Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI VỢ THÔNG MINH TÀI TRÍ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA MỘT SỐ TỘC NGƯỜI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.98 KB, 129 trang )

MỤC LỤC
Trang


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khoa học
Thế giới lung linh kì ảo trong những câu chuyện cổ tích là suối nguồn
trong mát nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người Việt. Khi còn nhỏ,
chúng ta được nghe chuyện từ mẹ và bà. Lớn hơn chút nữa được đọc và nghe
các thày cô giáo kể. Đến khi trưởng thành, sau một ngày lao động, kết thúc
bữa tối trước khi đi ngủ các con lại nằm dài nghe ta kể những câu chuyện cổ
“Ngày xửa, ngày xưa…” đầy ắp giá trị nhân văn trong một thế giới diệu kì,
huyền ảo. Thế giới cổ tích ấy dù có thể không có thực nhưng đó là chỗ dựa
tinh thần không thể thiếu được của mỗi con người. Đối với những người
thưởng thức, truyện cổ tích nâng cánh những ước mơ, cho ta niềm tin yêu hi
vọng vào cuộc sống và có thêm nghị lực để vượt qua thử thách. Còn đối với
các nhà nghiên cứu, thế giới cổ tích thực sự là một kho tàng vô giá đặt ra
nhiều vấn đề cần xem xét, đánh giá. Một trong những phương thức nghệ thuật
được chú ý là phương diện xây dựng hệ thống nhân vật. Đây là một yếu tố
hấp dẫn thuộc thi pháp truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu quan tâm, đào
sâu tìm hiểu.
Khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích là một trong những
hướng đi đúng đắn và được nhiều nhà nghiên cứu Folklore lựa chọn. Những
công trình như “Truyện cổ tích Nga, về nhân vật phù thủy Baba Yaga” của I.I.
Tonxtoi (1941), “Nhân vật truyện cổ tích thần kì. Xuất xứ của hình tượng”
của E.M. Mê-lê-tin-xki… đã gây được tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu
văn học dân gian. Ở nước ta cũng rất nhiều đề tài đã được khai thác theo
hướng đó như: “Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam” Nguyễn Thị Huế; "Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt
Nam và Đông Nam Á"- Nguyễn Bích Hà ; “Nhân vật trí xảo trong truyện cổ
tích Việt Nam” – Đặng Thị Thu Hà; “Kiểu nhân vật “Chàng Ngốc” trong


1


truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” – Phạm Thu Yến; “Kiểu truyện nhân
vật thông minh trong tiểu loại cổ tích sinh hoạt người Việt” – Phạm Thị Thu
Huyền….
Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú tuy nhiên kiểu nhân vật về
người vợ là một trong số những kiểu nhân vật có vai trò và vị trí lớn trong thể
loại cổ tích đặc biệt là những người vợ thông minh, tài trí. Đây là lí do thứ
nhất để người viết lựa chọn đề tài: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí
trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam”.
2. Lí do thực tiễn
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường THPT, người viết
nhận thấy việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể
loại là rất quan trọng. Vốn các tác phẩm văn học dân gian có những nét riêng
biệt tạo nên ranh giới khá rõ ràng với văn học viết như tác giả, phương thức
lưu truyền, hình thức diễn xướng, nội dung phản ánh cũng như hình thức nghệ
thuật nên giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng
đòi hỏi phải gắn liền với đặc trưng thể loại. Tìm hiểu truyện cổ tích và kiểu
nhân vật, đặc biệt là kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí là một cách để
chúng tôi đi sâu khai thác đặc trưng của thể loại này. Việc đi sâu nghiên cứu
đề tài: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của
một số tộc người phía Bắc Việt Nam” sẽ góp phần thiết thực trong việc hướng
dẫn học sinh khám phá và tìm hiểu thể loại truyện cổ tích, qua đó các em sẽ
có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về thể loại văn học dân gian đặc sắc
này. Đây chính là lí do thứ hai để người viết lựa chọn đề tài: “Kiểu nhân vật
người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía
Bắc Việt Nam”.
Chúng tôi hi vọng rằng, nghiên cứu đề tài này sẽ là một cơ hội để trình
bày một hướng khám phá mới về một kiểu nhân vật trong thể loại cổ tích,


2


cũng là một cơ hội để tri ân những người phụ nữ, những đấng sinh thành có
nhiều công lao nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người và phần nào bày tỏ tình
cảm của mình với những “viên ngọc quý” trong di sản tinh thần của cha ông.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian đặc sắc
trong nền văn học của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Người châu Âu gọi
truyện cổ tích là “những truyện kể bên bếp lửa” để liên hệ đến sinh hoạt gia
đình, những cuộc trò chuyện ấm cúng của các thành viên trong gia đình, cộng
đồng. Còn Nguyễn Tấn Phát – Bùi Mạnh Nhị trong báo Văn nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh, số 316, 1984 cho rằng: “Không có một truyện cổ tích thần kì
nào lại có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta và cũng không có một truyện
cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đôi mắt trẻ thơ của biết bao thế hệ”. Bởi
vậy, dễ hiểu tại sao truyện cổ tích lại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và
dành nhiều tâm huyết đến vậy.
Truyện cổ tích thuộc loại hình tự sự dân gian ra đời trong lòng xã hội
nguyên thủy và kéo dài đến giai đoạn sau, khi xã hội xuất hiện đấu tranh giai
cấp và tư hữu tài sản. Truyện cổ tích vì vậy mà trở thành nơi để người bình dân
xưa gửi gắm những ước mơ, sẻ chia và cùng hướng tới tương lai tươi sáng. Từ
trước tới nay đã có một số lượng to lớn các công trình nghiên cứu về truyện cổ
tích từ những bài viết, chuyên đề, chuyên luận, công trình lớn… nghiên cứu
truyện cổ tích từ nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Song dù lớn hay nhỏ,
công trình nào cũng khẳng định được vẻ đẹp nhân văn, giá trị văn học và đóng
góp quan trọng của thể loại này trong kho tàng văn học dân tộc.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết kiểu nhân vật
người vợ thông minh tài trí mới chỉ được đề cập đến một cách chung chung
trong các giáo trình, các bài viết giới thiệu tuyển tập về văn học dân gian hay

các báo cáo, luận văn thạc sĩ.

