Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chế độ tai nạn lao động theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TRÚC QUỲNH

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Dân sự

Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S ĐỒN CƠNG YÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BHXH

Bảo hiểm xã hội.

2. BLLĐ năm 1994

Bộ luật lao động được Quốc hội khóa IX thông qua
ngày 26/6/1994 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm
2002, 2006, 2007).

3. BLLĐ năm 2012


Bộ luật lao động
18/6/2012.

4. Điều lệ BHXH năm 1995

Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995.

5. Luật BHXH năm 2006

Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày
29/6/2006.

6. Luật BHYT năm 2008

Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày
14/11/2008.

7. Nghị định số 06/1995/CP

Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 quy định chi
tiết một số điều của Bộ luật lao động năm 1994 về
an toàn vệ sinh lao động (sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002).

số 10/2012/QH13 ngày

8. Nghị định số 45/2013/NĐ- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật lao động năm 2012 về thời giờ
CP

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,
vệ sinh lao động.


9. Nghị định số 152/2006/NĐ- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006
hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội
CP
về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

10. TNLĐ

Tai nạn lao động.

11. Thông báo số 543/TB- Thông báo số 543/TB-LĐTBXH ngày 25 tháng 2
năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
BLĐTBXH
hội về Tình hình tai nạn lao động năm 2012.

12. Thông tƣ số 03/2007/TT- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của
BLĐTBXH
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội
bắt buộc.

13. Thông tƣ số 07/2010/TT- Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010
hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng
BYT
lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc.


14. Thông tƣ số 10/2003/TT- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày
18/04/2003 hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi
BLĐTBXH
thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.

15. Thông tƣ liên tịch số Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT ngày 21/5/2012 hướng dẫn việc khai báo,
12/2012/TTLT-BLĐTBXHthông kê, điều tra và báo cáo tai nạn lao động.
BYT


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG.................. 5
1.1. Tai nạn lao động ................................................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm tai nạn lao động ............................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm của tai nạn lao động ....................................................................... 7
1.1.3 Phân loại tai nạn lao động .............................................................................. 9
1.2. Chế độ tai nạn lao động.................................................................................... 11
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ tai nạn lao động ...................... 11
1.2.2 Khái niệm chế độ tai nạn lao động ............................................................... 15
1.2.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế độ tai nạn lao động theo pháp luật Việt
Nam ....................................................................................................................... 18
1.2.4 Ý nghĩa của chế độ tai nạn lao động............................................................. 20
1.3 Chế độ tai nạn lao động trên thế giới ............................................................... 22
1.3.1 Vài nét về chế độ tai nạn lao động trên thế giới ........................................... 23
1.3.2 Mơ hình chế độ tai nạn lao động ở một số quốc gia..................................... 27

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ................. 35
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tai nạn lao động ...................... 35
2.1.1 Chế độ tai nạn lao động do người sử dụng lao động thực hiện .................... 35
2.1.2 Chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện................... 40
2.2 Thực trạng chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam............................................. 50
2.2.1 Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động ............................................ 51
2.2.2 Cơ sở tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động ........................................... 53
2.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động ..................................... 54
2.2.4 Quỹ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội ................................................... 55


2.2.5 Trách nhiệm giải quyết chế độ của người sử dụng lao động........................ 58
2.2.6 Trách nhiệm chi trả chi phí y tế .................................................................... 59
2.2.7 Việc làm của người lao động sau khi điều trị ............................................... 60
2.3 Giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động ................................................ 61
2.3.1 Đẩy nhanh công tác ban hành văn bản pháp luật, kịp thời hướng dẫn những vấn
đề chưa có quy định ............................................................................................... 61
2.3.2 Sửa đổi, bổ sung điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động .......................... 65
2.3.3 Thay đổi tiền lương làm cơ sở tính trợ cấp thương tật do tai nạn lao động của
bảo hiểm xã hội...................................................................................................... 67
2.3.4 Quy định tỷ lệ đóng quỹ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội theo ngành nghề,
lĩnh vực sản xuất .................................................................................................... 68
2.3.5 Đào tạo lại nghề cho người bị tai nạn lao động ............................................ 69
2.3.6 Xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động .................................................. 70

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tai nạn lao động không phải là một vấn đề mới nhưng luôn là vấn đề bức thiết,
được quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Một thực tế không thể phủ nhận là nền
kinh tế càng phát triển thì tình hình tai nạn lao động càng có xu hướng gia tăng. Mỗi
năm, tai nạn lao động cướp đi tính mạng, để lại thương tật cho hàng trăm ngàn người
lao động khắp thế giới kèm theo đó là thiệt hại không nhỏ về vật chất. Bên cạnh nhiệm
vụ tăng cường cơng tác an tồn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhằm hạn
chế số vụ tai nạn lao động xảy ra thì việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị tai
nạn lao động và gia đình ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Hiện nay, chế độ tai nạn lao động ở nước ta được quy định tại Bộ luật lao động
năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Bộ luật lao động năm 2012 do mới được
ban hành nên còn thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định về chế độ tai nạn
lao động, gây khó khăn trong việc áp dụng. Hơn nữa, ngồi việc duy trì một số quy
định đã có từ Bộ luật lao động năm 1994, Bộ luật lao động năm 2012 còn bổ sung thêm
quy định mới về chế độ tai nạn lao động cần được phân tích và tìm hiểu. Chế độ tai nạn
lao động trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 sau sáu năm áp dụng bên cạnh những
mặt tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập về nội dung cũng như trình tự, thủ tục giải
quyết ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người bị nạn và gia đình.
Chế độ tai nạn lao động ở nước ta do hai chủ thể thực hiện (người sử dụng lao
động và cơ quan bảo hiểm xã hội) với những quy định độc lập đã gây ra sự phức tạp,
chồng chéo trong thủ tục hành chính, làm giảm hiệu quả giải quyết chế độ trong thực
tiễn. Bên cạnh đó, quy định pháp luật chỉ mới tập trung bù đắp những hậu quả mà tai
nạn lao động gây ra cho người bị nạn và gia đình chứ chưa hỗ trợ được nhiều cho cơng
tác phịng ngừa tai nạn lao động cũng là vấn đề đáng quan tâm. Mặt khác, trước tình
hình tai nạn lao động ngày một tăng về số lượng và có nhiều diễn biến phức tạp ở hầu
hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất thì việc xác định các trường hợp được coi là tai
nạn lao động cũng cần được nghiên cứu và xem xét lại.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Chế độ tai nạn lao động theo pháp
luật Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

