Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TƠ THỊ PHƯƠNG

TƠ THỊ PHƯƠNG
CHUN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRỰC TUYẾN TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

KHÓA 25
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10 - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRỰC TUYẾN TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH
Học viên: TƠ THỊ PHƯƠNG - CHLKT - Khóa 25



TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Tô Thị Phương, học viên lớp CHLKT khố 25 Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, xin cam đoan rằng Luận văn “Pháp luật về giải quyết tranh chấp
trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt
Nam” này là cơng trình được nghiên cứu và soạn thảo bởi cá nhân tôi, không sao chép từ
bất kỳ nguồn nào khác, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình.
Mọi nội dung và dữ liệu được trích dẫn trong Luận văn đều được chú thích đầy đủ.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan nêu trên.
Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2020
Học viên thực hiện

TÔ THỊ PHƯƠNG


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh đã cho tác giả cơ hội được thực hiện Luận văn này.
Một lời cảm ơn sâu sắc mà tác giả muốn gửi đến PGS.TS Hà Thị Thanh Bình,
người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến luật sư Đỗ Đình Lâm đã hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện, ủng hộ và khích lệ tinh thần trong suốt thời gian hơn một năm qua để tác giả
hồn thiện cơng trình nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cơ để luận văn
được hồn thiện hơn.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2020
Tác giả

TÔ THỊ PHƯƠNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
STT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

1

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

2

CNTT

Công nghệ thơng tin

3

CNTT-TT


Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng

4

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

5

TMĐT

Thương mại điện tử

6

NTD

Người tiêu dùng

7

GQTC

Giải quyết tranh chấp

8

LGDĐT


Luật giao dịch điện tử

9

TTQG

Thông tin quốc gia


Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
STT Từ viết tắt

Tiếng Anh

1

Alternative
Resolution

ADR

Tiếng Việt
Dispute Giải quyết tranh chấp ngồi tịa án
bao gồm thương lượng, hòa giải,
trọng tài

2

3


B2B

C2C

Business to Business

TMĐT giữa doanh nghiệp và

(electronic commerce)

doanh nghiệp

Comsumer

to

Consumer TMĐT giữa người tiêu dùng và

(electronic commerce)

người tiêu dùng

4

EC

European Commission

Ủy ban châu Âu


5

EU

European Union

Liên minh châu Âu

6

ODR

Online Dispute Resolution

Giải quyết tranh chấp trực tuyến

7

NADRAC

National Alternative Dispute Hội đồng tư vấn quốc gia về các
Resolution Advisor Council

8

UNCITRAL

phương pháp giải quyết tranh chấp
ngồi tịa án của Úc


United Nations Commission Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật
for International Trade Law
Thương mại Quốc tế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………..……………………….1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ………………………………………………………...………………8
1.1

Khái niệm tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử.............................. 8

1.1.1

Khái niệm thương mại điện tử..................................................................................... 8

1.1.2

Khái niệm về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ..... …..10

1.1.3

Đặc điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử…...14

1.2

Các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử.....16


1.2.1

Thương lượng trực tuyến ........................................................................................... 16

1.2.2

Hòa giải trực tuyến ..................................................................................................... 19

1.2.3

Trọng tài trực tuyến .................................................................................................... 20

1.2.4

Tòa án trực tuyến ......................................................................................................... 21

1.3

Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam ........................ 22

1.4

Một số nội dung cần điều chỉnh bởi pháp luật để xây dựng phương thức giải
quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam ............. 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………………………………...32
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM………………………………………………………………………………………………….…....33

2.1

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại
Liên Minh Châu Âu .............................................................................................. 33

2.1.1

Khái niệm nền tảng công nghệ cho giải quyết tranh chấp trực tuyến ................ 34

2.1.2

Phạm vi điều chỉnh .............................................................................................. 36

2.1.3

Cơ quan giải quyết tranh chấp ............................................................................. 37


2.1.4 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại
Liên Minh Châu Âu ................................................................................................. 38
2.1.5 Vấn đề giá trị pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp ....................................... 39
2.1.6 Vấn đề tính minh bạch của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến .................. 39
2.1.7 Vấn đề bảo mật thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp
trực tuyến……………………………………………………………………………………………………………… ................40
2.1.8 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................... 41
2.2

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại
Trung Quốc…………………………………………………………………………… ...................................................................43


2.2.1 Khái niệm tòa án Internet ....................................................................................... 45
2.2.2 Phạm vi áp dụng của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến theo mơ hình
tịa án Internet ......................................................................................................... 45
2.2.3 Các quy tắc tố tụng trực tuyến của tòa án Internet................................................. 46
2.2.4 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến theo mơ hình tịa án Internet .............. 50
2.2.5 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………………………………..55
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM…………………………………………………….…………56
3.1

Cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật điều chỉnh phương
thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam
.............................................................................................................. …………………………………………………56

3.2

Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh
phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
tại Việt Nam ........................................................................................................... 58

3.2.1

Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thương mại điện tử và giải quyết
tranh chấp ............................................................................................................... 58


3.2.2 Về phạm vi áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến và cách
xác định tranh chấp sử dụng phương thức này tại Việt Nam ................................. 61

