. Tỷ lệ khởi tố hình sự chiếm 93,96%18.
VKSNDTC (2017), Báo cáo số 239/BC-VKSTC ngày 26/12/2017 về tổng kết công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2017, tr.5.
15
VKSNDTC (2018), Báo cáo số 208/BC-VKSTC ngày 28/12/2018 về tổng kết công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2018, tr.5.
16
VKSNDTC (2019), Báo cáo số 238/BC-VKSTC ngày 20/12/2019 về tổng kết công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2019, tr.11.
17
VKSND B nh Thuận (2015), Báo cáo số 704/BC-VKS-P8 ngày 04/12/2015 về tổng kết công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2015, tr.1.
14


11
- Năm 2017: Tổng số tạm giữ 507 người (tăng 10 người so với cùng kỳ năm
2016); trả tự do: 24 người (tăng 01 người so với cùng kỳ năm 2016); đã khởi tố hình
sự 479 người. Tỷ lệ khởi tố hình sự chiếm 94,47%19.
- Năm 2018: Tổng số tạm giữ 589 người (tăng 82 người so với cùng kỳ năm
2017); trả tự do: 133 người (tăng 109 người so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có
101 người bị tạm giữ trong vụ gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản xảy ra
ngày 10, 11/6/2018 tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, để đảm bảo tình hình an
ninh trật tự, cơ quan điều tra đã tạm giữ các đối tượng, sau đó qua rà sốt trả tự do),
đã khởi tố hình sự 444 người. Tỷ lệ khởi tố hình sự chiếm 75,38% 20.

- Năm 2019: Tổng số tạm giữ 529 người (giảm 60 người so với cùng kỳ năm
2018). Trả tự do: 29 người (giảm 104 người so với cùng kỳ năm 2018); đã khởi tố
hình sự 459 người. Tỷ lệ khởi tố hình sự chiếm 86,76% 21.
Qua số liệu thống kê 05 năm từ năm 2015 - 2019, trong đó năm 2018,
BLTTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực, việc áp dụng biện pháp biện pháp tạm
giữ đã đạt được các kết quả như:
- BLTTHS năm 2015 đã quy định chi tiết về thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ, thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ. Trong đó, đã quy định nhiều nội
dung mới so với BLTTHS năm 2003 để phù hợp hơn với tình hình đấu tranh, phịng
chống tội phạm như bổ sung thêm các chủ thể có quyền ra quyết định tạm giữ tại
khoản 2, Điều 110 BLTTHS năm 2015, thêm chủ thể là “Viện kiểm sát có thẩm
quyền” tại khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015; thêm chủ thể có quyền trả tự do
gồm “Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra”, “Viện kiểm sát” vào khoản 3 Điều 118 BLTTHS năm 2015. Các quy định này
không chỉ phù hợp với thực tiễn mà còn đáp ứng được các yêu cầu cải cách tư pháp,
bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị tạm giữ nói riêng.
- Việc quy định thẩm quyền áp dụng chặt chẽ hơn đã hạn chế tình trạng lạm
dụng biện pháp tạm giữ. Theo số liệu thống kê từ báo cáo của VKSNDTC thì số
người bị tạm giữ trên tồn quốc đã giảm dần cụ thể năm 2015 là 67918 người, năm
VKSND B nh Thuận (2016), Báo cáo số 613/BC-VKS-P8 ngày 01/12/2016 tổng kết công tác kiểm sát việc
tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2016, tr.1.
19
VKSND B nh Thuận (2017), Báo cáo số 704/ BC-VKS-P8 ngày 30/11/2017 về tổng kết công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2017, tr. 1.
20
VKSND B nh Thuận (2018), Báo cáo số 669/BC-VKS-P8 ngày 01/12/2018 về tổng kết công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2018, tr.1.
21
VKSND B nh Thuận (2019), Báo cáo số 712/BC-VKS-P8 ngày 02/12/2019 về tổng kết công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2019, tr.1.