3


Trong bài viết của Nguyễn Đổng Chi, ông đã nghiên cứu và phân tích
về sáu kiểu nhân vật nữ trong truyện cổ tích (nữ kiệt, nữ quái, nữ thức tỉnh, nữ
liệt, nữ trí, nữ nhẫn nại). Bàn về nhân vật “nữ trí” ông viết: “ Họ bị đặt vào
những tình cảnh nguy ngập, tuyệt vọng, có khi tan nát gia đình, có khi bị phụ
bạc, bị lừa đảo, có khi chồng con gặp nạn hiểm, có khi mình bị đe dọa tính
mạng nhưng không ai chịu buông xuôi theo số phận. Bằng đức tính bền bỉ
hiếm có và sự khôn ngoan rất mực, họ đã xoay đổi lại tình thế, giành được
phần thắng cuối cùng về mình. Ví dụ người vợ chàng thương nhân trong
“Con mụ Lường”, vợ chàng Dê trong “Lấy chồng Dê”, vợ anh lái buôn
trong “Người đàn bà bị vu oan”, vợ cũ của chàng Vạn Lịch trong “Đồng tiền
Vạn Lịch”, vợ chàng ngốc trong “Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà”.
Đây là những gợi ý rất quan trọng để chúng tôi mở rộng phạm vi tìm
hiểu về nhân vật người vợ thông minh tài trí không chỉ giới hạn trong “Kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi mà rộng hơn là trong
truyện cổ tích của các dân tộc Việt.
Trong cuốn “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam” phần Văn học dân
gian, tác giả Đinh Gia Khánh đã dành cho hình tượng người phụ nữ trong
truyện cổ tích tình cảm trừu mến, trân trọng khi khẳng định rằng: “Truyện cổ
tích thế sự đã miêu tả người phụ nữ bình thường với phẩm chất cũng rất đáng
phục”. Sau đó ông minh họa bằng một loạt những tấm gương về người vợ
trong truyện cổ tích và nhận xét: “ Có những truyện trong đó, vai trò của
người phụ nữ lại nổi bật hơn người đàn ông, phản ánh một phẩm chất kiên
cường hơn người đàn ông. Khi thì người vợ đã cứu chồng, làm tất cả để bảo
vệ hạnh phúc (Phạm Tải – Ngọc Hoa). Khi thì người vợ thanh minh, bảo vệ,
che chở cho người chồng dại dột (Bợm già mắc bẫy cò ke). Khi thì người vợ

dạy dỗ chồng (Giết chó khuyên chồng, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như
bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu)…”

4


Mặc dù không đi sâu vào tìm hiểu vai trò của người vợ thông minh tài
trí nhưng một khía cạnh nhận xét của tác giả là gợi ý rất quý giá cho chúng
tôi đi tìm hiểu kiểu nhân vật người vợ thông minh trong mối quan hệ với kiểu
nhân vật người vợ trong truyện cổ tích Việt Nam.
Năm 1999 trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” do Lê Chí Quế
chủ biên cũng đề cập đến kiểu truyện này trong truyện cổ tích sinh hoạt. Theo
tác giả, nhóm truyện về người thông minh và anh chàng ngốc đặt cạnh nhau
tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với truyện cổ tích sinh hoạt.
Nhóm truyện về “người thông minh” mà tác giả đề cập trong giới hạn
tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt phần nào giúp chúng tôi hiểu được mối quan
hệ bổ sung giữa nhân vật thông minh trong đó có “người vợ thông minh” với
“chàng Ngốc”.
Trong bài viết: “Kiểu nhân vật “Chàng Ngốc” trong truyện cổ tích các
dân tộc Việt Nam” (Tạp chí văn học số 4/2002), Phạm Thu Yến cũng thể
hiện một quan điểm tương đồng với Lê Chí Quế khi nhận xét đánh giá về
kiểu nhân vật người vợ trong type truyện “chàng Ngốc”: “Nhân vật chàng
Ngốc luôn luôn được xây dựng trong thế tương phản với người vợ của
mình…”.
Năm 2008, thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thu
Oanh đã nghiên cứu đề tài “Khảo sát các kiểu nhân vật chính trong truyện cổ
tích sinh hoạt người Việt”, tác giả đã chỉ ra hệ thống nhân vật chính trong
truyện cổ tích sinh hoạt bao gồm: Kiểu nhân vật đức hạnh; Kiểu nhân vật xấu
xa, xảo trá; Kiểu nhân vật thông minh; Kiểu nhân vật khờ khạo ngốc nghếch.
Mặc dù nhân vật người vợ thông minh hiện lên khá mờ nhạt, chủ yếu

nằm trong kiểu nhân vật thông minh của đề tài nhưng kết quả khảo sát của tác
giả cũng là tư liệu giúp chúng tôi định hướng, phân loại chính xác hơn trong
quá trình thực hiện đề tài của mình.

5


Năm 2010, báo cáo khoa học “Bước đầu khảo sát kiểu nhân vật người
vợ trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi” của
Trần Thị Thu Hương thì đây thực sự là một gợi ý to lớn cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài. Tuy báo cáo mới chỉ dừng lại ở “ bước đầu ” như
lời của tác giả và chỉ giới hạn trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của
Nguyễn Đổng Chi nhưng báo cáo đã thực sự định hướng cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền trong luận văn thạc sĩ: “Kiểu truyện
nhân vật thông minh” , tác giả đã tập trung vào khảo sát và tìm ra các đặc điểm
của nhân vật thông minh từ đó tìm hiểu kết cấu cốt truyện và vấn đề xây dựng
kiểu nhân vật thông minh trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt.
Qua 34 truyện người viết khảo sát và sử dụng làm ngữ liệu để phân
tích, chúng tôi nhận thấy những truyện viết về nhân vật nữ thông minh chiếm
vị trí rất khiêm tốn là 5/34 truyện, chiếm 14.7% và tác giả chỉ tập trung vào
nghiên cứu ba đối tượng là “Em bé thông minh” ; “ Nhóm nhân vật thông
minh dùng mưu mẹo tham gia kén rể” và “Nhóm thông minh dùng mưu mẹo
xét xử” thường là những ông quan Trạng. Tuy vậy thì đây chính là “mảnh đất
trống” để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về đề tài của mình.
Năm 2012, cuốn từ điển Type truyện dân gian Việt Nam của Hội văn
nghệ dân gian Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Thị Huế chủ biên. Trong mục
type truyện cổ tích thì người vợ khôn ngoan tài trí thuộc type 346 “Con vợ
khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”.
Dựa vào đây chúng tôi có thêm nguồn tư liệu và là cơ sở định hướng để

chúng tôi thực hiện nghiên cứu và mở rộng đề tài của mình.
Cũng năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Tâm đã thực hiện luận văn thạc sĩ
của mình với đề tài: “Kiểu nhân vật ngốc nghếch trong truyện cổ tích sinh
hoạt người Việt”. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa nhân vật ngốc

