Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.38 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN
CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ KIM CHI
KHÓA: K30. MSSV: 3020031.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN VÂN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


Lời Cam Đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn. Các số liệu và thông tin nêu trong khóa luận là trung thực. Các dữ
liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ nếu khơng thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp
của chính bản thân tơi.
Tác giả

Bùi Thị Kim Chi


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1: CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM ................................... 4


1.1. Khái quát về cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông
tin của bên mua bảo hiểm..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm thương mại ........................... 4
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 4
1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm thương mại ............................................ 4
1.1.2. Thông tin trong hoạt động bảo hiểm .............................................. 6
1.1.2.1. Khái quát về thông tin trong hoạt động bảo hiểm ........................ 6
1.1.2.2. Vai trò của việc cung cấp thông tin cho nhau trong lĩnh vực bảo
hiểm ..................................................................................................... 7
1.2. Sự cần thiết phải quy định, ràng buộc nghĩa vụ cung cấp thông tin của
bên mua bảo hiểm ................................................................................ 8
1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm ............................10
1.3.1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ cung cấp thông tin ...............................10
1.3.1.1. Theo điều ước, tập quán, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
...........................................................................................................10
1.3.1.2. Theo pháp luật quốc gia .............................................................11
1.3.1.3. Theo hợp đồng ...........................................................................14
1.3.2. Các loại thông tin thuộc nghĩa vụ của BMBH phải cung cấp ........15
1.3.2.1. Thông tin cung cấp trước khi ký kết hợp đồng ...........................15
1.3.2.2 Thơng tin cần cung cấp trong q trình thực hiện hợp đồng ........16
1.3.2.3 Thông tin cần cung cấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ...................17
1.4. Cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của BMBH phải cung cấp thông tin17
1.4.1. Chủ thể cung cấp thông tin ...........................................................17
1.4.2. Hình thức cung cấp thơng tin .......................................................18
1.4.3. u cầu về cung cấp thông tin .....................................................19
1.5. Chế tài và những hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng
tin: ......................................................................................................21
1.5.1. Chế tài dân sự: ..............................................................................21
1.5.2. Chế tài hình sự ..............................................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO
HIỂM .................................................................................................................. 26
2.1 Tình hình vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm 26
2.2. Nguyên nhân của việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thơng tin..............................................................................................34
2.2.1. Ngun nhân từ phía pháp luật ....................................................34
2.2.2. Nguyên nhân từ phía bên mua bảo hiểm .......................................35
2.2.3. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp bảo hiểm................................36
2.2.4. Các nguyên nhân khác ..................................................................37


2.3. Sự cần thiết củng cố các quy định pháp luật để đảm bảo thực hiên nghĩa
vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm ......................................37
2.3.1. Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ................37
2.3.2. Những bất cập của cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung
cấp thông tin của bên mua bảo hiểm ...................................................39
2.4 Giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông
tin của bên mua bảo hiểm....................................................................42
2.4.1 Giải pháp pháp lý:..........................................................................42
2.4.2. Các giải pháp khác ........................................................................46
KẾT LUẬN .................................................................................................. 48


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

BLDS
BLHH
BMBH
DNBH
HĐBH

LKDBH
NĐBH

Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật hàng hải 2005
Bên mua bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm
Hợp đồng Bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
Người được bảo hiểm


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới, hoạt động bảo hiểm thương mại ra đời và tồn tại rất lâu do xuất phát từ
nhu cầu khách quan của nền kinh tế – xã hội. Ngày nay, bảo hiểm thương mại không
ngừng phát triển và trở thành một ngành dịch vụ quan trọng của rất nhiều quốc gia.
So với thế giới, bảo hiểm thương mại Việt Nam có một q trình phát triển cịn rất
non trẻ. Chỉ riêng về pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì đây một là lĩnh vực khá mới
mẽ đối với Việt Nam. Từ năm 1993, khi nhà nước ta ban hành Nghị định số
100/1993/NĐ -CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mảng pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm mới thực sự tồn tại. Với sự ra đời khá muộn và trình độ hiểu
biết của người dân về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cịn mơ hồ thì việc nghiên cứu
các yếu tố hình thành và chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm, đặc biệt là các
yếu tố đảm bảo thực hiên nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm đóng
vai trị hết sức quan trọng.
Thời gian qua, số lượng hợp đồng bị hủy hoặc phát sinh tranh chấp liên quan đến
việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ bảo hiểm xảy
ra ngày càng nhiều. Đó là vì nhận thức của người tham gia bảo hiểm còn hạn chế và
những bất cập của pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Do đó, các quy định pháp luật về

nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cần phải được xem xét lại.
Chính từ thực trạng trên, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của việc bên mua bảo
hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục các
bất cập của những quy định về nghĩa vụ này là điều cần thiết. Cho tới nay, đã có
nhiều nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thương mại dưới các góc độ kinh tế và pháp
luật nhưng mới dừng lại phân tích các quy trình khai thác bảo hiểm cũng như xác
định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo hiểm. Đặc biệt liên quan đến
vấn đề vừa nêu trên có bài viết: “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
giao kết hợp đồng bảo hiểm” của tác giả Phạm Sĩ Hải Quỳnh, Tạp chí Khoa học pháp
lý – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh số 3/2004. Bài viết đã phân tích được cơ
sở hình thành nên nghĩa vụ cung cấp thông tin của cả bên mua và doanh nghiệp bảo
hiểm trong mối quan hệ bảo hiểm. Trong phạm vi bài viết, tác giả có đưa ra một số
kiến nghị cho việc thực hiện nghĩa vụ này của hai chủ thể trên, tuy nhiên đã không đi
sâu vào từng quy định pháp luật cụ thể. Vậy cho đến nay, dưới góc độ pháp lý, chưa
có nghiên cứu nào tách vấn đề cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm để nghiên
cứu độc lập, do đó chưa có cái nhìn tồn diện về các quy định hiện hành đảm bảo cho
việc thực thi nghĩa vụ thông tin của chủ thể này trên thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật
về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm, tác giả chọn đề tài: “Cơ chế

1


pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin của bên mua bảo hiểm”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này dự kiến hướng đến hướng đến các mục đích sau:
 Tìm hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của thông tin trong hoạt động bảo hiểm.
 Làm rõ cơ sở lý luận của quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của
bên mua bảo hiểm.

 Khảo sát tình hình vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm.
 Xem xét phân tích, đối chiếu nội dung quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin
của bên mua bảo hiểm trong các văn bản pháp luật phát hiện những vướng mắc
và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là các quy định pháp luật quy định
nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng bảo hiểm.
Trong phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ nghiên cứu ở vấn đề trên ở khía cạnh pháp
lý. Cụ thể đề tài này được giới hạn trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại (không
nghiên cứu các hoạt động đại lý, mội giới bảo hiểm), dựa trên cơ sở là các quy định
pháp luật trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải.
4. Ý nghĩa và giá trị ứng dụng
Khóa luận đã phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến việc đảm bảo tính minh bạch
trong thơng tin bảo hiểm, làm rõ sự bất cập, thiếu thống nhất của quy định pháp luật
quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm, từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá
nhân trong xã hội để họ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình khi quyết định tham
gia quan hệ pháp luật bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, khóa luận có thể
được sử dụng để xem xét, cân nhắc trong quá trình xây dựng các bộ quy tắc bảo
hiểm, hợp đồng bảo hiểm. Ngồi ra, khóa luận có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo trong việc nghiên cứu pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu khóa luận là vận dụng phép duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin. Ngồi ra trong q trình nghiên cứu
tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp các dữ liệu, phương pháp phân tích, đối
chiếu với thực tế.
2



6. Bố cục đề tài:
Ngoài lời mở đầu, bảng thuật ngữ viết tắt, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên
mua bảo hiểm.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp
thông tin của bên mua bảo hiểm và các giải pháp.

