Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hà Nhi.
Mã số sinh viên: 0955010168.
Lớp: Chất lượng cao Khóa 34.
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Minh Hiệp

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHĨA 34 (KHĨA HỌC 2009 - 2013)

PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hà Nhi
MSSV: 0955010168
Lớp: Chất lượng cao Khóa 34


Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Minh Hiệp

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
thông tin nêu trong luận văn là trung thực. Các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn
đầy đủ nếu khơng thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của tôi.

Tác giả luận văn

BÙI THỊ HÀ NHI


MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

Tình hình nghiên cứu

2


Mục đích nghiên cứu

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3

Bố cục khóa luận

4

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoàn thuế nhập khẩu

5

1.1. Khái quát chung về hoàn thuế nhập khẩu

5

1.1.1. Khái niệm hoàn thuế nhập khẩu

5

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động hồn thuế nhập khẩu


7

1.1.3. Vai trị của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu

11

1.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu

15

1.2.1. Các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu

15

1.2.2. Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu

20

1.2.3. Chế tài đối với hành vi trái pháp luật trong hoạt động hoàn thuế nhập khẩu 23
1.3. So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia về hoạt động 25
hoàn thuế nhập khẩu
1.3.1. Khái quát chung các quy định của pháp luật Australia về hoạt động hoàn 25
thuế nhập khẩu
1.3.2. Mối tương quan giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia về hoạt 27
động hoàn thuế nhập khẩu
1.3.3. Những kinh nghiệm có thể áp dụng cho pháp luật Việt Nam trong hoạt 29


động hoàn thuế nhập khẩu
Chƣơng 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hoàn thuế nhập khẩu tại Việt Nam 31

và hƣớng hồn thiện
2.1. Tổng quan tình hình hồn thuế nhập khẩu trong thời gian qua

31

2.2. Một số hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật hoàn thuế nhập 33
khẩu
2.2.1. Hạn chế trong các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu

33

2.2.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hoàn thuế 36
nhập khẩu
2.3. Hƣớng hoàn thiện pháp luật hoàn thuế nhập khẩu Việt Nam

39

2.3.1. Xây dựng các quy định của pháp luật theo đúng cam kết tại các điều ước 40
quốc tế
2.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về hoàn thuế nhập khẩu

41

2.3.3. Nâng cao tổ chức, quản lý và chất lượng cán bộ, công chức hải quan

46

2.3.4. Hướng phát triển đối với Việt Nam về quy định về hoàn thuế nhập khẩu

48


Kết luận

50

Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3


LỜI MỞ ĐẦU

T nh c p thiết của đề tài
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, b ng việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới WTO World Trade Organization , Việt Nam đã có
nhiều thay đổi mạnh m về mặt kinh tế, chính trị và ngoại giao. Các hoạt động
ngoại thương, quan hệ mua bán hàng hóa với nước ngồi diễn ra ngày càng sơi
động và đa dạng, phát triển mạnh dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam c ng gặp phải những thách thức, khó khăn đối với
việc bảo vệ nền kinh tế, sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng song song với
việc thực hiện các cam kết với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm
quan trọng và những khó khăn của hoạt động xuất nhập khẩu trong thời k hội
nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã có những chính sách điều ch nh, quản lý kịp
thời và hiệu quả các hoạt động trên. Trong số đó, pháp luật về thuế nhập khẩu
cùng với pháp luật về thuế xuất khẩu đóng vai trị quan trọng và được xem là
một cơng cụ hữu hiệu trong việc điều tiết v mô nền kinh tế, bảo vệ nền kinh tế nội
địa, giúp nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, chính trị c ng như ngoại
giao với nước ngoài, đồng thời hướng tới việc thực thi các cam kết quốc tế khi
tham gia vào WTO.

Pháp luật Việt Nam về thuế nhập khẩu bên cạnh nhiều quy định quan trọng
như quy định về những trường hợp không chịu thuế nhập khẩu, thuế suất thuế
nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu, cịn phải đề cập đến hồn
thuế nhập khẩu. Hồn thuế nhập khẩu trong đóng vai trị chủ đạo trong việc hướng
tới mục tiêu đảm bảo sự công b ng về quyền lợi vật chất cho người nộp thuế,
khuyến khích phát triển sản xuất xuất khẩu. Vì vậy, đây là một quy định cần thiết,
không thể thiếu trong pháp luật thuế nhập khẩu. Các quy định về hoàn thuế nhập
khẩu được đề cập và ban hành cụ thể tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1991. Ngày càng được hoàn thiện, ch nh lý và s a đổi nh m phù hợp với điều kiện
kinh tế của quốc gia c ng như xu hướng mở c a giao lưu với nền kinh tế quốc tế
tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005. Qua gần 8 năm được áp dụng trên
thực tế, pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu đã chứng t và hồn thiện được vai trị
mà Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp
luật về hoàn thuế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm

1


quyền gặp nhiều vướng mắc, còn tồn tại nhiều điểm chưa thực sự khoa học và hợp
lý trên thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoàn thuế nhập khẩu đối với sự phát
triển kinh tế của quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với những vướng mắt
trên thực tiễn áp dụng, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về hồn thuế nhập khẩu”
nh m tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, từ đó có thể góp phần đưa ra một số ý
kiến nh m hoàn thiện các quy định của pháp luật về hồn thuế nhập khẩu trong
tương lai gần.
Tình hình nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu hiện nay chủ yếu về pháp luật thuế nhập khẩu,
trong đó đề cập một cách sơ lược nội dung của hồn thuế nhập khẩu. Việc tìm hiểu
sâu hơn về quan điểm của các nhà làm luật, các nhà luật học về vấn đề này vẫn

cịn khó khăn do các bài viết về hồn thuế nói chung và hồn thuế nhập khẩu nói
riêng vẫn chưa nhiều và chun sâu. Trong những năm vừa qua, các cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này mang tính nổi bật bao gồm: Hoàn thuế nhập khẩu các
nguyên liệu sản xuất xuất khẩu phải đáp ứng các nguyên tắc của WTO, tác giả
Nguyễn Ngọc Sơn, và Luận văn thạc s về “Pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập
khẩu” 2010, tác giả Trần Trung Hịa. Có thể nói, hai cơng trình nghiên cứu trên đã
sơ lược về các đặc trưng của hoàn thuế nhập khẩu, vai trị quan trọng của hồn
thuế nhập khẩu trong thời k hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nêu ra được các
bất cập tại nhiều quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu quy định tại thời
điểm đó. Tuy nhiên, với nhiều s a đổi, bổ sung về quy định của pháp luật hoàn
thuế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay, tác giả nhận thấy cần thiết để đưa ra một
bài viết mang tính cập nhật, sát với các quy định hiện thời nh m tìm ra những lổ
hổng làm ảnh hưởng đến tính khoa học và hợp lý của pháp luật về hoàn thuế nhập
khẩu.
Mục đ ch nghiên cứu
Khi chọn đề tài “Pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu”, tác giả đã đặt ra các
mục tiêu sau cho Khóa luận cuối khóa:
1. Nêu được các đặc điểm của hoàn thuế nhập khẩu, nh m giúp phân biệt với các
hoạt động khác trong xuất khẩu, nhập khẩu dễ dàng hơn.

