Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY ĐỊNH PHÁP LUẠT VỀ HÓA ĐƠN
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ THUẾ

SVTH

: TRẦN THỊ BÍCH

MSSV

: 1055010016

GVHD

: CƠ NGUYỄN THỊ HỒI THU

TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY ĐỊNH PHÁP LUẠT VỀ HÓA ĐƠN


TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ THUẾ

SVTH

: TRẦN THỊ BÍCH

MSSV

: 1055010016

GVHD

: CƠ NGUYỄN THỊ HỒI THU

TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Trần Thị Bích, sinh viên khóa 35 (2010-1014), khoa luật Thƣơng
Mại, trƣờng Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh, là tác giả của khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật- chuyên ngành luật Thƣơng mại với đề tài “Quy định pháp luật về hóa đơn trong
việc xác định nghĩa vụ thuế” đƣợc trình bày trong tài liệu này (sau đây gọi là “khóa
luận”) là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan tôi đã hồn thành khóa luận này với sự nghiên cứu, tìm tòi của
bản thân cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc, đặc biệt là sự giúp
đỡ tận tình của Giảng viên Nguyễn Thị Hồi Thu – giảng viên khoa luật Thƣơng Mại
trƣờng Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh.
Mọi tài liệu, dẫn chứng tham khảo trong khóa luận này đều có trích dẫn rõ ràng,
cụ thể.
Mọi sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định tôi xin hồn tồn chịu trách

nhiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Hồi Thu đã giúp đỡ tơi
hồn thành khóa luận này.
Tác giả khóa luận:

Trần Thị Bích


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BLHS

Bộ luật hình sự

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHS


Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ HÓA ĐƠN........................................................................................................ 6
1.1.

Khái quát chung về hóa đơn ................................................................................. 6

1.1.1.

Khái niệm hóa đơn .......................................................................................... 6

1.1.2. Phân loại hóa đơn ............................................................................................... 8
1.1.2.1.

Hóa đơn giá trị gia tăng .............................................................................. 8

1.1.2.2.

Hóa đơn bán hàng ....................................................................................... 9

1.1.2.3.

Các loại hóa đơn khác ............................................................................... 10

1.1.3.


Hình thức thể hiện của hóa đơn .................................................................... 10

1.1.3.1.

Hóa đơn tự in ............................................................................................. 10

1.1.3.2.

Hóa đơn điện tử ......................................................................................... 12

1.1.3.3.

Hóa đơn đặt in ........................................................................................... 13

1.1.4.

Vai trị của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế ................................ 14

1.1.4.1. Hóa đơn là cơ sở để xác nhận giao dịch giữa các bên và nghĩa vụ về
thuế thơng qua các yếu tố ghi nhận trên hóa đơn ...................................................... 14
1.1.4.2.

Hóa đơn là cơ sở để khấu trừ và hoàn thuế của doanh nghiệp ................ 15

1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ
thuế. 16
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử
dụng hóa đơn .............................................................................................................. 16
1.2.1.1.


Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế ........................................................ 16

1.2.1.2.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh ............................... 20

1.2.2. Điều kiện để hóa đơn đảm bảo tính hợp pháp, có giá trị trong việc xác
định nghĩa vụ thuế ...................................................................................................... 23
1.2.3.

Quy định pháp luật về chế tài trong việc sử dụng hóa đơn .......................... 24

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................................................................... 29
2.1. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hóa đơn ............................................... 29
2.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn trong
khấu trừ và hồn thuế. ................................................................................................ 30


2.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về hóa đơn tự in................................................... 33
2.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định xử phạt vi phạm về hóa đơn ............................... 38
2.1.4. Thực tiễn trong đối chiếu và xác minh hóa đơn. .............................................. 41
2.1.5. Thực tiễn áp dụng quy định về hóa đơn trong khấu trừ và hoàn thuế.............. 44
2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hóa đơn. ....................... 45
2.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý ........................................................................... 45
2.2.2. Hoàn thiện các quy định trong quản lý và xác minh hóa đơn ......................... 48
2.2.3. Tiếp tục nhân rộng mơ hình sử dụng hóa đơn điện tử - xu hƣớng tất yếu ...... 49
2.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng hóa đơn

trong khấu trừ và hoàn thuế. ....................................................................................... 50
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 51
Kết luận ............................................................................................................................. 52


