Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Chức năng ban hành án lệ của tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

------

NGUYỄN VĂN LONG
PHÁP LUẬT VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng Mại

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

---**---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN LONG
KHÓA: 2007-2011. MSSV: 3220104
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.s PHAN PHƢƠNG NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7/2011




LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thạc sỹ Phan
Phƣơng Nam trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và có
nhiều đóng góp trong quá trình tác giả thực hiện đề tài.
Qua đây, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý
thầy, cô giáo trƣờng đại học luật thành phố Hồ Chí Minh đã
quan tâm, dậy dỗ trong suốt thời gian học tại trƣờng cùng
gia đình và tồn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong q
trình học tập và thực hiện khóa luận.


LỜI CAM KẾT

Tác giả cam kết: Khóa luận “Pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp” là kết quả của quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu
và sáng tạo một cách trunhg thực, nghiêm túc và nỗ lực của bản thân
trong suốt thời gian qua.
Bài viết đƣợc xây dựng dựa trên sự tham khảo các tài liệu phù hợp với
các quy định của pháp luật cũng nhƣ quy định của trƣờng đại học luật
thành phố Hồ Chí Minh.

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Long


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
DN

1. Doanh nghiệp
2. Hóa đơn, Chứng từ
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

HĐCT
Thuế TNDN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Doanh nghiệp
2. Hóa đơn, Chứng từ
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Viết tắt
DN
HĐCT
Thuế TNDN


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP .................................................................................... 04
1.1 Lý luận chung về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ....................... 04
1.1.1 Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................... 04
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu nhập chịu thuế TNDN ................. 07

1.1.2.1 Khái niệm ........................................................................................ 07
1.1.2.2 Đặc điểm.......................................................................................... 08
1.1.2.3 Vai trò của thu nhập chịu thuế TNDN ............................................ 11
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
12
1.2.1 Sơ lƣợc về lịch sử thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. ................................................ 12
1.2.2 Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế ........................................................ 15
1.2.3 Xác định thu nhập chịu thuế ................................................................... 17
1.2.3.1 Doanh thu ........................................................................................ 18
1.2.3.2 Các khoản chi phí hợp lý đƣợc trừ .................................................. 21
1.2.3.3 Thu nhập khác ................................................................................. 27
1.2.4 Thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiêp ........................................... 29
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: NHỮNG BẤT HỢP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NHẬP CHỊU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC. .......... 33
2.1 Những bất hợp lý của pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
................................................................................................................. 33
2.1.1 Bất hợp lý trong căn cứ xác định thu nhập chịu thuế ............................ 33
2.1.2 Bất hợp lý trong việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
................................................................................................................. 37
2.1.3 Bất hợp lý trong quy định về thu nhập đƣợc miễn thuế ......................... 41
2.1.4 Bất hợp lý trong việc xác định các khoản chi phí đƣợc trừ và khơng đƣợc
trừ khi tính thu nhập chịu thuế ......................................................................... 42
2.1.4.1 Quy định chung chung, thiếu tính cụ thể gây khó khăn cho các chủ thể
chịu tác động................................................................................................ 42


2.1.4.2 Quy định về khống chế chi phí quảng cáo chƣa phù hợp ............... 43
2.2 Kiến nghị giải pháp khắc phục thực trạng tồn tại trong các quy định của thu

nhập chịu thuế TNDN .......................................................................................... 48
2.2.1 Giải pháp chung ...................................................................................... 48
2.2.1.1 Hồn thiện chính sách thuế chung ................................................... 48
2.2.1.2 Tăng cƣờng cơng tác quản lý thuế .................................................. 50
2.2.1.3 Hồn thiện công tác quản lý HĐCT ................................................ 52
2.2.2 Các giải pháp riêng ................................................................................. 53
2.2.2.1 Kiến giải pháp khắc phục tình trạng bất hợp lý trong việc xác định thu
nhập chịu thuế.............................................................................................. 53
2.2.2.2 Kiến nghị về giải pháp khắc phục tình trạng bất hợp lý trong quy định
thu nhập miễn thuế ...................................................................................... 54
2.2.2.3 Kiến nghị giải pháp khắc phục tình trạng bất hợp lý trong việc xác định
chi phí đƣợc trừ và chi phí khơng đƣợc trừ ................................................. 55
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), thơng qua tình hình kinh doanh, khả
năng cạnh tranh và thƣơng hiệu của các doanh nghiệp chúng ta có thể hiểu phần nào
đó bức tranh tình hình kinh tế của một quốc gia. Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có những bƣớc phát triển đột biến, góp phần giải phóng sức sản
xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phục hồi
và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim nghạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo…
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng trong ngân sách

nhà nƣớc, thực hiện phân phối thu nhập, thực hiện việc điều tiết thu nhập của doanh
nghiệp, không những ở các nƣớc phát triển mà cả những nƣớc đang phát triển nhƣ
Việt Nam.
Luật thuế thu nhập doanh ngiệp 2008 ra đời thay thế cho Luật thuế thu nhập
doanh ngiệp năm 2003 trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều biến
động phức tạp. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03
tháng 06 năm 2008 đã đáp ứng đƣợc sự kỳ vọng và mong mỏi của các doanh
nghiệp. Với những quy định thơng thống, khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh
doanh Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc đánh giá là một trong những công cụ
hiệu quả giúp nền kinh tế Việt nam có điều kiện phục hồi và nhanh chóng vƣợt qua
cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam thu
hẹp khoảng cách với các nƣớc trong khu vực, xây dựng và củng cố vị thế, hình ảnh
của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Trong các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 nội dung
nhận đƣợc sự chú ý quan tâm của dƣ luận, ảnh hƣởng trƣợc tiếp đến lợi ích của
doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc đó là “các quy định về thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”. So với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003,
quy định về thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 mang
tính rõ ràng minh bạch, tiến bộ hơn nhƣ: Lần đầu tiên pháp luật đƣa ra những điều
kiên cụ thể về một khoản chi phí đƣợc trừ, xác định rõ thuế thu nhập doanh nghiệp
là thuế chỉ đánh vào thu nhập của doanh nghiệp, hoàn thiện hơn các quy định về thu
nhập miễn thuế.
Trải qua hai năm có hiệu lực thực tiễn thi hành, cùng với tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế của thế giới bắt đầu từ năm 2008 , sự tác động của tình hình
lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam kéo theo đó là khủng hoảng về thu nhập của