1



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề
này được công bố trên sách báo, tạp chí chun ngành; các luận văn cử nhân, thạc sỹ...
Có thể kể ra một số nghiên cứu như: Vũ Hồng Thiêm – Chế độ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp (Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, năm 2000); Điều Bá Được - Một số
vấn đề về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
Tạp chí bảo hiểm xã hội, kỳ 2 – tháng 9/2007; Đoàn Thị Minh Nguyệt – Hoàn thiện
pháp luật về chế độ bảo hiểm đối với người bị tai nạn lao động và về hưu trong bảo
hiểm xã hội (Luận văn thạc sỹ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2008); Lê Kim Dung - Tiêu chí
của pháp luật về bồi thường tai nạn lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 năm
2011; Bùi Thị Lâm Hà - Chế độ tai nạn ở Việt Nam: Nhìn từ cơ sở lý luận, Tạp chí Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, kỳ 2 – tháng 5/2012… Các bài viết, luận văn này chủ yếu
nghiên cứu chế độ tai nạn lao động dưới góc độ là một chế độ bảo hiểm xã hội (nghiên
cứu độc lập hoặc kèm với các chế độ bảo hiểm xã hội khác).
Tuy nhiên, cho đến nay tác giả chưa thấy một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách có hệ thống và tồn diện quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao
động dưới hai góc độ: là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội và là trách nhiệm của
người sử dụng lao động; những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như
những giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tai nạn lao động,
chế độ tai nạn lao động; pháp luật và thực trạng áp dụng chế độ tai nạn lao động ở nước
ta từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nói trên, ta cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tai nạn lao động, chế độ
tai nạn lao động như: khái niệm, đặc điểm, phân loại tai nạn lao động; lịch sử hình

thành, khái niệm, ngun tắc và vai trị của chế độ tai nạn lao động.
Thứ hai, tìm hiểu một cách khái quát chế độ tai nạn lao động trên thế giới qua
một số nội dung tiêu biểu gồm hệ thống bảo hiểm, cơ quan quản lý, điều kiện áp dụng,
2


các phương thức và mức hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn và gia đình. Đồng thời
tìm hiểu mơ hình chế độ tai nạn lao động đang được áp dụng ở bốn nước: Đức, Pháp,
Hàn Quốc và Thái Lan.
Thứ ba, phân tích và bình luận các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
về chế độ tai nạn lao động do người sử dụng lao động thực hiện và do cơ quan bảo hiểm
xã hội thực hiện theo các tiêu chí: nguồn tài chính chi trả, đối tượng và điều kiện áp
dụng, nội dung và trình tự, thủ tục giải quyết.
Thứ tư, nêu ra những mặt tích cực bằng những con số, ví dụ minh họa cụ thể;
đồng thời phân tích và lý giải những vấn đề cịn hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện
chế độ tai nạn lao động trên thực tế.
Thứ năm, đề xuất giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động dựa trên những
bất cập, hạn chế đã đưa ra, có sự tham khảo những điểm tiến bộ trong pháp luật ở một
số nước trên thế giới.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về chế
độ tai nạn lao động được quy định trong Bộ luật Lao động, trong Luật Bảo hiểm xã hội
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luận văn không đặt vấn đề nghiên cứu chế độ bệnh nghề nghiệp mặc dù hai chế
độ này có mối liên hệ mật thiết với nhau, các văn bản pháp luật hầu hết đều quy định
chung hai chế độ trong cùng một điều luật.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về chế độ tai nạn lao động với tư cách là một nội dung của
pháp luật lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu

những quy phạm pháp luật Việt Nam về chế độ tai nạn lao động: cách thức, điều kiện
và mức chi trả chế độ tai nạn lao động; hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ tai nạn lao động;
vai trò của chế độ tai nạn lao động trong việc cải thiện điều kiện lao động, phịng ngừa
tai nạn lao động.
Ngồi ra, luận văn còn đề cập đến một số quy định về chế độ tai nạn lao động
của các nước như: Đức, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines. Các công ước quốc tế
của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) cũng được

3


xem xét và nghiên cứu trong sự liên quan với các quy định về pháp luật chế độ tai nạn
lao động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt
ra, luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Phương
pháp phân tích lý luận được dùng trong việc phân tích các quan điểm và cách hiểu khác
nhau về khái niệm tai nạn lao động, chế độ tai nạn lao động; đặc điểm, nguyên tắc và
vai trò của chế độ tai nạn lao động cũng như nội dung của pháp luật về vấn đề này.
Phương pháp tổng hợp dùng để khái quát các thông tin về chế độ tai nạn lao động trên
thế giới. Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu để phân tích đánh
giá các quy định pháp luật hiện hành với với các công ước quốc tế, các quy định pháp
luật trước đây ở Việt Nam về chế độ tai nạn lao động. Phương pháp lịch sử để phân tích
đánh giá sự hình thành và phát triển của chế độ tai nạn lao động trên thế giới và Việt
Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan hữu quan trong quá trình nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về chế
độ tai nạn lao động nói riêng, pháp luật lao động và pháp luật về bảo hiểm nói chung ở
Việt Nam hiện nay.

Luận văn cũng có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu và giảng dạy Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về chế độ tai nạn lao động.
Chương 2: Quy định pháp luật, thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn
lao động ở Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1.1. Tai nạn lao động
1.1.1 Khái niệm tai nạn lao động
Hoạt động sản xuất càng phát triển thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao
động. Theo thống kê mới nhất của tổ chức Lao động quốc tế (International Labour
Organization - ILO) trên thế giới mỗi năm xảy ra khoảng 317 triệu vụ tai nạn lao động
(TNLĐ), cướp đi tính mạng của khoảng 321.000 người. Điều này có nghĩa là cứ 15
giây trơi qua sẽ có 151 cơng nhân bị thương tật và một cơng nhân chết vì TNLĐ. Chi
phí khắc phục hậu quả mà TNLĐ gây ra ước tính chiếm khoảng 4% tổng sản phẩm nội
địa (Gross Domestic Product - GDP) tồn cầu mỗi năm1. TNLĐ đã khơng cịn là vấn đề
riêng của một quốc gia mà nó đã trở thành một thách thức mang tính quốc tế, đòi hỏi sự
phối hợp của nhiều nước. Hiện nay, khái niệm TNLĐ (work accidents), tai nạn nghề
nghiệp (occupational accidents) hay tai nạn ở nơi làm việc (workplace accidents,
accidents at work) cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo Liên minh Châu Âu (European Union - EU) trong ấn phẩm “Thống kê
Châu Âu về tai nạn lao động”2 thì “tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá
trình làm việc, dẫn đến tổn hại về thể chất hoặc tinh thần”. Ấn phẩm này dành mục 3

để liệt kê cụ thể các trường hợp được coi là TNLĐ và những trường hợp bị loại trừ.
Theo đó, TNLĐ bao gồm các tai nạn xảy ra tại hoặc ngoài cơ sở kinh doanh của người
sử dụng lao động. Các tai nạn xảy ra cho người lao động tại trụ sở của khách hàng, ở
nơi công cộng hoặc tai nạn giao thông khi họ thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao
đều được xem TNLĐ. Ngược lại, tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi – về giữa nơi ở
hoặc nơi dùng bữa với nơi làm việc của người lao động (tai nạn đi lại – commuting
accidents) không được xem là TNLĐ. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ có giá trị tham
khảo, các quốc gia thành viên có thể có định nghĩa khác về TNLĐ.
Theo Viện nghiên cứu quốc gia về bảo hộ an toàn lao động của Pháp (Institut
National de Recherche et de Sécurité – INRS) thì “tai nạn lao động là một sự kiện bất
ngờ xảy ra do công việc hoặc xảy ra trong khi làm việc tại một thời điểm, không gian
cụ thể, gây thương tật cho người lao động”3. Một tai nạn xảy ra phải cho thấy được mối
1

(06/06/2013).
European Commission (2012), European Statistics on Accidents at Work (ESAW) – Summary methodology –
2012 Edition, Publications Office of the European Union, Luxembourg, p.5-6.
3
(06/06/2013).
2

