Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

-----------***----------

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT HỌC

PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
THUẾ - THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN

GVHD: Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà (A)
Người thực hiện: Dương Thị Như
MSSV: 1253801011140
Lớp: 31-HC 37/2

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

-----------***----------

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT HỌC


PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
THUẾ - THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN

GVHD: Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà (A)
Người thực hiện: Dương Thị Như
MSSV: 1253801011140
Lớp: 31-HC 37/2

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
Với tinh thần khiêm tốn, chịu khó tìm tịi, học hỏi và say mê nghiên cứu, sinh
viên Dương Thị Như đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp” “Pháp luật xử phạt vi
phạm hành chính về thuế ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và hướng hoàn thiện”.
Là giáo viên hướng dẫn, tơi khá hài lịng về thái độ chủ động, tự giác và nghiêm
túc nghiên cứu của em.
Tôi đồng ý để em Dương Thị Như bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng.
Người hướng dẫn:

Ths. Trần Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn đến các Thầy, Cơ trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại
trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Thu Hà – giảng viên
khoa Luật Hành chính- Nhà nước trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn cũng như động viên em trong q trình nghiên cứu để hồn
thành luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt luận văn nhưng do năng lực và thời gian
có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý
từ phía thầy cơ và bạn bè.
Chân thành cảm ơn!


DANH SÁCH VIẾT TẮC
VPHC

Vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

Bộ luật hình sự năm 2015

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng
11 năm 2015.

Bộ luật hình sự năm 1999

Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng
12 năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Luật xử lý VPHC năm 2012


Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
được Quốc hội ban hành năm 2012.

Luật quản lý thuế

Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13
ngày 20 tháng 11 năm 2012.

Luật hải quan năm 2014

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06
năm 2014.

Nghị định 81/2013/NĐ-CP

Nghị định 83/2013/NĐ-CP

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07
năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật quản lý thuế.



Nghị định 129/2013/NĐ-CP

Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC về
thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế.
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10

Nghị định 127/2013/NĐ-CP

năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Thông tư 166/2013/TT-BTC

Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2013 của Bộ tài chính quy định chi tiết về xử
phạt VPHC về thuế.

Thông tư 190/2013/TT-BTC

Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 12
năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ .................................................................................... 5
1.1. Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế........................................... 5
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm ...................................................................................................... 6
1.2. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ...................................................... 8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ....... 8
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ........... 10
1.3. Vai trò của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế ................................ 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................. 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ THUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN .................................................. 36
2.1. Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế ...................................................................................................................... 36
1.3.1. Những điểm tiến bộ .................................................................................... 36
1.3.2. Những điểm hạn chế, bất cập ...................................................................... 43
2.2. Thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về thuế ở nƣớc ta hiện nay .. 52
2.2.1. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về thuế............................................ 52
2.2.2. Những vƣớng mắc, hạn chế ......................................................................... 60
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về
thuế ………………………………………………………………………………………65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................................. 69
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trong cuộc sống khơng có gì tất yếu, ngồi cái chết và thuế” – đó là nhận định

của B.Franklin (1706 – 1990), một trong những tác giả Tuyên ngôn độc lập của nước
Mỹ. Thật vậy, thuế có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngân sách nhà nước, sự tồn tại
và phát triển của nhà nước, việc thực hiện chức năng và vai trò của nhà nước đối với xã
hội…Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập
quốc tế sâu rộng và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những biến động của nền kinh tế thế
giới thì thuế lại càng có ý nghĩa hơn.
Năm 2015 là năm đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, được
coi là năm hội nhập kinh tế quốc tế sôi động. Khi mà cùng lúc kết thúc đàm phán 4
hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh kinh tế Á – Âu, Liên minh châu Âu,
Hàn Quốc và các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)1. Trong đó, TPP đã được ký
kết chính thức vào ngày 4/2/2016, bên cạnh những lợi ích, thuận lợi Việt Nam nhận
được từ việc gia nhập TPP. Gia nhập TPP cũng đã đặt ra sáu tác động lớn nhất của TPP
vào nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có hai tác động liên quan đến thuế đó là: thứ nhất,
nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu gảm; thứ hai, khi TPP được thực thi các dòng
thuế quan sẽ giảm dần về 0%2. Suy ra là hàng nhập khẩu tăng nhưng dần dần sẽ không
đánh thuế nữa, làm thu ngân sách giảm.
Nguồn thu ngân sách từ dầu thô giảm mạnh do ảnh hưởng từ giá dầu thô thế giới
đang lao dốc. Ở nước ta, trong thu ngân sách 2015, dầu thơ chỉ cịn chiếm 6% trong
tổng thu. Thu từ dầu thơ đã khơng cịn là nguồn có tỷ trọng lớn như 5 – 10 năm trước3.
Trước tình hình đó, để duy trì nguồn thu ngân sách, nhà nước phải thực hiện các
biện pháp bù đắp cho ngân sách. Trong đó, cần phải đảm bảo nguồn thu thuế từ nội địa.

