Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Pháp luật về người đại pháp luật của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ NGÂN HÀ

PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số chuyên ngành: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Trí Hùng
Học viên: Mai Thị Ngân Hà
Lớp: Cao học luật kinh tế, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong bản Luận
văn này là những kiến thức của bản thân tác giả thu lượm được trong quá trình học
tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích, tổng hợp thực tiễn
dưới sự hướng dẫn, gợi ý của TS. Phạm Trí Hùng. Những nội dung của tác giả
khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định.
Ngƣời cam đoan

Mai Thị Ngân Hà


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đƣợc viết tắt

CTCP

Công ty cổ phần

CTHD

Công ty hợp danh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

LDN


Luật Doanh nghiệp

NĐDTPL

Người đại diện theo pháp luật


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO
PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY ............................................................................... 6
1.1. Khái niệm ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty ................................ 6
1.2. Đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty ......................... 17
1.3. Cơ sở lý luận của quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của cơng ty ..
............................................................................................................................. 19
1.4. Vai trị của quy định pháp luật về ngƣời đại diện theo pháp luật của công
ty .......................................................................................................................... 24
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................ 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI ĐẠI
DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT .......................................................................................................... 31
2.1. Quy định về điều kiện của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty .... 31
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện của người đại diện theo pháp
luật của công ty ................................................................................................ 31
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện của người đại diện
theo pháp luật của công ty ................................................................................ 36
2.2. Thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty ................... 37
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật thẩm quyền của người đại diện theo pháp
luật của cơng ty ................................................................................................ 37

2.2.2. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của người đại
diện theo pháp luật của công ty ........................................................................ 48
2.3. Trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do ngƣời đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện .............................................................................. 49
2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối với các
giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện ......................... 49
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối
với các giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện ............. 54
2.4. Đăng ký, thay đổi, chấm dứt ngƣời đại diện theo pháp luật .................... 54


2.4.1. Thực trạng quy định pháp luật về đăng ký, thay đổi, chấm dứt người đại
diện theo pháp luật ........................................................................................... 54
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký, thay đổi, chấm dứt
người đại diện theo pháp luật ........................................................................... 62
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................ 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình thức cơng ty đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ
XVII , mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp. Trải qua quá trình phát
triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách mạng cơng nghiệp diễn
ra thì công công ty phát triển rất mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế kỷ XX thì cơng
ty đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển mạnh. Với Việt Nam chúng ta, từ khi đất nước được thống nhất,
do phải giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh. Mặt khác do cơ chế kinh tế và

xuất phát điểm của chúng ta thấp. Chính vì vậy, mà việc khơi phục nền kinh tế tuy
đã đạt được nhiều thành công, song cũng cịn nhiều hạn chế. Do đó mà đại hội Đảng
lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt nam. Đó là q
trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị
trường. Nó khơng chỉ làm thay đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu
kinh tế, thành phần kinh tế và quan hệ sở hữu mà còn làm xuất hiện hình thức tổ
chức kinh tế mới đó là cơng ty.
Cùng với sự ra đời và phát triển của công ty, vai trò của người đại diện theo
pháp luật ngày càng quan trọng. Khác với các luật doanh nghiệp trước đây, Luật
Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) đã có sự khác biệt cơ bản trong việc quy định chế
định người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Theo đó, cơng ty có thể có một hoặc
nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định nêu trên góp phần tạo hành lang pháp
lý để doanh nghiệp có thể lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật phù hợp
với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định nêu trên cũng đã dẫn
đến nhiều tranh chấp, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cần phải khắc phục.
Đồng thời, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, chế định người đại diện theo pháp luật cũng bắt đầu bộc lộ
những hạn chế, bất cập về mặt quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Do đó, việc nghiên cứu về mặt lý luận để tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá quy
định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về người đại diện theo pháp luật của công ty là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc
hồn thiện quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ tạo
động lực phát triển cơng ty từ đó phát triển nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài “Pháp luật về người đại pháp luật của công ty” là rất cần thiết.


2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù pháp luật về cơng ty đã hình thành và phát triển khá dài nhưng cho
đến nay, Việt Nam vẫn đang thiếu các cơng trình nghiên cứu một cách chun sâu

về người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu là
các đề tài nghiên cứu về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung.
Trong đó, có thể kể đến các đề tài nghiên cứu như sau:
Bùi Xuân Hải (2007), Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật
công ty Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4(41)/2007, đã phân tích học thuyết
về đại diện của một số nước phương Tây trong mối quan hệ giữa cổ đông và người
quản lý công ty, và sử dụng các luận điểm của học thuyết này để bình luận một số
vấn đề về quản trị cơng ty ở Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị hồn thiện. Mặc dù
phân tích trên cơ sở Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng đề tài đã cung cấp cho tác giả cơ
sở lý luận học thuyết về đại diện, vấn đề kiểm soát người đại diện pháp luật cơng ty
thơng qua việc phân tích mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty.
Tác giả Lê Việt Phương với đề tài “Người đại diện theo pháp luật của công ty
theo quy định pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học thực hiện năm 2013,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chuyên sâu về người đại điện
theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, đề tài đã
đưa ra cơ sở lý luận về đại diện, đưa ra được khái niệm người đại diện theo pháp
luật của công ty. Đề tài cũng đã nêu, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và đưa
ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. Tuy nhiên, đề tài khơng phân
tích chun sâu vấn đề người đại diện của công ty cũng như phân tích trên cơ sở
Luật Doanh nghiệp 2005. Đề tài cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận về đại diện và
người đại diện theo pháp luật; những phân tích, đánh giá quy định pháp luật để đối
chiếu, so sánh với quy định hiện hành.
Tác giả Cao Anh Nguyên với đề tài “Pháp luật về đại diện cho thương nhân”,
Luận văn thạc sĩ luật học thực hiện năm 2013, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu vấn đề đại diện một cách khái quát hơn so với đề tài của tác giả
Lê Việt Phương đã nêu ở trên. Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận của đại diện và đại
diện cho thương nhân. Đề tài phân tích, đánh giá quy định của BLDS 2005 và Luật
Thương mại 2005. Đề tài cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận về lịch sử hình thành và
phát triển đại diện, làm nền tảng cho phần lý luận của đề tài của tác giả.



