Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại quốc tế góc nhìn từ pháp luật thụy sĩ và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

NGUYỄN MỸ ANH
MSSV: 1653801015009

CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ - GĨC NHÌN
TỪ PHÁP LUẬT THỤY SĨ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2016 - 2020

Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. LÊ TRẦN QUỐC CƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Mỹ Anh, xin cam đoan rằng, nội dung trình bày trong khóa luận
tốt nghiệp “Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại quốc tế - Góc nhìn từ pháp
luật Thụy Sĩ và kinh nghiệm cho Việt Nam” hồn tồn là thành quả từ q trình
nghiên cứu độc lập và cố gắng không ngừng của bản thân, dƣới dự hƣớng dẫn của
ThS. Lê Trần Quốc Công. Các thông tin, tài liệu đƣợc tác giả sử dụng đều đảm bảo
tính trung thực, cơng khai và minh bạch.
Nếu có bất kỳ sự gian dối hay sao chép bất hợp pháp nào thể hiện tại khóa
luận này, tơi xin chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả



Nguyễn Mỹ Anh

năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỊNH HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ..............................................................................7
1.1 Bản chất của chế định hủy phán quyết trọng tài ..................................................... 7
1.2 Cơ sở pháp lý để hủy phán quyết trọng tài ............................................................. 8
1.3 Đặc điểm yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .......................................................... 10
1.3.1 Đặc điểm về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .............................10
1.3.2 Đặc điểm về thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài..................................13
1.3.3 Đặc điểm về phán quyết trọng tài bị hủy .................................................14
1.3.4 Đặc điểm về điều kiện hủy phán quyết ....................................................18
1.4 Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài ............................................... 20
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................24
CHƢƠNG 2. CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI QUỐC TẾ THEO
PHÁP LUẬT THỤY SĨ ..........................................................................................25
2.1 Hủy phán quyết trọng tài quốc tế trong pháp luật Thụy Sĩ .................................. 25
2.1.1 Hệ thống pháp luật Thụy Sĩ về hủy phán quyết trọng tài ........................25
2.1.2 Phán quyết trọng tài quốc tế theo pháp luật trọng tài Thụy Sĩ .................25
2.1.3 Thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài quốc tế .........................................28
2.1.4 Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quốc tế .................................28
2.2 Căn cứ hủy phán quyết trọng tài quốc tế............................................................... 29
2.2.1 HĐTT đƣợc thành lập không phù hợp theo yêu cầu của các bên hoặc quy
định của Luật .......................................................................................................31
2.2.2 Trọng tài khơng có thẩm quyền ...............................................................38

2.2.3 Quyết định của trọng tài vƣợt quá thẩm quyền hoặc thất bại trong việc
quyết định một trong những vấn đề yêu cầu giải quyết ......................................51
2.2.4 HĐTT vi phạm nguyên tắc công bằng hoặc quyền đƣợc lắng nghe của
các bên .................................................................................................................55
2.2.5 Phán quyết trọng tài trái với chính sách cơng ..........................................62


Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................69
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI ...............................................70
3.1 Hủy phán quyết trọng tài do khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng
tài vô hiệu ................................................................................................................ 70
3.2 Hủy phán quyết trọng tài do vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài .......................................................................................................... 71
3.3 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam .... 73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BLDS 2015

Bộ luật dân sự năm 2015

BLTTDS 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015


CCP

Bộ luật Tố tụng dân sự Thụy Sĩ

Công ƣớc New York 1958

Công ƣớc New York 1958 về Công nhận và cho
thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài

HĐTT

Hội đồng trọng tài

ICC

Phòng thƣơng mại quốc tế (International Chamber
of Commerce)

ICCA

Hội đồng Trọng tài Thƣơng mại Quốc tế
(International Council for Commercial Arbitration)

Luật mẫu UNCITRAL

Luật mẫu về Trọng tài Thƣơng mại quốc tế của
UNCITRAL năm 1985, đƣợc sửa đổi năm 2006

Luật TTTM 2010


Luật Trọng tài thƣơng mại 2010

Nghị quyết số 01/2014/NQHĐTP

Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng
03 năm 2014 hƣớng dẫn thi hành một số quy định
Luật

Pháp lệnh TTTM 2003

Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003

PILA

Đạo luật quốc tế tƣ nhân Thụy Sĩ năm 1987

VIAC

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày càng phát triển và hội nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực giao
thƣơng hàng hóa. Các hoạt động liên quan đến thƣơng mại quốc tế đƣợc kết nối bởi
các thƣơng nhân từ khắp các quốc gia ngày càng phổ biến, từ đó những rủi ro phát
sinh trong tranh chấp thƣơng mại cũng tăng lên. Để giải quyết các tranh chấp này,

bên cạnh Tịa án, các bên có thể lựa chọn Trọng tài thƣơng mại quốc tế. Phƣơng
thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, không chỉ giải quyết đƣợc những lo ngại
đến từ các bất cập cố hữu của Tòa án quốc gia, mà cịn có nhiều tính ƣu việt nhƣ:
tính bảo mật, các bên đƣơng sự có thể lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp,
trọng tài viên hay thậm chí là ngơn ngữ cho việc giải quyết tranh chấp của họ,...
Theo một báo cáo khảo sát năm 2018, có đến 97% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết trọng
tài quốc tế là phƣơng pháp giải quyết tranh chấp ƣa thích của họ và 99% số ngƣời
đƣợc hỏi sẽ đề nghị trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp xuyên biên giới trong
tƣơng lai1. Tại Việt Nam, theo báo cáo thƣờng niên của VIAC, trong năm 2019 đã
có 274 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, tăng 52,2% so với năm ngối. Trong đó,
các vụ tranh chấp quốc tế đƣợc giải quyết chiếm 40% bao gồm tranh chấp về đầu tƣ
quốc tế (FDI) chiếm 24% và 16% tranh chấp còn lại liên quan đến yếu tố nƣớc
ngoài2. Đây là một dấu hiệu tích cực khi các trung tâm trọng tài Việt Nam ngày
càng tạo đƣợc lòng tin đối với các thƣơng nhân quốc tế. Tuy nhiên, vẫn mới chỉ là
bƣớc đi đầu, để thật sự khẳng định vị thế trên trƣờng quốc tế trong lĩnh vực trọng
tài, Việt Nam còn cần không ngừng tiếp thu và phát triển các quy định pháp luật có
liên quan, đặc biệt là vấn đề về hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại, chế định quyết
định hiệu lực của một phán quyết trọng tài. Bởi lẽ, để đạt đƣợc mong muốn thực thi
một phán quyết, phán quyết trọng tài phải vƣợt qua đƣợc “cánh cửa kiểm sốt” của
Tịa án khi u cầu hủy đối với phán quyết từ một bên đƣơng sự.
Hiện nay tại Việt Nam, pháp luật trọng tài nói chung và trọng tài quốc tế nói
riêng đƣợc điều chỉnh bởi Luật TTTM 2010, Nghị quyết số 01/2014/HĐTP, Nghị
1
2

truy cập lần cuối ngày 10/3/2020.
truy cập lần cuối ngày 10/03/2020.


