Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.28 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG HÓA THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG HÓA THEO LUẬT THƢƠNG MẠI 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN
Khóa: 38 MSSV: 1353801011097
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh
Huyền, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài
liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này”.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

CƢV 1980

Công ƣớc Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế

LTM

Luật Thƣơng mại

UCC

Luật thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ


MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................................. 1

Chƣơng 1. Khái quát những vấn đề cơ bản về chuyển rủi ro trong hoạt động
mua bán hàng hóa ..................................................................................................... 5
1.1

Khái niệm, bản chất pháp lý về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán

hàng hóa .....................................................................................................................5
1.1.1

Khái niệm rủi ro và thời điểm chuyển rủi ro ..............................................5

1.1.2

Ý nghĩa của việc xác định rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng

hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa ..................................................................8
1.1.3 Đặc điểm, bản chất pháp lý của rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động
mua bán hàng hóa..................................................................................................11
1.2

Phân loại rủi ro.............................................................................................. 14

1.2.1

Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro ....................................................................15

1.2.2

Căn cứ vào phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro ...............................................17


1.2.3

Căn cứ vào tính chất của rủi ro ................................................................18

Chƣơng 2. Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật
Thƣơng mại 2005 – một số đánh giá và đề xuất liên quan đến việc áp dụng các
quy định về chuyển rủi ro ....................................................................................... 22
2.1

Chuyển rủi ro trong trƣờng hợp có địa điểm giao hàng xác định ........... 24

2.2

Chuyển rủi ro trong trƣờng hợp không có địa điểm giao hàng xác định ....
......................................................................................................................... 32

2.3 Chuyển rủi ro trong trƣờng hợp giao hàng cho ngƣời nhận hàng để giao
mà không phải là ngƣời vận chuyển...................................................................... 36
2.4 Chuyển rủi ro trong trƣờng hợp mua bán hàng hóa đang trên đƣờng vận
chuyển....................................................................................................................... 38
2.5

Chuyển rủi ro trong các trƣờng hợp khác ................................................. 42

Kết luận .................................................................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập và phát triển kinh tế là xu thế chung của các nƣớc trên thế giới.
Việt Nam cũng là một quốc gia đang trong q trình hội nhập. Theo đó, có thể đánh
giá kết quả, thành tựu hội nhập quốc tế của nƣớc ta trên một số mặt chủ yếu nhƣ
sau: Việt Nam đã gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), là thành
viên của APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng), ký kết Hiệp
định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ, là thành viên của WTO (Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới), tham gia nhiều Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA)
khu vực và song phƣơng và Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP). Hội nhập giúp Việt Nam có nhiều cơ hội trong hợp tác, đầu tƣ nhƣng
cũng đồng thời đem lại cho chúng ta nhiều thách thức. Nƣớc ta đang ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, quá trình này mang lại cho chúng ta nhiều
tích cực nhƣ tạo điều kiện thuận lợi trong thị trƣờng xuất nhập khẩu, thu hút nguồn
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tận dụng đƣợc kỹ thuật khoa học và công nghệ tiên tiến để
vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh những mặt tích cực
do q trình hội nhập mang lại cịn có những khó khăn cho nền kinh tế nƣớc ta, đặc
biệt là trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể, hội nhập kinh tế
quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của q trình sản xuất
hàng hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội, đồng thời
hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ
sung và hoàn thiện thể chế. Những thách thức này địi hỏi chúng ta phải có sự am
hiểu thấu đáo về kinh tế thế giới, nỗ lực để hồn thiện khn khổ pháp luật có liên
quan đến kinh tế và thƣơng mại. Do đó, yêu cầu đặt ra cho pháp luật của mỗi quốc
gia cần có những thay đổi phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, hƣớng tới góp
phần thực thi pháp luật quốc tế cả về nội dung lẫn hình thức. Theo đó, phải liên tục
hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh để thu hút đầu tƣ và phát huy mọi tiềm lực của
tất cả các thành phần kinh tế, khơng ngừng hồn thiện các quy định về cạnh tranh
để bảo đảm một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Vì
vậy, Việt Nam phải tiến hành những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp
luật, tạo cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế hình thành và phát
triển. Tiêu biểu nhất có thể kể đến sự sửa đổi Luật Thƣơng mại (LTM) 1997 bằng

LTM 2005.
Cùng với quá trình hội nhập thì hoạt động mua bán hàng hóa cũng diễn ra
ngày càng rộng rãi, có sự phát triển mạnh mẽ. Khi ký hết hợp đồng mua bán hàng
1


hóa, một trong những vấn đề mà các bên hết sức quan tâm là khi nào rủi ro đƣợc
chuyển giao, trách nhiệm của các bên đối với rủi ro đƣợc xác định nhƣ thế nào.
LTM 2005 đã có nhiều quy định mới và khác so với LTM cũ về thời điểm chuyển
rủi ro, vì vậy việc tìm hiểu các nội dung này là điều rất cần thiết.
Hoạt động thƣơng mại thƣờng gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực
mua bán hàng hóa. Do đó, một trong những vấn đề quan trọng của các doanh
nghiệp trong hợp tác làm ăn với đối tác, đặc biệt là với đối tác nƣớc ngồi là phải có
sự hiểu biết và nắm bắt đƣợc các quy định của pháp luật thƣơng mại cũng nhƣ các
tập quán thƣơng mại quốc tế. Cụ thể, trong hoạt động mua bán hàng hóa, thời điểm
chuyển rủi ro đối với hàng hóa là nội dung cơ bản hết sức quan trọng mà các thƣơng
nhân phải nắm bắt đƣợc trong quá trình làm ăn, hợp tác. Rủi ro là điều mà các chủ
thể trong hoạt động mua bán hàng hóa khơng mong muốn, đó là sự mất mát, hƣ
hỏng của hàng hóa xảy ra bất kỳ lúc nào, ngồi ý chí của các bên trong q trình
thực hiện hợp đồng. Vì vậy, việc làm rõ nội dung của thời điểm chuyển rủi ro là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và thực tiễn.
Để đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, mà cụ thể là phù hợp với các
quy định của Công ƣớc Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CƢV 1980) và Hiệp định thƣơng mại TPP thì việc đánh giá và rà sốt lại các quy
định liên quan đến mua bán hàng hóa nói chung và chuyển rủi ro trong hoạt động
mua bán hàng hóa nói riêng của LTM 2005 là rất quan trọng. Mặt khác, việc phân
tích, đánh giá này có thể làm rõ vấn đề sau một thời gian dài đƣợc áp dụng, LTM
2005 có bộc lộ bất cập gì cần phải giải quyết trong mối quan hệ với các văn bản
khác cũng nhƣ trong sự phù hợp với thực tiễn.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chuyển rủi ro trong hoạt động

mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005” để nghiên cứu làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa đã đƣợc các luật
gia, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thể hiện qua các bài viết đăng trên các
tạp chí chuyên ngành cũng nhƣ đƣợc thể hiện qua các sách chuyên khảo, các luận
văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp, có thể kể đến nhƣ:
Bài viết “Các trƣờng hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
theo Luật Thƣơng mại năm 2005” đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số
11(260)/2013 của tác giả Bùi Huyền.
Sách chuyên khảo “Luật hợp đồng thƣơng mại quốc tế” của các tác giả
2