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bfranklin- một trong những tác giả của bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nƣớc
Mỹ đã từng đƣa ra một lời tun bố bất hủ: trong cuộc sống khơng có gì tất yếu ngoài
cái chết và thuế. Lịch sử tồn tại và phát triển của các quốc gia đã chứng minh điều đó
là đúng đắn1, cùng với sự tồn tại của Thuế - là một trong những nguồn thu quan trọng
nhất ni sống cả bộ máy nhà nƣớc thì sự ra đời của hóa đơn đƣợc sử dụng nhƣ một
cơng cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng quản lý thuế, góp phần khơng nhỏ thực hiện
thắng lợi các luật thuế. Bởi lẽ hoá đơn là căn cứ để đối tƣợng nộp thuế thực hiện việc
kê khai thuế, khấu trừ thuế, hồn thuế, đồng thời là căn cứ để hạch tốn vào chi phí hợp
lý khi xác định thu nhập chịu thuế, cho nên nếu thiếu đi tờ hóa đơn sẽ rất khó khăn cho
đối tƣợng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện chính sách thuế cho phù hợp với tiến
trình hội nhập quốc tế, Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn
bán hàng hóa, cung ứng dịch đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu sử dụng và quản lý
hóa đơn thể hiện ở việc nhà nƣớc trao quyền tự in hóa đơn về cho các doanh nghiệp,
cho đối tƣợng nộp thuế quyền tự chủ đối với hoạt động kinh doanh của mình và phù
hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện đã phát sinh vấn đề bất cập mới cần sửa đổi bổ sung. Do đó ngày
17/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các quy định sửa đổi liên quan trực tiếp đến
hoạt động của doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu năm cho thấy việc hồn thiện
khn khổ pháp lý, cải cách hành chính đã tạo nên mơi trƣờng cạnh tranh cơng bằng,
bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Sự ra đời của Nghị định này đã phần nào
khắc phục đƣợc những bất cập hiện hành, ngăn chặn hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền

thuế của các đối tƣợng nộp thuế nhƣng vẫn chƣa thể giải quyết hết đƣợc những vấn đề
nảy sinh thƣờng xuyên trong xã hội. Sự tồn tại các vấn đề nhƣ xuất hiện các đối tƣợng
lợi dụng sự thơng thống để thành lập nhiều doanh nghiệp “ma” thực tế không kinh
doanh, tự tạo hóa đơn, xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lịng vịng, mua bán hóa
đơn bất hợp pháp để lợi dụng chiếm đoạt tiền hoàn thuế2, cũng nhƣ các quy định về
hình thức hóa đơn, hóa đơn điện tử chƣa có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể.
1

/>PGS; TS. Lê Xuân Trƣờng,“Tăng cƣờng quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh phịng chống gian lận thuế”, Tạp
chí tài chính số 3 (593), năm 2014, tr.30-31.
2

1


Tất cả những vƣớng mắc trên đang là một bài tốn khó chƣa có lời giải thỏa đáng và
tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quy định pháp luật về
hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế” để nghiên cứu và hồn thành khóa luận
tốt nghiệp cử nhân luật. Việc sử dụng hóa đơn ngày càng trở nên rất phổ biến trong đời
sống xã hội và trở nên quen thuộc với tất cả mọi ngƣời dân nhất là trong thời kỳ kinh tế
thị trƣờng mở cửa nhƣ hiện nay, nhƣng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất và
vai trị của hóa đơn khi họ là một bên chủ thể thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ
cho đời sống của cá nhân. Chính điều đó đã gián tiếp để nhiều cá nhân và tổ chức kinh
doanh lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà nƣớc dƣới nhiều thủ đoạn khác nhau
và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vì vậy, việc phân tích bản chất của hóa đơn và vai trị
của nó trong pháp luật thuế hiện hành cũng nhƣ nhận diện các hành vi vi phạm pháp
luật trong quản lý, sử dụng hóa đơn là hết sức cần thiết. Khóa luận này là một đề tài
nghiên cứu khoa học nhỏ, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp
quy định về hóa đơn nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù hóa đơn là một cơng cụ không thể thiếu trong xác định nghĩa vụ thuế của
đối tƣợng nộp thuế nhƣng hiện nay chế độ pháp lý về hóa đơn lại chƣa đƣợc quan tâm
đúng mực dƣới góc độ là một chế định pháp lý trong các cơng trình nghiên cứu. Qua
q trình nghiên cứu tìm hiểu, hầu nhƣ tác giả chƣa thấy có một đề tài nghiên cứu nào
về vấn đề hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế mà mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến hóa đơn. Hiện tại, ở cấp độ cử nhân, đã có một số khóa
luận tốt nghiệp nghiên cứu về hóa đơn ở nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ : Cơ sở lý
luận và thực tiễn trong quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ thuế GTGT của tác giả Vũ
Duy Hoàng3 ; Quản lý hóa đơn chứng từ trong q trình thực hiện thu thuế GTGT trên
địa bàn quận 5 của tác giả Phạm Mạnh Hùng4. Tuy nhiên hai cơng trình nghiên cứu
dƣới góc độ pháp lý này mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu hóa đơn trong pháp
luật về thuế GTGT chứ khơng phải là đi sâu nghiên cứu tồn diện pháp luật về hóa đơn
chứng từ và vai trị của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ về thuế của các đối tƣợng
nộp thuế. Ngồi ra hai cơng trình nghiên cứu trên cũng đã khá cũ so với sự thay đổi của
pháp luật và xã hội. Đây cũng là khó khăn rất lớn cho tác giả trong quá trình tìm kiếm
tài liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận của mình. Tuy nhiên, khó khăn đó lại là điều
3
4

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh, 2002.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Kinh tế Luật - Đại học quốc gia T.p Hồ Chí Minh, 2007.