18


12
2016 là 62897 người, năm 2017 là 61503 người, năm 2018 là 62127 người, năm
2019 tăng lên 67015 người. Số người được trả tự do trên toàn quốc năm 2015 là
1022 người, năm 2016 tăng lên 1795 người, từ năm 2017 đến năm 2019 giảm dần,
cụ thể năm 2017 trả tự do 1414 người, năm 2018 trả tự do 1315 người là năm 2019
trả tự do 1108 người. Đối với số liệu thống kê tại tỉnh Bình Thuận từ năm 20152019 thể hiện số người bị tạm giữ năm 2015 tạm giữ 664 người, năm 2016 là 497
người, năm 2017 là 507 người và giảm trong các năm 2018 và năm 2019, năm 2018
là 589 người, năm 2019 là 529 người.
1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn về thẩm quyền áp dụng và
trả tự do cho người bị tạm giữ và nguyên nhân
Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ và trả
tự do cho người bị tạm giữ:
Thứ nhất, một số cơ quan, người có thẩm quyền có cách hiểu và áp dụng các
quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chưa đúng
quy định của luật. Điển hình như trường hợp Lê Cơng Tín có hành vi “Tàng trữ trái
phép chất ma túy” xảy ra tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nội dung vụ việc: vào
16 giờ 30 phút ngày 07/3/2018, Đội phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đồn Biên
phòng Thanh Hải, TP Phan Thiết phối hợp cùng Công an phường Thanh Hải ập vào
số nhà 59, khu phố D, phường Thanh Hải và bắt quả tang Lê Cơng Tín đang phân
nhỏ túi nilon màu trắng bên trong chứa tinh thể màu trắng nghi ma túy để bán cho 04
đối tượng nghiện hút trong nhà của Tín. Lực lượng chức năng đã lập biên bản bắt
người phạm tội quả tang, tạm giữ các vật chứng có liên quan và dẫn giải Lê Cơng Tín
cùng 04 đối tượng nghiện về Đồn Biên phịng Thanh Hải để làm việc. Ngày
08/3/2018, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Hải đã căn cứ các Điều 39, 109, 117
và 118 BLTTHS năm 2015 ra quyết định tạm giữ số 01 cùng ngày kể từ 08 giờ ngày
08/3/2018 đến 08 giờ ngày 11/3/2018 đối với Lê Cơng Tín22. Tuy nhiên, khi quyết
định tạm giữ này chuyển đến để VKSND TP Phan Thiết kiểm sát thì VKSND TP

Phan Thiết ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ với lý do “quyết định tạm giữ số
01 ngày 08/3/2018 của Đồn biên phịng Thanh Hải đối với Lê Cơng Tín khơng đúng
thẩm quyền quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự”23.
Như vậy, đối với trường hợp này, Đồn Biên phịng Thanh Hải và VKSND TP
Phan Thiết có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau trong thẩm quyền áp dụng biện
22
23

Quyết định tạm giữ số 01/QĐ-TG ngày 08/3/2018 của Đồn Biên phòng Thanh Hải.
Quyết dịnh hủy bỏ quyết định tạm giữ số 01/QĐ-VKSPT-KSĐT ngày 08/3/2018 của VKSND TP. Phan Thiết.


13
pháp tạm giữ khi bắt quả tang Lê Cơng Tín tàng trữ trái phép chất ma túy, cụ thể:
Đồn Biên phịng Thanh Hải cho rằng đơn vị này có thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với Lê Công Tín sau khi đã bắt quả tang, cịn VKSND TP Phan Thiết
cho rằng hành vi của Lê Cơng Tín khơng thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm
trọng, theo quy định tại Điều 39 BLTTHS năm 2015 thì Đồn Biên phịng chỉ được
áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp phạm tội quả tang và là tội ít nghiêm
trọng nên việc ra quyết định tạm giữ đối với Lê Công Tín là khơng đúng thẩm
quyền. Theo quan điểm tác giả, trường hợp này Đồn Biên phòng Thanh Hải áp dụng
biện pháp tạm giữ là đúng thẩm quyền vì việc áp dụng biện pháp tạm giữ được thực
hiện trước khi khởi tố vụ án và trường hợp này do chưa khởi tố vụ án nên chưa có
căn cứ xác định tính chất, mức độ đối với hành vi của Lê Công Tín.
Thứ hai, thẩm quyền trả tự do đối với người bị tạm giữ được áp dụng chưa
thống nhất, mỗi cơ quan áp dụng khác nhau. Điển hình như vụ việc Đinh Văn Trọng
tàng trữ chất nghi ma túy xảy ra tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nội dung vụ việc
như sau: vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 14/7/2018, Tổ cơng tác Phịng Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma túy - Cơng an tỉnh Bình Thuận phối hợp Công an xã Tiến Lợi, TP Phan
Thiết phát hiện Đinh Văn Trọng có biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu Trọng dừng xe

