Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Địa vị pháp lý của công ty cổ phần dưới góc độ so sánh pháp luật doanh nghiệp hiện hành của trung quốc và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.58 KB, 132 trang )

B GIO DC V O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

NGUYN TH

Địa vị pháp lý của công ty cổ phần dới góc độ so sánh pháp luật doanh
nghiệp hiện hành của Trung Quốc và Việt Nam

LUN VN THC S LUT HC
Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s Nh nc v phỏp lut
Mó s : 60380101
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. ..

H NI -NM 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá
nhân tôi. Mọi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực.
Những kết quả, những đánh giá trong luận văn chưa được ai công bố ở bất kỳ
một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

2




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKS : Ban kiểm soát
CHND : Cộng hoà nhân dân
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GĐ (TGĐ) : Giám đốc (Tổng giám đốc)
HĐQT : Hội đồng quản trị
LDN : Luật Doanh nghiệp

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 5
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 5
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6
8. Bố cục (các chương) của luận văn 6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 7
1.1. Khái quát về công ty cổ phần 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty ty cổ phần 7
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần 10

1.2. Những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý của công ty cổ phần 13
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm 13
1.2.2. Nội dung địa vị pháp lý của công ty cổ phần 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của công ty cổ phần 17
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thành phần kinh tế
4


tư nhân 17
1.3.2. Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường 18
1.3.3. Pháp luật về cơ chế quản lý công ty cổ phần 21
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2. SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN
GIỮA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH TRUNG QUỐC
VÀ VIỆT NAM 24
2.1. Về vốn và chế độ tài chính của công ty cổ phần 25
2.1.1. Giống nhau 25
2.1.2. Khác nhau 29
2.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 34
2.2.1. Về quyền của cổ đông 34
2.2.2. Về nghĩa vụ của cổ đông 47
2.3. Tổ chức, quản lý công ty cổ phần 52
2.3.1. Về mô hình tổ chức, quản lý công ty cổ phần 52
2.3.2. Về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan trong tổ chức quản lý công
ty cổ phần 54
2.4. Về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty cổ phần 67
2.4.1. Về thành lập công ty cổ phần 67
2.4.2. Các quy định về tổ chức lại công ty cổ phần 72
2.4.3. Các quy định về giải thể công ty cổ phần 76
Kết luận chương 2 79

5


CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 80
3.1. Một số nhận xét, đánh giá rút ra từ việc so sánh địa vị pháp lý của công
ty cổ phần giữa pháp luật doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam hiện hành
80
3.2. Định hướng và một số gợi mở về giải pháp hoàn thiện về địa vị pháp lý
của công ty cổ phần rút ra từ việc so sánh pháp luật doanh nghiệp hiện hành
của hai nước 83
3.2.1. Định hướng hoàn thiện về địa vị pháp lý của công ty cổ phần rút ra
từ việc so sánh pháp luật doanh nghiệp hiện hành của hai nước 83
3.2.2. Một số gợi mở nhằm hoàn thiện về địa vị pháp lý của công ty cổ
phần trên cơ sở so sánh pháp luật hai nước 85
Kết luận Chương 3 90
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ gần gũi và
truyền thống lâu dài trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc. Trong
những năm qua, quan hệ Việt - Trung đã không ngừng phát triển cả bề rộng
và chiều sâu trên mọi lĩnh vực, đã hình thành khuôn khổ quan hệ mới với rất
nhiều Hiệp định, thoả thuận làm cơ sở pháp lý cho việc đi sâu hợp tác ngày
càng có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung
Quốc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1980 đến 2008 bình quân mỗi năm tăng
10%, sau đó giảm nhưng vẫn giữ mức 7%. Trung Quốc đã trở thành công
xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới1. Còn
Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2007 bình quân mỗi năm chỉ phát triển độ
7% và từ 2008 đến nay giảm còn trên dưới 6%. Khoảng cách phát triển giữa
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng (Hình 1 và Hình 2). Vào năm
1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam khoảng 30%, nhưng
năm 2013 khoảng cách đó tăng lên tới 3,5 lần. Ngoài ra, nhập siêu của Việt
Nam trong mậu dịch với Trung Quốc lớn ở mức dị thường, công nghiệp Việt
7


Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Như vậy, đã có một khoảng cách phát
triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm
qua mà một phần nguyên nhân không nhỏ đến từ hệ thống pháp luật.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể chế luật pháp của Trung
Quốc cũng không ngừng được cải thiện nhằm phù hợp với cuộc sống thiết
thực của người dân. Đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại
kinh tế thế giới (WTO), quốc hội Trung Quốc đã ban hành rất nhiều bộ luật
mới. Các bộ luật này được đánh giá có tính pháp lý chặt chẽ, vừa có tính
thống nhất. Quy định của các văn bản luật cũng như các quy định dưới luật rất
rõ ràng, ngắn gọn. Rất nhiều các thủ tục hành chính của Trung Quốc đã được
rút ngắn lại nhằm đáp ứng quyền lợi tối đa của nhà đầu tư nước ngoài và các
doanh nghiệp trong nước và các hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, pháp luật
Trung Quốc ban hành từng bộ luật riêng lẻ đối với mỗi loại hình doanh
nghiệp.Ví dụ như: Luật Công ty áp dụng cho công ty cổ phần và trách nhiệm
hữu hạn, Luật doanh nghiệp tư nhân lại áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân,
Luật đầu tư nước ngoài lại được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.

Nhận định hiện nay, làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong vài năm trở lại
đây rất mạnh mẽ. Theo số liệu khảo sát của tổng cục thống kế thì Trung Quốc
được xếp hàng đầu trong các quốc gia có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam.
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp
Trung Quốc cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, tìm hiểu
8


thị trường Việt Nam. Cũng giống như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn
đầu tư kinh doanh tại thị trường Trung Quốc cũng cần phải tìm hiểu quy định,
trình tự cũng như các thủ tục của pháp luật Trung Quốc để tiến hành đầu tư
một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều doanh
nghiệp Trung Quốc cũng như Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi
đầu tư vào nước bạn do hạn chế kiến thức về mặt luật pháp. Vì vậy, việc so
sánh các quy định của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và Luật Trung Quốc về
Công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Việc so sánh này sẽ giúp cho doanh
nghiệp hai nước hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật của nhau để hạn chế
những rủi do trong kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn một loại
hình doanh nghiệp phổ biển nhất ở cả hai nước để tiến hành nghiên cứu so
sánh với nhau, đó là công ty cổ phần, với đề tài “Địa vị pháp lý của công ty
cổ phần dưới góc độ so sánh pháp luật doanh nghiệp hiện hành của Trung
Quốc và Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về công ty cổ phần là vấn đề không mới ở cả Việt Nam và
Trung Quốc, bởi việc nghiên cứu địa vị pháp lý của công ty cổ phần có ý
nghĩa rất to lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần tận dụng những ưu điểm
của loại hình doanh nghiệp này trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công ty cổ phần nói
9



chung, địa vị pháp lý công ty cổ phần nói riêng, tiêu biểu như: Phan Thị Bảo
Yến (2014), Mô hình quản trị Công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay - Thực
trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội; Phạm Thị Tâm (2015), Pháp luật về bảo vệ quyền
lợi của cổ đông trong công ty cổ phần - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Lưu Thị
Dung (2015), Tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội; Đỗ Minh Hương (2014), Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông
nắm giữ ít cổ phần trong công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Ngô Thị Hải Chiến (2014), Hoàn
thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Bên cạnh đó còn có những
bài báo, tạp chí như: Lưu Thị Tuyết (2015), “Điểm mới của công ty cổ phần
nhìn từ góc độ Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Thanh tra, Số 8/2015,
tr. 61 – 62; Trần Ngọc Dũng (2015), “Hoàn thiện quy định về cơ chế giám sát
hoạt động quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp
năm 2014”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 5/2016, tr. 45 – 49… Những công
trình này mới chỉ nghiên cứu về một (số) khía cạnh của vấn đề địa vị pháp lý
của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Về vấn đề nghiên cứu địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
dưới góc độ so sánh pháp luật giữa các nước, đến nay mới chỉ có một số công
10


