Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH đạo của NHÀ QUẢN lý dự án, TƯƠNG tác TRONG NHÓM dự án và sự THÀNH CÔNG của QUẢN lý dự án một NGHIÊN cứu TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN tại VIỆT NAM LUẬN văn THẠC sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ THANH HẢI

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯƠNG TÁC TRONG NHÓM DỰ
ÁN VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN: MỘT
NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ THANH HẢI

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯƠNG TÁC TRONG NHÓM DỰ
ÁN VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN: MỘT
NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102



LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017


[i]

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Cán bộ chấm nhận xét 1: .......................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: .......................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 07 tháng 07 năm 2017.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ...........................................................................................
2. Thư ký: .............................................................................................
3. Phản biện 1: .......................................................................................
4. Phản biện 2: .......................................................................................
5. Ủy viên: ............................................................................................

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA



[ii]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

---------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VÕ THANH HẢI

MSHV: 7140536

Ngày, tháng, năm sinh: 16/06/1987

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số : 60340102

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm
dự án và sự thành công của quản lý dự án: Một nghiên cứu trong ngành Công nghệ

thông tin tại Việt Nam
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Nhận diện các yếu tố về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương tác
trong nhóm dự án và sự thành cơng của quản lý dự án
Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và sự
thành công của quản lý dự án
Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và
tương tác trong nhóm dự án
Đo lường mối quan hệ giữa tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của
quản lý dự án
Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự thành công của quản lý dự án

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28/11/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/05/2017
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


[iii]

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cơ trong Khoa Quản lý Cơng nghiệp và Phịng
đào tạo sau đại học – Trường đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi nghiều kinh nghiệm quý báu, nhiều
kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tơi trong q trình thực hiện bài luận văn này.
Với lịng kính trọng, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn cô TS.
Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu này. Cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp
làm việc hiệu quả. Chắc chắn rằng đây sẽ là những kinh nghiệm q báu khơng chỉ
giúp tơi thực hiện hồn thành luận văn mà cịn giúp tơi có phương pháp xử lý trong
cơng việc chun mơn và ngày càng hồn thiện bản thân mình
Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt thời gian hồn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017
VÕ THANH HẢI


[iv]

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này với mục tiêu chính là kiểm định quan hệ giữa phong cách lãnh đạo
của nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự
án. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu đã có trước đó, trong đó chủ yếu là nghiên cứu của Yang và
cộng sự (2013). Trong mơ hình nghiên cứu, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự
án tập trung vào phong cách lãnh đạo chuyển đổi. Tương tác trong nhóm dự án được
thể hiện qua giao tiếp nhóm, hợp tác và gắn kết trong nhóm dự án. Sự thành công của
quản lý dự án được đo lường bằng các khái niệm thời gian, chi phí, chất lượng và sự
hài lòng các bên liên quan. Các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu là thang đo bậc
hai.
Nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong

nghiên cứu sơ bộ, đề tài đã phỏng vấn chuyên sâu 10 chuyên gia, các thang đo đã
được điều chỉnh, thêm/bớt phù hợp với môi trường dự án CNTT tại Việt Nam. Có
tổng cộng 33 biến quan sát trong mơ hình. Trong nghiên cứu chính thức, đề tài đã thu
thập được 240 bảng khảo sát hợp lệ từ các nhà quản lý dự án và thành viên nhóm dự
án đã từng làm việc trong các dự án ngành CNTT tại Việt Nam. Sau phân tích
Cronbach’s alpha và EFA, CFA và SEM chỉ còn lại 23 biến.
Khái niệm sự thành công của quản lý dự án ban đầu có bốn thành phần, sau phân tích
EFA được trích xuất thành hai thành phần chính là: Thời gian – Chi phí và Chất lượng
– Sự hài lịng của các bên liên quan. Khái niệm phong cách lãnh đạo của nhà quản
lý dự án ban đầu có bốn thành phần, qua phân tích EFA bốn thành phần này được
trích xuất thành hai thành phần chính là: Sự quan tâm - Động viên nhân viên và Tầm
ảnh hưởng - Khả năng kích thích sáng tạo của nhà QLDA.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa phong cách lãnh đạo của
nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành cơng của quản lý dự án.
Nghiên cứu cũng đã đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thành công
của quản lý dự án đối với các dự án ngành CNTT tại Việt Nam. Kết quả nhìn chung
đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên đề tài cũng còn nhiều hạn chế.