2


định 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn
thi hành một số Điều của Luật TTTM. Tuy nhiên, trái với mong muốn ban đầu của
nhà làm luật là tạo ra một sân chơi hấp dẫn cho các bên và thúc đẩy phát triển trọng
tài. Thực trạng các phán quyết bị yêu cầu hủy vẫn còn nhiều3. Bên cạnh các nguyên
nhân nhƣ kiến thức chuyên mơn của Thẩm phán Tịa án về trọng tài cịn hạn chế
dẫn đến những quyết định tùy tiện, không đúng với tinh thần của pháp luật. Tình
trạng hủy này cịn bắt nguồn từ một số bất cập tồn động trong Luật TTTM 2010
cũng nhƣ Nghị quyết hƣớng dẫn. Điều này tạo ra nhiều rào cản và thách thức hơn
đối với lĩnh vực trọng tài Việt Nam, phần nào làm ảnh hƣởng đến uy tín của trọng
tài hoặc trung tâm trọng tài, đồng thời, kéo theo sự e ngại của các bên thƣơng nhân
khi lựa chọn trọng tài làm phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả muốn thơng qua việc nghiên cứu, phân tích pháp luật trọng
tài thƣơng mại quốc tế Thụy Sĩ, nhằm so sánh và học tập kinh nghiệm, hoàn thiện
cơ chế hủy phán quyết trọng tài nói riêng và pháp luật trọng tài Việt Nam nói
chung. Lý do tác giả chọn pháp luật Thụy Sĩ để phục vụ cho cơng trình nghiên cứu,
bởi vì Thụy Sĩ đƣợc biết nhƣ là điểm đến thân thiện và lâu đời đối với các hoạt
động trọng tài thƣơng mại quốc tế. Điều này đƣợc phản ánh trong Đạo luật quốc tế
tƣ nhân của quốc gia này, cũng nhƣ trong những báo cáo của các tổ chức trọng tài.
Cụ thể trong thống kê của Trung tâm trọng tài ICC năm 2017: Geneva và Zurich là
hai địa điểm phổ biến đƣợc chọn làm nơi diễn ra trọng tài chỉ đứng sau Paris. Ngoài
ra, các trọng tài viên quốc tịch Thụy Sĩ nằm ở vị trí thứ ba (sau Anh và Pháp) trong
việc đƣợc lựa chọn hoặc chỉ định làm trọng tài viên giải quyết tranh chấp4. Một lý
do chủ chốt khác khi lựa chọn pháp luật trọng tài Thụy Sĩ để nghiên cứu chính là,
cho đến nay, kể từ khi có hiệu lực vào năm 1989, Đạo luật quốc tế tƣ nhân Thụy Sĩ
đã trải qua đƣợc 31 năm áp dụng vào thực tiễn, nhƣng có rất ít phán quyết trọng tài

3

Quỳnh Nhƣ, “Mối lo hủy phán quyết trọng tài”, truy cập lần cuối ngày 14/03/2020.

4
truy
cập lần cuối ngày 14/03/2020.


3

thƣơng mại quốc tế bị hủy bỏ5. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, những thành tựu về trọng
tài thƣơng mại quốc tế của Thụy Sĩ rất đáng để cho chúng ta học tập kinh nghiệm.
Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
thƣơng mại quốc tế - Góc nhìn từ pháp luật Thụy Sĩ và kinh nghiệm cho Việt
Nam” làm nội dung nghiên cứu trọng tâm của khóa luận này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đọc và tham khảo một số cơng trình
nghiên cứu về căn cứ hủy phán quyết trọng tài hoặc có liên quan đến chế định này.
Tác giả sẽ phân chia thành các mục sau đây:
2.1.

Khóa luận, luận án

Đối với đề tài trên đã có các cơng trình nghiên cứu nhƣ sau đƣợc thực hiện:
- Ngô Quốc Lâm (2019), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại – so
sánh pháp luật Singapore và đề xuất hướng hồn thiện, khóa luận tốt nghiệp cử
nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khóa luận này, tác
giả đã so sánh một số căn cứ hủy giữa pháp luật trọng tài Việt Nam và Singapore,
đƣa ra một số kiến nghị và hƣớng hoàn thiện. Đây là một trong những khóa luận
đầu tiên có sự so sánh cụ thể một hệ thống pháp luật trọng tài nƣớc ngoài và Việt
Nam.
- Nguyễn Thái Hồng Nhung (2011), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài, khóa
luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

Nguyễn Thị Thảo Vy (2018), Hủy phán quyết trọng tài, khóa luận tốt nghiệp cử
nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai cơng trình nghiên
cứu này, cũng phân tích, làm rõ quy định về căn cứ hủy trong pháp luật TTTM
2010. Tuy nhiên, đối với khóa luận năm 2011, đƣợc thực hiện sau khi TTTM 2010
ra đời một năm do đó khơng thể chỉ ra đƣợc nhiều bất cập hay những vấn đề liên
quan đƣợc chứa đựng trong Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP.
- Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Luận án tiến sĩ luật học,
Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu chuyên sâu về
5

truy cập lần
cuối ngày 14/03/2020.


4

chế định hủy phán quyết trọng tài, trong đó có các căn cứ hủy và đƣa ra kiến nghị.
Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập hoặc so sánh một số vấn đề trong pháp luật của các
nƣớc mà vẫn chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể pháp luật trọng tài Việt Nam với một
hệ thống pháp luật trọng tài riêng biệt.
2.2.

Tạp chí khoa học

Một số bài báo nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài trên nhƣ:
- Tƣởng Duy Lƣợng (2017), Một số vấn đề về việc áp dụng điểm đ khoản 2
Điều 68 và Điều 13 Luật trọng tài thƣơng mại khi xem xét hủy phán quyết trọng tài,
Tạp chí Tịa án nhân dân, số 3/2017. Tƣởng Duy Lƣợng (2017), Thỏa thuận trọng
tài vô hiệu, một căn cứ hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
1/2017. Trong hai bài báo này, tác giả đã phân tích cụ thể hai căn cứ hủy phán quyết

trọng tài. Đồng thời nêu ra các bất cập trong thực tế xét xử liên quan đến các căn cứ
trên và kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa so sánh với pháp luật nƣớc
ngoài và các vụ việc đƣợc xét xử bởi Tòa án nƣớc ngoài về vấn đề trên.
- Nguyễn Minh Hằng (2017), Hủy phán quyết trọng tài – Bình luận từ góc
nhìn của một vụ án, Tạp chí Nghề luật, số 04/2017. Bài nghiên cứu bình luận và
phân tích một số căn cứ hủy phán quyết từ một vụ án thực tế. Qua những vấn đề
phát sinh, tác giả đã đƣa ra các bình luận và phân tích các quy định pháp luật để
chứng minh. Tuy nhiên, do giới hạn của việc lựa chọn vụ án, Tòa chỉ giải quyết
những căn cứ hủy đƣợc các bên yêu cầu. Nên nội dung của bài báo không đề cập
đƣợc hết tất cả các cứ hủy phán quyết trọng tài hiện hành trong pháp luật trọng tài
Việt Nam.
2.3.

Sách

Một số đầu sách có đề cập đến chủ đề hủy phán quyết trọng tài có thể nhắc đến
nhƣ: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại,
Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, cuốn sách đã giới thiệu toàn diện về hoạt động
trọng tài thƣơng mại tại Việt Nam. Đồng thời, không thể không nhắc đến cuốn sách:
Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, do tác giả
Đỗ Văn Đại chủ biên, đƣợc xuất bản bởi Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.