2


2. Đưa ra được các ý ngh a của quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu
trong giai đoạn hiện nay. Khẳng định việc cần thiết của các quy định pháp luật về
hồn thuế nhập khẩu.
3. Phân tích các quy định mới của nhà làm luật về quy định hoàn thuế hiện hành.
4. Đưa ra được mối tương quan giữa pháp luật Việt Nam và Australia về hoàn thuế
nhập khẩu. Từ đó đánh giá được tính khoa học của pháp luật Việt Nam về hoàn
thuế nhập khẩu so với quy định của quốc gia phát triển điển hình, đồng thời học

h i được các quy định phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam.
5. Đưa ra được tình hình hồn thuế trên thực tế tại địa bàn t nh Đồng Nai từ năm
2010 cho đến năm 2012. Khảo sát ý kiến của một số doanh nghiệp trên địa bàn. Từ
đây rút ra được những điểm chưa thực sự có hiệu quả khi áp dụng vào thực tế của
quy định về hoàn thuế nhập khẩu hiện hành.
6. Đưa ra một số đóng góp nh m mục đích đảm bảo tính khoa học và thực tế cho
các quy định về hoàn thuế nhập khẩu trong tương lai gần.
Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của khóa luận là
-Các vấn đề lý luận về hồn thuế nhập khẩu; các quy định của pháp luật về hoàn
thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
-Thực trạng áp dụng pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là:
-Các quy định của pháp luật hiện hành về hoàn thuế nhập khẩu tại Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2005; Luật Quản lý thuế 2006 được s a đổi, bổ sung năm
2012; và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm: Nghị định 87/2010/NĐ-CP
quy định về Hướng dẫn chi thiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Nghị định 97/2007/NĐ-CP quy định về được s a đồi, bổ sung bởi Nghị Định
18/2009/NĐ-CP quy định về x phạt hành chính trong l nh vực hải quan; Thông
tư 194/2010 quy định về Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
-Đưa ra mối tương quan giữa quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu Việt
Nam và Australia.

3


-Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu trong

khoảng thời gian từ năm 2010 cho đến 2012 trên toàn quốc, với số liệu ví dụ cụ
thể tại địa bàn t nh Đồng Nai.
Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
-Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lenin để nghiên
cứu và trình bày các nội dung về lý luận và thực tiễn. Được thể hiện xuyên suốt
Khóa luận, dưới dạng đưa ra các dẫn chứng để chứng minh cho các luận điểm.
-Vận dụng phương pháp biện chứng lịch s trong việc phân tích các quy định hiện
hành về hồn thuế nhập khẩu, đồng thời đối chiếu, so sánh với các quy định được
thay thế. Nh m tìm ra được điểm mới, sự kế thừa c ng như hướng phát triển của
các quy định về hoàn thuế nhập khẩu. Phương pháp này được áp dụng tại Mục 1.2
về Nội dung của pháp luật thuế Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu tại Khóa luận
này.
-Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc x lý các số liệu thực tế
về hoạt động hoàn thuế nhập khẩu trên địa bàn t nh Đồng Nai, thơng qua bảng cân
đối kế tốn từ năm 2010 đến năm 2012. Nh m mục đích làm rõ thông điệp ẩn dưới
dạng chuỗi số liệu, giúp cho việc nghiên cứu dễ hiểu hơn. Phương pháp này được
áp dụng cụ thể tại Mục 2.1 về Tổng quan tình hình hồn thuế trong thời gian qua
của Khóa luận này
-Vận dụng phương pháp khảo sát thực tế trong việc tiếp cận các ý kiến của cán bộ
hải quan, doanh nghiệp về những vướng mắc mà họ gặp phải khi áp dụng pháp
luật về hồn thuế trên thực tế. Nh m có một cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động
hồn thuế nhập khẩu. Phương pháp này được áp dụng cụ thể tại Mục 2.2.2 về Hạn
chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hoàn thuế nhập khẩu tại
Khóa luận này.
Với việc áp dụng phối hợp các phương pháp trên một cách phù hợp và khoa
học s giúp Khóa luận dễ hiểu, sát với thực tế, c ng như giúp tác giả đạt được các
mục tiêu đưa ra.

4



Bố cục khóa luận
Khóa luận ngồi Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, bao gồm hai nội dung chính sau dây:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoàn thuế nhập khẩu
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luận hoàn thuế nhập khẩu tại Việt Nam và
hướng hoàn thiện

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về hoàn thuế nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm hoàn thuế nhập khẩu
Để nghiên cứu một cách hiệu quả đề tài Pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu,
chúng ta cần có một cái nhìn bao qt và tồn diện khái niệm về “hồn thuế nhập
khẩu” dưới nhiều khía cạnh, từ đó rút ra một khái niệm dưới góc độ pháp lý phù
hợp nhất theo quy định hiện nay. Việc đưa ra một khái niệm đúng tinh thần của
pháp luật s giúp tiếp cận đề tài dễ dàng hơn, c ng như nắm bắt được những vấn
đề chính yếu, quan trọng xuyên suốt quá trình tìm hiểu.
Theo từ điển tiếng Việt “hồn” có ngh a là “trả lại…”1 và “thuế ” có ngh a
là “khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài
sản, nghề nghiệp,v.v. buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định”2, như vậy
đứng dưới góc độ ngơn ngữ học, “hồn thuế nhập khẩu” có thể được hiểu là việc
Nhà nước trả lại khoản tiền hay hiện vật mà các cá nhân, tổ chức đã nộp cho Nhà
nước theo quy định khi nhập khẩu hàng hóa
Dưới góc độ người nộp thuế, “hoàn thuế nhập khẩu” xem như là việc được
nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế nhập khẩu mà mình đã ứng trước đó.
Dưới góc độ của Nhà nước, đây là việc Nhà nước đồng ý hoàn trả lại số
tiền thuế mà l ra thu vào ngân sách nhà nước nh m đảm bảo công b ng về mặt tài

chính cho người nộp thuế nhập khẩu c ng như đảm bảo các chính sách về kinh tế,
pháp luật, xã hội của Nhà nước.
Dưới góc độ kinh tế, “hoàn thuế nhập khẩu” được xem là việc Nhà nước
chấp nhận hoàn trả một khoản tiền thuế nhập khẩu đã thu vào ngân sách Nhà nước
cho người nộp thuế theo những trường hợp mà pháp luật quy định.
Dưới khía cạnh pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu, vẫn chưa hề
có bất k quy định chính thức nào trong các văn bản quy phạm pháp luật về khái
niệm “hoàn thuế nhập khẩu”. Tuy vậy, theo một số tài liệu tham khảo về Luật
Thuế, hoàn thuế nhập khẩu hiện nay có hai cách hiểu. Theo cách hiểu thứ nhất,
“hồn thuế nhập khẩu” được hiểu “là trường hợp cơ quan hải quan tiến hành hoàn
trả lại toàn bộ hoặc một phần số thuế nhập khẩu mà tổ chức cá nhân đã nộp vào

1

Viện ngôn ngữ học (2002),Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb.Tp.Hồ Chí Minh, tr.396.
Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Tlđd 1 . Tr.886.