2

hàng loạt doanh nghiệp, tình trạng phá sản…đã bộc lộ nhiều thiếu xót, hạn chế, bất

hợp lý trong các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 gây khó khăn
khơng nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức đƣợc vấn đề này tháng 3 năm 2011 Phòng Thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức “Hội thảo về những vướng mắc
về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Nghị định 123/2008/NĐ-CP và Nghị định 124/2008/NĐ-CP”. Mục đích của Hội
thảo là nhằm tiếp thu ý kiến góp ý của các Doanh nghiệp/Hiệp hội và chuyên gia về
những vƣớng mắc hiện nay của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị định 123/2008/NĐ-CP và Nghị định
124/2008/NĐ-CP, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi hai Nghị định trên.
Xuất phát từ tình hình cấp thiết đó tác giả đã lựa chọn đề “Pháp luật về thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp” với mục đích thơng qua một cơng trình
khoa học cẩn trọng và nghiêm túc tác giả mong muốn đóng góp một phần cơng sức
nhỏ bé của mình vào việc hồn thiện các quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp nói riêng và Luậ thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung.
2.Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định hiều vấn đề nhƣ: Đối tƣợng chịu
thuế, đối tƣợng nộp thuế, thu nhập đƣợc miễn thuế…qua quá trình học tập và theo
dõi thực tiễn áp dụng của luật thuế doanh nghiệp tác giả nhận thấy trong các nội
dung trên thì vấn đề về “thu nhập chịu thuế thu nhập” doanh nghiệp là bức thiết và
nóng hổi hơn cả. Chính vì lẽ đó, đối tƣợng của khóa luận sẽ làm rõ nội dung nội
dung sau:
+ Những vấn đề lý luận về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ:
khái niệm, đặc điểm, vai trò, cơ sở điều tiết thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp;
+Phân tích, đánh giá các quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành liên quan đến vấn đề thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Trên cơ sở đã phân tích trên, cũng nhƣ thực tiễn áp dụng của nó nêu rõ
thực trạng còn tồn đọng trong các quy định trong luật từ đó xây dựng, kiến nghị các
giải pháp nhằm hoàn thiện luật;

Phạm vi ngiên cứu của đề tài: Do sự hạn hẹp về mặt thời gian nên phạm vi
của bài viết chỉ tập trung ngiên cứu nội dung liên quan đến các quy định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp một cách chung nhất. Đối với các quy định mang
tính chất đặc thù cho từng lĩnh vực, từng ngành, hoặc có tính chất riêng biệt tác giả


3

sẽ không đề cập hoặc chỉ dẫn chiếu mà không đi sâu vào nghiên phân tích, nghiên
cứu.
3. Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua bài khóa luận ngƣời viết khơng có tham vọng bài viết của minh sẽ
trở thành một tác phẩm hay một cơng trình khoa học có ảnh hƣởng lớn đến pháp
luật mà qua đây ngƣời viết chỉ mong muốn bài viết của mình sẽ đóng góp phần nhỏ
nào đó trong việc:
+ Đảm bảo viêc thực thi pháp luật về thuế và đảm bảo nguồn thu của ngân
sách nhà nƣớc.
+ Đảm bảo tính minh bạch cho doanh nghiệp khi tiến hành kê khai các khoản
thu thập chịu thuế và khi nộp thuế, tính minh bạch trong cơng tác quản lý của cơ
quan thuế.
+ Xác định rõ các khoản thu thu nhập chịu thuế nhàm phân biệt với các
khoản thu khác của doanh nghiệp
+ Trên cơ sở phân tích thực trạng nêu ra kiến nghị
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu khác nhau, từ các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh cho đến phƣơng
pháp chứng minh, phân tích, giải thích đánh giá…trên cơ sở kết hợp giữa khoa học
tự nhiên - khoa học xã hội và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
5. Ý nghĩa:
Tác giả hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc

khắc phục những vƣớng mắc đang tồn tại giữa pháp luật và thực tiễn, tìm ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả thực thi của pháp
luật trong thực tiễn áp dụng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khóa luận có thể đƣợc sử dụng với vai trị nhƣ một tài liệu tham khảo cho
công tác quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc áp dụng các quy định về thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thực tiễn.
5. Bố cục
Khóa luận gồm 3 phần:
- Phần Mở Đầu
- Phần Nội Dung
- Kết Luận


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
Pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng đƣợc hình thành từ những
điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Khi một quan hệ mới xuất hiện, tác động đến một
bộ phận dân cƣ địi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nƣớc với vai trò
quản lý xã hội và là chủ thể duy nhất trong xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật sẽ thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm đảm bảo quan hệ đó phát triển theo chiều hƣớng tích cực, thúc đẩy quan hệ đó
phát triển. Tuy nhiên, trong một số quan hệ nhất định việc ban hành sẽ làm hạn chế
sự phát triển của quan hệ đó (đối với các quan hệ mang tính tiêu cực). Việc ra đời
của pháp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Luật thuế TNDN)
cũng khơng nằm ngồi quy luật này.

Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tập hợp các quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh những quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế đối với những
khoản thu nhập mang tính kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong xã hội1.
Về khía cạnh pháp luật, việc ra đời của Luật thuế TNDN là sự ra đời của một
bộ phận những văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế của một
quốc gia nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện quyền và
nghĩa vụ thuế TNDN. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận thuế TNDN cũng mang
những đặc điểm chung của thuế nhƣ: Thuế là một hiện tƣợng xã hội; luôn gắn liền
với phạm trù Nhà nƣớc; do cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất ban hành; và
khơng mang tính đối giá. Tuy nhiên, nhƣ tác giả đã đề cập thì mỗi sắc thuế ra đời là
nhằm điều chỉnh những quan hệ nhất định có những đặc trƣng riêng. Do đó, bên
cạnh những đặc điểm chung pháp luật về thuế TNDN cũng có những đặc điểm
riêng để có thể phân biệt với những sắc thuế cịn lại trong hệ thống pháp luật về
thuế của Việt nam, cụ thể:

1

Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh (2009), Tập bài giảng luật thuế năm học 2009-2010, Tp.Hồ Chí minh,
tr.169.


5

Thuế TNDN thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu ngân sách Nhà
nƣớc:
Việc này xuất phát từ việc các chủ thể nộp thuế TNDN là những chủ thể
thông thƣờng nắm giữ phần lớn các thu nhập của quốc gia đó là các chủ thể hoạt
động trong khu vực sản xuất, kinh doanh bao gồm: Các tổ chức kinh tế, các đơn vị
sự nghiệp, các tổ chức khác có phát sinh thu nhập (sau đây tác giả sẽ gọi chung là