3


CHƯƠNG 1: CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM
1.1. Khái quát về cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin
của bên mua bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Dưới góc độ kinh tế - tài chính, rủi ro được hiểu “ là tổng hợp những sự ngẫu
nhiên có thể đo lường trước bằng xác suất” hoặc “rủi ro là một sự cố không chắn
chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắn chắn”. Khi đề cập đến khái niệm rủi ro
tức là đề cập đến những yếu tố bất lợi mà hậu quả của nó là sự tổn thất, mất mát.1
Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học dự báo, con người có thể dùng
những biện pháp giảm thiểu rủi ro, hạn chế những ảnh hưởng của rủi ro đối với các
hoạt động của mình, nhưng điều đó khơng có nghiã là có thể triệt tiêu được hoàn toàn
hoặc cách ly rủi ro khỏi cuộc sống của con người được. Để đối phó với rủi ro, người
ta có các phương thức như sau: tránh né rủi ro, chấp nhận rủi ro, giảm thiểu nguy cơ giảm thiểu tổn thất, hoán chuyển rủi ro, giảm thiểu rủi ro. Trong đó, bảo hiểm vừa là
phương thức hoán chuyển rủi ro, vừa là phương thức giảm thiểu rủi ro.
Như thế, rủi ro là một khái niệm quan trọng, một thuật ngữ cơ bản trong bảo
hiểm. Suy đến cùng, ngun lý về bảo hiểm là: “khơng có rủi ro thì khơng có bảo

hiểm”. Bảo hiểm đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống, sản
xuất cho con người trước những bất trắc khó lường. Bên cạnh đó, bảo hiểm cịn có
vai trị của một trung gian tài chính, góp phần tập trung và tích tụ vốn, thúc đẩy tái
sản xuất mở rộng,…2
Trong hệ thống kinh tế tài chính, bảo hiểm được phân thành: bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm thương mại. Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu bảo hiểm dưới góc độ
bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại là hoạt động kinh doanh bảo hiểm được
thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm 3. Các doanh nghiệp này chấp nhận rủi ro
trên cơ sở người mua bảo hiểm đóng góp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để tạo
lập quỹ bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng quỹ này để bồi thường cho
người được bảo hiểm hay trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng.

1

Trường Đại học Kinh tế TP HCM (1999), Lý thuyết bảo hiểm, (Nguyễn Văn Định, Nguyễn Tiến Hùng,
Hồ Thủy Tiên), NXB Tài chính, tr. 13.
2
Nguyễn Văn Định chủ biên (2004), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê, tr. 11 - 12.
3
Pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là trong BLDS 2005 và Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có sự
khác biệt trong sử dụng thuật ngữ liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Trong
BLDS 2005 sử dụng thuật ngữ “bên bảo hiểm”, còn trong Luật kinh doanh bảo hiểm sử dụng thuật ngữ “doanh
nghiệp bảo hiểm”. Vì phạm vi đề tài này liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm thương mại nên trong Khóa luận này
tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp bảo hiểm” theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2005.

4


1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại, xét dưới góc độ DNBH, đó là hoạt động kinh doanh.
Song bảo hiểm thương mại có các đặc thù riêng giúp ta phân biệt nó với các hoạt
động kinh doanh khác. Chính những đặc thù này đã thể hiện bản chất của bảo hiểm
thương mại. Đó là các đặc thù:
Thứ nhất, bảo hiểm thương mại đa phần là loại hình bảo hiểm tự nguyện4. Mọi
người tự nguyện tham gia, tự do lựa chọ sản phẩm bảo hiểm, không chịu sự bắt buộc
bởi của cá nhân hay tổ chức nào khác. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình,
các bên được tự do thỏa thuận về mức phí, mức chi trả, bồi thường bảo hiểm. Mức độ
bảo đảm của bảo hiểm thương mại phụ thuộc vào việc BMBH nộp phí bảo hiểm
nhiều hay ít và khả năng xảy ra tổn thất cao hay thấp.
Thứ hai, bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro. Như đã phân tích5, rủi
ro thường là những sự kiện khách quan, ngẫu nhiên, xảy ra ngồi dự đốn của con
người hoặc dự đốn được song không thể né tránh. Khi rủi ro xảy ra sẽ tác động đến
các đối tượng bảo hiểm làm giảm sút giá trị (vật chất hoặc phi vật chất) của các đối
tượng này. Thông qua bảo hiểm thương mại, BMBH đã chuyển tải một phần rủi ro
của mình cho DNBH. Thật vậy, theo HĐBH, BMBH phải có nghĩa vụ đóng phí bảo
hiểm, đổi lại, DNBH có nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường tổn
thất cho NĐBH khi xảy ra rủi ro. Như vậy, trách nhiệm mà DNBH đảm nhận không
phải là đảm bảo không xảy ra tai nạn, loại bỏ rủi ro bất ngờ cho đối tượng bảo hiểm,
mà đó là trách nhiệm bảo đảm cho NĐBH khơng phải tự mình gánh chịu tổn thất,
thiệt hại khi rủi ro phát sinh. Các tổn thất, thiệt hại ấy đã được DNBH gánh chịu thay
trên cơ sở quỹ bảo hiểm được thiết lập từ sự đóng góp của những người mua bảo
hiểm.
Thứ ba, bảo hiểm là cam kết chi trả tài chính từ DNBH cho NĐBH hoặc người
thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. HĐBH là loại hợp đồng song vụ trong đó cả
hai bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia
và ngược lại. Vì vậy, để nhận được cam kết hỗ trợ tài chính từ DNBH, BMBH phải
nộp phí bảo hiểm như đã thỏa thuận. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, BMBH mong
muốn sẽ đảm bảo các lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác trong bất kỳ
hồn cảnh nào. Chính vì vậy, khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, DNBH phải thực hiện

nghĩa vụ chi trả cho người thụ hưởng, hoặc bồi thường cho NĐBH.
Thứ tư, hoat động bảo hiểm dựa trên quy luật “số đông” (the law of large
numbers). Thực chất các mối quan hệ trong hoạt đông bảo hiểm không chỉ là mối
quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm mà còn là tổng thể các
mối quan hệ giữa những người tham gia bảo hiểm trong một cộng đồng bảo hiểm
4
Theo pháp luật hiện hành, ngồi các nhóm sản phẩm tự nguyện cịn có một số trường hợp bảo hiểm bằt
buộc, vì dụ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm hành khách vận chuyển bằng đường bộ,
đường sắt…..
5
Xem mục 1.1.1.1. của Khóa luận này

5


xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm - một hình thức đặc biệt của
các khoản dự trữ bằng tiền6. Trong đó, DNBH là chủ thể trung gian đứng ra tạo lập
quỹ bảo hiểm từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm và sử dụng quỹ
này để bồi thường bảo hiểm cho những người kém may mắn.
Như vậy, họat động bảo hiểm đã liên kết gắn bó các thành viên trong xã hội
cùng vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Bảo hiểm với ngun tắc “số đơng bù số ít”
(phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo
hiểm cùng gánh chịu) đã thể hiện được tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu
sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên.
1.1.2. Thông tin trong hoạt động bảo hiểm
1.1.2.1. Khái quát về thơng tin trong hoạt động bảo hiểm
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin. Thông tin với nghĩa động từ
được hiểu là truyền tin cho nhau để biết, với nghĩa danh từ thì nó là thơng báo, điều
được truyền đi cho biết, tin truyền đi7.
Theo từ điển Oxford English Dictionary thì: thơng tin là điều người ta đánh

giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức. Theo nghĩa thơng thường có thể xem thơng tin là
tất cả sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng sự hiểu biết của con người.
“Thông tin là sự phản ánh về một sự vật, một hiện tượng, một sự kiện hay q trình
nào đó của tự nhiên và xã hội thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp”8.
Theo wikipedia: Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế
giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Ngày nay,
thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thơng tin chính là tất
cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập
thơng tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp
với người khác...Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận
thức và là cơ sở của quyết định9.
Thông tin rất phong phú và đa dạng, ta có thể phân loại thành các nhóm sau:
thơng tin khoa học và kỹ thuật, thông tin kinh tế, thông tin pháp luật, thơng tin văn
hóa và xã hội, thơng tin điện tử hay thông tin số, thông tin đa phương tiện.
Thông tin là nguồn lực của sự phát triển. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con
người đều dựa trên một hình thức giao lưu thơng tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt
nguồn từ những thông tin về những điều diễn ra, về những cái người ta biết, đã nói,
đã làm.