trình như: Ngô Viễn Phú (2005), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần
theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội; Đào Thúy Anh (2014), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ
chức quản lý Công ty cổ phần - Góc nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Các công trình này
cũng mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh về địa vị pháp lý của công ty cổ
phần trong tương quan so sánh pháp luật các nước, Đặc biệt, công trình
“Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” của tác giả
Ngô Viễn Phú mặc dù có sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Trung Quốc,
nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh quản lý công ty cổ phần. Hơn nữa, những quy
định được so sánh trong công trình này đã được sửa đổi, bổ sung bởi cả hai
nước, do đó, những so sánh này đã không còn tính thời sự.
Chính vì vậy, có thể nói, Đề tài “Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
dưới góc độ so sánh pháp luật doanh nghiệp hiện hành của Trung Quốc và
Việt Nam” là công trình đầu tiên nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về những
điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Trung Quốc và Việt Nam về địa
vị pháp lý của công ty cổ phần.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài
11


Những nội dung quy định pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về địa vị
pháp lý công ty cổ phần. Những vấn đề này được nghiên cứu trong phạm vi
các quy định của LDN Việt Nam 2014 và Luật Công ty nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa sửa đổi năm 2014 (gọi tắt là Luật Công ty Trung Quốc năm
2014) về địa vị pháp lý công ty cổ phần.
* Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ giới hạn trong giới hạn phạm vi các quy định về địa vị pháp
lý của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 và Luật
Công ty của Trung Quốc năm 2014.

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu địa vị pháp lý của
công ty cổ phần theo pháp luật, từ đó, đưa ra bài học kinh nghiệm và những
gợi mở nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý công ty cổ
phần ở Việt Nam và Trung Quốc.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nội dung công
trình này sẽ trả lời những câu hỏi sau:
(1). Địa vị pháp lý doanh nghiệp là gì? Nội dung địa vị pháp lý của
công ty cổ phần
(2). Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật doanh nghiệp
hiện hành Trung Quốc và Việt Nam về vốn và chế độ tài chính của công ty cổ
phần là gì?
12


(3). Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật doanh nghiệp
hiện hành Trung Quốc và Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cổ đông công
ty cổ phần là gì?
(4). Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật doanh nghiệp
hiện hành Trung Quốc và Việt Nam về tổ chức, quản lý công ty cổ phần là gì?
(5). Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật doanh nghiệp
hiện hành Trung Quốc và Việt Nam về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty
cổ phần là gì?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng phương pháp luận biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật; quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế; với các
phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp như: tiếp cận hệ thống, điều tra xã

hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... để đánh giá thực trạng quy
định pháp luật cũng như hiệu quả thực thi quy định pháp luật trên thực tế.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những điểm mới của đề tài nghiên cứu này là:
a) Đưa ra được một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành, phát
triển của công ty cổ phần và những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội
dung và các yếu tố chi phối đến địa vị pháp lý công ty cổ phần
13