Dƣơng Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Văn Luyện.
Luận văn thạc sỹ luật học năm 2012 “Xác định thời điểm chuyển quyền sở
hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa” của tác
giả Phan Văn Mạnh. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật năm 2006 “Thời điểm
chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005” của
tác giả Hồ Ngọc Mỹ Chân.
Tuy nhiên, tác giả chƣa tìm thấy có cơng trình nghiên cứu nào đề cập một
cách toàn diện và đầy đủ về nội dung “Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán
hàng hóa theo Luật Thương mại 2005”. Đồng thời, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm
thì vấn đề này đƣợc nhìn nhận dƣới những góc độ, khía cạnh khác nhau phù hợp với
bối cảnh xã hội nên việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro
trong hoạt động mua bán hàng hóa; nghiên cứu các quy định của LTM 2005 về thời
điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa, qua đó có
so sánh về thời điểm chuyển rủi ro giữa LTM 2005 với CƢV 1980, tập quán thƣơng

mại quốc tế Incoterms 2010. Từ đó, đánh giá nội dung những quy định của LTM
2005 cũng nhƣ khả năng áp dụng của các điều khoản này vào thực tiễn; tìm ra
những điểm hạn chế của LTM 2005 để đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện các quy
định này.
Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn phân tích và làm rõ những
vấn đề pháp lý về thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Nghiên cứu thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa sẽ giúp xác định rõ rủi ro với
hàng hóa là gì, sự chuyển dịch rủi ro diễn ra nhƣ thế nào và mình phải chịu trách
nhiệm về tổn thất khi nào. Đồng thời, đề tài sẽ giúp cho các chủ thể khi tiến hành
hoạt động mua bán hàng hóa hiểu đúng, chính xác các quy định của LTM 2005
cũng nhƣ pháp luật quốc tế về thời điểm chuyển rủi ro, từ đó có sự lựa chọn đúng
đắn nguồn luật áp dụng cho mình khi mua bán hàng hóa với đối tác của mình, tránh
những rủi ro xảy ra nhằm mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là thời điểm chuyển rủi ro đƣợc quy định trong LTM
2005, có phân tích và đối chiếu với quy định của CƢV 1980, Incoterms 2010.
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề khái quát về rủi ro, thời điểm chuyển rủi
ro. Tuy nhiên chỉ đi sâu nghiên cứu về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa chứ
không phải với tất cả tài sản. Tác giả chỉ đề cập đến vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt
3


động mua bán hàng hóa thơng thƣờng gồm mua bán hàng hóa trong nƣớc và mua
bán hàng hóa quốc tế chứ không đề cập đến các vấn đề hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa, bởi lẽ sẽ có những quy chế khác so với hoạt động mua
bán hàng hóa thơng thƣờng để phù hợp với những đặc trƣng riêng của nó. Nội dung
về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa đƣợc nghiên cứu chủ yếu theo LTM
2005, tuy nhiên ở một số nội dung cần thiết, các quy định của CƢV 1980,
Incorterms 2010 về cùng vấn đề cũng đƣợc đề cập.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Trong q trình nghiên cứu khóa luận đã sử dụng nhiều phƣơng pháp cụ thể,
trong đó chủ yếu là phƣơng pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh đối
chiếu làm rõ vấn đề nghiên cứu, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy
định của LTM 2005 về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngồi mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của khóa luận gồm có 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát những vấn đề cơ bản về chuyển rủi ro trong hoạt động
mua bán hàng hóa.
Chƣơng 2: Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật
Thƣơng mại 2005 – một số đánh giá và đề xuất liên quan đến việc áp dụng các quy
định về chuyển rủi ro.

4


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm, bản chất pháp lý về chuyển rủi ro trong hoạt động mua
bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm rủi ro và thời điểm chuyển rủi ro
Tuy cho đến nay chƣa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro nhƣng nhìn
chung các nghiên cứu về rủi ro có thể chia thành hai trƣờng phái: trƣờng phái truyền
thống và trƣờng phái hiện đại.
Theo trƣờng phái truyền thống, rủi ro đƣợc xem là tổn thất, mất mát, cụ thể
là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút về lợi nhuận thực tế thu đƣợc so với lợi
nhuận đã dự kiến. Rủi ro còn đƣợc hiểu là những bất trắc xảy ra ngồi ý muốn trong
q trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp.1

Theo đó, khi rủi ro xảy ra đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu
một thiệt hại nhất định. Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lƣờng
trƣớc, biến cố mà ta khơng mong muốn và hồn tồn không biết chắc. Rủi ro ứng
với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hay rủi ro là sự không thể lƣờng trƣớc đƣợc
nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đốn.
Tóm lại, theo trƣờng phái này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố có liên quan đến sự nguy hiểm, khó khăn hoặc liên quan đến
điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con ngƣời.
Theo trƣờng phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc. Rủi ro
là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi, rủi
ro là một tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lƣờng đƣợc xác suất. Rủi ro
là giá trị và kết quả mà hiện thời chƣa biết đến, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở
những kết quả.2
Rủi ro có tính hai mặt, nó vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, 3
theo đó rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhƣng cũng có thể mang lại
những lợi ích, những cơ hội cho con ngƣời. Vì vậy, nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
1

Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản

Lao Động - Xã Hội, tr. 29.
2

Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn, tlđd (1), tr. 30.

3

“Rủi ro”, truy cập ngày 20/5/2017.

5



nhận dạng, đo lƣờng rủi ro, quản trị rủi ro thì ta có thể tìm ra những biện pháp
phịng ngừa, hạn chế rủi ro.
Từ những phân tích cơ bản về rủi ro, có thể hiểu rủi ro đối với hàng hóa
trong hoạt động mua bán hàng hóa là sự mất mát, hƣ hỏng ảnh hƣởng tới giá trị
hàng hóa. Đây là sự kiện khách quan, nằm ngoài sự mong đợi của các bên trong hợp
đồng và có thể lƣờng trƣớc đƣợc.
Một trong những cách thức để các chủ thể giảm nhẹ tổn thất là chuyển dịch
rủi ro, nhƣng đến nay vẫn chƣa có khái niệm chính xác về chuyển dịch rủi ro.
Chuyển dịch là sự thay đổi từ ngƣời này sang ngƣời khác. 4 Rủi ro đối với hàng hóa
là sự mất mát, hƣ hỏng ngoài sự mong muốn của các bên chủ thể trong hợp đồng
mua bán hàng hóa. Nhƣ vậy, chuyển rủi ro đối với hàng hóa là sự chuyển dịch trách
nhiệm gánh chịu những thiệt hại với hàng hóa bị mất mát hay hƣ hỏng do những sự
kiện khách quan gây ra từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, ngƣời bán và ngƣời mua là hai chủ thể
của hợp đồng, đồng thời là hai chủ thể gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa. Do đó, sự
chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự chuyển dịch trách nhiệm
về việc gánh chịu tổn thất của hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Khi đó,
ngƣời mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho số hàng hóa bị mất mát hoặc bị
hƣ hỏng. Tuy nhiên, cũng có thể buộc ngƣời bán chịu trách nhiệm đối với những
tổn thất của hàng hóa nếu chứng minh đƣợc sự mất mát hay hƣ hỏng hàng hóa do
hành vi thiếu trách nhiệm của ngƣời bán gây ra.
Ngoài ra, sự chuyển dịch rủi ro cịn có thể diễn ra giữa ngƣời bán hoặc ngƣời
mua cho ngƣời vận chuyển hàng hóa, vì trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt
là mua bán hàng hóa quốc tế, phần lớn việc giao hàng thơng qua ngƣời vận chuyển,
có rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa cịn chỉ định cả ngƣời chun chở. Tuy
nhiên, do hợp đồng vận chuyển đƣợc ký kết độc lập với hợp đồng mua bán hàng
hóa và ngƣời vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm nếu họ có lỗi trong quá trình chuyên
chở cho nên trong hợp đồng mua bán hàng hóa khơng đề cập đến sự chuyển dịch rủi