1

truy cập ngày 06/06/2016
2
truy
cập ngày 06/06/2016.
3
truy cập ngày

06/06/2016.

1


Thế nhưng, vi phạm pháp luật về thuế đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là
các vi phạm hành chính (VPHC) về thuế , với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, gây thất
thu ngân sách nhà nước trầm trọng. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)
về thuế còn nhiều hạn chế: xử phạt chưa nghiêm, bỏ lọt vi phạm, hiệu quả chưa cao…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng trong đó khơng thể không
đề cập đến một trong những nguyên nhân căn bản: do pháp luật XPVPHC về thuế còn
nhiều bất cập, hạn chế, gây khó khăn cho q trình áp dụng pháp luật, tạo cơ hội cho
các cá nhân, tổ chức lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi.
Chính lý luận và thực tiễn đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật XPVPHC về
thuế, tạo công cụ pháp lý quan trọng cho hoạt động XPVPHC về thuế, góp phần duy
trùy trật tự quản lý thuế của nhà nước. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính vê thuế - Thực trạng và hướng hồn thiện” .
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài, đã có một số cơng trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo
khoa học sau: Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, “Nhận diện các hành vi gian
lận thuế”, Tạp chí Tài chính (tháng 9/2013); Nguyễn Thị Hệ (2015), “thanh tra, kiểm
tra thuế: một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí tài chính thuế, (kỳ 1 tháng 4/2015); Nguyễn
Thị Thu Hoài, Dương Văn An, “Chống chuyể ngiá tại các nước ASEAN và bài học
cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (kỳ 2 tháng 10/2015); Nguyễn Thị Thu Hoài (2015),
“chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: thực trạng và giải pháp khắc phục”, Tạp chí
tài chính,( kỳ 2 tháng 12/2015)…Tuy nhiên, chúng khơng nhiều và chủ yếu đề cập đến
vấn đề liên quan đến hành vi VPHC về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Ngồi ra, từ trước đến nay đã có một số cơng trình luận văn nghiên cứu về vấn
đề này. Cụ thể là: Luận văn cử nhân “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế ở Việt Nam thực trạng và hướng hoàng thiện” của tác giả Hoàng Thị

Hồng Hà, năm 2002, trường Đại học Luật thành phố Hồ chí Minh; Luận văn cử nhân
“Nhận diện hành vi vi phạm phám luật thuế” của tác giả Nguyễn Thanh Trung, năm
2009, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn cử nhân “Xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuế một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của tác giả Lê Thị
Hương, năm 2004, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn cử nhân

2


“Xử lý vi phạm hành chính về thuế” của tác giả Đỗ Vi Khánh, năm 2014, trường Đại
học Cần Thơ.
Qua đó, tác giả nhận thấy, vấn đề pháp luật XPVPHC về thuế trong phạm vi
trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu nhiều (cơng trình
nghiên cứu gần nhất ở cấp độ cử nhân cách đây đã 14 năm, các luận văn khác có liên
quan nhưng khơng đi sâu phân tích phần pháp luật), mặc dù những quy định của pháp
luật về XPVPHC về thuế đã có sự thay đổi mạnh mẽ cùng với sự thay đổi của tình hình
kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy với tinh thần ham học hỏi, tìm tịi cái mới, tác giả
thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính về thuế - Thực trạng và hướng hồn thiện”.
3. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc phân tích cơ sở lý luận – pháp lý của pháp luật XPVPHC về
thuế, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực thuế, đề tài
hướng tới việc hoàn thiện pháp luật XPVPHC về thuế ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này xoay quanh pháp luật XPVPHC về thuế ở Việt Nam hiện nay , vì vậy
trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu các hành vi VPHC về thuế và các hình
thức XPVPHC về thuế được quy định trong Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29 tháng 11 năm 2006 (Luật quản lý thuế 2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (Luật sửa đổi,
bổ sung Luật quản lý thuế 2012) gọi chung là Luật quản lý thuế, Nghị định số

129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết đinh hành chính thuế (Nghị định
129/2013/NĐ-CP), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nghị định 127/2013/NĐ-CP) và các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan khác; các vấn đề pháp lý liên quan đến XPVPHC về thuế
như: thẩm quyền XPVPHC về thuế của cơ quan quản lý thuế4, Chủ tịch UBND các
4

Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

3


cấp; thời hạn thời hiệu xử phạt; nguyên tắc xử phạt, các biện pháp cưỡng chế thi hành
các quyết định XPVPHC thuế… Đề tài này không nghiên cứu đối với các VPHC về
phí, lệ phí, hóa đơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng chủ yếu bằng các phương pháp phân tích kết hợp so
sánh, giải thích các vấn đề lý luận và pháp lý, nhằm làm rõ những quy định của pháp
luật về XPVPHC về thuế, tìm ra những bất cập, để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật XPVPHC về thuế. Luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu để
làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến pháp luật XPVPHC về thuế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Khóa luận
được chia thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận - pháp lý của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về
thuế.
Chương 2: Thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và một số

giải pháp hồn thiện.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ
1.1. Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
1.1.1.

Khái niệm

Thuế là nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước. Khơng một nhà nước nào có
thể tồn tại và phát triển mà không dựa vào nguồn thu bắt buộc này. Tuy nhiên, không
phải mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều tự giác thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của
mình. Các vi phạm pháp luật về thuế nói chung và VPHC về thuế nói riêng đang ngày
càng trở nên phổ biến hơn, phức tạp hơn, là một trong những thách thức đáng kể đối
với các nhà chức trách nước ta. Tuy nhiên, mặc dù được điều chỉnh bởi nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau nhưng cho đến nay khái niệm VPHC về thuế vẫn chưa
được định nghĩa mơt cách chính thức.
Luật quản lý thuế chỉ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, theo đó hành
vi vi phạm các thủ tục thuế, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải
nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật5.
Nghị định 129/2013/NĐ-CP “nhận diện” VPHC về thuế bằng cách mô tả nội
hàm của khái niệm “thuế”, theo đó VPHC về phí, lệ phí, hóa đơn và VPHC về thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bên ngoài khái niệm VPHC về thuế mà Nghị định
này điều chỉnh.
Vậy là, trên phương diện lý luận, khái niệm VPHC về thuế vẫn chưa được xác
định ở tầm khái quát cao. Căn cứ vào khái niệm VPHC được ghi nhận tại Khoản 1

Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm VPHC về thuế
như sau: “vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Đây chưa phải là khái niệm đầy đủ nhất nhưng phản ánh được một trong những dấu

5

Điều 103 Luật Quản lý thuế.

5


hiệu cơ bản, cốt lõi nhất: VPHC về thuế xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thuế nhưng không phải là tội phạm.
1.1.2.

Đặc điểm

Thứ nhất, chủ thể của hành vi VPHC về thuế rất đa dạng, không chỉ người nộp
thuế mà còn bao gồm cả các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Người nộp thuế theo Khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế bao gồm: tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ
quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khấu trừ
thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
Thứ hai, hành vi VPHC khá phong phú, đa dạng. Pháp luật XPVPHC về thuế
chia hành vi VPHC về thuế thành các nhóm hành vi thuộc những đối tượng khác nhau:
hành vi VPHC về thuế của người nộp thuế và hành vi VPHC của tổ chức tín dụng và cá
nhân tổ chức khác có liên quan. Trong nhóm hành vi VPHC về thuế của người nộp

thuế lại phân thành các nhóm hành vi: vi phạm về thủ tục thuế; khai sai dẫn đến thiếu
số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế6 .
Những hành vi này được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Căn
cứ vào nội dung của các hành vi VPHC về thuế, có thể thấy đa phần các hành vi VPHC
về thuế được thực hiện dưới dạng hành động (hầu hết các hành vi trong nhóm vi phạm
thủ tục về thuế, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn, gian lận thuế,…), một số ít được thực hiện dưới dạng khơng hành động (ví
dụ điển hình là hành vi trốn thuế, tính chất của hành vi này là không thực hiện những gì
mà pháp luật quy định phải làm). Các hành vi VPHC về thuế của người nộp thuế tồn
tại hai loại cấu thành: cấu thành hình thức thường là những hành vi vi phạm thủ tục
thuế (khơng địi hỏi có hậu quả xảy ra) và cấu thành vật chất là những hành vi khai sai,
trốn thuế, gian lận thuế dẫn đến hậu quả làm giảm, thất thoát số tiền thuế của nhà nước.
Thứ ba, hành vi VPHC về thuế có thể được thực hiện với lỗi vô ý hay cố ý. Đối
với nhóm hành vi vi phạm thủ tục thuế (ví dụ: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế,
chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế, hành vi chậm nộp hồ sơ
6

Khoản 3 Điều 1 Thông tư 166/2013/TT-BTC.