3
Tác giả Phạm Lâm Hải Nguyên với đề tài “Chế định người đại diện của
doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học
thực hiện năm 2014, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một
cách chuyên sâu chế định người đại diện của doanh nghiệp. Mặc dù nghiên cứu trên
cơ sở Luật Doanh nghiệp 2005, Luận văn đã gửi mở một số kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Vũ Lan Anh (2016), Quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Số 4 (190), đã nêu và phân tích một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp
năm 2014. Bài viết phân tích quy định pháp luật hiện hành nên phù hợp để tác giả
tham khảo trong việc so sánh chế định người đại diện theo pháp luật của pháp luật
hiện hành với các quy định pháp luật trước đó.
Nguyễn Hợp Tồn (2017), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba
trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều người
đại diện theo pháp luật, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tịa án nhân dân tối cao, Số 9, đã
phân tích các trường hợp quyền lợi người thứ ba có thể bị ảnh hưởng do cơng ty có
nhiều người đại diện pháp luật và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật. Bài
viết là tài liệu tham khảo để tác giả phân tích tồn diện vấn đề cơng ty có nhiều người
đại diện theo pháp luật. Đồng thời, những gợi ý hoàn thiện pháp luật của bài viết gợi
mở cho tác giả phương hướng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Phan Thành Nhân, Đỗ Thị Nhung (2018), Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp: Thực trạng pháp luật và hướn hồn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, 2018, Số 12, đã nêu thực trạng về quy định pháp luật hiện hành và đưa ra
hướng hoàn thiện pháp luật. Mặc dù chưa phân tích đầy đủ thực trạng quy định
pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng bài viết cũng đã gợi
mở cho tác giả thực trạng quy định pháp luật liên quan đến người đại diện pháp luật
của công ty cổ phần. Các hướng hoàn thiện quy định pháp luật của bài viết cũng là
nguồn tham khảo để tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật.

Nguyễn Thị Minh Huệ (2019), Quy định về người đại diện theo pháp luật
trong các công ty đối với theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Một số vấn đề Luật
sư cần lưu ý khi tư vấn ký kết hợp đồng, Tạp chí Nghề Luật, Số chuyên đề Kỹ năng
tư vấn pháp luật và soạn thảo, quản trị rủi ro hợp đồng, đã nêu và phân tích vấn đề


4
thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật nhằm đảm bảo hiệu lực của các hợp
đồng. Ngoài vấn đề thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật, tác giả có thể
tham khảo thêm một số điểm của bài viết để phân tích cụ thể các vấn đề phát sinh
cần lưu ý khi cơng ty có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Các bài viết trên đều có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề đại diện của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về người đại diện theo
pháp luật của công ty khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành có hiệu lực. Vì vậy, tác giả cho rằng, nghiên cứu pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của công ty là rất cần thiết và mang tính thời sự.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục đích đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của công ty thông qua tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận chung về người đại diện theo pháp luật của cơng ty, phân tích, đánh giá quy
định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật để từ đó thấy được những bất cập
trong quy định pháp luật và thực tiễn.
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận người đại diện nói
chung và người đại diện theo pháp luật của cơng ty nói riêng.
Thứ hai, đề tài chỉ rõ thực trạng áp dụng pháp luật về người đại diện của cơng
ty, từ đó làm rõ những bất cập của quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, trên cơ sở làm rõ bất cập của quy định pháp luật, đề tài đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định
pháp luật về người đại diện theo pháp luật của cơng ty với những nội dung chính
như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về người đại diện theo pháp
luật của cơng ty. Trong đó, đề tài sẽ làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của người
đại diện theo pháp luật của công ty.


5
Thứ hai, nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của người đại diện theo pháp luật
của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, vận dụng các tiêu chí
đánh giá pháp luật để làm rõ những bất cập của quy định pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Thứ ba, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật
của cơng ty để từ đó chỉ ra những bất cập của pháp luật. Đồng thời, kết hợp với việc
đánh giá quy định pháp luật để đưa ra các kiến nghị hồn thiện pháp luật.
Đề tài khơng nghiên cứu vấn đề người đại diện theo pháp luật của công ty
nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong Chương I, đề tài sử dụng phương pháp phân tích quy phạm và phương
pháp so sánh luật để làm rõ đặc điểm pháp lý của người đại diện theo pháp luật của
công ty.
Trong Chương II, đề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống pháp lý
để làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cũng trong chương II, đề tài sẽ dùng phương pháp tổng hợp, kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn để đưa ra các kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả không sử dụng phương pháp thống kê nhưng
có sử dụng các con số thống kê và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê để

làm rõ vấn đề mà tác giả nêu ra.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
nghiên cứu chủ yếu của Luận văn được chia thành 02 chương như sau:
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về người đại diện theo pháp luật của công ty
Chƣơng 2. Thực trạng quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật
của cơng ty và kiến nghị hồn thiện pháp luật