để kiểm tra. Lúc này, Trọng hoảng sợ và ném 01 vỏ bao thuốc lá bên trong chứa chất
nghi ma túy đá vào vách tường ven đường đi. Cơ quan công an đã thu giữ các vật
chứng có liên quan. Lời khai ban đầu, Trọng thừa nhận bên trong vỏ bao thuốc là chứa
01 gói ma túy. Cơ quan điều tra - Cơng an tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định tạm giữ số
1579/PC47 ngày 14/7/2018 đối với Đinh Văn Trọng, sau đó Cơ quan điều tra tiếp tục
gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, quyết định này đã được VKSND tỉnh Bình Thuận phê
chuẩn24. Tuy nhiên, kết luận giám định số 661/KLGĐ-PC54 ngày 19/7/2018 của
Phòng Kỹ thuật hình sự - Cơng an tỉnh Bình Thuận kết luận chất thu giữ khơng phải là
ma túy. Do đó, VKSND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định trả tự do cho người
bị tạm giữ số 01/QĐ-VKS-P1 ngày 19/7/2018 trả tự do cho Đinh Văn Trọng.
Như vậy, đối với trường hợp trên, do đã gia hạn tạm giữ nên VKSND tỉnh
Bình Thuận ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ. Tuy nhiên, cùng trường
hợp tương tự nhưng VKSND huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận lại không ra
quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ mà Cơ quan điều tra lại trả tự do cho
người bị tạm giữ. Điển hình như vụ việc Lê Thị Bích Vi có hành vi đánh bạc dưới
Quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất số 29/QĐ-VKST-P1 ngày 17/7/2018 của
Viện KSND tỉnh B nh Thuận.
24


14
hình thức mua bán số đề xảy ra tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Nội
dung vụ việc như sau: Ngày 27/6/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra - Cơng an tỉnh
Bình Thuận đã phối hợp cùng Cơng an huyện Hàm Thuận Bắc phát hiện, bắt quả
tang Lê Thị Bích Vi có hành vi bán số đề tại nhà riêng thuộc xã Hàm Hiệp, huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Cơ quan điều tra - Công an huyện Hàm Thuận
Bắc đã ra quyết định tạm giữ đối với Lê Thị Bích Vi. Cơ quan điều tra - Cơng an
huyện Hàm Thuận Bắc tiếp tục gia hạn tạm giữ lần thứ nhất (từ ngày 01/704/7/2019) 25 và gia hạn tạm giữ lần thứ hai 26 (từ ngày 04/7 - 07/7/2019), cả hai
quyết định trên đều được VKSND huyện Hàm Thuận Bắc phê chuẩn. Nhưng đến
ngày 06/7/2019, VKSND huyện Hàm Thuận Bắc lại ban hành Quyết định hủy bỏ

quyết định tạm giữ và đề nghị Cơ quan điều tra - Công an huyện Hàm Thuận Bắc
trả tự do ngay cho người bị tạm giữ27. Sau đó, Cơ quan điều tra - Công an huyện
Hàm Thuận Bắc đã ra quyết định trả tự do cho Lê Thị Bích Vi.
Như vậy, trường hợp Đinh Văn Trọng thì VKS ban hành quyết định trả tự
do cho người bị tạm giữ, còn trường hợp Lê Thị Bích Vi thì VKS hủy bỏ quyết
định tạm giữ và Cơ quan điều tra trả tự do cho người bị tạm giữ. Theo quy định tại
khoản 3, Điều 118 BLTTHS năm 2015 thì “trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì
Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Tuy nhiên, thẩm quyền
trả tự do được áp dụng khác nhau mặc dù hai trường hợp này đều đã gia hạn tạm
giữ. Trường hợp Lê Thị Bích Vi cịn đặt ra vấn đề cần nghiên cứu là sau khi đã gia
hạn tạm giữ thì VKS có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tạm giữ không. Theo quy
định tại khoản 4, Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định “Nếu xét thấy việc tạm
giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ
quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người
bị tạm giữ”, tuy nhiên quy định trên không đề cập đến việc đã gia hạn tạm giữ rồi
thì có được hủy bỏ quyết định tạm giữ không.
Đối với những hạn chế như trên, qua nghiên cứu, có các nguyên nhân chính
như sau:
Thứ nhất, năng lực, trình độ của một số cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế.
Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất số 08 ngày 30/6/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an
huyện Hàm Thuận Bắc.
26
Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ hai số 09 ngày 03/7/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an
huyện Hàm Thuận Bắc.
27
Quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ số 01/QĐ-VKSHTB-HS ngày 05/7/2019 của VKSND huyện Hàm
Thuận Bắc.
25