[v]

ABSTRACT
This study with the aims of tessting the relationship among leadership style of project
manager, team interaction and project management success in IT project. Research
models and hypotheses of the study are based on prior literature and empirical studies,
there are mainly research of Yang et al (2013). In the research model, the leadership
style of project manager focuses on transformational leadership style. The team
interaction demonstrates communication, collaboration and cohesiveness. The
project management success is measured by time, cost, quality, and stakeholder
satisfaction. All the constructs in the study are the second-order scale.

The study includes 2 phases: the preliminary and formal study. In preliminary study,
by in-depth interviews with 10 speccialist, the scale adjusted and remove or add some
items of constructs to fit with IT project enviroment in Vietnamese. The total of
variances in study have 33 items. In formal study, datas colleccted 240 samples from
IT project managers and project team members in Viet Nam. After Cronbach’s alpha,
EFA, CFA and SEM analysis, the study only remain 23 variables.
According to the original design, the construct Project management success are
measured by four components, after EFA analyzing, four components are grouped
into two components: “Time – Cost”, “Quality - Stakeholder satisfaction”. The
construct “transformational leadership style” have four components from original
design , after EFA analyzing, four components are grouped into two components:
“The consideration - motivation to staff” and “ability to stimulate creativity” of the
project manager.
Research results show that there is a positive relationship between the leadership style
of project manager, team interaction and the project management success. The study
also provides recommendations to improve the IT project management success in
Viet Nam. The study results were partially met the research objectives but also the
subject was limited by some objectivity reasons.


[vi]

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả công việc bằng tất cả những kiến thức tốt
nhất, niềm tin và công sức của tôi. Luận văn này không sao chép từ bất cứ tài liệu nào
đã được công bố trước đây, ngoại trừ các trường hợp được xác nhận và trình bày
trong nghiên cứu này.
Tơi xin chịu trách nhiệm đối với cam đoan của mình.

_______________

VÕ THANH HẢI


[vii]

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ........................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...........................................................................................iv
ABSTRACT ...............................................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ .........................................................................................xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................xv
1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1 Tổng quan..........................................................................................................1
1.2 Lý do hình thành đề tài...................................................................................... 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 5
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6
1.5 Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................6
1.6 Bố cục đề tài ......................................................................................................7
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................8
2.1 Dự án và quản lý dự án .....................................................................................8
2.2 Sự thành công của quản lý dự án ngành Công Nghệ Thông Tin ...................... 9
2.3 Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo trong quản lý dự án...................................16
2.3.1 Lãnh đạo ...................................................................................................18
2.3.2 Phong cách lãnh đạo ................................................................................19
2.3.3 Phân loại phong cách lãnh đạo .................................................................22
2.4 Các giả thiết nghiên cứu..................................................................................25

2.4.1 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và sự thành
công của quản lý dự án...................................................................................... 25
2.4.2 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và tương tác
nhóm dự án........................................................................................................27


[viii]
2.4.3 Mối quan hệ giữa tương tác nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự
án ....................................................................................................................... 29
2.5 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ...........................................................................31
2.6 Tóm tắt chương ............................................................................................... 32
3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................33
3.1 Phương pháp nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu ..........................................33
3.2 Thiết kế thang đo đề tài ...................................................................................36
3.3 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 38
3.4 Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 40
3.5 Thiết kế mẫu ....................................................................................................43
3.6 Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................44
3.6.1 Đánh giá thang đo .................................................................................... 44
3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................... 44
3.6.3 Đánh giá và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.45
3.6.4 Kiểm định mơ hình thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .46
3.6.5 Kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết (SEM) ............................ 48
3.7 Tóm tắt chương ............................................................................................... 48
4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 49
4.1 Thống kê mô tả mẫu........................................................................................ 49
4.2 Phân tích độ tin cậy ......................................................................................... 50
4.2.1 Kiểm định thang đo “Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án”........51
4.2.2 Kiểm định thang đo “Tương tác nhóm dự án” ........................................53
4.2.3 Kiểm định thang đo “Sự thành công của quản lý dự án” ......................... 54