5

Đây đều là các cơng trình nghiên cứu quan trọng, cung cấp khơng chỉ thơng tin, các
phân tích, quan điểm hữu ích của tác giả về văn bản luật, mà còn là các vấn đề bất
cập trong thực tiễn liên quan đến trọng tài thƣơng mại, trong đó có chế định hủy
phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, do nội dung của hai cuốn sách đều bao quát hết các
khía cạnh liên quan đến trọng tài, nên không đủ thời lƣợng để phân tích, so sánh

một hệ thống pháp luật cụ thể đối với việc hủy phán quyết trọng tài. Song, không
thể phủ nhận đƣợc giá trị to lớn mà các tác giả mang lại, đã hỗ trợ rất nhiều cho
ngƣời nghiên cứu trong khóa luận của mình.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu các căn cứ hủy phán quyết trọng tài

thƣơng mại quốc tế trong hệ thống pháp luật Thụy Sĩ với những mục đích sau:
Thứ nhất, tiến hành phân tích các căn cứ hủy phán quyết trọng tài quốc tế Thụy
Sĩ trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật trọng tài Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá và bình luận từ góc độ quy định pháp luật và thực tiễn xét xử
của cả hai hệ thống pháp luật về các căn cứ hủy phán quyết, từ đó rút ra những bất
cập của pháp luật Việt Nam và điểm tiến bộ trong pháp luật Thụy Sĩ có thể tiếp thu.
Thứ ba, từ kinh nghiệm của pháp luật Thụy Sĩ, đƣa ra một số giải pháp nhằm
khắc phục những bất cập, cũng nhƣ đề xuất hƣớng hoàn thiện trong việc xây dựng
và áp dụng một số căn cứ hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt
động hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại quốc tế. Cụ thể: (i) đối với việc phân tích
các đặc điểm, bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại quốc tế, tác
giả sẽ nghiên cứu trong phạm vi các văn bản quốc tế là Luật mẫu UNCITRAL,
Công ƣớc New York 1958. Ngồi ra, cịn kết hợp văn bản pháp luật trọng tài của
một số quốc gia và các quy tắc của Trung tâm trọng tài tiêu biểu nhƣ ICC.
Đối với phần trọng tâm của khóa luận (ii) Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
thƣơng mại quốc tế sẽ đƣợc nghiên cứu trong phạm vi pháp luật trọng tài Thụy Sĩ
gồm Đạo luật quốc tế tƣ nhân Thụy Sĩ năm 1987 tại Chƣơng 12 và các án lệ có liên


6


quan đến từng căn cứ hủy trong thực tiễn xét xử của Tòa án Tối cao liên bang Thụy
Sĩ. Cùng với đó, tác giả sẽ có sự so sánh với Luật TTTM Việt Nam về các căn cứ
hủy phán quyết liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ phân tích, so
sánh tổng hợp cùng với thống kê các số liệu có liên quan. Các phƣơng pháp nêu trên
sẽ đƣợc kết hợp, đan xen với nhau và phân bổ xuyên suốt nội dung của khóa luận.
Cụ thể:
Chƣơng 1: tác giả sẽ tiến hành phân tích những kiến thức lý luận chung về bản
chất, đặc điểm và ý nghĩa của chế định hủy phán quyết trọng tài dựa trên các học
thuyết và các nguồn luật có tính phổ qt cao nhƣ Luật mẫu UNCITRAL, Công ƣớc
New York, pháp luật quốc gia. Ngồi ra cịn có quy tắc của các trung tâm trọng tài.
Từ đó tác giả sẽ tổng hợp và rút ra ý chính cho mỗi vấn đề.
Chƣơng 2: tác giả sẽ phân tích các căn cứ hủy phán quyết trọng tài dựa trên sự
so sánh giữa quy định của pháp luật Thụy Sĩ và pháp luật Việt Nam, cùng với đó
bình luận một số bản án, quyết định của hai Tòa án quốc gia, chủ yếu là thực tiễn
xét xử của Thụy Sĩ khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nhằm rút ra các
các vấn đề bất cập còn tồn động của Việt Nam và những điểm tiến bộ của Thụy Sĩ
mà ta có thể học tập kinh nghiệm.
Chƣơng 3: Từ những phân tích trên và rút ra những vƣớng mắc còn tồn đọng ở
Chƣơng 2, tác giả sẽ đề xuất hƣớng hoàn thiện cho một số căn cứ hủy phán quyết
trọng tài trong pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận sẽ đƣợc trình bày qua 03 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan về chế định hủy phán quyết trọng tài thƣơng mại quốc tế
Chƣơng 2: Căn cứ hủy phán quyết trọng tài quốc tế theo pháp luật Thụy Sĩ
Chƣơng 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ hủy phán
quyết trọng tài



7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỊNH HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Bản chất của chế định hủy phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên và không thể
kháng cáo, kháng nghị. Điều này đƣợc ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia và
quy tắc của hầu hết các trung tâm trọng tài. Đây đƣợc coi là một điểm tiến bộ của
trọng tài chính là hƣớng đến việc đƣa ra một phán quyết cuối cùng đối với tranh
chấp giữa các bên6. Về nguyên tắc, khi các bên lựa chọn trọng tài thì xem nhƣ đã
chọn một quyết định cuối cùng và phán quyết sau khi tuyên sẽ đƣợc thi hành ngay.
Tuy nhiên, tính chung thẩm khơng đồng nghĩa với việc phán quyết sẽ có hiệu lực
mang tính tuyệt đối. Trong các văn bản pháp lý quốc tế7 hay pháp luật quốc gia hầu
nhƣ đều cho phép một thủ tục duy nhất có thể xem xét lại hiệu lực của phán quyết
trọng tài, đó là yêu cầu hủy phán quyết. Thông thƣờng các bên sẽ thực hiện việc yêu
cầu hủy tại Tòa án nơi diễn ra trọng tài để làm vơ hiệu hóa phán quyết dựa trên các
căn cứ đƣợc quy định trong pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài. Với mục
đích đảm bảo rằng quá trình tố tụng trọng tài đƣợc tiến hành theo các ngun tắc cơ
bản của q trình tố tụng, tơn trọng quyền đƣợc một HĐTT độc lập và khách quan
lắng nghe một cách bình đẳng của các bên trong phạm vi thỏa thuận trọng tài của
mình8. Ngồi ra, chế định hủy phán quyết trọng tài sẽ không bao gồm việc xem xét
lại nội dung của phán quyết. Nếu chấp nhận để Tòa án nơi diễn ra trọng tài xem xét
lại nội dung phán quyết, thì coi nhƣ Tịa án lại một lần nữa giải quyết vụ tranh chấp.
Điều này hoàn toàn khơng đƣợc chấp nhận, bởi nó đi trái lại ý chí ban đầu của các
bên đƣơng sự khi lựa chọn trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp để loại trừ
thẩm quyền của Tòa án. Nhƣ vậy, quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài về
nguyên tắc chỉ liên quan đến các vấn đề thủ tục trong quá trình tố tụng.

6


Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài quốc tế (ấn bản lần
thứ 6), Nxb. Đại học Oxford, tr.769.
7
Điều V.1(e) Công ƣớc New York 1958 quy định: “Quyết định chƣa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên,
hoặc bị hủy hay đình hỗn bởi cơ quan có thẩm quyền của nƣớc hoặc theo luật của nƣớc nơi pháp luật đƣợc
lập”; Điều 34, 36.1(a)(v) Luật mẫu UNCITRAL.
8
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.770.