15
Quy định của pháp luật TTHS được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn
quốc, tuy nhiên khi áp dụng biện pháp tạm giữ thì khơng giống nhau, có nơi chất
lượng, hiệu quả cao; có nơi hiệu quả cịn thấp. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
là do chất lượng đội ngũ nhân lực thực thi pháp luật, cụ thể là cán bộ tham mưu, cán
bộ có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ trong các cơ quan có thẩm quyền. Bên
cạnh một số cán bộ có trình độ chuyên môn, nắm vững và áp dụng đúng các quy
định của pháp luật thì vẫn cịn một số cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực cịn
hạn chế, chưa đáp ứng được các nhiệm vụ được phân công, cũng như chưa nắm
vững các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật có liên
quan nên chưa thể vận dụng, áp dụng các quy định về biện pháp tạm giữ một cách
phù hợp. Điều này dẫn đến trường hợp thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ chưa
phù hợp như trường hợp Lê Công Tín đã nêu tại phần trên.
Ngồi vấn đề về năng lực, trình độ thì sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền vẫn chưa được nhịp nhàng, theo quy định tại khoản 2, Điều 118 BLTTHS
năm 2015 thì “trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ,
Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn”.
Như vậy, hồ sơ gia hạn tạm giữ phải được gửi đến VKS ít nhất 12 giờ trước khi hết
hạn tạm giữ. Tuy liên ngành Bộ Công an, VKSNDTC, Bộ Quốc phịng đã ban hành
Thơng tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 về
quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS nhưng có những trường hợp khi
gửi cho VKS thì đã gần hết hạn tạm giữ. Do đó, VKS không kịp thời gian để xem
xét trước khi phê chuẩn.
Thứ hai, các quy định của luật TTHS về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm
giữ còn chồng chéo dẫn đến tình trạng khó áp dụng, mỗi cơ quan áp dụng một cách
khác nhau.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ, BLTTHS năm 2015 đã quy định
rải rác tại nhiều điều luật khác nhau. Trong đó có thể thấy sự chồng chéo lẫn nhau
như khoản 2 Điều 117 và khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015.
Tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định “Những người có thẩm

quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật này có quyền ra quyết
định tạm giữ”. Căn cứ quy định trên thì có thể hiểu tất cả những người được quy định
tại khoản 2, Điều 110 BLTTHS năm 2015 đều có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ
và điều luật cũng không giới hạn những trường hợp nào thì những người này mới có
thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Tuy nhiên tại khoản 4, Điều 110 BLTTHS năm


16
2015 lại quy định “…những người quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2, Điều này
phải ra quyết định tạm giữ”. Như vậy, đối với các chủ thể tại điểm c, khoản 2 Điều
110 BLTTHS năm 2015 là người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời
khỏi sân bay, bến cảng thì BLTTHS năm 2015 không quy định về thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ mà giao thẩm quyền đó cho Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc
bến cảng đầu tiên tàu trở về. Bởi nếu tàu bay, tàu biển có thời gian di chuyển quá lâu
thì thời hạn tạm giữ, gia hạn thời hạn tạm giữ sẽ không đảm bảo.
Thứ ba, cách sử dụng từ ngữ khi quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng
biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ chưa thống nhất, một số nội
dung quy định chưa rõ ràng.
Theo quy định tại Điều 109 BLTTHS năm 2015 thì “cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện
pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền
để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh”. Như vậy, nhà làm luật đã
quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ
nói riêng thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng. “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” và “người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng” bao gồm Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người tiến hành tố tụng và người
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra 28. Tại khoản 3, Điều 118
BLTTHS năm 2015 thì lại quy định “Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành
một số hoạt động điều tra” để chỉ chủ thể có thẩm quyền, tuy nhiên khoản 2, Điều