6

Th.S Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính, tr. 23.
Từ điển Tiếng Việt phổ thơng (2002), NXB Tp. Hồ Chí Minh, tr. 786.
8
PGS.TS Đồn Phan Tân (2006), Thơng tin học, NXB ĐHQG Hà Nội, tr. 20.
9
/>
7

6



Trong hoạt động bảo hiểm, thơng tin đóng vai trị vô cùng quan trọng. Đối với
DNBH, thông tin từ BMBH về đối tượng bảo hiểm là cơ sở để DNBH đánh giá rủi
ro, tính phí bảo hiểm. Ngược lại, thơng tin từ DNBH giúp BMBH có thể hiểu cặn kẽ
về các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia
vào quan hệ này. Có thể chia các thơng tin bảo hiểm theo các tiêu chí sau:
 Căn cứ vào thời điểm cung cấp thông tin: thông tin cung cấp trước khi ký kết
hợp đồng, thơng tin cung cấp trong q trình thực hiện hợp đồng, thông tin
cung cấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
 Căn cứ vào nội dung, tính chất của thông tin: thông tin về tư cách chủ thể của
BMBH, thông tin về đối tượng bảo hiểm, thông tin về mức độ rủi ro, thông
tin về sự kiện bảo hiểm, nguyên nhân rủi ro, mức độ tổn thất.
1.1.2.2. Vai trò của việc cung cấp thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng, việc
minh bạch thơng tin đóng vai trị quyết định. Mơi trường kinh doanh thiếu thơng tin
hoặc không cân bằng thông tin giữa các chủ thể kinh doanh được các nhà kinh tế học
gọi là môi trường kinh doanh thông tin không cân xứng (thông tin bất cân xứng).
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất
hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong kinh tế học
hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel
kinh tế. Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thơng
tin khác nhau. Thơng tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp
đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin, người mua khơng có
thơng tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng
hóa. Hậu quả là người bán cũng khơng cịn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có
xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình
trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu những “trái chanh” bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse
selection) cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao

dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thơng tin bất cân xứng cịn gây ra hiện tượng
tâm lý ỷ lại (moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có
hành động che đậy thơng tin mà bên kia khó lịng kiểm sốt, hoặc muốn kiểm sốt thì
cũng phải tốn kém chi phí.
Để khắc phục tình trạng trên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đặt ra nghĩa
vụ cung cấp thông tin nhằm bảo vệ sự cơng bằng và lợi ích chính đáng của các bên
tham gia. Cụ thể, đối với DNBH, nếu thơng tin được BMBH cung cấp đầy đủ thì kết
quả đánh giá rủi ro sẽ mang tính chính xác cao, ngược lại nếu thông tin không được
công khai, DNBH sẽ gặp bất lợi trong quy trình phân tích, phán đốn khả năng và
mức độ thiệt hại để đi đến quyết định chấp nhận bảo hiểm.
7


Khác với DNBH, kiến thức về lĩnh vực này của người mua bảo hiểm là không
cao. DNBH lại là người trực tiếp soạn thảo hợp đồng, trong đó có nhiều nhiều thuật
ngữ chun ngành phức tạp, khó hiểu. Vì vậy, ngay từ khi giao kết hợp đồng, DNBH
cần giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho BMBH10. BMBH “không chỉ
cần được thông tin đầy đủ về quyền lợi mà cịn phải được thơng tin đầy đủ về nghĩa
vụ của mình cũng như những vấn đề có thể xảy ra tương ứng với từng cách thức xử
sự của họ”11.
Vậy thông tin trong hoạt động bảo hiểm là cơ sở để các bên có quyết định
chính xác khi tham gia HĐBH và đạt được các quyền lợi mong muốn.
1.2. Sự cần thiết phải quy định, ràng buộc nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên
mua bảo hiểm
- Về phương diện kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin luôn tạo ra sức mạnh cho người nắm
giữ nó để kiểm sốt ý chí đối tác. Đặc thù của quan hệ bảo hiểm là tính thiếu đối
xứng của thơng tin, vì vậy mà nguyên nhân và mục đích của sự kiểm sốt ý chí là tạo
sự thiên lệch về lợi ích sao cho có lợi cho người nắm giữ thơng tin. Trong hoạt động
bảo hiểm, nếu BMBH đã thực hiện việc cung cấp các thơng tin có liên quan đến đối

tượng bảo hiểm cho DNBH thì hệ quả là DNBH có được thông tin, đồng thời gánh
luôn nguy cơ thông tin BMBH cung cấp khơng đầy đủ, khơng trung thực12. Cịn nếu
BMBH khơng thực hiện cơng việc trên, để có được những thông tin cần thiết, DNBH
phải tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập dẫn đến mất nhiều chi phí, thời gian
ảnh hưởng q trình giao kết hợp đồng. Trên thực tế, khoản chi phí bỏ ra khai thác
thơng tin này được DNBH tính vào phí bảo hiểm dẫn đến phí bảo hiểm cao hơn, lúc
này người trực tiếp chịu ảnh hưởng là bên tham gia bảo hiểm. Trong khi đó, nếu các
bên tự nguyện cung cấp cho nhau những thơng tin mà mình có thì có thể tiết kiệm
thời gian, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả của các quyết định bảo hiểm.
- Về phương diện pháp lý:
Sở dĩ pháp luật về bảo hiểm nói chung và HĐBH nói riêng cần thiết phải quy
định về nghĩa vụ cung cấp thông tin xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Một là: Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực cho nhau
là cơ sở để tiến tới việc ký kết hợp đồng, thiết lập quan hệ đối tác. Nếu trong hợp
đồng mua bán những tài sản thơng thường, các bên mua, bán có thể nhận biết được
(bằng mắt thường) chất lượng, chủng loại, số lượng mà không nhất thiết phải cung
cấp thông tin cho nhau, bởi các hàng hóa, tài sản này tồn tại dưới dạng vật chất, hữu
10

Theo Khoản 1 Điều 19 LKDBH.
Th.S Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận vá thực tiễn, NXB Tư
pháp, tr. 85.
12
Th.S Phạm Sỹ Hải Quỳnh (2004), “Cơ sở hình thành nghỉa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết hợp
đồng bảo hiểm”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (03), tr. 40 – 47.
11