2

6


ngân sách Nhà nước”3 hoặc theo cách hiểu thứ hai, “hoàn thuế nhập khẩu” “là việc
cơ quan thu thuế ra quyết định trả lại cho đương sự số tiền thuế mà họ đã nộp thừa
hoặc cơ quan thuế đã thu mà khơng có cơ sở pháp lý”.4
Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Trung Quốc 20035, khơng hề có
điều luật giải thích từ ngữ “hồn thuế nhập khẩu” là gì mà ch quy định cụ thể
trong các điều luật về những trường hợp được hồn thuế nhập khẩu.6 Thơng qua
đó, có thể thấy “hồn thuế nhập khẩu” đứng dưới góc độ pháp luật Trung Quốc
c ng được xem là một quy định về việc trả lại cho các chủ thể đóng thuế khoản

thuế nhập khẩu mà họ đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo luật Australia, “hoàn thuế nhập khẩu” Theo tiếng anh “Refund
import custom duty” là việc người nộp thuế được hồn lại mơt phần hoặc tồn bộ
ngh a vụ thuế mà họ đã nộp cho hàng hóa nhập khẩu nếu rơi vào các trường hợp
mà pháp luật quy định.7 Ngoài việc trả lại tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo như
khái niệm trên, tức “Refund import custom duty”, pháp luật Autralia về thuế quan
cịn có thêm định ngh a “Drawback”, được dùng để nói đến một hình thức hoàn
thuế nhập khẩu khác, ch về việc “cho phép các cơng ty xuất khẩu được hồn thuế
nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, mà hàng hóa này s được x lý, chế biến
hoặc xem như một phần gắn liền với các sản phẩm khác để xuất khẩu hoặc xuất
khẩu nguyên trạng hàng hóa đã nhâp khẩu. ”8 Nếu so sánh khái niệm “hồn thuế
nhập khẩu” dưới góc độ của pháp luật Australia9 với Việt Nam, có thể nhận thấy,
khái niệm về “hoàn thuế nhập khẩu” của Australia được phân chia một cách rõ
ràng thành hai loại đó là “Refund” và “Drawback”10. Việc phân chia của Australia
như trên là dựa vào mục đích của hồn thuế nhập khẩu đối với những trường hợp
3

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), giáo trình Luật Thuế, chủ biên T.S Nguyễn Thị
Thủy, Nxb Hồng Đức, tr143
4
Trường Đại học luật Hà Nội (2008), giáo trình Luật thuế Việt Nam, chủ biên T.S Phạm Thị Giang Thu.
Nxb Công an nhân dân, tr.163
5
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu Trung Quốc được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2003 và có hiệu lực
vào ngày 1 tháng 1 năm 2004.
6
Theo Điều 41 và Điều 50 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Trung Quốc 2003 xem thêm tại Phụ lục 1.
7
“Refund of custom import duty” can be understood as follow “Under certain circumstances prescribed by
legislation you may be entitled to a refund of some, or all, of the duty that you have paid on imported

goods.” Theo />8
“The Duty Drawback” can be understood as follow “enabling exporting companies to obtain a refund of
Custom duty paid on imported goods where those goods will be treated, processed, or incorporated into
other goods for export, or are exported unused since importation” theo
/>9
Và quy định của một số quốc gia khác như India, Thailand… đều chia chế độ hoàn thuế nhập khẩu thành
hai loại đó là “Refund” và “Drawback”.

7


cụ thể được quy định trong luật. Nhưng xét cho cùng, tuy có sự phân chia như vậy,
hồn thuế nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia vẫn mang bản chất giống nhau.
“Hồn thuế nhập khẩu” chính là việc Nhà nước trả lại số tiền thuế nhập khẩu mà
chủ thể nộp thuế nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, qua các khái niệm “hoàn thuế nhập khẩu” dưới nhiều góc độ,
c ng như so sánh với khái niệm của một số quốc gia trên thế giới, tuy mang cách
diễn đạt khác nhau và câu chữ khá đa dạng nhưng đều mang mơt ngh a chung đó
là hoạt động trả lại khoản thuế nhập khẩu mà tổ chức, cá nhân đã nộp vào ngân
sách nhà nước.
Sau khi tiếp cận và có một cái nhìn bao qt về các cách tiếp cận trên,
“hồn thuế nhập khẩu” dưới góc độ pháp lý, có thể được hiểu là trường hợp mà
chủ thể nộp thuế nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước, có
quyền u cầu hồn thuế nhập khẩu nếu rơi vào các trường hợp quy định trong
luật và theo trình tự và thủ tục luật định.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động hoàn thuế nhập khẩu
Hoàn thuế nhập khẩu là một hoạt động khá quan trọng, không thể thiếu
trong quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu. Việc phân biệt hoàn thuế nhập
khẩu với miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu là rất cần thiết. Vì vậy, chúng
ta cần biết và nắm rõ những đặc điểm của hồn thuế nhập khẩu, nh m hình thành

những kiến thức nền tảng về bản chất của hoàn thuế nhập khẩu, c ng như tránh sự
nhầm lẫn khi nghiên cứu về hoàn thuế nhập khẩu với các hoạt động khác.
Thứ nh t, hoàn thuế nhập khẩu chỉ xảy ra trong trƣờng hợp ngƣời nộp
thuế đã nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nƣớc. Theo như khái niệm đã
nêu và phân tích, Nhà nước ch có thể hồn trả khoản thuế nhập khẩu theo yêu cầu
của người nộp thuế khi họ đã nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Bởi nếu chủ thể
yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu vẫn chưa hồn thành ngh a vụ nộp thuế nhập khẩu,
thì phía Nhà nước s không thể b ra một khoản tiền để hồn lại theo u cầu đó.
Đồng thời, việc hồn lại thuế nhập khẩu trong trường hợp người nộp thuế chưa
nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước s khơng thể đảm bảo bảo được lợi
ích về mặt tài chính cho Nhà nước. Ví dụ: dù xảy ra tình huống hoàn thuế nhập
khẩu khi chưa nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước đi chăng nữa, thì hành
động trên của Nhà nước c ng không thể xem là hồn thuế nhập khẩu bởi nó khơng
phù hợp với ý ngh a và tính chất của hoạt động “hồn”. Do “hoàn” trong “hoàn