118 BLTTHS năm 2015 lại sử dụng cụm từ “người ra quyết định tạm giữ”. Như
vậy, khái niệm “người ra quyết định tạm giữ” cần được hiểu sao cho đúng.
Một là “người ra quyết định tạm giữ” là chính người đã ban hành quyết định
tạm giữ. Trong trường hợp này, người nào ban hành quyết định tạm giữ thì mới được
tiếp tục gia hạn, trả tự do cho người bị tạm giữ. Ví dụ: Đồn trưởng Đồn Biên phòng
ban hành quyết định tạm giữ, khi hồ sơ vụ việc được chuyển đến cho Cơ quan điều
tra để tiếp tục điều tra thì Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra gia hạn tạm giữ. Như vậy,
nếu hiểu người ra quyết định tạm giữ là Đồn trưởng Đồn Biên phịng thì trong trường
hợp này, khi hồ sơ đã chuyển sang cơ quan điều tra thì Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra không được quyền gia hạn hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ.
28

Điều 34 và Điều 35, BLTTHS năm 2015


17
Hai là, “người ra quyết định tạm giữ” được hiểu là những chủ thể có thẩm
quyền ra quyết định tạm giữ. Cách hiểu này hợp lý hơn cách hiểu đầu tiên vì trường
hợp người bị tạm giữ được chuyển cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra vụ án thì
người ra quyết định tạm giữ khơng giống nhau. Đây cũng là vấn đề khá phổ biến,
mặc dù ban đầu quyết định tạm giữ được ban hành bởi các chủ thể khác nhưng sau
đó đa số đều được gia hạn tiếp bởi cơ quan điều tra.
Nếu như cách quy định tại khoản 2, Điều 118 BLTTHS năm 2015 được hiểu
là thẩm quyền của cá nhân thì cách quy định tại khoản 3, Điều 118 BLTTHS năm
2015 được hiểu là thẩm quyền của cơ quan chứ không phải thẩm quyền của cá nhân
đồng thời cụm từ “người ra quyết định tạm giữ” cũng dễ gây hiểu nhầm như phân
tích trên. Thẩm quyền ở đây không tách rời giữa thẩm quyền của cơ quan, đơn vị và
thẩm quyền cá nhân. Bởi lẽ một người giữ chức vụ nhất định trong các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thì mới có những thẩm quyền tương ứng với chức vụ đó. Như
vậy, cùng để chỉ chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ nhưng cách sử

dụng từ ngữ thiếu thống nhất giữa các khoản trong cùng một điều luật và giữa các
điều luật với nhau.
Đối với thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ cũng có nhiều vấn đề
chưa được quy định rõ. Tại khoản 3, Điều 118 BLTTHS năm 2015 quy định trong
khi tạm giữ, nếu không có đủ căn cứ để khởi tố bị can thì cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho
người bị tạm giữ và đối với các trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì VKS phải trả tự
do ngay cho người bị tạm giữ. Như vậy đối với các trường hợp VKS đã gia hạn tạm
giữ lần thứ nhất và không tiếp tục gia hạn tạm giữ lần thứ hai thì thẩm quyền trả tự
do thuộc về chủ thể nào, quy định trong luật tố tụng hình sự chưa đề cập vấn đề này.
Theo mẫu số 31/HS (Quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ) ban
hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của VKSNDTC thì
VKS khơng phê chuẩn gia hạn tạm giữ và đề nghị Cơ quan ra quyết định tạm giữ trả
tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Bên cạnh đó, có trường hợp VKS đã phê chuẩn gia hạn tạm giữ lần thứ nhất
và lần thứ hai, trong thời hạn đó nhận thấy khơng cần thiết tiếp tục tạm giữ, VKS
hủy bỏ quyết định tạm giữ và đề nghị Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ như trường hợp Lê Thị Bích Vi đánh bạc đã nêu tại phần hạn chế. Mặc dù
đã gia hạn tạm giữ hai lần nhưng thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ vẫn là
Cơ quan điều tra. Quy định của luật cũng không quy định rõ trong trường hợp đã