8

1.2 Cơ sở pháp lý để hủy phán quyết trọng tài
Theo nguyên tắc, luật nơi diễn ra trọng tài sẽ là luật điều chỉnh cho quá trình tố
tụng trọng tài, trong đó bao gồm cả các vấn đề về hủy phán quyết. Do đó, để làm rõ
pháp luật nào điều chỉnh cho việc hủy phán quyết, trƣớc hết cần xác định nơi diễn
ra trọng tài và mối liên hệ của nó đến luật điều chỉnh cho q trình tố tụng trọng tài.
Nơi diễn ra trọng tài (seat of arbitration) là một thuật ngữ pháp lý do các bên thỏa
thuận lựa chọn hoặc do HĐTT quyết định khi khơng có thỏa thuận9. Nơi diễn ra
trọng tài không đơn thuần chỉ để xác định một địa điểm về mặt địa lý, mà cịn có ý
nghĩa quan trọng để xác định pháp luật áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài (lex arbitri)10. Ví nhƣ, khi nói rằng nơi diễn ra trọng tài tại Geneva,
về nguyên tắc, điều này sẽ đƣợc hiểu là quá trình tố tụng trọng tài sẽ diễn ra tuân
theo pháp luật Thụy Sĩ. Tuy nhiên, không phải tất cả các thủ tục trọng tài đều phải
diễn ra tại nơi diễn ra trọng tài mà có thể là các nơi khác, ví dụ nhƣ là nơi diễn ra
phiên họp giải quyết tranh chấp (place of hearing). Đối với trọng tài, đặt biệt là
trọng tài quốc tế, việc các luật sƣ hay các trọng tài viên giải quyết trong vụ tranh
chấp có thể đến từ nhiều nƣớc khác nhau là trƣờng hợp khơng hiếm, do đó sẽ rất bất
tiện khi họ phải di chuyển đến quốc gia nơi tiến hành trọng tài để dự phiên họp giải

quyết tranh chấp hay thậm chí là nhiều phiên họp khác. Vì vậy, để dễ dàng và đỡ
tốn kém, trọng tài có thể họp ở các địa điểm khác nhau không nhất thiết phải là nơi
diễn ra trọng tài. Điều này đã đƣợc ghi nhận trong văn bản quốc tế11, quy tắc trọng
tài12 và pháp luật quốc gia13. Mặt khác, trừ khi các bên có thỏa thuận thay đổi nơi
diễn ra trọng tài, việc thay đổi các địa điểm phiên họp khác nhau sẽ không làm thay
đổi địa điểm pháp lý của quá trình tố tụng, tức là dù các phiên họp có diễn ra ở bao
nhiêu nƣớc thì pháp luật điều chỉnh cho quá trình tố tụng trọng tài vẫn là luật nơi
diễn ra trọng tài.
9

ICCA (2010), ICCA’s guide to the interpretation 1958 New York Convention: A handbook for judges, Nxb.
ICCA, tr.21. Nguyên văn: “The seat of the arbitration is chosen by the parties or alternatively, by the arbitral
institution or the arbitral tribunal. It is a legal, not a physical, geographical concept”.
10
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.232.
11
Điều 20.2 Luật mẫu UNCITRAL.
12
Điều 18 Quy tắc ICC.
13
Khoản 2 Điều 11 Luật TTTM 2010.


9

Nhƣ đã đề cập ở trên, việc xác định chính xác luật nơi diễn ra trọng tài góp phần
rất quan trọng để biết rõ pháp luật nào sẽ điều chỉnh cho việc hủy phán quyết trọng
tài. Nhƣ vậy, một bên khi có mong muốn hủy phán quyết trọng tài, cần phải xác
định xem nơi diễn ra trọng tài trong vụ tranh chấp của mình là ở đâu. Từ đó xem xét
những yêu cầu pháp luật tại quốc gia nơi diễn ra trọng tài về vấn đề hủy phán quyết

để dự đốn u cầu hủy phán quyết của mình có đƣợc chấp nhận hay không.
Khi các bên lựa chọn nơi diễn ra trọng tài tại đâu sẽ kéo theo luật áp dụng cho
q trình trọng tài của nơi đó. “Nếu luật đó bao gồm những quy định bắt buộc liên
quan đến quá trình tố tụng trọng tài, những quy định này phải được tuân thủ”14.
Tuy nhiên, tại một số quốc gia, cho phép các bên đƣợc lựa chọn một luật tố tụng
trọng tài khác với luật nơi diễn ra trọng tài. Tiêu biểu là Thụy Sĩ, theo đó luật Thụy
Sĩ cho phép các bên trong một vụ kiện trọng tài có thể quy định thủ tục tố tụng
trọng tài tuân thủ theo luật tố tụng mà họ lựa chọn15. Thực ra việc lựa chọn một
pháp luật tố tụng cho quá trình trọng tài khác với luật nơi diễn ra trọng tài sẽ kiến
cho vấn đề phức tạp hơn. Các bên trong trƣờng hợp này, ngoài việc phải tuân thủ
các quy định luật tố tụng trọng tài mà mình đã lựa chọn, còn phải đáp ứng đƣợc các
tiêu chuẩn trong luật nơi diễn ra trọng tài. Đơn cử nhƣ pháp luật Thụy Sĩ, dù cho
phép các bên lựa chọn luật tố tụng trọng tài khác, song nguyên tắc công bằng và
quyền đƣợc HĐTT lắng nghe vẫn là yêu cầu bắt buộc dù cho các bên thỏa thuận
luật nào đi nữa16. Ngoài ra, “nếu trong quá trình tố tụng trọng tài cần thiết phải nhờ
đến sự tham gia của tịa án - ví dụ như việc phản đối một trong số các trọng tài viên
- vậy bên khiếu nại sẽ đến tòa án nào?”17. Thông thƣờng một quốc gia sẽ không
muốn đƣa ra quyết định của mình dựa trên luật tố tụng của một quốc gia khác. Do
đó, khi các bên thỏa thuận lựa chọn nơi diễn ra trọng tài, nên ƣu tiên để cho luật nơi
này điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài giải quyết, hơn là lựa chọn một luật tố
tụng khác với luật điều chỉnh cho quá trình tố tụng (luật nơi diễn ra trọng tài).

14

Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6) ,tr.239.
Điều 182.1 PILA.
16
Điều 182.3 PILA.
17
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.240.

