Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Pháp luật về giám định thương mại (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỊNH THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ - Mã số: 60.38.50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN HẢI

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trình bày sau đây là cơng
trình nghiên cứu của bản thân, khơng sao chép từ bất kỳ cơng trình nào
khác. Tất cả các nội dung, số liệu đều được trích dẫn rõ ràng từ các
nguồn tài liệu công khai, hợp pháp.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTCP

:



Công ty cổ phần

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

HTX

Hợp tác xã


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phụ lục 4
Phụ lục 5


Phụ lục 6

Phụ lục 7
Phụ lục 8

Phụ lục 9

Phụ lục 10

Phụ lục 11

Phụ lục 12

Phụ lục 13

: Quyết định số 8 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VIAC) về vụ kiện
“Tranh chấp trong Hợp đồng mua bán giấy vụn”
: Quyết định số 12 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên
cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) về vụ
kiện “Tranh chấp trong Hợp đồng mua bán vải”
: Công văn số 544/HQHCM-NV và CV 545/HQHCM-NV ngày
24/02/2009 của cơ quan Hải quan TP. HCM về Đăng ký làm dịch
vụ giám định phục vụ Nhà nước về Hải quan của Công ty cổ phần
Giám định Năng lượng Việt Nam (EIC)
: Mẫu giấy yêu cầu giám định của EIC và một yêu cầu giám định cụ
thể của khách hàng
: Quyết định công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17020:1998 (TCVN
17020:2001) của Văn phịng Cơng nhận Chất lượng, Bộ Khoa học
và Công nghệ. cấp cho Công ty cổ phần Giám định Năng lượng Việt

Nam (EIC)
: Chứng thư số 313182/10A ngày 13/5/2010 do EIC cấp cho lô hàng
LPG của KVT chở trên tàu Hồng Hà Gas chuyến số 173/HH71/PVGAS/2010 (Chứng thư Phẩm chất và Khối lượng)
: Danh sách Ban Giám định Năng lượng – Công ty PV EIC năm 2010
: Công văn số 666/PV EIC-CV ngày 16/7/2010 của Cơng ty cổ phần
Tập đồn Cơng nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam về Kết quả
giám định
: Cơng văn 1658/BSR-TMTT ngày 24/9/2010 của Cơng ty TNHH
Lọc hóa dầu Bình Sơn về việc Chênh lệch kết quả tỷ trọng trong kết
quả giám định cho lô hàng Kerosene (KO) trên tàu Long Phú 06
: Công văn số 1013/PV EIC-CV ngày 27/9/2010 của Cơng ty cổ phần
Tập đồn Cơng nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam về việc Cơng
tác giám định
: Công văn 1343/PV EIC-CV ngày 02/12/2010 của Công ty cổ phần
Tập đồn Cơng nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam về việc Sai sót
trong Barem 6 bể chứa Dầu thơ tại NMLDDQ
: Biên bản đánh giá Công ty cổ phần Tập đồn Cơng nghệ Năng
lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC) ngày 06/12/2010 của Cơng ty
Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT)
: Công văn số 22/KVT-KTSX ngày 06/01/2011 của Công ty Chế biến
Khí Vũng Tàu về việc Tiếp tục khắc phục những điểm không phù
hợp


Phụ lục 14

: Công văn 16A/PV EIC – GĐNL ngày 07/01/2011 của Cơng ty cổ
phần Tập đồn Cơng nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam về việc
Khắc phục những điểm không phù hợp (phúc đáp Công văn số
22/KVT-KTSX)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH THƢƠNG MẠI 6
1.1. Khái niệm giám định thương mại .......................................................................6
1.2. Đặc điểm của giám định thương mại .................................................................8
1.3. Phân biệt giám định phẩm chất (giám định thương mại) với kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu và hàng
hóa nhập khẩu. ..........................................................................................................10
1.4. Phân loại giám định thương mại ......................................................................12
1.5. Vai trò của giám định thương mại ....................................................................15
1.6. Vai trò của pháp luật giám định thương mại ....................................................19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁM ĐỊNH
THƢƠNG MẠI VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN ..........................................22
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giám định thương mại ................................22
2.1.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ..............................22
2.1.2. Nguyên tắc trong giám định thương mại..................................................32
2.1.3. Chứng thư giám định ................................................................................39
2.1.4. Hợp đồng dịch vụ giám định thương mại .................................................47
2.1.5. Chế tài do vi phạm hợp đồng giám định thương mại ...............................54
2.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ giám định thương mại ..........60
2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật giám định thương mại ở Việt Nam ........63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giám định thương mại là một loại hình dịch vụ đóng vai trị quan trọng, liên
quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội. Khơng chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong
kinh doanh, “giám định” cịn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác
quản lý nhằm bảo đảm một mơi trường kinh doanh an tồn, hiệu quả cho các nhà đầu
tư. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, dịch vụ giám định đã xuất hiện từ hàng trăm năm
nay và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, công tác giám định thương
mại đã được nhà nước quan tâm và pháp luật thừa nhận. Ngay từ thời kỳ bao cấp,
năm 1957, Bộ Ngoại thương đã thành lập Cơng ty Giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu Việt Nam (Vinacontrol) – một tổ chức trung lập có chức năng kiểm tra hàng hóa
xuất nhập khẩu theo yêu cầu từ các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước
và thơng qua đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu. Từ năm 1989, để phù hợp với đặc điểm của giao lưu thương mại trong
nền kinh tế thị trường, Công ty Vinacontrol đã được tổ chức lại thành cơ quan chuyên
về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa, thực hiện giám định theo yêu cầu của
khách hàng trong và ngoài và yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đà
phát triển kinh tế hiện nay, yêu cầu về giám định thương mại ngày càng tăng, Nhà
nước Việt Nam đã cho phép thành lập hàng loạt các tổ chức giám định trong nước
(Davicontrol, Á Châu, Navicontrol, …) và cho phép các tổ chức giám định nước
ngoài được đặt Văn phòng đại diện, mở chi nhánh tại Việt Nam (SGS, ITS, Bureau
Veritas, …).
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang không
ngừng phát huy nội lực và từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế; xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Theo đó, hoạt động giám định thương mại ngày càng phát triển.
Để góp phần tạo lập một mơi trường kinh doanh an tồn và hiệu quả cho các nhà đầu
tư thì việc có một cơ chế pháp lý phù hợp về cơng tác giám định là thực sự cần thiết.
Đây chính là lý do mà tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về giám định thương mại”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến lĩnh vực giám định thương mại tại Việt Nam hiện nay, khơng
có nhiều thơng tin và tài liệu mang tính chuyên khảo, đặc biệt trong khía cạnh pháp
lý. Mặc dù có một lượng khơng nhỏ các bài báo, bài viết về lĩnh vực này đăng tải
phổ biến trên báo giấy và báo điện tử nhưng đa số chỉ mang tính chất khái lược. Nội


