Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 so sánh với pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.81 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
----------

NGUYỄN THỊ MINH NGHĨA

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC MIỄN TRÁCH
THEO CISG 1980 – SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC MIỄN TRÁCH
THEO CISG 1980 – SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH NGHĨA
KHÓA 36. MSSV: 1155050152
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN NGỌC HÀ


TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hậu quả pháp lý
của việc miễn trách theo CISG 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam”, tác giả xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Ngọc Hà đã hướng dẫn tận tình, ln
động viên trong suốt q trình thực hiện khóa luận này. Tác giả cũng xin gởi lời
cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt
kiến thức trong suốt 4 năm học tập tại trường, thư viện Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả nghiên cứu, hồn thành khóa luận.
Khóa luận là cơng trình nghiên cứu đầu tay của tác giả, do đó, khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy
cơ để bài khóa luận được hồn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung khóa luận tốt nghiệp: “Hậu quả pháp lý của
việc miễn trách theo CISG 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam” là kết quả của
q trình nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu của bản thân tác giả. Mọi thơng tin tham
khảo đều được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung khóa luận này.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nghĩa


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS 2005

Bộ luật dân sự 2005;

CISG 1980

United Nations Convention on Contract for the International Sale
of Goods;

LTM 2005

Luật Thương mại 2005;

UNIDROIT

Unidroit Principles of International Commercial Contracts
(Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế);

WTO

Word Trade Organization.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1


2.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2

3.

Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3

5.

Bố cục đề tài ................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .......................................................... 5
1.1

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................. 5

1.1.1

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.....................................6

1.1.2

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ...............................9


1.2

Chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ........ 12

1.2.1

Khái niệm về miễn trách .......................................................................12

1.2.2

Các trường hợp miễn trách ...................................................................15

1.2.2.1. Sự kiện bất khả kháng ....................................................................15
1.2.2.2. Lỗi của người thứ ba ......................................................................21
1.2.2.3. Thỏa thuận của các bên..................................................................24
1.2.2.4. Lỗi của bên bị thiệt hại ..................................................................25
1.2.2.5. Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ................................26
1.2.3

Điều kiện để được miễn trách ...............................................................28


CHƢƠNG 2: HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC MIỄN TRÁCH THEO CISG
1980 – KINH NGHIỆM CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................. 33
2.1

Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 .......................... 33

2.1.1


Giới hạn của việc miễn trách ................................................................33

2.1.2

Một số biện pháp khắc phục .................................................................36

2.2

Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo pháp luật Việt Nam –

Những bất cập và hƣớng hoàn thiện ................................................................. 46
2.2.1

Theo thỏa thuận của các bên .................................................................49

2.2.2

Kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ ....................................................50

2.2.3

Từ chối thực hiện hợp đồng ..................................................................55

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 63


PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Sau nhiều năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình
đáng kể về mọi mặt, nền kinh tế thị trường của nước ta phát triển ngày càng mạnh,
đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong đó nịng cốt là hoạt động ngoại
thương đã có những bước tiến rõ rệt: thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mở rộng, đầu
tư nước ngồi tăng nhanh, mơi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn.
Song song với những cơ hội và thành tựu đạt được thì Việt Nam cũng phải đối diện
với khơng ít trở ngại và thách thức, một trở ngại khơng thể khơng nhắc tới đó chính
là rào cản về chính sách, pháp luật. Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những
cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương,
đa phương, cũng như các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách của
Việt Nam đang trong q trình hồn thiện, chưa đồng bộ, gây khơng ít khó khăn
trong q trình hội nhập. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa phải là thành viên của
nhiều cơng ước quốc tế, trong đó có CISG 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế – một
Công ước phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa trên thế giới, điều này đã gây nhiều trở ngại trong việc giao kết và
đàm phán các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định quốc tế về hoạt động ngoại thương
nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là hoạt động cấp bách
và cần thiết nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách của pháp luật Việt Nam trong mua
bán hàng hóa quốc tế.
Có thể nói, chế định miễn trách là một trong các chế định quan trọng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì chế định miễn trách sẽ giúp cho bên vi phạm
hợp đồng loại trừ được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp
nhất định. Chính vì vậy, các chủ thể trong hợp đồng cần phải nắm rõ những quy
định về chế định miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách để bảo vệ được