2


kiện để tác giả có thể thoải mái trình bày quan điểm của cá nhân về vấn đề này, đồng
thời cũng là động lực để tác giả đóng góp vào hệ thống lý luận pháp lý đề tài mà tác giả
sẽ nghiên cứu. Bên cạnh đó cịn có một số đề tài nghiên cứu ở những lĩnh vực liên quan
nhƣ một số giải pháp chống thất thu thuế GTGT của tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Hoài5;

pháp luật về thuế GTGT và hướng hoàn thiện của tác giả Lê Thị Út6. Những cơng trình
nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hóa đơn nhƣ một trong những hình thức để chiếm
đoạt tiền thuế GTGT ở một góc độ rất nhỏ về hóa đơn mà chƣa nghiên cứu sâu và tồn
diện về vai trị và quy định của pháp luật hóa đơn nhƣ thế nào.
Ngoài ra, các vấn đền liên quan đến hóa đơn cịn đƣợc thể hiện ở một số bài phân
tích, bình luận khoa học trên các trang báo mạng, tạp chí nhƣng khi đề cập đến hóa đơn
mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra một số bất cập hiện hành mà chƣa đi sâu phân tích, đánh
giá các điều luật cụ thể cũng nhƣ giải pháp để có thể khắc phục những nhƣợc điểm còn
tồn tại trong hệ thống pháp luật. Ví dụ nhƣ đề tài tăng cường quản lý hóa đơn, góp
phần đấu tranh chống gian lận thuế của PGS,TS. Lê Xuân Trƣờng7; chứng từ hóa đơn
và vấn nạn gian lận trong hoàn thuế GTGT của Luật sƣ Nguyễn Trọng Hạnh8, hóa
đơn điện tử xu hướng tất yếu của Mai Kiên9….Vì những lý do trên tác giả nhận thấy
việc nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ
thuế” là đề tài hết sức cần thiết vì nó vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính thực tiễn
cao trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài này làm khóa luận cử
nhân luật học.
3. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua cơng trình nghiên cứu tác giả mong muốn làm rõ các vấn đề sau:
- Luận giải, phân tích, lảm rõ khái niệm, nội dung, bản chất, vai trị của hóa đơn,
các loại hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành và vai trò của hóa đơn
trong việc xác định nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng nộp thuế.
- Quy định về hóa đơn đƣợc cụ thể hóa nhƣ thế nào trong các quy định của pháp
luật về thẩm quyền in ấn, phát hành, quản lý, sử dụng các loại hóa đơn. Phân
tích, đánh giá những điểm bất hợp lý, hạn chế của các quy định về hóa đơn trong
pháp luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành so với thực tế cuộc sống và
thực tiễn áp dụng.
5

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh, năm 2004.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh, năm 2011.

7
Tạp chí tài chính số 09, tháng 09/2013, tr. 18-21.
8
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế và hướng hồn thiện thuế GTGT
trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT)” – Tháng 1/2003.
9
Tạp chí thuế nhà nƣớc , số 52 (462) – 2013, tr. 8-9.
6

3


-

Trên cơ sở những phân tích trên, khóa luận đề xuất, kiến nghị một số cơ sở, nội
dung, giải pháp nhằm tiếp tục hồn thiện các quy định về hóa đơn trong các văn
bản pháp luật nói chung, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các giải pháp nhằm
nâng cao tính hiệu quả, tính khả thi trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tìm hiểu về hóa đơn ở góc độ pháp lý trong các quy định về hóa đơn
trong pháp luật thuế nói chung. Trên cơ sở những văn bản pháp luật về hóa đơn, tác giả
tập trung làm sáng tỏ các nội dung hóa đơn và những quy định của pháp luật về hóa
đơn. Thơng qua việc nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích những nội dung chƣa hợp lý
trong các quy định của pháp luật hiện hành, những hạn chế trong thực tiễn in ấn, quản
lý, sử dụng và quản lý hóa đơn của các chủ thể có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số cơ sở, nội dung, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy
định về pháp luật thuế nói chung và hóa đơn nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ

nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Khi
nghiên cứu, luận giải các nội dung của đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhƣ:
phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, diễn giải, biện chứng, thực tiễn đồng thời bổ
sung một số luận cứ khoa học và thực tiễn trong thực hiện mục tiêu đề tài. Trong quá
trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số tài liệu từ các nguồn nhƣ: Thông tin từ các
website, tạp chí chuyên ngành, báo cáo thuế, và ý kiến của các chuyên gia để so sánh,
đối chiếu và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ khi trở thành thành viên của WTO, nƣớc ta có rất nhiều thời cơ nhƣng cũng
phải đối mặt với khơng ít những thách thức trƣớc sự biến động của nền kinh tế tồn
cầu. Đứng trƣớc xu hƣớng đó Đảng và nhà nƣớc sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau,
trong đó cơng cụ về thuế đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện để duy trì sự sống và tồn tại của
một quốc gia. Việc nghiên cứu về thuế đƣợc nhà nƣớc ta dành sự quan tâm đúng mực,
nhƣng vấn đề gian lận về Thuế đang trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay mà một trong
những công cụ đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay để trốn thuế và chiếm đoạt tiền từ
NSNN chủ yếu hiện nay là cơng cụ về hóa đơn. Mặc dù đã có một số cơng trình, đề tài
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau về hóa đơn, nhƣng qua thực tiễn quản lý và
sử dụng hóa đơn hiện nay, tác giả nhận thấy nhiều ngƣời chƣa nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế vì vậy tác giả mong muốn
4


nêu lên đƣợc những vƣớng mắc, hạn chế ảnh hƣởng đến hiệu quả thu thuế cho ngân
sách nhà nƣớc thông qua cơng cụ là hóa đơn. Đồng thời, đề tài sẽ là một nguồn thơng
tin, giải pháp để hồn thiện luật thuế một cách khoa học và hiệu quả. Bên cạnh đó cịn
đƣa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề
này nhằm ngăn ngừa tối đa hành vi sử dụng trái phép hóa đơn để chiếm đoạt tài sản của
nhà nƣớc.
7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận có kêt cấu nhƣ sau:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hóa đơn và một số giải pháp
hồn thiện.

5


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ HÓA ĐƠN
1.1. Khái quát chung về hóa đơn
1.1.1. Khái niệm hóa đơn
Hóa đơn xuất hiện ban đầu chỉ mang ý nghĩa giữa hai bên đối tác là ngƣời bán
và ngƣời mua có giá trị làm bằng chứng chứng nhận cho việc chuyển nhƣợng hàng hoá
giữa hai bên và mọi tranh chấp phát sinh trong mua bán hàng hoá sẽ do hai bên tự giải
quyết. Trong q trình phát triển xã hội, hố đơn đã dần đƣợc sử dụng phổ biến trong
một cộng đồng khi đƣợc cộng đồng chấp nhận một cách tự nguyện. Những tranh chấp
trong việc mua bán hàng hoá sẽ đƣợc các cộng đồng xử lý trên cơ sở dân sự cho đến
khi nhà nƣớc bắt đầu tham dự vào quản lý mua bán hàng hoá và xử lý những tranh
chấp về hàng hố dựa trên pháp luật dân sự và hình sự thì hố đơn đƣợc nhà nƣớc quy
định để làm căn cứ pháp lý chứng minh cho việc chuyển nhƣợng hàng hoá giữa các
bên và làm căn cứ để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của ngƣời có hàng hố10. Nhƣ
vậy, khái niệm hóa đơn đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự ra đời và tồn tại của các
quan hệ mua bán hàng hóa. Dù đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng
cuối cùng ngƣời ta sử dụng hóa đơn nhƣ một loại chứng từ thƣơng mại thể hiện quan
hệ mua bán trao đổi giữa các chủ thể trong nền kinh tế và có vai trị quan trọng trong
xác định nghĩa vụ của đối tƣợng nộp thuế với nhà nƣớc.
Một định nghĩa đơn giản và thông thƣờng nhất về hóa đơn trong từ điển từ và
ngữ Việt Nam ghi nhận rằng hóa đơn là giấy ghi số lượng và giá tiền giao cho người
mua11. Một định nghĩa khác về hóa đơn theo đại từ điển tiếng việt ghi rằng hóa đơn là
giấy ghi các chỉ số như tên người mua, người bán, loại hàng hóa bán ra, giá tiền để

làm chứng từ thanh tốn theo hóa đơn, đối chiếu với hóa đơn gốc12. Hay nói cách
khác, hoá đơn là bảng liệt kê danh sách các hàng hố cùng với các thơng tin liên quan
về hàng hố và việc chuyển giao hàng hoá mà bên chuyển giao sẽ giao cho bên nhận
đƣợc. Tuy nhiên đây mới chỉ là cách định nghĩa cơ bản nhất về khái niệm hóa đơn dựa
trên cơ sở ghép nối các từ ngữ theo từ điển tiếng việt thông thƣờng.
Tại Điều 3 Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định hoá đơn là chứng từ được in
sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà
nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Định
10

/>Nguyễn Lân, từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB. Tp.HCM, 1998.
12
Nguyễn Nhƣ Ý, NXB Hà Nội, 1998.
11