6


nghếch với nhân vật khác đặc biệt là người thông minh trong đó với người vợ
và với thầy đồ. Trong mối quan hệ giữa nhân vật ngốc với vợ thì ngốc vô tích
sự, đần độn, lêu lổng bao nhiêu thì vợ ngốc thông minh, tháo vát bấy nhiêu.
Nhờ vào luận văn này, chúng tôi phần nào đã có được nguồn tư liệu để
từ đó đi tìm nhân vật “người vợ thông minh tài trí” được thuận tiện hơn.
Cùng với sự thống kê tóm lược trên đây, chúng tôi nhận thấy đã có một
số công trình nghiên cứu về kiểu người vợ và kiểu nhân vật thông minh trong
truyện cổ tích nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích các
dân tộc Việt Nam. Những tài liệu trên đây là cơ sở rất quan trọng cho chúng
tôi phát hiện và định hướng nghiên cứu để tìm hiểu những đặc điểm, giá trị
của kiểu nhân vật này trong đề tài của mình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Kiểu nhân vật người vợ thông minh
tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam” nhằm
những mục đích sau:
1. Thống kê, nhận xét diện mạo kiểu nhân vật người vợ thông minh tài
trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam.
2. Xác định được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của kiểu
nhân vật này, góp phần khẳng định sự hấp dẫn của kiểu nhân vật người vợ thông
minh tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Truyện cổ tích có nhiều kiểu nhân vật như: kiểu nhân vật kì tài, kiểu
nhân vật bất hạnh, kiểu nhân vật khờ khạo, kiểu nhân vật xấu xa, kiểu nhân
vật đức hạnh, kiểu nhân vật loài vật... Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ,
chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, phân loại và chia ra những đặc điểm
nội dung và nghệ thuật của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong

7


truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc ở Việt Nam. Vì thế chúng tôi
tiến hành khảo sát qua các nguồn tư liệu:
- Tổng tập Văn học dân gian Người Việt, tập 6, tập 7, Nhiều tác giả,
Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam – GS. TS.
Nguyễn Xuân Kính chủ biên, NXB Khoa học xã hội năm 2008.
- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, quyển 1 – Phan Trọng
Thưởng, Nguyễn Cừ biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2000.
- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi biên soạn,
NXB trẻ , 2014.
- Truyện kể dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu – Đỗ Thị Tác, NXB
Văn hóa thông tin, 2011.
- Dân ca và truyện kể dân gian của người Thu Lao ở Lào Cai – Trần
Hữu Sơn, Lê Thành Nam đồng chủ biên, NXB Văn hóa dân tộc, 2012.
- Truyện cổ người Tày, người Thái tỉnh Yên Bái – Hà Đình Tỵ, NXB
Văn hóa thông tin, 2011.
- Truyện dân gian sưu tầm ở Hải Hưng – Nguyễn Khắc Thạnh chủ
biên, Sở văn hóa và thông tin Hải Hưng, 1983.
- Truyện dân gian Tày – Nùng Cao Bằng, Nguyễn Thiên Tứ - Hoàng
Thị Nhuận – Nông Vĩnh Tuân –Hoàng Ngọc Bích – Hoàng Anh Minh, NXB
Thanh niên, 2011.

- Kho tàng văn học dân gian Hà Tây – Yên Giang chủ nhiệm công
trình, NXB Văn hóa dân tộc, 2011.
- Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam – Mùa A Tủa, Lê Trung
Vũ, Phan Kiến Giang, Tăng Kim Ngân sưu tầm, NXB Văn hóa dân tộc, 2012.
- Truyện cổ dân gian Nam Sách – Nguyễn Hữu Phách chủ biên, NXB
Văn hóa dân tộc 2000.
- Truyện cổ dân gian Việt Nam tuyển chọn – Hoàng Quyết chủ biên,
NXB Văn hóa – Thông tin, 2012.
- Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Viện văn học, NXB Đà Nẵng, 1999.
- Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc, Thanh Hiển tuyển chọn, NXB
Đồng Nai, 2011.

8


- 101 truyện mẹ kể con nghe, Linh Lan sưu tầm và tuyển chọn, NXB
Văn hóa thông tin, 2012.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số tư liệu truyện cổ ở
các vùng, miền, dân tộc khác của Việt Nam (Truyện cổ Tà Ôi, Truyện cổ Tây
Nguyên, Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, Truyện cổ Mơ Nông, Truyện cổ
Raglai, Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế, Truyện kể dân gian các dân tộc
thiểu số Nghệ An) để so sánh, đối chiếu từ đó thấy được điểm tương đồng và
khác biệt của kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí khu vực phía Bắc với
các khu vực khác.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp khảo sát, thống kê: Chúng tôi tiến hành khảo sát,
thống kê sau đó nhận xét, đánh giá những truyện có xuất hiện nhân vật
“người vợ thông minh tài trí” rồi tiến hành phân loại theo những tiêu chí cụ
thể .
2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng

khi phân tích các dẫn chứng truyện để phục vụ cho việc chứng minh, làm
sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật “người vợ thông minh tài trí” trong truyện
cổ tích của một số tộc người phía Bắc Việt Nam.
3. Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi áp dụng phương pháp
này để tìm ra những điểm giống và khác nhau của kiểu nhân vật “người vợ
thông minh tài trí” trong truyện cổ tích ở một số tộc người phía Bắc Việt
Nam với một số vùng miền khác. Từ đó thấy được sự thống nhất nhưng rất đa
dạng, độc đáo về kiểu nhân vật người vợ thông minh trong truyện cổ tích ở
từng vùng miền.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khái quát hệ thống những vấn
đề cơ bản về truyện cổ tích, về nhân vật, kiểu nhân vật, kiểu nhân vật thông minh
tài trí, kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong truyện cổ tích.
2. Luận văn đã cung cấp cho người đọc cái nhìn chung nhất về kiểu
nhân vật người vợ thông minh tài trí và những đặc điểm cơ bản về nội dung

9


và nghệ thuật của kiểu nhân vật này trong truyện cổ tích của một số tộc người
Việt phía Bắc.
3. Sự thông minh tài trí được biểu hiện qua kiểu nhân vật rất độc đáo, đa
dạng. Người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong công việc phát
hiện, tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ xưa đặc biệt là những người vợ
thông minh tài trí trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam.
VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Giới thuyết khái niệm và khảo sát tư liệu.
Chương II: Đặc điểm "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" xét

trên phương diện nội dung tư tưởng.
Chương III: Đặc điểm "Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" xét
trên phương diện nghệ thuật.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM
VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU
1.1. Giới thuyết khái niệm: "Kiểu nhân vật", "Kiểu nhân vật thông minh
tài trí", "người vợ thông minh tài trí" trong truyện dân gian Việt Nam.
1.1.1. Kiểu nhân vật
"Truyện cổ tích là thể loại quan trọng, phong phú nhất của loại hình tự
sự dân gian với rất nhiều tiểu loại, nhiều kiểu nhân vật và mỗi dạng thức đều
tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt với đông đảo tầng lớp nhân dân" [47; 114].
"Kiểu nhân vật" mà tác giả nhắc tới ở đây đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm như: kiểu nhân vật người mồ côi, kiểu nhân vật dũng sĩ, kiểu nhân
vật đội lốt... Để hiểu được khái niệm về "kiểu nhân vật" thiết nghĩ chúng ta
nên tìm hiểu cặn kẽ về những khái niệm gần gũi như: "mô-típ", "kiểu truyện",