6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY
1.1. Khái niệm ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty
Muốn đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chính xác về người đại diện theo pháp
luật của cơng ty, trước hết phải tìm hiểu định nghĩa đại diện, đại diện theo pháp luật
và đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích để
đưa ra khái niệm người đại diện theo pháp luật của cơng ty một cách chính xác và
đầy đủ
Đại diện là một chế định quan trọng trong đời sống pháp lý xã hội. Bất kỳ hệ
thống pháp luật nào cũng đều xem đây là một chế định quan trọng, chế định trung
tâm của luật dân sự hiện đại1. Vấn đề NĐDTPL của công ty là một bộ phận trong
chế định đại diện. Do đó, để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến NĐDTPL của công
ty thì nhất thiết phải tìm hiểu chế định đại diện.
“Ngày nay, trên nền tảng của tự do ý chí, các luật gia đều thừa nhận rằng một
người có thể tự mình biểu lộ ý chí hoặc có thể thể hiện ý chí thơng qua một người
khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi một người thể hiện ý chí thơng qua một người
khác thì sẽ xuất hiện những ràng buộc pháp lý gì đối với người đại diện và người
được đại diện”2. Để giải quyết vấn đề nêu trên, khái niệm đại diện được pháp luật các
quốc gia định nghĩa và trở thành một chế định quan trọng trong đời sống pháp lý.

Qua khảo sát chế định đại diện của một số quốc gia, có thể nhận thấy rằng, sự
ra đời và phát triển của chế định đại diện ở các nước châu Âu lục địa dựa trên nền
tảng trường phái luật tự nhiên trong bối cảnh thương mại hóa và cơng nghiệp đang
phát triển mạnh với sự xuất hiện của các vấn đề như giao một con tàu cho thuyền
trưởng điều khiển và quản lý hay hoạt động kinh doanh thơng qua sự điều hành của
người khác3. Cịn đối với các quốc gia theo truyền thống luật Common law, pháp luật
về đại diện bắt nguồn từ câu châm ngôn La tinh: “Qui facit per alium, facit per se”,
nghĩa là hành động của một người thông qua một chủ thể được pháp luật coi là hành
1

Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr. 283.
2
Lê Việt Phương (2013), Người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ luật học, tr.6.
3
Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so
sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr.26-28.


7
động của người đó. Quan hệ đại diện là một quan hệ phức tạp được tạo bởi quan hệ
giữa người ủy quyền (principal), người đại diện (agent) và người thứ ba (third party)4.
Pháp luật dân sự của các nước trên thế giới có nhiều cách hiểu và định nghĩa
về đại diện khác nhau. Ví dụ, Điều 99 BLDS Nhật Bản năm 2005 quy định về đại
diện như sau: Sự biểu lộ ý chí bởi người đại diện thể hiện rằng sự biểu lộ ý chí đó
được lập ra nhân danh người được đại diện trong phạm vi thẩm quyền của người đại
diện ràng buộc người được đại diện; các quy định này được áp dụng với những sửa
đổi thích hợp đối với bất kỳ sự biểu lộ ý chí nào bởi người thứ ba tới người đại diện.
Quy định này cho thấy: (1) việc trao quyền đại diện không nhất thiết là một hợp

đồng, có nghĩa là có thể bởi các nguồn gốc hay căn cứ khác; (2) người đại diện
không nhất thiết phải hành động trong lĩnh vực xác lập hay thực hiện giao dịch dân
sự; (3) yêu cầu người đại diện phải thể hiện sự nhân danh người được đại diện.
Pháp luật Anh giải thích thuật ngữ đại diện (agency) được sử dụng để chỉ mối
quan hệ tồn tại khi một người có thẩm quyền hoặc năng lực để tạo lập mối quan hệ
pháp lý giữa một người giữ vai trò là người được đại diện và người thứ ba. Và nó
được giải thích thêm là quan hệ đại diện xuất hiện bất kỳ khi nào một người, được
gọi là người đại diện (agent), có thẩm quyền hành động nhân danh người khác,
được gọi là người được đại diện (principal), và bằng lòng hành động như vậy5.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, chế định đại diện có đặc điểm sau: thứ nhất, là một
quan hệ ưng thuận mà trong đó người đại diện đồng ý hay ít nhất bằng lịng hành
động dưới sự chỉ dẫn hay kiểm sốt của người được đại diện; thứ hai, là một quan
hệ ủy thác mà theo đó người đại diện đồng ý hành động cho và nhân danh người
được đại diện6.
Ở nước ta, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chế
định đại diện không được chú ý đầy đủ bởi kinh tế tư nhân không phát triển, và sinh
hoạt kinh tế hầu như chỉ dựa vào ý chí của Nhà nước. Do đó, các mối quan hệ xã
hội không thực sự phức tạp. Kể từ khi chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN, do đòi hỏi khách quan của các quan hệ xã hội, chế định đại
4

Hồ Ngọc Hiển (2007), “Nghĩa vụ người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ trong
sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr.57.
5
Lord Hailsham of St. Marylebone, Lord High Chancellor of Great Britain, Halsbury’s Laws of England,
Fourth Edition, Volume I, Administrative Law, Amiralty, Affiliation and Legitimation, Agency, Agriculture,
Butterworths, London, 1973, p. 418
6
Eric Rasmusen, Agency Law and Contract Formation, Discussion Paper No. 323, 05/2001, Harvard Law
School, ISSN 1045-6333, p. 4.