3.2.3 Về vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp trực tuyến
………………………………………………………………………………………………………………….............62
3.2.4 Về nền tảng công nghệ thông tin chuyên biệt để áp dụng phương thức giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử..................................................... 65
3.2.5 Quy định về tính minh bạch trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến
trong thương mại điện tử......................................................................................... 68
3.2.6 Về trình tự, thủ tục khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong
thương mại điện tử .................................................................................................. 69
3.2.7 Về chứng cứ chứng minh trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong
thương mại điện tử .................................................................................................. 74
3.2.8 Vấn đề an toàn, bảo mật thông tin của phương thức giải quyết tranh chấp
trực tuyến trong thương mại điện tử ....................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ …….78
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do cho chọn đề tài
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động rất lớn vào mọi

lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất, phân
phối hàng hóa dịch vụ. Theo đó hoạt động thương mại có sử dụng phương tiện điện tử
có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, hay
còn gọi là thương mại điện tử (“TMĐT”), đang ngày càng phát triển, đem tới lợi ích to

lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Có thể nói, TMĐT đang dần trở thành
phương thức kinh doanh chính, có khả năng thay thế dần các phương thức truyền thống
với số lượng cũng như giá trị giao dịch ngày càng lớn và đang đóng góp khơng nhỏ vào
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, chính vì sự tăng trưởng nhanh chóng
dẫn đến TMĐT phải đối mặt với nhiều vấn đề như an ninh mạng, thanh toán trực
tuyến, giao hàng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại v.v… trong đó vấn đề đáng lo ngại
nhất là làm sao để giải quyết thành công các tranh chấp, khiếu nại phát sinh từ TMĐT
để duy trì lịng tin của khách hàng vào hình thức kinh doanh này.
Hiện nay, các tranh chấp phát sinh từ giao dịch TMĐT đang ngày càng gia
tăng, gây sức ép lên hệ thống tư pháp của các quốc gia. Tòa án và các phương thức
giải quyết tranh chấp (“GQTC”) khác như thương lượng, hòa giải, trọng tài v.v…
thực hiện theo cách thức thơng thường đang trở nên khơng cịn phù hợp cũng như
không theo kịp những thay đổi những tiến bộ về mặt kỹ thuật để giải quyết thành
cơng và nhanh chóng các loại tranh chấp đặc biệt này. Bởi lẽ, đặc trưng của TMĐT
là các giao dịch được thực hiện trên thị trường phi biên giới và chủ thể tham gia có thể
đến từ bất kỳ quốc gia nào. Do đó, tranh chấp TMĐT diễn ra vô cùng phức tạp với các
quy mơ khác nhau, từ đó dẫn đến những quan niệm truyền thống về lãnh thổ, thẩm
quyền địa giới quốc gia đã khơng cịn phù hợp. Khơng những vậy, cách thức giao kết
hợp đồng TMĐT được thực hiện bằng các phương tiện điện tử mới dẫn đến cần có
phương thức GQTC tương ứng để phù hợp với tính chất cũng như các đặc điểm của
TMĐT nói trên, nhằm giúp cho việc GQTC được thực hiện nhanh chóng, hữu hiệu
hơn, giúp ngăn chặn, giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra với các bên.
Giữa những năm 1990 phương thức GQTC trực tuyến, hay còn gọi tắt là giải
quyết tranh chấp trực tuyến (Online dispute resolution – gọi tắt là “ODR”) đã được
nghiên cứu và đề xuất bởi các tổ chức và trung tâm nghiên cứu chuyên về GQTC ở


2

Hoa Kỳ1. Ngày nay, ODR càng trở nên phổ biến ở những quốc gia và khu vực có

nền TMĐT phát triển như Liên minh châu Âu (“EU”), Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung
Quốc. Họ khơng những xây dựng và hồn thiện được khung pháp luật về ODR mà
còn gặt hái được những thành tựu nhất định trong áp dụng ODR vào thực tiễn, từ đó
nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch và thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của thị trường TMĐT. Tuy nhiên, khung pháp lý của mỗi quốc
gia về ODR đều chứa đựng những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế,
xã hội của mỗi nước. Do đó, việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến ODR
sẽ là căn cứ để các quốc gia có nhu cầu xây dựng khung pháp lý về ODR trong TMĐT
học tập kinh nghiệm, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, áp dụng phương thức ODR trong
lĩnh vực TMĐT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Nguyên nhân vì ODR
là một cơ chế linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí để giải quyết các tranh
chấp TMĐT trong nước và xuyên biên giới. Thêm vào đó, ODR cịn cung cấp cho
doanh nghiệp và người tiêu dùng (“NTD”) một quy trình tương đối đơn giản và đáng
tin cậy với thẩm quyền xét xử thường độc lập với bất kỳ thể chế luật định nào để phù
hợp với tính chất tồn cầu của Internet nói chung và của TMĐT nói riêng.
Hiện nay tại Việt Nam, các tranh chấp chủ yếu được giải quyết thông qua
phương thức trực tiếp truyền thống như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Cho
đến thời điểm này, nước ta vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban
hành để trực tiếp điều chỉnh một cách trọn vẹn về hoạt động giải quyết tranh chấp trực
tuyến trong TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2015, 82% website TMĐT tham gia
khảo sát có chính sách giải quyết tranh chấp, khiếu nại, trong đó chỉ có 77% website
TMĐT có cơng bố chính sách đó để khách hàng dễ dàng tìm hiểu thơng tin trước khi
quyết định mua hàng hóa, dịch vụ2. Từ đó có thể thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý
thức được rõ vai trò của việc GQTC, khiếu nại trong hoạt động TMĐT cũng như chưa
hiểu được tính đặc thù của các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực này. Không chỉ
doanh nghiệp, nhiều NTD cũng chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề GQTC, khiếu nại để
bảo vệ quyền lợi cho bản thân nên còn chưa quan tâm đúng mức đến việc này.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, vì chưa có quy định pháp luật cụ thể nào
điều chỉnh trực tiếp vấn đề này nên việc áp dụng phương thức ODR tại Việt Nam là