8



hình. Trong khi đó, các sản phẩm bảo hiểm thực chất là một dạng của thương mại
dịch vụ13, điều đó có nghĩa sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vơ hình. Vì vậy, thơng tin
là yếu tố cần thiết để các bên xác định đối tượng của hợp đồng, thỏa thuận mức phí.
Tuy nhiên mức độ sở hữu thơng tin về đối tượng bảo hiểm của DNBH và BMBH là
không cân xứng. Thơng thường, BMBH có thơng tin liên quan đến đối tượng bảo
hiểm đầy đủ và chính xác hơn. Vì vậy, pháp luật cần thiết phải có các quy định ràng
buộc trách nhiệm cung cấp thông tin của BMBH.
Hai là: Việc cung cấp thơng tin, trung thực, chính xác là cơ sở để các bên thực
hiện hợp đồng, hạn chế, loại bỏ các tranh chấp. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
giữa các bên trong quan hệ HĐBH thông thường do không đánh giá đúng mức độ rủi
ro và/hoặc không định giá đúng giá trị tài sản được bảo hiểm. Vì vậy, pháp luật cần
thiết phải ràng buộc nghĩa vụ cung cấp thông tin.
Ba là: HĐBH thường tồn tại dưới dạng hợp đồng mẫu do DNBH soạn thảo.
Nếu pháp luật không quy định cụ thể các nghĩa vụ cung cấp thơng tin thì khơng thể
loại trừ tình trạng DNBH cố tình đưa vào HĐBH những điều khoản bất lợi cho
BMBH.
Bốn là: Nguyên tắc chi phối các bên trong quan hệ hợp đồng đó là ngun tắc
tự do ý chí, u cầu hợp đồng phải là sự thống nhất ý chí của các bên tham gia. Trên
thực tế yêu cầu này chỉ có thể thực hiện khi các bên có những thơng tin mà mình cần
phải biết khi giao kết hợp đồng. Nếu các bên không cung cấp cho nhau những thơng
tin mà mình biết thì liệu hợp đồng đó có đảm bảo sự thống nhất ý chí hay khơng?
Trong quan hệ bảo hiểm, có một sự bất cân xứng về các thơng tin giúp đánh giá và
dự đốn về rủi ro, chỉ một bên (bên yêu cầu bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể
liên quan đến rủi ro cho đối tượng mà mình u cầu bảo hiểm, cịn bên kia (DNBH)
thường khơng biết những điều đó. DNBH gần như phụ thuộc hồn tồn vào những
thơng tin do BMBH cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của
mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay khơng14. Vì vậy, để đảm bảo ngun tắc
tự do ý chí của quan hệ bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi cho DNBH cần thiết phải quy
định nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH.


13

Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11 ngành và 155 phân

ngành dịch vụ. Mỗi ngành hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của
Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC). Trong danh mục của Ban thư ký WTO (W/120), dịch vụ này thuộc
phần có tiêu đề chung gọi là "Dịch vụ bảo hiểm". Thông qua việc tham chiếu đến CPC, dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ có số phân loại CPC tương ứng là 8129. Do đó, trong Biểu cam kết dịch vụ bảo hiểm nhân thọ sẽ được ghi
là dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (CPC 8129).
14

/>pltbhts&catid=106:ctc20064&Itemid=109. Nguyễn Thị Thủy “Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật
trong bảo hiểm tài sản”.

9


Tóm lại, nghĩa vụ phải cung cấp thơng tin đặt ra đối với cả hai bên, đặc biệt là
BMBH - người nắm giữ các thông tin quan trọng. Mọi hành vi vi phạm yêu cầu này
cũng đồng nghĩa với việc vi phạm nguyên tắc chung của hợp đồng.
1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm
1.3.1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ cung cấp thông tin
1.3.1.1. Theo điều ước, tập quán, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
Từ khi xuất hiện loại hình giao lưu bn bán hàng hố giữa các vùng, các
quốc gia khác nhau, các nhà buôn ở nhiều nước đã chú ý đến yếu tố rủi ro, tổn thất
trong quá trình vận chuyển và đưa vào thỏa thuận giao kết hợp đồng. Đây chính là
thời điểm manh nha các hoạt động bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm đầu tiên xuất hiện
trên thế giới là bảo hiểm hàng hải15. Ngày nay, trong các hoạt động thương mại quốc
tế (đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu) do đặc thù là chủ thể của các hoạt động
này ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy, nguồn luật được áp dụng điều chỉnh các quan

hệ bảo hiểm giữa họ có thể là: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế
hoặc các Quy tắc bảo hiểm phổ biến như điều kiện bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm
Luân đôn, quy tắc đóng góp tổn thất chung York – Antwep,…
Như ta biết, điều ước quốc tế là kết quả của sự thỏa thuận thống nhất ý chí của
các chủ thể tham gia, trước hết và cơ bản là các quốc gia đối với việc công nhận các
quy phạm được ghi nhận trong điều ước như các quy tắc pháp lý bắt buộc để điều
chỉnh hành vi của các chủ thể đó. Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, Việt Nam đã
tham gia các điều ước quốc tế sau: Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương
thức, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ,.. Điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực
bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa các bên đến từ các quốc gia
thành viên; cịn nếu các bên đến từ các quốc gia khơng là thành viên thì điều ước chỉ
có hiệu lực điều chỉnh quan hệ của họ khi họ có thỏa thuận lựa chọn.
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu
đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan
hệ thương mại quốc tế16. Vậy, ta có thể định nghĩa tập qn, thơng lệ quốc tế trong
lĩnh vực bảo hiểm là thói quen được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng
được áp dụng liên tục để điều chỉnh quyền - nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm và được thừa nhận trong thực tiễn bảo hiểm thương mại quốc
tế. Tại Việt Nam, các tập quán, thông lệ quốc tế này sẽ được áp dụng để điều chỉnh
các quan hệ bảo hiểm trong trường hợp:
+ Các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế điều chỉnh quan hệ của họ.
15

Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2005), “Kinh doanh bảo hiểm - một hoat động dịch vụ của ngân hàng

thương mại”, Tạp chí ngân hàng, (08), tr.56 - 59.
16

Bộ Tư Pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư
pháp, Hà Nội, tr. 694.


10


+ Khơng có quy phạm pháp luật trong nước hay các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên, hoặc hợp đồng giữa các bên điều chỉnh.
Ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, bản chất của các hoạt động bảo hiểm là
chia sẻ rủi ro - một yếu tố khơng thể biết chính xác. Vì thế quan hệ bảo hiểm chỉ có
thể diễn ra tốt đẹp, đúng với bản chất của nó khi các bên thật sự hợp tác, trung thực,
thiện chí. Từ cuối thế kỷ 17, nhiều nước châu Âu đã ghi nhận nguyên tắc thiện chí
trong hệ thống pháp luật bảo hiểm của mình17. Nội dung nguyên tắc yêu cầu các bên
khi giao kết HĐBH phải cung cấp cho nhau một cách trung thực, tự nguyện và đầy
đủ những thơng tin giúp đánh giá, dự đốn rủi ro18. Vì mức độ sở hữu các thơng tin
của BMBH và DNBH là khơng giống nhau, trong đó BMBH là người hiểu rõ nhất về
đối tượng bảo hiểm nên có nghĩa vụ khai báo, cung cấp thơng tin liên quan đến đối
tượng bảo hiểm cho DNBH. Đây là nghĩa vụ đặt lên hàng đầu đối với BMBH.
1.3.1.2. Theo pháp luật quốc gia
Theo các quy định của pháp luật Viêt Nam hiện hành, nghĩa vụ này có thể chia
làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước thời điểm giao kết HĐBH
Quy trình giao kết HĐBH thường theo các bước sau, đối với bảo hiểm tài sản:
DNBH đưa ra mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm để BMBH điền vào các thông tin. Sau khi
thẩm định rủi ro, thẩm định giá trị tài sản bảo hiểm, nếu DNBH đồng ý bảo hiểm thì
sẽ ký kết hợp đồng hoặc phát hành Giấy chứng nhận bảo hiểm cho BMBH. Theo quy
trình trên thì thời điểm DNBH ký, đóng dấu vào Giấy chứng nhận bảo hiểm chính là
thời điểm giao kết hợp đồng19. Tương tự, đối với bảo hiểm nhân thọ, BMBH kê khai
hồ sơ yêu cầu bảo hiểm theo yêu cầu của DNBH, và có thể BMBH phải nộp một
khoản phí tạm thời cho DNBH. DNBH tiến hành thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm,
nếu cần DNBH sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của NĐBH. Trường hợp DNBH chấp
nhận bảo hiểm, họ sẽ cung cấp cho BMBH một HĐBH nhân thọ bao gồm: giấy