5


liên hệ nhân quả giữa thương tật và sự kiện liên quan đến q trình làm việc đã tạo ra
nó mới được xem là TNLĐ. Tuy là thành viên của EU nhưng Pháp lại xem tai nạn đi lại
là một trường hợp của TNLĐ.
Theo Nghị định thư năm 2002 về Cơng ước An tồn và vệ sinh lao động 1981
(số 155)4 của ILO, TNLĐ là “những chấn thương phát sinh từ hoặc trong q trình làm
việc có thể gây tử vong hoặc khơng”. Đồng thời, ILO khuyến khích các nước thành

viên tùy theo điều kiện của mình coi những trường hợp tại mục 5 Khuyến nghị về Trợ
cấp TNLĐ và bệnh nghề nghiệp năm 1964 (số 121)5 là TNLĐ. Đó là tai nạn bất kể vì
nguyên nhân gì, xảy ra trong thời gian làm việc, tại hoặc gần nơi làm việc hoặc tại bất
kỳ nơi nào mà người lao động tới vì cơng việc. Tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian
nhất định trước và sau giờ làm việc liên quan tới việc đi lại, lau dọn, chuẩn bị, đảm bảo
an ninh, bảo quản, lưu trữ và đóng gói các công cụ lao động hoặc quần áo bảo hộ. Và cả
tai nạn xảy ra ngay trên đường đi về giữa nơi làm việc và nơi ở của người lao động;
giữa nơi làm việc và nơi người lao động dùng bữa; hoặc giữa nơi làm việc và nơi người
lao động nhận tiền công.
Với tư cách là thành viên của của ILO kể từ năm 19936, Việt Nam đã ký kết và
nội luật hóa nhiều cơng ước của tổ chức này trong đó có các quy định về TNLĐ. Từ Bộ
luật lao động đầu tiên của nước ta được ban hành ngày 26/6/1994 (BLLĐ năm 1994)
đến Bộ luật lao động mới nhất số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18/6/2012 (BLLĐ năm
2012), khái niệm TNLĐ xây dựng dựa trên tinh thần các văn bản của ILO vẫn không
thay đổi. Cụ thể, khoản 1, Điều 142 BLLĐ năm 2012 định nghĩa: “Tai nạn lao động là
tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong
cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công
việc, nhiệm vụ lao động”. Ngồi ra, TNLĐ cịn bao gồm cả tai nạn xảy ra trong thời
gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho
con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc và tai nạn xảy ra tại địa
điểm, thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc
về nơi ở7.

4

ILO, Protocol of 2002 to the Occupational Safety and Health Convention, 1981 (P.155).
ILO, Employment Injury Benefits Convention Recommendation, 1964 (No.121).
6
Theo Bộ ngoại giao Việt Nam: trước đó Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từng là thành viên của ILO từ
năm 1980 đến năm 1982 thì rút khỏi vì một số lý do kỹ thuật.

7
Khoản 1, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ năm 2012 về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an tồn lao động, vệ sinh lao động có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 (Nghị
định số 45/2013/NĐ-CP).
5

6


Dù cách quy định như thế nào thì nhìn chung các quốc gia đều thừa nhận để một
trường hợp được coi là TNLĐ thì trước hết tai nạn đó phải gắn liền với quá trình làm
việc của người lao động. Nói cách khác, TNLĐ chỉ có thể xảy ra khi người lao động
thực hiện công việc đã thỏa thuận với người sử dụng lao động hoặc những hoạt động
khác có liên quan, hỗ trợ cho việc hồn thành cơng việc của người lao động. Cơng việc
này có thể thực hiện tại cơ sở sản xuất, trong thời giờ làm việc hay tại những địa điểm,
thời gian khác khơng hạn chế.
Tóm lại, TNLĐ là những tai nạn bất ngờ xảy ra cho người lao động trong quá
trình làm việc, gây tổn thương cho cơ thể hoặc làm chết người. TNLĐ xảy ra trong thực
tế rất đa dạng và phức tạp nên bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm TNLĐ thì việc xác
định các đặc điểm cơ bản của TNLĐ cũng là điều rất cần thiết.
1.1.2 Đặc điểm của tai nạn lao động
Khi tìm hiểu về TNLĐ chúng ta cần phải khẳng định TNLĐ là một trường hợp
của tai nạn rủi ro nên nó vừa mang đặc điểm của tai nạn rủi ro vừa có những điểm đặc
trưng riêng. Trong mối liên hệ thống nhất đó, các đặc điểm này sẽ góp phần xác định
chính xác TNLĐ, phân biệt được TNLĐ với các loại tai nạn rủi ro khác.
Thứ nhất, tai nạn lao động là tai nạn xảy ra bất ngờ, con người không thể lường
trước được.
Tai nạn là sự việc không may, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho người và tài sản8.
TNLĐ là một trường hợp của tai nạn nói chung, do đó nó phải mang thuộc tính cơ bản
của tai nạn đó là tính bất ngờ. Điều này có nghĩa là bản thân người lao động, người sử

dụng lao động và cả những người khác đều không thể biết được chính xác thời gian,
khơng gian xảy ra TNLĐ.
Đây chính là đặc điểm dùng để phân biệt TNLĐ với bệnh nghề nghiệp. Trong
khi TNLĐ có diễn biến bất ngờ và khơng có kế hoạch thì bệnh nghề nghiệp là việc
người lao động biết trước và “chấp nhận ký hợp đồng làm công việc phải thường xuyên
tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh”9. Và cũng bởi đặc điểm “không thể lường
trước” này mà hiện nay con người chỉ có thể áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế
TNLĐ cũng như giảm thiểu tối đa hậu quả do TNLĐ gây ra, chứ khó có thể loại trừ
hồn tồn TNLĐ trên thực tế.

8

Viện ngơn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB.Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.592.
International Labour Organization (1998), Report III: Statistics of occupational injuries, adopted by The 16th
International Conference of Labour Statisticians, Geneva, Switzerland.
9

7


Thứ hai, tai nạn lao động gắn liền với quá trình làm việc của người lao động
trong một khoảng khơng gian, thời gian xác định.
Như đã trình bày ở phần khái niệm, TNLĐ phải gắn liền với quá trình làm việc
của người lao động nghĩa là tai nạn đó phải xảy ra trong q trình người lao động thực
hiện cơng việc, nhiệm vụ được giao theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể,
nội quy lao động và phải phù hợp với các quy định của pháp luật lao động có liên quan.
Một tai nạn xảy ra cho người lao động nhưng khơng gắn liền với q trình làm việc thì
khơng phải là TNLĐ. Tuy nhiên, hiện nay do tính chất phức tạp của TNLĐ, pháp luật
của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam mở rộng cho một số loại tai nạn sau cũng
được coi là TNLĐ dù không thỏa mãn đặc điểm “gắn liền với quá trình làm việc”: tai

nạn xảy ra đối với người lao động trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc (lau
dọn, bảo quản dụng cụ lao động, mặc quần áo bảo hộ…) hoặc khi đang thực hiện các
nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong ngày (tắm rửa, vệ sinh…) được pháp luật và người sử
dụng lao động cho phép; tai nạn xảy ra ngay trên đường đi về giữa nơi làm việc và nơi
ở của người lao động10; tai nạn xảy ra cho người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ
ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn
hạn, nghiên cứu thực tế…)11.
Các loại tai nạn trên tuy khơng gắn liền với q trình làm việc của người lao
động nhưng là những hoạt động cần thiết hỗ trợ về sức khỏe, nghiệp vụ cho người lao
động, giúp họ hồn thành tốt cơng việc của mình. Do đó, các tai nạn này cũng được
xem là một dạng đặc biệt của TNLĐ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Riêng
tai nạn xảy ra trên đường đi về giữa nơi làm việc và nơi ở của người lao động có được
xem là TNLĐ hay khơng vẫn cịn là vấn đề gây nhiều tranh cãi do khó khăn trong việc
xác định tuyến đường đi về cũng như mức độ liên quan đến quá trình lao động. Trong
khi Tổ chức Lao động quốc tế và các nước thành viên của mình xem đó là TNLĐ12 thì
Liên minh Châu Âu13 lại loại trừ trường hợp này.
Thứ ba, hậu quả của tai nạn lao động là gây tổn thương hoặc hủy hoại hoạt
động bình thường của một hoặc một số bộ phận cơ thể hoặc làm chết người.