2

dung các bài viết chủ yếu chú trọng phân tích thực trạng hoạt động giám định và
những kiến nghị, giải pháp chỉ được đưa ra một cách chung chung. Rất ít các tác
phẩm viết về giám định thương mại mang tính chun khảo, được nghiên cứu và
trình bày một cách cơng phu, tồn diện.
Để tìm hiểu về giám định thương mại, người đọc có thể tìm đến một số bài
viết về thực trạng, bài viết đánh giá về hoạt động này trên các website.1 Ngoài ra,
hoạt động giám định thương mại cũng được đề cập ở một số tác phẩm viết về giao
dịch thương mại hàng hải như: “Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
vẫn chuyển bằng đường biển” của Đỗ Hữu Vinh do NXB Giao thông vận tải xuất
bản năm 2008, “Những vụ việc tranh chấp trong giao dịch thương mại hàng hải
quốc tế” của Đỗ Hữu Vinh do NXB Đại học quốc gia TP. HCM xuất bản năm
2003,…. Bên cạnh đó, người đọc có thể tìm hiểu về hoạt động giám định thương
mại thơng qua tác phẩm “Giám định hàng nhập khẩu bị tổn thất” của Phan Tiến
Nguyên – Trương Mộc Lâm – Thái Văn Cách, NXB Tài chính năm 1996, khóa luận
tốt nghiệp “Dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm
hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam” của
Nguyễn Tuyết Thanh, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2002. Các tài liệu
này chỉ trình bày khái quát nội dung cơ bản, giới thiệu tổng quan về hoạt động giám
định thương mại, nhằm giúp người đọc hiểu về hoạt động này ở một chừng mực
nhất định.
Đánh giá một cách khách quan, các bài viết, các tác phẩm trên chủ yếu xem

xét, nhìn nhận hoạt động giám định thương mại dưới góc độ kinh tế, chưa đi sâu
vào nghiên cứu những vấn đề pháp lý về giám định thương mại. Sự xem xét về hoạt
động giám định thương mại dưới góc độ pháp lý tại các bài viết, các tác phẩm trên
nếu có cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt ra vấn đề, nêu quan điểm chứ chưa đưa
ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị, đề xuất thiết thực góp phần xây dựng và
hồn thiện cơ chế pháp lý về giám định thương mại ở Việt Nam. Trong khi đó, việc
nghiên cứu một cách thấu đáo các quy định của pháp luật về giám định thương mại
là thực sự cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu
này nhằm phát hiện, khắc phục những hạn chế và bất cập xuất phát từ các quy định
của pháp luật điều chỉnh hoạt động giám định thương mại trên thực tế. Qua đó, đưa
1

Có thể kể đến một số bài viết đăng trên trang như: “Giám định Hàng hóa sẽ là ngành kinh
doanh có điều kiện” của Minh Quang đăng ngày 14-4-2004, “Chấn chỉnh việc trưng cầu giám định hàng hóa
xuất nhập khẩu” của NG.T tại đăng ngày 8-10-2003, “Quá nhiều vấn đề do buông lỏng quản lý” của H.
ĐĂNG-H.AN đăng ngày 14-4-2004, “Qua rồi thời độc quyền giám định hàng hóa” của HỒNG VĂN đăng
ngày 19-10-2007,…


3

ra các giải pháp phát huy vai trò của giám định thương mại, nâng cao sự quản lý của
nhà nước đối với hoạt động này nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, hiệu
quả cho các nhà đầu tư.
Thực tế hiện nay có rất ít cơng trình nghiên cứu về giám định thương mại
dưới khía cạnh pháp lý. Với bản chất là một hoạt động thương mại dịch vụ, người
đọc có thể tìm hiểu vấn đề này thơng qua sự nghiên cứu và trình bày về hoạt động
thương mại dịch vụ nói chung hoặc một số hoạt động thương mại dịch vụ cụ thể nói
riêng tại một số bài viết trên các Tạp chí như: Tạp chí Khoa học Pháp lý, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Tịa án nhân dân, ….2 Hoặc tại một

số cơng trình nghiên cứu ở cấp độ Luận văn Thạc sỹ tại các cơng trình như: Lê Thị
Diễm Phương (2009), Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng
thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. HCM;
Nguyễn Phú Cường (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh – thương mại, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. HCM;
Hoàng Thị Huế (2008), Pháp luật về Thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. HCM; Bùi Ngọc
Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật hinh tế
hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; …. Bên cạnh đó, hoạt động
thương mại dịch vụ được tác giả Phan Thảo Nguyên nghiên cứu ở cấp độ Luận án
Tiến sỹ Luật học với tên gọi “Hoàn thiện pháp luật về Thương mại dịch vụ đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về
giám định thương mại để phát hiện những hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định thương
mại. Với mục đích đó, nhiệm vụ của Luận văn là:

2

Một số bài viết trên các tạp chí về các vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ:
- Lê Cảm (2007), “Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, Tạp chí Tịa án nhân dân kỳ 2
tháng 9-2007, (18), 2-8
- Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân
dân tháng 10-2007, (19), 12-24
- Nguyễn Việt Khoa (2011), “Chế tài Phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (14), 46-51
- Thanh Tịnh (2005), “Dịch vụ giám định hàng hóa – cần quy định chặt chẽ hơn”, Tạp chí Thương mại,
(18), 11-12
- Bùi Ngọc Cường (2002), “Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh”,

Tạp chí Khoa học pháp lý, (7), 23-30
- ...


4

-

Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận chung về giám định thương mại, pháp
luật về giám định thương mại.