doanh nghiệp). Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong báo cáo công tác thuế tại Hội
nghị tổng kết công tác thuế năm 2010 tại Hà Nội ngày 29 tháng 12 năm 2010. Theo
báo cáo này thì “ tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng, từ
61% năm 2009 lên 62,5% năm 2010. Thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh (chiếm
tỷ trọng 72% trong tổng thu nội địa), tăng 28,7% so với cùng kỳ” 2. Qua đây ta có
thể thấy sự đóng góp của các doanh nghiệp (sau đây sẽ gọi tắt là DN) cho nguồn
ngân sách Nhà nƣớc chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Một khi nền kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển ổn định, ngày càng khẳng
định và thu hút nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngồi cùng với đó các DN ngày càng đẩy
mạnh sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong
nƣớc, quốc tế thì khả năng huy động nguồn thu tài chính từ thuế TNDN cho ngân
sách Nhà nƣớc ngày càng lớn hơn.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:
Các DN với lực lƣợng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh sẽ
có ƣu thế và có cơ hội nhận đƣợc thu nhập cao, ngƣợc lại các DN với năng lực tài
chính, lực lƣợng lao động bị hạn chế sẽ nhận đƣợc thu nhập thấp, thậm chí khơng
có thu nhập. Bên cạnh đó, đại bộ phận dân cƣ còn lại tuy chiếm đa số nhƣng thu
nhập thấp, đời sống ngày càng khó khăn và sự chênh lệch này là rất lớn, có xu
hƣớng ngày càng tăng. Ðể hạn chế nhƣợc điểm đó, Nhà nƣớc sử dụng thuế TNDN
làm một trong những công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao
nhằm đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà
nƣớc đƣợc công bằng, hợp lý.
Thuế TNDN có tác dụng thực hiện vai trị bảo lƣu quyền đánh thuế của
quốc gia đối với các DN là đối tƣợng thƣờng trú:
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đều đánh thuế TNDN đối với tất cả các
DN hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia mình không phân biệt về quốc tịch. Dựa
2

Truy cập vào

lúc 15 giờ ngày 25 tháng 05 năm 2011.


6

trên lý luận DN có thu nhập từ hoạt động trong lãnh thổ quốc gia đó, điều này xuất
phát từ việc khi một DN bất kì hoạt động trong một quốc gia ngoài việc phải chịu
sự quản lý của Nhà nƣớc, DN còn đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ khi bị xâm hại, đƣợc
hƣởng lợi từ những chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ…của Nhà nƣớc từ đó
DN có đƣợc điều kiện tốt nhất để có thể thu đƣợc khoản lợi nhuận cao nhất (tùy
theo năng lực của DN). Mặt khác, DN mang quốc tịch của quốc gia nào thì phải
thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập đối với quốc gia đó, bởi lẽ dù DN tiến hành
đầu tƣ trên lãnh thổ quốc gia mình mang quốc tịch hay lãnh thổ quốc gia khác
nhƣng để có thể phát triển và phát sinh thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào các chính
sách thƣơng mại, mối quan hệ của quốc gia DN mang quốc tịch với quốc gia mà
DN tiến hành hoạt động kinh doanh. Qua đó cho thấy sự tác động của quốc gia là
rất quan trọng đối sự phát triển của DN.
Chính vì vậy, mà DN phải đóng thuế thu TNDN với mục đích để Nhà nƣớc
tiếp tục duy trì, ổn định xã hội và đảm bảo cơng bằng xã hội. Đây là đặc điểm riêng
của sắc thuế thu vào thu nhập.
Thếu TNDN là loại thuế trực thu:
Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nƣớc thu trực tiếp vào đối tƣợng nộp thuế,
trong đó, đối tƣợng nộp thuế đồng thời là ngƣời chịu thuế, hay nói cách khác Nhà
nƣớc đã tiến hành một cách điều tiết thống nhất thu nhập của các tổ chức, cá nhân
và trong ngân sách Nhà nƣớc.3
Tại Luật thuế TNDN số14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 thông
qua quy định tại điều 2, chúng ta có thể thấy có thể thấy các DN, tổ chức kinh tế, tổ
chức khác.. có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh là đối tƣợng nộp thuế đồng
thời cũng là ngƣời chịu thuế. Và sắc thuế này cũng trực tiếp đánh vào thu nhập của
những đối tƣợng này. Qua các quy định này chúng ta có thể thấy thuế TNDN là một

trong những sắc thuế điển hình của loại thuế trực thu.
Đối tƣợng chịu thuế TNDN là thu nhập hợp pháp của DN có nguồn gốc
từ chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm này phát sinh xuất phát từ đối tƣợng nộp thuế TNDN. Do thuế
TNDN là thuế đánh vào thu nhập của DN, mà “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”4. Qua khái
niệm trên, có thể thấy rằng mục đích DN đƣợc thành lập và hoạt động là thực hiện
3

Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh (2009), Tập bài giảng luật thuế năm học 2009-2010, Tp.Hồ Chí minh, tr. 24.

4

Theo khoản 1 điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.


7

các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát sinh thu nhập. Do đó, đối tƣợng chịu
thuế chỉ có thế là thu nhập của DN. Tuy nhiên, các khoản thu nhập này phải là các
khoản thu nhập hợp pháp đƣợc xác định dựa trên giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ của DN và các căn cứ khác theo quy định của
luật thuế TNDN 5. Bên cạnh đó, ngồi các DN có nguồn thu từ hoạt động này cịn
có những chủ thể khác khơng phải là DN nhƣng lại có những hoạt động kinh doanh
tƣơng tự nhƣ: Hợp tác xã, Đơn vị sự nghiệp…và thu nhập của các chủ thể này cũng
là đối tƣợng chịu thuế TNDN6. Từ đây, có thể khẳng định đối tƣợng chịu thuế
TNDN là thu nhập hợp pháp của DN có nguồn gốc từ chủ yếu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu nhập chịu thuế TNDN

1.1.2.1 Khái niệm
Theo định nghĩa “thu nhập” tại Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedi, trong kinh
tế học vi mơ thì “thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và chi phí đã bỏ
ra”7. Hay chúng ta có thể hiểu thu nhập là kết quả của một hoạt động kinh tế, cụ thể:
khi một chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động kinh doanh, trƣớc hết đòi hỏi chủ thể
này phải bỏ ra một khoản đầu tƣ, chi phí nhất định để có thể tiến hành hoạt động
đó. Sau khi hoạt động kinh doanh chấm dứt, chủ thể kinh tế này thu đƣợc một
khoản thu nhất định nhƣng do trƣớc đó chủ thể này đã bỏ ra khoản đầu tƣ, chi phí
cho hoạt động kinh tế trên. Vì vậy, theo khái niệm trên để xác định thu nhập đòi hỏi
phải trừ đi các khoản đầu tƣ, chi phí này và kết quả khoản thu thu cịn lại sau khi trừ
là thu nhập8.
Trên cơ sở cách hiểu trên tác giả có thể hiểu về khái niệm thu nhập chịu thuế
TNDN nhƣ sau:
Thu nhập của DN đƣợc xác định bằng tổng nguồn thu của DN trừ đi các
khoản chi phí. Tuy nhiên, do trong q trình hoạt động DN có thể tiến hành cả các
hoạt động kinh doanh bằng nhiều hình thức khơng đƣợc pháp luật cho phép nhƣ:
tiến hành kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật cấm. Chính vì vậy,
khoản thu của DN theo pháp luật phải là nguồn thu có đƣợc từ hoạt động sản xuất
5

Theo điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số14/ 2008/QH12 ngày 03/06/2008.