10

Khoản 1, mục III, phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc (Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH).
11
Khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 hướng dẫn việc khai
báo, thông kê, điều tra và báo cáo tai nạn lao động (Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT).
12
Article 5, Employment Injury Benefits Convention Recommendation, 1964 (No.121) of ILO.
13
European Commission (2012), European Statistics on Accidents at Work (ESAW) – Summary methodology –

2012 Edition, Publications Office of the European Union, Luxembourg, p.6.

8


TNLĐ có thể gây ra những thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, thiệt hại về
con người là hậu quả chủ yếu của TNLĐ. Nói cách khác, những tổn hại về sức khỏe,
tính mạng của người lao động là dấu hiệu bắt buộc của một TNLĐ. Để phản ánh mức
độ tác động của TNLĐ đối với khả năng làm việc của người lao động, người ta dùng
khái niệm mức độ suy giảm khả năng lao động (hay tỷ lệ suy giảm khả năng lao động).
Việc xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do một cơ quan giám định y khoa
thực hiện. Dựa vào kết quả giám định này, người lao động bị tai nạn có thể được hưởng
các chế độ hỗ trợ khác nhau theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia.
Ngoài ra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cịn dựa trên thiệt hại mà TNLĐ gây
ra để tiến hành thống kê, đánh giá tình hình TNLĐ trong một khơng gian, thời gian cụ
thể để từ đó có biện pháp phịng ngừa và hạn chế TNLĐ xảy ra trong tương lai.
Trong các đặc điểm trên thì đặc điểm thứ hai “gắn với quá trình làm việc của
người lao động” là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt TNLĐ với các tai nạn rủi ro
khác. Về bản chất, TNLĐ là một dạng của tai nạn rủi ro. Khác biệt là chỗ tai nạn rủi ro
có thể xảy ra với bất kì ai, trong bất kì hoạt động và hồn cảnh nào. Trong khi đó,
TNLĐ chỉ có thể xảy ra với người lao động trong q trình họ thực hiện cơng việc,
nhiệm vụ lao động. Nếu người lao động bị TNLĐ được hưởng các khoản hỗ trợ từ chế
độ TNLĐ theo quy định của pháp luật lao động thì người bị tai nạn rủi ro tùy trường
hợp được bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Hậu quả do tai nạn gây ra cũng là một đặc điểm cần lưu ý. Dù cả tai nạn rủi
ro và TNLĐ đều gây thiệt hại về người và tài sản nhưng TNLĐ coi thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe của người lao động là đặc điểm bắt buộc phải có, cịn tai nạn rủi ro
khơng u cầu.
1.1.3 Phân loại tai nạn lao động
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, TNLĐ được phân loại theo các tiêu chí khác

nhau.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, TNLĐ được chia làm hai loại:
TNLĐ chủ quan và TNLĐ khách quan. TNLĐ do nguyên nhân chủ quan là TNLĐ xảy
ra do người lao động và người sử dụng lao động khơng tn thủ các điều kiện về vệ
sinh an tồn lao động như: TNLĐ do khơng có hoặc khơng sử dụng các phương tiện,
thiết bị bảo hộ lao động; TNLĐ do vi phạm yêu cầu kỹ thuật; TNLĐ do không huấn
luyện về an toàn lao động cho người lao động… Tai nạn lao động do nguyên nhân
khách quan là TNLĐ xảy ra do các yếu tố bên ngoài tác động đến người lao động như:

9


TNLĐ do môi trường làm việc nguy hiểm (làm việc trên cao, máy móc lạc hậu…);
TNLĐ do hiện tượng tự nhiên tác động (sét đánh, sạt lở đá, bão lụt, động đất…).
Phân loại theo tiêu chí này khơng chỉ xác định được nguyên nhân gây ra TNLĐ
mà còn giúp chúng ta lựa chọn các biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng loại nguyên
nhân. Đối với nhóm nguyên nhân chủ quan gây ra TNLĐ có thể loại bỏ hồn tồn nên
cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cứng rắn và triệt để. Trong khi đó, nhóm nguyên
nhân khách quan khơng thể loại bỏ hồn tồn nên cần áp dụng các biện pháp phịng
ngừa mang tính hạn chế, lâu dài.
Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất xảy ra tai nạn lao động, ta sẽ có các
loại TNLĐ như: TNLĐ trong ngành khai thác khoáng sản, TNLĐ trong ngành xây
dựng, TNLĐ trong ngành cơ khí, TNLĐ trong ngành dệt may… Việc phân loại này rất
quan trọng vì nguy cơ và mức độ xảy ra TNLĐ ở các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất là
khác nhau, xuất phát từ môi trường làm việc và điều kiện lao động riêng biệt. Theo
Thông báo số 543/TB-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2013 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về Tình hình tai nạn lao động năm 2012 (Thơng báo số 543/TBBLĐTBXH) thì những ngành, nghề để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng trong năm
2012 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ
cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị.
Cách phân loại này giúp việc phòng ngừa TNLĐ đạt hiệu quả cao do xây dựng

những biện pháp hạn chế TNLĐ gắn với đặc điểm sản xuất của từng ngành, nghề. Ở
một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Liên Bang Nga… cịn dựa vào tiêu chí này
để xác định tỷ lệ phí đóng bảo hiểm TNLĐ. Những ngành, nghề thường xuyên xảy ra
TNLĐ sẽ có mức đóng cao hơn những ngành, nghề ít xảy ra TNLĐ14.
Căn cứ vào mức độ tổn hại cho người lao động, ta chia làm ba loại TNLĐ sau:
TNLĐ chết người, TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ. TNLĐ chết người là tai nạn mà người bị
nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời
gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương
do TNLĐ gây ra. TNLĐ nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những
chấn thương nghiêm trọng ở các bộ phận trọng yếu của cơ thể như đầu, bụng, ngực, các
chi… hoặc bị bỏng, nhiễm các độc chất ở mức độ nặng. TNLĐ nhẹ là tai nạn mà người
bị nạn không thuộc quy định tại hai trường hợp trên15.