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................55
4.3.1 Phân tích EFA lần thứ nhất ......................................................................56
4.3.2 Phân tích EFA lần thứ hai ........................................................................56
4.3.3 KMO và Barlett’s Test .............................................................................57
4.3.4 Tổng phương sai trích ..............................................................................57
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................................60
4.4.1 Kiểm định thang đo “Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án”........60


[ix]
4.4.2 Phân tích CFA nhân tố “Tương tác nhóm dự án” ....................................64
4.4.3 Phân tích CFA nhân tố “Sự thành cơng của quản lý dự án” .................... 67
4.4.4 Kiểm định tổng thể mơ hình thang đo bằng CFA ....................................71
4.5 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) .................................................78
4.6 Thảo luận kết quả ............................................................................................ 79
4.7 Tóm tắt chương ............................................................................................... 83
5 CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN ............................................................................84
5.1 Kết quả đạt được ............................................................................................. 84
5.2 Hàm ý quản trị.................................................................................................87
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 91
5.3.1 Hạn chế ....................................................................................................91
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................92
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................94
7 PHỤ LỤC ............................................................................................................106
7.1 Phụ lục 1: Tổng hợp các nghiên cứu về quản lý dự án .................................107
7.2 Phụ lục 2: Tổng hợp các nghiên cứu về tiêu chí thành công của dự án........110
7.3 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................115
7.4 Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến đo lường ...............................................118
7.5 Phụ lục 5: Kiểm định phân phối chuẩn ......................................................... 121
7.6 Phụ lục 6: Kết quả phân tích độ tin cậy ........................................................ 122

7.6.1 Kiểm định thang đo “Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án”......122
7.6.2 Kiểm định thang đo “Tương tác nhóm dự án” ......................................124
7.6.3 Kiểm định thang đo “Sự thành công của quản lý dự án” ....................... 125
7.7 Phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................127
7.7.1 Phân tích EFA lần thứ nhất ....................................................................127
7.7.2 Phân tích EFA lần thứ hai ......................................................................129
7.8 Phụ lục 8: Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..............................................130
7.8.1 Phân tích CFA cho nhân tố “Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án”
......................................................................................................................... 130
7.8.2 Phân tích CFA cho nhân tố “Tương tác nhóm dự án” ........................... 136


[x]
7.8.3 Phân tích CFA cho nhân tố “Sự thành cơng của quản lý dự án” ...........138
7.8.4 Phân tích CFA cho toàn bộ thang đo ..................................................... 143
7.9 Phụ lục 9: Kết quả phân tích SEM ................................................................ 150
7.9.1 Model Fit Summary ...............................................................................150
7.9.2 Estimates ................................................................................................ 151
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................. 154


[xi]

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tập hợp các nghiên cứu thang đo đánh giá sự thành công của quản lý dự
án ngành CNTT. ........................................................................................................15
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến nhân tố Nhà quản lý dự án đến sự
thành công dự án .......................................................................................................17
Bảng 2.3: Các định nghĩa về lãnh đạo ......................................................................18
Bảng 2.4: Tổng hợp các lý thuyết về lãnh đạo. ......................................................... 19