Ethan Katsh, “The Online Ombuds Office: Adapting Dispute Resolution to Cyberspace”,
truy cập ngày 10.10.2018.
2
Bộ Công Thương - Cục TMĐT và CNTT (2015), Báo cáo Thương mại điện tử 2015, Hà Nội, trang 72.
1


3

tương đối khó khăn dù phương thức này thực sự có triển vọng phát triển tại nước ta
nhờ những ưu điểm của nó. Chính vì vậy, việc xây dựng phương thức ODR trong
TMĐT để triển khai tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là yêu
cầu cấp thiết được đặt ra.
Do đó, từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh
nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm, kiến nghị
nhằm góp phần xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp trực
tuyến trong TMĐT ở Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1

Tại nước ngồi

Năm 2008, tác giả Faye FangFei Wang xuất bản cuốn sách: “Online Dispute
Resolution”, trong đó tập trung phân tích làm rõ thủ tục giải quyết tranh chấp của
ODR, đồng thời phân tích các mơ hình GQTC thành cơng để rút ra bài học kinh
nghiệm.

Năm 2011, tác giả Pablo Cortes, trong cơng trình có tên gọi: “Online Dispute
Resolution for Customers in European Commision”, đã chỉ ra khung pháp lý và thực
tiễn áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến cho NTD ở EU.
Năm 2013, tác giả Hon. Richard S. Flier có bài viết với tựa đề: “Online
Dispute Resolution (ODR): Today and Tomorrow”, đăng tải trên trang Contra
Costa Lawyer, trong đó đưa ra ví dụ về một số nhà cung cấp dịch vụ ODR, phân
tích các ưu nhược điểm của ODR và dự đoán tầm ảnh hưởng của ODR trong tương
lai.
Việc khảo sát tình hình nghiên cứu ở nước ngồi đối với nội dung đề tài cịn
tương đối khó khăn do tác giả chỉ có thể tiếp cận thơng qua Internet, vì vậy việc
khái qt tình hình nghiên cứu ở nước ngồi có thể vẫn chưa được đầy đủ và tồn
diện.
Có thể thấy, ở nước ngồi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết
đề cập đến ODR nhưng đa phần chỉ mang tính tổng quan về ODR trên tất cả các
lĩnh vực mà chưa có cơng trình nào phân tích cụ thể và chuyên sâu về ODR trong
lĩnh vực TMĐT.


4

2.2

Tại Việt Nam

Tuy ODR phát triển mạnh ở nước ngoài nhưng nghiên cứu về ODR trong lĩnh
vực TMĐT còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hầu hết, những bài nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại đa phần ở bài báo, bài viết trên tạp chí. Đến nay, một số cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài mà tác giả biết đến như sau:
-


Bài viết “Một số hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến về giao dịch điện tử
tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Đồn Quỳnh Thương, tạp
chí Tịa án nhân dân, số 13 (2014).

-

Bài viết “Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lý
đặt ra cho Việt Nam” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy, tạp chí Luật học, số 4
(2016).

-

Báo cáo “Đánh giá vai trò của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến với
thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của
Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của EU cho Việt Nam (2016).
Báo cáo chỉ giới thiệu một cách sơ lược về khái niệm, các hình thức, vai trị của
ODR trong thời kỳ hội nhập, chứ chưa đi vào nghiên cứu và phân tích sâu về
ODR trong TMĐT.

-

Bài viết “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng
phương thức trực tuyến ở Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy, tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 3 (2017).

-

Bài viết “Cơ chế giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng phương thức
trực tuyến ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Thanh

Thủy, Cao Xuân Quảng, tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 03 (2017).

Tuy nhiên, các bài viết trên chỉ đề cập tới vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến ODR như khái niệm và đặc điểm, đánh giá những thuận lợi khó khăn khi áp
dụng ODR tại Việt Nam, mà chưa đi sâu phân tích một cách đầy đủ, chuyên sâu cả
về lý luận và thực tiễn liên quan đến GQTC thông qua phương thức trực tuyến trong
TMĐT. Xuất phát từ quan điểm rằng khoa học vừa mang tính kế thừa vừa mang
tính mới mẻ, các cơng trình và bài viết trên đây của các tác giả trong và ngoài nước


5

là những tài liệu bổ ích để tác giả tham khảo trong q trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn này.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tính đến thời điểm hiện tại, cơng
trình nghiên cứu theo khía cạnh pháp luật về ODR trong TMĐT ở các nước trên thế
giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cịn chưa được nghiên cứu nhiều.
Theo đó, một số vấn đề mà luận văn đã giải quyết được là:
-

Luận văn chỉ ra cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, phương thức thực hiện
của ODR, đồng thời thực hiện phân tích, đánh giá và so sánh với các phương
thức GQTC truyền thống nhằm chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của ODR
với các phương thức GQTC truyền thống khác.

-

Luận văn tiến hành nghiên cứu và phân tích quy định pháp luật điều chỉnh về
ODR trong TMĐT tại EU và Trung Quốc từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho
Việt Nam cũng như đề xuất ra các giải pháp phù hợp để xây dựng khung pháp lý

về vấn đề này. Thông qua nghiên cứu pháp luật của EU về ODR, tác giả đã rút
ra được một số kinh nghiệm về: (i) xây dựng cơ chế ODR thông qua hệ thống
GQTC trực tuyến; và (ii) quy định về tính minh bạch của ODR trong TMĐT;
(iii) quy định về bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân trong ODR. Thông qua
việc nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc, tác giả rút ra được một số kinh
nghiệm về: (i) vấn đề hiệu lực pháp lý của cơ chế ODR thơng qua việc thiếp lập
tịa án Internet chun trách để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động
TMĐT; và (ii) quy tắc chứng minh chứng cứ trực tuyến bằng việc thiết lập nền
tảng chứng cứ điện tử quốc gia có kết nối với các sàn TMĐT và cơ sở dữ liệu
của các cơ quan, tổ chức khác trên toàn quốc nhằm cung cấp cho người dùng
nền tảng xác thực và lưu trữ chứng cứ điện tử dễ dàng với chi phí thấp.