8


thuế nhập khẩu” ngh a là trả lại khoản thuế nhập khẩu đã thu vào ngân sách nhà
nước.
Việc Nhà nước ch hoàn thuế khi người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu
vào ngân sách nhà nước chính là một đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động
này với những hoạt động khác như miễn thuế nhập khẩu. Bởi miễn thuế nhập khẩu
là một hình thức mà đối tượng nộp thuế không cần phải nộp thuế nhập khẩu mà l
ra có trách nhiệm phải nộp, do hàng hóa nhập khẩu s được s dụng trong nước
nhưng n m trong danh mục được hưởng ưu đãi từ phía Nhà nước. Như vậy, đối
với hoạt động miễn thuế nhập khẩu, việc đã hồn thành ngh a vụ nộp thuế nhập
khẩu khơng phải là một điều kiện cần mà chủ thể đó phải đáp ứng. Ngh a là, chủ
thể thể nộp thuế nhập khẩu s được miễn thuế nhập khẩu khi mà có hành vi nhập
khẩu hàng hóa được phép qua biên giới, và hàng hóa nhập khẩu được tiêu dùng

trong nội địa thuộc trường hợp được miễn hoặc được xét miễn thuế nhập khẩu.
Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa đặc trưng của miễn thuế nhập khẩu và hoàn
thuế nhập khẩu.
Hoàn thuế nhập khẩu ch xảy ra khi người nộp thuế đã nộp thuế vào ngân
sách nhà nước là một đặc điểm được nhiều quốc gia khác thừa nhận thông qua
cách quy định của pháp luật về vấn đề này. Ví dụ như theo Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu Trung Quốc 2003, tại Điều 41, quy định về hoàn thuế nhập khẩu
trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được s dụng trong việc sản xuất hàng xuất
khẩu, người nộp thuế s được hoàn thuế nhập khẩu đối với khoản thuế trước đó đã
thu.11 Hay theo Luật Hải Quan của Thailand, Australia, việc hoàn thuế nhập khẩu
c ng ch được đề cập đến khi đã hoàn thành ngh a vụ nộp thuế nhập khẩu, hay có
sự nộp thừa số thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước.12
Như vậy, việc hoàn thuế nhập khẩu ch có thể xảy ra khi người có yêu cầu
hoàn thuế đã nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách trước đó. Ngh a là, việc hồn
thành ngh a vụ nộp thuế nhập khẩu chính là điều kiện cần để được yêu cầu hoàn
thuế nhập khẩu. Điều kiện này khơng ch là đặc điểm riêng của hoạt động hồn
thuế tại Việt Nam, mà còn của các nước khác trên thế giới như đã nêu ví dụ ở trên.
11

“refund the duties previously collected” tạm dịch “hoàn lại khoản thuế đã thu trước đó”-Theo Điều
41/Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Trung Quốc 2003.
12
Theo tinh thần của Luật hải quan Thailand: “…of Customs duties paid” tạm dịch “đối với ngh a vụ thuế
quan đã trả” theo
/>y+drawback+under+section+19+bis/dutydrawbackunder
Theo tinh thần của Luật hải quan Australia: “have paid on imported goods” tạm dịch “đã trả cho hàng hóa
nhập khẩu” theo />
9



Thứ hai, hồn thuế nhập khẩu có thể là hồn lại một phần hoặc toàn
bộ khoản thuế nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Khi nói đến hồn
thuế nhập khẩu, không thể hiểu một cách đơn giản r ng, người có u cầu hồn
thuế nhập khẩu s được hoàn lại toàn bộ khoản thuế nhập khẩu mà họ đã nộp vào
ngân sách nhà nước. Việc đề cập đến khoản thuế nhận được sau khi hoàn thuế, cần
được hiểu, tùy từng trường hợp khác nhau mà pháp luật có những quy định phù
hợp.
Việc pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu quy định hoàn thuế một phần hoặc
toàn bộ khoản thuế nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà nước là dựa vào từng
trường hợp cụ thể. Sở d tồn tại quy định như vậy là dựa vào tính chất của từng
trường hợp được xét hoàn thuế, xem xét mức hoàn thuế nào là phù hợp và khoa
học, vừa tránh tổn thất về mặt tài chính cho Nhà nước, vừa tránh sự bất cơng b ng
cho phía người nộp thuế, đồng thời, tạo ra được một quy định pháp luật về hồn
thuế nhập khẩu mang tính cơng b ng một cách tương đối giữa những người có u
cầu hồn thuế nhập khẩu với nhau.
Theo pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu. việc hồn thuế nhập
khẩu có thể được hồn lại một phần hoặc tồn bơ được quy định cụ thể trong Luật
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005. Ví dụ như, yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu trong
trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu nhưng trên thực tế không nhập khẩu 13 s được
hoàn lại toàn bộ số thuế nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà nước. Việc hoàn lại
khoản thuế nhập khẩu trong trường hợp này là hợp lý, bởi l hành vi nhập khẩu
đối với hàng hóa đã nộp thuế chưa hồn tất, ngh a là khơng hề có hành vi nhập
khẩu ở đây, nên việc thu thuế nhập khẩu là khơng có căn cứ. Hay trường hợp yêu
cầu hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế
nhập khẩu ít hơn14, như vậy khoản tiền thuế được hoàn s tương ứng với phần thuế
nhập khẩu đã nộp cho số hàng hóa khơng nhập khẩu chứ khơng thể là đối với toàn
bộ số thuế nhập khẩu đã nộp cho cả kho hàng trước đó. Từ hai ví dụ trên, rõ ràng
ta đã có thể thấy được sự hợp lý đối với việc tùy theo trường hợp mà Nhà nước s
hoàn lại một phần hoặc tồn bơ khoản thuế nhập khẩu đã nộp vào ngân sách nhà
nước.

Việc quy định như vậy của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu giúp xây
dựng một hệ thống pháp luật hợp lý, khoa học, tạo ra được sự công b ng giữa
13
14

Điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005.
Điểm c Khoản 1 Điều 19 Luật Thuê xuất khẩu, nhập khẩu 2005.