14

Bùi Thị Lâm Hà (2012), “Chế độ tai nạn ở Việt Nam – Nhìn từ cơ sở lý luận”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, (kỳ 2 – tháng 5/2012), tr.21-24.
15
Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

10


Đây cũng là cách phân loại được thừa nhận trong các văn bản pháp luật hiện
hành ở nước ta. Phân loại theo tiêu chí này một mặt phản ánh được mức độ nghiêm
trọng mà TNLĐ gây ra, tạo thuận lợi cho hoạt động thống kê, dự báo, phòng ngừa
TNLĐ. Mặt khác còn giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước về chế độ TNLĐ có cơ sở đặt
ra phương thức và mức trợ cấp phù hợp với tổn hại mà người lao động phải gánh chịu,
góp phần giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình họ.
Qua việc phân tích những nội dung liên quan, có thể thấy rằng TNLĐ là một

hiện tượng tất yếu tồn tại trong xã hội gắn liền với quá trình lao động của con người.
Q trình này dù ít hay nhiều bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro do các yếu tố tự nhiên,
xã hội bên ngồi tác động mà chúng ta khơng thể lường trước hết. Điều này đồng nghĩa
với việc chừng nào con người còn lao động để tồn tại và phát triển thì chừng đó TNLĐ
vẫn cịn xảy ra. Vì lẽ đó mà bên cạnh cơng tác phịng ngừa TNLĐ thì chế độ TNLĐ đã
ra đời để kịp thời khắc phục những thiệt hại mà TNLĐ gây ra, chia sẻ phần nào khó
khăn cho người lao động và gia đình.
1.2. Chế độ tai nạn lao động
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ tai nạn lao động
Một khi TNLĐ bất ngờ xảy ra, người lao động sẽ khơng cịn duy trì được sức
khỏe để tiếp tục làm việc, đảm bảo nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình như
trước. Đóng vai trị như một “cứu cánh” cho người lao động không may bị TNLĐ, chế
độ TNLĐ ra đời và dần hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển của bảo hiểm xã hội
(BHXH).
1.2.1.1 Chế độ tai nạn lao động trên thế giới
Chế độ TNLĐ đã có lịch sử tồn tại hàng trăm năm mà mầm mống của nó có từ
thế kỷ XVI ở Tây Âu, khi nền công thương nghiệp bắt đầu phát triển. Những người
nông dân ở thung lũng núi Alpes đã thành lập những “Hội tương tế” với cách thức mỗi
người tham gia trích một phần thu nhập đóng góp vào quỹ chung phòng khi gặp ốm
đau, tai nạn làm việc. Đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đồn thợ thủ cơng ra đời, để bảo
vệ nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ chẳng hạn
như ở Anh năm 1473 đã thành lập hội “Bằng hữu” để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm
đau, tại nạn16. Ban đầu chế độ TNLĐ chỉ mang tính sơ khai, chưa định hình rõ và chỉ áp
dụng với phạm vi nhỏ hẹp.
16

Phan Thanh Long (2004), Chế độ BHXH trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng
hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.18.

11



Chế độ TNLĐ chính thức ra đời vào giữa thế kỉ XIX ở nước Phổ (nay là Cộng
hòa Liên bang Đức). Năm 1884, chính phủ nước Phổ dưới thời Thủ tướng Otto von
Bismark ban hành Luật Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. Luật này đã thiết lập chế độ
TNLĐ thống nhất toàn quốc do hiệp hội giới chủ quản lý nhằm bảo hiểm cho người lao
động khi gặp tai nạn. Sau đó, mơ hình BHXH nói chung và chế độ TNLĐ nói riêng ở
Đức được nhiều nước trên thế giới tiếp thu và xây dựng thành các đạo luật. Đầu tiên là
các nước châu Âu láng giềng như Pháp (1910), Ý (1919), Liên Xô (1922)… tiếp đến là
các nước khu vực châu Mỹ như Brazil (1923), Canada (1927)… và cuối cùng là các
nước châu Phi, châu Á như Trung Quốc (1958), Thái Lan (1990)…17
Nằm trong xu thế tồn cầu hóa, tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia Tổ
chức Lao động quốc tế được thành lập năm 1919. Văn bản quốc tế đầu tiên quy định về
chế độ TNLĐ một cách đầy đủ là Công ước số 102 về “An toàn xã hội (quy phạm tối
thiểu)”18 được hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua tại Geneva
(Thụy Sĩ) ngày 28/6/1952. Với việc quy định đầy đủ cách xác định TNLĐ, các mức và
phương thức trợ cấp thì có thể coi Cơng ước số 102 như là “đạo luật mẫu” về chế độ
TNLĐ để các nước thành viên vận dụng vào pháp luật quốc gia mình. Sau đó, do u
cầu của q trình phát triển, ILO đã bổ sung thêm một số công ước, khuyến nghị khác
về chế độ TNLĐ như Công ước số 121 về trợ cấp TNLĐ (1964), Khuyến nghị số 121
về Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (1964)19. Với vai trò là một tổ chức
quốc tế liên chính phủ, ILO khuyến khích các nước thành viên đảm bảo chế độ TNLĐ
trên tinh thần các văn bản đã ban hành. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới
đều có quy định về chế độ TNLĐ.
1.2.1.2 Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam
So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của chế độ TNLĐ trên thế giới, chế độ
TNLĐ ở Việt Nam ra đời muộn hơn rất nhiều do hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội
cũng như tình hình chiến tranh kéo dài. Xét về mặt thời gian, chế độ TNLĐ ở nước ta
đã xuất hiện từ cuối những năm 30 của thế kỷ XX. Lúc này, nước ta đang đặt dưới sự
đô hộ của thực dân Pháp. Trước sức ép đấu tranh của tầng lớp lao động, trí thức Việt

Nam yêu cầu được đảm bảo các chế độ trợ cấp tối thiểu, thực dân Pháp buộc phải chấp
nhận áp dụng một số chế độ gồm chế độ ốm đau, chế độ tai nạn và chế độ hưu trí. Tuy

17

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình An sinh xã hội, NXB.Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,
tr. 48.
18
ILO, Social Security (Minimum Standards) Convention 1952 (No.102), Part VI: Employment Injury Benefit.
19
ILO, Employment Injury Benefits Convention, 1964 (P.121); Employment Injury Benefits Convention
Recommendation, 1964 (No.121).

12


nhiên, những chế độ này chỉ áp dụng cho một số đối tượng thường là những người giữ
chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính, quân đội, cảnh sát của Pháp20.
Năm 1945, cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 ghi nhận các quyền cơ bản cho
người lao động, Chính phủ đã ban hành một số Sắc lệnh trong đó có quy định chế độ
trợ cấp TNLĐ. Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 (hướng dẫn giao dịch về việc làm
công, giữa các chủ nhân, người Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt
Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do) lần
đầu tiên tại Điều 47 quy định:“Công nhân bị tai nạn lao động, dù lỗi tại mình hay
khơng, mà phải nghỉ việc quá 4 ngày, thì phải được chủ bồi thường; nếu vì tai nạn ấy
mà chết thì những người thừa kế được bồi thường”. Quy chế công chức Việt Nam ban
hành kèm Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 dành Điều 89, 90, 91 quy định chế độ cho
công chức bị tai nạn. Và Điều 39, 40 Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định chế
độ TNLĐ cho công nhân giúp việc cho Chính phủ. Nhìn chung, các sắc lệnh này chỉ

mới dừng lại ở việc ghi nhận chế độ TNLĐ chứ chưa đảm bảo đầy đủ về mặt pháp lý
những nội dung cần thiết của nó.
Chế độ TNLĐ được hồn thiện thành một chương riêng trong Điều lệ tạm thời
về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định
218/CP ngày 27/12/1961 (tại tiết 3, chương II) và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành
kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ (tại tiết 2, chương 2). Các
điều lệ này đã quy định rõ các chế độ mà người bị TNLĐ được hưởng bao gồm tiền
thuốc men, phí tàu xe, các khoản trợ cấp phụ cấp tính theo lương, bố trí cơng việc mới
hoặc hỗ trợ học nghề, cung cấp thiết bị phụ trợ cần thiết… Mức độ thụ hưởng các
khoản hỗ trợ trên dựa theo hạng thương tật của người bị tai nạn do Hội đồng khám xét
thương tật xếp hạng. Tất cả các chế độ trên do người sử dụng lao động mà thực chất là
Nhà nước chi trả, người lao động khơng phải đóng góp một khoản nào. Tuy nhiên, do
hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ nên chế độ TNLĐ chỉ mới
đảm bảo cho một số ít đối tượng là quân nhân, những người làm việc trong khu vực
Nhà nước. Các điều lệ này tiếp tục được áp dụng cho đến những năm 80 của thế kỷ XX.
Tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã xác
định nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật về chế độ TNLĐ nói riêng. Bắt đầu bằng việc ban
20

Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật an sinh xã hội, NXB.Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.102.