ro từ ngƣời bán hoặc ngƣời mua sang ngƣời vận chuyển mà chỉ đề cập đến sự
chuyển dịch rủi ro từ ngƣời bán sang ngƣời mua.
Khi nói đến chuyển rủi ro, điều các bên hết sức quan tâm là thời điểm mà
trách nhiệm gánh chịu tổn thất của hàng hóa đƣợc chuyển giao, đó là thời điểm
chuyển rủi ro. Thời điểm chuyển rủi ro là một điểm mốc mà sau đó rủi ro đối với
4

Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 371.

6


hàng hóa đƣợc chuyển giao từ ngƣời này sang ngƣời khác. Thời điểm chuyển rủi ro
đối với hàng hóa ln đƣợc quan tâm vì trên thực tế, có những rủi ro có thể lƣờng
trƣớc nhƣng khơng thể nào lƣờng trƣớc hết mọi rủi ro và khi đó rủi ro xảy ra thì tất
yếu dẫn đến thiệt hại cho hàng hóa cũng nhƣ các bên liên quan. Lúc này việc xem
xét trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về bên nào có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy,
thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa đƣợc ghi nhận trong hệ thống pháp luật
của hầu hết các quốc gia. Nhìn chung, pháp luật của các nƣớc đều quy định thời
điểm này do các bên thỏa thuận và các quốc gia quy định về vấn đề này chủ yếu
theo các quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: quan điểm của các quốc gia áp dụng nguyên tắc của luật
La Mã cổ đại – Perculum est emptoris nhƣ Thụy Sỹ, Hà Lan, Nhật Bản và một số
nƣớc ở châu Mỹ La Tinh. Theo nguyên tắc này, rủi ro đƣợc chuyển từ ngƣời bán
sang ngƣời mua từ thời điểm ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào việc quyền
sở hữu đối với hàng hóa đã chuyển giao cho ngƣời mua vào thời điểm đó hay chƣa.
Việc quy định nhƣ vậy khơng phù hợp với thực tiễn, có thể dẫn đến trƣờng hợp
ngƣời mua chƣa nhận đƣợc hàng, chƣa sở hữu hàng hóa đã phải gánh chịu rủi ro.
Bởi lẽ, đối với phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vào thời điểm hợp
đồng đƣợc ký kết, hàng hóa vẫn nằm trong tay ngƣời bán, nằm trong tầm kiểm soát

của họ. Nếu ngƣời mua phải chịu rủi ro từ thời điểm giao kết hợp đồng thì điều này
là khó chấp nhận, bởi vì ngƣời mua có thể lập luận rằng ngƣời bán đã không thực
hiện nghĩa vụ một cách cần thiết, từ đó sẽ dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng
và tranh tụng.
Quan điểm thứ hai: quan điểm của các nƣớc áp dụng nguyên tắc rủi ro do
chủ sở hữu chịu - Res perit domino (nhƣ nƣớc Anh). Nguyên tắc này quy định rủi ro
đối với hàng hóa đƣợc chuyển sang ngƣời mua đồng thời với việc chuyển quyền sở
hữu. Nhƣng thời điểm chuyển quyền sở hữu theo pháp luật của các quốc gia đó lại
đƣợc xác định khác nhau. Việc quy định nhƣ vậy có phần khơng phù hợp vì quyền
sở hữu không phải lúc nào cũng gắn với hoặc liên quan đến khái niệm rủi ro. Hơn
nữa, quan điểm này không lý giải đƣợc những thông lệ mới nhất trong mua bán
hàng hóa với việc giữ lại quyền sở hữu, đó là những trƣờng hợp mà ngƣời bán vẫn
giữ quyền sở hữu trong khi ngƣời mua nắm giữ hàng hóa trên thực tế. Điều này có
nghĩa rằng, ngƣời bán sẽ chịu rủi ro đối với hàng hóa đã nằm dƣới sự quản lý của
ngƣời mua (cho đến khi quyền sở hữu đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua). Hệ quả
này khó mà chấp nhận đƣợc đối với ngƣời bán, do vậy dễ dàng nảy sinh việc kiện
tụng.
7


Quan điểm thứ ba: quan điểm của một số nƣớc khác nhƣ Nga, Đức, … xác
định thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm giao hàng, điều này có nghĩa
là bên nào quản lý hàng hóa trên thực tế sẽ phải chịu rủi ro. Quan điểm này tỏ ra
hợp lý và công bằng hơn cả bởi lẽ bên nào chiếm hữu thực tế hàng hóa sẽ ở một vị
thế tốt hơn để bảo vệ chúng, thực hiện những biện pháp phòng ngừa cần thiết để
đảm bảo cho sự an tồn của hàng hóa, hoặc tiến hành những biện pháp thích hợp để
bảo vệ chúng sau khi sự kiện gây thiệt hại đã xảy ra, thu gom những hàng hóa cịn
ngun vẹn, đánh giá thiệt hại và u cầu công ty bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm
nếu hàng hóa đã đƣợc mua bảo hiểm.
Hai vấn đề chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro trong khoa học pháp lý

thuộc hai phạm trù khác nhau, đó là phạm trù vật quyền và phạm trù trái quyền.5 Do
đó, dù theo quan điểm nào thì thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển
rủi ro cũng là hai vấn đề quan trọng của hợp đồng. Trong đó thời điểm chuyển
quyền sở hữu là vấn đề thuộc phạm vi vật quyền nhằm xác định quyền sở hữu của
ai, còn thời điểm chuyển rủi ro thuộc phạm vi trái quyền đƣợc sử dụng để phân định
trách nhiệm gánh chịu thiệt hại, mất mát đối với hàng hóa của các bên. Xác định rõ
đƣợc thời điểm này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
1.1.2 Ý nghĩa của việc xác định rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro đối với
hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, lợi nhuận ln là mục đích hàng đầu mà
các bên hƣớng tới, cho nên một khi có sự mất mát, hƣ hỏng hàng hóa xảy ra thì mục
đích đó khó có thể đạt đƣợc. Hơn nữa, hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế thƣờng liên quan chặt chẽ đến việc vận chuyển
hàng hóa và hàng hóa thƣờng bị mất mát, hƣ hỏng trong q trình vận chuyển. Do
đó, việc xác định, phân bổ rủi ro có thể ảnh hƣởng rất lớn đến việc mua bán và kết
quả của giao dịch nên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thời điểm chuyển rủi
ro là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng mà các bên phải quan tâm. Theo đó, các bên
cố gắng đƣa ra những điều khoản rõ ràng để tránh những sự hiểu lầm và việc kiện
tụng sau này. Quy định về thời điểm chuyển rủi ro nhằm mục đích giúp cho các bên
có thể tính tốn đƣợc rủi ro khi nó xảy ra và tìm biện pháp hạn chế thiệt hại do nó
gây ra đến mức thấp nhất.
Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa
thực tiễn hết sức quan trọng. Cụ thể, khi xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với
hàng hóa sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng nhƣ sau:
5

Nguyễn Ngọc Lâm (2007), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Phƣơng Đông, tr. 22.