-

Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về giám định thương mại.
Từ góc độ lý luận và thực trạng pháp lý về giám định thương mại sẽ đưa ra
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám định thương

mại ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động giám định thương mại, pháp
luật về hoạt động giám định thương mại tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật
trong hoạt động giám định thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi những quy
định pháp luật về giám định thương mại theo Luật Thương mại 2005, Nghị định
20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại và những quy định của
pháp luật có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đã được điều chỉnh bởi hai văn
bản này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, tác giả sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, phương pháp

tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn thực hiện nghiên cứu về giám định thương mại trên cơ sở quy định
của pháp luật và áp dụng trong thực tiễn. Những đề xuất, kiến nghị mà tác giả đưa
ra có thể làm cơ sở để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về giám định thương mại.
Luận văn có giá trị tham khảo nhất định cho giảng viên, sinh viên luật khi
thực hiện nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực giám định thương mại và những cá
nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực giám định thương mại.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giám định thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giám định thương mại và
-

định hướng hoàn thiện
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


5

-

Phụ lục


6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH THƢƠNG MẠI
Khái niệm giám định thƣơng mại
Dưới phương diện ngôn ngữ học, thuật ngữ “giám định” được hiểu theo
nhiều phạm vi và tính chất khác nhau. “Giám định” có thể được hiểu là kiểm tra
1.1.

bằng phương pháp nghiệp vụ để có kết luận cụ thể. Hoặc, được hiểu là xem xét và
kết luận về một sự vật hay hiện tượng mà cơ quan Nhà nước cần tìm hiểu và xác
định. Giám định sản phẩm được hiểu là đánh giá toàn diện những tính năng chủ yếu
của sản phẩm và cấp giấy xác nhận cho chúng. Những định nghĩa này cho thấy,
giám định là việc một cơ quan chun mơn có thẩm quyền, thơng qua trình tự nhất
định để xem xét và kết luận về hiện trạng thực tế của một sự vật hay hiện tượng
theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan.3
Một cách tiếp cận khác, khái niệm về giám định được ghi nhận tại ISO/IEC
17020:1998 là cách hiểu phổ biến được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.4 ISO/IEC
17020:1998 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định về chuẩn mực chung cho các hoạt động
của tổ chức tiến hành giám định. Tại phần chỉ dẫn số 39 của Tiêu chuẩn này quy
định tổ chức giám định - một tổ chức độc lập, trung lập, khách quan có tổ chức,
nhân sự, trang thiết bị đảm bảo - có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện những chức
năng đặc biệt như đánh giá, đề xuất cho sự chấp nhận và kiểm soát lại hoạt động
kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm của nhà sản xuất theo các tiêu chuẩn quy
định một cách trung thực và công bằng. Theo đó, yếu tố con người và yếu tố vật
chất (trang thiết bị, công nghệ, phương pháp …) là hai điều kiện quan trọng để thực
hiện tốt chức năng giám định.5
Cụ thể hóa tiêu chuẩn trên phù hợp với Việt Nam, TCVN ISO/IEC
17020:2001 (ISO/IEC 17020:1998) cũng ghi nhận giám định là hoạt động kiểm tra,
xác định sự phù hợp để đưa ra chứng nhận.6 Có thể khẳng định, Tiêu chuẩn Quốc tế


3

Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, tập II, NXB Công an nhân dân , tr. 265266
4
ISO (International Organization for Standardization – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế), IEC (International
Electrotechnical Commission – Hội đồng kỹ thuật điện quốc tế)
Nguồn:
/>%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
5
ISO Guide 39 - General requirements for acceptance of inspection bodies for inspection: phần chỉ dẫn số 39
của ISO - yêu cầu chung để chấp nhận một tổ chức giám định thực hiện giám định
6
Khoản 2.1 Điều 2 TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020:1998) giới thiệu về giám định như sau:
2.1. Giám định (Inspection)


7

và Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ
chức tiến hành giám định đều quy định giám định là hoạt động kiểm tra, xác định sự
phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu cụ thể hoặc các tiêu chuẩn quy định. Sản
phẩm trong các khái niệm này được hiểu là kết quả của mọi quá trình sản xuất và
cung cấp dịch vụ, bao gồm các bán thành phẩm và thành phẩm. Hoạt động này được
tiến hành bởi sự đánh giá chuyên nghiệp của tổ chức giám định thông qua sự kết
hợp giữa yêu tố con người với yếu tố vật chất (trang thiết bị, cơng nghệ, phương
pháp, ….). Vì là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, không phải là tiêu
chuẩn sản phẩm/dịch vụ, do vậy khái niệm được đưa ra tại ISO/IEC 17020:1998 và
TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020:1998) hướng người đọc vào một hệ
thống, quy trình tổng quát mà khơng mang tính diễn giải thơng dụng về hoạt động
giám định. Nói cách khác, khái niệm giám định tại các tiêu chuẩn này được tiếp cận

dưới góc độ là một khâu trong tồn bộ quy trình, hệ thống của một quá trình sản
xuất, cung ứng dịch vụ. Đây là cách định nghĩa được tiếp cận dưới góc độ quản lý.
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, giám định thương mại đã được định
nghĩa tại Điều 172 Luật Thương mại 1997 như sau: “Giám định hàng hóa là hành
vi thương mại do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng
thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Trong bối
cảnh hội nhập, đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại
cần được mở rộng để tương thích với “nghĩa rộng” của thuật ngữ “hoạt động thương
mại” được cộng đồng kinh doanh và tài chính quốc tế sử dụng. Vì vậy, Điều 254
Luật Thương mại 2005 đã quy định: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân thực hiện những cơng việc cần thiết để xác định tình
trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác
theo yêu cầu của khách hàng”. Theo đó, đối tượng giám định thương mại được mở
rộng khơng chỉ bao gồm hàng hóa như Luật Thương mại 1997 mà còn bao gồm kết
quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Tuy có sự khác nhau trong quy định về khái niệm tại Luật Thương mại 1997
và Luật Thương mại 2005, các khái niệm về dịch vụ giám định này đều hướng tới
xác định tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của khách hàng.
Tổng hợp các phân tích trên có thể hiểu “giám định thương mại là hoạt
động đáp ứng những yêu cầu hợp pháp, hợp lý của khách hàng liên quan đến
Việc kiểm tra thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quá trình hay nhà xưởng thiết bị và xác định sự phù hợp của
chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu chung trên cơ sở của sự đánh giá chuyên nghiệp
Chú thích 1 – Giám định một quá trình bao gồm cả yếu tố về con người, cơ sở vật chất, cơng nghệ và
phương pháp
Chú thích 2 - Các kết quả của giám định có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc chứng nhận


8

hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức giám định – một bên thứ ba – thực hiện thông qua

sự kết hợp giữa các yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp
phù hợp tạo nên một sự đánh giá chuyên nghiệp để thu phí dịch vụ”. Định nghĩa
này tiếp cận giám định thương mại dưới góc độ kinh tế, đã bao quát được nội hàm
của hoạt động giám định thương mại với các các nội dung cụ thể.
Khái niệm giám định thương mại được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau, dù xem xét dưới góc độ nào thì giám định thương mại cũng được hiểu là hoạt
động của một bên thứ ba nhằm tiến hành đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng
giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc
giám định này là trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật
chất, công nghệ, phương pháp tạo nên một sự đánh giá chuyên nghiệp.
1.2.