-

Luận văn đưa ra mười vấn đề cần lưu ý khi xây dựng khung pháp luật về điều
chỉnh hoạt động ODR trong TMĐT tại Việt Nam. Thứ nhất, phạm vi áp dụng
của ODR. Thứ hai, căn cứ pháp lý để xác định phạm vi áp dụng của tranh chấp
được giải quyết bằng ODR. Thứ ba, vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho
ODR. Thứ tư, việc xác thực các bên tham gia tranh chấp nhằm đảm bảo tiêu chí
“người, tài khoản, vụ việc” là thống nhất. Thứ năm, việc kiểm tra, xác thực các
tài liệu, chứng cứ trực tuyến. Thứ sáu, các nền tảng công nghệ để vận hành
phương thức ODR trong TMĐT. Thứ bảy, trình tự, thủ tục của ODR. Thứ tám,


6

vấn đề bảo mật thơng tin của ODR. Thứ chín, tính minh bạch trong trường hợp
doanh nghiệp lẩn tránh trách nhiệm ODR với khách hàng. Thứ mười, vấn đề thi
hành phán quyết, bản án hay các quyết định GQTC thông qua ODR. Các định
hướng hoàn thiện pháp luật trên được xây dựng trên cơ sở những thiếu sót của

hệ thống pháp luật hiện hành, những vấn đề pháp luật chưa điều chỉnh và học
tập kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý từ EU và Trung Quốc để xây dựng
khung pháp lý về phương thức ODR tại Việt Nam.
3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý
luận để làm rõ bản chất pháp lý của ODR, từ đó đưa ra những luận điểm, luận cứ nhằm
giải thích cho việc cần thiết phải có quy định pháp luật riêng để điều chỉnh về ODR
trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận,
thực hiện đánh giá và tìm hiểu các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động ODR
trong TMĐT ở một số quốc gia và khu vực như Trung Quốc, EU, luận văn đề xuất
những điểm đáng lưu ý khi xây dựng khung pháp luật về giải quyết tranh chấp trực
tuyến trong TMĐT ở Việt Nam.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mơ hình ODR khơng chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong TMĐT
mà còn là quy trình để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp phát sinh từ các sự kiện
không liên quan đến Internet – những tranh chấp “ngoại tuyến” (offline dispute) 3.
Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc giải quyết các tranh chấp trực
tuyến phát sinh trong TMĐT.
Về khơng gian, luận văn tập trung nghiên cứu mơ hình ODR của EU và
Trung Quốc, là nơi có kinh nghiệm trong việc xây dựng khung pháp luật về ODR và
đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc áp dụng ODR vào thực tiễn GQTC
trong TMĐT.
Về thời gian: Khi nghiên cứu thực trạng ODR trong TMĐT ở Việt Nam, luận
văn lấy mốc nghiên cứu từ năm 2005 - năm LGDĐT được ban hành cho đến nay. Việc

nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới sẽ không giới hạn về thời gian vì ODR ở các
quốc gia này đã phát triển từ lâu.
Phan Thị Thanh Thủy (2016), “Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lý đặt ra
cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 32, số 4, trang 40.
3


7

5.

Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp,
cụ thể:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong
tất cả các chương của luận văn để đi sâu vào phân tích về các khái niệm, đặc điểm
của ODR và tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động GQTC trong
TMĐT để có cách nhìn nhận khách quan về hình thức GQTC này, từ đó rút ra các
đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng khung pháp lý tại
Việt Nam.
Phương pháp thống kê các số liệu được sử dụng trong chương 1 và chương 2
để làm rõ xu hướng phát triển của TMĐT hiện nay và mức độ tác động của ODR tại
EU và Trung Quốc.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 và
chương 3 nhằm so sánh pháp luật điều chỉnh về hoạt động ODR trong TMĐT ở EU
và Trung Quốc, từ đó đánh giá mối tương quan với môi trường pháp luật của Việt
Nam và đề ra các giải pháp phù hợp để xây dựng khung pháp lý về vấn đề này.
6.


Kết cấu của Luận văn
Luận văn có kết cấu gồm ba (03) chương:

Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử,
Chương 2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở
một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam,
Chương 3. Một số kiến nghị góp phần xây dựng pháp luật điều chỉnh về giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1