Bảng 2.5: Thang đo các phong cách lãnh đạo........................................................... 23
Bảng 2.6: Các nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án liên quan
đến sự thành công của dự án. .................................................................................... 25
Bảng 2.7: Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ của đội dự án đến sự thành công
của dự án. ..................................................................................................................31
Bảng 3.1: Thang đo (dự kiến) các khái niệm nghiên cứu...........................................36
Bảng 3.2: Chi tiết các thang đo hiệu chỉnh của nhân tố “phong cách lãnh đạo chuyển
đổi” ............................................................................................................................ 39
Bảng 3.3: Bảng câu hỏi chính thức ...........................................................................40
Bảng 4.1: Thơng tin về thống kê mơ tả mẫu khảo sát ...............................................49
Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo bậc nhất của thang đo
bậc hai “phong cách lãnh đạo chuyển đổi của nhà quản lý dự án” ........................... 52
Bảng 4.3: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo bậc nhất của thang đo
bậc hai “tương tác nhóm dự án” ................................................................................53
Bảng 4.4: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha các thang đo bậc nhất của thang đo
bậc hai “sự thành công của quản lý dự án” ............................................................... 54
Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA lần thứ hai ........................................................... 56
Bảng 4.6: Kết quả phân tích KMO và Bartlett's Test ...............................................57


[xii]
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Total Variance Explained ............................................57
Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA và các khái niệm được rút ra............................... 58
Bảng 4.9: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của thang
đo “phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án” ..................................................... 61
Bảng 4.10: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa ................................................................ 62
Bảng 4.11: Bảng trọng số chuẩn hóa ........................................................................62
Bảng 4.12: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo “phong cách lãnh
đạo của nhà QLDA” ..................................................................................................63
Bảng 4.13: Đánh giá giá trị phân biệt giữa các khái niệm ........................................63

Bảng 4.14: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của thang
đo “Tương tác nhóm dự án” ...................................................................................... 64
Bảng 4.15: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa ................................................................ 65
Bảng 4.16: Bảng trọng số chuẩn hóa ........................................................................65
Bảng 4.17: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo “Tương tác nhóm
dự án” ........................................................................................................................ 66
Bảng 4.18: Đánh giá giá trị phân biệt giữa các khái niệm ........................................66
Bảng 4.19: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của thang
đo “Sự thành công của quản lý dự án” ......................................................................67
Bảng 4.20: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa ................................................................ 68
Bảng 4.21: Bảng trọng số chuẩn hóa ........................................................................68
Bảng 4.22: Hệ số độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích thang đo “Chất lượng – Sự
hài lòng các bên liên quan” ....................................................................................... 69
Bảng 4.23: Hệ số độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích thang đo “Thời gian – Chi
phí” ............................................................................................................................ 69


[xiii]
Bảng 4.24: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo “sự thành cơng
của quản lý dự án” .....................................................................................................70
Bảng 4.25: Đánh giá giá trị phân biệt giữa các khái niệm ........................................70
Bảng 4.26: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu cho tổng
thể (lần 1) ..................................................................................................................72
Bảng 4.27: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu cứu cho
tổng thể (lần 2) ..........................................................................................................73
Bảng 4.28: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................................74
Bảng 4.29: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa ................................................................ 74
Bảng 4.30: Bảng trọng số chuẩn hóa ........................................................................75
Bảng 4.31: Đánh giá giá trị phân biệt giữa các khái niệm ........................................77
Bảng 4.32: Bảng tiêu chí đánh giá mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của mơ

hình ............................................................................................................................ 78
Bảng 4.33: Bảng kiểm định giả thuyết ......................................................................79


[xiv]

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bảng cơng bố Xếp hạng V1.000 (Top 1000) doanh nghiệp nộp thuế thu
nhập lớn nhất năm 2014 .............................................................................................. 2
Hình 2.1: Các thành phần của sự thành cơng của dự án theo Baccarini (1999) .......10
Hình 2.2: Mơ hình đánh giá sự thành cơng của dự án theo Baccarini (1999) ..........11
Hình 2.3: Định nghĩa thành cơng của quản lý dự án theo quan điểm truyền thống..12
Hình 2.4: Mơ hình hệ thống thơng tin thành cơng của DeLone & McLean (2003) .13
Hình 2.5: Mơ hình kết hợp sự thành công sản phẩm và thành công quản lý dự án ..13
Hình 2.6: Thang đo thành cơng quản lý dự án và sự thành cơng sản phẩm .............14
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................32
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................34
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo “phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
dự án” ........................................................................................................................ 61
Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo “Tương tác nhóm dự án” .................64
Hình 4.3: Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo “Sự thành cơng của quản lý dự án” .67
Hình 4.4: Kết quả CFA (chuẩn hóa) tổng thể mơ hình thang đo lần thứ nhất ..........72
Hình 4.5: Kết quả CFA (chuẩn hóa) tổng thể mơ hình thang đo lần thứ hai ............73
Hình 4.6: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................ 78