8



Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro giúp xác định đƣợc ranh giới trong
việc phân chia trách nhiệm gánh chịu rủi ro về mất mát hoặc hƣ hỏng hàng hóa giữa
ngƣời mua và ngƣời bán. Theo đó, kể từ thời điểm rủi ro đƣợc chuyển giao, ngƣời
mua phải tự chịu trách nhiệm trong việc xem xét và áp dụng những biện pháp để
hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát hay hƣ hỏng có thể xảy ra đối với hàng
hóa của mình. Và cũng từ thời điểm đó mọi hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát
hay hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản do những tình huống bất
thƣờng sẽ do ngƣời mua gánh chịu. Tuy nhiên, nếu ngƣời mua chứng minh đƣợc
những mất mát, hƣ hỏng hàng hóa xảy ra trƣớc thời điểm chuyển rủi ro thì ngƣời
mua có thể buộc ngƣời bán gánh chịu những tổn thất ấy.
Ví dụ: Tranh chấp trong hợp đồng mua bán quần áo trẻ em.6
Hai bên ký với nhau một hợp đồng mua bán theo đó bên bán phải cung cấp
19.500 tá quần áo trẻ em sợi hỗn hợp với số lƣợng và giá cả khác nhau. Tổng giá trị
hợp đồng là 404.415 USD, FOB cảng Trung Quốc, đóng vào hộp giấy để gửi đi.
Sau đó, bên bán giao 900 hộp giấy chứa hàng hóa theo hợp đồng. Số hàng này đã
đƣợc bốc lên tàu của Cuba và đã rời đi cảng Havana, Cuba. Tuy nhiên, khi hàng đến
cảng Havana, bề ngoài của số thùng giấy là khơng có vấn đề gì nhƣng có một số
thùng có trọng lƣợng không đủ, lúc này hai bên tranh chấp về vấn đề ai sẽ là ngƣời
chịu trách nhiệm đối với số hàng hóa bị thiếu trên. Trong trƣờng hợp này, trọng tài
xác định có tổng số 2.460 quần/áo thiếu trong 71 thùng. Bên bán đã trình chứng
nhận về hàng hóa đƣợc đóng vào thùng khi số hàng này cịn ở trong nhà máy,
nhƣng hàng đã không đƣợc bốc trực tiếp lên tàu sau khi rời nhà máy mà đƣợc vận
chuyển bằng nhiều phƣơng tiện, rồi cuối cùng mới đƣợc bốc lên tàu. Do đó, khơng
loại trừ việc thiếu hàng xảy ra trƣớc khi số hàng này đƣợc bốc lên tàu. Trong khi đó,
hợp đồng đƣợc ký theo điều kiện FOB. Theo các quy định trong Incoterms, một khi
hàng hóa đã đƣợc chuyển qua lan can tàu tại cảng bốc hàng, mọi rủi ro về mất mát
hoặc tổn thất đối với hàng hóa cũng đƣợc chuyển cho bên mua. Cho nên trong
trƣờng hợp này, rủi ro đối với hàng hóa đƣợc chuyển giao cho bên mua khi hàng
hóa đã đƣợc chuyển qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Nhƣ vậy, rủi ro về mất mát,

tổn thất đối với hàng hóa trong tình huống này xảy ra trƣớc khi số hàng đƣợc bốc
lên tàu, tức là xảy ra trƣớc thời điểm chuyển rủi ro. Do đó, bên bán phải chịu trách
nhiệm về việc thiếu hàng này.

6

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC (2002), 50 Phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, tr. 89 – 92.

9


Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro giúp các bên trong hợp đồng thực hiện
việc mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại đối với
hàng hóa là khơng nhỏ, vì vậy một khi rủi ro đƣợc chuyển giao cho bên nào thì bên
đó có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa để bù đắp thiệt hại cho mất mát hoặc
hƣ hỏng hàng hóa của mình.
Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro cho biết địa điểm chuyển rủi ro, mà
địa điểm chuyển rủi ro có vai trị trong việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng
trong trƣờng hợp hai bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng khi ký kết hợp đồng.
Nhƣ vậy, xác định thời điểm chuyển rủi ro góp phần xác định nguồn luật áp dụng
trong một số trƣờng hợp nhất định.
Ví dụ: Tranh chấp trong ba hợp đồng mua bán hàng hóa.7
Bên mua ký ba hợp đồng với bên bán mua cùng một loại sản phẩm theo
những quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Theo hợp đồng, bên mua
đã thanh toán 90% giá trị mỗi hợp đồng khi nhận đƣợc bộ chứng từ gửi hàng. Hàng
đƣợc giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng với quy cách phẩm chất quy
định, tuy nhiên các bên đã có tranh cãi về phẩm chất hàng giao theo hợp đồng thứ
hai trƣớc khi hàng đƣợc giao lên tàu. Khi tiến hành giám định lô hàng thứ hai tại
cảng đến ngƣời ta phát hiện rằng hàng không đạt quy cách phẩm chất quy định

trong hợp đồng. Cuối cùng sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, bên mua đã
phải bán lại lô hàng trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn. Theo đó, bên
mua từ chối thanh tốn 10% giá trị còn lại của các hợp đồng. Bên bán đã khởi kiện
trƣớc trọng tài địi đƣợc thanh tốn số tiền 10% trên. Trong trƣờng hợp này, trọng
tài giải quyết vấn đề về luật áp dụng nhƣ sau: Hợp đồng đƣợc ký giữa các bên
khơng có điều khoản về luật áp dụng. Tuy nhiên, theo hợp đồng này thì luật áp dụng
sẽ đƣợc xác định theo quyết định của các trọng tài viên phù hợp với Điều 13(3) của
Quy tắc trọng tài của Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC). Theo Điều này, các trọng
tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất đƣợc xác định theo quy phạm luật xung
đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp. Trong trƣờng hợp này, hợp đồng
đƣợc ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dƣới dạng FOB, theo đó
thời điểm chuyển rủi ro là khi hàng hóa đã đƣợc chuyển qua lan can tàu tại cảng bốc
hàng. Điều này cho thấy rủi ro đƣợc chuyển cho bên mua trên lãnh thổ của bên bán.
Do đó, nƣớc của bên bán đƣợc coi là nƣớc có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp
đồng. Từ đó, Ủy ban trọng tài xác định luật của bên bán là luật điều chỉnh hợp đồng
giữa các bên.
7

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC, tlđd (6), tr. 55 – 57.

10


Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro có tác động rất lớn đối với quá trình
thực hiện hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng đƣợc giao kết dựa vào sự thỏa thuận
bình đẳng, tự nguyện. Do đó, khi thời điểm chuyển rủi ro đƣợc thỏa thuận một cách
rõ ràng trong giao kết hợp đồng thì nếu có rủi ro xảy ra, việc xác định thời điểm này
và chủ thể gánh chịu tổn thất sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Từ đó, q trình thực hiện
hợp đồng sẽ diễn ra sn sẻ, tránh đƣợc những cách hiểu khác nhau dẫn đến tranh
chấp làm lãng phí thời gian, tiền bạc và ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa các bên.