b) Phân tích và làm nổi bật những đặc điểm trong quy định pháp luật
của Việt Nam và Trung Quốc về địa vị pháp lý công ty cổ phần trên các khía
cạnh: vốn và chế độ tài chính, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cơ cấu tổ chức
quản lý công ty cổ phần; thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty cổ phần trên
cơ sở so sánh các quy định của LDN Việt Nam 2014 và Luật Công ty Trung
Quốc 2014
c) Đưa ra các bài học kinh nghiệm, đánh giá những điểm tiến bộ và hạn
chế của pháp luật mỗi nước trong việc quy định địa vị pháp lý của công ty cổ
phần;
d) Nêu phương hướng và một số gợi mở về các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về địa vị pháp lý công ty cổ phần ở Việt Nam và Trung Quốc.
Có thể nói luận văn là một công trình hoàn toàn mới, nghiên cứu
chuyên sâu địa vị pháp lý của công ty cổ phần. Những kết quả của luận văn
này còn có thể sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu pháp luật doanh nghiệp ở
cả Việt Nam và Trung Quốc.
8. Bố cục (các chương) của luận văn
Luận văn bao gồm: Lời nói đầu; ba chương, Kết luận, và Danh mục tài
liệu tham khảo. Ba chương của luận văn là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần
Chương 2: So sánh địa vị pháp lý của công ty cổ phẩn giữa pháp luật

hiện hành Trung Quốc và Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty cổ phần của Trung
14


Quốc và Việt Nam.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát về công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty ty cổ phần
a. Khái niệm
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới,
dù tồn tại ở quốc gia nào trên thế giới thì ngoài những đặc điểm chung, nó vẫn
luôn mang những nét riêng, đặc thù, phản ánh điều kiện cụ thể của quốc gia
đó. Ở những nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law),
CTCP có quy chế pháp lý riêng và được phân biệt rõ ràng với loại hình công
ty đối vốn khác là công ty trách nhiệm hữu hạn. Như pháp luật Pháp, CTCP
được gọi là công ty vô danh, phải có ít nhất bảy cổ đông, vốn điều lệ của công
ty được chia thành các cổ phần với mệnh giá thống nhất, cổ đông được quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần2. Những nước theo hệ thống pháp luật Anh –
15


Mỹ (Common Law) lại không phân chia công ty đối vốn thành các loại khác
nhau một cách rõ ràng, và vì vậy thường không có quy chế pháp lý riêng cho
loại hình công ty cổ phần3. Tuy nhiên, ở các nước này vẫn tồn tại những công
ty có tính chất pháp lý tương tự như CTCP trong hệ thống pháp luật lục địa.
Ví dụ, công ty công hữu hạn ở Anh với vốn điều lệ được chia thành các cổ
phần, các cổ phần có thể được tự do chuyển nhượng nếu Điều lệ không có

quy định khác4. Trong pháp luật một số nước khác, khái niệm CTCP được
quy định rất rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, BLDS 1994 Cộng hòa Liên Bang Nga tại
Điều 90 quy định: “CTCP là một công ty mà vốn điều lệ được chia thành một
số lượng xác định cổ phần, những người tham gia công ty không chịu trách
nhiệm trước các nghĩa vụ của công ty mà chỉ chịu các rủi ro liên quan đến
hoạt động của công ty trong phạm vi giá trị những cổ phần mà họ sở hữu”.
Ở Việt Nam, các quy định về CTCP lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều
2 Luật Công ty năm 1990, theo đó, CTCP được quan niệm: “...là doanh
nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng
chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”. Đến LDN 1999
(Điều 51) cũng như LDN 2005 (Điều 77), LDN 2014 thì lại không đưa ra một
định nghĩa khái quát về CTCP mà chỉ liệt kê những đặc điểm của nó. Theo
đó, thì CTCP là một loại hình doanh nghiệp, có những nét riêng biệt: vốn điều
lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người chủ sở hữu cổ
phần gọi là cổ đông, họ là thành viên công ty, chịu trách nhiệm về các khoản
16


nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty và công ty được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Ở Trung
Quốc cũng tương tự như vậy, Điều 76 Luật Công ty nước CHND Trung Hoa
(sau đây gọi tắt là Luật Công ty Trung Quốc năm 2014) cũng không quy định
khái niệm về công ty cổ phần mà chỉ liệt kê những điều kiện để một công ty
được xem là “công ty hữu hạn cổ phần” (company limited by shares).
Như vậy, tựu chung lại, có thể thấy CTCP có vốn điều lệ được chia làm
nhiều phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần; các thành viên của công ty
(cổ đông) có thể sở hữu một hay nhiều cổ phần và chịu trách nhiệm trong
phạm vi cổ phần mà họ nắm giữ, công ty có quyền phát hành chứng khoán để
huy động vốn5.

b. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
Thứ nhất, về thành viên công ty
CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên
kết của nhiều thành viên. Vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có
đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Hầu hết
các nước đều quy định số thành viên tối thiểu của CTCP. Ở Việt Nam, trong
suốt quá trình hoạt động, ít nhất phải có ba thành viên (có thể là cá nhân hoặc
tổ chức) tham gia CTCP. Trong khi đó, Điều 78 Luật Công ty Trung Quốc
năm 2014 quy định, thành viên của công ty cổ phần nhiều hơn hai và ít hơn
200 cổ đông, trong đó hơn một nửa phải cư trú trong phạm vi lãnh thổ của
17


nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là "Trung Quốc ").
Thứ hai, về vốn điều lệ của công ty
Vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định
được ghi trong Điều lệ tạo thành vốn điều lệ của công ty. Cả pháp luật Việt
Nam và Trung Quốc đều quy định, vốn điều lệ của CTCP được chia làm
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Việc góp vốn được thực hiện bằng cách
mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Luật không hạn chế số
lượng tối đa cổ phần được mua nhưng các cổ đông có thể tự thỏa thuận với
nhau và ghi trong Điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà mỗi thành viên có thể
mua nhằm chống lại việc tập trung quá nhiều cổ phần vào tay một người hoặc
một vài người, tránh tình trạng tập trung quyền lực công ty trong tay một hoặc
một số cổ đông lớn.
Thứ ba, về huy động vốn và chuyển nhượng vốn
Theo LDN Việt Nam năm 2014 và Luật Công ty Trung Quốc năm
2014, CTCP được phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định
của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Nhờ quyền phát hành chứng
khoán, CTCP có khả năng chủ động mỗi khi cần nguồn vốn lớn để tham gia

vào các dự án nhờ khả năng huy động vốn linh hoạt. Tuy nhiên, khả năng huy
động vốn lớn cũng kéo theo nguy cơ gây rủi ro trong công chúng của CTCP
cũng rất cao. Bởi vậy, CTCP phải chịu quy chế pháp lý khắt khe hơn so với
các loại hình doanh nghiệp khác.
Về chuyển nhượng vốn, các cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển
18


nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật. Mức
độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào tính chất của từng loại cổ
phần. Với tính tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có
thể thay đổi linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty.
Thứ tư, về chế độ trách nhiệm tài sản
Là loại hình công ty đối vốn, CTCP phải tự chịu trách nhiệm một cách
độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông
CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm hữu hạn dành cho cổ
đông không phải là tuyệt đối. Theo LDN, khi công ty thanh toán cổ phần mua
lại hoặc trả cổ tức trái quy định thì tất cả cổ đông phải hoàn trả số tiền hoặc tài
sản đã nhận cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì cổ đông phải
chịu trách nhiệm về nợ của công ty. Như vậy, các cổ đông sẽ phải chịu trách
nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty trong những trường hợp nhất định6.
Thứ năm, về tư cách pháp lý
CTCP là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Việc
xác định tư cách pháp nhân cho CTCP đã trở thành thông lệ quốc tế, phù hợp
với bản chất CTCP. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo thông lệ, có Giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh là điều kiện cần và đủ về mặt pháp lý để CTCP nhân danh mình
tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, CTCP chịu
19



trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ bằng tài sản của mình. Thông qua
người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, CTCP có thể trở thành
nguyên đơn hay bị đơn trong các vụ án dân sự.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời,
tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình
thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị
trường vốn và thị trường tiền tệ. “Công ty cồ phần là một loại hình kinh
doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho
đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho
nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”7.
Ở các nước khác nhau, CTCP có thể có những tên gọi khác nhau. Ở
Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách
nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh
(Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần
(Kabushiki Kaisha)…8.
Quá trình công nghiệp hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ
18, 19 cùng với nhu cầu tích tụ vốn để đầu tư của các nhà tư bản đã làm xuất
hiện loại hình CTCP. Sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Tư bản đòi hỏi
sản xuất kinh doanh phải có quy mô ngày càng to lớn, cạnh tranh và độc
quyền có mức độ ngày càng gay gắt. Các chủ tư bản đi đến thoả hiệp với nhau
nhằm thu được lợi nhuận tối đa và bành trướng hơn nữa thế lực kinh tế của
20


mình. CTCP là hình thức kinh doanh thoả mãn được những nhu cầu này, nó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập trung tư bản, nhu nhận định của
Các Mác “Qua các công ty cổ phần, sự tập trung đã thực hiện được việc đó

trong nháy mắt”9.
Về mặt lịch sử hình thành, CTCP ra đời sau các loại công ty đối nhân
nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn. Khác với sự ra đời
của hình thức công ty TNHH – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ
nhu cầu của thực tiễn kinh doanh, CTCP được hình thành trong hoạt động
kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp
luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Chẳng hạn như
ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó
hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Và đến năm 1856, ở
Anh mới có Luật về công ty cổ phần10.
Công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn
(East India Company) của Anh (1600-1874). Nó được thành lập ngày
31/10/1860 bởi một nhóm có 218 người, và được cấp phép độc quyền kinh
doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở châu
Á, châu Phi và được đi lại từ tất cả các hải cảng của các đảo, thị trấn và địa
điểm ở châu Á, châu Phi và Mỹ hay bất kỳ địa điểm nào như thế nằm ngoài
Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) và Eo biển Magellan. Ngày
01/6/1874, Công ty bị giải thể khi giấy phép lần sau cùng không được gia hạn.
Công ty đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng lẻo: “Người đầu tư góp vốn theo
21


chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển nhận lại vốn cổ phần và tiền lãi”11.
Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các công ty cổ phần theo hình thức tương
tự công ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt CTCP xuất hiện ở Thụy Điển, Đan
Mạch, Đức…
Ở Mỹ, CTCP phát triển rất mạnh. Lúc đầu là vì phải xây dựng đường
xe lửa, sau này là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ
rộng lớn của Mỹ. Chính do yêu cầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa
mà thị trường chứng khoán ở NewYork phát triển. Năm 1811, bang NewYork

ban bố luật về tính TNHH dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này,
tiền ùn ùn đổ về NewYork và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào
không dùng đến nó là không thu hút được vốn12.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, CTCP bắt đầu phát triển ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các ngành chế
tạo cơ khí, ngân hàng, bảo hiểm…? các nước tư phản phát triển và về sau phát
triển rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới. Đến những năm 20, 30 của thế kỷ
XIX, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thế
giới có bước phát triển mạnh mẽ, điều đó dẫn đến nhu cầu phải tập trung
những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sơ hạ tầng kinh tế – xã hội. Công ty cổ
phần là một trong những công cụ giúp thực hiện nhanh chóng vấn đề tập trung
vốn. Vì vậy, có ý kiến bình luận rằng “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích
luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được việc
22


xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt”13.
Sự ra đời của CTCP đã giúp cho các nhà doanh nghiệp giải quyết được mâu
thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo.
Như vậy, trải qua quá trình phát triển lâu dài, CTCP đã từ phạm vi ở
một nước, một khu vực nhất định đã phát triển thành những công ty đa quốc
gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đúng như nhận định: “Công ty
cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngành đến đa ngành, từ một quôc gia đến nhiều
quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia”14.
Ở Mỹ, năm 1989, số lượng các công ty cổ phần chiếm 31,7% trong tổng số
các xí nghiệp công nghiệp và chiếm 92,6% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp.
Ngày nay, công ty cổ phần đã chiếm vị trí thống lĩnh trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ công cộng và trong các ngành khác nhau của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Ở các nước phương tây, công ty cổ phần là mô hình phổ biến nhất cho