[xv]

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

CNTT/IT Information Technology

Cơng nghệ thơng tin

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

EFA

International Data Corporation

Phân tích nhân tố khám phá

SEM

Structural Equation Modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

QLDA

Project management


Quản lý dự án


[1]

1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan
Hiện nay, thế giới tiếp tục chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh của tồn cầu hóa
và kinh tế tri thức. CNTT đã, đang được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt đời sống xã
hội, trở thành một phần không thể thiếu đối trong hoạt động của mỗi tổ chức, doanh
nghiệp 1. Sự thành cơng của việc thực hiện các dự án CNTT có ý nghĩa vô cùng quan
0F

trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp ở hiện tại và phát triển trong tương lai.
Tại khu vực Đông Nam Á, theo đánh giá của Tholons (2009), Việt Nam vẫn là một
trong số những quốc gia chủ yếu cung cấp dịch vụ thuê ngoài các dịch vụ CNTT
(Information Technology Services Outsourcing - ITO), có thể thay thế Trung Quốc,
Ấn Độ trong hoạt động cung cấp dịch vụ này 2.
1F

Theo báo cáo của Vietnamreport (2014), trong Top V1000 các doanh nghiệp thuộc
ngành Viễn thông, Tin học, CNTT đã nộp 14,254 nghìn tỷ đồng tiền thuế, cao gấp
2,3 lần so với ngành điện, cao hơn 25% so với các doanh nghiệp ngành tài chính, hơn
45% so với ngành khoáng sản, xăng dầu, và cao hơn 55% so với ngành thực phẩm,
đồ uống, thuốc lá. Năm 2015, CNTT mặc dù khơng phải là ngành có số doanh nghiệp
trong bảng xếp hạng nhiều nhất (46 doanh nghiệp lọt vào Top 1000 doanh nghiệp
nộp thuế thu nhập lớn nhất của Việt Nam, những doanh nghiệp đứng đầu ngành ICT
về số nộp thuế như VNPT, Vietel, Mobifone, Hanel, Thế Giới Di Động, Sony
Electronics, FPT…), nhưng lại là ngành có đóng góp số thuế lớn nhất trong 6 nhóm

ngành/lĩnh vực ở Top V1.000.

1
2

Thông điệp của Bộ trưởng Bộ TT&TT nhân Ngày An tồn thơng tin Việt Nam năm 2015
Báo cáo về 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm - Công ty tư vấn Tholons, 2009


[2]

Hình 1.1: Bảng cơng bố Xếp hạng V1.000 (Top 1000) doanh nghiệp nộp thuế thu
nhập lớn nhất năm 2014
(Nguồn: Vietnamreport, 2014)
Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1996, xác định tích cực xây dựng ngành công nghiệp
công nghệ thông tin thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Chính phủ
Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu nhân lực CNTT và tỷ
lệ sử dụng Internet từ 55% đến 60% dân số (Chính phủ, 2010). Phê duyệt Chương
trình mục tiêu phát triển ngành cơng nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025 (ban hành ngày 27/03/2015 của Thủ tướng chính phủ), xác định mục tiêu phát
triển ngành CNTT đến năm 2020: tăng trưởng tối thiểu 15%/ năm đối với lĩnh vực
phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT, thu hút 5 tỉ USD đầu tư FDI trong giai
đoạn 2015-2020. Nguyễn Tấn Dũng (2013) phát biểu rằng CNTT là con đường ngắn
nhất để phát triển đất nước.
Theo nghiên cứu của Cao Hào Thi và cộng sự (2011), trong 10 năm gần đây ngành
CNTT có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20% đến 25%; dự báo đến năm 2020 tăng
lên khoảng 30%, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13% 3.
2F