1



quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, chế định miễn trách và hậu quả
pháp lý của việc miễn trách theo quy định của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm
khác biệt và tồn tại nhiều bất cập so với quy định của CISG 1980, do đó, việc
nghiên cứu quy định về miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách của pháp
luật Việt Nam trong tương quan so sánh với CISG 1980 là việc làm cần thiết nhằm
hoàn thiện chế định này trong pháp luật Việt Nam. Thơng qua đó hướng tới việc
đồng bộ hóa cơ chế, chính sách của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế,
nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc giao lưu
thương mại trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “HẬU
QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC MIỄN TRÁCH THEO CISG 1980 – SO SÁNH
VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 – So
sánh với pháp luật Việt Nam” nhằm giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về chế định miễn
trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Nắm rõ được chế định này sẽ giúp các bên trong hợp đồng thuận tiện, dễ
dàng trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời,
nghiên cứu về hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 trong tương
quan so sánh với pháp luật Việt Nam sẽ làm rõ được những điểm bất cập của chế
định này trong pháp luật quốc gia so với pháp luật quốc tế, qua đó, đưa ra những
kiến nghị để bổ sung hoàn thiện chế định này hơn, hướng tới việc xóa bỏ những rào
cản về chính sách của nước ta trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu


2


Đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 – So sánh với
pháp luật Việt Nam” nghiên cứu các quy định về những trường hợp miễn trách và
hậu quả pháp lý của việc miễn trách trong CISG 1980, các trường hợp miễn trách và
hậu lý của việc miễn trách theo BLDS 2005 và LTM 2005 trong pháp luật Việt
Nam. Ngoài ra, để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả còn sử dụng nhiều nguồn
tham khảo từ trong nước và nước ngồi như sách, giáo trình, tạp chí, các vụ án và
thơng tin từ internet.
3.

Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm và hậu quả pháp lý của việc miễn
trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 và theo
pháp luật Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu với những quy mơ khác
nhau. Có thể kể đến một số khóa luận trong phạm vi trường Đại học Luật TPHCM
có liên quan đến vấn đề này như: Đoàn Thị Thuận (2011), Chế tài bồi thường thiệt
hại trong hoạt động thương mại – Lý luận và thực tiễn; Nguyễn Thị Ngân (2013),
Miễn trách nhiệm trong hoạt động thương mại; Nguyễn Thị Kim Phụng (2010),
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo CISG 1980 trong tương quan so sánh với
pháp luật Việt Nam;… Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu
về các chế tài và các trường hợp miễn trách trong hợp đồng thương mại nói chung
và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Các tác giả cũng chỉ đề cập một
cách khái quát, sơ lược về hậu quả pháp lý của việc miễn trách mà chưa có một
nghiên cứu nào chuyên sâu, chi tiết về vấn đề này.
4.


Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phép duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin làm nền
tảng phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so
sánh pháp lý, phương pháp nghiên cứu các trường hợp… Các phương pháp này

3


được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần
nghiên cứu. Cụ thể:
Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân tích các
trường hợp vụ án để làm rõ các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 và
theo pháp luật Việt Nam;
Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân tích trường
hợp để làm rõ về hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 và theo pháp
luật Việt Nam. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh pháp lý để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam so với CISG
1980 về hậu quả pháp lý của việc miễn trách. Qua đó, phân tích những điểm bất
cập, chưa phù hợp và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này trong
quy định của pháp luật Việt Nam.
5.

Bố cục đề tài

Đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 – So sánh với
pháp luật Việt Nam” bao gồm ba phần chính là phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia làm hai chương:

Chương 1: Khái quát về chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế;
Chương 2: Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 – Kinh
nghiệm cho pháp luật Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Nền thương mại trên quốc tế ngày càng phát triển và biến đổi không ngừng.
Đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - hoạt động then chốt trong thương
mại quốc tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và là nguồn thu lợi lớn cho mỗi
quốc gia hiện nay. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ra đời như là một phương
tiện giúp các bên trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau làm sao để đạt được hiệu
quả, lợi nhuận cao nhất và hạn chế thấp nhất các thiệt hại và rủi ro có thể xảy ra.
Chế định miễn trách đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện hợp đồng
của thương nhân trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì vậy, trong
chương này, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư… Hoạt động này địi hỏi phải áp dụng
các cơng cụ pháp lý điều chỉnh khác nhau, đó là những hợp đồng thương mại quốc
tế: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp các loại dịch vụ, các loại hợp

đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa… Trong
đó, trao đổi hàng hóa là hoạt động chủ yếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Vì
vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các
hợp đồng thương mại quốc tế1.