6


khai thuế so với thời hạn quy định, các hành vi khai sai nhưng không làm giảm số tiền
thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn…) thường được thực hiện với lỗi vô ý
(quên nộp, khai sai do nhầm lẫn,…) vì việc vi phạm đối với nhóm hành vi này khơng
đem lại lợi ích gì cho họ mà cịn gây phiền tối. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hành
vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn đa
phần được thực hiện với lỗi cố ý, vì khi thực hiện những hành vi này các chủ thể vi
phạm có thể đạt được lợi ích nhất định, với mục đích khơng đóng hoặc làm giảm số
tiền thuế đóng, hoặc làm tăng số tiền thuế mà nhà nước hoàn lại.

Thứ tư, VPHC về thuế không chỉ là hành vi vi phạm quy định đối với các loại
thuế trong từng Luật thuế được quản lý bởi Luật quản lý thuế: thu nhập cá nhân, thu
nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu – nhập khẩu,… mà còn vi phạm các
quy định của pháp luật hành chính về tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất;
thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà
nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật7. Chính vì vậy, VPHC
về thuế diễn ra phức tạp, khó kiểm sốt.
Thứ năm, VPHC về thuế có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội
phạm. Trong các nhóm hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, chỉ có
hành vi trốn thuế được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự nếu thỏa mãn các
điều kiện luật định.8 Trong trường hợp này, tội phạm thuế và VPHC về thuế cùng xâm
hại một loại khách thể. Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
không công nhận tổ chức là chủ thể của tội phạm, nhưng Bộ luật hình sự 2015 đã quy
định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân thương mại phạm tội9.
Vì vậy, nếu trước đây chúng ta có thể dựa vào hai điểm khác nhau cơ bản (chủ thể và
mức độ nguy hiểm) của hành vi VPHC về thuế và tội phạm về thuế để phân biệt hành
vi trốn thuế là VPHC hay tội phạm. Khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành,
điểm khác nhau cơ bản giữa “trốn thuế” –vi phạm hành chính với “trốn thuế” - tội
phạm chỉ là mức độ nguy hiểm của hành vi. Mức độ nguy hiểm của tội phạm thuế cao
hơn VPHC về thuế ở chỗ: số tiền thuế trốn nếu từ 100.000.000 đồng trở lên sẽ cấu
7

Xem đoạn 2 Khoản 1 nghị định 129/2013/NĐ-CP và một số Điều Nghị định 127/2013.
Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), và Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 quy
định Tội trốn thuế)
9
Xem Điều 3, Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015.
8

7



thành tội trốn thuế hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng hành vi đó đã bị XPVPHC về
hành vi trốn thuế (trong trường hợp này hành vi VPHC về hành vi trốn thuế trước đó là
cơ sở để xác định tội phạm thuế)10. Như vậy số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng
của chủ thể chưa bị XPVPHC về hành vi trốn thuế sẽ do pháp luật xử phạt VPHC về
thuế điều chỉnh.
1.2. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1.2.1.1. Khái niệm
Pháp luật XPVPHC về thuế là một bộ phận quan trọng của pháp luật XPVPHC
nói riêng và pháp luật hành chính nói chung, là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động XPVPHC về thuế.
Cần hiểu rằng, pháp luật XPVPHC về thuế và pháp luật thuế không phải là
những khái niệm tương đồng, dù chúng có liên quan với nhau khá mật thiết. Vì pháp
luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp
thuế11, bao gồm: các Luật thuế, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Pháp luật XPVPHC về thuế là một chế định của ngành luật hành chính, cịn pháp luật
thuế là một chế định của ngành luật tài chính12. Pháp luật thuế điều chỉnhquan hệ giữa
cơ quan quản lý thuế với người nộp thuế trong hoạt động thu nộp thuế. Pháp luật
XPVPHC về thuế cũng điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với người nộp
thuế nhưng là trong hoạt động xử phạt.
Mối liên hệ giữa hai chế định pháp luật này thể hiện ở chỗ: pháp luật XPVPHC
về thuế quy định các chế tài hành chính, với tính chất giáo dục, răn đe đối với các chủ
thể có hành vi khơng bảo đảm mối quan hệ thu nộp thuế (không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ thuế) được diễn ra theo quy định của pháp luật thuế. Pháp
luật XPVPHC có thể coi là cơng cụ để bảo đảm các quan hệ xã hội do pháp luật thuế
10

Xem Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015.
Giáo trình Luật thuế (2012), trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Luật gia Việt Nam,
tr.41.
12
Xem Tập bài giảng lý luận về pháp luât, trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr.78-79.
11