15


10

1.3 Đặc điểm yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
1.3.1 Đặc điểm về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo quy định tại Điều 34.1 của Luật mẫu UNCITRAL thì việc u cầu Tịa án
xem xét hủy phán quyết trọng tài chỉ đƣợc tiến hành khi có đơn yêu cầu của một
trong các bên đƣơng sự. Điều này đã đƣợc tiếp nhận trong pháp luật của nhiều quốc
gia nhƣ Đức18, Thụy Điển19 hay Trung Quốc20.... Tƣơng tự đó, trong Luật TTTM
2010 Việt Nam tại Điều 69 khẳng định: quyền yêu cầu Tòa án xem xét hủy một
phán quyết thuộc về các bên trong tranh chấp và khi một bên đƣa ra u cầu thì bên
đó cũng phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp21. Quy định này đã khắc phục đƣợc lỗ hổng của Pháp lệnh TTTM
2003, bởi theo Pháp lệnh chỉ cần các bên “không đồng ý với quyết định trọng tài”
đã đủ điều kiện để làm đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết. Điều này vơ hình trung
đã khuyến khích các bên làm đơn u cầu hủy quyết định trọng tài với nhiều mục
đích khác nhau, đặc biệt là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định, để kịp thời tẩu
tán tài sản22. Ngoài ra, về nguyên tắc HĐTT chỉ có thẩm quyền với các bên trong
thỏa thuận trọng tài, tức là các bên có thỏa thuận lựa chọn trọng tài là phƣơng thức
giải quyết tranh chấp thì HĐTT mới có thẩm quyền xem xét và ra phán quyết. Lúc
này chính các bên trong thỏa thuận đó mới có quyền u cầu Tịa án hủy phán quyết
trọng tài liên quan.
Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng pháp luật trọng tài cần cho phép
ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng đƣợc hƣởng quyền yêu cầu hủy23. Tác
giả không ủng hộ quan điểm này. Bởi vì thủ tục trọng tài chỉ đặt ra khi các bên
trong tranh chấp có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài, việc ngƣời có quyền lợi và
nghĩa vụ là bên thứ ba, không tham gia thỏa thuận trọng tài nhƣng lại có quyền yêu


18

Điều 1059.1 Bộ luật Tố tụng dân sự Đức.
Điều 34 Luật Trọng tài Thụy Điển 1999.
20
Điều 58 Luật Trọng tài quốc tế Trung Quốc 1994.
21
Điểm a khoản 3 Điều 68 Luật TTTM 2010.
22
Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb.Chính trị quốc
gia-sự thật, tr.325.
23
Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, luận án Tiến sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh, tr.99.
19


11

cầu xem xét lại các vấn đề liên quan đến tố tụng trọng tài là không phù hợp, bởi dù
cho lợi ích của họ bị xâm phạm nhƣng họ khơng trao cho trọng tài thẩm quyền giải
quyết tranh chấp bằng cách thông qua một thỏa thuận trọng tài. Mặc khác, theo cơ
chế giải quyết của các tổ chức trọng tài thì về ngun tắc, bên thua sẽ phải trả chi
phí trọng tài24 và thƣờng chi phí này khơng hề nhỏ. Do đó, sẽ khơng cơng bằng nếu
ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đƣợc đƣa vào thủ tục trọng tài khi mà một
trong hai bên đƣơng sự trong tranh chấp phải trả phí (nếu thua), để HĐTT phải tính
tốn thêm lợi ích của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đó. Do đó, ngƣời có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng không đƣợc hƣởng quyền yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài của các bên trong vụ tranh chấp.
Pháp luật trọng tài của một số quốc gia trên thế giới còn cho phép các bên đƣợc

từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết hoặc hạn chế một số căn cứ hủy phán quyết
trọng tài. Chẳng hạn nhƣ tại Điều 192.1 PILA của Thụy Sĩ quy định: nếu cả hai bên
trong vụ tranh chấp khơng có chỗ ở, nơi cƣ trú thƣờng xuyên hoặc cơ sở kinh doanh
ở Thụy Sĩ thì có thể thỏa thuận trƣớc trong thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận
bằng văn bản sau đó từ bỏ hoàn toàn quyền yêu cầu hủy hoặc hạn chế một số căn cứ
hủy phán quyết. Trong pháp luật trọng tài Phần Lan25, Bỉ26, Pháp27, Nga28... cũng có
những quy định tƣơng tự. Điểm chung của các nƣớc trên khi quy định về vấn đề này
chính là (i) Các bên trong tranh chấp đều phải khơng có quốc tịch, nơi cƣ trú hoặc
trụ sở kinh doanh tại quốc gia nơi tiến hành trọng tài và (ii) Các bên phải thỏa thuận
việc từ bỏ yêu cầu hủy hoặc hạn chế căn cứ hủy phán quyết một cách minh thị rõ
ràng trong thỏa thuận trọng tài hoặc bằng văn bản nếu đƣợc thiết lập sau. Quy định
này có ƣu điểm ở chỗ, nó cho phép xóa bỏ đi một vịng kiểm sát đối với phán quyết
trọng tài tại quốc gia nơi mà các bên khơng có nhu cầu thi hành phán quyết. Mục
đích chính của việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là bên đó khơng muốn thi
hành phán quyết. Do đó, sẽ là khơng cần thiết khi mà các bên khơng có nơi cƣ trú
24

Khoản 3 Điều 34 Luật TTTM 2010.
Điều 51 Luật trọng tài Phần Lan 1999, sửa đổi năm 2015.
26
Điều 1718 Bộ luật Tƣ pháp Bỉ 2013, sửa đổi năm 2016.
27
Điều 1522 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
28
Điều 34 Luật Trọng tài thƣơng mại quốc tế Nga năm 2015.
25


12


hoặc tài sản tại quốc gia nơi tiến hành trọng tài, họ sẽ khơng có nhu cầu thi hành
phán quyết tại quốc gia này nên việc hủy phán quyết hầu nhƣ khơng gây ảnh hƣởng
đến quyền và lợi ích của họ. Ngồi ra, pháp luật về cơng nhận và cho thi hành phán
quyết trọng tài nƣớc ngoài của quốc gia khác với quốc gia nơi diễn ra trọng tài sẽ
kiểm sốt việc này nếu phán quyết đó có sai sót. Có thể nói, thỏa thuận loại trừ yêu
cầu hủy phán quyết là một trong những biện pháp bảo hộ pháp lý loại trừ thẩm
quyền của Tòa án, mặc dù ngƣời ta khơng thể hồn tồn tránh sự xuất hiện của Tịa
án quốc gia ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, để điều này trở nên khả
thi, các bên nên xem xét cẩn thận các yêu cầu đối với các thỏa thuận loại trừ đƣợc
dự kiến bởi luật trọng tài trong nƣớc, cũng nhƣ thực tiễn của Tòa án địa phƣơng29.
Một vấn đề khác có thể loại bỏ đi quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của
các bên trong tranh chấp về mặt khách quan, chính là họ đã khơng đƣa ra phản đối
đó trong suốt q trình tố tụng trọng tài. Trƣờng hợp này các bên xem nhƣ từ bỏ
quyền phản đối. Điều 16.2 Luật mẫu UNCITRAL có quy định rằng phản đối thẩm
quyền chỉ có hiệu lực khi đƣợc đƣa ra trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng
trọng tài. Sự từ bỏ quyền phản đối đƣợc quy định cả trong văn bản quốc tế liên quan
đến trọng tài và luật trọng tài của quốc gia nhƣ các nƣớc Bỉ30, Hà Lan31, Việt
Nam32. “Thật vậy, hầu hết các quốc gia có nền pháp luật về trọng tài phát triển đều
bảo vệ các phán quyết trong những trường hợp như vậy và hầu hết các quốc gia
thành viên của cơng ước New York thì ln sẵn sàng thi hành các phán quyết đó.
Nói một cách đơn giản, nếu có bất kỳ phản đối nào thì khơng nên trì hỗn mà nên
nêu phản đối đó ra ngay”33.