1

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2007), Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc
tế, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, trang 172

5


1.1.1

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết là một hợp đồng mua bán hàng
hóa. Tuy nhiên, hợp đồng này không nằm trong phạm vi của một quốc gia, mà nó
mang yếu tố quốc tế, là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Có nhiều
khái niệm không đồng nhất, cũng như nhiều cách hiểu khác nhau về tính quốc tế
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tùy vào quan điểm của pháp luật những
nước khác nhau.
Theo Công ước Lahaye 1964 (Convention relating to a Uniform Law on the
International Sale Of Goods) về Luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế thì
tính chất quốc tế được thể hiện ở các tiêu chí như: “Các bên giao kết có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa – đối tượng của hợp đồng được
chuyển qua biên giới của một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng
giữa các bên được lập ở những nước khác nhau” (Điều 1). Nếu các bên giao kết
khơng có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố

quốc tịch của các bên khơng có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Như vậy, theo Cơng ước Lahaye 1964 thì yếu
tố để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là việc trụ
sở thương mại của các bên kí kết hợp đồng nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác
nhau và việc thực hiện hợp đồng như giao hàng, chào hàng, chấp nhận chào hàng
phải vượt qua lãnh thổ biên giới của một quốc gia.
Bộ nguyên tắc của UNIDROIT - Viện thống nhất về tư pháp quốc tế - về hợp
đồng thương mại quốc tế 2004 không đưa ra một định nghĩa nhằm xác định tính
quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế. Nhưng thông qua phần bình luận trong
lời mở đầu về mục đích của Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế ta có thể xác
định được tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế: Tính quốc tế của hợp
đồng có thể xác định bởi nhiều cách. Pháp luật quốc gia và quốc tế đưa ra nhiều giải
pháp, từ việc căn cứ vào trụ sở hay nơi cư trú thường xuyên của các bên tại các
quốc gia khác nhau đến việc áp dụng những tiêu chí tổng quát hơn như việc hợp

6


đồng có “các mối liên hệ mật thiết với hơn một quốc gia” hay hợp đồng “đòi hỏi sự
lựa chọn pháp luật của các quốc gia khác nhau” hay hợp đồng “có ảnh hưởng đến
các lợi ích trong thương mại quốc tế”. Qua đó, ta thấy rằng, tính quốc tế mà Bộ
nguyên tắc của Unidroit xác định đó là dựa vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú
của các đối tác, hoặc xác định một cách rộng hơn, tổng quát hơn là liên quan tới
nhiều quốc gia, liên quan đến sự lựa chọn luật giữa các nước khác nhau hay hợp
đồng đó có ảnh hưởng đến quyền lợi trong bn bán quốc tế cũng được xem là tính
quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để xác
định tính quốc tế được đưa ra quá rộng phần nào gây khó khăn cho việc xác định
tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo CISG 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
tại Điều 1 quy định: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa

giữa các bên có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau”. Tính chất quốc tế
được xác định bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên có trụ sở kinh doanh tại
các quốc gia khác nhau. CISG 1980 không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các
bên khi xác định tính quốc tế, cũng khơng đưa ra tiêu chí hàng hóa phải chuyển qua
biên giới của một nước. Chỉ cần giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia
khác nhau là đã mang tính quốc tế. Cách này đã làm cho việc xác định tính quốc tế
trong hợp đồng thương mại quốc tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Pháp luật Việt Nam cũng không đưa ra định nghĩa rõ ràng nào về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Điều 758 BLDS 2005 định nghĩa về quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngồi “là quan hệ dân sự có ít nhất một bên tham gia là cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi”. Yếu tố nước
ngồi ở đây được xác định dựa vào chủ thể tham gia quan hệ dân sự, sự việc hay tài
sản trong quan hệ dân sự đó mang yếu tố nước ngồi. Còn theo Điều 27 LTM 2005