6


nghĩa này đã đƣợc sử dụng một thời gian khá dài trong gần một thập kỷ cho đến năm
2010 khi có Nghị định mới quy định về hóa đơn của Chính phủ ra đời. Định nghĩa cho
biết đƣợc nguồn gốc cũng nhƣ vai trị của hóa đơn trong các giao dịch nhƣng lại chƣa
thể phản ánh hết đƣợc bản chất của hóa đơn cũng nhƣ vai trị của nó trong quản lý thuế
của nhà nƣớc nói chung và với các chủ thể sử dụng hóa đơn trong nền kinh tế nói
riêng, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng có nhiều thay đổi và mở cửa nhƣ hiện
nay.
Dƣới góc độ nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về hóa đơn trong việc xác
định nghĩa vụ thuế” tác giả xin đƣợc sử dụng định nghĩa quy định tại Nghị định
51/2010/NĐ-CP làm cách hiểu cho khái niệm hóa đơn trong khóa luận tốt nghiệp của
mình: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung

ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật13. Cho đến thời điểm hiện tại thì đây là khái
niệm đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các văn bản pháp lý quy định về
hóa đơn để điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế và nghĩa vụ của đối tƣợng nộp thuế.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ nhu
cầu quản lý ngân sách nhà nƣớc thì hố đơn đƣợc nhà nƣớc quy định để làm căn cứ
pháp lý chứng minh cho việc chuyển nhƣợng hàng hoá giữa các bên, làm căn cứ để xác
nhận quyền sở hữu hợp pháp của ngƣời có hàng hố, đồng thời là chứng từ gốc trong
kế tốn và quan trọng hơn, hóa đơn lại chính là căn cứ dùng để xác định doanh thu hay
thu nhập tính thuế, khấu trừ và hồn thuế. Chính vì vậy, trong trƣờng hợp này hố đơn
cịn có vai trị của một chứng từ thuế.
Trong hoạt động kinh doanh ngƣời ta sử dụng hóa đơn nhƣ một bằng chứng
giao dịch mua bán và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của đối tƣợng nộp
thuế. Bên cạnh đó, thơng qua hóa đơn chúng ta có thể dễ dàng xác định mối quan hệ
trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, quyết tốn tài chính, kê khai thuế, khấu trừ thuế,
xác định chi phí hợp lý, hợp lệ cho các đối tƣợng chịu thuế. Quản lý hóa đơn tốt sẽ tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy
định của pháp luật và cũng thông qua số lƣợng hóa đơn đã sử dụng doanh nghiệp sẽ dễ
dàng hoạch toán đƣợc nguồn vốn và lợi nhuận trong kinh doanh từ đó xác định đƣợc
nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nƣớc cũng nhƣ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hợp
lý. Ngồi ra, hóa đơn cịn giúp nâng cao trách nhiệm pháp lý của chủ thể kinh doanh
trong việc sử dụng và kê khai các thơng số trên hóa đơn nhƣng trách nhiệm của doanh
13

Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ.

7


nghiệp là phải tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn mua bán hàng

hóa, dịch vụ, từ đó làm căn cứ để khấu trừ và hồn thuế.
Với bản chất của hóa đơn nhƣ vậy nên trên tờ hóa đơn đã lập phải thể hiện đƣợc
những tiêu chí cơ bản nhƣ tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, tên liên hóa đơn,
số thứ tự hóa đơn. Trong đó các thơng tin của bên bán nhƣ tên, mã số thuế của doanh
nghiệp, địa chỉ kinh doanh là những thơng tin bắt buộc phải có trên hóa đơn vì ngƣời
bán là ngƣời trực tiếp cung cấp hóa đơn cho ngƣời mua khi mua bán hàng hóa dịch vụ.
Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả những thông tin đã đƣợc ghi nhận trên
hóa đơn trƣớc ngƣời mua hàng và trƣớc cơ quan quản lý thuế. Bên cạnh đó hóa đơn
phải ghi nhận vắn tắt những thông tin cơ bản nhất về hàng hóa dịch vụ đã giao dịch
nhƣ tên, chủng loại, số lƣợng, giá thanh toán và sự xác nhận của các bên. Do đó, hóa
đơn có thể đƣợc xem nhƣ một bản hợp đồng có giá trị giữa hai bên, chứng nhận cho
giao dịch giữa các chủ thể và có giá trị làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Đối riêng
với hóa đơn GTGT, ngồi dịng đơn giá là giá chƣa có thuế GTGT phải có dịng thuế
suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng số tiền thuế phải thanh toán ghi bằng số và
bằng chữ14 là những yếu tố bắt buộc. Chỉ những hóa đơn có đầy đủ những nội dung
trên mới đƣợc sử dụng để hạch toán kinh doanh, khấu trừ và hồn thuế.
1.1.2. Phân loại hóa đơn
1.1.2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nội địa dành cho các
tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ15, là cơ sở đảm
bảo tính pháp lý cho việc khấu trừ và hồn thuế của doanh nghiệp khi tiến hành các
hoạt động kinh doanh hay cung ứng dịch vụ và có vai trị giúp xác định rõ số thuế
GTGT phát sinh qua mỗi lần lƣu thơng hàng hóa dịch vụ chịu thuế, đảm bảo cho việc
xác định đúng số thuế phải nộp.
Mặc dù có tên gọi là hóa đơn GTGT nhƣng đây thực chất khơng phải là loại
hóa đơn duy nhất có vai trị trong việc xác định nghĩa vụ thuế nói chung, nghĩa vụ thuế
GTGT nói riêng. Việc gọi tên hóa đơn GTGT có lẽ xuất phát từ một nội dung bắt buộc
phải có trên hóa đơn loại này là thuế suất và tiền thuế GTGT cấu thành trong hàng hóa
và dịch vụ đƣợc thiết kế để áp dụng cho đối tƣợng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp
khấu trừ mà ở đó, nghĩa vụ thuế GTGT đƣợc tính trên cơ sở thuế GTGT đầu ra trừ đi