10


"nhân vật" . Đây cũng chính là kiến thức lí thuyết chung cần thiết cho chúng
tôi tìm hiểu về một kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.
1.1.1.1. Khái niệm về "mô- típ" , "kiểu truyện"
Khái niệm về "mô-típ", "kiểu truyện" đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Trong cuốn Từ điển văn học của tác giả Chu Xuân Diên đã đưa ra
hai cách dùng thuật ngữ mô-típ, sau đó một số học giả người Mĩ, Nhật cũng
đưa ra những định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển
thuật ngữ văn học" của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì: "mô típ –
tiếng Hán Việt gọi là "mẫu đề" (do người Trung Quốc phiên âm trong tiếng

Pháp) có thể chuyển thành các từ "khuôn" "dạng" hoặc "kiểu" trong Tiếng
Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình
thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học
nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian". [16; 168]
Trong "Từ điển tiêu chuẩn phôn-cơ-lo" thì S. Thôm-xơn quan niệm:
"Trong Phôn-cơ-lo từ mô-típ dùng để chỉ bất kì một bộ phận nào mà một văn
bản phôn-cơ-lo có thể phân tích được... Trong khi từ mô-típ được dùng một
cách lỏng lẻo để bao gồm bất cứ yếu tố nào gia nhập vào một truyện kể
truyền thống, thì một yếu tố phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và phải
được nhắc đi nhắc lại: Nó phải là một cái gì đó khác hơn một sự chung
chung. Một bà mẹ bình thường không phải là một mô-típ. Một bà mẹ độc ác
được xem là mô-típ vì bà ta ít ra được xem là lạ thường..."
Theo "Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam" mà tác giả Nguyễn Thị
Huế chủ biên thì: "Motif truyện kể thực chất là một khái niệm đơn giản, hay
gặp trong truyện kể truyền thống, nó có thể là một đoạn kể ngắn, lặp đi lặp
lại và có tính chất khác thường, làm cho người ta nhớ hoặc nó có dấu hiệu
đặc biệt. Các motif trong các truyện là yếu tố có thực, sự lắp ghép của các

11


motif một cách logic sẽ tạo nên các cốt truyện, nhiều cốt truyện có những
motif tương tự nhau sẽ tạo nên những type." [20;21]
Điểm thống nhất giữa các khái niệm trên về mô-típ là tính khác thường
và sự lặp lại. Những mô-típ thường có tính chất quốc tế và phổ biến trong
truyện dân gian các dân tộc. Thông qua mô-típ mà các nhà nghiên cứu có thế
xác lập được cốt truyện của từng kiểu truyện và tìm hiểu tư tưởng thẩm mĩ,
cội nguồn văn hóa lịch sử dẫn đến sự ra đời, biểu hiện của những mô-típ đó.
Nếu như mô-típ còn được gọi là mẫu đề hay motif thì "type còn được
các nhà nghiên cứu gọi là dạng, dạng thức hay kiểu, kiểu truyện..." [20; 21].

`Trong "Từ điển tiêu chuẩn phôn-cơ-lo" thì S. Thôm-xơn quan niệm: "
Type là những cốt kể có thể tồn tại độc lập trong kho truyền miệng. Dù đơn
giản hay phức tạp, truyện nào cũng được kể như một cốt kể độc lập đều được
xem như là một type. Có những truyện dài chứa hàng tá motif , lại có những
truyện kể ngắn như những mẩu kể trong các chùm truyện về súc vật có thể chỉ
có một motif đơn lẻ. Trường hợp đó type và motif đồng nhất".
Từ các quan niệm của các nhà nghiên cứu về típ nói trên ta có thể hiểu
type chính là "kiểu truyện". Bàn về kiểu truyện, trong cuốn "Thạch Sanh và
kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á", PGS.TS
Nguyễn Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về kiểu truyện như sau: " Kiểu truyện
là tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình. Trong một kiểu
truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu đó phải
có đầy đủ tất cả những mô típ chung. Có thể có truyện chỉ chung với các
truyện khác một hoặc một vài mô típ, nhưng cũng có truyện có nhiều mô típ
chung". [12;24]
Như vậy kiểu truyện là những cốt kể độc lập bởi vậy mà sẽ chỉ có một
số lượng type nhất định trong mỗi một nền văn hóa. Những quan niệm này

12


chính là chìa khóa để người viết khám phá, tìm hiểu kiểu nhân vật trong đề tài
của mình.
1.1.1.2. Khái niệm về "nhân vật" , "kiểu nhân vật"
Trong truyện cổ tích nhân vật đóng vai trò cơ bản, tập trung thể hiện
chủ đề tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" của các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử thì: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học. Nhân vật văn học có tên riêng cũng có thể không có tên riêng.
Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con

người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người..." [16; 235] .
Có thể nói "tính cách là kết tinh của môi trường" [16; 235] nên nhân
vật văn học dẫn độc giả vào các môi trường khác nhau. Truyện cổ tích ra đời
trong xã hội phân chia giai cấp nên nhân vật của truyện cổ tích là khái quát
các chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa người và người như thiện
với ác, trung với nịnh, thông minh với ngu đần,... Trong truyện cổ tích, hệ
thống nhân vật đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn so với
thần thoại và truyền thuyết. E.M.Melelinsky trong cuốn Thi pháp huyền thoại
cho rằng: "Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có
ở nhân vật huyền thoại. Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của
các thần. Về sau các sức mạnh thần kì đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân
vật và ở mức độ nhất định, chúng hoạt động thay cho nhân vật". Thế giới
nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, vừa mang nét chung của truyện
cổ tích, vừa mang nét riêng của từng tiểu loại. Trong văn học dân gian nói
chung và truyện cổ tích nói riêng, nhân vật hầu như chưa có tính cách, chưa
biểu lộ được tâm lí suy nghĩ. Tất cả những đặc điểm về tính cách đều được