chứng nhận bảo hiểm nhân thọ và các tài liệu kèm theo.
Nghĩa vụ đầu tiên của BMBH trước khi quyết định giao kết HĐBH là phải
cung cấp cho DNBH đầy đủ các thơng tin cần thiết có liên quan đến đối tượng bảo
hiểm mà mình biết. Thơng tin được cung cấp một cách đầy đủ sẽ giúp DNBH trong
việc quyết định hay khơng quyết định giao kết HĐBH.
Chính vì vậy, tại BLDS 2005 tại khoản 1 Điều 573 quy định “khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm, theo yêu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên
bảo hiểm đầy đủ thơng tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên
bảo hiểm đã biết hoặc buộc phải biết”.
17

Rohard, The Doctrine of “Utmost good faith” in the Marine Insurance Law of some Civil Law
Countries, CIM Yearbook 1994, pp. 309.
18
Th.S Phạm Sỹ Hải Quỳnh (2004), “Cơ sở hình thành nghỉa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết hợp
đồng bảo hiểm”, Tạp chí Khoa Học Pháp Lý, (03), tr. 40 – 47.
19
Một số trường hợp DNBH ký, đóng dấu xác nhận việc chấp nhận bảo hiểm trên Đơn yêu cầu bảo
hiểm.

11


Theo BLHH 2005 tại Điều 229: “người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp
cho người bảo hiểm biết tất cả các thơng tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan
đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng
xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều
kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc
phải biết”.
Theo LKDBH tại Điểm B, Khoản 2 Điều 18: bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ

“kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Tại Khoản 1 Điều 19: “bên mua bảo hiểm có trách
nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp
bảo hiểm”.
Việc thực hiện nghĩa vụ của BMBH không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của họ mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào DNBH. Nếu được hướng dẫn, giải thích cụ
thể những thông tin phải khai báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho BMBH cung cấp
thông tin một cách trung thực, khách quan. BMBH là người phải “chịu trách nhiệm
về tính chính xác, trung thực của thơng tin” do mình cung cấp nên theo LKDBH Điều
19 khoản 2, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng nếu BMBH “cố ý cung
cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm
hoặc được bồi thường”.
Theo pháp luật của Pháp (Điều 172.19.3 Luật bảo hiểm 1967 – Code des
Assurances): “người mua bảo hiểm phải tiết lộ chính xác, vào thời điểm hợp đồng
được hình thành, tất cả các trường hợp trong kiến thức của mình và có thể ảnh hưởng
tới nhận thức của người bảo hiểm về rủi ro”.
Theo Luật bảo hiểm hàng hải 1906 của Anh (Marine insurance Act 1906) một đạo luật đã được nhiều nước thừa nhận là tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cho ngành
bảo hiểm hàng hải trên thế giới - tại Điều 18 cũng có nội dung gần tượng tự: bên mua
bảo hiểm phải tiết lộ cho người bảo hiểm … “mọi thông tin quan trọng được biết đến
bởi bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được coi là biết đến mọi thông tin nếu
trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của mình, anh ta phải biết về thơng
tin đó… mọi thơng tin được coi là quan trọng nếu nó ảnh hưởng tới đánh giá của một
người bảo hiểm khôn ngoan trong việc định mức phí bảo hiểm, hoặc quyết định liệu
có tham gia tiếp nhận (bảo hiểm) rủi ro hay không”.
Như vậy, pháp luật Pháp và Anh đều quy định BMBH phải tự cung cấp những
thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho DNBH. Việc cung cấp những thông
tin này không phụ thuộc vào yêu cầu của DNBH. Ngược lại, theo pháp luật bảo hiểm
của Việt Nam, BMBH chỉ phải cung cấp những thông tin theo yêu cầu của DNBH.
Việc BMBH không cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm do không


12


được DNBH u cầu thì khơng bị coi là vi phạm pháp luật20. Điều này có thể lý giải
bởi họat động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chỉ mới phát triển mạnh trong
những năm gần đây, nhưng ở Pháp và Anh hoạt động này đã xuất hiện từ rất sớm nên
người dân cũng có những kiến thức nhất định về bảo hiểm.
Giai đoạn 2: HĐBH được ký kết
Sau khi HĐBH có hiệu lực, các bên phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định
nhằm thỏa mãn các quyền tương ứng của bên kia. Đối với DNBH thì nghĩa vụ đó là
trả tiền hoặc bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra theo phương thức đã được thỏa
thuận. Điều đó có nghĩa DNBH phải chia sẻ một phần hoặc tồn bộ tổn thất với
NĐBH. Nhưng DNBH không thể quan sát thường xuyên xem đối tượng bảo hiểm có
những thay đổi như thế nào để áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa thiệt hại
(nhất là trong bảo hiểm tài sản). Ngược lại, BMBH là người có điều kiện tiếp xúc
nhiều nhất, nên sẽ nhanh chóng nắm bắt các thơng tin trên. Vì vậy, để thể hiện tinh
thần thiện chí, hợp tác của mình, BMBH cần phải thơng tin đến DNBH về sự thay
đổi mức độ rủi ro cho đối tượng bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Vấn đề trên đã được pháp luật quy định thành một nghĩa vụ bắt buộc của
BMBH. Cụ thể tại điểm C Khoản 2 Điều 18 LKDBH: bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
“thơng báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo
yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Nghĩa vụ này cũng được quy định tại Khoản 1
Điều 241, BLHH 2005: “Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết mà có bất kỳ thay
đổi nào về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức độ rủi ro thì người được bảo hiểm có
trách nhiệm thơng báo cho người bảo hiểm về sự thay đổi đó ngay khi họ biết”.
Trong q trình thực hiện hợp đồng, nếu có các điều kiện thay đổi làm gia tăng rủi ro
cho đối tượng được hiểm, BMBH có trách nhiệm phải thơng báo đến DNBH. Nhưng
khi rủi ro tăng cao thì khả năng DNBH phải thay NĐBH gánh chịu các tổn thất là rất
lớn. Nếu DNBH biết được điều này họ sẽ chỉ tiếp tục bảo hiểm nếu mức phí bảo

hiểm được điều chỉnh lại cho tương xứng với các nguy cơ tổn thất. DNBH khơng
tăng phí bảo hiểm cho thời gian cịn lại của hợp đồng thì khơng thể đảm bảo quyền
lợi của mình. Vì vậy, trong điều kiện bảo hiểm mới, BMBH cần phải đóng thêm phần
phí tăng lên do rủi ro gia tăng; cịn nếu BMBH khơng chấp nhận, DNBH có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH (Điều 20 LKDBH).
Giai đoạn 3: Khi xảy ra tổn thất và/hoặc giải quyết bồi thường
Sự kiện bảo hiểm là một sự kiện pháp lý mà khi sự kiện ấy xảy ra BMBH có
quyền yêu cầu DNBH trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm. Tuy nhiên, DNBH chỉ thực
hiện nghĩa vụ của mình khi họ có thơng tin về sự kiện pháp lý trên và có đủ chứng từ
xác minh các thiệt hại của NĐBH. Điều đó có nghĩa BMBH phải thơng báo và cung
20

Nguyễn Thị Thủy (2009), Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam , Luận án tiến sĩ
luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr. 83.