Khái niệm tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã từng có nhiều tên gọi qua các thời kỳ như thương mại
trực tuyến (online trade), thương mại điều khiển học (cybertrade), thương mại
không giấy tờ (paperless commerce) v.v…, TMĐT thường được sử dụng để mô tả
hoạt động mua sắm trên Internet và đang phát triển nhanh chóng như một xu thế tất
yếu của việc phát triển CNTT và công nghệ mạng. Hiện nay, quan niệm về TMĐT
cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế với nhiều định nghĩa về TMĐT do các tổ
chức và các học giả đưa ra tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận và phân tích. Các định
nghĩa khác biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay qua
phương tiện điện tử nói chung) và nội dung của hoạt động thương mại trên nhiều lĩnh
vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực. Tựu trung lại, thuật ngữ “thương mại điện

tử” có thể được nhìn nhận một cách tổng quát theo hai (2) khuynh hướng cơ bản sau:
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa,
dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, chủ yếu là máy tính và
Internet4. Điển hình như định nghĩa TMĐT của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), theo đó:
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao
nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số
hố thơng qua mạng Internet".5
Có thể thấy rằng, TMĐT theo nghĩa hẹp có mối liên hệ trực tiếp đến các giao
dịch mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu của các hàng hóa, dịch vụ thơng qua các
mạng máy tính trung gian giữa các chủ thể: giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B), hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá
nhân với nhau (C2C). Tuy nhiên, các định nghĩa theo nghĩa hẹp của TMĐT chưa
chỉ ra được bản chất của phương thức kinh doanh mới này. Bởi lẽ việc giới hạn
4

Anita Rosen (2000), The E-commerce Question and Answer Book: A Survival Guide for Business Managers,
American Management Association, trang 5.
5
WTO, “Electronic commerce”, truy cập
ngày 20.11.2018.


9

phương tiện hoạt động chỉ qua Internet có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện
thực hiện, thuận lợi cho việc đánh giá nhưng khơng bao qt được tồn bộ các môi
trường thực hiện hoạt động TMĐT như qua điện thoại, fax, telex, điện tín, truyền
hình v.v, đặc biệt trong xu thế hạ tầng công nghệ thông tin (“CNTT”) ngày càng

mở rộng và phát triển như hiện nay.
Theo nghĩa rộng, TMĐT có thể được áp dụng với tất cả các hoạt động
thương mại thông qua việc truyền dẫn dữ liệu bằng phương tiện điện tử6 chẳng hạn
như: điện thoại, fax, telex, điện tín, truyền hình v.v...
Tiêu biểu cho góc tiếp cận theo nghĩa rộng có thể kể đến Luật mẫu về TMĐT
1996 của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL
Model Law on Electronic Commerce 1996), theo đó, việc sử dụng: “thơng tin dưới
dạng thơng điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại” (Điều 1) và
“thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện
điện tử, quang học hoặc tương tự bao gồm, nhưng không giới hạn, trao đổi dữ liệu
điện tử (EDO), thư điện tử, điện tín, telex hoặc fax” (Điều 2).
Phương tiện điện tử được hiểu ở đây là các công cụ truyền tin như điện thoại,
fax, telex, điện tín, truyền hình, thư điện tử và các phương tiện điện tử khác7, đa
dạng hơn rất nhiều so với phương tiện thực hiện hoạt động TMĐT chỉ có Internet
và các mạng máy tính nội bộ khác như theo định nghĩa của TMĐT theo nghĩa hẹp.
Không những vậy, phạm vi của TMĐT theo định nghĩa của UNCITRAL là rất rộng,
bao quát hầu hết các hoạt động kinh tế trong đó có mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Ở Việt Nam, các nhà làm luật đã vận dụng quan điểm TMĐT theo nghĩa
rộng để bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại cả về phạm vi lẫn phương tiện
thực hiện, để nhằm đảm bảo tính ổn định và lâu dài của quy định pháp luật trong
lĩnh vực TMĐT của nước nhà, trước sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh
tế cũng như sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đang diễn ra từng ngày.
Theo đó, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013 về
thương mại điện tử (“Nghị định 52/2013/NĐ-CP”) đưa ra định nghĩa của TMĐT
là: “việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng
Nguyễn Thị Thu Hằng (2018), Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại
điện tử, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật TP HCM, trang 8.
7
Xem: Marc Bacchetta, - Patrick Loaw – Mattoo Aaditya – Ludger Schuknecht, Hannu Wager – Madelon
Wehrens (1998), Electronic commerce and the role of the WTO, WTO Special Studies, No.2,

truy cập ngày 1.5.2018.
6


10

phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thơng di động hoặc các
mạng mở khác”8.
Trong đó, Luật Thương Mại 2005 (khoản 1 Điều 3) định nghĩa: “Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác”9. Phương tiện điện tử được xác định là phương tiện hoạt động dựa trên công
nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học hoặc công
nghệ tương tự10. Thuật ngữ “mạng” cũng được xác định rất rộng và đa dạng, mạng
là mơi trường trong đó thơng tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thơng qua mạng viễn thơng và máy tính11.
Có thể thấy rằng, tuy định nghĩa về TMĐT tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP
giải thích cịn mang tính gián tiếp nhưng cũng đã phản ánh được bản chất của
TMĐT chính là hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện
công nghệ điện tử, không chỉ tiến hành trong môi trường Internet mà cịn có thể
được tiến hành ở mơi trường mạng khác.
Từ những phân tích trên, theo tác giả với cách hiểu tổng quát nhất, TMĐT
được định nghĩa như sau:
Thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ quy trình hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác thơng qua
các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thơng di động và
các mạng mở khác.
1.1.2 Khái niệm về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
❖ Lịch sử hình thành

Sự gia tăng vượt bậc về số lượng giao dịch TMĐT với tính chất khác biệt so
với kinh doanh truyền thống dẫn đến tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, từ đó đã
tạo điều kiện để cơ chế ODR ra đời và phát triển.

Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 52/NĐ-CP/2013.
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005.
10
Khoản 10 Điều 4 Luật Giao Dịch Điện Tử 2005.
11
Khoản 2 Điều 3 Luật An Tồn Thơng Tin Mạng 2015.
8
9


11

Thuật ngữ “Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution –
gọi tắt là ODR)” xuất hiện lần đầu vào năm 1996 trên các bài viết và hội nghị dành
riêng cho ODR do các trường đại học tổ chức. Hoạt động ODR ban đầu chỉ đơn giản
là áp dụng hoạt động “trực tuyến” vào các phương thức GQTC như: thương lượng,
hòa giải, trọng tài, bằng việc sử dụng Internet như một cơng cụ để thực hiện các quy
trình GQTC đã được thiết lập, thay vì sử dụng khơng gian mạng để GQTC theo
cách hoàn toàn mới với những thủ tục, quy trình khác biệt so với phương thức
truyền thống.
Trong những năm 1997-1998, ODR đã bắt đầu phát triển như một dịch vụ
tính phí, các website đầu tiên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ODR đã được thành
lập. Từ năm 1999 đến 2000, TMĐT phát triển và dẫn đến việc nhiều cơng ty có nhu
cầu sử dụng dịch vụ ODR để giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng. Vào
năm 2000, ODR đã được đưa vào các tổ chức như tịa án và cơ quan hành chính.
Ngày nay, ODR hoạt động chủ yếu vì mục đích lợi nhuận bằng việc cung cấp

dịch vụ cho cả giao dịch trực tuyến B2B, B2C và C2C. Hai ví dụ về việc sử dụng
ODR trong giai đoạn đầu là: (i) dịch vụ hòa giải trực tuyến của eBay, được phát
triển vào năm 1999 để hòa giải tranh chấp giữa người mua và người bán; và (ii)
dịch vụ GQTC tên miền trực tuyến thông qua Chính sách thống nhất về GQTC tên
miền được thơng qua bởi Hiệp Hội Internet về Cấp số và Tên miền (ICANN), cũng
ra đời vào năm 1999.
Đến nay, ODR được áp dụng rộng rãi trong TMĐT tại các nước phát triển
như Hoa Kỳ, EU, Singapore, Trung Quốc đặc biệt đối với những tranh chấp TMĐT
có giá trị khơng lớn và khoảng cách địa lý xa nhau. Theo đó, ODR nổi lên như một
phương pháp giải quyết các tranh chấp phát sinh trực tuyến với nhiều ưu điểm như: chi
phí thấp, thủ tục nhanh, tính linh hoạt của quy trình mà các phương pháp GQTC
truyền thống đang không giải quyết được hoặc giải quyết không hiệu quả.
❖ Định nghĩa về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
Theo nghĩa hẹp, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Giải quyết tranh chấp
trực tuyến” (Online Dispute Resolution) là một thuật ngữ ghép giữa trực tuyến
(Online) và giải quyết tranh tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution, gọi


12

tắt là ADR)12. Điều này có nghĩa là khi các biện pháp “giải quyết tranh chấp thay
thế” (ADR) gồm thương lượng, hòa giải và trọng tài được thực hiện “trực tuyến”
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin truyền thơng (“CNTT-TT”) thì được gọi là
ODR. Tiêu biểu cho quan niệm theo nghĩa hẹp, có thể kể đến định nghĩa của EU,
Ủy ban Châu Âu (“EC”) cho rằng ODR chính là phương thức giải quyết tranh chấp
thay thế với sự hỗ trợ của CNTT-TT nhằm giải quyết tranh chấp giữa NTD và
thương nhân thông qua thủ tục trực tuyến13.
Theo nghĩa rộng, ODR khơng chỉ bao gồm ADR mà cịn mở rộng cả sang
phương thức GQTC bằng tòa án với sự hỗ trợ của công nghệ trong môi trường trực
tuyến.

Tiêu biểu cho định nghĩa theo nghĩa rộng có thể kể đến Nhóm chuyên trách về
Thương mại điện tử và ADR của Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ (ABA) đã đưa ra định nghĩa
khái quát về ODR như sau:
“Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) là một thuật ngữ rộng bao gồm các
phương pháp giải quyết tranh chấp ngồi tịa án (ADR) bao gồm thương lượng, hòa
giải, trọng tài và thủ tục tòa án kết hợp với việc sử dụng Internet, website, thư điện tử,
phương tiện truyền thông và các phương tiện cơng nghệ thơng tin khác như một phần
trong q trình giải quyết tranh chấp để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao
dịch trực tuyến, thương mại điện tử hoặc các tranh chấp không phát sinh trên nền tảng
Internet chẳng hạn như các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực dân sự, được gọi là tranh
chấp ngoại tuyến. Khi sử dụng phương thức này, các bên có thể khơng gặp mặt trực
tiếp khi tham gia quá trình giải quyết ODR; thay vào đó, các bên có thể chỉ liên lạc
trực tuyến”14.
Có thể thấy, ở định nghĩa này, ODR khơng chỉ bao gồm các biện pháp GQTC
ngồi tịa án như thương lượng, hòa giải, trọng tài, mà còn bao gồm cả thủ tục tòa án
trực tuyến. Định nghĩa cũng liệt kê rõ những phương tiện CNTT được sử dụng trong
Esther van den Heuvel, “Online Dispute Resolution as a Solution to Cross-border E-disputes: An
Introduction to ODR”, tham khảo tại truy cập ngày
18.12.2018.
13
Ủy ban Châu Âu (2011), Impact Assessment Accompanying the Document of the Proposal for a Directive
on Alternative Dispute Resolution for Consumer Disputes and the Proposal for a Regulation on Online
Dispute Resolution for Consumer Disputes, trang 6.
14
Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (2002), “Task Force on Electronic Commerce and Alternative Dispute
Resolution Task Force”,
/>ckd am.pdf truy cập ngày 05.02.2019.
12