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro là cơ sở để các bên xác định giá hàng
hóa. Trong quan hệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua khi thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa, rủi ro đƣợc chuyển giao càng sớm càng có lợi cho ngƣời bán và ngƣợc
lại. Theo đó, khi thời điểm chuyển dịch rủi ro diễn ra muộn, phạm vi chịu rủi ro của
ngƣời bán càng lớn, ngƣời bán phải mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro đối với
hàng hóa thì lúc này giá hàng hóa sẽ cao. Còn trong trƣờng hợp thời điểm chuyển
dịch rủi ro xảy ra sớm, phạm vi chịu rủi ro của ngƣời bán thu hẹp, trách nhiệm mua
bảo hiểm thuộc về ngƣời mua thì giá hàng hóa sẽ thấp hơn.
1.1.3 Đặc điểm, bản chất pháp lý của rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt
động mua bán hàng hóa
Hoạt động mua bán hàng hóa là hình thức quan trọng và phổ biến nhất trong
hoạt động thƣơng mại. Hoạt động mua bán hàng hóa có vai trị lớn đối với nền kinh
tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa là một vấn đề
hết sức quan trọng cần phải quan tâm tìm hiểu. Từ cách hiểu về rủi ro, chúng ta có
thể đƣa ra khái niệm rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa nhƣ
sau: rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa là sự mất mát, hƣ
hỏng hàng hóa. Đây là sự kiện khách quan, nằm ngoài sự mong đợi của các bên
trong hợp đồng và có thể lƣờng trƣớc đƣợc.
Từ khái niệm này có thể thấy rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua
bán hàng hóa có một số thuộc tính sau:
Rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán là một sự kiện khách quan,
khơng phụ thuộc vào ý chí con ngƣời về sự tồn tại, thời điểm phát sinh của nó.
Những sự kiện này có thể mang tính chất chủ quan do hành vi của con ngƣời mang
lại, trừ trƣờng hợp do chủ thể bị thiệt hại gây ra. Cụ thể, rủi ro về mất mát, hƣ hỏng
hàng hóa có thể xảy ra từ những biến cố tự nhiên nhƣ thiên tai, bão lụt, động đất,
sóng thần, từ những biến cố xã hội nhƣ chiến tranh, biểu tình, bãi công hay từ
những biến cố về mặt pháp lý nhƣ sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nƣớc
dẫn đến hàng hóa hiện tại theo quy định của pháp luật trở thành hàng hóa cấm lƣu
11



thông hoặc tàng trữ.
Rủi ro là một biến cố không mong đợi, mang tính bất ngờ vì chẳng có chủ
thể nào khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa mà mong muốn rủi ro xảy ra đối
với mình, đồng thời rủi ro xảy đến một cách ngẫu nhiên và chúng ta khơng biết
trƣớc chính xác, rõ ràng về thời gian, địa điểm xảy ra rủi ro.
Thiệt hại mà rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa
mang lại ln là thiệt hại vật chất, đó là sự hƣ hỏng, mất mát đối với hàng hóa. Tất
cả các điều khoản quy định thời điểm chuyển rủi ro trong LTM 2005 đều đề cập đến
rủi ro là mất mát, hƣ hỏng hàng hóa, trong đó hàng hóa là tài sản bao gồm tất cả các
loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tƣơng lai và những vật gắn liền với
đất.8
Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Tính có
thể lƣờng trƣớc đƣợc đối với rủi ro về hàng hóa trong hợp đồng mua bán không
phải ở chỗ xác định chính xác các yếu tố của rủi ro về loại sự cố, mức thiệt hại, thời
gian và địa điểm xảy ra rủi ro mà lƣờng trƣớc ở đây là sự dự trù đối với hàng hóa
nhƣ vậy, chặng đƣờng vận chuyển, đối tác nhƣ thế thì có thể xảy ra những vấn đề gì
làm mất mát, hƣ hỏng hàng hóa và xảy ra ở mức độ nào mà thôi. Nhƣ vậy, các bên
tham gia hoạt động mua bán hàng hóa có thể đo lƣờng đƣợc rủi ro thơng qua việc
đánh giá về mức độ tần suất và hậu quả của rủi ro. Tần suất xảy ra có nghĩa là rủi ro
có xảy ra hay khơng, nó đƣợc thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của
biến cố. Hậu quả của rủi ro là mỗi lần rủi ro xảy ra có lớn hay khơng, lớn bao nhiêu,
Theo đó, khi xem xét rủi ro ngƣời ta thƣờng xem xét đến khả năng chắn chắn hay
không chắc chắn xảy ra của rủi ro và mức độ hậu quả khi rủi ro đó xảy ra. Xác định
đƣợc kỹ hai yếu tố này chúng ta có thể tìm ra biện pháp để giảm thiểu rủi ro, đặc
biệt đối với trƣờng hợp rủi ro tần suất lớn và biên độ lớn. Tuy nhiên, sự lƣờng trƣớc
đó cũng chỉ mang tính ƣớc lƣợng, dự đốn chứ khơng chính xác, rõ ràng đối với
những biến cố có thể xảy đến.
Rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa là nguy cơ tiềm
ẩn khơng mang tính chắc chắn. Cụ thể, rủi ro là một sự việc, một hành động hoặc

một hiện tƣợng có thể xảy ra và có thể gây ra những thiệt hại, điều này phụ thuộc
vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó. Theo đó, rủi ro đối với hàng hóa phụ
thuộc vào ngữ cảnh, chỉ tác động đến những chủ thể có liên quan trong hoạt động
mua bán hàng hóa cịn đối với chủ thể khơng có liên quan đến các sự kiện xảy ra thì
họ khơng gặp rủi ro. Ví dụ: sự kiện trời mƣa chỉ gây rủi ro đối với các bên đang
8

Khoản 2 Điều 3 LTM 2005.

12


thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ngồi trời chứ việc trời mƣa này không ảnh
hƣởng đến những ngƣời đang ở trong nhà.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, rủi ro đƣợc chuyển cho ngƣời mua càng
sớm càng có lợi cho ngƣời bán. Việc ngƣời mua không thực hiện nghĩa vụ thông
báo cho ngƣời bán dẫn đến ngƣời mua trì hỗn nhận hàng, kéo dài thời điểm chuyển
rủi ro so với quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khơng thể chấp nhận
đƣợc. Do đó, trong một vài trƣờng hợp rủi ro đối với hàng hóa có thể đƣợc chuyển
sớm từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Đó là khi ngƣời mua khơng thơng báo cho ngƣời
bán về ngƣời nhận hàng, về địa điểm nhận hàng khi ngƣời mua có quyền này thì sẽ
dẫn đến việc di chuyển sớm rủi ro và rủi ro sẽ đƣợc di chuyển sang cho ngƣời mua
kể từ ngày hết thời hạn thỏa thuận hoặc kể từ ngày hết thời hạn nhận hàng. 9 Nhƣ
vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, việc di chuyển rủi ro có
thể diễn ra sớm hơn dự định thậm chí trƣớc khi giao hàng. Đây là một ngoại lệ
nhằm buộc ngƣời mua phải có hành động tích cực cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm
cao trong việc thực hiện hợp đồng, tránh trƣờng hợp ngƣời mua không chịu tiếp
nhận hàng đã đƣợc giao đúng quy định hoặc không thực hiện nghiêm túc các thủ tục
đã thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời bán giao hàng cho mình nhƣ
khơng đƣa ra ra các chỉ dẫn về thời gian, địa điểm giao hàng. Lúc này, rủi ro đƣợc

chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng chứ
không phụ thuộc vào việc ngƣời mua đã nhận hàng trên thực tế hay chƣa.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều kiện để rủi ro đối với hàng hóa
đƣợc chuyển giao từ ngƣời bán sang ngƣời mua là loại hàng hóa khơng đặc định
phải đƣợc cá biệt hóa cho mục đích của hợp đồng. Hành vi cá biệt hóa hàng hóa
đƣợc quy định trong hợp đồng là việc xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt, đóng gói,
đánh dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đƣa hàng hóa
vào tình trạng có thể giao cho ngƣời mua nhƣ là hàng đặc định.
Khi rủi ro xảy ra, bên gặp sự kiện rủi ro phải gánh chịu thiệt hại đối với hàng
hóa. Mất mát hoặc hƣ hỏng hàng hóa xảy ra sau thời điểm rủi ro đƣợc chuyển cho
bên mua khơng giải phóng cho bên mua khỏi nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng, trừ
trƣờng hợp việc mất mát hoặc hƣ hỏng đó là do hành động hoặc sơ suất của bên
bán.10
Tóm lại, rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa có những
đặc tính khách quan, bất ngờ, nằm ngồi sự mong đợi của các chủ thể, có thể lƣờng
9

Đặng Văn Đƣợc (2006), Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, tr. 71.
Điều 66 CƢV 1980.

10

13


trƣớc đƣợc và thiệt hại nó mang lại ln là thiệt hại vật chất. Với những đặc tính
nhƣ vậy cùng với sự phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán
hàng hóa quốc tế thì các bên trong hợp đồng rất quan tâm xác định rủi ro là gì cũng
nhƣ trách nhiệm của họ đối với rủi ro.
Từ những đặc trƣng, bản chất của rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động

mua bán hàng hóa, tác giả thấy rằng cần phân biệt rủi ro với sự kiện bất khả kháng –
vấn đề không liên quan đến vấn đề phân bổ rủi ro. Thuyết về sự kiện bất khả kháng
loại trừ trách nhiệm về sự mất mát của bên gây thiệt hại do không làm trịn nghĩa vụ
bởi một sự trở ngại nằm ngồi tầm kiểm soát của họ.11 Về cơ bản, sự kiện bất khả
kháng để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các nghĩa
vụ khi có sự kiện, tình huống bất thƣờng ngồi tầm kiểm sốt của các bên xảy ra và
sự việc đó ngăn cản một hay các bên hồn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Tuy nhiên, nói nhƣ vậy khơng có nghĩa là bất khả kháng nhằm mục tiêu bào chữa
cho các sơ suất hay hành vi phi pháp của các bên, chẳng hạn nhƣ việc không thực
hiện nghĩa vụ là do các hậu quả thơng thƣờng (ví dụ ngừng một sự kiện diễn ra
ngoài trời do một trận mƣa đã đƣợc dự báo) hoặc khi các hoàn cảnh can thiệp vào
việc thực hiện hợp đồng đã đƣợc dự tính một cách rõ ràng. Mà về mặt nguyên tắc
chung, sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng,
không do lỗi của các bên trong hợp đồng và là sự kiện mà các bên trong hợp đồng
khơng thể dự đốn và khống chế đƣợc.
Nhƣ vậy, bất khả kháng là sự kiện khách quan không thể lƣờng trƣớc, không
thể khắc phục đƣợc và hậu quả pháp lý là bên gặp sự kiện bất khả kháng có thể
đƣợc miễn trách nhiệm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc phát
sinh từ hợp đồng. Trong khi đó rủi ro là sự kiện có thể lƣờng trƣớc hoặc không, gây
hậu quả cho bên gặp sự kiện rủi ro nhƣng bên gặp sự kiện rủi ro không đƣợc miễn
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà hoàn toàn gánh chịu những hậu quả
bất lợi do rủi ro gây ra.
1.2 Phân loại rủi ro
Mua bán hàng hoá là một trong những hoạt động thƣơng mại, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh tốn; cịn bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.12 Hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua
11

Sylvain Bollée, “The Theory of risks in the 1980 Vienna Sale of Goods Convention”,

truy cập ngày 10/5/2017.
12
Khoản 1 Điều 3 LTM 2005.

14


bán hàng hóa quốc tế là một hoạt động phức tạp, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Hoạt động mua bán hàng hóa mang tính phức tạp vì mua bán hàng hóa, đặc
biệt là mua bán hàng hóa quốc tế có các bên tham gia thƣờng là những chủ thể có
quốc tịch khác nhau, có sự xa cách về mặt địa lý, sự khác biệt về truyền thống pháp
luật, tập quán thƣơng mại và chính sách kinh tế đối ngoại, có sự khác biệt về ngơn
ngữ, đồng thời lại thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau hơn so với các bên cùng
trong nƣớc.13 Trong những sự khác nhau này thì sự khác biệt về các chế định pháp
luật là khó khăn, trở ngại lớn nhất của hoạt động mua bán hàng hóa, bởi lẽ pháp luật
của các nƣớc khác nhau có quy định rất khác nhau về địa vị pháp lý của các chủ thể
tham gia, khác nhau trong các quy định về hợp đồng, về thuế quan, thủ tục xuất,
nhập khẩu, thậm chí thẩm quyền xét xử cũng khác nhau.
Do tính chất phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa nên các chủ thể tham
gia vào hoạt động này thƣờng gặp nhiều rủi ro khi có vơ số các yếu tố có thể nảy
sinh làm cho các bên gặp phải những sự kiện ngồi dự tính và gánh chịu những thiệt
hại. Vì vậy, việc phân loại, phân tích các rủi ro thƣờng gặp khi tham gia vào hoạt
động mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong mua bán hàng hóa quốc tế là rất cần thiết.
Phân loại rủi ro là nguyên tắc cơ bản giúp chúng ta vƣợt qua những rủi ro mà mình
gặp phải, có những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hƣởng bất lợi đến
kế hoạch của bản thân. Điều đó cũng giúp đi đến quyết định rằng liệu những chiến
lƣợc đƣợc sử dụng để kiểm sốt rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại
hay khơng.
Nhƣ đã trình bày, có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều
loại rủi ro mới, phức tạp hơn trƣớc. Để phân loại rủi ro ngƣời ta sử dụng nhiều tiêu

chí khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả chỉ trình bày một
số cách phân loại rủi ro truyền thống và những rủi ro mà các doanh nghiệp thƣờng
gặp phải khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng
hóa quốc tế.
1.2.1 Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro
Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro động và rủi ro tĩnh.
- Rủi ro động là những rủi ro luôn bắt nguồn từ sự thay đổi một yếu tố, đặc
biệt là thay đổi trong nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hệ quả của nó có thể mang
đến sự tổn thất nhƣng cũng có thể có lợi. Ví dụ: sự thay đổi của pháp luật dẫn đến

13

Nguyễn Vũ Hoàng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 9.