thuế GTGT đầu vào thì sự tồn tại bắt buộc của mục thuế suất và tiền thuế trên hóa đơn
14
15

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

8


GTGT là cần thiết. Do đó, với riêng hóa đơn GTGT thì yếu tố “tiền thuế” là bắt buộc
phải có trên hóa đơn, nếu khơng có mục này thì hóa đơn GTGT sẽ không đủ cơ sở để
áp dụng cho đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ nữa. Mỗi chỉ tiêu ghi nhận
trên hóa đơn đều có ý nghĩa và giá trị riêng của nó nên khi lập hóa đơn phải ghi một
cách cẩn thận và chính xác.
Để tính thuế đầu ra, cơ quan thuế căn cứ trên hóa đơn của đối tƣợng nộp thuế đã
sử dụng khi cung cấp hàng hóa dịch vụ. Tƣơng tự, để tính thuế đầu vào, cơ quan thuế
sẽ căn cứ trên hóa đơn đối tƣợng nộp thuế đƣợc cung cấp từ đối tƣợng khác đã cung
cấp hàng hóa dịch vụ cho họ. Việc xác định số thuế GTGT mà đối tƣợng nộp thuế có
nghĩa vụ thực hiện hồn tồn phải dựa trên các hóa đơn đầu ra và đầu vào hợp pháp16.
Chỉ khi có đầy đủ hóa đơn hợp pháp để chứng minh thì số thuế GTGT đầu vào mới
đƣợc chấp nhận khấu trừ, điều này cho thấy đƣợc tầm quan trọng của hóa đơn GTGT
trong việc thể hiện đúng, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.1.2.1. Hóa đơn bán hàng
Hoá đơn bán hàng là hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nội địa dành cho các tổ
chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp17. Hóa đơn bán hàng
áp dụng cho đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp và cũng có vai trò nhất
định trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế nhƣng yếu tố tiền thuế lại không phải là yếu
tố bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn vì số tiền thuế phải nộp đã đƣợc tính trực tiếp
vào giá bán hàng hóa dịch vụ.

So với hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng khác biệt ở chỗ trên hóa đơn này
khơng ghi nhận dịng thuế suất và tiền thuế vì tiền bán hàng hóa và dịch vụ trên hóa
đơn là số tiền đã có thuế GTGT. Cách ghi này sẽ không thể xác định đƣợc số thuế đầu
vào đƣợc khấu trừ của doanh nghiệp mua hàng một cách chính xác đƣợc. Theo pháp
luật thuế GTGT thì chỉ khi những đơn vị nào nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ mua hàng hóa dịch vụ của những đơn vị cũng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp
khấu trừ và có lập hóa đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng đƣợc khấu trừ đầu vào
một cách chính xác theo đúng bản chất thuế GTGT. Còn đối với những trƣờng hợp còn
lại, tức đơn vị nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ mua hàng của đơn vị nộp thuế theo
phƣơng pháp trực tiếp thì hóa đơn đầu vào hợp pháp là hóa đơn bán hàng không đƣợc
cơ quan thuế chấp nhận khấu trừ khi giải quyết khấu trừ và hoàn thuế.
16

Nguyễn Lê Hải (2002), “Một số biện pháp pháp lý đối với việc quản lý chế độ hoàn thuế GTGT ở Việt Nam
hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật trƣờng Đại học Luật Tp.HCM, tr. 3.
17
Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