10


những người nộp thuế. Từ đây gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, ổn
định xã hội.
Thứ ba, hoàn thuế nhập khẩu phù hợp với quy tắc thuế gián thu khơng
đánh vào các loại hàng hóa khơng dùng cho tiêu dùng nội địa. Hoàn thuế nhập
khẩu là một quy định quan trọng của pháp luật về thuế nhập khẩu. Chính vì vậy,
các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu cần được quy định một cách
hợp lý, khoa học và không trái với các nguyên tắc của thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, có đối tượng chịu thuế là những hàng
hóa được phép nhập khẩu qua c a khẩu, biên giới quốc gia. 15 Tuy nhiên, không
phải tất cả các loại hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới quốc gia đều là
đối tượng chịu thuế nhập khẩu, mà các loại hàng hóa này phải có sự tác động đến
thị trường nội địa hoặc được tiêu dùng trong nội địa.
Thuế nhập khẩu được đặt ra nh m bảo hộ nền sản xuất trong nước b ng
cách làm tăng giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu so với mặt hàng tương tự được
sản xuất trong nội địa. Mặc dù việc thu thuế nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích cho
phía nhà sản xuất trong nước nhưng lại gián tiếp gây bất cơng b ng cho người tiêu
dùng. Chính vì vậy việc xác định đối tượng chịu thuế nhập khẩu là rất quan trọng,
một mặt giúp khơng thất thốt khoản thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác đảm
bảo sự công b ng và hơp lý của pháp luật về thuế nhập khẩu.

Như vậy, những loại hàng hóa khơng có sự tác động đến nền kinh tế nội địa
hoặc không được tiêu dùng trong nội địa, Nhà nước s không đủ căn cứ để đánh
thuế nhập khẩu. Trong trường hợp đã thu thuế nhập khẩu đối với những hàng hóa
rơi vào trường hợp trên, cần có một quy định hợp lý và khoa học. Chính vì vậy,
Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 đã đưa ra các quy định về những trường hợp
được hoàn thuế nhập khẩu bao gồm: nhập khẩu ít hơn khai báo hải quan; hàng hóa
cịn lưu kho lưu bãi hải quan mà được xuất khẩu; hàng hóa đã nhập khẩu nhưng
phải xuất khẩu; những trường hợp tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật;
hoặc hàng hóa được nhập về để sản xuất hàng xuất khẩu; hoặc trường hợp máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép
tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi cơng xây dựng, lắp đặt cơng trình,
phục vụ sản xuất hoặc mục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu. Những trường hợp
nêu trên, rõ ràng có hành vi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhưng sau đó, lại
15

C a khẩu, biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 1 Nghị định 149/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005.

11


khơng hề có hoặc khơng cịn hành vi tiêu dùng trong nội địa hoặc khơng có
hoặc khơng cịn sự ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước, vì vậy việc thu thuế
nhập khẩu trong những trường hợp nêu trên là khơng đủ căn cứ c ng như khơng
cịn phù hợp với các nguyên tắc đánh thuế của thuế nhập khẩu. Như vậy, quy định
của pháp luật về các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu là hợp lý và qua đó
c ng chứng t được hồn thuế nhập khẩu phù hợp với nguyên tắc thuế gián thu,
không đánh vào hàng hóa khơng dùng cho tiêu dùng nội địa.
Việc đưa ra ba đặc điểm cơ bản của hoàn thuế nhập khẩu khơng những giúp
ích cho việc phân biệt các hoạt động khác trong hoạt động nhập khẩu, mà còn

phần nào thể hiện được những ý ngh a nhất định đối với Nhà nước c ng như các
chủ thể có yêu cầu hồn thuế nhập khẩu. Với những đặc tính trên, hồn thuế nhập
khẩu giúp tránh được tình trạng thất thốt ngân sách Nhà nước, tạo dựng được các
quy định pháp luật chặt ch , phù hợp với bản chất của thuế. Từ đó tạo dựng được
sự tin tưởng của người có u cầu, tạo cho họ có cảm giác cơng b ng về mặt tài
chính.
1.1.3. Vai trị của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu
Hoàn thuế nhập khẩu là một hoạt động mang tính quan trọng, nhất là khi
Việt Nam đang trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO và
trong công cuộc mở rộng việc giao thương với nhiều nước trên thế giới. Các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng sơi động và đa dạng. Chính vì vậy, các quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói chung c ng như quy định của
pháp luật về hồn thuế nhập khẩu nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với Nhà
nước trong việc quản lý, định hướng hoạt động của nền kinh tế, xã hội trong thời
k hiện nay. Cụ thể pháp luật về hồn thuế nhập khẩu có những vai trị sau
Thứ nh t, pháp luật về hồn thuế nhập khẩu góp phần giúp Nhà nƣớc
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trong thời k hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc
giao thương với nước ngồi diễn ra ngày càng sơi động và đa dạng. Bên cạnh mặt
tích cực như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu diễn ra mạnh, tăng thu nhập cho
ngân sách Nhà nước, các hoạt động kinh doanh và sản xuất được mở rộng và phát
triển, vẫn tồn tại những tiêu cực, phức tạp, khó kiểm sốt trong hoạt động này, từ
đó dễ gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước c ng như của người dân. Việc quản
lý hoạt động trên của Nhà nước b ng các mệnh lệnh hành chính khơng cịn phù
hợp với tình hình c ng như bối cảnh hiện nay của đất nước, chính vì vậy, pháp
luật về hồn thuế nhập khẩu đóng vai trị quan trọng, đưa ra các chuẩn mực mang