8
diện đã được chú ý hơn. Theo đó, khoản 1, Điều 139, BLDS 2005 quy định “Đại
diện là việc một người (sau đây được gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích
của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân
sự trong phạm vi đại diện”. “Mục đích của việc xác lập quan hệ đại diện là để giúp
người được đại diện giao dịch với một bên thứ ba, thông qua người đại diện. Khi
này, người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập các quyền và nghĩa vụ
với người thứ ba, gây hậu quả pháp lý đối với người được đại diện”7. So với khoản
1 Điều 148 BLDS 1995 thì khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 bổ sung thêm câu “vì lợi
ích của người được đại diện”. Đây là sự bổ sung nhằm nhấn mạnh được trách nhiệm
của người đại diện, phản ánh đúng bản chất của đại diện, từ đó có cơ sở pháp lý để
giải quyết những trường hợp người đại diện xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự
không xuất phát từ lợi ích của người được đại diện.
Tiếp đến, Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định khái niệm đại diện như
sau: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được
đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Với quy định này khơng chỉ có cá nhân
mà pháp nhân cũng có thể là người đại cho cá nhân hay một pháp nhân. Một pháp nhân
hồn tồn có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác nhân danh mình tham gia vào một
quan hệ pháp luật nhất định mà hợp đồng ủy quyền đó là hợp pháp. Đây là một điểm
mới về người đại diện so với BLDS 2005. Theo Điều 139 BLDS 2005 thì người được
đại diện chỉ có thể là cá nhân mà khơng thể là pháp nhân, theo đó cá nhân chỉ có thể ủy
quyền cho cá nhân và pháp nhân chỉ có thể ủy quyền cho cá nhân mà không cho phép
pháp nhân ủy quyền cho một pháp nhân khác đại diện mình tham gia một quan hệ pháp
luật. Sự thay đổi này là phù hợp với pháp luật của một số quốc gia. Theo từ điển Luật
học của New Zealand Butterworths (xuất bản lần thứ 5) thì quan niệm “người” bao
gồm cả tự nhiên và pháp nhân.8 Bộ Luật Washington (sửa đổi) quan niệm rất rộng:
“Thuật ngữ “người” có thể được đề cập bao gồm cả Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nhà nước và

vùng lãnh thổ nào, hoặc bất kỳ công ty công cộng nào, cũng như một cá nhân”.9
Có thể đánh giá rằng, trên bình diện nghiên cứu, khái niệm đại diện của pháp
luật Việt Nam đã tiếp cận tương đối hài hòa với quan niệm chung của các nước về
7

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật dân sự phần chung, NXB Hồng
Đức, 2015, tr.292.
8
Butterworths New Zealand Law Dictionary, 5th Edition
9
The Revised Code of Washington (RCW).


9
đại diện. Một số nghiên cứu còn đi xa hơn khi chỉ ra rằng, quan niệm về đại diện
của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc từ trường phái luật tự nhiên giống với BLDS
Pháp.10 Ví dụ như BLDS Pháp quy định ủy nhiệm là một hợp đồng mà một người
cho một người khác quyền làm một việc cho mình và nhân danh mình. Người được
ủy nhiệm để thực hiện hành vi pháp lý.11
Trong quan hệ đại diện, người đại diện “nhân danh” người được đại diện.
“Nhân danh” ở đây thể hiện ở viêc người đại diện không lấy danh nghĩa của mình
để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba mà lấy danh nghĩa của người
được đại diện. Đồng thời, nhân danh còn thể hiện ở việc giao dịch dân sự do người
đại diện thực hiện sẽ là cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
sự của người được đại diện. Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù người thứ ba thực hiện
giao dịch dân sự với với người đại diện nhưng về bản chất, quan hệ dân sự được xác
lập là quan hệ giữa người được đại diện với người thứ ba.
Một thực tế là, khi tiếp nhận quan niệm của nước ngồi về quản trị cơng ty
vào Việt Nam, với sự khác biệt lớn về thể chế luật pháp, văn hóa và sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, cấu trúc quản trị nội bộ công ty của Việt Nam có sự khác

biệt nhất định với những mơ hình quản trị cơng ty phổ biến trên thế giới. 12 Vì vậy,
trên bình diện nghiên cứu, nội hàm khái niệm của người đại diện công ty chưa thể
hiện đầy đủ giống như những nghiên cứu của lý thuyết về đại diện. Khái niệm về
đại diện chỉ mới tiếp cận phần bề nổi bên ngoài chứ chưa làm rõ về mặt phương
pháp luận bản chất của quan hệ đại diện là sự ủy quyền quyền định đoạt tài sản vì
lợi ích của chủ sở hữu. Chính vì thế, pháp luật Việt Nam có sự phân biệt giữa đại
diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đây là sự khác biệt cơ bản so với
pháp luật của một số quốc gia khác có nền kinh tế thị trường phát triển.
Nhìn nhận ở một góc độ khác, chúng ta có thể thấy sự pha trộn trong luật
doanh nghiệp những quy tắc pháp lý của luật công ty Đức – một trường phái luật
điển hình của châu Âu và của mơ hình luật cơng ty Anh – Mỹ.13 Pháp luật châu Âu
lục địa chia công ty thành hai loại lớn: (i) công ty đối nhân, bao gồm các công ty
10

Ngô Huy Cương (2009), tldđ (3), tr.29.
Xem Điều 1984 BLDS Pháp.
12
Bùi Xn Hải (2012), “Lý luận và mơ hình quản trị cơng ty ở nước ngồi và vấn đề tiếp nhận ở Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.58-66.
13
Bùi Xuân Hải (2007), “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật công ty của
Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5, tr.50-57.
11