13


biểu hiện qua hành động. Những hành động của Thạch Sanh nghe lời mẹ con
Lí Thông như: lao động chăm chỉ, thay anh canh miếu, giết chăn tinh, giết đại
bàng cứu công chúa... thể hiện bản chất chăm chỉ, hiếu nghĩa, tài giỏi đồng
thời luôn bị bóc lột, lừa gạt của người con nuôi. Ngược lại những hành động ỷ
lại, tranh công thể hiện bản chất bóc lột và độc ác của mẹ con Lí Thông. Kết
thúc Thạch Sanh lấy được công chúa còn mẹ con Lí Thông bị trừng trị thích
đáng. Như vậy thông qua nhân vật, nhân dân lao động muốn gửi gắm triết lí
"ở hiền gặp lành" và mơ ước một cuộc sống công bằng. Vì thế nhân vật trong

truyện cổ tích chủ yếu là nhân vật chức năng, thường mang những phẩm chất
cố định không thay đổi từ đầu đến cuối tác phẩm. Không giống như văn học
viết là nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Trong truyện cổ tích
nhân vật mang ba đặc trưng lớn của văn học dân gian là tính truyền miệng,
tính tập thể và gắn bó với sinh hoạt cộng đồng nên hình thành nên những kiểu
nhân vật nhất định.
Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian, tác giả Đỗ Bình Trị có viết: " Mỗi nhân vật trong số những nhân vật kể
trên (người em út, người con riêng, người mồ côi, người mang lốt vật,...) là
tên gọi chung của một loạt những nhân vật đồng dạng – những nhân vật này
có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận...Vì
vậy, người ta gọi đó là những "kiểu nhân vật".[46; 10]
Từ những khái niệm trên người viết đưa ra cách hiểu của mình về "kiểu
nhân vật" là chỉ tập hợp các nhân vật cùng loại xuất hiện trong truyện cổ dân
gian. Nếu như kiểu truyện thường nghiêng về khai thác giá trị tác phẩm trên
bình diện kết cấu và phạm vi tìm hiểu là các truyện kể hoàn chỉnh, đầy đủ thì
kiểu nhân vật lại quan tâm chủ yếu đến đặc điểm phẩm chất, hành động,
những cách thức cấu thành của một loại nhân vật. Trong mỗi kiểu nhân vật
thường được tạo nên bởi hoàn cảnh, cuộc đời và mối quan hệ với các nhân

14


vật khác. Đặc điểm về hành trạng cuộc đời nhân vật cũng như các biện pháp
nghệ thuật trong cách xây dựng nhân vật tạo nên những nét giống nhau và
khác biệt của từng kiểu nhân vật trong kho tàng văn học dân gian.
Một kiểu nhân vật có thể tạo thành một truyện nếu nó phản ánh chủ đề
chính và mâu thuẫn của nhân vật xoay quanh trục mâu thuẫn trung tâm, cũng
có thể nhân vật và mâu thuẫn ấy chỉ là tuyến phụ ở trong một kiểu truyện
khác nhưng số phận nhân vật vẫn luôn có một kết cấu ổn định. Một kiểu nhân

vật thường được thừa nhận khi mà hình mẫu của nó không xuất hiện đơn lẻ,
mức độ phổ biến cần khá rộng rãi.
1.1.2. Kiểu nhân vật thông minh, tài trí
Đã có nhiều công trình nghiên cứu những kiểu nhân vật như: kiểu nhân
vật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt vật, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật
người em,...một cách thuyết phục, đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn diện ở
nhiều góc độ. Còn một kiểu nhân vật nữa cũng khá phổ biến của truyện cổ
tích đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt và một số lượng không lớn ở truyện cổ
tích thần kì đó là kiểu nhân vật thông minh tài trí.
Theo "Từ điển Tiếng Việt" mà Hoàng Phê chủ biên thì: "Thông minh là
có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh..., nhanh trí và khôn khéo, tài tình
trong cách ứng đáp, đối phó" [37; 936] và tài trí là "tài năng và trí tuệ hơn
người" [37; 869].
Từ đó, chúng tôi đưa ra khái niệm về nhân vật thông minh tài trí theo
cách hiểu của mình như sau: Nhân vật thông minh tài trí trong truyện cổ tích
là những nhân vật mang sức mạnh tài năng và trí tuệ . Họ biết vận dụng trí
tuệ sáng suốt vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm vượt qua khó khăn, thử thách
trong cuộc sống và mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho bản thân và những người
xung quanh, chống lại sự tham lam, xảo trá hoặc thói hư tật xấu của con người

15


qua nghệ thuật hư cấu, kì ảo của nhân dân. Từ đó đề cao trí tuệ của dân gian,
đề cao con người với những phẩm chất nổi bật là trí tuệ và đạo đức.
Truyện về người tài trí thông minh là kết quả của sự phân loại truyện
theo nhân vật. Nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt, PGS.TS
Lê Trường Phát cho rằng: " Nhìn chung, truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có hai
cặp nhân vật chính: người đức hạnh – người xấu xa, người mưu trí (trí xảo) –
người khờ khạo (ngốc nghếch) khái quát toàn bộ mọi người trong xã hội

thành những kiểu người đối xứng từng cặp như thế là một cách nhìn, một
cách quan niệm về thực tại – con người."
Nhân vật thông minh hay nhân vật ngốc nghếch là các nhân vật trong
các truyện thuộc đề tài trí khôn. Do vậy cần đặt nhân vật thông minh trong sự
đối sánh với nhân vật ngốc nghếch để thấy rõ phẩm chất trí tuệ trái ngược nhau
của hai tuyến nhân vật này. Bàn về vấn đề này TS. Nguyễn Việt Hùng trong
cuốn "Cẩm nang kiến thức văn học dân gian trong nhà trường " cũng khẳng
định: "Có hai dạng cơ bản là truyện về nhân vật ngốc và truyện về người thông
minh. Có thể kể đến các truyện như: Làm theo lời vợ dặn, Con vợ khôn lấy
thằng chồng dại... Những truyện này có những điểm gần gũi với truyện cười ở
chỗ chúng chứa đựng những yếu tố hài. Thông qua những hành động khờ dại,
ngô nghê của các nhân vật, truyện cổ tích đã đề cao trí khôn một cách gián
tiếp, phê phán những người ngốc một cách nhẹ nhàng..." [22; 275]
Nhân vật tài trí thông minh có thể được xác định dựa vào khả năng trí
xảo kết hợp với tài dẫn dắt nội dung câu chuyện của nhân vật từ đó bộc lộ tình
huống gây cười và bản chất ngu dốt của đối phương. Biểu hiện của sự tài trí
thông minh có thể là hành động, cử chỉ hay ngôn ngữ bất chợt bộc lộ tài phán
đoán và khả năng tư duy của nhân vật. Thêm vào đó, chúng ta nên hiểu một
cách linh hoạt về nhân vật tài trí thông minh trong việc vận dụng trí tuệ vào
một hoàn cảnh cụ thể. Ở một số truyện cổ tích, hành động của nhân vật tài trí