13

GQTC như Internet, website, email, phương tiện truyền thông và các cơng nghệ khác
như một phần của q trình GQTC. Cách tiếp cận này phù hợp với khái niệm ODR
được tạo ra để phân biệt với phương thức GQTC ngoại tuyến (offline) thông thường,
sau đây gọi là phương thức GQTC truyền thống15 với phương thức ODR (online).
Ngoài ra, về mức độ sử dụng cơng nghệ trong quy trình GQTC, một câu hỏi
khác được đặt ra: “Phải sử dụng công nghệ đến mức độ nào mới được gọi là ODR?”.
Bởi lẽ, trong một số tranh chấp khi sử dụng phương thức ADR truyền thống, thì các
bên tranh chấp thường tìm đến sự trợ giúp của Internet, email, fax, điện thoại để đẩy
nhanh tiến độ GQTC, tuy nhiên việc áp dụng hàm lượng cơng nghệ là rất ít thì có được
coi là ODR không?
Theo Hội đồng tư vấn quốc gia về các phương pháp GQTC ngồi tịa án của Úc
(NADRAC), ODR được hiểu là: “các quá trình mà một phần đáng kể hoặc tất cả sự
trao đổi thông tin trong khi giải quyết tranh chấp được diễn ra bằng phương tiện điện
tử, đặc biệt thông qua email”16. Định nghĩa này hiểu rằng chỉ khi một phần đáng kể
hoặc tất cả sự trao đổi thông tin được thực hiện thông qua phương tiện điện tử thì mới
được coi là ODR. “Phần đáng kể” là bao nhiêu thì lại chưa được NADRAC quy định
cụ thể.
Trong khi đó, UNCITRAL định nghĩa ODR là: “một cơ chế giải quyết tranh
chấp thông qua việc sử dụng phương tiện liên lạc điện tử, công nghệ thông tin truyền
thông khác để giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, nhanh chóng,
linh hoạt và an tồn mà không cần sự hiện diện của bất kỳ cuộc họp hoặc phiên điều
trần trực tiếp nào”17.
Có thể thấy, khác với định nghĩa của NADRAC, UNCITRAL đã mở rộng phạm
vi sử dụng cơng nghệ thơng tin trong ODR, theo đó, chỉ cần một phần của q trình
GQTC có sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử thì sẽ được coi là ODR.
Từ những khái niệm nêu trên, theo tác giả, chỉ cần một phần hoặc tồn bộ q
trình GQTC được thực hiện thơng qua phương tiện điện tử có kết nối Internet hoặc
thơng qua một số hình thức cơng nghệ khác cho phép thực hiện kết nối thông tin trên

Hà Công Anh Bảo & Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), “Giải quyết tranh chấp trực tuyến – Khả năng áp dụng ở
Việt Nam”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 93, trang 34.
16
Hà Công Anh Bảo, Lê Hằng Mỹ Hạnh, tlđd, chú thích số 17, trang 35.
17
UNCITRAL (2017), Chương V, “Ghi chú kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (Technical Notes on
Online Dispute Resolution), Điều 1.2.
15


14

mạng thì đã được xem là ODR. Đồng thời, việc sử dụng ODR trong TMĐT khơng có
nghĩa loại bỏ việc trao đổi thông tin, tương tác trực tiếp trên thực tế.
Tựu trung lại, trên cơ sở phân tích pháp luật của một số quốc gia và tổ chức
quốc tế, theo quan điểm của tác giả, ODR nên được hiểu theo nghĩa rộng cả về dạng
thức lẫn phương tiện thực hiện. Theo đó, ODR bao gồm: thương lượng, hịa giải,
trọng tài và tịa án, được thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử có kết nối với
Internet hoặc một số hình thức cơng nghệ khác như một phần q trình GQTC.
Từ những phân tích trên, với mục đích nghiên cứu của luận văn này, giải
quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT được định nghĩa như sau:
Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử là quy trình giải
quyết những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử; bao gồm thương lượng, hòa giải,
trọng tài và tịa án; được thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử có kết nối
Internet hoặc sử dụng một phần hay tồn bộ các hình thức cơng nghệ khác để giải
quyết tranh chấp; cho phép thực hiện các kết nối thơng tin trên mạng mà khơng địi
hỏi các bên phải liên hệ trực tiếp trong một không gian vật chất nhất định.
1.1.3 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
So với các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống, ODR trong TMĐT

có những đặc trưng nổi bật như sau:
Thứ nhất, ODR trong TMĐT là cơ chế kết hợp linh hoạt giữa các phương
thức giải quyết tranh chấp truyền thống và các hỗ trợ tiện ích mà CNTT mang lại
và mang tính minh bạch cao.
Về cơ bản, ODR sử dụng các phương thức GQTC truyền thống trên nền tảng
CNTT để tiếp nhận các khiếu nại, đơn khởi kiện, kết nối và giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, các quy trình và thủ tục của ODR cũng được
thay đổi và bổ sung cho phù hợp với đặc thù của CNTT.
Nền tảng CNTT (platform) ở đây chính là các phương tiện truyền thông kỹ
thuật số, công nghệ truyền dẫn không dây như: website, email, diễn đàn ảo, tin nhắn
tức thời, phịng trị chuyện v.v... có khả năng xử lý, lưu trữ, sắp xếp hiệu quả lượng dữ
liệu khổng lồ và truyền thơng trên tồn cầu với tốc độ cao. Vì vậy, đặc điểm nổi bật để