10
dân luật, hợp danh, hợp danh hữu hạn, hợp danh cổ phần thương luật; (ii) công ty
đối vốn, bao gồm công ty TNHH và CTCP. Khi tiếp nhận vào Việt Nam, BLDS
2005 (và sau này là BLDS 2015) lại không quy định về công ty dân luật. Bên cạnh
BLDS, LDN cịn du nhập các loại hình cá nhân kinh doanh, hợp danh và các công

ty. Việc gom chung nhiều loại hình cơng ty vào chung một đạo luật như vậy dẫn
đến khái niệm người đại diện không thể bao quát và thể hiện một cách đầy đủ nhất
cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Cịn đối với hệ thống thơng luật, pháp luật khơng có sự phân định giữa pháp
luật dân sự với pháp luật thương mại, do đó khơng có đại diện trong lĩnh vực dân sự
và đại diện cho thương nhân. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về đại diện còn bao
gồm cả các tập quán kinh doanh được thừa nhận chung, hệ thống án lệ đồ sộ, các
học thuyết pháp lý và các nguồn pháp luật phụ trợ khác. Vì vậy, pháp luật về đại
diện của hệ thống thơng luật có tính khái qt cao nhưng cũng rất cụ thể. Trong khi
đó, pháp luật về đại diện Việt Nam chỉ có các quy định pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.14
Như đã phân tích ở trên, đại diện theo pháp luật là một bộ phận quan trọng
của chế định đại diện. “Đại diện theo pháp luật đóng vai trị rất quan trọng trong các
quan hệ pháp luật dân sự trong xã hội. Ngoài cá nhân, tất cả các chủ thể khác chỉ có
thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật, hoặc
đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp này người đại diện theo pháp luật ủy
quyền lại cho người đại diện theo ủy quyền)”15.
So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã quy định đại diện theo pháp luật của cá
nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân thành hai điều luật riêng biệt. Một
điểm khác biệt quan trọng là theo quy định tại khoản 2, Điều 137, BLDS 2015, pháp
nhân có thể có nhiều NĐDTPL. Ngược lại, một người đại diện có thể đại diện cho
nhiều cá nhân, pháp nhân “nhưng không được nhân danh người được đại diện để
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình
cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”16.
Khái niệm đại diện được quy định rõ ràng trong BLDS 2015, tuy nhiên,
BLDS 2015 lại không đưa ra định nghĩa về NĐDTPL mà chỉ liệt kê các trường hợp
14

Hồ Ngọc Hiển (2007), tlđd (4), tr.63.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), tlđd (7), tr.302.

16
Khoản 3, Điều 141, BLDS 2015.
15


11
đại diện theo pháp luật của cá nhân và NĐDTPL của pháp nhân. Trong khi đó,
trước đây, BLDS 2005 lại quy định rõ khái niệm đại diện theo pháp luật. Cụ thể,
Điều 140 BLDS 2005 quy định rõ: “Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật
quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Định nghĩa của BLDS
2005 hoàn toàn trùng khớp với Từ điển pháp luật17. Tuy nhiên, khái niệm đại diện
theo pháp luật của BLDS 2005 chưa thật sự rõ ràng. Khái niệm NĐDTPL là người
đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
mặc dù mang tính khái qt nhưng rất khó trong việc xác định các trường hợp đại
diện theo pháp luật cụ thể. Trong khi đó, BLDS 2015 khơng đưa ra định nghĩa khái
quát nhưng đã liệt kê cụ thể các trường hợp đại diện theo pháp luật, làm căn cứ để
xem xét các trường hợp cụ thể trên thực tế.
Khái niệm NĐDTPL, nhất là khái niệm NĐDTPL của pháp nhân là cơ sở quan
trọng để tìm hiểu khái niệm NĐDTPL của công ty. Bởi lẽ “công ty với tư cách là một
pháp nhân – một thực thể pháp lý độc lập (a separate legal entity), tự bản thân nó
khơng thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người
cụ thể - những người quản lý cơng ty. Cũng vì thế, cơng ty ln cần có người đại diện
trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”18.
Pháp luật dân sự và doanh nghiệp không đưa ra khái niệm NĐDTPL của
công ty mà chỉ đề cập khái niệm NĐDTPL và NĐDTPL của doanh nghiệp. Pháp
luật không đưa ra khái niệm NĐDTPL của công ty xuất phát từ nguyên nhân công
ty là một loại hình của doanh nghiệp. Do đó, chỉ cần định nghĩa NĐDTPL của
doanh nghiệp là có thể suy ra khái niệm NĐDTPL của công ty.
Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, khái niệm NĐDTPL của
công ty được ghi nhận cụ thể. Luật Công ty của Anh quy định NĐDTPL của công

ty là “Một thành viên cá nhân được công ty ủy quyền thực hiện các quyền hạn
tương tự mà cơng ty có thể thực hiện”19. Luật Công ty Nhật Bản quy định “Người
quản lý có quyền thực hiện bất kỳ và tất cả các hành vi pháp lý và phi tư pháp nhân
danh công ty liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình”20. Trong khi đó, Luật
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn của Đức khẳng định “Công ty sẽ do Giám đốc làm đại
17

Nguyễn Ngọc Điệp (1999), 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB. Tp.Hồ Chí Minh, tr.13.
Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật cơng ty Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 4(41), tr.21.
19
Điều 323.2, Luật Công ty Anh năm 2006.
20
Điều 11.1, Luật công ty Nhật Bản năm 2005.
18