12


tính định hướng về việc hồn thuế nhập khẩu, hướng các hoạt động này n m trong

một hành lang pháp lý và đi theo lối đi của Nhà nước ở tầm v mơ. Nhờ vậy, pháp
luật về hồn thuế nhập khẩu đã trở thành một công cụ quản lý và định hướng hữu
hiệu, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và chuyển sang nền kinh tế
thị trường như Việt Nam.
Thông qua các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu, Nhà nước
gián tiếp quản lý, kiểm soát được các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu
của các cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước thơng qua hệ thống hóa đơn, chứng từ.
Theo quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu, c ng như trên thực tế, khi có
u cầu hồn thuế nhập khẩu, chủ thể có yêu cầu cần phải nộp các hóa đơn, chứng
từ liên quan đến việc đã nhập khẩu hàng hóa, sản xuất hàng xuất khẩu, xuất khẩu
hàng hóa.v.v. Nhờ đó, Nhà nước dễ dàng kiểm sốt, c ng như nắm bắt được hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và tình hình sản xuất, hoạt động của các
doanh nghiệp trên cả nước. Từ những đánh giá, xem xét thơng qua hệ thống hóa
đơn chứng từ, Nhà nước s đưa ra những định hướng, điều ch nh các quy định của
pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu sao cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và
theo một chuẩn mực mà mình đã định ra.
Bên cạnh đó, việc gián tiếp quản lý hoạt động kinh doanh thông qua hệ
thống hóa đơn chứng từ, s giúp Nhà nước nhanh chóng phát hiện ra các sai phạm
của các doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn, tránh để xảy ra các
thất thốt về mặt tài chính cho Nhà nước c ng như ổn định môi trường sản xuất
kinh doanh trong nước.
Thơng qua các quy định về hồn thuế nhập khẩu khoa học và hợp lý, Nhà
nước đã tạo dựng ra được niềm tin của người dân đối với hệ thống pháp luật vững
chắc và công b ng của mình. Từ đó, giúp cho các định hướng của Nhà nước được
ủng hộ và thực thi nghiêm túc trên thực tế. Không những vậy, việc Nhà nước đưa
ra các quy định về hoàn thuế nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa s
dụng để sản xuất hàng xuất khẩu một phần nào đó tránh được tình trạng các doanh
nghiệp nhập khẩu trái phép các nguyên liệu trên nh m trốn thuế nhập khẩu dẫn
đến tình trạng Nhà nước khơng kiểm sốt bao qt hết các hoạt động xuất nhập
khẩu trên bình diện chung.

Đồng thời, việc hồn thuế nhập khẩu ch xảy ra khi chủ thể nộp thuế nhập
khẩu đã nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nước, từ đây, Nhà nước s dễ dàng
quản lý nguồn tài chính khi hồn thuế nhập khẩu, tránh tình trạng thất thu thuế so

13


với hình thức miễn thuế nhập khẩu. Do lúc này, Nhà nước đã nắm giữ được một
khoản thuế nhất định trong tay, cùng với việc hoàn lại thuế yêu cầu phải có một sự
xem xét kỹ càng cùng với các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn. Như vậy, khả năng hồn
thuế khơng có căn cứ, hoặc việc thất thu thuế nhập khẩu của Nhà nước được giảm
thiểu một cách đáng kể. Khơng những vậy, đây cịn là một quy định thể hiện sự
công khai, minh bạch của Nhà nước đối với các khoản thuế nhập khẩu đã nộp thừa
vào ngân sách nhà nước, tránh tình trạng nhà nước chiếm dụng vốn của các doanh
nghiệp.
Như vậy, với các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu, Nhà nước
đã xây dựng được một quy định mang tính cơng b ng, nhân đạo, tạo ra sự hài hòa
giữa các quy định trong pháp luật thuế nhập khẩu với nhau. Việc thiết lập ra một
hệ thống pháp luật với nhiều ưu điểm chính là cách mà Nhà nước tạo dựng c ng
như củng cố niềm tin cho người dân, các doanh nghiệp vào công cuộc phát triển
kinh tế, ổn định xã hội. Có thể thấy r ng pháp luật về hồn thuế nhập khẩu đóng
một vai trị nhất định trong việc trợ giúp Nhà nước quản lý v mô nền kinh tế
thông qua việc điều tiết các hoạt động của sản xuất, kinh doanh c ng như đời sống
xã hội, bên cạnh đó gián tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc hoạch định đường
lối phát triển kinh tế trên tầm v mơ.
Thứ hai, pháp luật về hồn thuế nhập khẩu giúp bảo vệ sự công bằng
về mặt tài ch nh cho ngƣời nộp thuế. Thông qua các quy định của pháp luật về
hoàn thuế nhập khẩu, người nộp thuế được đảm bảo sự cơng b ng về mặt tài chính
thơng qua việc được hoàn trả lại các khoản thuế nhập khẩu đã nộp quá so với yêu
cầu của Nhà nước hoặc các khoản thuế đã nộp nhưng sau đó được miễn, giảm thuế

nhập khẩu hoặc được hoàn trả khoản thuế, khoản tiền phạt đã nộp trong trường
hợp cơ quan nhà nước áp dụng luật thuế khơng đúng.
Việc hồn trả thuế trong các trường hợp nêu trên đảm bảo việc người có
ngh a vụ nộp thuế khơng phải nộp một khoản thuế mà khơng có căn cứ của pháp
luật. Đồng thời, quy định này c ng là một cách mà Nhà nước đảm bảo quyền lợi
của các chủ thể nộp thuế nhập khẩu, tránh được sự bất công b ng c ng như lỗ
hổng của pháp luật trong việc bảo vệ lợi ích tài chính của người dân trong mối
tương quan với lợi ích tài chính của Nhà nước.
Thứ ba, pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu khuyến kh ch đầu tƣ sản
xu t xu t khẩu. Hoàn thuế nhập khẩu có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất xuất khẩu thông qua các quy định

14


của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu, hàng hóa được nhập khẩu
với mục đích sản xuất hàng xuất khẩu.
Việc đưa ra các quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu trong
trường hợp này đã phần nào thể hiện được đường lối, định hướng phát triển kinh tế
của Nhà nước, c ng như sự phù hợp với học thuyết kinh tế trong việc tăng tính
cạnh tranh hàng hóa quốc gia trên thi trường quốc tế. Quy định này giúp cho các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi khi xuất khẩu ra
nước ngoài, do được tiếp cận nguồn nguyên liệu sản xuất sát với giá quy định
trong các hợp đồng mua bán thương mại quốc tế. Việc tiếp cận được nguồn
nguyên liệu mang giá cả cạnh tranh, cùng với nguồn nhân cơng trẻ và lành nghề
chính là một trong những yếu tố giúp cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh lợi thế về giá cả của ngun liệu đầu vào, hồn thuế nhập khẩu
cịn giúp các doanh nghiệp vừa và nh trong việc xoay chuyển nguồn vốn b ng
tiền mặt. Việc này giúp các doanh nghiệp có đủ và sẵn sàng vốn trong việc đầu tư

sản xuất một lô hàng mới, giúp cho việc kinh doanh, sản xuất cần những nguồn
vốn trực tiếp không bị gián đoạn.
Trên lý luận c ng như thực tế, giả s như trường hợp hàng hóa nhập khẩu
dùng trong sản xuất xuất khẩu, khơng được hồn thuế nhập khẩu, s thể hiện sự
trái với nguyên tắc đánh thuế của Luật Thuế nhập khẩu-khơng đánh vào hàng hóa
khơng có hành vi s dụng, tiêu dùng trong nội địa. Đồng thời, khi sản xuất hàng
xuất khẩu từ các nguyên liệu nhập khẩu, việc tính thuế xuất khẩu trên giá tính thuế
bao gồm cả thuế nhập khẩu đã nộp trước đó, gây ra sự bất công b ng cho các
doanh nghiệp sản xuất. Như vậy, đây c ng là một cách giải thích tại sao pháp luật
về hoàn thuế nhập khẩu giúp bảo vệ sự cơng b ng về mặt tài chính cho người có
u cầu hồn thuế. Bên cạnh đó, nếu khơng đưa ra chính sách hồn thuế, và đánh
thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sang một quốc gia khác, hàng hóa Việt
Nam lại tiếp tục một lần nữa bị đánh thuế nhập khẩu từ quốc gia này, vô hình
chung đội mức giá của sản phẩm trên thị trường nước ngoài, giảm sút khả năng
cạnh tranh trên thực tế. Từ đó, khó thể hiện được vai trị trong việc khuyến khích
doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu Thứ hai và Thứ ba đã nêu ra.
Khơng ch gói gọn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, các quy định về hồn thuế nhập khẩu c ng
thơng qua đó kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Với quy