29

Elena, Burova, “ How final is final: Waiver of the Right to Annul Arbitral Awards in National Legislation
and Practice of National Courts”,
/>s_in_National_Legislation_and_Practice_of_National_Courts, truy cập lần cuối ngày 2/3/2020. Nguyên văn:
“While one cannot completely avoid appearing instate court even when there is an agreement to arbitration,
the exclusion agreement is one of the practical safeguards against it. In order to make it workable, parties

should take a careful look at the requirements to exclusion agreements envisaged by the national arbitration
law at the seat of arbitration, as well as thepractice of local courts”.
30
Điều 1704.5 Bộ luật Tƣ pháp Bỉ.
31
Điều 1027 Bộ luật Tố tụng dân sự Hà Lan.
32
Điều 13 Luật TTTM 2010.
33
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.785.


13

1.3.2 Đặc điểm về thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài
Tính chung thẩm, khơng thể bị kháng cáo hay kháng nghị bằng một cấp xét xử
cao hơn đƣợc xem là ƣu điểm nổi bật của phán quyết trọng tài. Song, chính điều này
cũng gây ra hạn chế khi mà trọng tài có thể dựa vào đây để dễ dàng đƣa ra những
phán quyết tùy tiện. Nhằm khắc phục vấn đề này, pháp luật quốc tế cũng nhƣ pháp
luật quốc gia đã trao thẩm quyền xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có yêu cầu
của một trong các bên tranh chấp cho Tòa án nơi diễn ra trọng tài. Một câu hỏi đƣợc
đặt ra là tại sao phải là Tòa án nơi diễn ra trọng tài? Nhƣ đã đề cập ở trên, bản chất
của việc hủy phán quyết trọng tài là xem xét lại các vấn đề thủ tục trong quá trình
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cũng đã phân tích, các vấn đề về thủ tục của
q trình tố tụng trọng tài sẽ đƣợc điều chỉnh bởi luật nơi diễn ra trọng tài. Do đó,
khi các bên nhận thấy có các sai phạm về vấn đề thủ tục, việc nộp đơn yêu cầu hủy
cho Tòa án nơi diễn ra trọng tài là điều hiển nhiên và hợp lý.
Câu hỏi tiếp theo cần giải quyết là, có phải tất cả các Tòa án trong hệ thống Tòa
án quốc gia đều có thẩm quyền xem xét yêu cầu hủy phán quyết hay không? Đối
với vấn đề này, Luật mẫu bỏ ngỏ để pháp luật mỗi nƣớc tự quy định, cụ thể tại Điều

6 Luật mẫu UNCITRAL cho phép mỗi quốc gia thơng qua luật này ghi rõ Tịa án,
các Tịa án hoặc, trong trƣờng hợp đƣợc tham chiếu đến trong luật, những cơ quan
khác có thẩm quyền thực hiện những chức năng này. Ở các nƣớc, Tịa án có thẩm
quyền hủy phán quyết trọng tài không giống nhau. Nhƣ đối với Phần Lan thẩm
quyền lại thuộc về Tòa án sơ thẩm nơi phán quyết đƣợc tuyên34 và Nhật Bản là các
Tòa án địa phƣơng nơi tiến hành trọng tài35 hay Thụy Sĩ là Tịa án Tối cao liên
bang. Phân tích thẩm quyền này trong pháp luật trọng tài Việt Nam, Luật TTTM
2010 tại khoản 1 Điều 7 cho phép các bên đƣợc thỏa thuận lựa chọn Tịa án, nếu
khơng có thỏa thuận thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tịa án nơi HĐTT đã tuyên phán
quyết36. Đồng thời, cũng tại Điều 7, tinh thần luật đã thể hiện rõ sự lựa chọn Tòa án

34

Điều 50.1 Luật Trọng tài Phần Lan 1992, sửa đổi năm 2015.
Điều 5.1 Luật Trọng tài Nhật Bản 2001.
36
Khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010.
35


14

của các bên sẽ nằm trong khn khổ các Tịa án tỉnh hoặc thành phố trực thuộc
trung ƣơng37.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng, Tịa án nơi diễn ra trọng tài có
thẩm quyền xem xét yêu cầu hủy phán quyết của các bên. Và cụ thể là Tịa án nào
có thẩm quyền trong hệ thống Tịa quốc gia thì do nƣớc đó tồn quyền quyết định.
1.3.3 Đặc điểm về phán quyết trọng tài bị hủy
Trong quá trình thực hiện thủ tục trọng tài, HĐTT có thể ra nhiều quyết định,
lệnh về thủ tục, văn bản hƣớng dẫn và các phán quyết, nhƣng cùng đƣợc gắn nhãn

“award” nhƣ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên (Consent award),
phán quyết một phần (Partial award) hay quyết định áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời (interim measures award). Việc xác định đƣợc quyết định nào của
HĐTT là phán quyết trọng tài mang ý nghĩa quan trọng, bởi vì chỉ có phán quyết
trọng tài mới mà đối tƣợng để các bên yêu cầu Tòa án xem xét hủy bỏ.
Đối với hai văn bản mang tính quốc tế về trọng tài là Công ƣớc New York và
Luật mẫu UNCITRAL, đều không định nghĩa nhƣ thế nào là phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, theo sự hƣớng dẫn của Ban thƣ ký UNCITRAL thì Tịa án có thể dựa
vào các tiêu chí nhƣ: quyết định phải đƣợc đƣa ra bởi HĐTT, có giá trị chung thẩm
và mang tính ràng buộc giữa các bên để xác định một phán quyết trọng tài 38. Tại
Điều 32.1 Luật mẫu UNCITRAL cũng đề cập đến tính chung thẩm của phán quyết
khiến cho thủ tục tố tụng trọng tài bị chấm dứt. Ý nghĩa của tính chung thẩm này
khiến cho phán quyết trọng tài là cuối cùng không bị xét xử lại hay chỉnh sửa nội
dung bởi một cấp xét xử cao hơn nhƣ phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Ngoài ra,
theo ICCA, khi xác định một phán quyết trọng tài, việc các HĐTT đặt tên cho các
quyết định của họ là gì khơng quan trọng. Để xác định một quyết định có thể là một
phán quyết hay khơng, Tịa án cần xem xét đến nội dung và liệu quyết định đó có

37

Khoản 3 Điều 7 Luật TTTM 2010.
UNCITRAL Secretariat (2016), Guide on the Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign
Arbitral Awards (New York, 1958), Nxb. United Nations, tr.14. Nguyên văn: “Court have applied the above
two criteria-namely, the finality and the binding effect of an award- to decisions made by arbitrators when
determing wether particular decisions quality as “arbitral award” under the Convention”.
38