6

Theo điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số14/ 2008/QH12 ngày 03/06/2008

7

Truy cập vào lúc 09 giờ ngày 25 tháng 05 năm 2011.


8

Sau khi tiến hành trừ nếu khơng cịn lại khoản dƣ nào hoặc kết quả trừ bị âm (-) (do chi phí bỏ ra nhiều hơn
nguồn thu) đƣợc hiểu là: Trƣờng hợp này không phát sinh thu nhập.


8

kinh doanh hợp pháp và các hoạt động khác bổ trợ cho các hoạt động kinh doanh
chính. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DN sẽ nảy sinh nhiều khoản chi phí khác nhau. Trong số đó, có những khoản chi
phí mà theo ý chí của các nhà làm luật, đây là các khoản chi phí khơng cần thiết
hoặc khơng thể xác định đƣợc có phát sinh đƣợc hay khơng? Bởi vậy, trong văn bản
quy phạm pháp luật về thuế đã có quy định về điều kiện xác định các khoản chi phí
mà DN đƣợc trừ nhƣ sau: Các khoản chi phí đáp ứng đƣợc điều kiện là các khoản
chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; có đủ
hố đơn, chứng từ (sau đây sẽ gọi tắt là HĐCT) theo quy định của pháp luật thì sẽ
đƣợc xem là các khoản chi hợp lý và DN sẽ đƣợc phép trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế. Nhƣ vậy, kết quả của việc xác định sau khi tuân theo các quy định của
pháp luật sẽ là thu nhập hợp pháp của DN9 và thu nhập này là thu nhập chịu sự điều
chỉnh của luật thuế TNDN do vậy khi kết thúc kỳ tính thuế, DN sẽ tiến hành tính
tốn thu nhập hợp pháp và đóng thuế.
Do vậy, theo tác giả “thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu
nhập phát sinh trên thực tế, hợp pháp, và có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của các cơ sở kinh tế phát sinh trong một kỳ tính thuế TNDN.”
1.1.2.2 Đặc điểm:
Thu nhập chịu thuế TNDN là những khoản thu nhập đánh vào thu nhập
của chủ sở hữu trong khu vực sản xuất kinh doanh:
Tại điều 2 Luật thuế TNDN số14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008
quy định đối tƣợng nộp thuế của thuế TNDN là các DN, các tổ chức kinh tế, đơn vị

sự nghiệp, tổ chức khác…tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, có thể
khẳng định các khoản thu nhập chịu thuế là thu nhập do các chủ sở hữu trong khu
vực sản xuất, kinh doanh phải chịu. Tuy nhiên, giữa pháp luật các nƣớc có sự quy
định khác nhau trong việc xác định phạm vi đối tƣợng nộp thuế. Chẳng hạn, tại Luật
thuế thu nhập công ty của Thụy Điển quy định “các công ty các chủ thể kinh doanh
có số vốn 50.000 curon trở lên và có lao động làm thuê thì được coi là đối tượng
nộp thuế thu nhập cơng ty”. Cịn Bộ luật thuế thu nhập của Thái Lan quy định: “đối
tượng nộp thuế thu nhập công ty chỉ bao gồm các công ty và các tổ chức hùn vốn
có tư cách pháp nhân”. Pháp luật Mỹ, Nhật lại quy định: “Chủ thể kinh doanh là

9

Ta có thể hiểu đây là khoản thu nhập đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật, tức là trong điều kiện
kinh doanh bình thƣờng tuân thủ pháp luật, DN sẽ chỉ phải bỏ ra khoản chi phí cần thiết nhƣ vậy để có đƣợc
thu nhập.


9

các tổ chức kinh tế thì phải nộp thuế thu nhập cơng ty” 10. Trong khi đó, theo pháp
luật thuế TNDN của Việt Nam thì đối tƣợng nộp thuế TNDN lại bao gồm: DN, các
tổ chức kinh tế và các tổ chức khác… có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
và có thu nhập.
Qua đây, có thể thấy rằng: quy định của mỗi quốc gia có sự khác nhau trong
việc xác định đối tƣợng nộp thuế tuy nhiên về bản chất các quốc gia đều thừa nhận
thu nhập chịu thuế TNDN là thu nhập của các chủ thể trong khu vực sản xuất, kinh
doanh. Tuy vậy, mức thu nhập chịu thuế TNDN của mỗi chủ thể là hoàn toàn khác
nhau bởi lẽ nó phụ thuộc vào quy mơ của chủ thể đó, phụ thuộc vào khu vực ngành
nghề họ tham gia, khu vực họ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập này có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phải là

thu nhập hợp pháp, phát sinh trên thực tế:
Trong quá trình hoạt động, DN sẽ có nhiều hoạt động có thu nhập ngồi
những khoản thu nhập có đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đăng ký trong
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tƣ11. Đó là các
khoản thu nhập từ các hoạt động khác là kết quả của những hoạt động mang tính bổ
trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (đây là các khoản thu nhập có đƣợc từ hoạt
động khơng đƣợc ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Các khoản
thu nhập khác tuy không phải là thu nhập thƣờng xuyên, chủ yếu nhƣng nhìn chung
cũng là những khoản thu nhập đem lại nguồn thu đáng kể trong tổng nguồn thu của
DN tại một kỳ tính thuế. Các khoản thu nhập này thƣờng phát sinh xuất phát từ
chính nhu cầu bổ trợ, hay có nguồn gốc từ chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DN. Do đó, đây cũng là một khoản thu nhập khơng thể bỏ qua khi tính thu nhập của
chịu thuế của DN.
Cùng với đó, trong q trình sản xuất, kinh doanh DN ln có khuynh hƣớng
tối đa hóa lợi nhuận thơng qua nhiều hình thức khác nhau, kể cả hình thức khơng
đƣợc pháp luật cho phép nhƣ: sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành
kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cấm. Tuy nhiên, thu nhập có đƣợc từ
hoạt động kinh doanh bất hợp pháp thì khơng thể là thu nhập chịu thuế. Vì vậy, thu
nhập của các chủ thể hoạt động trong khu vực sản xuất, kinh doanh chỉ có thể là thu
nhập chịu thuế TNDN khi khoản thu nhập đó là hợp pháp. Trong trƣờng hợp, thu
nhập đã đƣợc hình thành từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhƣng ngƣời nộp thuế
10

Đại học luật Hà Nội (2008), giáo trình thuế Việt Nam 2008, nhà xuất bản Công An nhân dân, Tp Hà Nội,
tr. 181-182.
11

Ta có thể khẳng định đây là những khoản thu nhập chính và thƣờng xuyên, chủ yếu của DN.