13


hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH cho người
lao động. Thay đổi quan trọng của chế độ TNLĐ tại mục IV Nghị định số 43 chính là
việc mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng cho người lao động ở tất cả các thành
phần kinh tế trong xã hội theo nguyên tắc “có đóng có hưởng” chứ khơng chỉ dừng lại ở

lực lượng lao động Nhà nước theo cơ chế bao cấp như Điều lệ tạm thời về BHXH trước
đây.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội ban hành bộ luật lao động đầu tiên của nước ta có quy
định chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động thực hiện tại Điều 107 và do BHXH thực
hiện tại Điều 143. BLLĐ năm 1994 là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo cho chế độ
TNLĐ được thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Trách nhiệm của người sử dụng lao
động đối với người lao động bị TNLĐ được cụ thể hóa tại Nghị định số 06/CP ngày
20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ năm 1994 về an tồn, vệ sinh lao
động. Cịn trách nhiệm của BHXH đối với người lao động bị TNLĐ được quy định chi
tiết tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH.
Một cột mốc đáng lưu ý là việc Quốc hội khóa XI ban hành Luật bảo hiểm xã
hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (Luật BHXH năm 2006) thay thế cho Điều lệ
BHXH nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội và thực thi cam kết của Việt Nam
khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO (World Trade Organization). Luật
BHXH năm 2006 khơng chỉ đa dạng hóa các chế độ trợ giúp cho người lao động bị
TNLĐ mà còn quy định cụ thể các điều kiện, thời điểm để họ được hưởng các chế độ
đó. Gần đây nhất là việc Quốc hội khóa XIII đã ban hành BLLĐ năm 2012 thay thế cho
BLLĐ năm 1994 đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007. BLLĐ
năm 2012 chỉ còn quy định về chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động thực hiện
(chương IX), chế độ TNLĐ của BHXH sẽ do Luật BHXH năm 2006 điều chỉnh nên
không còn được đề cập. Quy định này vừa đảm bảo sự độc lập, tránh chồng chéo giữa
hai văn bản pháp luật vừa giúp cho việc thực hiện chế độ TNLĐ được dễ dàng hơn.
Chế độ TNLĐ ở Việt Nam là một trong các chế độ phát triển rất sớm trong điều
kiện kinh tế thị trường. Trải qua nhiều thay đổi của lịch sử, nó đã ngày một hồn thiện
hơn cả về nội dung và hình thức, góp phần dung hịa giữa các lợi ích kinh tế với các vấn
đề cấp thiết của xã hội.
Như vậy, kể từ khi ra đời chế độ TNLĐ đã phát triển không ngừng cả về phạm vi
và mức độ hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn. Có thể nhận thấy rằng q trình hình
thành và phát triển của chế độ TNLĐ ln gắn liền với sự đấu tranh không ngừng nghỉ
của người lao động và tiến bộ của xã hội trong từng thời kỳ.

14


1.2.2 Khái niệm chế độ tai nạn lao động
Chế độ TNLĐ là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, được coi là
chương trình bảo hiểm xã hội lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới. Theo ILO, chế độ
TNLĐ là “một dạng bảo hiểm xã hội đền bù cho người lao động những thiệt hại mà tai
nạn lao động gây ra”21. Hiện nay, chế độ TNLĐ chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ liệt
kê các lợi ích mà quốc gia đảm bảo cho người lao động bị TNLĐ, chứ không hướng
đến việc xây dựng một định nghĩa chung về chế độ TNLĐ. Các lợi ích phổ biến mà
quốc gia thực hiện cho người lao động bị TNLĐ là: bồi thường bằng tiền mặt thay thế
cho nguồn thu nhập bị mất (một lần hoặc định kỳ), chăm sóc y tế và phục hồi chức
năng, hỗ trợ cho những người phụ thuộc khi người bị TNLĐ chết…
Tại Việt Nam, cùng với chế độ bệnh nghề nghiệp, chế độ TNLĐ là một trong sáu
chế độ BHXH được thực hiện22. Theo Từ điển Luật học thì chế độ TNLĐ là “chế độ
bảo đảm vật chất cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp
luật”23. Khơng có một khái niệm chính thức về chế độ TNLĐ trong các văn bản pháp
luật lao động nói riêng cũng như trong hệ thống pháp luật nước ta nói chung. Chế độ
TNLĐ chủ yếu được định nghĩa dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Theo Trường Đại
học Luật Hà Nội thì chế độ TNLĐ được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Hiểu theo nghĩa rộng, chế độ TNLĐ là chế độ BHXH nhằm bù đắp các chi phí
chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập của người lao động do bị giảm hoặc bị mất khả
năng lao động mà nguyên nhân do TNLĐ24.
Theo nghĩa này, chế độ TNLĐ bao gồm chế độ do cơ quan BHXH thực hiện
theo quy định của Luật BHXH năm 2006 và chế độ do người sử dụng lao động thực
hiện theo quy định của BLLĐ năm 2012. Người lao động khi bị TNLĐ trước hết sẽ
nhận được các hỗ trợ về vật chất từ người sử dụng lao động như chi phí y tế, tiền lương
trong thời gian nghỉ việc điều trị, khoản tiền bồi thường hoặc trợ cấp… từ khi sơ cứu,
cấp cứu đến khi ổn định thương tật. Sau đó, người lao động cịn nhận được giải quyết
chế độ TNLĐ từ cơ quan BHXH như trợ cấp thương tật, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức

khoẻ, trợ cấp phục vụ… nếu có tham gia BHXH bắt buộc. Cách hiểu theo nghĩa rộng

21

International Labour Organization (2010), Employment Injury Benefits: occupational accident and disease
insurance systems, Moscow (Russia), p.5.
22
Điều 4 Luật BHXH năm 2006 qui định các chế độ BHXH bao gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp.
23
Từ điển Luật học (1999), NXB.Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 537.
24
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật an sinh xã hội, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.159160.