15


giải quyết chung thẩm vấn đề39. Theo lập luận này, ICCA cho rằng phán quyết là
quyết định kết thúc toàn bộ hoặc một phần thủ tục trọng tài hoặc quyết định về vấn
đề sơ bộ và việc giải quyết đó là cần thiết để đi đến quyết định cuối cùng40. Trong
đó quan điểm cho rằng quyết định sơ bộ là phán quyết trọng tài cũng đƣợc Tòa án
của một số quốc gia đồng thuận, bởi vì theo họ quyết định này cuối cùng vẫn giải
quyết đƣợc chung cuộc một phần của tranh chấp41. Mặc khác, lại có quốc gia chỉ
cho phép những phán quyết chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài mới đƣợc yêu cầu
hủy. Đơn cử nhƣ trong Luật trọng tài Việt Nam, một phán quyết để đƣợc xem là
phán quyết trọng tài, ngoài việc đƣợc tuyên bởi HĐTT, thì cịn phải giải quyết đƣợc
tồn bộ nội dung của vụ tranh chấp và làm chấm dứt thủ tục tố tụng42. Nhƣ vậy, có
thể hiểu rằng, những quyết định tạm thời hay một phần không phải là phán quyết
trong pháp luật trọng tài Việt Nam mà chỉ đƣợc xem là “quyết định trọng tài”43.
Yếu tố “giải quyết toàn bộ nội dung của vụ tranh chấp” khiến cho phạm vi xác định
phán quyết trọng tài của Việt Nam hẹp hơn so với Cơng ƣớc New York hay Luật
mẫu. Ngồi ra, theo Luật mẫu UNCITRAL, quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các bên là một phán quyết trọng tài44, điều này cũng đƣợc quy định tƣơng tự tại
Điều 58 Luật TTTM 2010.
Để đƣợc xem là một phán quyết trọng tài, phán quyết đó cịn cần phải đảm bảo
về mặt hình thức. Thơng thƣờng, những u cầu về hình thức đƣợc biểu thị bởi thỏa
thuận trọng tài (bao gồm quy tắc của trung tâm trọng tài đƣợc các bên lựa chọn) và
luật áp dụng cho quá trình tố tụng trọng tài45. Đối với thỏa thuận của các bên khi lựa

39

ICCA, tlđd (9), tr.18. Nguyên văn: “Finally, the name given by the arbitrators to their decision is not
determinative. Courts must consider the subject matter of the decision and whether it finally settles an issue
in order to decide whether it is an award”.
40
ICCA, tlđd (9), tr.17. Nguyên văn: “An award is a decision putting an end to the arbitration in whole or in
part or ruling on a preliminary issue the resolution of which is necessary to reach a final decision”.

41
UNCITRAL Secretariat, tlđd (38), tr.16. Nguyên văn: “Other courts have held that an interim or partial award
amounts to an “award” within the meaning of the Convention, if it finally determines at least part of the dispute
referred to arbitration”
42
Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010.
43
Khoản 9 Điều 3 Luật TTTM 2010.
44
Điều 30.2 Luật mẫu UNCITRAL: “Phán quyết xác nhận thỏa thuận của các bên đƣợc tuyên theo quy định
tại Điều 31 và ghi rõ là phán quyết trọng tài. Phán quyết này có cùng quy chế và hệ quả nhƣ mọi phán quyết
khác đƣợc tuyên về nội dung tranh chấp”
45
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.744.


16

chọn các quy tắc trung tâm trọng tài, thì phán quyết sẽ tuân theo các quy định hình
thức của trung tâm đó. Ví dụ, trong Bộ quy tắc của UNCITRAL tại Điều 34 đặt ra
các yêu cầu: (i) phán quyết trọng tài phải đƣợc lập thành văn bản; (ii) căn cứ mà
phán quyết trọng tài dựa vào để trình bày; (iii) phán quyết trọng tài sẽ đƣợc ký bởi
các bên trọng tài viên và sẽ đề ngày tháng nơi phán quyết đƣợc lập; (iv) khi có ba
trọng tài viên và một trọng tài viên không ký, phán quyết phải tuyên bố lý do của
việc khơng có chữ ký. Ngồi ra, cần phải xem xét đến hình thức phán quyết đƣợc
yêu cầu bởi luật quốc gia áp dụng cho quá trình trọng tài. Nhƣ trong pháp luật trọng
tài Thụy Sĩ, nếu PILA điều chỉnh phán quyết trọng tài quốc tế chỉ u cầu hình thức
phán quyết bằng văn bản, có căn cứ, có ngày tháng và đƣợc ký46 thì Phần 3 CCP
điều chỉnh trọng tài trong nƣớc lại yêu cầu hình thức phán quyết cụ thể và chi tiết
hơn47.

Mặc dù, pháp luật mỗi quốc gia khơng hồn tồn giống nhau về việc xác định
nhƣ thế nào là phán quyết trọng tài, song những vấn đề cơ bản để xác định một
phán quyết trọng tài bao gồm các yếu tố (i) đƣợc tuyên bởi HĐTT, (iii) có giá trị
chung thẩm, (iv) ràng buộc giữa các bên và (iv) quyết định chung cuộc một phần
hoặc toàn bộ vấn đề trong vụ tranh chấp. Đồng thời đảm bảo về hình thức của phán
quyết trọng tài theo thỏa thuận của các bên và luật áp dụng cho tố tụng trọng tài.
Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa phán quyết trọng tài trong nƣớc và phán quyết
trọng tài nƣớc ngồi. Bởi vì chỉ có phán quyết trọng tài trong nƣớc các bên mới
đƣợc yêu cầu Tòa án xem xét huỷ. Theo Công ƣớc New York 1958 một phán quyết
đƣợc xem là phán quyết nƣớc ngoài khi (i) yếu tố chính yếu: nếu phán quyết này
đƣợc tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi mà việc yêu cầu
công nhận và cho thi hành phán đƣợc tiến hành hoặc (ii) yếu tố thứ yếu: một phán
quyết đƣợc tuyên trong lãnh thổ của quốc gia nơi tiến hành việc công nhận và cho
thi hành nhƣng không đƣợc coi là phán quyết trọng tài trong nƣớc thì cũng đƣợc
xem là phán quyết trọng tài nƣớc ngồi48. Nhƣ vậy, dựa trên quy định của Cơng
46

Điều 189 PILA.
Điều 384 CCP.
48
Điều I Công ƣớc New York 1958.
47


17

ƣớc, lãnh thổ chính là tiêu chí xác định phán quyết trong nƣớc hay nƣớc ngoài. Luật
mẫu quy định trực tiếp phán quyết đƣợc tuyên tại nơi diễn ra trọng tài49. Điều này
tƣơng tự trong một số quy tắc trung tâm trọng tài và pháp luật quốc gia. Ví nhƣ Quy
tắc trọng tài ICC quy định rằng một phán quyết đƣợc cho là đƣợc lập tại địa điểm

(hoặc nơi) giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và vào ngày nêu trong phán quyết50.
Nhƣ vậy, một phán quyết không đƣợc tuyên trong lãnh thổ của quốc gia nơi diễn ra
trọng tài hoặc tuyên trong lãnh thổ của quốc gia nhƣng không đáp ứng đƣợc điều
kiện của phán quyết trong nƣớc, thì đƣợc xem là phán quyết nƣớc ngoài. Các quốc
gia sẽ khơng cho phép Tịa án hủy phán quyết trọng tài nƣớc ngoài, bởi nơi diễn ra
trọng tài của phán quyết khơng phải quốc gia đó, vì vậy luật quốc gia đó sẽ khơng
điều chỉnh q trình tố tụng trọng tài, mà nhƣ đã đề cập, việc hủy phán quyết chỉ áp
dụng cho các vấn đề thủ tục tố tụng.
Ngƣợc lại, những phán quyết trọng tài đƣợc tuyên trong lãnh thổ của quốc gia
đƣợc gọi là phán quyết trọng tài trong nƣớc. Trong pháp luật trọng tài của một số
quốc gia có sự phân chia phán quyết trọng tài trong quốc gia thành trọng tài trong
nƣớc và quốc tế. Điển hình nhƣ pháp luật trọng tài Thuỵ Sĩ. Mặc khác có một số
quốc gia không phân chia phán quyết trọng tài thành trong nƣớc và quốc tế. Thay
vào đó, quốc gia chỉ sử dụng một đạo luật để điều chỉnh chung các phán quyết trọng
tài trong nƣớc. Pháp luật trọng tài Việt Nam đã quy định theo hƣớng này, theo đó,
Luật TTTM 2010 là văn bản chung điều chỉnh cho cả phán quyết trọng tài trong
nƣớc và quốc tế. “Mỗi quốc gia đều có quan điểm riêng về mức độ giám sát của
mình đối với những vụ kiện trọng tài được thực hiện trong lãnh thổ quốc gia của
mình, và cụ thể một quốc gia đó có muốn phân biệt giữa trọng tài “trong nước” hay
trọng tài “quốc tế” hay không”51. Nhƣ vậy, dù tên gọi có khác nhau là phán quyết
trọng tài trong nƣớc hay quốc tế thì vẫn đƣợc xem là phán quyết trong nƣớc của
quốc gia đó và các bên có quyền u cầu Tịa án xem xét hủy phán quyết này. Vấn