10

chƣa hoặc không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thuế thì thu nhập phát sinh
trong khoảng thời gian diễn ra hoạt động kinh doanh đó vẫn đƣợc xem là thu nhập
chịu thuế, trừ trƣờng hợp hoạt động kinh doanh đó bị cấm hoặc hạn chế.
Doanh nghiệp để chứng minh các khoản thu nhập là hợp pháp thì buộc các
khoản thu nhập đó phải có phát sinh trên thực tế. Việc chứng minh này, theo quy
định pháp luật thì các khoản thu nhập buộc phải có đầy đủ HĐCT đi kèm. Theo
pháp luật thuế TNDN thì trong quá trình DN tiến hành kê khai, nộp thuế để chứng
minh khoản thu nhập của DN là thu nhập chịu thuế trƣớc cơ quan thuế. DN phải
xuất trình đƣợc đầy đủ các HĐCT có liên quan đến khoản thu nhập đó. Việc khơng
xuất trình đƣợc các hóa đơn liên quan thì khoản thu nhập đó có thể bị coi là thu
nhập bất hợp pháp và sẽ bị Nhà nƣớc xử lý.
Qua đây, ta có thể thấy để một khoản thu nhập của các chủ thể kinh doanh để
trở thành thu nhập chịu thuế địi hỏi khoản thu nhập đó phải đảm bảo có nguồn gốc
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và phải là thu nhập hợp pháp, phát sinh trên thực
tế. Các khoản thu nhập không đáp ứng đủ những điều kiện này khơng thể coi là thu
nhập chịu thuế và có thể bị coi là thu nhập bất hợp pháp của DN.
Vì vậy, khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần phải đảm bảo các điều
kiện này, trƣớc khi thực hiện việc xác định, kê khai nộp thuế của DN.
Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định trong một kỳ tính thuế12:
Kỳ tính thuế là khoảng thời gian mà thu nhập đƣợc xác định. Trong khoảng
thời gian ấy, các khoản lợi ích đƣợc hình thành tƣơng ứng với các mốc của kỳ ngân
sách Nhà nƣớc. Sự hình thành các khoản thu nhập trong khoản thời gian này làm
phát sinh nghĩa vụ của đối tƣợng nộp thuế trong kỳ tính thuế tƣơng ứng. Do đó, kỳ
tính thuế của thuế TNDN đƣợc xác định theo năm tài chính hoặc theo năm dƣơng
lịch.13
Việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong một kỳ tính thuế có ý nghĩa
quan trọng trong việc DN tự mình chủ động kê khai thuế khi đến hạn đóng thuế.
Đồng thời, cũng giúp cho cơ quan thuế kiểm soát đƣợc tình hình nộp thuế của DN,

tránh đƣợc tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt, đảm bảo ổn định cho nguồn
thu của ngân sách Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng phân phối trong xã hội. Bởi lẽ,
nếu không quy đinh kỳ tính thuế tất yếu DN có quyền nộp thuế bất kỳ lúc nào.
12

Trong trƣờng hợp đặc biệt, thời gian hiện hữu tƣ cách pháp lý ngƣời nộp thuế là khơng ổn định, thì kì tính
thuế thu nhập đƣợc xác định theo từng lần phát sinh thu nhập; nhƣ trƣờng hợp DN nƣớc ngồi khơng có cơ
sở thƣờng trú tai Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
13

DN cũng có thể tự xác định kỳ tính thuế riêng theo năm dƣơng lịch hoặc năm tài chính cho phù hợp với
hoạt động của DN nhƣng phải đăng ký trƣớc với cơ quan thuế.


11

Thậm chí, từ khi thành lập đến khi giải thể DN mới nộp thuế, nhƣ vậy Nhà nƣớc sẽ
khơng có nguồn thu để thực hiện phân phối, tái đầu tƣ xã hội, cũng nhƣ duy trì các
chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho DN tiến hành hoạt động kinh doanh (vì
đây là nguồn thu quan trọng và có tỷ trọng rất lớn trong nguồn ngân sách Nhà nƣớc)
hoặc giả sử, nếu Nhà nƣớc duy trì đƣợc nhƣng nếu đến khi giải thể DN vẫn không
nộp thuế dẫn đến việc thất thu của Nhà nƣớc hoặc giả sử, DN có nộp nhƣng khoản
nộp đó vào thời điểm nộp do tác động của lạm phát, sự mất giá của đồng tiền nên
khoản thu đó khơng cịn đáp ứng đƣợc ý nghĩa của thuế. Chính vì vậy, việc quy
định thu nhập chịu thuế đƣợc xác định trong một kỳ tính thuế có ý nghĩa rất quan
trọng.
1.1.2.3 Vai trò của thu nhập chịu thuế TNDN
Một là, cùng với quy định đối tƣợng nộp thuế, quy định thu nhập chịu thuế
chính là cơ sở quan trọng giúp chúng ta phân biệt thuế TNDN với các sắc thuế khác
trong hệ thống pháp luật thuế. Bởi lẽ, DN ngồi là đối tƣợng nộp thuế TNDN cịn là

đối tƣợng nộp thuế của các sắc thuế khác nhƣ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt…do đó để phân biệt đƣợc với các sắc thuế này, chúng ta chỉ cần xem các quy
định liên quan đến đối tƣợng chịu thuế để phân biệt, theo đó đối tƣợng chịu thuế
của thuế TNDN là thu nhập còn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng
hóa, dịch vụ…do đó đây chính là một trong những căn cứ quan trọng.
Hai là, thu nhập chịu thuế có vai trò quan trọng trong việc xác định số thuế
TNDN phải nộp.
Để có thể xác định số thuế DN phải nộp, địi hỏi DN phải thực hiện việc tính
tốn thu nhập chịu thuế. Bởi lẽ, chỉ khi các khoản thu nhập chịu thuế đƣợc xác định
phù hợp với các quy định của pháp luật thì số thuế TNDN mới đảm bảo sự chính
xác. Trong q trình này, DN phải thực hiện việc xác định các nguồn thu, các khoản
chi phí, các khoản thu nhập khác, đây một cơng việc rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi
phải bỏ nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, có thể khẳng định khi DN đã xác định
đƣợc thu nhập chịu thuế thì các bƣớc cịn lại để tính tốn số thuế phải nộp chỉ là vấn
đề đơn giản.
Ba là, việc quy định thu nhập chịu thuế TNDN có vai trị quan trọng trong
việc hồn thiện hệ thống pháp luật thuế TNDN, đảm bảo thực thi các quy định về
thu nhập tính thuế, kê khai, nộp thuế, quyết tốn thuế..., từ đó tạo ra sự ổn định
trong hoạt động quản lý của Nhà nƣớc. Vì việc xác định đối tƣợng chịu thuế trong
một sắc thuế có vai trị rất lớn trong việc xác định là đối tƣợng nộp thuế, xác định
những chủ thể không là đối tƣợng nộp thuế, tính tốn thu nhập tính thuế... nên việc