7


về mua bán hàng hóa quốc tế chỉ ra rằng: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực
hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập và chuyển khẩu” (khoản 1). Cụ thể, đối với hình thức xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật. Đối với hình thức nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào
lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Tạm nhập, tái
xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định

của pháp luật Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt
Nam. Cịn tạm xuất, tái nhập hàng hóa được đưa ra nước ngồi hoặc đưa vào các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào
Việt Nam. Đối với hình thức chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước,
vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam2. Như
vậy, theo cách xác định của LTM 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ
mua bán giữa các thương nhân với nhau trong đó có sự dịch chuyển hàng hóa qua
biên giới quốc gia hoặc qua biên giới hải quan của một nước. Khác với CISG 1980,
yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định dựa vào trụ
sở kinh doanh của các bên trong hợp đồng, còn LTM 2005 lại dựa vào sự dịch
chuyển của hàng hóa. Khi hàng hóa trong hợp đồng có sự dịch chuyển đưa ra hoặc
đưa vào lãnh thổ của quốc gia hoặc khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt
Nam dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu thì được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

2

Xem Điều 27-30 LTM 2005

8


Qua tìm hiểu quy định của các hệ thống pháp luật trên thế giới, một cách khái
quát, có thể định nghĩa rằng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng
được ký kết dựa trên sự thỏa thuận giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại
các quốc gia khác nhau hoặc hàng hóa có sự dịch chuyển ra khỏi phạm vi biên giới
của một quốc gia, theo đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao chứng từ
cho bên mua, người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho bên bán theo

thỏa thuận.
1.1.2

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của một hợp đồng thơng thường, tuy nhiên,
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn mang những đặc điểm riêng biệt. Về chủ
thể, về đối tượng, về hình thức hay nội dung… hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
ln mang những đặc trưng riêng mà dựa vào đó có thể phân biệt với các loại hợp
đồng khác.
Về chủ thể
Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ
yếu là thương nhân hoặc một trong hai bên phải là thương nhân. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 6 của LTM 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng kí kinh doanh”. Và theo CISG 1980 các thương nhân phải có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau. Nếu các bên khơng có trụ sở kinh doanh thì sẽ
dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của cá nhân người đại diện của các bên
khơng có ý nghĩa trong việc xác định các yếu tố của hợp đồng.
Về đối tƣợng của hợp đồng
Dưới góc độ kinh tế, hàng hóa được phân thành tài sản hữu hình và tài sản vơ
hình. Dưới góc độ pháp luật, hàng hóa được phân thành động sản và bất động sản.

9


Theo CISG 1980, thì việc mua bán hàng hóa khơng áp dụng trong các trường
hợp:
“- Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người
bán, vào bất cứ thời gian trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng, không biết

hoặc không cần biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
- Bán đấu giá.
- Để thi hành luật hoặc để thực hiện các quyết định tư pháp.
- Các cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu hoặc tiền tệ.
- Tàu thủy, máy bay và các thiết bị bay, tàu chạy trên đệm khơng khí.
- Điện năng.” (Điều 2)
Như vậy, CISG 1980 đã loại trừ việc mua bán đối với một số đối tượng như cổ
phiếu, trái phiếu, tàu thủy, máy bay, điện năng… Theo đó, các hàng hóa khơng
thuộc các đối tượng liệt kê trên đều có thể trở thành hàng hóa trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Theo khoản 2 Điều 3 LTM 2005 quy định hàng hóa bao gồm tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất.
Nếu như CISG quy định đối tượng của hàng hóa bằng phương pháp loại trừ thì
LTM 2005 lại quy định bằng phương pháp liệt kê. Theo đó hàng hóa bao gồm tất cả
các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các vật gắn liền với đất
đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng hóa vẫn cịn có sự hạn chế, chúng ta dễ dàng
nhận thấy hàng hóa chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy, các loại tài sản
vơ hình khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…chưa được thừa nhận là
hàng hóa.