các doanh nghiệp có quy mô lớn. Ở Đức, vốn cơ bản trung bình của các công
ty cổ phần năm 1980 là 43 triệu DM, trong khi đó vốn trung bình của một
công ty TNHH chỉ là 0,38 triệu DM. Trong 100 công ty lớn nhất của Đức
năm 1980 có tới 66 công ty cổ phần. Ở Pháp, vào năm 1986, có tới 123.303
công ty cổ phần, chiếm tới 15,22% tổng số các doanh nghiệp.
1.2. Những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý của công ty cổ phần
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Theo cách hiểu truyền thống, địa vị pháp lý của một doanh nghiệp là
23


tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp đó được pháp luật
ghi nhận, đảm bảo sự độc lập về mặt pháp lý và khả năng tham gia các quan
hệ pháp luật, trước hết là quan hệ luật kinh tế và từ đó có thể phân biệt với các
chủ thể kinh doanh khác.
Một doanh nghiệp không chỉ tham gia các quan hệ pháp luật kinh tế,
các quan hệ kinh doanh mà có thể đồng thời tham gia nhiều quan hệ khác
như: quan hệ dân sự, hành chính, lao động… Khi xem xét địa vị pháp lý của
một doanh nghiệp với tính chất tổng thể là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
một doanh nghiệp, trong khoa học pháp lý đã có lúc có quan niệm xem xét
vấn đề theo phương diện khái niệm thẩm quyền, bao gồm những quyền và
nghĩa vụ trong nhiều lĩnh vực và phương diện tồn tại, hoạt động của doanh
nghiệp15 . Trong đó, thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh được coi
là một nội dung chủ yếu trong hệ thống thẩm quyền của doanh nghiệp với lý
do doanh nghiệp là tổ chức kinh tế… được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thẩm quyền kinh tế của một doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa
vụ của nó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đối
với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hệ thống thẩm quyền này cũng
có những điểm khác nhau. Cũng chính vì vậy, đối với mỗi loại hình doanh

nghiệp, pháp luật đều dành cho chúng những quy chế pháp lý riêng. Ngoài ra,
khi nghiên cứu địa vị pháp lý của một doanh nghiệp độc lập, từ trước đến nay,
24


trong khoa học pháp lý vẫn thường đề cập đến khái niệm pháp nhân (hay tư
cách pháp nhân). Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì tư cách pháp nhân
và tư cách chủ thể pháp lý không phải là đồng nhất.
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi mà pháp luật
kinh tế chỉ điều chỉnh các quan hệ và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nhà
nước và hợp tác xã, thì vấn đề pháp nhân và tư cách pháp nhân của những chủ
thể này cũng không được quan tâm nhiều, tuy nhiên khi những lọai hình chủ
thể kinh doanh mới có tư cách pháp nhân như công ty TNHH, công ty cổ
phần, công ty hợp danh xuất hiện thì vấn đề tư cách pháp nhân đã được đặt ra
và xem xét một cách cụ thể hơn. Nội dung của khái niệm pháp nhân theo quan
niệm của luật Dân sự truyền thống đã trở lên quá chật hẹp đối với các loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, từ hệ thống
pháp luật hiện hành về các doanh nghiệp của nước ta cho phép khẳng định là:
bên cạnh những chủ thể kinh doanh là pháp nhân còn có sự tồn tại của những
doanh nghiệp tuy không phải là pháp nhân, nhưng chúng vẫn là những thực
thể pháp lý có tư cách pháp lý độc lập tham gia vào các quan hệ kinh tế và các
quan hệ pháp luật.
Hơn nữa, khi xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp, chúng ta phải
gắn với chúng với sự phát triển của các mô hình kinh tế, cơ chế kinh tế mà
trong khuôn khổ đó các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Như vậy, có thể
thấy nội hàm địa vị pháp lý của doanh nghiệp được phản ánh và thể hiện ở
những phương diện sau:
25



×