15


vừa phản ánh tất cả những quyền lợi mà một người lao động khi bị TNLĐ sẽ được
hưởng vừa thể hiện được sự liên kết thống nhất giữa các quy định của pháp luật.
Hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ TNLĐ là chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả cho
những người lao động có tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ, nhằm bù đắp một phần
hoặc thay thế thu nhập của người lao động do bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động
mà nguyên nhân do TNLĐ25.
Theo nghĩa này, chế độ TNLĐ chỉ được đảm bảo từ cơ quan BHXH, không bao
gồm trách nhiệm do người sử dụng lao động thực hiện. Như vậy, chế độ TNLĐ theo
nghĩa hẹp tập trung vào các hỗ trợ mà cơ quan BHXH dành cho người lao động tham
gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ. Nếu người lao động bị TNLĐ không tham gia hoặc
không thuộc trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc thì chế độ TNLĐ sẽ khơng phát
sinh. Tuy nhiên, ngay trong chính chế độ TNLĐ do cơ quan BHXH thực hiện vẫn tồn
tại trách nhiệm của người sử dụng lao động. Sự tồn tại này thể hiện ở việc người sử

dụng lao động là chủ thể đóng góp chính vào nguồn quỹ BHXH bắt buộc để chi trả chế
độ TNLĐ cho người lao động.
Cũng cần lưu ý rằng nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho họ, thì người sử dụng lao động
có trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với mức mà người lao động được hưởng theo
quy định của Luật BHXH 2006 và các văn bản có liên quan26.
Theo người viết, chế độ TNLĐ được hiểu theo nghĩa rộng là phản ánh đầy đủ
nhất cả về mặt ý nghĩa và nội dung của nó. Xét dưới góc độ kinh tế, mức đóng và chi
trả chế độ TNLĐ từ quỹ BHXH chỉ có thể hỗ trợ một phần cho người lao động bị
TNLĐ và gia đình. Trong khi đó, người lao động khơng những bị mất nguồn thu nhập
do nghỉ việc điều trị mà còn phải thanh tốn các chi phí y tế và đảm bảo sinh hoạt hàng
ngày. Lúc này rất cần sự san sẻ từ phía người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, trách
nhiệm của người sử dụng lao động sẽ phát sinh đối với tất cả người lao động bị TNLĐ
mà không hạn chế như quỹ BHXH. Đây được xem là một dạng “bảo hiểm” đặc biệt mà
Nhà nước quy định nhằm giúp đỡ những người lao động chưa tham gia hoặc không
thuộc trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc.
Chế độ TNLĐ với tư cách là sự trợ giúp cho người lao động bị TNLĐ được hiểu
theo nghĩa rộng sẽ có những đặc điểm chính sau:

25
26

Như trên.
Khoản 2, Điều 145 BLLĐ năm 2012.

16


Một là, chế độ TNLĐ gắn liền với quá trình làm việc của người lao động. Chế độ
TNLĐ chỉ phát sinh cho người lao động bị tai nạn khi thực hiện các công việc, nhiệm

vụ được giao hoặc các hoạt động khác hỗ trợ cho việc hồn thành cơng việc đó. Nói
cách khác, nếu người lao động bị tai nạn khơng liên quan đến q trình lao động thì họ
sẽ không được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định của pháp luật.
Hai là, đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ là người lao động hoặc thân nhân
của người lao động bị TNLĐ. Người lao động ở đây bao gồm tất cả những người làm
công ăn lương, tham gia hợp pháp vào quan hệ lao động, không phân biệt ngành nghề,
lĩnh vực hay quy mô sản xuất. Nếu bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động thì chính
người lao động bị TNLĐ là đối tượng thụ hưởng chế độ này. Nếu người lao động khơng
may chết do TNLĐ thì đối tượng thụ hưởng là người thân thích của họ hoặc người khác
mà họ có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng.
Ba là, việc thực hiện chế độ TNLĐ thông qua hai nguồn: nguồn quỹ TNLĐ của
BHXH và nguồn tài chính của người sử dụng lao động. Hai nguồn này độc lập trong
việc đảm bảo thực hiện chế độ TNLĐ cho người lao động. Nguồn quỹ TNLĐ của
BHXH được sử dụng để chi trả các khoản hỗ trợ sức khỏe, trợ cấp cho người lao động
bị TNLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nguồn tài chính của doanh nghiệp
được sử dụng để thanh tốn chi phí y tế, bồi thường cho người lao động bị TNLĐ trong
doanh nghiệp mình.
Xét dưới góc độ là các chế độ của BHXH, chế độ TNLĐ và chế độ ốm đau là hai
chế độ có nhiều nét tương đồng, cùng được xây dựng nhằm trợ giúp cho người lao động
bị suy giảm sức khỏe, phải tạm thời nghỉ việc. Do đó cần nhận thức rõ những điểm
khác biệt của hai chế độ này để áp dụng cho phù hợp. Thứ nhất, chế độ ốm đau phát
sinh khi người lao động bị ốm, không cần biết nguyên nhân xuất phát từ quá trình làm
việc hay từ các yếu tố khác còn chế độ TNLĐ chỉ phát sinh khi người lao động bị tai
nạn do gặp phải những rủi ro mà quá trình làm việc đem lại. Thứ hai, đối tượng áp dụng
của chế độ ốm đau rộng hơn chế độ TNLĐ ở chỗ: chế độ TNLĐ chỉ áp dụng cho người
lao động bị TNLĐ còn chế độ ốm đau áp dụng cho người lao động bị ốm đau, bị tai nạn
rủi ro (không phải là TNLĐ) và còn áp dụng cho cho cả trường hợp người lao động
nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Thứ ba, kết quả giám định mức độ suy giảm khả năng
lao động là căn cứ để xác định mức độ thụ hưởng chế độ TNLĐ mà người lao động
nhận được còn chế độ ốm đau không đặt ra yêu cầu kiểm tra mức độ suy giảm sức

khỏe. Điểm khác biệt cuối cùng là nếu chế độ ốm đau được coi là chế độ bảo hiểm ngắn

17


hạn do người lao động bị hạn chế thời gian hưởng chế độ trong một năm thì chế độ
TNLĐ lại không bị giới hạn.
1.2.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế độ tai nạn lao động theo pháp
luật Việt Nam
Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện chế độ TNLĐ là những tư tưởng được rút
ra từ thực tế khách quan mà Nhà nước sử dụng làm cơ sở để quy định về chế độ TNLĐ
trong các văn bản pháp luật. Tìm hiểu các nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng và thực
hiện chế độ TNLĐ sẽ cho chúng ta một cái nhìn tồn cảnh về chế độ TNLĐ trước khi
đến với các quy định cụ thể của pháp luật.
1.2.3.1 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Điều 55 Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định “lao động là quyền và nghĩa
vụ của công dân”. Khoản 1, Điều 4 BLLĐ năm 2012 một lần nữa khẳng định mục tiêu
“bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động” là một trong những chính
sách ưu tiên của Nhà nước.
Người lao động là lực lượng đông đảo trong xã hội nhưng khi xác lập quan hệ
lao động họ lại là bên ở vị thế lệ thuộc vào người sử dụng lao động về mặt kinh tế và
pháp lý. Bên cạnh đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, người lao động phải trực tiếp
chịu nhiều tác động xấu của quá trình làm việc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Do đó, nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra khi xây dựng chế độ TNLĐ là ưu tiên đảm bảo
những quyền lợi chính đáng cho người lao động khi bị TNLĐ.
Nguyên tắc này thể hiện rõ nét ở việc người lao động sẽ nhận được nhiều chế độ
hỗ trợ khác nhau từ khi điều trị TNLĐ đến sau khi hồi phục sức khỏe. Theo quy định
ngoài việc được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết, người lao động hoặc thân
nhân của họ sẽ nhận được các khoản bồi thường, trợ cấp tương ứng với mức độ tai nạn
từ người sử dụng lao động và từ cơ quan BHXH (nếu họ có tham gia BHXH bắt buộc).