15


thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng mua bán có thể dễ dàng
hơn hoặc hàng hóa trở thành đối tƣợng cấm lƣu thơng.
Có thể thấy rằng, một trong những rủi ro động thƣờng gặp trong hoạt động
mua bán hàng hóa đó là rủi ro về mặt pháp lý. Yếu tố pháp lý có ảnh hƣởng lớn đến
hoạt động của doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong
kinh doanh quốc tế mơi trƣờng luật pháp rất phức tạp, bởi vì chuẩn mực luật pháp
của các nƣớc khác nhau là khác nhau. Theo đó, quy định pháp luật của các quốc gia
liên quan đến các vấn đề trong hoạt động mua bán hàng hóa nhƣ quyền sở hữu tài
sản, mức thuế xuất, nhập khẩu, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tất
yếu sẽ khác nhau. Mặt khác, môi trƣờng pháp lý ln có sự biến động, nếu các
doanh nghiệp khơng có sự am hiểu và nắm bắt kịp thời những thay đổi của pháp
luật thì những biến động này có thể gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp. Rủi ro

pháp lý là những rủi ro phát sinh từ việc tuân thủ pháp luật, thay đổi pháp luật, áp
dụng pháp luật của doanh nghiệp và các mâu thuẫn giữa pháp luật trong nƣớc và
quốc tế. Rủi ro này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về môi trƣờng pháp lý hoặc do
biến động của môi trƣờng pháp lý. Những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong hoạt
động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế đó là: rủi ro liên quan
đến các quy định về xác lập quyền và chuyển dịch quyền sở hữu, quyền quản lý
hàng hóa theo pháp luật; rủi ro liên quan đến việc doanh nghiệp bị kiện chống bán
phá giá và mức thuế chống bán phá giá bị áp dụng khi thực hiện xuất, nhập khẩu
hàng hóa; rủi ro về các rào cản thƣơng mại; rủi ro trong thanh toán quốc tế và rủi ro
liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa. Để tránh rủi ro về mặt
pháp lý, các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa phải thông hiểu chế độ
luật pháp không chỉ của quốc gia họ mà còn của quốc gia nơi họ sẽ tiến hành hoạt
động mua bán. Điều này sẽ giúp các bên có những quyết định cụ thể, linh hoạt,
mềm dẻo trong hoạt động mua bán hàng hóa để tuân thủ pháp luật trong kinh doanh
đồng thời hạn chế đƣợc tranh chấp xảy ra.
- Rủi ro tĩnh là loại rủi ro không chịu sự ảnh hƣởng của những sự thay đổi
trong nền kinh tế hay nói cách khác rủi ro tĩnh khơng bắt nguồn từ sự thay đổi của
một yếu tố nào và hậu quả của nó là sự xuất hiện tổn thất hoặc ít nhất là khơng bị
tổn thất chứ khơng mang lại lợi ích cho các chủ thể. Những rủi ro tĩnh thƣờng liên
quan đến các đối tƣợng về tài sản, con ngƣời. Trong đó, rủi ro đối với hàng hóa là
một dạng rủi ro tĩnh mà các bên thƣờng xuyên gặp phải khi tham gia hoạt động mua
bán hàng hóa.
Rủi ro đối với hàng hóa là sự mất mát, hƣ hỏng hàng hóa, đây là sự kiện
16


khách quan, nằm ngoài sự mong đợi của các bên trong hợp đồng và có thể lƣờng
trƣớc đƣợc. Rủi ro đối với hàng hóa có thể do những sự kiện thiên nhiên gây ra
hoặc do quá trình vận chuyển hàng hóa gây nên mà khi thực hiện việc giao hàng
ngƣời bán đã hồn thành nghĩa vụ của mình. Ngồi ra, những thiệt hại do chính

hàng hóa đó tự gây ra – những hƣ hại thuộc về bản chất hàng hóa nhƣ bột hay lên
men, ngũ cốc hay bị sâu mọt, sắt thép hay rỉ sét cũng đƣợc coi là rủi ro đối với hàng
hóa. Trên cơ sở hiểu biết về nguồn gốc của rủi ro đối với hàng hóa, các bên tham
gia hoạt động mua bán hàng hóa có thể dự báo đƣợc rủi ro xảy ra trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Từ đó, khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán các bên sẽ có
những thỏa thuận phù hợp liên quan đến việc xác định thời điểm chuyển rủi ro hàng
hóa nhằm tránh phát sinh tranh chấp khi có thiệt hại xảy ra.
Tóm lại, rủi ro động khi xảy ra luôn gắn liền với sự thay đổi và có thể mang
lại lợi ích nên khi sự kiện rủi ro xuất hiện thì có thể khơng xuất hiện tổn thất, thiệt
hại cho bên gặp phải sự kiện này. Trong khi đó, khi gặp sự kiện có ảnh hƣởng tiêu
cực thì rủi ro tĩnh sẽ xảy ra nhƣng khơng bao giờ mang lại lợi ích cho bên gặp sự
kiện rủi ro. Nhƣ vậy, khả năng xảy ra thiệt hại, tổn thất đối với rủi ro tĩnh cao hơn
rủi ro động. Đồng thời, nguồn gốc của hai loại rủi ro này rất khác nhau, một cái là
kết quả của sự thay đổi còn cái còn lại xuất phát từ những yếu tố tác động trực tiếp.
Do đó, khi sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán hàng
hóa các bên cần loại bỏ nguyên nhân dẫn đến rủi ro tĩnh, có biện pháp hạn chế rủi ro
tĩnh cịn đối với rủi ro động thì phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các yếu tố làm
phát sinh rủi ro để có quyết định mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện
hoạt động mua bán hàng hóa.
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
Căn cứ vào phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro cơ bản và rủi
ro riêng biệt.
- Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh từ ngun nhân ngồi tầm kiểm
sốt của mọi ngƣời. Hậu quả của rủi ro cơ bản thƣờng rất nghiêm trọng, khó lƣờng,
nó tác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số, có ảnh hƣởng tới cộng đồng
và tồn xã hội. Ví dụ: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, động đất.
- Rủi ro riêng biệt là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này phát sinh từ một số các hiện tƣợng
cá biệt nên nó chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích của từng cá nhân hoặc tổ chức. Nếu xét về
hậu quả đối với một chủ thể thì có thể rất nghiêm trọng nhƣng khơng ảnh hƣởng

nhiều đến nền kinh tế xã hội. Ví dụ: cháy nổ, bị cƣớp, rủi ro thanh toán, đắm tàu.
17