15


định mang tính ưu đãi, thể hiện rõ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của
Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài chắc hẳn s phải cân nhắc chọn lựa Việt
Nam là điểm đến. Với khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu có giá cả cạnh tranh
trên thị trường thế giới, cùng với nguồn nhân lực dồi dào, lành nghề và hơn cả là
giá nhân công khá “hời” đối với nhà đầu nước ngoài. Ch cần xét đến những điều
kiện trên đã đủ làm cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tư lý tưởng.
Không những vậy, quy định về hồn thuế nhập khẩu trong trường hợp máy

móc, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân
được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt
cơng trình, phục vụ sản xuất hoặc mục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu c ng là
một quy định của pháp luật gián tiếp khuyến khích việc đầu tư của các doanh
nghiệp nước ngoải vào Việt Nam. Quy định này đã phần nào tạo sự công b ng với
các nhà đầu tư nước ngoài, c ng như là mơt hình thức khuyến khích đầu tư gián
tiếp vào Việt Nam. Việc được s dụng các dụng cụ, phương tiện theo cơng nghệ
của chính mình phục vụ cho hoạt động sản xuất tại nước ngoài mà vẫn được hoàn
thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định của pháp luật khiến cho các nhà đầu tư nước
ngoài vừa cảm thấy n tâm hơn khi s dụng chính cơng nghệ của mình, vừa cảm
thấy khơng bị một gánh nặng tài chính bất hợp lý mà mình phải chịu thơng qua
việc nộp thuế nhập khẩu.
Thứ tƣ, quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu c ng mang lại
nhiều ý ngh a to lớn đối với chủ thể nộp thuế. Không ch đơn thuần là một công cụ
mà Nhà nước dùng để quản lý kinh tế, xã hội có hiệu quả, quy định của Nhà nước
về hồn thuế nhập khẩu cịn giúp chủ thể nộp thuế nhập khẩu nhận thấy được sự
đối x cơng b ng, khuyến khích c ng như nổ lực tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Từ đó giúp các chủ thể trên mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đồi sống cho
chính bản thân mình c ng như các cá nhân khác trong nước. Cùng với hình thức
hồn thuế nhập khẩu dưới dạng thối trả trực tiếp, các doanh nghiệp phần nào
giảm thiểu được việc thiếu hụt nguồn vốn, tăng cường thanh tốn nhanh chóng và
hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh phát triển thuận lợi
và có hiệu quả. Như vậy, quy định của pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu thực sự
rất có ý ngh a đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh sản xuất.
Sau khi tìm hiểu những nét cơ bản của hồn thuế nhập khẩu, c ng như tầm
quan trọng của hoạt động này, tác giả nhận thấy r ng Hoàn thuế nhập khẩu là một
quy định không thể thiếu trong các quy định về thuế quan, đóng vai trị trong việc

16



thúc đẩy phát triển sản xuất xuất khẩu, đảm bảo sự cơng b ng về mặt tài chính cho
người có yêu cầu,
1.2.

Nội dung của pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu
Pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu bao gồm các quy phạm pháp

luật điều ch nh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hoàn thuế nhập khẩu.
Dựa vào đặc trưng của các loại quan hệ xã hội được điều ch nh, có thể chia thành
ba nhóm cơ bản bao gồm: Quy định về các quyền và ngh a vụ của người có yêu
cầu hoàn thuế nhập khẩu, căn cứ để yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu. Nhóm này là cơ
sở pháp lý để quyết định có phát sinh quan hệ pháp luật về hồn thuế nhập khẩu
hay khơng. Bên cạnh đó là các quy định về trình tự, thủ tục hồn thuế nhập khẩu
đối với chủ thể có yêu cầu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cuối cùng là các
quy định về việc kiểm tra sau khi hoàn thuế và các biện pháp x lý hành vi trái
pháp luật trong hoạt động hồn thuế nhập khẩu, nhóm này mang ý ngh a quan
trọng trong việc giúp Nhà nước quản lý hoạt động hoàn thuế nhập khẩu c ng như
đảm bảo được quyền lợi của người dân, góp phần đưa hoạt động hoàn thuế nhập
khẩu đi theo đúng phương hướng mà Nhà nước và pháp luật đã đặt ra.
1.2.1. Các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu
Pháp luật Việt Nam về hoàn thuế nhập khẩu được quy định một cách rõ
ràng tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 199116 và có sự bổ sung đầy đủ, cụ
thể hơn trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005. Theo quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, hoàn thuế nhập khẩu được quy định
cụ thể tại Điều 19 Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu 2005, cùng với các văn bản
hướng dẫn thi hành: Nghị định 87/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. Thông tư 194/2010/TT-BTC
Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Và các thủ tục

về hồn thuế nhập khẩu được điều ch nh bởi: Luật quản lý thuế Số 78/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định về quản lý thuế và Luật s a đổi, bổ sung một
số điều của Luật quản lý thuế Nghị quyết 21/2012/QH13.