8


điều chỉnh được thực hiện. Vì vậy, nếu khơng có pháp luật thuế sẽ khơng có pháp luật
XPVPHC về thuế. Ngồi ra giữa hai chế định pháp luật này có một sự liên hệ đặc biệt
là đều có những quy định được ghi nhận trong Luật quản lý thuế.
Trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm “pháp luật XPVPHC về thuế” mà
không dùng khái niệm “pháp luật xử lý VPHC về thuế”. Theo quy đinh của Luật xử lý
VPHC năm 201213, “xử lý VPHC” bao gồm “XPVPHC” và “áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính”. Trong đó, “XPVPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC”14. Còn xử lý hành chính được
áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an tồn xã hội mà khơng phải là tội phạm. Như vậy, sử dụng khái niệm pháp luật
XPVPHC về thuế là chính xác hơn vì VPHC về thuế đương nhiên không phải là vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và cũng không chỉ được
thực hiện bởi các cá nhân.
1.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Thứ nhất, pháp luật XPVPHC về thuế điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát

sinh trong hoạt động XPVPHC về thuế. Điều đó được thể hiện bởi những nội dung sau:
- Pháp luật XPVPHC về thuế xác định những hành vi VPHC cụ thể xảy ra trong
lĩnh vực thuế; xác định các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả,
nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt…. Dựa vào những quy định
này, các cơ quan quản lý thuế sẽ ban hành các quyết định XPVPHC đối với chủ thể có
hành vi VPHC về thuế.
- Pháp luật XPVPHC về thuế không điều chỉnh quan hệ nội dung về thuế, nghĩa
là chúng không trả lời các câu hỏi “trong trường hợp nào được hoàn thuế?”, “thủ tục
hoàn thuế ra sao?”, “trong trường hợp nào được miễn giảm thuế?”, “thuế suất là gì?”,
“các loại thuế, cách tính thuế?”…Pháp luật XPVPHC về thuế chỉ điều chỉnh quan hệ
giữa cơ quan quản lý thuế với các chủ thể có hành vi xâm phạm các quan hệ nội dung
về thuế, trong quá trình tiến hành những hoạt động liên quan đến xử phạt.
13

Điều 1 Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định: “Luật này quy định về xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý
hành chính”.
14
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012.

9


Thứ hai, pháp luật XPVPHC về thuế có nguồn khá phong phú, đa dạng:
Bên cạnh Luật chung (Luật xử lý VPHC năm 2012), cịn có Luật chun ngành
(Luật Quản lý thuế) và các Nghị định huớng dẫn thi hành các Luật này (Nghị định
81/2013/NĐ-CP, Nghị định 83/2013/NĐ-CP). Bên cạnh Nghị định 129/2013/NĐ-CP
quy định vi phạm hành chính về thuế cịn có những Nghị định quy định những hành vi
có liên quan mật thiết với các vi phạm hành chính về thuế (Nghị định 109/2013/NĐ-CP
ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng

10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan). Bên cạnh Nghị định cịn có cả
Thơng tư quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như
Thơng tư 166/2013/TT-BTC, Thơng tư 190/2013/TT-BTC,…
Pháp luật XPVPHC về thuế có nguồn khá phong phú, đa dạng, vì nó điều chỉnh
VPHC và XPVPHC trong một lĩnh vực rất đặc thù – vừa quan trọng (do vai trị của
thuế) vừa phức tạp (do tính chất chuyên môn, nghiệp vụ cao) nên bên cạnh những quy
định chung cịn phải có sự cụ thể hóa của các văn bản chuyên ngành.
Trong tương quan giữa luật chung và luật chuyên ngành, các quy định của luật
chuyên ngành luôn được ưu tiên áp dụng trong quá trình XPVPHC về thuế. Cụ thể:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý VPHC năm 2012 : “VPHC là hành vi trốn
thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt
VPHC theo quy định của pháp luật về thuế”; theo Khoản 3 Điều 24 Luật xử lý VPHC
năm 2012 “Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an
tồn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khốn; hạn chế cạnh tranh
theo quy định tại các luật tương ứng” (tức Luật quản lý thuế ).
Thứ ba, pháp luật XPVPHC về thuế có nhiều quy định đặc thù so với các lĩnh
vực khác. Đó là những quy định về thẩm quyền xử phạt, thời hiệu xử phạt, hình thức
xử phạt, mức phạt tiền tối đa…(sẽ được làm rõ ở phần nội dung của pháp luật
XPVPHC về thuế). Những quy định đặc thù này xuất phát từ đặc trưng của lĩnh vực
thuế, đồng thời phản ánh ưu thế của pháp luật chuyên ngành so với pháp luật về
XPVPHC nói chung.
1.2.2.