Năm 1995, báo cáo CHAOS từ Standish Group (1995) thông qua cuộc điều tra đầu

tiên được thực hiện bởi Tập đồn Standish đã có nghiên cứu mang tính bước ngoặt

3

Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, 2010


[3]
về sự thất bại dự án CNTT. Những người trả lời khảo sát của Standish Group là nhà
quản lý điều hành CNTT. Tổng kích cỡ mẫu là 365 bao trùm lên các ngành: ngân
hàng, chứng khoán, sản xuất, bán lẻ, bán buôn, y tế, bảo hiểm, dịch vụ.. Các kết quả
chính được đưa ra từ báo cáo CHAOS:
-

Nghiên cứu cho thấy một con số đáng kinh ngạc 31,1% (80.000 dự án đã bị
hủy bỏ vào năm 1995) số dự án sẽ bị hủy bỏ trước khi chúng được hoàn thành.
kết quả hơn nữa cho thấy 52,7% số dự án sẽ có chi phí vượt hơn 189% dự tốn
ban đầu của họ.

-

Về phía thành cơng, trung bình chỉ là 16,2% đối với các dự án CNTT được
hoàn thành đúng thời gian và ngân sách. Trong các công ty lớn hơn, những tin
tức thậm chí cịn tồi tệ hơn: chỉ có 9% số dự án của họ đúng thời gian và ngân
sách ban đầu.

Ngoài ra, OASIG (1995) đã thu thập dữ liệu tại Vương quốc Anh từ 45 chuyên gia
làm việc chủ yếu của trường Đại học hoặc Công ty dịch vụ tư vấn, kết quả chỉ 2030% các dự án CNTT là thành cơng.
Nghiên cứu khác tiến hành năm 1998 thì có tới 51% số dự án CNTT quy mơ lớn đã
vượt qua ngân sách trung bình khoảng 189% (Gartner, 2000). Baccarini và cộng sự,

(2004) cho rằng các dự án CNTT có nhiều rủi ro (tác giả liệt kê 27 nguồn rủi ro) và
tỉ lệ thất bại khá cao.
Khảo sát do Dynamic Markets (2008) thực hiện với 800 quản lý dự án CNTT khu
vực châu Âu cho thấy, có đến 62% các dự án CNTT không đáp ứng kế hoạch.
Đặc thù của dự án trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT là có độ rủi ro (mạo
hiểm) cao. Các dự án ứng dụng CNTT, đặc biệt là dự án ứng dụng phần mềm có tỷ
lệ thất bại rất cao 4. Chính vì vậy, địi hỏi cần có những nghiên cứu trong lĩnh vực
3F

quản lý dự án CNTT.

4

Theo: (2013)


[4]
1.2 Lý do hình thành đề tài
Một dự án đi vào hoạt động cần có sự tham gia của nhiều bên với vai trị và cơng việc
khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu cuối cùng là hoàn thành dự án thành cơng
theo các tiêu chí đề ra. Trong số những đối tượng tham gia đó, người hay được nhắc
tới đầu tiên và đóng vai trị quan trọng chính là nhà quản lý dự án. Nhà quản lý dự án
chịu trách nhiệm chính cho những kết quả của dự án, vì vậy bản thân họ cần phải hội
tụ rất nhiều yếu tố và kỹ năng. Mabelo (2011) cho rằng các nhà quản lý dự án thiếu
kỹ năng chính là "nguyên nhân phổ biến của dự án thất bại". Theo Morris (1988)
phong cách lãnh đạo kém là nguyên nhân thất bại của dự án. Hauptfleisch và Sigle
(2004) cho rằng nhà quản lý dự án ngoài kỹ năng quản lý đặc biệt đòi hỏi phong cách
lãnh đạo. Các nghiên cứu về phong cách lãnh đạo cho thấy một nhà lãnh đạo hiệu quả
sẽ có thể thích ứng với một phong cách hay sự kết hợp của nhiều phong cách lãnh
đạo khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Phong cách lãnh đạo hiệu quả sẽ dẫn