16


có thể vượt khỏi ngưỡng chuẩn của đạo đức như lừa lọc, giết người...để đạt
được mục đích cá nhân. Dựa trên quan điểm đạo đức sẽ có nhiều cách nhìn
nhận, đánh giá khác nhau nhưng từ góc độ cổ tích thì chúng tôi cho rằng
những hành động ấy của nhân vật thông minh tài trí "thực chất chỉ là cảm
hứng của nhân dân về trí tuệ linh hoạt của con người trước hiện thực." [26;
27]. Chẳng hạn hành động của nhân vật "vớt cái thây chết trôi sông" trong

truyện " Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành" hay khi nhân vật Cuội
xui hủi chui vào rọ thay mình, xui chú thím chui vào rọ gặp ông bà trong
truyện "Nói dối như cuội". Thiết nghĩ ở đây chỉ là phương pháp cường điệu
hóa mưu mẹo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác những hành
động này là hành động cổ tích xuất phát trong tư duy cổ tích nên chỉ có thể
đánh giá sự linh hoạt của nhân vật trong việc đối phó trước các tình huống thử
thách" . Nhân vật tài trí thông minh có tài giải đáp những điều khúc mắc,
những câu đố hiểm hóc, những bài toán cuộc đời mà các vị vua quan, các phú
ông trưởng giả, những tên lái buôn tham lam, những ông bố vợ hà khắc,
những hành động ngu ngốc dại dột của những người đần...
Như vậy, trong truyện cổ tích, nhân vật thông minh tài trí là những con
người mang trong mình sức mạnh trí tuệ của nhân dân. Sức mạnh ấy là sự
nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng xử, đối phó mau lẹ, tinh tế với
những tình huống phức tạp, bất ngờ.
1.1.3. Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí
1.1.3.1. Khái niệm "kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí" trong truyện
cổ tích
Như một mối lương duyên, văn học mọi thời luôn dành sự ưu ái đặc
biệt đối với người phụ nữ. Họ là những đóa hoa mỏng manh nhưng không
kém phần rực rỡ và kiên cường. Vẻ đẹp từ sắc màu và hương thơm của các
đóa hoa ấy đã nuôi dưỡng sức sống cho cuộc đời, giữ gìn, điểm tô và duy trì

17


nòi giống cho muôn đời sau. Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng thế, "có
một mảng đáng kể nêu bật vai trò tích cực của người nữ, đề cập tới ước mơ,
tình yêu và hôn nhân tự do" (Nguyễn Đổng Chi). Có lẽ vì thế mà trong số các
nhân vật nữ thì kiểu nhân vật người vợ đặc biệt là người vợ thông minh tài trí
đã được các tác giả dân gian dụng tâm khắc họa thật đặc sắc. Dân gian đã có

những câu ca ngợi người phụ nữ thông minh tài trí rất chí lí như: " Vợ khôn
ngoan làm quan cho chồng", " Lệnh ông không bằng cồng bà" , "Giàu vì
bạn, sang vì vợ"... Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, kiểu nhân vật này
hiện lên khá sinh động. Khi thì sóng đôi với những anh chồng ngốc như: Con
vợ ngoan lấy thằng chồng dại (Việt), Trạng 1 (Chăm), Anh chồng ngốc
(Việt), Xấu tốt cũng là chồng ta (Việt) ... để tạo nên type " Con vợ khôn lấy
thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu" [20; 459,460] khi thì để
giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa những giai cấp khác nhau mà thường là
giữa người nghèo có địa vị thấp kém với người bóc lột, vua quan. Chiến thắng
thường thuộc về họ (những người nghèo ) như: Chàng Amã Ja-A rìq (Ra
glai); Nàng dâu là bồ chịu chửi (Việt); Thằng bợm có con ngựa (Việt); con
mụ Lường (Việt); Thụt Chở Nú và nàng Nảy (Thái)...khi thì người vợ lại là
những nàng tiên xuống trần gian nên duyên với người trần để cải tạo một tính
xấu nào đó của con người hoặc phù trợ con người chống chọi với những thế
lực thù địch: Chàng lười (Giarlai), Người chồng lười ( Thổ), Sự tích vệt trắng
dưới cổ trâu (Mèo), Thò Khánh và Zà Zủa (Mông)...
Vậy nên theo cách hiểu của chúng tôi thì kiểu nhân vật người vợ thông
minh tài trí là tập hợp những truyện kể có những mô típ biểu hiện sự thông
minh, tài trí của những người vợ. Họ biết vận dụng trí tuệ sáng suốt vào
những hoàn cảnh cụ thể nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống
và mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh;
chống lại sự tham lam, xảo trá hoặc thói hư tật xấu của con người qua nghệ

18


thuật hư cấu, kì ảo của nhân dân. Từ đó đề cao và ngợi ca trí tuệ của người
phụ nữ; khẳng định vai trò, vị trí to lớn của người vợ trong ngôi nhà của mỗi
gia đình.
1.1.3.2. Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong quan hệ với kiểu

nhân vật
Ở truyện cổ tích tên gọi về kiểu nhân vật chính là khái quát đặc điểm
quan trọng, cơ bản nhất của loại nhân vật đó. Chẳng hạn nhân vật người con
riêng bao giờ cũng được đặt trong hoàn cảnh mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai, và
bị đặt trong mối xung đột dì ghẻ hoặc cha dượng (Tấm Cám, Sự tích chim đa
đa...) Kiểu nhân vật đội lốt, nhân vật có sự ra đời thần kì được ẩn trong hình
thức bề ngoài thậm chí xấu xí là tài năng và trí tuệ kì diệu, trải qua nhiều khó
khăn thử thách cuối cùng nhân vật hiện nguyên hình là nhân vật đẹp đẽ, hoàn
hảo (Chuyện người lấy cóc, Nàng Vỏ Trứng, Sọ Dừa, Lấy chồng Dê...). Kiểu
nhân vật người dũng sĩ, nhân vật thường mang trong mình sức mạnh kì diệu
chiến đấu với các thế lực mạnh mẽ của tự nhiên hay xã hội để đem lại sự bình
yên, cuộc sống hạnh phúc cho mọi người (Thạch Sanh...). Kiểu nhân vật đức
hạnh, nhân vật có phẩm chất tốt hiểu đạo lí, tình cảm trong cuộc sống, thường
làm được nhiều việc tốt, được nhân dân yêu mến (Mài dao dạy vợ, Bán tóc
đãi bạn...)
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy nhân vật người vợ thông minh
tài trí trong truyện cổ tích của một số tộc người phía Bắc ở Việt Nam vừa
mang đặc điểm khái quát của kiểu nhân vật cổ tích là nhân vật "mặt lạ", vừa
mang đặc điểm cơ bản của loại nhân vật là những người vợ thông minh tài trí,
dạy chồng hoặc giúp chồng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chống
lại sự áp bức của những đối tượng thù địch (Dạy chồng, Người vợ thông
minh, Người chồng lười, Chàng mê gái...) cũng có khi sự tài trí của người vợ
được hiện lên thấp thoáng thông qua một hành động, cách ứng xử hoặc suy