12
diện. Trong trường hợp cơng ty khơng có giám đốc, các cổ đông sẽ làm đại diện cho
công ty bất cứ khi nào có tuyên bố hoặc các giấy tờ có liên quan được xác lập”21.
Ở Việt Nam, trước đây, LDN 2005 khơng có những quy định riêng về
NĐDTPL của doanh nghiệp mà nằm rải rác ở các điều luật khác. LDN 2005 cũng
đưa ra định nghĩa về người quản lý doanh nghiệp. Theo đó “Người quản lý doanh
nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty
hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ
công ty quy định”22. Đối chiếu quy định BLDS 2005, theo quy định tại khoản 4,
Điều 141, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là “Người đứng đầu pháp
nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền”. Việc quy định người đứng đầu pháp nhân là NĐDTPL của pháp

nhân là chưa hợp lý. Bởi lẽ khái niệm người đứng đầu chưa rõ ràng. Trong nhiều
trường hợp, để xác định người đứng đầu pháp nhân là ai khơng phải là việc dễ dàng.
Ví dụ, trong công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc/Tổng Giám đốc là người đứng đầu.
Đến khi LDN 2014 có hiệu lực thi hành, khái niệm NĐDTPL của doanh
nghiệp đã được định nghĩa cụ thể tại khoản 1, Điều 13. Theo đó, “Người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh
nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật”. LDN 2014 ghi nhận vai trò đại diện trong tố tụng của người đại diện trong tố
tụng dân sự của NĐDTPL. “Tuy nhiên, định nghĩa tại khoản 1, Điều 13, LDN 2014
chỉ nhắc đến việc thực hiện giao dịch nhân danh doanh nghiệp mà chưa đề cập đến
chức năng xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp – vốn là một trong quyền hành
then chốt của chế định người đại diện theo pháp luật”23. Hơn nữa, mặc dù khoản 1,
Điều 13, LDN 2014 quy định mở “các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật” nhưng các điều luật khác trong LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn
không quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ khác này.
21

Điều 35.2, Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức năm 2016.
Khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005.
23
Bùi Đức Giang (2015), “Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp
2014”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 (326), tr.18.
22


13
Đối chiếu các quy định của LDN 2014, NĐDTPL của cơng ty được xác định

tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với công ty TNHH MTV, NĐDTPL của công ty TNHH MTV
được ghi nhận trong Điều lệ công ty24. NĐDTPL trong công ty TNHH MTV do tổ
chức làm chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trừ
trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác25.
Thứ hai, đối với công ty TNHH, NĐDTPL của Công ty TNHH hai thành viên
trở lên cũng được ghi nhận trong Điều lệ công ty. NĐDTPL của Công ty TNHH hai
thành viên trở lên nếu chỉ có hai thành viên thì trong trường hợp NĐDTPL bị tạm
giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú …thì thành viên cịn lại đương nhiên là
NĐDTPL của cơng ty cho đến khi có quyết định NĐDTPL mới.
Thứ ba, tương tự hình thức cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần cũng phải ghi
nhận người đại diện trong Điều lệ cơng ty. Trường hợp chỉ có một NĐDTPL, thì
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là NĐDTPL của
công ty. Trường hợp Điều lệ khơng có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
là NĐDTPL của cơng ty. Trường hợp có hơn một NĐDTPL, thì Chủ tịch Hội đồng
quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là NĐDTPL của công ty.
Thứ tư, đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền đại diện
theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
theo quy định tại khoản 1 Điều 179 LDN 2014. Tuy nhiên, chỉ có Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Hợp danh có các nhiệm vụ
” Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty
với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại
hoặc các tranh chấp khác” theo điểm đ khoản 4 Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014.
Do đó, NĐDTPL của cơng ty hợp danh là thành viên hợp danh giữ chức vụ hoặc
đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc công ty và có quyền ”đại diện cho cơng ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên
đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác”.
Một điểm mới quan trọng của LDN 2014 là việc quy định công ty trách
nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL. Điều lệ
24

25

Khoản 1, Điều 25, Luật Doanh nghiệp 2014.
Khoản 2, Điều 78, Luật Doanh nghiệp 2014.


14
công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của
NĐDTPL của doanh nghiệp26. Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối
đa cho công ty TNHH và CTCP, cho phép công ty TNHH và CTCP toàn quyền
quyết định số lượng NĐDTPL cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đây là một trong những nội dung thay đổi cơ bản so với Luật Doanh nghiệp
năm 2005 (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần chỉ có duy nhất một
NĐDTPL). Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy
định mang tính đột phá trong việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định số
lượng NĐDTPL, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận
dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời,
quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp
người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu
của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ
cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty. Bằng cách có nhiều hơn một người đại
diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ bị vơ hiệu hóa.
Đồng thời, với việc Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép cơng ty TNHH, CTCP
có thể có nhiều NĐDTPL, để giúp cho doanh nghiệp tận dụng được mọi cơ hội kinh
doanh, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký
doanh nghiệp đã quy định trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDTPL,
chữ ký của những NĐDTPL trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý

như nhau. Quy định này sẽ nâng cao sự chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho
doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp quy mô lớn với nhiều NĐDTPL.
Quy định cơng ty TNHH và CTCP có thể có nhiều NĐDTPL có điểm tương
đồng với pháp luật một số quốc gia. Pháp luật Thái Lan quy định pháp nhân hoạt
động không nhất thiết chỉ thông qua một người đại diện, mà có thể nhiều người
quản lý trong pháp nhân đều có thẩm quyền đại diện cho pháp nhân tham gia các
giao dịch nhân danh pháp nhân đó. “ chí của một pháp nhân được bày tỏ thông
26