Đặc điểm của giám định thƣơng mại
Theo pháp luật hiện hành, giám định thương mại có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, giám định thương mại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều 256 Luật Thương mại 2005 quy định: “chỉ các thương nhân có đủ điều kiện
theo quy định pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại mới được cấp phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp
chứng thư giám định”. Trong đó, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh dịch vụ giám định gồm 3 yêu cầu: (i) là doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của pháp luật; (ii) có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
Điều 259 Luật Thương mại 2005; (iii) có khả năng thực hiện quy trình, phương
pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế
hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch
vụ đó (Điều 257 Luật Thương mại 2005). Đây là các yêu cầu mà doanh nghiệp phải
đáp ứng mới được quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Thứ hai, giám định thương mại là hoạt động thương mại. Thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm
hưởng thù lao dịch vụ. Khi đó, họ nhân danh chính mình thực hiện cơng việc và

chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và đối với kết quả dịch vụ là
kết luận, chứng nhận về tình trạng thực tế của đối tượng giám định. Để hình thành
các nghĩa vụ trên thì giữa thương nhân và khách hàng phải tồn tại một hợp đồng
dịch vụ, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng. Với các đặc
trưng này có thể khẳng định giám định thương mại là một hoạt động dịch vụ thương
mại. Tính dịch vụ của hoạt động giám định thương mại thể hiện ở đặc điểm hoạt
động này là hoạt động đáp ứng yêu cầu của con người và sản phẩm của nó tồn tại


9

dưới hình thái phi vật thể. Tính thương mại của hoạt động giám định thương mại thể
hiện ở mục đích sinh lợi mà chủ thể kinh doanh dịch vụ giám định hướng tới.7
Thứ ba, chủ thể của quan hệ giám định thương mại là thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định thương mại và khách hàng. Trong đó, thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định thương mại là thương nhân kinh doanh đáp ứng được các
điều kiện nhất định. Theo Luật Thương mại 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại phải là doanh nghiệp có đội ngũ giám định viên đủ tiêu
chuẩn và khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định theo quy định của
pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến
trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó. Khách hàng trong quan hệ giám định thương
mại là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định thương
mại, có thể là chủ hàng, người vận chuyển, tổ chức giám định khác, hoặc cơ quan
nhà nước.
Thứ tư, đối tượng của giám định thương mại là hàng hóa, kết quả cung
ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu. Dịch vụ thương mại là các dịch vụ
phục vụ cho việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Do vậy, đối tượng của giám
định thương mại là hàng hóa và kết quả cung ứng dịch vụ. Về hàng hóa, giám định
được thực hiện trên những hạng mục như số lượng, chất lượng, phẩm chất, tình
trạng, tổn thất, …. Về kết quả cung ứng dịch vụ, giám định được thực hiện trên

những hạng mục như kết quả cung ứng dịch vụ, phương thức cung ứng dịch vụ, …
Cũng là hoạt động thương mại có đối tượng là hàng hóa và cung ứng dịch
vụ, các hoạt động thương mại khác như hoạt dộng đại lý, logistics là những hoạt
động giao dịch trực tiếp trên đối tượng. Trong khi đó, giám định thương mại chỉ
thực hiện các công việc cụ thể nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng. Như
vậy, giữa giám định thương mại và các hoạt động này khác nhau về bản chất tác
động và phương thức tác động lên đối tượng.
Thứ năm, giám định thương mại là hoạt động nhằm đưa ra kết luận và
chứng nhận về tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu. Đây là
đặc điểm thể hiện trạng thái phi vật thể của kết quả cung ứng dịch vụ của hoạt động
giám định thương mại, phản ánh hoạt động này là hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó,
đặc điểm này thể hiện tính chất đặc thù của hoạt động giám định. Cụ thể, kết quả
của hoạt động giám định không có tính chất chung chung mà là kết luận và chứng
nhận cụ thể về tình trạng thực tế của đối tượng giám định. Kết luận và chứng nhận
7

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi


10

giám định khơng có tính tồn diện mà là kết luận và chứng nhận theo hạng mục,
tiêu chí yêu cầu của chủ thể yêu cầu giám định.
Thứ sáu, hoạt động giám định thương mại phải tuân theo những nguyên
tắc nhất định. Giám định thương mại là hoạt động đưa ra sự chứng nhận về tình
trạng thực tế của đối tượng giám định. Chứng nhận này có giá trị pháp lý đối với tất
cả các bên. Do vậy, hoạt động giám định thương mại phải tuân theo những nguyên
tắc nhất định nhằm bảo đảm tính chính xác trong kết quả ghi nhận. Những ngun

tắc này có tính chất bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia hoạt động giám
định thương mại. Việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc trong giám định thương mại
đảm bảo cho các chủ thể có điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình,
trên cơ sở đó lợi ích hợp pháp của bản thân các chủ thể được tôn trọng và bảo vệ.
1.3.