Nội dung cơ bản của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế

10


1.2.2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Nguyên tắc XPVPHC về thuế là những quan điểm pháp lý có tính chỉ đạo, định
hướng, bắt buộc phải tuân theo trong hoạt XPVPHC về thuế. Nguyên tắc XPVPHC nói
chung được quy định trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và nguyên tắc XPVPHC về
thuế quy định trong Luật quản lý thuế và các văn bản dưới luật cơ bản là tương tự
nhau. Tựu trung lại, việc XPVPHC về thuế phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, mọi hành vi VPHC về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do VPHC về thuế gây ra phải được khắc phục
theo đúng quy định của pháp luật;
Thứ hai, việc XPVPHC về thuế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công
khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định
pháp luật;
Thứ ba, việc XPVPHC về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
Thứ tư, cá nhân, tổ chức chỉ bị XPVPHC về thuế khi có hành vi VPHC về thuế
do pháp luật quy định;
Thứ năm, một hành vi VPHC về thuế chỉ bị xử phạt một lần15;
Thứ sáu, người có thẩm quyền XPVPHC về thuế có trách nhiệm chứng minh
hành vi VPHC về thuế của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự
mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng VPHC về thuế;
Thứ bảy, đối với cùng một hành vi VPHC về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong số đó, nguyên tắc “một hành vi VPHC về thuế chỉ bị xử phạt một lần” là
ngun tắc đóng vai trị quan trọng trong XPVPHC nói chung và XPVPHC về thuế nói
riêng. Theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 166/2013/TT-BTC nguyên tắc này gồm những
nội dung cơ bản sau:

15

Nguyên tắc này được quy định chi tiết tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 166/2013/TT-BTC.


11


- Một hành vi VPHC về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt
hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì khơng được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối
với hành vi đó. Có nghĩa là một hành vi VPHC về thuế chỉ bị ra quyết định xử phạt
một lần. “Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ
chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực
hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới16”
và người có thẩm quyền sẽ ra một quyết đinh xử phạt mới theo quy định của pháp luật.
Quy định này giúp tránh sự tùy tiện của của cơ quan có thẩm quyền xử phạt và nhằm
bảo vệ lợi ích của người vi phạm;
- Trường hợp hành vi VPHC về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đề
nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định
khởi tố vụ án mà trước đó người có thẩm quyền xử phạt đã có quyết định xử phạt
VPHC về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định hủy bỏ quyết định
xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì khơng XPVPHC về thuế đối với hành vi
đó;
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC về thuế thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt về hành vi đó. Quy định này đảm bảo sự công bằng trong hoạt động xử
phạt đối với mọi chủ thể, có vi phạm sẽ có chế tài, khơng để bỏ lọt vi phạm.
- Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC về thuế hoặc VPHC về thuế nhiều lần
thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Quy định này đảm bảo tính răn đe nghiêm
minh của pháp luật.
Điểm lưu ý là, nguyên tắc thứ sáu và thứ bảy là hai trong số các nguyên tắc mới bổ
sung, được coi là điểm tiến bộ của pháp luật XPVPHC về thuế. Nội dung của hai
nguyên tắc này được tác giả diễn giải như sau:
- Nguyên tắc thứ sáu được hiểu là: khi người có thẩm quyền phát hiện một hành
vi có thể bị coi là VPHC về thuế, thì họ phải chứng minh được cấu thành VPHC về
thuế của hành vi đó, chứ khơng được đùn đẩy trách nhiệm chứng minh cho chủ thể bị

coi là vi phạm. Nguyên tắc này được xác lập nhằm năng cao trách nhiệm của chủ thể

16

-

.

12


có thẩm quyền xử phạt, tránh sự tùy tiện trong xử phạt, đồng thời bảo đảm quyền lợi
cho chủ thể bị coi là vi phạm.
- Nguyên tắc thứ bảy: theo nguyên tắc này, khi tổ chức, các nhân thực hiện cùng
một hành vi VPHC về thuế, có cùng các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, tính chất,
mức độ hậu quả của hành vi vi phạm là như nhau thì trong trường hợp áp dụng hình
thức phạt tiền để xử phạt vi phạm, số tiền phạt đối với tổ chức sẽ gấp đơi số tiền phạt
đối với cá nhân (ví dụ: hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành
vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi trốn thuế, gian lận
thuế,…). Tuy nhiên điểm cần lưu ý là nguyên tắc này không áp dụng đối với tất cả
hành vi VPHC về thuế. Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số thiền thuế được hoàn, miễn, giảm quy định tại Điều 107 Luật quản lý
thuế, mức phạt đối với cá nhân, tổ chức sẽ phụ thuộc vào số tiền thuế khai thiếu, số tiền
thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn.
1.2.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế
Theo quy định của pháp luật XPVPHC về thuế hiện hành, căn cứ vào chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm thì hành vi VPHC về thuế được chia thành: hành vi VPHC
về thuế của người nộp thuế, hành vi VPHC về thuế của tổ chức tín dụng, hành vi
VPHC của tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên trong khn khổ của một khóa
luận tốt nghiệp tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hành vi VPHC về thuế của người nộp