16

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luật s a đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993.
Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999

17


Với mong muốn đưa đến một cái nhìn khoa học và dễ hiểu, tác giả xin chia
thành bốn nhóm được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam
nh m phân tích và nghiên cứu.
Nhóm thứ nh t, những quy định về hoàn thuế nhập khẩu trong trường hợp
đã nộp thuế nhập khẩu mà khơng có hành vi nhập khẩu trên thực tế. Trong nhóm
này, pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu quy định rõ thành hai trường hợp đó là
hồn tồn khơng nhập khẩu17 và nhập khẩu ít hơn trên thực tế18. Cả hai quy định
này đều được kế thừa một cách trọn vẹn từ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu
1991, do vẫn còn mang tính phù hợp với nền kinh tế c ng như tình hình xã hội
trong thời điểm hiện tại.
Đối với trường hợp hồn tồn khơng nhập khẩu, ngh a là sau khi chủ thể đã
khai báo hải quan, hoàn thành việc đóng thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước,
nhưng sau đó lại khơng có hành vi nhập khẩu hàng hóa theo đúng như khai báo
với hải quan. Để rõ hơn trường hợp này, bài viết s đưa ra ví dụ minh họa sau:
Ví dụ: Doanh nghiệp A, kê khai hải quan nhập khẩu 1000 xe đạp đua, đơn
giá: 20 000 000 VND/chiếc với mức thuế suất là 5%, như vậy tổng số thuế nhập
khẩu mà doanh nghiệp A đã nộp là: 5%x 20 000 000 x 1000 = 1 000 000 000

(VND)
Tuy nhiên, sau đó, do có trục trặc về kỹ thuật nên phía doanh nghiệp A
khơng nhập khẩu 1000 chiếc xe đạp nữa. Như vậy, trong trường hợp này, Nhà
nước phải hoàn lại số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp A đã nộp là 1 000 000 000
(VND)
Đối với trường hợp nhập khẩu ít hơn, quy định khi chủ thể đã khai báo với
cơ quan hải quan về số lượng hàng hóa nhập khẩu và hồn thành việc đóng thuế
nhập khẩu cho lơ hàng đó. Quay lại với ví dụ phía trên, trong trường hợp này,
Ví dụ: Doanh nghiệp A trên thực tế ch nhập khẩu 800 chiếc xe đạp so với
1000 chiếc như đã khai báo. Như vậy, hiện tại doanh nghiệp A ch phải đóng thuế
nhập khẩu đối với 800 chiếc xe đạp, và đối với 200 chiếc xe đạp không nhập khẩu,
việc thu thuế nhập khẩu lúc này là khơng cịn đủ căn cứ pháp lý.

17
18

Điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005.
Điểm c Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005./

18


Vì thế, nhà nước s hồn lại khoản thuế mà doanh nghiệp A đã nộp tương
ứng với số thuế của 200 chiêc xe đạp không nhập khẩu, tức s b ng: 1 000 000
000- (5%x 20 000 000 x 800) = 200 000 000 (VND)
Qua phân tích về hai trường hợp được hồn thuế tại nhóm 1, có thể thấy
r ng căn cứ để Nhà nước hoàn thuế nhập khẩu cho chủ thể có u cầu đó là việc
khơng có hành vi nhập khẩu hàng hóa trên thực tế và đã thực hiện đầy đủ việc nộp
thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước.
Nhóm thứ hai, những quy định về hồn thuế nhập khẩu trong trường hợp

hàng hóa đã được nhập khẩu qua biên giới Việt Nam nhưng khơng có hoặc khơng
cịn) sự tiêu dùng trong nội địa. Đây là những trường hợp trên thực tế đã có hành
vi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhưng với những lý do cụ thể mà các loại
hàng hóa trên được tái xuất ra nước ngồi hoặc được nhập khẩu nhưng khơng
nh m mục đích tiêu dùng trong nội địa.
Các quy định trong nhóm này bao gồm hàng hóa nhập khẩu đang n m dưới
sự giám sát của hải quan được tái xuất19; hàng hóa nhập khẩu nh m đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của nước ngoài20; các trường hợp tạm nhập tái xuất theo quy định
của pháp luật21; và hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất do gặp các vấn đề nhất
định22;
Nhóm thứ ba, quy định về hồn thuế nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa
nhập khẩu nh m sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngay trong Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 1991, Nhà nước đã chú
trọng đến quy định về hồn thuế nhập khẩu trong nhóm này, và đưa ra hướng dẫn
thi hành chi tiết tại Thông tư 87/2004/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Thuế xuất
khẩu, Thuế nhập khẩu. Các quy định này được Nhà nước quy định một cách rõ
ràng, chi tiết và phần nào giúp cho người có u cầu hồn thuế và phía cơ quan
nhà nước có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên,
với việc tham gia vào WTO và hội nhập nền kinh tế thế giới, Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 2005 cùng với Thông tư 194/2010/TT-BTC Hướng dẫn về thủ tục
hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ngồi việc kế thừa các quy định c ,
19

Điểm a Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
Khoản 4 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC
21
Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005
22
Điểm g Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.

20

19


còn được bổ sung thêm các quy định mới nh m đáp ứng các yêu cầu trên thực tế
về việc điều ch nh hoạt động hồn thuế nhập khẩu.
Ví dụ: sản phẩm hoàn ch nh được gắn vào sản phẩm xuất khẩu nh m tạo ra
một mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu, các linh kiện phụ tùng nhập khẩu để làm
hàng hóa bảo hành cho hàng xuất khẩu hoặc các hàng mẫu được nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu23,
Có thế thấy, việc hồn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành khơng cịn
cứng nhắc ch áp dụng với các vật tư, nguyên liệu chưa hoàn ch nh hoặc nguyên
liệu thô, phải qua sản xuất để tạo thành sản phẩm mà pháp luật còn quy định về
những trường hợp ngun liệu có thể là sản phẩm đã hồn ch nh, tuy nhiên nguyên
liệu này phải đáp ứng một số yêu cầu mà pháp luật đặt ra như phải gắn kèm với
hàng hóa xuất khẩu.
Ngồi việc quy định mang tính mở rộng hơn so với Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu 1991, pháp luật về hoàn thuế nhập khẩu hiện hành vẫn kế thừa và
giữ nguyên việc quy định các trường hợp được hồn thuế của nhóm này dựa trên
ngun tắc hồn thuế tương ứng với t lệ xuất khẩu.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu 1000 tấn vải bông đã nộp thuế nhập
khẩu nh m sản xuất lô quần áo mùa đông xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Thì
doanh nghiệp A s được hồn lại khoản thuế đã nộp cho 1000 tấn vải bông trên.
Nếu doanh nghiệp không xuất khẩu hồn tồn lơ hàng quần áo mùa đơng sang
Nhật, thì số tiền thuế nhập khẩu được hồn lại s tương ứng với nguyên liệu đã
đóng thuế nhập khẩu sản xuất ra áo mùa đông được xuất khẩu trên thực tế.
Nhóm thứ tƣ, gồm một số trường hợp khác quy định về việc hồn thuế
nhập khẩu. Trong nhóm này, các trường hợp được Nhà nước ban hành nh m mục
đích đảm bảo cơng b ng và khuyến khích hoạt động sản xuất trong nước c ng như

khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi.
Các quy định trong nhóm này bao gồm:
Thứ nhất, quy định về việc Hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để
thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt cơng trình, phục vụ sản xuất
hoặc mục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu24. Trường hợp này, theo văn bản
23
24

Mục b.3, b.4, b.5 Điểm b Khoản 5 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005

20


×