18
gia hạn tạm giữ, VKS có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tạm giữ khơng nên mỗi cơ
quan lại có những quan điểm, cách áp dụng khác nhau.
1.3. Những biện pháp bảo đảm xác định đúng thẩm quyền áp dụng biện
pháp tạm giữ và trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua đã đạt được những thành tựu
nhất định. Tuy nhiên, đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ (là một

trong các biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến) vẫn còn tồn tại những hạn
chế như trên và cần được khắc phục. Để nâng cao chất lượng trong thẩm quyền áp
dụng và trả tự do cho người bị tạm giữ cần áp dụng hiệu quả, đồng bộ các giải pháp
cụ thể như sau:
1.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật về
thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ
BLTTHS năm 2015 tuy có nhiều thay đổi phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên
trong các quy định lại vẫn tồn tại những hạn chế. Việc hoàn thiện các quy định pháp
luật có ý nghĩa quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, tạo được cơ sở pháp lý
rõ ràng để áp dụng phù hợp với thực tiễn.
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung khoản 2, Điều 117 của BLTHS năm 2015
Để khắc phục mâu thuẫn giữa các quy định tại khoản 2, Điều 117 và khoản 4,
Điều 110 của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ của
chủ thể là người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay,
bến cảng thì khoản 2, Điều 117 BLTTHS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung theo
hướng bỏ thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ của chủ thể trên, cụ thể như sau:
“Điều 117. Tạm giữ
Khoản 2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh giữ người theo quy định tại
điểm a, b, khoản 2, Điều 110 Bộ luật này có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ”.
Thứ hai, thống nhất trong việc sử dụng từ ngữ để chỉ chủ thể có thẩm quyền
áp dụng, trả tự do cho người bị tạm giữ.
Tại khoản 2, Điều 118 BLTTHS năm 2015 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng
dùng cụm từ “cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ” thay cho cụm
từ “người ra quyết định tạm giữ”, cụ thể như sau:
“Điều 118. Thời hạn tạm giữ
Khoản 2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ cơ quan, người có
thẩm quyền ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.


19

Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ cơ quan, người có thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày”.
Đồng thời, tại khoản 3, Điều 118 của BLTTHS năm 2015 cũng cần được sửa,
đổi, bổ sung theo hướng dùng cụm từ “cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định
tạm giữ” thay cho cụm từ “cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
hoạt động điều tra”, cụ thể như sau:
“Điều 118. Thời hạn tạm giữ
Khoản 3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra cơ quan, người
có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ…”.
Thứ ba, cần ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn về thẩm quyền khi trả tự
do cho người bị tạm giữ trong các trường hợp khác nhau.
Đối với việc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, lần thứ hai, sau đó VKS ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và cơ quan điều tra trả tự do cho người bị
tạm giữ, theo quan điểm của học viên là chưa phù hợp vì quyết định tạm giữ bị
VKS hủy bỏ khi khơng có căn cứ hoặc không cần thiết 29, tuy nhiên khi các quyết
định gia hạn tạm giữ được phê chuẩn thì VKS đã nhận định các căn cứ để gia hạn
thời hạn tạm giữ là cần thiết và quyết định tạm giữ đã được ban hành đúng quy
định. Trường hợp này thể hiện sự thiếu nhất quán trong cách áp dụng các quy định
của pháp luật về tạm giữ. Ngoài ra, trường hợp gia hạn lần thứ nhất nhưng không
tiếp tục gia hạn lần thứ hai cũng cần được xem xét về thẩm quyền trả tự do của cơ
quan có thẩm quyền.
Do đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền trả tự do cho người
bị tạm giữ nhằm áp dụng thống nhất. Theo quan điểm của tác giả, đối với các
trường hợp đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, nhưng không tiếp tục gia hạn tạm giữ
lần thứ hai hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng sau đó nhận thấy khơng đủ
căn cứ để khởi tố bị can thì thẩm quyền trả tự do cho người bị tạm giữ đều thuộc về
VKS và không thể áp dụng khoản 4, Điều 117, BLTTHS năm 2015 để hủy bỏ quyết
định tạm giữ.
1.3.2. Biện pháp khác bảo đảm áp dụng đúng thẩm quyền áp dụng biện pháp

tạm giữ và trả tự do cho người bị tạm giữ
Thứ nhất, tăng cường kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ và trả tự do
cho người bị tạm giữ.
29

Khoản 4, Điều 11, BLTTHS năm 2015.


×