Phân biệt giám định phẩm chất (giám định thƣơng mại) với kiểm tra
chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa lƣu thơng trên thị trƣờng, hàng hóa xuất

khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Điều 19 Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ quy định Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa thuộc
danh mục sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận chất lượng quy
định tại Điều 13 của Nghị định này và danh mục sản phẩm, hàng hóa
phải kiểm tra chất lượng quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định
này phải thực hiện việc chứng nhận hoặc kiểm tra chất lượng đối với sản
phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Như vậy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên thị trường,
hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu (còn gọi là giám định chất lượng bắt
buộc) là hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động
này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa trong q trình sản xuất, lưu thơng trên
thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ trên các chỉ tiêu kỹ thuật, các
đặc trưng của sản phẩm, hàng hóa (trừ các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực an
ninh, quốc phịng, bí mật quốc gia được quy định riêng biệt).8
Trong khi đó, giám định phẩm chất là hoạt động giám định thương mại thực
hiện ở hạng mục kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất của đối tượng giám định. Do vậy,
dễ dàng nhận thấy hai hoạt động này đều là hoạt động tiến hành phân tích, thử
nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật, các đặc trưng của sản phẩm, hàng hóa và đưa ra chứng


8

Xem Điều 1 và Điều 3 Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định Quản lý nhà
nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa


11

nhận. Tuy nhiên, hai hoạt động này có một số điểm khác biệt, thể hiện cụ thể qua
các tiêu chí như sau:
Về mục đích:
Hoạt động giám định phẩm chất là hoạt động giám định thương mại. Hoạt
động này là hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động quản lý nhà nước về mặt chất lượng, hoạt
động này khơng mang tính lợi nhuận. Mục đích của kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng
của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Về chủ thể:
Theo Điều 26 và Điều 15 Nghị định Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày
21/10/2004 của Chính phủ quy định Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, chủ thể có quyền tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao
gồm hai đối tượng: (i) các tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ
quản lý chuyên ngành; (ii) các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định và được tổ
chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng đánh giá và công nhận phù hợp với
chuẩn mực quốc tế đối với tổ chức giám định chất lượng.9
Theo Điều 256 và Điều 257 Luật Thương mại 2005, chủ thể tiến hành hoạt
động giám định thương mại là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật (tổ chức giám định). Giám định phẩm chất là một loại hình giám định
thương mại, do vậy đối tượng nêu trên cũng là chủ thể tiến hành hoạt động giám
định phẩm chất.

Từ quy định trên cho thấy, hoạt động giám định phẩm chất được thực hiện
bởi tổ chức giám định; hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa được
thực hiện bởi tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý
chuyên ngành và tổ chức giám định được công nhận hệ thống quản lý chất lượng.10
Như vậy, đối tượng được phép thực hiện kiểm tra nhà nước cần đáp ứng các điều
kiện chặt chẽ hơn đối tượng thực hiện giám định thương mại.
Về đối tƣợng:
Đối tượng của giám định phẩm chất là hàng hóa, sản phẩm dịch vụ cần giám
định theo yêu cầu của khách hàng; đối tượng của kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước do Thủ
9

Ví dụ: Các Trung tâm chất lượng, An tồn vệ sinh và Thú y Thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6 và các tổ chức
giám định được công nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc ISO 17020 hoặc ISO 17025)
10
Ví dụ: Các tổ chức hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành như: Trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, 2, 3 (Quatest 1, 2, 3), Các Trung tâm chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y
Thủy sản, Viện Trang thiết bị cơng trình y tế, Viện Vật liệu xây dựng, …


12

tướng Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.11 Như vậy, đối tượng của kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa có phạm vi hẹp hơn đối tượng của giám định phẩm
chất. Đối tượng của kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa khơng bao gồm sản
phẩm dịch vụ, đồng thời hàng hóa thuộc đối tượng của kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa bị giới hạn hơn hàng hóa thuộc đối tượng của giám định phẩm chất.
Cụ thể, hàng hóa thuộc đối tượng của kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa là
những mặt hàng nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng do nhà nước quy
định, thay đổi tùy vào chính sách mỗi thời kỳ.

Về nội dung:
Nội dung của giám định phẩm chất bao gồm một hoặc một số nội dung về
chỉ tiêu kỹ thuật, đặc trưng của đối tượng theo yêu cầu của khách hàng; nội dung
của kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa là các chỉ tiêu kỹ thuật, đặc trưng của
đối tượng liên quan đến chất lượng, an tồn, vệ sinh, mơi trường và các yêu cầu
khác theo các quy định của pháp luật. Như vậy, nội dung của kiểm tra chất lượng
sản phẩm, hàng hóa được xác định trên cơ sở quy định của pháp luật, trong khi nội
dung của giám định phẩm chất được xác định trên cơ sở yêu cầu của khách hàng.
Về kết quả:
Kết quả của giám định phẩm chất được các bên sử dụng trong giao thương;
kết quả của kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ được cơ quan có thẩm quyền
căn cứ để cho phép hoặc khơng cho phép thơng quan đối với hàng hóa xuất/nhập
khẩu, cho phép hoặc không cho phép lưu thông trên thị trường hàng hóa trong nước.
Như vậy, kết quả giám định phẩm chất có ý nghĩa đối với một mối quan hệ cụ thể
trong hoạt động giao thương, trong khi kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa có ý nghĩa về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
Về căn cứ:
Xuất phát từ bản chất và mục đích khác nhau giữa hoạt động kiểm tra nhà
nước và hoạt động giám định phẩm chất, căn cứ của giám định phẩm chất là các
quy định trong hợp đồng giữa các bên còn căn cứ của kiểm tra nhà nước là các tiêu
chuẩn hoặc các quy định kỹ thuật được quy định.
1.4. Phân loại giám định thƣơng mại
1.4.1. Căn cứ vào tính chất của yêu cầu giám định
Căn cứ vào tính chất của yêu cầu giám định, giám định thương mại được
phân thành giám định tự nguyện và giám định bắt buộc.
11

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước tại thời điểm này được quy định trong Quyết định số
50/2006/QĐ-TTG ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ



13

Giám định tự nguyện: là trường hợp yêu cầu giám định xuất phát từ nhu cầu
của khách hàng, từ thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trong trường hợp này,
sự tham gia của tổ chức giám định không là điều kiện bắt buộc mà do ý chí chủ
quan của các cá nhân, tổ chức quyết định.
Giám định bắt buộc: là trường hợp yêu cầu giám định xuất phát từ quy định
của cơ quan Nhà nước hoặc do thông lệ quốc tế quy định. Ví dụ: Giám định chất
lượng bắt buộc đối với một số hàng hóa lưu thơng trên thị trường trong nước và
hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra; giám định
trước khi giao hàng theo quy định của Incoterms 2010.12
1.4.2. Căn cứ vào chủ thể yêu cầu
Giám định theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân: Yêu cầu giám định có
thể xuất phát từ nhu cầu, ý chí chủ quan của khách hàng cũng có thể xuất phát từ
quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chủ thể yêu cầu cung cấp
dịch vụ giám định thương mại là các tổ chức, cá nhân. Các tổ chức, cá nhân là một
bên trong hợp đồng giám định.
Giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước: yêu cầu giám định có thể
xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước; từ đề nghị của các cá nhân, tổ chức; từ sự
cần thiết có sự tham gia của tổ chức giám định để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, chủ
thể yêu cầu cung cấp dịch vụ là cơ quan Nhà nước. Trong trường hợp giám định
theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, các tổ chức giám định phải đáp ứng một số
điều kiện khắt khe hơn trường hợp giám định theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Ví dụ 1: Giám định hàng hóa phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thơng
quan theo u cầu của Hải quan. Nội dung của hoạt động này bao gồm xác định tên
hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã số thuế; xác định số/khối lượng thức tế; xác
định tình trạng cũ, mới, chất lượng cịn lại của hàng đã qua sử dụng; xác định mức
độ hư hỏng, tổn thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu theo quy

định,….
Ví dụ 2: kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên thị trường,
hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu (cịn gọi là giám định chất lượng bắt
buộc).
Ví dụ 3: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án yêu cầu định giá những tài
sản có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật như sản xuất và tiêu thụ hàng
giả, hủy hoại tài sản nhà nước, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn lậu, tham

12

Điều B9 Incoterms 2010 quy định “Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi
hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu”


14

nhũng… và các tài sản có liên quan đến các tranh chấp khiếu kiện về hơn nhân gia
đình, lao động, dân sự, kinh tế…để hỗ trợ trong quá trình giải quyết.
1.4.3. Căn cứ vào hạng mục giám định
Căn cứ hạng mục giám định, giám định thương mại được phân thành: giám
định số lượng, giám định khối lượng, giám định phẩm chất, giám định tình trạng,
giám định tổn thất, …
Cách phân loại giám định thương mại căn cứ vào hạng mục giám định được
sử dụng thường xuyên đối với mỗi vụ giám định. Khách hàng, khi yêu cầu giám
định, sẽ ghi rõ hạng mục yêu cầu để thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có
kế hoạch bố trí nhân sự và trang thiết bị phù hợp, đồng thời hạng mục giám định sẽ
được ghi nhận trên tiêu đề chứng thư giám định. Ví dụ: Chứng thư giám định phẩm
chất (Certificate of Quality), Chứng thư giám định khối lượng (Certificate of
Quantity), …
1.4.4. Căn cứ vào công đoạn và địa điểm giám định

Căn cứ vào công đoạn, giám định thương mại được phân thành: Giám
định trong quá trình sản xuất; giám định và giám sát việc giao nhận hàng hóa; giám
định hàng hóa trên tàu trước khi bốc dỡ; giám định an toàn con tàu trước khi sửa
chữa hay phá dỡ …. Nguồn gốc hình thành các loại hình giám định này xuất phát từ
thỏa thuận trong hợp đồng, tập quán thương mại hoặc từ yêu cầu của khách hàng
nhằm xác định lại, kiểm chứng lại tình trạng số lượng, chất lượng, …. của hàng hóa.
Chẳng hạn: Incoterms 2010 quy định việc giám định hàng hóa trước khi giao
hàng;13 hay các bên thống nhất phương án trưng cầu giám định hàng hóa tại cảng dỡ
và cảng xếp để kiểm chứng lại số lượng, phẩm chất hàng hóa; …
Căn cứ vào địa điểm, giám định thương mại được phân thành: giám định
hàng hóa tại kho bãi, giám định hàng hóa trên tàu trước khi bốc dỡ; giám định nhựa
đường lỏng chở trên tàu biển; ….14 Nguồn gốc hình thành nên các loại hình giám
định này xuất phát từ thỏa thuận trong hợp đồng, tập quán thương mại hoặc yêu cầu
của khách hàng. Đặc biệt trong một số trường hợp, căn cứ để hình thành nên các
loại hình giám định này cịn xuất phát từ tình trạng của đối tượng giám định và mục
đích giám định. Ví dụ: giám định tổn thất phải được thực hiện tại hiện trường có đối
tượng giám định.

13

Điều B9 Incoterms 2010 quy định “Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi
hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu”
14
Nguyễn Tuyết Thanh (2002), Dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn
thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Ngoại thương Hà Nội, tr. 13


15


Việc phân loại giám định theo tiêu chí cơng đoạn và địa điểm giám định chỉ
có ý nghĩa trong sự phân biệt, nhận diện và triển khai công tác giám định trong các
trường hợp cụ thể trên thực tế.
1.5.

Vai trò của giám định thƣơng mại
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam gia tăng một cách

mạnh mẽ. Theo đó, nhu cầu dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu cũng
không ngừng gia tăng để đáp ứng thị trường. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác trong
nền kinh tế Việt Nam cũng đòi hỏi sự tham gia của dịch vụ giám định. Cụ thể, sự
tiến bộ trong xã hội đã thúc đẩy sự ra đời, thúc đẩy nhu cầu về các loại hình dịch vụ
giám định kỹ thuật cao như nhu cầu định giá (chất lượng, số lượng) thiết bị nhập
khẩu vào Việt Nam cho mục đích liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, giám định về môi trường, giám định kiểm tra không phá hủy, giám định
lường bồn, giám định dầu thô, … Dự tính nhu cầu giám định trong các lĩnh vực
cơng nghiệp, hàng hải, dầu khí, … sẽ ngày càng gia tăng. Ngồi ra, kết quả của
chính sách “đổi mới” Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời Việt
Nam đã và đang tham gia vào thị trường quốc tế đã và sẽ tạo ra các yêu cầu mới
trong tương lai đối với dịch vụ giám định. Ví dụ việc phát hiện các hành động man
trá, chẳng hạn như việc nâng giá thiết bị góp vốn, là việc quan trọng và cần thiết
phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh để ngăn chặn sự lợi dụng hệ thống. Nếu
không có các cơng ty giám định độc lập tầm cỡ quốc tế có khả năng thực hiện giám
định chuẩn thì các chính sách của chính phủ sẽ khơng thực hiện một cách có hiệu
quả.
Như vậy, giám định thương mại là nhu cầu thiết yếu và ngày càng trở thành
điều thiết yếu trong thương mại quốc tế và rất nhiều giao dịch khác.15 Xem xét vai
trò của hoạt động này dưới một số góc độ như sau:
1.5.1. Đối với nền kinh tế
Giám định thương mại góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát

triển: Giám định thương mại là hoạt động của tổ chức thứ ba trung lập, khách quan
với đầy đủ các điều kiện về nhân sự và phương tiện để kiểm tra, xác nhận tình trạng
thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ, …. Do vậy, giám định là yếu tố hỗ
trợ đắc lực cho hoạt động giao thương thương mại. Sự hỗ trợ đắc lực này thể hiện ở
hai vai trò. Thứ nhất, giám định sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của các bên có liên
quan trong hợp đồng, từ đó ngăn ngừa những nghi ngờ, mâu thuẫn và hạn chế một
phần các rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Thứ hai, trong trường hợp có tranh chấp,
15