15

phân biệt ODR với các hình thức GQTC truyền thống chính là việc sử dụng nền tảng
cơng nghệ và mạng Internet để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT.
Có thể thấy rằng, so với các phương thức GQTC truyền thống, ứng dụng CNTT
trong ODR đem lại độ chính xác cao, tính minh bạch và truy xuất rõ ràng nguồn gốc vì
nhiều thủ tục, quy trình được tự động hóa như: việc gửi các khiếu nại, đơn khởi kiện,
lấy lời khai của nhân chứng và cung cấp các chứng cứ chứng minh giao dịch đều được
thực hiện trên nền tảng website hoặc trên các ứng dụng có kết nối mạng. Kể từ khi
thơng tin được truyền đi, nó được bảo quản ở dạng kỹ thuật số và thậm chí sau khi bị
xóa vẫn có thể khơi phục được. Do đó, các hồ sơ của ODR có thể tồn tại vĩnh viễn, làm
tăng tính truy xuất nguồn gốc. Các thơng tin hoặc hành vi của những người tham gia
GQTC có thể dễ dàng được kiểm tra dù khơng có khiếu nại chính thức. Vì vậy, có thể
coi ODR là một phương thức mang tính minh bạch cao.
Thứ hai, ODR khơng bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, lãnh thổ.
Đối với các giao dịch TMĐT có khoảng cách địa lý xa nhau, đặc biệt với các

giao dịch xuyên quốc gia thì chi phí đi lại, cơng sức và thời gian bỏ ra cao hơn rất
nhiều so với giá trị thực tế của tranh chấp. Hơn nữa, các bên còn gặp phải rào cản
ngôn ngữ, xung đột trong việc lựa chọn luật áp dụng và khó khăn trong việc thực thi
phán quyết.
Điều này hồn tồn được khắc phục thơng qua phương thức ODR trong
TMĐT. Theo đó, bất kể các bên tham gia tranh chấp đang ở đâu đều có thể tham gia
vào quá trình GQTC một cách trực tiếp và đồng thời bằng cách truy cập vào nền tảng
ODR được cung cấp mà không cần gặp mặt trực tiếp cũng như khơng tốn các chi phí đi
lại để theo đuổi vụ việc. So với thủ tục GQTC truyền thống thì ODR u cầu chi phí
thấp hơn, vì thế nó cũng mở rộng khả năng ứng dụng ODR trong những tranh chấp có
giá trị nhỏ, tranh chấp TMĐT xuyên biên giới, giúp NTD dễ dàng tiếp cận công lý.
Nguyên nhân phát sinh từ chính đặc điểm tồn cầu của Internet đã làm giảm bớt tầm
quan trọng của khái niệm biên giới và lãnh thổ, một trong những nền tảng quan trọng
của hệ thống GQTC truyền thống khi dựa trên không gian địa lý cụ thể. Bởi lẽ, Internet
không tương ứng với thẩm quyền của bất kỳ thực thể nào, điều này dẫn đến pháp luật


16

và các quy tắc lãnh thổ khó có thể áp dụng đối với Internet và các hoạt động của người
sử dụng Internet18.
Thứ ba, chủ thể tham gia tranh chấp được mở rộng, ODR có thêm hai bên
liên quan là nhà cung cấp dịch vụ mạng và bên cung cấp dịch vụ ODR chuyên nghiệp.
Đối với GQTC truyền thống thì sẽ thường bao gồm hai bên có tranh chấp và
bên GQTC. Trong đó, bên GQTC đóng vai trị “cầm cân nảy mực” thường là hòa giải
viên, trọng tài viên, thẩm phán. Các đối tượng này phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện
theo luật định cả về năng lực lẫn thủ tục bổ nhiệm, chỉ định thì mới có đủ thẩm quyền
để giải quyết vụ việc19. Trong khi đó, với ODR, ngồi các đối tượng nêu trên thì cịn có
sự xuất hiện thêm của bên thứ tư là các nhà cung cấp dịch vụ ODR chuyên nghiệp. Cụ
thể, bên thứ tư chính là các website cung cấp nền tảng công nghệ cũng như trực tiếp

cung cấp dịch vụ ODR để GQTC như: Squaretrade, Clicksettle, Family_Winner v.v…
Các website này thường chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành về phạm vi,
nội dung hoạt động, chứ thường không được pháp luật trao quyền là một bên có đủ
thẩm quyền để GQTC và có quyền thực thi quyết định của mình.
Bên cạnh đó, ODR trong TMĐT cịn có sự xuất hiện của bên thứ năm là nhà
cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng với vai trò là một bên tham dự
trong quy trình GQTC bằng việc cung cấp mơi trường mạng Internet và các thiết bị
kết nối thông tin nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động ODR trong TMĐT. Đây là chủ
thể có chức năng truyền tải, lưu trữ thông tin của các bên khi tham gia giao dịch, đồng
thời đóng vai trị xác thực bằng chứng được tạo ra trong quá trình thực hiện giao dịch
TMĐT. Với đặc thù về lĩnh vực hoạt động nên trách nhiệm cụ thể của nhà cung cấp
dịch vụ mạng không được quy định trong pháp luật TMĐT mà được quy định trong
các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan20.
1.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
1.2.1 Thương lượng trực tuyến
Thương lượng trực tuyến cũng giống như thương lượng truyền thống là phương
thức GQTC khơng cần có sự tham gia của người thứ ba, theo đó các bên đương sự
Mutrap (2016), “Báo cáo đánh giá vai trò của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến với thương mại
điện tử của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, trang 14.
19
Tiêu chuẩn của hòa giải viên được quy định tại Điều 5 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Tiêu chuẩn của trọng
tài viên được quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010.
20
Nguyễn Thị Thu Hằng, tlđd, chú thích số 6, trang 10.
18


×