19


nghĩ nào đó ánh lên chất trí tuệ, sắc sảo, tháo vát của người đàn bà trong một
hoàn cảnh cụ thể (Ba điều ước, Nàng dâu là bồ chịu chửi, Chuyển cau đằng
trước ra đằng sau và ngược lại...)

1.1.3.3. Kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí trong quan hệ với kiểu
nhân vật người vợ.
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn
tư liệu đã cho thấy vào những thế kỉ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh
vực khác nhau, phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng.
Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát triển của xã hội
nguyên thủy, dân tộc nào cũng trải qua thời kì mẫu hệ và chế độ mẫu quyền
trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ . Một điều đáng chú ý nữa là Việt
Nam từ xã hội nguyên thủy lên thẳng xã hội phong kiến mà không qua giai
đoạn chiếm hữu nô lệ bởi vì khi Việt Nam vào cuối giai đoạn nguyên thủy
chưa hình thành chế độ lãnh chúa thì đã bị Trung Quốc sang xâm chiếm, áp
đặt nền văn hóa, cơ cấu tổ chức xã hội của chế độ phong kiến mà hạt nhân là
chế độ phụ quyền và cai trị đất nước hàng nghìn năm. Từ cơ sở này chúng ta
có thể cắt nghĩa vì sao khi chống lại giặc phương Bắc sang xâm lược, ta lại có
nhiều nữ tướng, bà chúa đến như thế. Trong Truyện các nữ thần Việt Nam của
tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Trúc có nhận định ngợi ca vai trò của
người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử văn minh văn hóa của đất nước: " Rõ
ràng thần thoại đã khẳng định vai trò sáng tạo đầu tiên của phụ nữ. Họ chính
là anh hùng cổ đại, anh hùng văn hóa."
Trong cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian của
PGS. TS. Nguyễn Bích Hà cũng nhận định " Trong xã hội cổ truyền, tộc
người Việt cũng như đa số các tộc người khác đã trải qua thời đại mẫu
quyền. Đó là khi quyền hành lớn nhất, quan trọng nhất trong gia đình và xã
hội do người phụ nữ nắm. Dấu ấn văn hóa xã hội đó còn để lại khá đậm
trong ngôn ngữ Việt cho đến nay. Những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất và quan
trọng nhất đều gắn liền với từ CÁI (với ý nghĩa: mẹ). Con đường lớn nhất,

20



nhiều người qua lại gọi là đường cái; dòng sông dài rộng nhất gọi là sông
cái; cột cao nhất chống đỡ cho cả căn nhà gọi là cột cái; cổng lớn nhất đi
vào làng và khi thực hành các nghi thức quan trọng của làng phải qua lối đó
gọi là cổng cái; đôi đũa dùng để xới cơm cho tất cả mọi người trong nhà gọi
là đũa cái; rồi thúng cái, trống cái, ngón tay cái..." [14; 84]. Phụ nữ có vai
trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống
văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và
Bố Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Mẹ đẻ ra trăm
trứng trong cùng một bọc, nở ra thành trăm chàng trai. Mẹ và Bố lại chia đều
con đi ở miền núi và miền biển, đàn con theo mẹ lên núi thành nhân dân miền
núi và miền xuôi bây giờ. Công lao to lớn của mẹ Âu Cơ đã được truyền tụng
hàng ngàn đời nay ở mọi nơi trên đất Việt đặc biệt là đất Tổ Phú Thọ chứng
tỏ Mẹ là người "mang nặng đẻ đau" và cũng là người khai sáng văn hóa dân
tộc. Khi xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác gia đình là do người
đàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên danh nghĩa còn trong
thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiển hầu hết công việc gia đình, họ
vẫn được xem là nội tướng – vị tướng đảm nhiệm đối nội, lo việc trong gia
đình, là chỗ dựa tinh thần cho người đàn ông. Khi bàn về tính đồng nhất và
tính khác biệt trong đời sống văn hóa của các tộc người ở Việt Nam, Nguyễn
Duy Thiệu có viết " Xã hội của người Việt là một xã hội lúa nước tiểu nông.
Đã từ lâu gia đình người Việt là gia đình hạt nhân phụ quyền. Phụ quyền trên
bình diện ý thức- nhất là ý thức Nho giáo, còn trong thực tế đó là gia đình
phụ quyền nhưng do đàn bà (vợ) nắm "tay hòm chìa khóa". Có nghĩa là
người đàn ông chỉ thể hiện quyền uy của mình ngoài xã hội, mà đôi lúc sự thể
hiện cũng theo sự "giật dây" của đàn bà. Còn những công việc trong nhà đều
do người phụ nữ đảm nhiệm..."[44; 301]. Không chỉ thế, phụ nữ còn là
những người lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội mà nói như
Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết thì họ còn là "những công dân chính trị rất độc
đáo".