49

Điều 31.3 Luật mẫu UNCITRAL.
Dẫn theo Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.241.
51
Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC và Alan Redfern, Martin Hunter, tlđd (6), tr.785.
50



18

đề này sẽ đƣợc phân tích sâu hơn đối với pháp luật trọng tài Thụy Sĩ tại Chƣơng
sau.
1.3.4 Đặc điểm về điều kiện hủy phán quyết
Để đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của mình đƣợc chấp nhận, bên yêu cầu
cần chứng minh đƣợc một số điều kiện nhất định do pháp luật nơi Tịa án có thẩm
quyền xem xét hủy phán quyết trọng tài quy định. Theo đó, trong q trình tố tụng
trọng tài, khi nhận thấy có sự vi phạm thỏa thuận hoặc vi phạm pháp luật, các bên
cần yêu cầu HĐTT xem xét các vấn đề này trong thời hạn luật định52. Việc buộc các
bên phải đƣa ra ngay các phản đối khi thấy có vi phạm trong quá trình tố tụng một
phần cho phép HĐTT sửa chữa, bổ sung những sai sót hoặc xem xét lại phán quyết
của mình cho phù hợp với thỏa thuận hoặc thỏa thuận giữa các bên, khiến cho trọng
tài thêm hiệu quả và tránh tốn kém thời gian về lâu dài. Việc sửa chữa, bổ sung các
sai sót hầu nhƣ đều đƣợc quy định trong các quy tắc trọng tài hoặc pháp luật quốc
gia. Nhƣ Điều 35.1 quy tắc trọng tài ICC, HĐTT tự mình hoặc theo yêu cầu của
một bên sửa chữa các lỗi soạn thảo, đánh máy, in ấn hoặc các lỗi có tính chất tƣơng
tự trong phán quyết trọng tài. Bên cạnh đó, sự yêu cầu xem xét lại các sai sót khi
tham gia tố tụng trọng tài cịn thể hiện đƣợc sự thiện chí của các bên. Tố tụng trọng
tài không cho phép một bên chỉ đƣa những sai sót đó ra để u Tịa án hủy phán
quyết khi họ là bên thua kiện hay phán quyết đã khơng theo ý muốn của mình.
Tịa án chỉ xem xét yêu cầu hủy phán quyết khi nó đƣợc nộp theo thời gian luật
định. Do đó, một bên cần phải chú ý đến khoảng thời gian mà luật đã quy định để
yêu cầu hủy của mình đƣợc chấp nhận. Mặc dù hầu hết các nƣớc đều xây dựng pháp
luật trọng tài dựa trên những quy định của Luật mẫu UNCITRAL, nhƣng việc nội
luật hóa những điều khoản của Luật mẫu lại mang bản sắc riêng của từng quốc gia.
Điều này đƣợc thể hiện rõ khi quy định về thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài. Theo Điều 34.3 Luật mẫu, đơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết không đƣợc lập

muộn quá ba tháng kể từ ngày bên nộp đơn yêu cầu nhận đƣợc phán quyết hoặc nếu
52

Trƣờng hợp một hoặc các bên biết đƣợc những vi phạm trên, tuy nhiên vẫn giữ im lặng và tiếp tục quá
trình tố tụng, đồng nghĩa với việc một hoặc các bên chấp nhận tuân theo những gì HĐTT quyết định và sẽ
mất đi quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trƣớc Tòa án


19

đơn yêu cầu đƣợc tiến hành theo Điều 33 thì tính từ ngày mà u cầu đó đƣợc
HĐTT giải quyết. Điều này đƣợc quy định tƣơng tự trong Điều 34.3 Luật trọng tài
quốc tế Úc 1974, Điều 1717.4 Bộ luật tƣ pháp Bỉ 2013, sửa đổi 2016 hay Điều 34.3
Luật trọng tài New Zealand 1996. Tuy nhiên, một số quốc gia lại có quy định khác
biệt so với Luật mẫu. Đối với Trung Quốc, thời hạn nộp đơn yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài là 6 tháng từ ngày nhận đƣợc phán quyết 53 hoặc 28 ngày từ ngày
nhận phán quyết là thời hạn yêu cầu hủy của Luật trọng tài Anh 54. Luật TTTM 2010
của Việt Nam cũng có quy định khác biệt với Luật mẫu, cụ thể thời hạn để yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài là 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc phán quyết55. Đây đƣợc
xem là sự thừa kế Điều 50 Pháp lệnh TTTM 2003. Theo Pháp lệnh, các bên trong
tranh chấp chỉ cần “không đồng ý” với phán quyết của trọng tài là đủ điều kiện để
yêu cầu hủy, nên thời hạn 30 ngày là phù hợp. Mặc dù, khoảng thời gian tƣơng đối
ngắn nhƣ vậy sẽ hạn chế việc yêu cầu hủy phán quyết và tạo cho việc giải quyết
tranh chấp bằng phƣơng thức trọng tài đƣợc giải quyết nhanh chóng 56. Tuy nhiên,
Luật TTTM 2010, lại bổ sung thêm một điều kiện rằng khi các bên nộp đơn yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài kèm theo đó phải cung cấp chứng cứ, tài liệu để chứng
minh u cầu của mình là có cơ sở tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010. Nhƣ vậy,
với thời hạn 30 ngày đƣợc giữa nguyên nhƣ ở Pháp lệnh cũ sẽ khiến các bên eo hẹp
về thời gian khi thu thập chứng cứ để chứng minh và ảnh hƣởng đến lợi ích của họ
khi thật sự bị xâm phạm. Do đó, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên tăng thêm thời

hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, đối với những
trƣờng hợp bất khả kháng mà các bên không thể nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài trong thời hạn, thì pháp luật trọng tài Việt Nam tại khoản 2 Điều 69 Luật
TTTM 2010 cho phép khơng tính thời gian có sự kiện bất khả kháng đó vào yêu cầu
hủy phán quyết.

53

Điều 59 Luật trọng tài Trung quốc 1994.
Điều 70.3 Luật trọng tài Anh 1996.
55
Khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010.
56
Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam-Bản án và bình luận bản án (Tập 1),
Nxb.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.713.
54


×