Thời gian thụ hưởng chế độ TNLĐ không bị giới hạn mà tùy thuộc vào tình trạng sức
khỏe của người lao động. Hơn thế nữa, các khoản bồi thường, trợ cấp TNLĐ cho người
lao động được tính tốn dựa trên các loại tiền lương (tiền lương theo hợp đồng lao động
hoặc tiền lương tối thiểu chung) hiện hành. Nhờ đó mà số tiền người lao động nhận
được ít nhất cũng giúp cho họ và gia đình duy trì cuộc sống hàng ngày, giảm bớt khó
khăn. Lỗi của người lao động trong việc để xảy ra TNLĐ khơng là yếu tố quyết định
việc họ có được hưởng chế độ TNLĐ hay không cũng phản ánh nguyên tắc ưu tiên lợi
ích này.

18


1.2.3.2 Nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm giữa người sử dụng lao động, cơ quan
bảo hiểm xã hội và Nhà nước.
Người sử dụng lao động là chủ thể đứng ra thuê mướn, tổ chức và quản lý công
việc của người lao động. Do đó, họ phải là chủ thể đầu tiên và trước hết chịu trách
nhiệm về những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thu
nhập của người lao động, đặc biệt là TNLĐ. TNLĐ diễn biến bất ngờ và không thể
lường trước hết những thiệt hại về người và tài sản má nó gây ra. Nếu để một mình
người sử dụng lao động thanh tốn mọi chi phí cho người lao động sẽ tạo ra một gánh
nặng không nhỏ về tài chính cho doanh nghiệp, quyền lợi của người bị nạn và gia đình
có nguy cơ khơng được đảm bảo đầy đủ. Vì vậy, cùng với người sử dụng lao động, Nhà
nước và cơ quan BHXH đã tham gia vào quá trình quản lý, giải quyết chế độ TNLĐ.
Biểu hiện của nguyên tắc này là ở việc người sử dụng lao động khơng phải trực
tiếp chịu trách nhiệm về tồn bộ những chi phí giải quyết chế độ TNLĐ cho người lao
động như trước đây mà một phần trách nhiệm đã được chia sẻ cho cơ quan BHXH. Nói
cách khác, theo quy định hiện hành chế độ TNLĐ ở nước ta do người sử dụng lao động
và cả cơ quan BHXH thực hiện. Nguồn quỹ của cơ quan BHXH được sử dụng để chi
trả chế độ TNLĐ ngồi đóng góp chính của người sử dụng lao động cịn có sự hỗ trợ
của Nhà nước khi cần thiết cũng thể hiện nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm này. Ngoài ra,

đối với việc thanh tốn chi phí điều trị thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động
cũng có sự san sẻ một phần từ cơ quan bảo hiểm y tế. Theo đó, nếu người lao động có
tham gia bảo hiểm y tế thì chi phí điều trị thương tật do TNLĐ gây ra sẽ được bảo hiểm
y tế chi trả một phần.
1.2.3.3 Nguyên tắc thực hiện chế độ tai nạn lao động đơn giản, dễ dàng, thuận
tiện cho người bị tai nạn lao động và gia đình.
Nguyên tắc này được rút ra trên cơ sở quy định tại khoản 5, Điều 5 Luật BHXH
năm 2006: “Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo
đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội”.
Khi TNLĐ xảy ra, thu nhập của người lao động bị giảm sút trong khi các chi phí
sinh hoạt hàng ngày lại tăng lên đáng kể. Việc mất cân đối thu - chi dễ đẩy người lao
động và gia đình rơi vào tình trạng khó khăn, việc chữa trị phục hồi sức khỏe bị gián
đoạn do nguồn tài chính khơng đáp ứng đủ. Mặt khác, khơng phải bất cứ người lao
động nào cũng đủ khả năng hiểu biết và vận dụng các quy định pháp luật về chế độ
TNLĐ để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Vì những lý do trên mà việc thực hiện chế độ
TNLĐ cần phải đơn giản, nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.
19


Nguyên tắc này tập trung vào thủ tục hành chính giải quyết chế độ cho người bị
TNLĐ. Về mặt chủ thể, chế độ TNLĐ yêu cầu sự phối hợp đồng bộ giữa người sử dụng
lao động, BHXH và các cơ quan khác có liên quan. Ngay khi TNLĐ xảy ra, người sử
dụng lao động phải liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu người lao động.
Sau đó, họ phải nhanh chóng thu thập thơng tin, lập hồ sơ TNLĐ để chuyển cho cơ
quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động có tham gia BHXH và tự mình bồi
thường theo quy định pháp luật. Người sử dụng lao động, cơ quan BHXH còn có trách
nhiệm giới thiệu người bị nạn đến Hội đồng giám định y khoa để đánh giá mức độ suy
giảm khả năng lao động. Người lao động gần như không phải trực tiếp thực hiện thủ tục
nào. Về mặt thời gian, chế độ TNLĐ đảm bảo việc thụ hưởng một cách liên tục cho
người lao động. Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động bắt đầu khi TNLĐ

xảy ra còn trách nhiệm của BHXH bắt đầu khi người lao động hồi phục sức khỏe.
Qua việc tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm chế độ TNLĐ, nguyên tắc của chế độ
TNLĐ trong pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng chế độ TNLĐ luôn gắn liền
với quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi TNLĐ xảy ra, chế độ
TNLĐ đảm bảo bù đắp thu nhập, phục hồi sức khoẻ cho người lao động giúp họ nhanh
chóng tái hịa nhập vào hoạt động sản xuất, duy trì ổn định quan hệ lao động. Vì vậy,
chế độ TNLĐ cũng mang nhiều ý nghĩa thiết thực đối với cả người lao động, người sử
dụng lao động và xã hội nói chung.
1.2.4 Ý nghĩa của chế độ tai nạn lao động
(i) Đối với người lao động
Hậu quả mà TNLĐ gây ra cho người lao động thường rất nặng nề. Trước hết là
việc người lao động phải tạm nghỉ làm để chữa trị thương tật. Trong thời gian này
không những nguồn thu nhập của họ bị mất đi mà còn phát sinh thêm nhiều khoản tiền
cần thanh tốn như viện phí, thuốc men… bên cạnh nhu cầu đảm bảo đời sống hàng
ngày. Đây là một áp lực khơng nhỏ mà người lao động và gia đình phải đối mặt. Mặt
khác, tình trạng sức khỏe của người lao động có thể làm thay đổi mối quan hệ pháp luật
lao động với người chủ sử dụng lao động khi họ không thể phục hồi khả năng lao động
để đáp ứng được cơng việc mà mình đảm nhận trước đây. Trong nhiều trường hợp,
TNLĐ có thể dẫn tới việc chấm dứt mối quan hệ lao động khi người lao động bị chết
hoặc không đủ khả năng để thực hiện bất kì cơng việc nào. Khó khăn sẽ kéo dài thêm
khi người lao động bị mất việc làm hoặc chuyển sang làm cơng việc khác với mức
lương thấp hơn. Đó là còn chưa kể những thương tật mà họ phải mang suốt đời và khả
năng tái phát là không nhỏ.
20


×