Phan Tiến Nguyên – Trương Mộc Lâm – Thái Văn Cách (1996), Giám định hàng nhập khẩu bị tổn thất,
NXB Tài Chính, tr. 307


16

chứng thư giám định được sử dụng như một chứng cứ khách quan có giá trị pháp lý
để các bên có thể giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hạn chế sự tổn thất về
uy tín và vật chất gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Có thể thấy, giám định
thương mại là cơng cụ góp phần tạo ra niềm tin và quan hệ hợp tác hữu nghị giữa
các chủ thể trong quan hệ giao thương. Giữa giám định thương mại và các hoạt
động thương mại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giám định thương mại tốt sẽ
thúc đẩy sự phát triển của thương mại và khi thương mại phát triển sẽ tạo điều kiện
để giám định thương mại được mở rộng.
Góp phần tạo việc làm cho người lao động: với vai trò ngày càng trở nên
quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng,
dịch vụ giám định thương mại đang thu hút lực lượng lao động ngày càng lớn.
Chính đặc điểm này mà giám định thương mại góp cơng trong việc giảm gánh nặng
về thất nghiệp cho nhà nước. Bên cạnh đó, đặc thù tác nghiệp tại hiện trường vào
mọi thời điểm, khối lượng và áp lực công việc đôi khi khá lớn đã tạo nên nguồn thu
nhập có thể cải thiện đời sống cho người lao động. Hơn nữa, xu hướng phát triển

dịch vụ giám định thương mại như hiện nay sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận
với thị trường quốc tế về hoạt động giám định thương mại nói riêng và các hoạt
động dịch vụ thương mại nói chung, khi đó thu nhập cho người lao động cũng tăng
theo.
1.5.2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan đến đối tượng giám định
Giám định thương mại là một công cụ hiệu quả giúp các chủ thể liên quan
đến đối tượng giám định giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Giám định thương mại
có thể tham gia vào tồn bộ q trình giao thương, từ khâu sản xuất cho đến khâu
mua bán, vận chuyển cho đến nhập – bảo quản – xuất (kho bãi). Với sự tham gia
này, quyền lợi của các chủ thể được bảo vệ bởi tổ chức giám định. Cụ thể như sau:
16

Đối với các bên liên quan trực tiếp đến đối tượng giám định:
+ Ở khâu mua bán: trong giai đoạn mua bán, các bên tham gia giao dịch
đều quan tâm đến “tình trạng thực tế” của hàng hóa giao dịch. Vì vậy, sự tham gia
của một tổ chức giám định - bên thứ ba trung lập, khách quan - tạo nền tảng cho
việc thỏa thuận ký kết và thực hiện hợp đồng một cách công bằng. Bên cạnh đó,
chứng thư của tổ chức giám định là một trong những căn cứ quan trọng để bên bán
được thanh toán tiền hàng và bên mua yêu cầu bồi thường khi có hư hỏng, sai lệch,
... xảy ra.
16

Tham khảo: Nguyễn Đào Liêm -Vinacontrol, Giới thiệu chung về giám định
Nguồn: />

17

+ Ở khâu vận chuyển: trong giai đoạn vận chuyển, đơn vị vận chuyển có
trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết nhằm tránh tổn hại hàng hóa cả về chất
lượng lẫn số lượng trong thời gian vận chuyển. Với sự tham gia của tổ chức giám

định, đơn vị vận chuyển có cơ sở để khẳng định với “chính họ” và với khách hàng
về điều kiện đảm bảo của phương tiện vận chuyển để vận tải hàng hóa theo hành
trình thỏa thuận. Ngay cả khi xảy ra trường hợp xấu nhất, đơn vị vận chuyển cũng
có cơ sở để chứng minh mình đã thực hiện hết khả năng trong việc phòng ngừa và
hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra trong q trình vận chuyển, từ đó “giải
phóng” một phần hay tồn bộ trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra. Bên cạnh đó, kết
quả giám định khối lượng, thể tích cịn là cơ sở để tính cước phí vận chuyển.
+ Ở khâu nhập – bảo quản – xuất (kho bãi): việc sử dụng dịch vụ giám
định giúp đơn vị bảo quản hàng hóa tại kho bãi chứng minh tính đảm bảo về điều
kiện của kho bãi với khách hàng. Các điều kiện được kể đến như: yêu cầu kỹ thuật
(hun trùng, sắp xếp, đảo kho…) phù hợp với số lượng, chất lượng, chủng loại hàng
hóa của khách hàng; quá trình nhập và xuất đã được giám sát chặt chẽ, bảo đảm tình
trạng hàng hóa qua các khâu nhập – bảo quản – xuất đều không thay đổi (tương
đối).
Đối với các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm,
kết quả giám định là một trong những căn cứ để xác định nguyên nhân, mức độ hư
hỏng, tổn thất, …. Kết quả giám định là cơ sở cho việc khiếu nại và yêu cầu địi bồi
thường đối với bên thứ ba có liên quan.
Đối với các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính
– tín dụng, dịch vụ giám định góp phần hỗ trợ trong việc xác định giá trị tài sản
khách hàng đặt cọc, cầm cố, thế chấp để từ đó cho ra mức vay phù hợp, đảm bảo an
tồn trong kinh doanh.
Liên quan đến cơng tác giám định cịn có hoạt động thẩm định giá. Hoạt
động này giúp cho việc định giá tài sản, định giá doanh nghiệp, … sát với giá trị
thực tế trên thị trường.
1.5.3. Đối với Cơ quan Nhà nước
Xét dưới góc độ quản lý Nhà nước, giám định là yếu tố góp phần không nhỏ
trong việc hỗ trợ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cụ
thể, kết quả giám định góp phần hỗ trợ một số cơ quan thực hiện và hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ của mình như cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chất lượng,

cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, …17
17

Tham khảo: Nguyễn Đào Liêm -Vinacontrol, Giới thiệu chung về giám định
Nguồn: />

18

Đối với cơ quan hải quan: kết quả giám định giúp cơ quan này có sự xác
định tương đối chính xác tình trạng thực tế của hàng hóa để quyết định thực hiện
hay không thực hiện thủ tục thông quan cho các lô hàng xuất nhập, đồng thời xác
định mức thuế đánh đúng quy định.
Đối với cơ quan quản lý chất lượng: kết quả giám định giúp kiểm soát việc
nhập và xuất hàng hóa đúng tiêu chuẩn chất lượng, tránh nhập những hàng hóa kém
chất lượng, khơng đạt tiêu chuẩn vào thị trường trong nước, đồng thời cũng không
cho phép xuất những hàng hóa tương tự ra thị trường quốc tế gây ảnh hưởng đến uy
tín quốc gia.
Bên cạnh đó, kết quả giám định góp phần hỗ trợ cơ quan điều tra, viện kiểm
sát, tòa án, trọng tài thương mại trong việc giải quyết những vụ tranh chấp nảy sinh
trong các lĩnh vực của xã hội. Với chức năng của mình, các tổ chức giám định giúp
những cơ quan này định giá những tài sản có liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật như: sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hủy hoại tài sản nhà nước, trộm cắp,
cướp giật, lừa đảo, buôn lậu, tham nhũng … cho đến những tài sản có liên quan đến
các tranh chấp khiếu kiện về hơn nhân gia đình, lao động, dân sự, kinh tế…
Với những lợi ích to lớn mà giám định thương mại mang lại cho nền kinh tế
cũng như cho các chủ thể liên quan, dịch vụ giám định thương mại đang ngày càng
có vai trị và được mở rộng. Hiện nay, dịch vụ giám định thương mại đang phát
triển theo hướng hội nhập để tương thích với loại hình dịch vụ này trên các nước.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, song song với việc đảm bảo ổn định chính trị,
an ninh xã hội, việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển là một trong những ưu tiên hàng

đầu của Đảng, Nhà nước. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều nhân tố
trải đều tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Một nền kinh tế phát triển luôn luôn phải
đảm bảo được ba yếu tố: Hành lang pháp lý đầu tư thơng thống, cơ chế điều tiết,
quản lý nhà nước hợp lý và môi trường đầu tư ít rủi ro. Hoạt động giám định đóng
một phần khơng nhỏ trong việc dự phịng, hạn chế rủi ro cho mơi trường đầu tư.
Ngồi ra, kết quả của chính sách “đổi mới” Việt Nam đang thu hút đầu tư nước
ngoài, đồng thời Việt Nam đã và đang tham gia vào thị trường quốc tế đã và sẽ tạo
ra các yêu cầu mới trong tương lai đối với dịch vụ giám định. Ví dụ việc phát hiện
các hành động man trá, chẳng hạn như việc nâng giá thiết bị góp vốn, là việc quan
trọng và cần thiết phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh để ngăn chặn sự lợi dụng
hệ thống. Nếu khơng có các cơng ty giám định độc lập tầm cỡ quốc tế có khả năng
thực hiện giám định chuẩn thì các chính sách của chính phủ sẽ khơng thực hiện một
cách có hiệu quả.


19

Như vậy, giám định thương mại là nhu cầu thiết yếu và ngày càng đóng vai
trị quan trọng trong giao lưu thương mại. Việc sử dụng giám định độc lập đã trở
thành điều thiết yếu trong thương mại quốc tế và rất nhiều giao dịch khác.18
1.6. Vai trò của pháp luật giám định thƣơng mại
1.6.1. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân liên quan
Với bản chất và đặc điểm của mình, pháp luật đóng vai trị quan trọng trong
mọi lĩnh vực của xã hội, là phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân. Có thể nói, hệ thống pháp luật là hành lang pháp lý xác lập, điều
chỉnh và kiểm soát các hoạt động thương mại, đảm bảo cho mỗi hoạt động này phát
triển bền vững. Đồng thời, hệ thống pháp luật là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của
mỗi chủ thể khỏi bị xâm hại bởi chủ thể khác. Đối với giám định thương mại – một
hoạt động thương mại dịch vụ liên quan tới quyền lợi của nhiều chủ thể – chức năng
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân liên quan của pháp luật

thể hiện như sau:
Thứ nhất, pháp luật là cơ sở xác định địa vị pháp lý của tổ chức giám định
và các chủ thể tham gia hoạt động giám định thương mại; xác định hành vi kinh
doanh và các điều kiện, thủ tục cần tuân thủ. Nhà nước bảo vệ khách hàng trong
quan hệ giám định thương mại thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn về mặt kỹ
thuật và các yêu cầu cần tuân thủ để buộc tổ chức giám định phải tuân thủ. Bên
cạnh đó, việc xây dựng cơ chế giải quyết sai phạm hợp lý cũng góp phần phịng
ngừa, hạn chế sai phạm, đảm bảo cân bằng quyền lợi của các chủ thể liên quan.
Thứ hai, pháp luật là phương tiện để các chủ thể tham gia hoạt động giám
định thương mại xác lập, thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khỏi sự xâm hại của chủ thể khác; là phương tiện để Nhà nước thực hiện
nghĩa vụ của mình với cơng dân và công dân thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Thông qua pháp luật, Nhà nước tạo mơi trường an tồn, thuận lợi, tin cậy và chính
thức cho hoạt động sản xuất-kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại nói riêng phát huy hiệu quả.
Những phân tích trên cho thấy, việc Nhà nước can thiệp vào hoạt động giám
định thương mại với tư cách là chủ thể quản lý bằng các quy định của pháp luật là
cần thiết. Sự can thiệp này nhằm bảo vệ, cân bằng quyền lợi hợp pháp cho các bên,
đồng thời thiết lập kỷ cương trong lĩnh vực giám định thương mại.
1.6.2. Bảo đảm mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong giao thương.

18

Phan Tiến Nguyên – Trương Mộc Lâm – Thái Văn Cách (1996), Giám định hàng nhập khẩu bị tổn thất,
NXB Tài Chính, tr. 307


×