10


Tuy nhiên, khơng phải lúc nào hàng hóa đáp ứng các điều kiện nêu trên là trở
thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mỗi quốc gia khác nhau
thì có quy định khác nhau về những loại hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện… Do đó, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, các bên phải lưu ý hàng hóa đó có phải là hàng hóa được phép lưu
thông thương mại theo quy định của quốc gia mà mình ký kết hợp đồng hay khơng
để tránh những rủi ro trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Về đồng tiền thanh tốn
Vì là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết có trụ sở kinh doanh
ở các quốc gia khác nhau, hệ thống tiền tệ khác nhau, nên thông thường, đồng tiền
thanh tốn là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp
đồng tiền thanh tốn đều là nội tệ của cả hai bên (Ví dụ như các doanh nghiệp thuộc
các nước trong cộng đồng Châu Âu sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung). Các
bên khi ký kết cần cẩn thận trong việc thỏa thuận lựa chọn đồng tiền thanh toán sao
cho thuận tiện nhất đối với các bên và dễ dàng cho việc thanh toán cũng như hạn
chế tối đa được rủi ro do sự biến động về tỉ giá ngoại tệ trên thị trường.
Về nguồn luật điều chỉnh
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù được giao kết hồn chỉnh đến đâu,
bản thân nó cũng khơng thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình
huống bất ngờ có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, việc chọn luật áp dụng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc khơng thể thiếu trong q trình giao kết
hợp đồng. Mang tính quốc tế nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luật áp dụng
cho nó rất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế khơng chỉ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, mà cả của luật
nước ngoài (luật nước người bán, người mua, hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba
nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại
quốc tế, án lệ,…

11


Về vấn đề giải quyết tranh chấp
Hợp đồng được nghiên cứu, soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu thì tranh chấp là điều
khơng thể tránh khỏi trong mua bán hàng hóa quốc tế vì những trở ngại về mặt địa
lý, truyền thống pháp luật, ngơn ngữ… những điều ấy có thể gây ra những khó khăn
khơng thể lường trước được và dẫn đến việc tranh chấp có thể xảy ra. Do đó, các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải lựa chọn một hình thức giải

quyết tranh chấp thuận tiện, phù hợp, nhanh chóng. Trong thực tiễn mua bán hàng
hóa quốc tế, có nhiều hình thức để giải quyết tranh chấp như: thương lượng của các
bên, hòa giải, tòa án và trọng tài.
Tòa án và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu giải quyết tranh chấp bằng tịa án là
quyền đương nhiên thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được các bên thỏa
thuận lựa chọn. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu, nhược điểm
riêng, do đó các bên nên cân nhắc để có một phương thức giải quyết tranh chấp phù
hợp, thuận tiện, hiệu quả nhất đối với hồn cảnh của mình.
Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
mà dựa vào đó có thể phân biệt được với các loại hợp đồng khác. Ngồi ra cịn có
những đặc trưng khác như về ngơn ngữ, về hình thức của hợp đồng cũng có những
điểm khác biệt cần lưu ý so với hợp đồng trong nước. Khi các bên giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải nhạy bén với thị trường quốc tế, thận trọng
khi đàm phán hợp đồng, có một cái nhìn bao qt trong hồn cảnh thực tại để hạn
chế xảy ra tranh chấp không mong muốn.
1.2

Chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.1

Khái niệm về miễn trách

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nghĩa vụ của các bên được xác
lập thông qua hợp đồng, các bên phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình

12



đã được đề ra. Khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì phải bị áp dụng các chế
tài. Việc áp dụng các chế tài khi có hành vi vi phạm hợp đồng chính là hình thức
chịu trách nhiệm của bên vi phạm khi xảy ra vi phạm hợp đồng. Chế tài được đặt ra
như là một biện pháp trừng phạt cho các bên khi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo vệ
lợi ích của bên bị vi phạm và bảo đảm cho các bên có ý thức tuân thủ nghĩa vụ của
mình, bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Có nhiều hình thức chế tài khác
nhau, tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau thì được áp dụng khác nhau. Các chế
tài do vi phạm hợp đồng như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy
bỏ hợp đồng và các biện pháp do các bên thỏa thuận.
Về nguyên tắc, khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm với bên còn lại về hành vi sai trái của mình
gây ra nhằm khắc phục hậu quả, bồi thường những thiệt hại đã xảy ra, phải chịu sự
trừng phạt của các chế tài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu đáp ứng được
những điều kiện nhất định, thì mặc dù có hành vi vi phạm xảy ra nhưng bên vi
phạm không phải chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm, được miễn áp dụng các chế
tài.
Nếu như “trách nhiệm” là hậu quả bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu khi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì “miễn trách
nhiệm” được hiểu là bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm, không phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Như vậy,
miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc không áp dụng
những chế tài trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm. Để
bảo đảm lợi ích của mình thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài đối với
bên vi phạm, nhưng trong trường hợp miễn trách, bên bị vi phạm bị mất quyền áp
dụng chế tài đối với bên vi phạm. Hay nói một cách khác, miễn trách nhiệm trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc bên vi phạm được giải thoát khỏi trách

13



nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do đưa ra được
những cơ sở, căn cứ miễn trách nhiệm3.
Trong thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ln tồn tại
những rủi ro mà các bên không thể lường trước được. Có những sự kiện xảy ra một
cách khách quan tác động tới việc thực hiện hợp đồng không được như ý muốn mặc
dù các bên đã cố gắng để khắc phục, hạn chế. Trong những trường hợp như thế, bên
vi phạm không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng nếu bị áp dụng
các chế tài thì sẽ dẫn đến việc thiếu cơng bằng, thiện chí, tạo sức ép nặng nề cho
bên vi phạm vì họ khơng hề mong muốn sự cố xảy ra. Lúc này, chế định miễn trách
được đặt ra đã tạo được sự cân bằng trong việc thực hiện hợp đồng. Hơn hết, chế
định này như một sự san sẻ rủi ro cho các bên khi xảy ra sự cố không mong muốn,
bảo vệ sự cơng bằng, bình đẳng cho các chủ thể trong q trình giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngồi ra, trong q trình hội nhập kinh tế
quốc tế, thị trường chứa đựng nhiều rủi ro cao mà ta không thể biết và không thể
lường trước được, do đó, việc tồn tại chế định này cũng giúp thu hút được các nhà
đầu tư mạnh dạn đầu tư, tham gia hoạt động thương mại, ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế tại những thị trường tiềm ẩn rủi ro này.
CISG 1980 và pháp luật Việt Nam đều có quy định về chế định miễn trách
nhiệm. Tuy nhiên, những quy định về chế định này trong pháp luật Việt Nam khơng
hồn tồn là tương đồng với CISG 1980 mà vẫn tồn tại những điểm khác biệt về các
trường hợp miễn trách cũng như hậu quả pháp lý của việc miễn trách. Sự khác biệt
này có thể dẫn đến sự không đồng nhất trong việc áp dụng pháp luật của các bên
nếu có tranh chấp xảy ra. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong
tương quan so sánh với pháp luật quốc tế là điều rất cần thiết nhằm xác định rõ
những điểm khơng phù hợp, hồn thiện hơn các quy định về miễn trách trong hệ

3

Nguyễn Văn Duy, “Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế hiện nay”, [ (truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015).

14


thống pháp luật Việt Nam, giúp mở rộng, giao lưu kinh tế trên thị trường quốc tế
được thuận tiện, dễ dàng hơn.
1.2.2

Các trƣờng hợp miễn trách

1.2.2.1. Sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là trường hợp được miễn trách nhiệm phổ biến nhất
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. “Sự kiện bất khả kháng” là một thuật
ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc
“sức người không thể kháng cự nổi”4. Khái niệm này được xây dựng và hình thành
từ học thuyết Frustration và học thuyết không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hệ
thống pháp luật của các nước theo hệ thống Anglo – Saxon, hay trường hợp bất khả
kháng (force majeure) trong hệ thống “luật dân sự”. Thuật ngữ “bất khả kháng –
force majeure” được biết đến một cách rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế,
cũng như được khẳng định trong hợp đồng thương mại quốc tế 5. Tuy nhiên, trong
mỗi hệ thống pháp luật khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về sự
kiện bất khả kháng.
CISG 1980 và pháp luật Việt Nam đều quy định sự kiện bất khả kháng là một
trường hợp được miễn trách nhiệm.
Theo CISG 1980, khoản 1 Điều 79 quy định rằng: “Một bên không chịu trách
nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh
được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngồi sự kiểm sốt của
họ và người ta khơng thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó
vào lúc giao kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó”.