Nhƣ vậy, rủi ro cơ bản có mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn so với rủi ro
riêng biệt. Hơn nữa, rủi ro cơ bản lại xuất phát từ những ngun nhân khách quan
con ngƣời khơng thể kiểm sốt, lƣờng trƣớc đƣợc nên đối với rủi ro cơ bản thì các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần tăng cƣờng cơng tác dự báo rủi ro và có
những biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tổn thất sau khi rủi ro đã xảy ra. Ngƣợc
lại, rủi ro cá biệt thì con ngƣời có thể dự báo, lƣờng trƣớc đƣợc và rủi ro này tác
động đến từng chủ thể nên trong trƣờng hợp này các bên có thể phịng ngừa rủi ro
bằng cách mua bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng.
1.2.3 Căn cứ vào tính chất của rủi ro
Căn cứ vào tính chất của rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro thuần túy và rủi ro suy
đoán.
- Rủi ro suy đốn là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhƣng cũng có
thể mang lại lợi ích. Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt
động kinh doanh. Rủi ro suy đoán bao gồm rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách
hàng, rủi ro do lạm phát, rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế, rủi ro do thiếu
thơng tin, rủi ro do tình hình chính trị bất ổn.14 Trong đó, rủi ro về mặt chính trị là
loại rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể:
Chính phủ ở các quốc gia khác nhau sẽ có mơ hình tổ chức khác nhau, đồng
thời mỗi Chính phủ khi lên cầm quyền sẽ có những chính sách mới với rất nhiều
thay đổi. Nếu các nhà kinh doanh khơng hiểu biết, khơng nắm vững và thích nghi
đƣợc với những thay đổi đó thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại khi thực hiện
hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài và tất yếu là sẽ phải chịu rủi ro. Rủi ro về chính
trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia nhƣng mức độ xảy ra rủi ro thì ở mỗi nơi sẽ khác
nhau. Ở những nƣớc có chế độ chính trị ổn định thì mức độ rủi ro chính trị thấp,
ngƣợc lại ở những nƣớc thƣờng xảy ra bạo loạn, đảo chính hay chính sách thƣờng
xuyên thay đổi thì rủi ro chính trị sẽ ở mức cao. Các loại rủi ro chính trị thƣờng gặp,

đó là:
Rủi ro do chiến tranh, khủng bố, đảo chính.
Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản, bao gồm: sung cơng tài sản diễn
ra dƣới hình thức quốc hữu hóa và chuyển tài sản cho nhà nƣớc; nhà nƣớc tịch thu
tài sản và chính sách nội địa hóa của nhà nƣớc yêu cầu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dần
từng bƣớc chuyển giao tài sản và quyền quản lý cho ngƣời trong nƣớc.
14

Nguyễn Hải Quang, “Quản trị rủi ro”,

truy cập ngày
23/5/2017.

18


Rủi ro do nhà nƣớc can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức,
chẳng hạn nhƣ nhà nƣớc có những quy định về cấp hạn ngạch sản xuất, hạn ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu, về giấy phép xuất nhập khẩu quá nhiều, quá phức tạp, lại hay
thay đổi thì chắc chắn sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, để hạn chế rủi ro về chính trị thì các nhà kinh doanh cần theo dõi,
nghiên cứu, dự báo đƣợc những thay đổi trong chính sách của Chính phủ nƣớc mình
và nƣớc đối tác, từ đó thấy đƣợc những cơ hội và nguy cơ trong mơi trƣờng chính
trị này trƣớc khi tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa.
- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ gây ra những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm và nó làm phát sinh một khoản chi phí để bù đắp thiệt hại. Ví dụ: lụt bão, sóng
thần, hỏa hoạn, động đất, khủng hoảng kinh tế. Rủi ro thuần túy bao gồm rủi ro cá
nhân, rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý, rủi ro phát sinh do sự phá sản của ngƣời
khác.15
Nhƣ vậy, tùy vào loại rủi ro có tính chất nhƣ thế nào mà các chủ thể sẽ có

những chiến lƣợc quản lý rủi ro khác nhau. Đối với rủi ro suy đốn thì rủi ro và cơ
hội là hai mặt đối lập nhƣng thống nhất trong một sự kiện, một thực thể. Trong kinh
doanh, con ngƣời đều mong muốn đƣợc thụ hƣởng cơ hội và tránh đƣợc sự rủi ro
của thực thể thống nhất đó. Nhƣng khơng có cơ hội và rủi ro cho tất cả, thƣờng một
biến cố nào đó nếu là cơ hội cho ngƣời này thì sẽ trở thành rủi ro đối với một ngƣời
khác. Do đó, khi gặp rủi ro suy đốn thì các bên chủ động lựa chọn việc có tham gia
hoạt động mua bán hàng hóa hay khơng. Tuy nhiên, đối với rủi ro thuần túy thì cần
phải có biện pháp phịng tránh hoặc hạn chế vì rủi ro này mang tính khách quan,
khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên và bao giờ cũng gây ra tổn thất. Nếu có thể
thì loại bỏ rủi ro thuần túy trƣớc khi xảy ra bằng cách không ký kết hợp đồng mà đi
tìm một đối tác khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Tóm lại, mỗi loại rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng khác nhau
nên tƣơng ứng với từng loại rủi ro sẽ có biện pháp phịng ngừa phù hợp. Vì vậy, sự
phân loại rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phịng tránh rủi ro nhằm đạt
đƣợc mục đích lợi nhuận của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể
nhƣ sau:
Để thực hiện một thƣơng vụ cần qua nhiều giai đoạn bao gồm nghiên cứu thị
trƣờng để lựa chọn khách hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện
hợp đồng. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn thực hiện hợp đồng bởi vì quá
15

Nguyễn Hải Quang, “Quản trị rủi ro”,
truy cập ngày
23/5/2017.

19


trình này của hoạt động mua bán hàng hóa rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo đó, để phịng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hàng hóa thì các bên cần nhận dạng

rủi ro có thể xảy ra với mình bằng việc xem xét, nghiên cứu các thông tin về nguồn
gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và các loại tổn thất. Sau đó căn cứ vào sự
phân loại rủi ro để biết đƣợc loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, xuất hiện ít; loại nào
gây ra hậu quả nghiêm trọng còn loại nào gây ra hậu quả ít nghiêm trọng hơn từ đó
có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những
ảnh hƣởng không mong đợi đến với mình. Nhƣ vậy, trên cơ sở nhận dạng đƣợc loại
rủi ro có thể xảy ra cùng với nguyên tắc chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi
phí trong kinh doanh thì các bên khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa có thể
lựa chọn sử dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro sao cho phù hợp. Các
biện pháp này bao gồm: né tránh rủi ro, loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
bằng cách không ký hợp đồng nữa mà đi tìm đối tác khác; biện pháp ngăn ngừa tổn
thất, giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro
mang lại (ví dụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, khi vận chuyển hàng hóa qua vùng có
chiến sự hoặc có nguy cơ chiến tranh thì mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh) hoặc
giảm thiểu tổn thất (ví dụ khi hàng bị cháy hoặc chìm thì cố gắng giữ lại hàng hóa
chƣa bị hỏng).
Nhƣ vậy, việc phân loại rủi ro giúp các chủ thể nhận biết đƣợc khả năng xảy
ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro, từ đó có chiến lƣợc quản lý rủi ro hiệu
quả. Đặc biệt, đối với một số rủi ro mà các chủ thể thƣờng xuyên gặp phải trong
hoạt động mua bán hàng hóa thì khi tham gia vào hoạt động này các bên nên có sự
xem xét, nghiên cứu để nhận dạng rủi ro, dự báo đƣợc những rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng nhằm đƣa ra các giải pháp kiểm sốt, hạn chế rủi
ro thích hợp nhằm ngăn ngừa các thiệt hại phát sinh từ hợp đồng, tối đa hóa lợi ích
cho các bên trong kinh doanh.

20


×