12

quy định về thu nhập chịu thuế có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành sắc
thuế TNDN.
Bốn là, đây là khoản thu nhập đóng góp rất lớn vào nguồn thu của ngân sách
Nhà nƣớc, góp phần đảm bảo phân phối, cơng bằng xã hội.
DN chính là chủ thể có nguồn thu chiếm tỷ trọng cao so với các chủ thể cịn

lại trong xã hội, do đó việc đánh thuế vào thu nhập của DN sẽ đem lại một khoản
thu rất lớn cho ngân sách Nhà nƣớc hàng năm.
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.2.1 Sơ lƣợc về lịch sử thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Việt
Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Giai đoạn từ tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1965: Chủ tịch nƣớc Hồ
Chí Minh đã kí sắc lệnh số 44 ngày 22 tháng 07 năm 1951 chính thức ban hành thuế
công thƣơng đây đƣợc coi là sắc thuế đặt nền móng cho các sắc thuế về thu nhập
sau nay. Tại quy định của sắc thuế này thì “Lợi tức lúc này chính là sự chênh lệch
doanh thu với giá thành sản xuất” và trên cơ sở lợi tức để tính thuế phải nộp.
Giai đoạn từ 1965 đến trước năm 1990: Nền kinh tế nƣớc ta giai đoạn này
vận hành theo chế độ bao cấp, nền kinh tế thị trƣờng không tồn tại nên trong giai
đoạn này, việc xác định thu nhập chịu thuế lúc này không dựa trên kết quả kinh
doanh mà dựa trên việc ấn định doanh thu theo chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nƣớc. Đại hội
lần thứ VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa
đang rơi vào khủng khoảng, nhiều Nhà nƣớc sụp đổ đã quyết định chuyển nền kinh
tế Việt Nam từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã
hội chủ nghĩa. Tuy vậy, thực sự phải đến năm 1990 chúng ta mới thực sự chính thức
thực hiện việc mở cửa nền kinh tế.
Giai đoạn từ 1990 đến trước năm 1997: Giai đoạn này nƣớc ta tồn tại cùng
một lúc hai sắc thuế có đối tƣợng nộp thuế tƣơng tự nhau và tƣơng tự thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện nay, cụ thể:
Thuế lợi tức: Tại sắc thuế này thu nhập chịu thuế lúc này là tổng số lợi tức
tính thuế cả năm, đƣợc tình bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ
cơng với các khoản lợi tức khác14.
Tuy nhiên, doanh thu lúc này là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền
dịch vụ đã thực hiện đƣợc dùng làm căn cứ tính doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhƣ vậy, thông qua việc xác định doanh thu có thể thấy thời điểm này luật đã có sự
14


Theo điều 7 Luật thuế lợi tức 1990 số 270b-NQ/HĐNN8 ngày 30/06/1990.


13

đánh đồng giữa hoạt động bán hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh điều này là
hồn tồn khơng hợp lý bởi lẽ đây là hai hoạt động độc lập. Ví dụ, giả sử nếu một
DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp bán sản phẩm ra thị trƣờng thì
chi phí đƣợc trừ bao gồm: chi phí sản xuất, khấu hao nguyên liệu, chi phí vận
chuyển… Nhƣ vậy khơng thể gọi tồn bộ các hoạt động trên là hoạt động bán hàng
mà hoạt động bán hàng chỉ là hoạt động gắn liền với DN trong lĩnh vực thƣơng mại.
Bên cạnh đó, Luật thuế lợi tức 1990 cũng khơng đƣa ra căn cứ xác định thu
nhập doanh nghiệp nhƣ tính thực tế, tính liên quan việc này sẽ gây khó khăn rất lớn
cho cơ quan thuế cũng nhƣ DN trong khi kê khai thu nhập tính thuế. Đây là một
trong những nguyên nhân gây nên tình trang trốn thuế, gian lận thuế, hối lội nhăm
mục đích trốn thuế, thể hiện rõ sự không minh bạch trong việc kê khai, tính tốn thu
nhập chịu thuế.
Nhận biết đƣợc điều này Quốc hội đã sửa đổi theo hƣớng xác định lại doanh
thu để tính lợi tức chịu thuế là bao gồm tồn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền
dịch vụ mà tổ chức cá nhân thu đƣợc15.
Tuy nhiên, nhìn chung việc tính thu nhập chịu thuế trong Luật thuế lợi tức
vẫn dựa trên việc tính lợi tức.
Ngồi ra, trong giai đoạn này còn tồn tại Luật thuế doanh thu ban hành ngày
08 tháng 8 năm 1990. Tuy đây không phải là nguồn gốc trực tiếp xây dựng nên thuế
TNDN nhƣng lại có ảnh hƣởng rất lớn đến việc xây dựng các quy định của thuế
TNDN.
Theo quy định của Luật này, thu nhập để tính thuế doanh thu là tất cả thu
nhập của DN thu đƣợc. Đây là khoản thu nhập thuần trong đó chƣa có bất kì khoản
giảm trừ nào cho ngƣời nộp thuế.

Theo điều 8 Luật doanh thu có quy định “Doanh thu bao gồm: thu nhập từ
hoạt động sản xuất, thương nghiệp, ăn uống, gia công, đại lý, ủy thác, dịch vụ,
nghân hàng, tín dụng và cầm đồ”. Quy định này đã tạo ra một gánh nặng về thuế
gây khó khăn cho việc đẩy mạnh đầu tƣ phát triển, tái đầu tƣ của DN.
Năm 1995, Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật thuế doanh thu theo đó
“doanh thu để tính thuế là tồn bộ tiền thu đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở
Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức kinh doanh, có cơ sở kinh doanh
ở Việt Nam hay ở nƣớc ngoài”16.
15

Theo khoản 1 luật số 19-L/CTN ngày 06/07/1993của Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

luật thuế lợi tức.
16

Theo khoản 2 điều 1 luật số 43 năm 1995 L/CTN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật doanh thu.