đến kết quả công việc tốt hơn, nhưng đáng ngạc nhiên là các nghiên cứu về nhân tố
ảnh hưởng đến sự thành công của dự án lại không đề cập đến phong cách lãnh đạo
hay năng lực của nhà quản lý dự án (Müller & Turner, 2005), tham khảo Bảng tổng
hợp các nghiên cứu về quản lý dự án ở Phụ lục 1. Chính vì vậy cần có nghiên cứu về
mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và sự thành cơng của
quản lý dự án.
Có rất nhiều các nghiên cứu công bố rằng phong cách lãnh đạo như là phương tiện
để nâng cao hiệu suất làm việc nhóm. Theo những nghiên cứu thực hiện bởi Viện
Quản lý dự án (PMI) phong cách lãnh đạo dự án là một nhân tố thành công quan trọng
đến hiệu suất làm việc của nhóm dự án (Turner & Müller, 2005). Hoegl và cộng sự
(2004) cho rằng sự tương tác trong nhóm dự án có tương quan tích cực đến sự thành
cơng của quản lý dự án. Tuy nhiên, ít ai trong số những nỗ lực nghiên cứu trước đó
xác định xem các ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo lên sự thành công của quản lý
dự án có thể có nhân tố trung gian là tương tác trong nhóm dự án (Yang và cộng sự,
2010).


[5]
Ngày nay, các chủ đầu tư hay nhà thầu chính của các dự án thường xảy ra tình trạng
thiếu hụt nhân lực hoặc không đủ năng lực để phụ trách dự án, dẫn đến cần thiết phải
thuê các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp bên ngoài là điều tất yếu. Theo Kerzner
(2001), nhà quản lý dự án thường được lựa chọn hoặc khơng được chọn vì phong
cách lãnh đạo của họ. Chính vì vậy, ngồi các yếu tố về kiến thức, chun mơn, trình
độ, kỹ năng…dùng làm cơ sở để lựa chọn nhà quản lý dự án, cần đặc biệt chú trọng
đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án.
Theo các số liệu báo cáo, thống kê của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu có uy tín ở
Việt Nam và trên thế giới (2013), hiện nay CNTT có nhịp độ đổi mới cơng nghệ rất
nhanh (bình quân trong vòng 12 tháng). Tuy nhiên, những dự án liên quan tới CNTT
thường hay gặp thất bại nhiều hơn thành công so với các dự án khác. Tại Việt Nam,
nhiều dự án CNTT triển khai ở các tổ chức đã không đạt mục tiêu như mong muốn,

Cụ thể, như các dự án phát triển và xây dựng Hệ thống thông tin (dự án triển khai
ERP ở công ty Tân Hiệp Phát; Hoàng Anh Gia Lai, dự án triển khai core banking ở
ngân hàng Sài Gòn…), các dự án triển khai ứng dụng (dự án tin học hóa hành chính
nhà nước - đề án 112 về Chính phủ điện tử). Hiện tại vẫn chưa có thống kê nào ở Việt
Nam đánh giá nguyên nhân thất bại chính là do đâu.
Chính vì vậy, việc đo lường và xác định phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án
và mối quan hệ đến sự thành công của quản lý dự án là mối quan tâm hàng đầu cho
cả các nhà quản lý dự án, nhân sự và các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Vì
vậy, địi hỏi cần có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của
nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của
nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
-

Nhận diện các yếu tố về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương
tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án


[6]
-

Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và
sự thành công của quản lý dự án

-

Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và
tương tác trong nhóm dự án


-

Đo lường mối quan hệ giữa tương tác trong nhóm dự án và sự thành cơng
của quản lý dự án

-

Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự thành công của quản lý dự án

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ các đối tượng chính là các nhà quản
lý dự án, thành viên nhóm dự án trong ngành CNTT.
Phạm vi thực hiện khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Thời gian thực hiện: 01/12/2016 – 01/5/2017.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
-

Giúp cho các nhà quản lý dự án trong việc phát triển hành vi lãnh đạo cụ thể,
từ đó cải thiện phong cách lãnh đạo phù hợp, nâng cao sự thành công của quản
lý dự án.