Phân tích quy định trên, ta thấy, để được hưởng miễn trách thì sự kiện bất khả
kháng phải đáp ứng đủ ba điều kiện: Thứ nhất, việc không thực hiện nghĩa vụ đó là
4

[ />(truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015).
5
Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Hồng Đức, TP. Hồ
Chí Minh, trang 176-177.

15


phải do một trở ngại, trở ngại đó phải nằm ngồi tầm kiểm sốt của các bên; thứ
hai, trở ngại không thể biết trước, dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng; thứ ba là
các bên đã cố gắng tránh hoặc khắc phục hậu quả của nó.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định sự kiện bất khả kháng là một trường hợp
được miễn trách. Theo BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
khơng thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải
chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác” (Khoản 2 Điều 302 BLDS 2005). Tại Điểm b khoản 1 Điều 294 LTM
2005 cũng quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp
xảy ra sự kiện bất khả kháng. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản 1 Điều 161
BLDS 2005 định nghĩa sự kiện bất khả kháng là “Sự kiện khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép”. Tương tự như CISG 1980, theo pháp luật Việt
Nam, một sự kiện để trở thành sự kiện bất khả kháng cũng phải đáp ứng đầy đủ ba
tiêu chí: thứ nhất là sự kiện khách quan, thứ hai là sự kiện khách quan đó khơng thể
lường trước được và cuối cùng là đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép
nhưng vẫn không thể khắc phục được.
Tuy có cách diễn đạt từ ngữ khơng hồn tồn giống nhau nhưng nhìn chung,

về cách xác định sự kiện bất khả kháng, cả CISG 1980 và pháp luật Việt Nam đều
dựa vào ba tiêu chí như trên. Đây cũng là quan điểm của hầu hết các hệ thống pháp
luật trên thế giới.
Thứ nhất, như một điều kiện tiên quyết để được hưởng miễn trách, bên vi
phạm phải chứng minh được việc không thực hiện nghĩa vụ là do một trở ngại nằm
ngồi tầm kiểm sốt. CISG 1980 khơng định nghĩa “trở ngại” là gì, nhưng dựa vào
thực tiễn có thể hiểu trở ngại là một cản trở, một sự cố nào đó dẫn tới việc khơng
thực hiện đúng hợp đồng như giao hàng chậm, giao hàng không đúng phẩm chất,
thậm chí là khơng thể giao hàng của bên bán; hoặc là việc thanh tốn chậm, khơng
thanh tốn được của bên mua... Một số trường hợp phổ biến thường gặp như là: trở

16


ngại do thiên nhiên tạo ra (ví dụ như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, bão, mất mùa,…);
các sự kiện liên quan đến tình hình xã hội, chính trị (ví dụ như chiến tranh, cách
mạng, bạo loạn, đảo chính, đình cơng,…); các trở ngại pháp lý (ví dụ như thu giữ
hàng hóa, cấm vận, cấm chuyển tiền nước ngồi, cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, xuất
khẩu nước ngoài,…); và các loại trở ngại khác (ví dụ như mất tàu, trộm cắp, cướp
hoặc phá hoại trong quá trình lưu trữ và vận chuyển hàng,…)6. Khi một trong các sự
kiện nêu trên xảy ra làm phá hủy nhà máy, cơ sở sản xuất của người bán, hoặc gây
thiệt hại cho hàng hóa, hoặc cản trở việc giao hàng, thanh toán… dẫn tới một bên
không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, khơng phải mọi tình
huống xảy ra như trên đều tạo thành một trở ngại, mà phải tùy vào từng trường hợp
cụ thể, từng hoàn cảnh riêng biệt mà xem xét đó có phải là một trở ngại hay khơng.
Ví dụ, việc cơ sở sản xuất bị tiêu hủy do hỏa hoạn, dẫn đến việc một bên không thể
sản xuất hàng để giao cho bên còn lại. Tuy nhiên, việc hỏa hoạn xảy ra này là do
người bán đã khơng có những biện pháp phịng ngừa cơ bản trong việc phịng chống
hỏa hoạn thì sẽ khơng cấu thành sự kiện bất khả kháng và không được miễn trách.
Chỉ có thể được miễn trách nếu người bán đã đưa ra những biện pháp thích hợp

nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi hỏa hoạn7.
Việc không thực hiện được nghĩa vụ của các bên là do vấn đề tài chính gây ra
thì thường khơng được xem là trở ngại ngồi tầm kiểm soát8. Một phán quyết của
Ủy ban Trọng tài và Thương mại kinh tế quốc tế Trung Quốc ngày 8 tháng 1 năm
1997 về tranh chấp hợp đồng mua bán nhôm giữa nguyên đơn Thụy Sĩ (người bán)
và bị đơn Trung Quốc (người mua) cho thấy rõ điều đó. Cụ thể, theo phán quyết của

6

Dionysios P. Flambouras, The Doctrines of Impossibility of Performance and
clausula rebus sic stantibus in the 1980 Vienna Convention on Contracts for the International Sale of Goods
and the Principles of European Contract Law: A Comparative Analysis
[ pace.edu/cisg/biblio/flambouras1.html] (truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015).
7

Dionysios P. Flambouras, tlđd (6).

8

Joseph Lookofsky, The 1980 United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods
(2008), Kluwer Law Internationl [ (truy cập ngày 20
tháng 5 năm 2015).

17


trọng tài, bên bán và bên mua ký kết với nhau hợp đồng mua bán 30.000 tấn nhôm
oxit vào ngày 3 tháng 5 năm 1996. Hàng hóa sẽ được giao trong ba đợt và thanh
tốn bằng L/C khơng hủy ngang. Khi hết hạn mở L/C người mua vẫn không mở
L/C cho người bán và đã thông báo cho người bán rằng việc không mở L/C là do

ngân hàng nghi ngờ khả năng thanh toán của người mua. Việc người mua không
phát hành L/C đã gây ra cho người bán những thiệt hại đáng kể, nên người bán đã
tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài yêu cầu trọng tài buộc người mua phải bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, người mua lập luận rằng, người mua đã chủ động liên lạc với
ngân hàng phát hành L/C, nhưng vì trước đó người mua có liên quan tới một vụ
kiện về việc thanh tốn do đó ngân hàng đã nghi ngờ về khả năng thanh tốn của
người mua và khơng phát hành L/C. Người mua cho rằng mình khơng thể biết trước
được việc này, hơn nữa cũng đã thông báo cho người bán về khó khăn trong việc
phát hành L/C cũng như đã cố gắng để giải quyết vấn đề nhưng vẫn thất bại. Vậy
nên người mua cho rằng mình đã rơi vào một trở ngại khách quan và được miễn
trách. Tuy nhiên, trọng tài đã bác bỏ sự kiện bất khả kháng của người mua và lập
luận rằng: ngân hàng từ chối phát hành L/C cho người mua vì nghi ngờ về khả năng
thanh toán của người mua do người mua đã khơng thực hiện tốt việc thanh tốn của
mình cho một doanh nghiệp khác, đây là lỗi của người mua trong hoạt động kinh
doanh riêng của mình, khơng liên quan tới người bán. Hơn nữa, sự từ chối phát
hành L/C là sự việc giữa người mua và ngân hàng, cũng không phải là vấn đề của
người bán. Vì vậy, tuyên bố của người mua không phải là một sự kiện bất khả
kháng và trọng tài buộc bên mua phải bồi thường những thiệt hại cho bên bán9. Từ
ví dụ trên, ta có thể thấy rằng, nếu bên vi phạm khơng thực nghĩa được nghĩa vụ của
mình liên quan tới vấn đề thanh tốn, vấn đề tài chính sẽ khơng cấu thành một sự
kiện bất khả kháng. Vì khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên phải có trách nhiệm
nắm bắt tình hình tài chính của mình để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Do đó,
khi một sự kiện liên quan đến vấn đề tài chính xảy ra thì thường không đủ điều kiện
để kết luận là một sự kiện bất khả kháng.
9

[ (truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2015).

18



×