14

Phạm vi xác định doanh thu lúc này đã rộng hơn bao gồm tất cả thu nhập từ
hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam không loại trừ bất kỳ trƣờng hợp nào. Tuy mở rộng thêm phạm vi
nhƣng luật cũng lại vẫn không quy dịnh về bất kỳ khoản miễn trừ nào. Điều này làm
cho gánh nặng về thuế ngày càng lớn cho DN.
Giai đoạn từ 1997đến trước năm 2003: Ngày 10 tháng 05 năm 1997 Quốc
hội Việt Nam đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế
lợi tức.
Tuy vậy, thu nhập chịu thuế trong luật này đƣợc xác định là thu nhập từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các cá nhân, tổ chức có kinh doanh hàng hóa

dịch vụ và đƣợc tính bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý liên quan.
Thực chất, trong sắc thuế này các nhà làm luật chỉ thực hiện một bƣớc đơn giản là
kết hợp đơn thuần giữa các quy định của Luật thuế lợi tức và Luật thuế doanh thu.
Tuy nhiên, về căn cứ tính thuế Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 tiếp
tục quy định theo hƣớng mở rộng phạm vi áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu
thuế. Pháp luật quy định: “Thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập từ hoạt động
sản xuất kinh doanh đối với phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam và trong lãnh thổ
Việt Nam”. Đây là một sự tiếp thu và có sự chuyển đổi quan điểm, trƣớc đây chúng
ta đánh thuế trên cơ sở nguồn phát sinh thu nhập thì kể từ đây chuyển sang đánh
thuế dựa trên cơ sở thƣờng trú .
Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2008:
Ngày 17 tháng 6 năm 2003 Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN 200317 thay
thế cho Luật thuế TNDN 1997. Xét tổng thể Luật thuế TNDN 2003 đã có sự sao
chép lại những quy định của Luật thuế TNDN 1997, đồng thời cũng bổ sung thêm
những quy định mới nhƣ việc xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập từ
hoạt động chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, chuyến nhƣợng quyền thuê đất. Và
cũng lần đầu tiên quy định mở đầu cho khuynh hƣớng tách thu nhập từ hoạt động
kinh doanh bất động sản ra để hạch tốn tính thuế TNDN riêng đối với hoạt động
này.
Bổ sung thêm các khoản phụ trội, phụ thu những cơ sở kinh doanh đƣợc
hƣởng phản ánh đúng hơn bản chất doanh thu và đó là thu nhập thuần thu nhập
trƣớc thuế DN.
Giai đoạn từ 2008 đến nay:

17

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11ngày 17/06/2003.


15


Ngày 03 tháng 06 năm 2008 Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số
14/2008/QH12 thay thế cho Luật thuế TNDN 2003. Luật thuế mới đã xác định rõ
thu nhập chịu thuế lúc này là thu nhập đánh vào thu nhập của DN. Đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân đƣợc chuyển sang nộp thuế thu
nhập cá nhân mà không phải nộp thuế TNDN. Đối với doanh thu theo khoản 2 điều
7 Luật thuế TNDN 2008 thì doanh thu lúc này vẫn đƣợc giữ nguyên. Tuy nhiên, đối
với các khoản chi phí đƣợc trừ thay vì quy định các khoản chi phí đƣợc trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế luật chuyển sang quy định cách để xác định một khoản chi
phí đƣợc trừ và khi một khoản chi phi đáp ứng đủ các điều kiện đó thì khoản chi phí
đó sẽ đƣợc trừ.
Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản phải kê khai nộp
thuế riêng việc tách ra vậy là do đặc trựng của hoạt động chuyển nhƣợng bất động
sản hiện nay nên cơ quan thuế phải tách ra để kiểm soát hoạt động này .
Nhƣ vậy trải qua các giai đoạn lịch sử, việc xác định thu nhập chịu thuế
TNDN ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Tạo nên sự rõ ràng và minh bách hơn cho
DN khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
1.2.2 Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế
Đó là các khoản thu thu nhập thơng thƣờng có nguồn gốc từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN18:
Khoản thu có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có nghĩa là:
“Tồn bộ khoản thu từ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá,
phụ thu, phụ trội bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ mà DN đƣợc hƣởng”19.
Điều này xuất phát từ chính bản chất của đối tƣợng nộp thuế TNDN, khi DN thành
lập tất yếu mục đích của “chủ thể tạo ra nó” là thực hiện các hoạt động kinh tế và
việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thƣờng xuất phát từ mục
đích thu nhập. Tuy vậy, dù Thu nhập là điều mà DN hƣớng tới và bằng mọi cách
18

Ngồi ra ta có thể thấy có những khoản thu trên thực tế khơng có mối liên hệ gì đến hoạt động sản xuất,

kinh doanh nhƣ: DN đƣợc nhận di sản thừ kế từ cá nhân. Đây là trƣờng hợp rất dễ nhận thấy việc phát sinh
thu nhập từ di sản thừa kế khơng có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên đây là những
khoản thu thƣờng khơng mang tính chất thƣờng xuyên. Vì vậy tác giả đƣa ra căn cứ này đƣợc hiểu là căn cứ
để xác định đối với các khoản thu nhập các hoạt động kinh tế của chính DN.
19

Mục 1 phần C thơng tƣ 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp số14 /2008/QH12 và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp


16

thức phải thực hiện, nhƣng “ họ” cũng không thể bỏ qua các quy định của pháp luật
là: phải hoạt động trong những ngành nghề đã đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền, việc này nhằm đảm bảo cho việc quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực
kinh tế. Chính vì lẽ đó, thu nhập chỉ đƣợc coi là thu nhập hợp pháp khi nó có nguồn
gốc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chủ thể kinh tế đã đăng ký với
cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế trong q trình hoạt động
của mình ngồi những hoạt động kinh tế đã đăng ký, các chủ thể này cịn có những
hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính nhƣ: hoạt động chuyển nhƣợng
vốn; cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi…các hoạt động này ngồi
việc giúp các chủ thể kinh tế tối đa hóa lợi nhuận, nó cịn ý nghĩa rất lớn trong việc
bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính, thậm chí nếu khơng có các hoạt động này
các hoạt động chính khó có thể diễn ra để tạo thu nhập cho DN. Tuy nhiên,xét về
bản chất của hoạt động này chúng ta sẽ thấy đƣợc thực tế đây chính là một phần tất
yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và là một phần tất yếu của hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Chính vì lẽ đó, thu nhập từ các hoạt động khác của DN ta thấy
thực chất đây là thu nhập có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại, thu nhập chịu thuế TNDN phải là thu nhập có liên quan đến tất cả
các hoạt động của các chủ thể kinh tế mà từ hoạt động đó có thể phát sinh ra thu
nhập cho DN.
Khoản thu đó phải là khoản thu có phát sinh trên thực tế:
Điều này có nghĩa khoản thu đó phải tồn tại thực và DN phải chứng minh
đƣợc sự tồn tại, chứng minh đƣợc nguồn gốc của các thu nhập chịu thuế TNDN. Để
chứng minh sự tồn tại thực tế đối với các khoản thu nhập chịu thuế TNDN thì yếu
tố tiên quyết là phải có căn cứ để chứng minh có nghĩa là các khoản thu nhập đó
phải đƣợc thể hiện bằng việc kê khai, thể hiện trên giấy tờ, sổ sách kế toán, HĐCT
theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Đây đƣợc coi là căn cứ quan trọng chứng minh
sự tồn tại trên thực tế của một khoản thu nhập bởi việc pháp luật cho phép các DN
đƣợc tự do tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ ai ngay cả Nhà nƣớc cũng không
đƣợc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN nếu các hoạt động kinh doanh này
là tuân thủ pháp luật, chính vì vậy, việc kiểm sốt đƣợc các hoạt động, các khoản
thu nhập của DN là rất khó. Do đó, để khắc phục nhƣợc điểm này đa phần các quốc
gia trên thế giới đều có quy định về chế độ HĐCT và dựa vào tiêu chí này trong
việc xác định thu nhập chịu thuế, các yếu tố liên quan nhƣ doanh thu, chí phí đƣợc
trừ…Bởi lẽ, thơng qua tiêu chí này sẽ đảm bảo cho tính hợp pháp của thu nhập chịu
thuế TNDN. Hơn thế nữa, nó cịn có tác dụng giúp các cơ quan quan lí thuế dễ dàng