21


Nếu như quan niệm văn học viết thời trung đại là “thi dĩ ngôn chí”,
“văn dĩ tải đạo”, ít nói đến những chuyện riêng tư, bởi vậy đề tài về người
vợ rất hiếm khi xuất hiện thì trong kho tàng văn học truyền miệng đặc biệt là
truyện cổ tích Việt Nam đã dựng nên một thế giới với đa dạng các kiểu nhân
vật khác nhau trong đó có kiểu nhân vật người vợ chiếm vị trí vô cùng quan
trọng. Bàn về kiểu nhân vật này, trong báo cáo khoa học "Bước đầu khảo sát
kiểu nhân vật người vợ trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" – Nguyễn
Đổng Chi " của Trần Thị Thu Hương đã chỉ ra rằng xét về phẩm chất đạo đức
có 6 kiểu người vợ: Người vợ đức hạnh thủy chung; người vợ tham lam độc
ác, bội bạc; người vợ thông minh tài trí; người vợ có nghị lực và khí phách
phi thường; người vợ nhu nhược nhẹ dạ; người vợ biết đứng lên giành lại
hạnh phúc và công lí cho mình. Tất nhiên là sự phân chia này chỉ mang tính
chất tương đối. Các kiểu nhân vật người vợ này về tính cách được xây dựng
rất đa dạng nhưng khá thống nhất. Có nhân vật người vợ được xây dựng lên
chỉ thuộc một nhóm phẩm chất duy nhất (Ví dụ trong "Sự tích con muỗi" là
người vợ bội bạc, "Ai mua hành tôi" là một người vợ chung thủy, "Đứa con
trời đánh hay là truyện tiếc gà chôn mẹ" là người vợ nhu nhược...). Nhưng rất
nhiều trường hợp nhân vật người vợ được xây dựng với nhiều nét phẩm chất
khác nhau ( Ví dụ trong "Con mụ Lường", "Bợm già mắc bẫy " , " Chàng cắt
cỏ ngựa", ...người vợ vừa yêu thương chồng lại vừa là người thông minh tài
trí, dùng tài trí của mình để bảo vệ chồng; người vợ trong "Sự tích đá Bà Rầu
" thì yêu thương, thủy chung với chồng nhưng lại nhu nhược; người vợ trong
"Người vợ bị vu oan" vừa là người vợ thủy chung, đoan chính lại vừa thông
minh và đặc biệt là biết đứng lên đòi lại công lí cho bản thân mình...) Nhưng
dù trong một nhân vật có hội tụ bao nhiêu phẩm chất đi chăng nữa thì tất cả
các phẩm chất ấy về cơ bản đều thống nhất với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau
chứ không có một khía cạnh nào đối nghịch, mâu thuẫn nhau. Đây cũng chính


22


là điều khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian với văn học viết mà đặc biệt là
với văn học hiện đại.
Qua quá trình khảo sát về kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí
chúng tôi nhận thấy người vợ không chỉ là người lúc nào cũng gắn với những
công việc bếp núc đơn giản mà nhiều khi chính họ là người trực tiếp đứng ra
để bảo vệ người chồng giữ gìn sự bền vững và yên ấm gia đình. Người chồng
trong "Dạy chồng" sẽ ra sao nếu như không có sự thông minh tài trí của vợ để
tỉnh ngộ? Người chồng trong "Con mụ Lường" sẽ phải sống nô lệ suốt đời nếu
không có người vợ tài trí cứu thoát; người chồng trong "Chàng Lười" sẽ
không bao giờ trở nên chăm chỉ, biết quý trọng sức lao động và trách nhiệm
với mẹ cha nếu không có vợ tài giỏi...
Đặc biệt là với những anh chàng ngốc nghếch thì vai trò của người vợ
càng lớn hơn bao giờ hết. Những anh chồng ngốc nghếch bao giờ cũng là đối
tượng dễ sa vào những cạm bẫy của cuộc sống nhất. Người vợ của những anh
chàng này thường thông minh, tháo vát và thủy chung. Mặc dầu chồng đần
độn nhưng họ không chối bỏ người chồng của mình. Trái lại họ kiên trì nhẫn
nại chỉ bảo, dạy khôn cho chồng (Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông
hoa nhài cắm bãi cứt trâu; Anh chồng khờ và cô vợ khôn ngoan, Gái ngoan
dạy chồng...) Những khi người chồng trở thành nạn nhân ngờ nghệch của
những tên bịp bợm, người vợ lại chính là người đứng lên giành lại công lí,
bảo vệ chồng mình (Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà, Người vợ thông
minh...). Hoặc cũng có khi đó lại là những người chồng lười biếng ( Chàng
Lười, Người chồng lười,...)
Nhìn chung, xây dựng nên kiểu nhân vật người vợ thông minh tài trí
trong truyện cổ tích, nhân dân ta đã rất khéo vận dụng kinh nghiệm dân gian
để khẳng định vẻ đẹp của trí tuệ, chiều sâu của tâm hồn với cảm hứng chủ đạo

là ngợi ca vai trò và giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống.

23


1.1.3.4. Kiểu nhân vật người vợ thông minh, tài trí trong truyện cổ tích thần
kì và truyện cổ tích sinh hoạt.
Nhân vật người vợ thông minh tài trí được hiện lên qua hai tiểu loại là
cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt, đặc biệt là trong cổ tích sinh hoạt. Ở tiểu
loại cổ tích thần kì thì những người vợ thông minh tài trí thường có nguồn gốc
là tiên như: Quả bầu bạc, Nàng vỏ trứng, Nàng Út ống Tre, Nàng Cóc... tuy
nhiên số lượng không nhiều và không phong phú như trong truyện cổ tích
sinh hoạt. Ở một số tộc người thiểu số thì loại truyện này là chủ yếu và kiểu
nhân vật người vợ thông minh tài trí có sự giao thoa với kiểu người mang lốt.
Nhờ vào sự thông minh tài trí của những người vợ mà những người chồng đã
đánh thắng kẻ thù (Chàng Amã Ja- arèq (Ra Glai), Chàng cắt cỏ ngựa
(Kinh),...) hoặc giúp chồng vượt qua những công việc khó khăn, những thử
thách (Nàng Út ống Tre (Kinh), Nàng Cóc (Thái)...) Kết cục của câu chuyện
thường bao giờ cũng có hậu.
Ở truyện cổ tích sinh hoạt thì nhân vật người vợ thông minh, phong phú
và đa dạng hơn. Ở mảng truyện này, nhân vật người vợ thông minh tài trí của
tộc Việt lại có số lượng vượt trội so với các dân tộc thiểu số khác. Theo TS
Nguyễn Việt Hùng thì " Điều này thể hiện trình độ phát triển của xã hội, của
tư duy người Việt ở trình độ cao hơn, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sinh
hoạt đời sống, đạo đức ứng xử. Đến một trình độ phát triển nào đó thì người
ta mới có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về đời sống của bản thân mình
theo những chuẩn mực xã hội nhất định. Có nghĩa là con người có ý thức sâu
sắc về sự tồn tại, về gia đình và xã hội xung quanh mình." [22; 282] Khi mâu
thuẫn và đấu tranh xã hội trở nên gay gắt, người lao động đã quan tâm hơn
đến cuộc sống hiện thực, họ không trông cậy nhiều vào việc giải quyết những

vấn đề xã hội nhờ vào yếu tố thần kì. Những mối quan hệ trong gia đình,
ngoài xã hội trở nên phức tạp hơn, con người phải đối diện với nhiều khó
khăn, thử thách trong cuộc sống. Vì vậy họ cần phải có sức mạnh, phẩm chất

24


×