Khoản 2, Điều 13, LDN 2014


15
qua những người đại diện của pháp nhân đó” 20, K6, Điều 80 quyển I . Pháp luật
của Đức quy định: Cơng ty TNHH có thể do một hoặc nhiều giám đốc (Ban Giám
đốc) quản lý (Điều 6 Luật Công ty TNHH). Những cơng ty TNHH có trên hai nghìn
lao động thì theo quy định tại Điều 33 của Luật Đồng quyết năm 1976, phải có ít
nhất hai giám đốc. Giám đốc công ty TNHH bắt buộc phải là cá nhân có năng lực
pháp luật đầy đủ, có thể là cơng dân Đức hoặc người nước ngồi. Luật Cơng ty của
Nhật Bản được ban hành trong tháng 6/2005 có nguyên tắc trong công ty cổ phần
không cần thiết lập Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật quy định có 3 loại công ty cổ
phần phải thiết lập Hội đồng quản trị đó là cơng ty đại chúng, cơng ty có thiết lập
Ban kiểm sốt và cơng ty có thiết lập các y ban. Trong cơng ty cổ phần có thiết
lập Hội đồng quản trị thì phải bầu một thành viên làm đại diện Hội đồng quản trị,
trường hợp công ty có nhiều người điều hành, thì Hội đồng quản trị sẽ xác định mối
quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng
người trong thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị, còn trong cơng ty cổ phần
chỉ có một người điều hành thì người này trở thành đại diện điều hành27. Ở
Singapore, cơng ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành –

CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bán hàng,…) đều có quyền đại diện cho cơng ty
về những vấn đề trong phạm vi, quyền hạn của họ và phải có ít nhất một Giám đốc
thường trú tại quốc gia sở tại28. Ở Hoa Kỳ, những người điều hành là NĐDTPL của
công ty trong phạm vi thẩm quyền được giao bao gồm: Tổng Giám đốc, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, Giám đốc tài chính,… những NĐDTPL này sẽ điều hành các công
việc hàng ngày của công ty theo lĩnh vực được phân cơng29.
Mặc dù tùy loại hình doanh nghiệp mà xác định NĐDTPL khác nhau nhưng
đều có đặc điểm chung là NĐDTPL của doanh nghiệp phải là người có chức danh
quản lý.30 Theo quy định tại khoản 18, Điều 4 LDN 2014 thì người quản lý doanh
nghiệp là người quản lý công ty ... bao gồm, Chủ tịch Hội đòng thành viên, thành
viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên
Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản
lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của cơng ty theo quy
27

Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009), tr.90.
Vũ Thị Lan Anh (2009), “Pháp luật Singapore về các hình thức tổ chức kinh doanh”, Tạp chí Luật học, số
12/2009, tr. 55.
29
Lê Thị Thu Thủy và Đỗ Minh Tuấn (2016), “Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới”, Nxb.
Tài Chính, Hà Nội, tr. 157.
30
Xem thêm tại khoản 2, Điều 13, LDN 2014
28


16
định tại Điều lệ công ty. Quy định nêu trên rõ ràng đã tạo thuận lợi hơn cho doanh
nghiệp trong việc lựa chọn chức danh quản lý để đảm nhận vị trí NĐDTPL. Doanh
nghiệp có thể lựa chọn người có chức danh quản lý khác như Giám đốc nhân sự,

Giám đốc sản xuất.
Trong hoạt động của công ty, NĐDTPL của cơng ty đóng vai trị rất quan
trọng. Điều đó thể hiện thông qua hai mối quan hệ: chủ sở hữu – NĐDTPL,
NĐDTPL – các bên liên quan. Trong mối quan hệ giữa NĐDTPL của công ty và chủ
sở hữu, NĐDTPL của công ty được chủ sở hữu ủy quyền quản lý cơng ty, trong đó có
cả thẩm quyền ra những quyết định nhất định để hành động cho và vì lợi ích cơng ty
cũng như định đoạt tài sản của cơng ty. Ngồi ra, NĐDTPL của cơng ty cịn hỗ trợ
chủ sở hữu kiểm soát hành vi của chức danh quản lý khác, nhất là trong giao dịch với
bên ngoài thông qua việc NĐDTPL của công ty là người đại diện duy nhất có thẩm
quyền xác lập, thực hiện các giao dịch. Nhờ đó, việc giám sát nội bộ của công ty chặt
chẽ hơn. Trong mối quan hệ với các bên liên quan, nhất là khách hàng, NĐDTPL của
công ty chính là người đại diện cho cơng ty trong quan hệ đối ngoại. Đối với người
ngồi cơng ty, về mặt pháp lý, chủ tịch hay tổng giám đốc như nhau, ai đại diện pháp
lý mới hơn, hiểu theo ý nghĩa của sự ràng buộc.31 Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà
nước có thể kiểm sốt, đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của công ty thông qua
hành vi của NĐDTPL của cơng ty để có những can thiệp, xử lý kịp thời.
Từ khái niệm đại diện, đại diện theo pháp luật và NĐDTPL của doanh
nghiệp, có thể đưa ra khái niệm người đại diện theo pháp luật của công ty theo LDN
2014 như sau:
Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho công ty
theo quy định tại điều lệ công ty, theo quy định pháp luật hoặc do Tòa án chỉ định
trong q trình tố tụng tại Tịa án, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
Tương tự, từ khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy
định tại khoản 1, Điều 12, LDN 2020, có thể đưa ra khái niệm người đại diện theo
pháp luật của cơng ty như sau:
31


Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2013), “Công ty vốn, quản lý & tranh chấp theo LDN 2005”,
NXB Tri Thức, TPHCM, tr.116.