17

kiểm soát đƣợc thu nhập thực tế của DN, tránh tình trạng kê khai gian lận thuế, trốn
thuế hoặc mục đích hợp pháp hóa các khoản thu nhập bất hợp pháp của DN.
Khoản thu này phải hợp pháp:
Các khoản thu đƣợc coi là hợp thu nhập chịu thuế TNDN khi các khoản thu
này là các khoản thu hợp pháp. Trong q trình hoạt động của mình DN ln có xu
hƣớng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách, trong đó có có những DN sử dụng cả
những cách bất hợp pháp nhƣ kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật

cấm…Đây là điều mà pháp luật hồn tồn khơng cho phép. Bởi nếu pháp luật thừa
nhận thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm cả thu nhập bất hợp pháp khi đó vơ hình
chung pháp luật đã tự mình phá vỡ các quy tắc do mình đặt ra, việc thừa nhận các
hành vi pháp luật cấm là đi ngƣợc với tất cả các nguyên tắc và quy định của toàn bộ
hệ thống pháp luật quốc gia. Chính vì vậy, các khoản thu nhập chịu thuế TNDN chỉ
có thể là thu nhập hợp pháp. Việc xác định một khoản thu nhập chịu thuế nhƣ thế
nào là thu nhập hợp pháp đòi hỏi phải có sự kết hợp với các căn cứ cịn lại, đó là các
khoản thu có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động khác tạo
ra thu nhập cho DN và đƣợc thể hiện đầy đủ trên HĐCT hợp lệ.20
Tuy nhiên, hiện nay Luật thuế TNDN hoàn tồn khơng đƣa ra một tiêu chí cụ
thể nào để xác định một khoản thu nhập nhƣ thế nào là hợp pháp ngoài việc căn cứ
và HĐCT do DN xuất trình. Đây là yếu tố rất dễ bị lợi dụng để “hợp pháp hóa” các
khoản thu nhập bất hợp pháp, là điều kiện để một số thành phần tiêu cực trong cơ
quan thuế nhũng nhiễu, gây khó khăn cho việc kê khai, nộp thuế của DN.
Tóm lại, đây là ba tiêu chí quan trọng để xác định một khoản thu nhập có
phải là thu nhập chịu thuế TNDN khơng? Một khi đáp ứng đủ cả ba tiêu chí trên thì
đấy là một khoản thu nhập chịu thuế đúng nghĩa, điều này cho thấy các tiêu chí này
ln đi cùng nhau tồn tại song song với nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc
xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Vì vậy, ta có thể khẳng định ba tiêu chí này có
tầm quan trọng nhƣ nhau trong việc xác định thu nhập chịu thuế.
1.2.3 Xác định thu nhập chịu thuế21
Thuế TNDN sẽ điều tiết vào tồn bộ thu nhập có đƣợc trong quá trình sản
xuất kinh doanh của DN trong một kỳ tính thuế. Theo khoản 2 điều 7 Luật thuế
TNDN số14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 “Thu nhập chịu thuế bằng
20

21

"Hợp lệ” ở đây ta có thể hiểu là phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ hóa đơn, chứng từ.


Chú ý: Việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN đề cập ở đây là xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với
các thu nhập chịu thuế chung nhất. Việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản, do có
các đặc trƣng nghành nghề của loại thu nhập này thì nên sẽ có cách xác định thu nhập riêng biệt khác.


18

doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu
nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.”
Từ quy định trên ta thấy thu nhập chịu thuế gồm hai phần, đó là: “ thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đối tƣợng nộp thuế” và “thu nhập phát
sinh từ hoạt động khác”. Theo đó việc xác định thu thập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng sẽ có sự khác biệt đối với hai khoản thu nhập chịu thuế này. Cụ thể, đối
với các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của cơ sở sản xuất,
kinh doanh sẽ đƣợc xác định dựa trên việc thực hiện lấy doanh thu trừ đi các khoản
chi phí đƣợc trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh22. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này
chúng ta cần làm rõ các yếu tố sau đây:
1.2.3.1 Doanh thu
Trƣớc hết chúng ta sẽ hiểu rằng doanh thu là tổng thu giá trị các lợi ích kinh
tế mà cơ sở kinh doanh thu đƣợc trong kỳ tính thuế, phát sinh từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vố của chủ sở
hữu, khơng bao gồm khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu.23
Thông qua cách hiểu trên chúng ta thấy rằng doanh thu là tổng các thu nhập
của DN có đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của DN trong một
kỳ tính thuế. Nó khơng bao gồm các thu nhập từ các hoạt động khác cũng là thu
nhập của DN24.
Trong khi đó, đối với các nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính
DN sẽ phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định nhƣ: Chi phí sản xuất, chi phí vận
chuyển… Các khoản chi phí này sau đó thƣờng kết cấu ngay trong giá bán hàng
hóa, giá dịch vụ. Do đó, khi DN bán hàng hóa, thực hiện xong dịch vụ thì các nguồn

thu đó bao gồm cả các chi phi đã bỏ ra. Và trong suốt một kỳ tính thuế các khoản
thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh, doanh đó gọi là doanh thu.
Để cụ thể hóa việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN, pháp luật thuế TNDN
đã quy định nhƣ sau: Theo điều 8 Luật thuế TNDN 2008 số 14/2008/QH12 ngày 03
tháng 06 năm 2008; điều 8 Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy
22

Với các trƣờng hợp do không thể xác định chính xác thu nhập chịu thuế do một số nội dung nhƣ doanh thu,
chi phí khơng đƣợc lƣu trữ một cách thích hợp; hoặc có dấu hiệu trốn thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định
thu nhập chịu thuế để tính thếu TNDN đối với DN.
23

Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình thuế Việt Nam 2008, nhà xuất bản Công An nhân dân, Tp Hà Nội,
tr. 200.
24

Thu nhập khác của DN là thu nhập không xuất phát từ các ngành, nghề kinh doanh chính đã đăng ký trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, và các khoản thu nhập này không thƣờng xuất hiện
trong các kỳ tính thuế ( thu nhập thứ yếu) nên gọi là thu nhập khác nhằm phân biệt với các hoạt động chính.


×