thuế.
Theo quy định của Luật quản lý thuế thì người nộp thuế có các hành vi vi phạm
pháp luật về thuế sau: vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế17.
Còn tại Mục 2 Chương 1 của Nghị định 129/2013/NĐ-CP, một số điều liên quan đến
xử phạt VPHC đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định
127/2013/NĐ-CP thì VPHC về thuế của người nộp thuế bao gồm các hành vi: hành vi
vi phạm quy định về thủ tục thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Như vậy, hành vi chậm
nộp tiền thuế không được coi là hành vi VPHC về thuế của người nộp thuế, nhưng theo
17

Điều 103 luật quản lý thuế.

13


quy định của Luật quản lý thuế thì hành vi chậm nộp tiền thuế vẫn là một hành vi vi
phạm pháp luật thuế.
Thứ nhất: Nhóm hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế
Theo Điều 105 Luật quản lý thuế và các văn bản dưới luật về XPVPHC về thuế
thì hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế bao gồm các hành vi: chậm nộp hồ sơ
đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời
hạn quy định; chậm nộp hồ sơ khai thuế, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ
thuế; vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế.
Các hành vi vi phạm quy định thủ tục thuế đa phần thường được chủ thể thực
hiện với lỗi vô ý, động cơ, mục đích vi phạm khơng được hình thành trước đó. Vì
những hành vi vi phạm quy định thủ tục thuế thường khơng đánh đổi cho các chủ thể vi

phạm có được những lợi ích như là các hành vi VPHC về thuế khác (ví dụ: hành vi trốn
thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước), ngược lại còn vướng phải những khó
khăn do chính hành vi vi phạm đem lại. Trong nhóm hành vi này hậu quả khơng đóng
vai trị quan trọng trong việc xác định hành vi vi phạm, hành vi được coi là vi phạm các
quy định thủ tục thuế khi thỏa mãn dấu hiệu luật định.Vì thế mà tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm của những hành vi này ít nghiêm trọng hơn các hành vi VPHC về thuế
khác.
Thứ hai: nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được hồn
Theo Luật quản lý thuế thì người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các
nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ nhưng
đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hồn hoặc
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu người nộp thuế khai sai nhưng không thuộc
trường hợp: khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ
sung hồ sơ khai thuế, sau khi hàng hóa đã được thơng quan; cố ý không kê khai hoặc
khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải

14


nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn. Nhưng những hành vi này không
thuộc trường hợp quy định là hành vi trốn thuế, gian lận thuế18.
Hành vi này có tính chất, mức độ hậu quả nghiêm trọng hơn so với nhóm hành
vi vi phạm quy định thủ tục thuế, hậu quả của hành vi là làm cho thiếu số tiền thuế phải
nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn là yếu tố bắc buộc để xác định hành vi vi phạm.
Nếu người nộp thuế có hành vi khai sai nhưng không làm thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hồn thì sẽ không bị xử phạt vi phạm với hành
vi sai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn mà sẽ xử
phạt với hành vi khai không đầy đủ nội dung trong hồ sơ thuế19.
Dựa vào thời điểm khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp

hay thời điểm khai bổ sung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chúng ta có thể
phân biệt trách nhiệm pháp lý của chủ thể có hành vi khai sai trong nhóm hành vi chậm
nộp tiền thuế quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và chủ thể có hành vi khai sai
của người nộp thuế dẫn đến hậu quả thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế:
+ Nếu hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn nhưng đã tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp
trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp chứ không bị xử
phạt vi phạm (Khoản 2 Điều 106 Luật quản lý thuế). Còn nếu khắc phục hậu quả sau
khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người nộp thuế sẽ bị XPVPHC đối với hành vi
khai sai của mình (Khoản 1Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP);
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế khai bổ sung trong
thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và chủ động nộp tiền thuế
cịn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp, không bị xử phạt vi
phạm (Khoản 2 Điều 106 Luật quản lý thuế). Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện
và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thông quan nhưng

18
19

Điều 107 Luật quản lý thuế.
Khoản 5 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP.