17
Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho công ty
thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho
công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài,Tòa án và các quyền, nghĩa
vụ khác theo quy định pháp luật.
So với định nghĩa theo LDN 2014, định nghĩa NĐDTPL theo LDN 2020 đã
bổ sung nội dung “đại diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc
dân sự”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm nêu trên là chưa đầy đủ
bản chất của NĐDTPL của công ty. Một trong những chức năng quan trọng của
NĐDTPL là nhân danh công ty “xác lập” giao dịch, bên cạnh chức năng thực hiện
giao dịch nhân danh công ty. Tuy nhiên, khái niệm NĐDTPL của công ty vừa nêu ở
trên lại không đề cập đến vấn đề nhân danh công ty “xác lập” giao dịch. Do đó, tác
giả đưa ra khái niệm người đại diện theo pháp luật công ty như sau:
“Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho công ty
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại
diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
1.2. Đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật của cơng ty
Trên cơ sở phân tích khái niệm NĐDTPL của công ty, theo tác giả NĐDTPL
của công ty như có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của công ty phải là cá nhân và có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ. Mặc dù, theo quy định pháp luật dân sự, cá nhân và pháp
nhân đều có thể đại diện cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đối với NĐDTPL của cơng ty
chỉ có thể là cá nhân. Đồng thời, “người đại diện theo pháp luật của công ty thay mặt

công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơng ty nhằm mang lại lợi ích cho cơng
ty, do đó họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”32. Đặc điểm nêu trên được thể
hiện rõ trong quy định pháp luật. Ngay từ khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp tại
khoản 1 Điều 13, LDN 2014 đã khẳng định NĐDTPL của doanh nghiệp “là cá nhân”.
Ngoài năng lực hành vi dân sự, nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành còn
quy định các điều kiện đặc thù về chuyên môn, bằng cấp đối với NĐDTPL.
32

Lê Việt Phương (2013), tlđd (2), tr. 24.


18
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của công ty được ghi nhận trong Điều
lệ công ty hoặc theo quy định pháp luật. Với vai trò là văn bản điều chỉnh các hoạt
động của công ty, là “luật” của công ty, Điều lệ công ty quy định cụ thể về
NĐDTPL của công ty. Trường hợp quy định pháp luật quy định cụ thể (hoặc đưa ra
sự lựa chọn) về NĐDTPL của cơng ty thì cơng ty bắt buộc phải quy định giống với
luật (hoặc lựa chọn trong các đối tượng luật quy định). Điều này thể hiện rõ trong
quy định về NĐDTPL của CTCP. Cụ thể, khoản 2 Điều 134, LDN 2014 quy định rõ
“Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản
trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công
ty; trường hợp Điều lệ khơng có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Trường hợp có hơn một người đại diện
theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Thứ ba, NĐDTPL của công ty phải thường trú tại Việt Nam. Đặc điểm này
xuất phát từ vai trị của NĐDTPL của cơng ty. Theo đó, NĐDTPL của cơng ty thay
mặt cơng ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty phát sinh từ các giao dịch của
công ty. Mà một công ty đang hoạt động thì các hoạt động, giao dịch thường xun
phát sinh. Vì vậy, NĐDTPL của cơng ty phải thường trú tại Việt Nam. NĐDTPL

phải ủy quyền khi xuất cảnh, chịu trách nhiệm với những nội dung đã ủy quyền33.
Thứ tư, người đại diện theo pháp luật của công ty hành động nhân danh
công ty. Trường hợp công ty có nhiều NĐDTPL thì từng người đại diện được
nhân danh công ty theo phạm vi đại diện quy định tại Điều lệ công ty. Mặc dù là
cá nhân nhưng khi là đại diện theo pháp luật của cơng ty thì cá nhân khơng nhân
danh chính cá nhân mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà nhân danh của công
ty. Đồng thời, ngồi việc nhân danh cơng ty – đại diện đương nhiên, NĐDTPL
cịn nhân danh chủ sở hữu cơng ty – đại diện ủy quyền (nhiều trường hợp chủ sở
hữu đồng thời là NĐDTPL của công ty). Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và
NĐDTPL được xem là như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những
người chủ - principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty
(người thụ ủy - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao
gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty 34. Bên
33
34

Khoản 3, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2014.
Bùi Xuân Hải, tlđd (18), tr 11-18.


19
cạnh đó, về ngun tắc, vì nhân danh cơng ty nên NĐDTPL của công ty không
chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vấn đề phát sinh từ các hoạt động nhân danh
công ty. Tuy nhiên, NĐDTPL của công ty vẫn có thể phải chịu trách nhiệm cá
nhân đối với các thiệt hại cho công ty nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại
khoản 1, Điều 14, LDN 2014.
Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
được xác định theo Điều lệ của công ty, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu công ty
với người đại diện hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
cơng ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh

nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nghĩa là NĐDTPL của cơng
ty khơng thể tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình. NĐDTPL công ty chỉ được nhân
danh công ty thực hiện công việc thuộc phạm vi đại diện đã được quy định. Về
nguyên tắc chung, trường hợp giao dịch dân sự do NĐDTPL của công ty xác lập,
thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công
ty đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì
NĐDTPL của công ty phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình
về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết
hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch35.
Nhìn chung, tất cả các đặc điểm nêu trên của NĐDTPL của công ty đều được
thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong BLDS và LDN. Mặc dù quy định pháp luật về
NĐDTPL của công ty có sự thay đổi theo thời gian, nhưng những đặc điểm cơ bản
nêu trên đều được quy định xuyên suốt trong các BLDS và LDN khác nhau.
1.3. Cơ sở lý luận của quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của
công ty
Quy định về NĐDTPL của công ty xuất phát từ nhiều cơ sở lý luận, trong đó
cơ sở lý luận chủ yếu và quan trọng là lý thuyết pháp nhân.
Lý thuyết về pháp nhân chỉ ra rằng pháp nhân là một thực thể pháp lý hay
thực thể vơ hình, được tạo nên từ ý chí của một hoặc nhiều cá nhân. Với tư cách là
một chủ thể độc lập, pháp nhân – công ty được thụ hưởng các quyền và gánh vác
các nghĩa vụ. Tuy nhiên, nó có thể thực hiện các quyền bằng cách nào khi nó là một
thực thể vơ hình. Đây là vấn đề mấu chốt luận giải về NĐDTPL của công ty.
35

Khoản 2, Điều 143, BLDS 2015.


×