13


cấp cho DNBH các giấy tờ chứng minh cho thông báo tổn thất của mình là có căn cứ.
Ngồi lý do trên, việc thơng báo của BMBH khi có tổn thất phải được thực hiện vì
đây là một nghĩa vụ luật định:“khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc
bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và thực hiện mọi biện pháp cần
thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hai.” (Khoản 1 Điều 575
BLDS 2005).
Có những nước quy định thời hạn thông báo về sự kiện bảo hiểm để ràng buộc
trách nhiệm đối với bên tham gia bảo hiểm, như ở Pháp đối với bảo hiểm mất cắp là
48 giờ, bảo hiểm vật nuôi bị chết là 24 giờ, bảo hiểm xây dựng là 5 ngày. Nếu được
thông báo nhanh chóng, DNBH có thể xác định chính xác nguyên nhân và các tổn
thất thực tế của NĐBH, giảm thiểu nguy cơ trục lợi bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản, nếu người thứ ba có lỗi gây tổn thất cho NĐBH (cũng

là BMBH), thì sau khi DNBH đã bồi thường cho NĐBH, người này phải chuyển yêu
cầu bồi hoàn cho DNBH21. Đồng thời với việc phải chuyển yêu cầu bồi hồn đó,
BMBH có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng và
phải áp dụng những biện pháp cần thiết để người bảo hiểm có thể thực hiện quyền
truy địi người thứ ba (Khoản 1, Điều 248 BLHH). Nghĩa vụ này cũng được quy định
tại Khoản 1, Điều 577 BLDS: “bên được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho bên bảo
hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực
hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba”.
Khi NĐBH bị thiệt hại do hành vi của người thứ ba gây ra, người này có
quyền yêu cầu bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong khi đó, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của DNBH trong HĐBH không phải phát sinh từ hành vi gây
thiệt hại mà phát sinh từ cam kết gánh chịu rủi ro thay cho NĐBH. Suy cho cùng bên
có nghĩa vụ phải bồi thường chính là người gây thiệt hại. Sau khi DNBH bồi thường
cho NĐBH, NĐBH cần cung cấp các tài liệu, bằng chứng, chuyển yêu cầu bồi hoàn
cho DNBH. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho DNBH và ngăn chặn sự “thơng
đồng”, “móc ngoặc” để trục lợi giữa BMBH với người thứ ba.
1.3.1.3. Theo hợp đồng bảo hiểm
“Hợp đồng bảo hiểm được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, cịn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 567 BLDS 2005).
Hoặc “là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm” (khoản 1 Điều 12 LKDBH).
Bản chất của HĐBH là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên trao đổi
thống nhất ý chí với nhau, cùng nhau xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và
21

Khoản 2 Điều 49 LKDBH


14


nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ này khơng đương nhiên được
thực hiện ngay vào chính thời điểm giao kết hợp đồng. LKDBH quy định: “Trách
nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng
chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng
phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm” (Điều 15
LKDBH). Vấn đề xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐBH có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng. Vì kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên đã nhận về mình
những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Cụ thể, nghĩa vụ của BMBH là thông báo những
trường hợp có thể làm tăng rủi ro hay phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH, áp
dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất; nghĩa vụ của DNBH là thực hiện trách
nhiệm bảo hiểm như đã cam kết, và nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra DNBH phải chi trả
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho NĐBH.
Điều 2 phần 1 Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản của AIG có nội dung: nếu
“người được bảo hiểm miêu tả sai về tài sản được bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm
này, hoặc về bất kỳ tòa nhà hay địa điểm nào mà tài sản đang được đặt ở đó, hoặc về
ngành nghề kinh doanh hoặc khu vực mà đơn bảo hiểm đề cập đến hoặc kê khai sai
về bất kỳ thông tin nào cần phải biết để đánh giá rủi ro hoặc không khai báo về
những thơng tin đó cơng ty sẽ khơng chịu trách nhiệm theo đơn bảo hiểm đối với
những tài sản bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự miêu tả sai, khai báo sai hoặc khơng khai
báo đó”.
Cũng tại quy tắc bảo hiểm này, Điều 11 phần 2 đã ghi nhận để được giải quyết
bồi thường bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cần phải cung cấp các thông tin “thể hiện rõ
chi tiết về những tổn thất hoặc thiệt hại cùng với chi tiết về các hợp đồng bảo hiểm
khác (nếu có) bảo hiểm cho toàn bộ hoặc một phần thiệt hại”.
Khi HĐBH có hiệu lực thì hợp đồng đó có giá trị như “luật” đối với các bên.
Bên cạnh các quy định pháp luật, các điều khoản hợp đồng do hai bên thỏa thuận xây
dựng nên cũng có vai trị điều chỉnh ngược trở lại hành vi của họ. Vì vậy, khi DNBH

và BMBH tranh chấp với nhau, trong đó có tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cung
cấp thông tin, HĐBH sẽ là bằng chứng chứng minh sự vi phạm của một bên, đồng
thời bảo vệ quyền lợi cho bên kia.
1.3.2. Các loại thông tin thuộc nghĩa vụ của BMBH phải cung cấp
1.3.2.1. Thông tin cung cấp trước khi ký kết hợp đồng
Khi xác lập HĐBH, DNBH có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan
đến sản phẩm bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho BMBH,
ngược lại, BMBH phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết cho DNBH.
Trong bảo hiểm con người, BMBH cần cung cấp các thông tin về: nhân thân
của NĐBH (họ tên, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…), tình hình sức khỏe của NĐBH
(sức khoẻ có bị suy giảm, hay bị bệnh hiểm nghèo không ), các thông tin về người
thụ hưởng (thứ tự người thụ hưởng, tỉ lệ % được hưởng và quan hệ của họ với
15


NĐBH…), chi tiết loại hình bảo hiểm yêu cầu mua (loại hình bảo hiểm cần mua, số
tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm), văn bản đồng ý của NĐBH (trong bảo hiểm nhân
thọ cho trường hợp chết),…
Trong bảo hiểm tài sản, các thông tin cần cung cấp bao gồm: thông tin về nhãn
hiệu, chất liệu, vị trí có tài sản, giá trị của tài sản, mục đích sử dụng tài sản, thời gian
sử dụng, các tổn thất xảy ra gần đây, hiện có HĐBH nào đang cịn hiệu lực đối với
cùng tài sản đó khơng,…
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, BMBH phải cung cấp
cho DNBH thông tin về chủng loại xe cơ giới, số đăng ký xe, trọng tải, mục đích sử
dụng xe (vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa hay mục đích khác), số chỗ
ngồi trên xe, thời hạn đã sử dụng, thời hạn còn lại, giá trị còn lại của xe,... Những
điều này có ý nghĩa trong giao kết hợp đồng và tính phí bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thì đó là các thơng
tin như: tên hàng, số lượng, tính chất hàng hóa, ký mã hiệu, tên phương tiện chuyên
chở, tuyến đường,…