15


trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế thì bị xử phạt đối với hành vi khai
sai của mình (Điểm a Khoản 2 Điều 107 Luật quản lý thuế)20.
Ngoài quy định chung tại Điều 107 Luật quản lý thuế, hành vi khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn còn được quy định chi tiết

tại Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP (quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số
tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn của các sắc thuế trừ thuế xuất
khẩu, nhập khẩu); Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (quy định hành vi khai sai dẫn
đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hồn đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu). Và các thông tư hướng dẫn chi tiết các nghị định này
của Bộ Tài chính.
Thứ ba, nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Trốn thuế, gian lận thuế là hai hành vi khác nhau, nhưng được quy định trong
cùng một điều luật và được liệt kê bao gồm những hành vi sau21:
-

Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế

sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc
ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số
tiền thuế phải nộp;
- Khơng xuất hố đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán
hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu
đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc
làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được
khấu trừ, số tiền thuế được hồn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu khơng hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế
phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

20
21

Khoản 5, 6 Điều 101 Luật Hải quan năm 2014 sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 107 Luật quản lý thuế.

Điều 108 Luật quản lý thuế.

16


-

Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ

sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thơng quan;
- Cố ý khơng kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
-

Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hố nhằm mục đích trốn thuế;

-

Sử dụng hàng hố thuộc đối tượng khơng chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế

khơng đúng mục đích quy định mà khơng khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng
với cơ quan quản lý thuế.
Xuất phát từ quy định này mà trong thực tế, có trường hợp người ta chia hành
vi gian lận thuế thành: các hành vi gian lận thuế nội địa và các hành vi gian lận thuế
đối với hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu22. Cụ thể:
- Hành vi gian lận thuế nội địa gồm: Bỏ ngoài sổ sách kế toán; tạo giao dịch bán
hàng giả mạo; tạo giao dịch mua hàng giả mạo; ghi giá bán thấp hơn giá thực tế; hạch
toán kế toán và kê khai thuế sai quy định.
- Hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Bn lậu;
khai sai chủng loại hàng hố; khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; gian lận giá tính

thuế; giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế.
Hành vi trốn thuế, gian lận thuế là nhóm hành vi có tính chất, mức độ hậu quả
nghiêm trọng nhất trong các nhóm hành vi VPHC về thuế. Người nộp thuế đa phần
thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế với lỗi cố ý, có động cơ mục đích rõ ràng là
không phải nộp thuế, nộp thuế với số tiền thuế ít hơn số tiền thuế đáng lẽ ra phải nộp,
chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước,... Mức độ nguy hiểm cao của hành vi trốn thuế,
gian lận thuế thể hiện ở chỗ: trốn thuế gian lận thuế ít khi dừng lại ở hậu quả là sự đe
dọa mà trực tiếp gây thiệt hại đối với trật tự quản lý thuế, làm thất thu ngân sách nhà
nước, ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong nước dựa vào
nguồn thu là thuế. Chính vì mức độ nguy hiểm của hành vi, nên trong các hành vi

22

Lê xuân trường và Nguyễn đình chiến, “Nhận diện các hành vi gian lận thuế”, Tạp chí Tài chính (tháng
9/2013). .

17


VPHC về thuế chỉ có hành vi trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa
mãn điều kiện luật định (Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015).
Cũng giống như hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
sô tiền thuế được hoàn hậu quả là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi trốn thuế gian,
lận thuế. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số tiền
thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, khơng làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm
thì chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm thủ tục thuế23.
Điểm cần lưu ý là trong trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế
nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì
ngồi việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế

theo quy định24.
Hành vi trốn thuế, gian lận thuế được quy định khá chi tiết tại Điều 11 Nghị
định 129/2013/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC và Điều 13 Nghị định
127/2013/NĐ-CP (đối với hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu). Tuy nhiên quy định về
hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn tồn tại những vướng mắc nhất định, điều này sẽ
được trình bài ở phần thực trạng pháp luật.
1.2.2.3.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

“Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh
hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định25”. Trong pháp luật
XPVPHC về thuế, thời hiệu là khoảng thời gian nhất định mà cơ quan có thẩm quyền
có quyền ra quyết định XPVPHC về thuế đối với chủ thể vi phạm, hết thời gian này thì
khơng được xử phạt chủ thể có hành vi VPHC về thuế. Theo quy định của pháp luật
XPVPHC về thuế hiện hành thì thời hiệu XPVPHC về thuế đối với các hành vi VPHC
về thuế như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày
hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành

23

Khoản 7 Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP.
Khoản 9 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC.
25
Điều 149 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.
24

18



×