-

Nghiên cứu tập trung vào phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, nhấn
mạnh nhà quản lý dự án cần chú trọng đến việc tạo ảnh hưởng, truyền cảm
hứng, kích thích sáng tạo của đội dự án và quan tâm đến các thành viên đội dự
án hơn là chỉ đơn thuần chú trọng đến công việc bằng cách đưa ra những phần
thưởng, hay trừng phạt để kích thích họ đạt mục tiêu chung của dự án.


-

Ngoài ra, hỗ trợ cho việc tuyển dụng, lựa chọn các nhà quản lý dự án/thành
viên nhóm dự án phù hợp cho từng dự án khác nhau

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đối với lĩnh vực quản lý dự án, đặc biệt trong các dự án
ngành CNTT, đề tài kiểm chứng mơ hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong


[7]
cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương tác nhóm dự án và sự thành cơng của
quản lý dự án
1.6 Bố cục đề tài
Chương 1: Mở đầu - Giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Cung cấp các cơ sở lý thuyết về nhà quản lý dự án,
phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, các tiêu chí đo
lường kết quả thực hiện dự án, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh
đạo của nhà quản lý dự án, tương tác nhóm dự án và thành quả dự án, sau đó thiết
lập các giả thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày phương pháp để thực hiện nghiên
cứu này. Gồm các phần thiết kế nghiên cứu, thiết kế mẫu, kế hoạch phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiến nghị - Chương này trình bày các kết quả phân
tích thống kê, gồm các phần chính như thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy của thang
đo, mức độ phù hợp của tổng thể mơ hình.
Chương 5: Kết luận - Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị
và đề xuất, cũng như nêu nên những hạn chế của nghiên cứu.


[8]


2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Dự án và quản lý dự án
Dự án: Theo tài liệu Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án
PMBOK – Lần xuất bản thứ 5 (PMI, 2013) của Viện Quản lý Dự án (PMI) định nghĩa:
Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết
quả đặc thù.
-

Tính chất tạm thời: Tạm thời nghĩa là mọi dự án đều có một thời gian bắt đầu
và kết thúc xác định. Dự án ln ln có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết
thúc, dự án chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án kết thúc
khi các mục tiêu của dự án đã đạt được, hoặc sau một thời gian thực hiện, các
mục tiêu của dự án được nhận thức rõ là không thể thực hiện được hoặc khơng
cịn cần thiết nữa. Đặc tính tạm thời của dự án còn thể hiện ở tổ chức nguồn
lực. Khi dự án được thiết lập, một số nhân viên (của tổ chức) được tạm thời
điều chuyển sang làm dự án cho đến khi dự án kết thúc, tất cả những thành
viên của dự án sẽ khơng cịn có trách nhiệm về dự án nữa.

-

Tính chất đặc thù: Đặc thù có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ hay kết quả là khác
nhau trong một số cách phân biệt từ tất cả các sản phẩm, dịch vụ hay kết quả
tương tự. Các sản phẩm/ dịch vụ của dự án thường mang nhiều đặc tính mới,
khơng giống với các sản phẩm/dịch vụ đã từng có. Ngồi ra, tính chất đặc thù
cịn thể hiện ở các tiến trình mà trước đó chưa từng được làm.

Clifford và Eric (được trích dẫn bởi Bodicha, 2015), định nghĩa dự án là một q trình
gồm nhiều cơng tác phức tạp, có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực, ngân sách và

hồn thành các tiêu chí kỹ thuật được thiết kế đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại có thể định nghĩa: Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động),
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi,
thời gian và ngân sách.


×