Vậy tùy từng loại hình nghiệp vụ, các DNBH có những yều cầu về thông tin
khác nhau đối với BMBH. Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các thông tin được cung
cấp này sẽ là cơ sở để các bên xem xét chuẩn bị tiến tới xác lập HĐBH một cách hợp
pháp và có hiệu quả.
1.3.2.2 Thơng tin cần cung cấp trong q trình thực hiện hợp đồng
Vào giai đoạn thực hiện hợp đồng, các bên trong quan hệ bảo hiểm phải tuân
thủ nghĩa vụ của mình trên tinh thần hợp tác, trung thực để đáp ứng các quyền của
bên kia. Đối với BMBH, ngồi nghĩa vụ đóng phí (trong bảo hiểm nhân thọ), họ cịn
có nghĩa vụ cung cấp thơng tin như trong giai đoạn giao kết. Tuy nhiên, các thông tin
này chỉ liên quan đến sự thay đổi mức độ rủi ro có ảnh hưởng đến q trình thực hiện
hợp đồng.
Trên thực tế, đó có thể là thơng tin về sự thay đổi nghề nghiệp, địa chỉ, trụ sở
của NĐBH, thay đổi về quyền sở hữu tài sản được bảo hiểm, sự thay đổi của rủi ro so
với thời điểm HĐBH được ký kết, đặc biệt là tình trạng gia tăng rủi ro. Tại Điều 2
Phần V Quy tắc bảo hiểm tai nạn con người dành cho cá nhân của AIG có quy định:
nếu NĐBH tham gia một nghề có mức độ rủi ro cao hơn so với nghề đã thông báo tại
đề nghị bảo hiểm mà không thông báo cho DNBH và có được sự chấp thuận sửa đổi
HĐBH bằng văn bản thì DNBH sẽ khơng trả quyền lợi bảo hiểm liên quan đến bất kỳ
thương tật nào phát sinh từ hoặc trong khi thực hiện cơng việc đó. Khi nghề nghiệp
của NĐBH thay đổi mà mức độ rủi ro do cơng việc mới mang lại cao hơn cơng việc
cũ thì điều đó có nghĩa khả năng DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường lúc này
sẽ lớn hơn khi giao kết hợp đồng. Vì vậy, DNBH đã đưa ra các chế tài để ràng buộc
trách nhiệm cung cấp thông tin của BMBH cho trường hợp trên.

16


Việc thơng báo hồn cảnh mới của rủi ro (tăng hoặc giảm) có thể coi là việc
đưa ra một đề nghị mới của BMBH. Đề nghị mới này không làm thay đổi hoặc chấm
dứt hợp đồng đã giao kết nếu như BMBH khơng nêu điều kiện mới (địi giảm phí khi

rủi ro giảm) hoặc phía DNBH khơng nêu điều kiện để chấp nhận đề nghị mới này
(địi tăng phí khi rủi ro tăng)22. Ngược lai, hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ
trong thời hạn và theo một số thủ tục và mà hai bên đã thỏa thuận.
1.3.2.3. Thông tin cần cung cấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Sau khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, BMBH phải thông báo cho DNBH và
thực hiện biện pháp cứu chữa cần thiết theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Cụ thể
nghĩa vụ thông tin của BMBH trong giai đoạn này phải được thực hiện như sau:
Thứ nhất, BMBH phải thơng báo nhanh chóng đến DNBH. Các DNBH
thường quy định trong Quy tắc bảo hiểm thời hạn để BMBH thực hiện nghĩa vụ
thông báo về sự kiện bảo hiểm (thông báo càng sớm càng tốt nhưng trong mọi trường
hợp không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm - Quy tắc bảo hiểm
trọn gói của AIG).
Thứ hai, sau khi khai báo về sự kiện bảo hiểm, BMBH còn phải cung cấp các
tài liệu, chứng từ cần thiết để DNBH hoàn tất thủ tục bồi thường/trả tiền bảo hiểm.
Đó là các chứng từ ghi nhận nguyên nhân, mức độ tổn thất. Tổn thất là do nguyên
nhân khách quan (bất khả kháng, thiên tai…) hay tai nạn (sự kiện xảy ra bất ngờ như:
va chạm, đổ xe, cháy xe, đắm tàu,… hoặc những sự kiện do con người hay thiên
nhiên đem đến làm cho hành khách bị chết, thương tích23), do người thứ ba gây tổn
thất, hay do chính chủ sở hữu đã vơ ý, cố ý làm hư hỏng tài sản… Cùng với thông tin
về các tổn thất trên thực tế: thiệt hại về tính mạng (số người chết), sức khỏe (tỷ lệ
thương tật), tài sản (hư hỏng toàn bộ, hay chỉ một phần)… Các khoản thiệt hại của
NĐBH sẽ được DNBH bồi thường theo mức độ, số lượng và theo thỏa thuận trong
hợp đồng.
Vậy, nếu BMBH kịp thời cung cấp các thơng tin chính xác về sự kiện bảo
hiểm thì đó sẽ là lý do để DNBH phải nhanh chóng thực hiên nghĩa vụ bồi thường/trả
tiền bảo hiểm như đã cam kết.
1.4. Cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của BMBH phải cung cấp thông tin
1.4.1. Chủ thể cung cấp thông tin
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro nên u cầu về thơng tin
khi giao kết hợp đồng đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính vì vậy, nghĩa vụ cung

cấp thông tin trong HĐBH là nghĩa vụ của cả DNBH và BMBH.
Đối với DNBH, phạm vi thông tin mà DNBH phải thực hiện là những thông

22

Th.S Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính, tr. 95.
Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, tập 2, tr.
224.

23

17


tin liên quan đến HĐBH, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm24. Cịn
BMBH có nghĩa vụ phải thơng tin về các đối tượng bảo hiểm làm cơ sở cho việc giao
kết HĐBH. “Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với
doanh nhiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm” (Khoản 6 Điều 3 LKDBH). Thuật ngữ
bên mua bảo hiểm đã được sử dụng không thống nhất tại các DNBH. Manulife, Bảo
Minh CMG gọi bên mua bảo hiểm là chủ hợp đồng bảo hiểm, Bảo Việt gọi là người
tham gia. Tuy nhiên, dù cách gọi có khác nhau, để tham gia vào quan hệ bảo hiểm thì
chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện sau: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và
phải có lợi ích được bảo hiểm.
Chính vì vây, khi tiến hành giao kết HĐBH, BMBH phải chứng minh với
DNBH hai điều này. Thứ nhất, họ có quyền lợi cần được bảo hiểm. Quyền lợi được
bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản chính là quyền của chủ sở hữu hay của những người
được chủ sở hữu ủy quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản. Trong bảo hiểm con người,
ngồi trường hợp mua bảo hiểm cho chính mình; những trường hợp cịn lại, BMBH
phải có quyền lợi về vật chất và/hoặc quyền lợi tinh thần đối với NĐBH. Trong bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, quyền lợi được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của NĐBH

đối với người thứ ba. Thứ hai, về tư cách pháp lý, BMBH có thể là cá nhân hay tổ
chức. Nếu là cá nhân thì có thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường
hợp tổ chức là pháp nhân thì người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền sẽ
nhân danh pháp nhân trong việc tham gia HĐBH25.
Tư cách pháp lý của BMBH có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong
những điều kiện đảm bảo hiệu lực của HĐBH, quyết định khả năng thực hiện hợp
đồng trên thực tế và trả lời câu hỏi khi xảy ra tổn thất, DNBH có phải bồi thường cho
NĐBH hay không? Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hiệp Sang ký hợp đồng
số 14-06/INCO ngày 11/6/96 ủy thác cho Cơng ty xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gịn
nhập tơ tằm thô. Công ty Hiệp Sang đã mua bảo hiểm cho lơ hàng được nhập theo
hợp đồng nói trên tại Công ty Bảo Hiểm TP HCM. Lô hàng nhập khẩu bị thiệt hại và
tranh chấp đã xảy ra. Các bên chỉ tranh chấp về HĐBH, tuy nhiên Tòa án nhân dân
TP HCM đã ra phán quyết: hợp đồng trên được ký bởi người khơng có thẩm quyền,
hợp đồng vơ hiệu, các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận.
Vậy, vấn đề chủ thể của BMBH có ý nghĩa quyết định đến việc giao kết và
hiệu lực của HĐBH. BMBH phải trung thực khai báo các thông tin này cho DNBH.
1.4.2. Hình thức cung cấp thơng tin
Quy trình xác lập một HĐBH thường được bắt đầu bằng việc người có u
cầu bảo hiểm hay cịn gọi là BMBH gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến cho DNBH.
Đề nghị của BMBH được thể hiện dưới hình thức giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc hồ sơ
yêu cầu bảo hiểm. Trên thực tế để thuận tiện cho BMBH, DNBH đã dự trù các nội
24
25

Theo Khoản 1 Điều 19 LKDBH.
Khoản 3 Ñieàu 86 BLDS

18



dung mà BMBH cần phải kê khai; căn cứ vào đó, DNBH đánh giá mức độ rủi của đối
tượng được yêu cầu bảo hiểm. Vì thế, DNBH biết được nên từ chối hay chấp nhận và
chấp nhận bảo hiểm với những điều kiện nhất định.
Trong bảo hiểm nhân thọ, BMBH thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin của
mình trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm vì nội dung cần phải kê khai tương đối nhiều.
Trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thì những nội dung BMBH
phải thông tin đến DNBH đã được thể hiện trong giấy yêu cầu bảo hiểm. “Khi yêu
cầu bảo hiểm, chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy
yêu cầu bảo hiểm” (Điều 1 Quy tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ giới của Pjico)
Trong lĩnh vực bảo hiểm, nhằm nâng cao độ xác thực của những thông tin
BMBH đã khai báo, DNBH cần ghi nhận những nội dung đó bằng văn bản. So với
hình thức cung cấp thơng tin bằng miệng (áp dụng khi các bên có sự tin tưởng lẫn
nhau), hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn. Giả sử, BMBH có ý
định khơng trung thực ngay từ đầu, chỉ muốn hưởng lợi từ bảo hiểm và kê khai gian
dối, thì văn bản - nơi lưu trữ các thơng tin gian dối đó sẽ là bằng chứng chứng minh
tốt nhất bảo vệ quyền lợi cho DNBH.
Trách nhiệm cung cấp thông tin của BMBH không chỉ ở giai đoạn giao kết
HĐBH mà còn ở giai đoạn thực hiện hợp đồng, xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cách thức
thông báo thường được thường được quy định cụ thể trong các bộ Quy tắc bảo hiểm,
nhưng nhìn chung hình thức thông báo đều là văn bản.
1.4.3. Yêu cầu về cung cấp thông tin
HĐBH là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Chỉ khi nào
hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn
của các bên thì việc giao kết đó mới được xem là tự nguyện. Tất cả các HĐBH được
giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép hoặc việc giao kết nhằm che
giấu mục đích khơng hợp pháp nào khác sẽ bị xem là vơ hiệu. Vì thế các bên cần
cung cấp thông tin cho nhau một cách trung thực, rõ ràng, đầy đủ để cùng nhau có sự
hiểu biết chính xác về hợp đồng mà mình mong muốn thiết lập.
a) Thơng tin phải chính xác, rõ ràng và trung thực
Như ta biết thơng tin trong hoạt động bảo hiểm có vai trò rất quan trọng và

việc đánh giá rủi ro phụ thuộc vào những thông tin mà BMBH cung cấp. Là người
nắm giữ các thơng tin quan trọng, BMBH có nghĩa vụ phải khai báo trung thực
những điều mình biết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Chính vì vậy, trong giai
đoạn yêu cầu bảo hiểm, sau khi cung cấp các thơng tin cần thiết, bên có u cầu phải
khẳng định với DNBH rằng: “tôi/chúng tôi tuyên bố các chi tiết khai ở trên là đúng
và xác thực. Tôi/chúng tôi đồng ý rằng các chi tiết khai báo này chính là cơ sở để các
bên dựa vào ký kết hợp đồng giữa công ty và tôi/chúng tôi”26.

26

Phần tuyên bố của của đơn yêu cầu bảo hiểm tài sản thương mại của AIG.

19


Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, BMBH cũng cần phải trung thực trong việc
khai báo các thông tin liên quan đến sự kiện ấy: “tôi xin cam đoan những kê khai trên
là đúng sự thật và theo sự hiểu biết của tơi. Nếu có gì sai, tơi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm”27.
Trong quan hệ bảo hiểm, nguyên tắc trung thực tối đa (Utmost good faith) là
nguyên tắc cao nhất mà các bên phải tuân thủ. Nguyên tắc này được hiểu là hai bên
trong hợp đồng phải tuyệt đối thành thật, tin tưởng, không được lừa dối nhau28. Đối
với DNBH, sự trung thực được đặt ra khi giải thích các điều khoản hợp đồng và khi
xem xét sự kiện bảo hiểm để bồi thường. Đối với BMBH, yêu cầu của nguyên tắc
này là khai báo trung thực các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm trước
khi ký kết hợp đồng. Do đó, BMBH khai báo gian dối hoặc không khai báo các thông
tin theo nghĩa vụ phải thực hiện đều bị xem là vi phạm nguyên tắc trên29.
Mặt khác, việc cung cấp thông tin của BMBH cũng cần phải chính xác, rõ
ràng. Trong trường hợp do nhầm lẫn hay cẩu thả mà BMBH đã cung cấp những
thơng tin khơng chính xác cho DNBH thì có thể họ sẽ gánh chịu những hậu quả bất

lợi. Vì khi có tranh chấp, nếu BMBH khơng chứng minh được lỗi vơ ý của mình thì
hành vi ấy dễ bị coi là cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng, điều
này làm ảnh hưởng đến hiệu lực của HĐBH. Còn nếu BMBH đưa ra các thông tin
chung chung không đủ cơ sở để đánh giá đúng rủi ro cần được bảo hiểm, thì quyết
định bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà DNBH đưa ra có thể khơng chính xác.
b) Thơng tin phải đầy đủ, toàn diện
Đặc thù của hoạt động bảo hiểm là sự bất cân xứng về dịng thơng tin mà các
bên đang nắm giữ. Chính vì vậy, u cầu trong việc cung cấp thông tin là bên sở hữu
các thông tin quan trọng có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ, tồn diện cho bên cịn
lại khơng có những thơng tin này. Khi đó thế cân bằng giữa các bên sẽ được thiết lập,
vì họ đang sở hữu một khối lượng thơng tin như nhau.
BMBH phải cẩn thận khi kê khai các thông tin theo yêu cầu của DNBH để
đảm bảo không thiếu sót. Khi có càng nhiều các thơng tin về đối tượng bảo hiểm thì
kết quả đánh giá rủi ro có độ chính xác càng cao. DNBH khơng phải nghi ngờ về
quyết định gánh chịu thiệt hại thay cho NĐBH, BMBH cũng n tâm vì phí bảo hiểm
mà DNBH đưa ra là phù hợp, đảm bảo được sự bình đẳng giữa hai bên.
Có những trường hợp đối tượng được yêu cầu bảo hiểm ở rất xa (bảo hiểm
cho hàng hóa xuất nhập khẩu), do đó DNBH khơng thể thực hiện việc giám định
27

Phần cam đoan của Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường – Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
28
Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển trong thương mại quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, tr. 194.
29

Đinh Minh Tuấn (2004), “Các yêu cầu pháp lý trong giao kết hợp đồng bảo hiểm”, Tạp chí bảo hiểm, (03),


tr. 10.

20


×