9


Vì vậy, đối với hóa đơn bán hàng tác giả sẽ khơng đề cập nhiều bởi sự thể hiện
vai trị của nó trong việc xác định nghĩa vụ thuế khơng nhiều nhƣ hóa đơn GTGT.
1.1.2.2. Các loại hóa đơn khác
Đây là các loại hóa đơn mà giá trên đó đã có thuế GTGT bao gồm tem, vé, thẻ,
phiếu thu tiền bảo hiểm… Với các tổ chức, cá nhân sử dụng máy tính tiền để bán hàng
hóa, dịch vụ tại các quầy hàng, siêu thị phải sử dụng hóa đơn bán lẻ. Các loại hóa đơn
này về mặt hình thức vẫn phải có các tiêu chí bắt buộc phải có trên mỗi tờ hóa đơn
giống hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng nhƣ đơn giá, số lƣợng, tên chủ thể phát
hành hóa đơn… cịn các loại hóa đơn đặc thù trong ngành hàng không (nhƣ vé máy

bay), ngành đƣờng sắt (vé tàu hỏa) và các ngành có tính chất quốc gia sẽ do Tổng cục
Thuế chấp nhận việc tự in để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của mình. Cịn
đối với các loại tem, vé, hóa đơn khác thì Tổng cục Thuế sẽ ủy quyền cho Cục thuế các
Tỉnh thành phố xem xét chấp thuận và quản lý. Đây cũng là loại hóa đơn đƣợc cơ quan
thuế xem xét có thể đƣợc chấp nhận khi khấu trừ và hồn thuế trong một số trƣờng
hợp.
Nhƣ vậy, hiện tại có ba loại hóa đơn cơ bản là hóa đơn GTGT, hóa đơn bán
hàng và các loại hóa đơn khác. Mỗi loại hóa đơn có hình thức và vai trị nhất định đối
với chủ thể phát hành và sử dụng nhƣng khi nói đến nghĩa vụ mà ngƣời nộp thuế phải
thực hiện thƣờng là nói đến hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thơng thƣờng. Bởi lẽ
các loại hóa đơn này thƣờng gắn với hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của chủ thê
nộp thuế và nhà nƣớc sẽ tiến hành thu thuế dựa trên kết quả kinh doanh của đối tƣợng
nộp thuế thơng qua việc khấu trừ và hồn thuế. Điều này có nghĩa hóa đơn là chứng cứ
xác định nghĩa vụ thực tế mà ngƣời nộp thuế phải thực hiện đối với nhà nƣớc. Các loại
hóa đơn này có một số tiêu chí bắt buộc giống nhau về hình thức nhƣ tên loại hóa đơn,
đơn vị tính, số lƣợng, đơn giá nhƣng yếu tố đặc thù riêng có phản ánh bản chất của mỗi
loại hóa đơn đó là yếu tố tiền thuế là yếu tố bắt buộc đối với hóa đơn GTGT cịn các
loại hóa đơn cịn lại khơng cần ghi nhận điều đó. Mặc dù hình thức thể hiện trên hóa
đơn có thể khác nhau nhƣng nội dung cơ bản của hóa đơn là giống nhau vì có nhƣ vậy
thì hóa đơn mới thực hiện đúng vai trị của nó trong việc xác định nghĩa vụ của chủ thể
nộp thuế. Nhƣ vậy, chỉ những loại hóa đơn trên đây khi tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc
về hình thức và nội dung nhƣ quy định mới đƣợc xem là hóa đơn hợp pháp, tức là mới
đƣợc xem xét chấp nhận khi sử dụng để kê khai, tính thuế, khấu trừ và hồn thuế.
1.1.3. Hình thức thể hiện của hóa đơn
1.1.3.1. Hóa đơn tự in
10


Hoá đơn tự in là hoá đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các
thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hố, dịch vụ18. Trên

hóa đơn đƣợc in bởi các đơn vị tổ chức đƣợc quyền tự in hóa đơn thì ngồi các tiêu chí
bắt buộc phải có trên mỗi loại hóa đơn thƣờng xuất hiện một số tiêu chí riêng biệt của
tổ chức tự in hóa đơn đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhƣ lơ-gơ, hình ảnh
trang trí hoặc quảng cáo.
Ƣu điểm của hóa đơn tự in là làm cho doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm quản
lý và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hóa đơn tự in của cơ sở mình, khơng làm
thất lạc, mất mát hoặc để ngƣời khác lợi dụng bởi vì nhà nƣớc đã trao tồn tự in hóa
đơn về cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đƣợc quyền quyết định về hình thức, nội dung,
số lƣợng hóa đơn tự in để phù hợp với nhu cầu sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
mình do đó doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về số hóa đơn mà mình tự in trƣớc
nhà nƣớc. Hơn nữa hóa đơn do doanh nghiệp tự in mang rất nhiều đặc trƣng riêng của
doanh nghiệp đó vì vậy ý thức sử dụng hóa đơn sẽ cao hơn nếu không sẽ ảnh hƣởng rất
lớn đến uy tín thƣơng hiệu của doanh nghiệp một khi bị nhà nƣớc đặt vào nhóm doanh
nghiệp chịu rủi ro cao về thuế và khơng đƣợc quyền tự in hóa đơn nữa. Ngồi ra, hóa
đơn tự in cịn rất thuận lợi cho các đơn vị vì trên hóa đơn đƣợc thiết kế phù hợp với
nhu cầu và mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trên tờ hóa đơn có ghi rõ tên,
địa chỉ doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự khẳng định, tự chịu trách nhiệm với khách
hàng và trƣớc pháp luật, đảm bảo cả về cơng tác kế tốn, hạch tốn trong sử dụng hóa
đơn19. Mặt khác, việc tự in hóa đơn nâng cao tính chủ động tích cực của đơn vị trong
việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đòi hỏi sự tự giác trung thực cao
của các doanh nghiệp trong in ấn, phát hành, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in. Chính vì
thế quy định cho phép sử dụng hóa đơn tự in trở nên rất có ý nghĩa đối với việc xác
định nghĩa vụ thuế.
Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm thì hạn chế của hóa đơn tự in là dễ bị các
đối tƣợng tự in hóa đơn lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế vì quy định về hình thức hóa
đơn tự in chƣa thực sự hoàn thiện và nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng quyền tự in hóa
đơn để mua bán hóa đơn bất hợp pháp và chiêu thức sử dụng hình thức này sẽ đƣợc tác
giả đề cập cụ thể tại chƣơng 2.
18


Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hƣớng dẫn thi hành nghị định
số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của
Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
19
Hồng Chuyên (2000), “Sử dụng hóa đơn tự in giải pháp tích cực trong quản lý thu thuế”, Tạp chí thuế nhà
nước, số 11, tr. 12.

11


1.1.3.2. Hóa đơn điện tử
Hố đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, đƣợc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lƣu trữ và quản lý bằng phƣơng tiện điện tử.
Hoá đơn điện tử đƣợc khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã đƣợc
cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và đƣợc lƣu trữ trên máy tính của các bên
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử20. Đây là hình thức hóa đơn mới xuất
hiện trong những năm gần đây và đang đƣợc khuyến khích sử dụng vì những ƣu điểm
của nó và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Giống nhƣ hóa đơn tự in, hóa đơn
điện tử đƣợc sử dụng cho cả hai đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp và
khấu trừ, bởi lẽ hình thức hóa đơn điện tử cũng chỉ là hình thức thể hiện bên ngồi của
hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác.
Nếu nhƣ đối với hóa đơn tự in và các loại hóa đơn khác, các thơng tin cần thiết
sẽ đƣợc thể hiện đầy đủ trên hóa đơn giấy và luân chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua
thông qua hoạt động mua bán trực tiếp giữa hai bên thì đối với hóa đơn điện tử các
thơng tin đó sẽ đƣợc thể hiện và lƣu trữ trên các phƣơng tiện điện tử và truyền qua
đƣờng truyền internet mà khơng cần có sự gặp gỡ trực tiếp của hai chủ thể. Chính điều
này sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian, chi phí in ấn, chi phí đi lại cho các bên. Hoạt
động khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo ra định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy
đủ các thơng tin của ngƣời bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền – nhận
và lƣu trữ hóa đơn trƣớc khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phƣơng tiện điện tử của tổ

chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và đƣợc lƣu
trữ trên phƣơng tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật 21. Việc sử dụng
chữ ký điện tử về hình thức sẽ bắt mắt hơn, thể hiện tính chun nghiệp và khó bị bắt
chƣớc giả chữ ký nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc các rủi ro mang tính pháp lý.
Tuy nhiên, hạn chế trong việc ứng dụng sử dựng hóa đơn điện tử là doanh nghiệp
phải có phần mềm bán hàng hố, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ
liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tự động chuyển vào
phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn và có các quy trình
sao lƣu dữ liệu, lƣu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lƣợng lƣu trữ.
Nhƣ vậy so với hóa đơn giấy do doanh nghiệp tự in thì đối với doanh nghiệp tự khởi
tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng đƣợc nhiều điều kiện khắt khe hơn, bởi vì đây là một
20

Điều 3, Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hƣớng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn
điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
21 Điều 7, Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC.

12


hình thức hóa đơn mới địi hỏi phải đáp ứng đƣợc những điều kiện cao hơn về hệ thống
phần mềm cũng nhƣ nguồn lực có trình độ trong sử dụng cơng nghệ thơng tin và phải
có sự kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một hệ thống. Tổ chức khởi
tạo hóa đơn điện tử trƣớc khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hoá
đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn
bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm
về quyết định này.
1.1.3.3. Hóa đơn đặt in
Hóa đơn đặt in là hóa đơn do tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho
hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ , hoặc do cơ quan Thuế đặt in theo mẫu để

cấp, bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân22. Nhƣ vậy, đây là hình thức hóa đơn mà các tổ
chức, đơn vị cá nhân kinh doanh với quy mơ nhỏ hoặc siêu nhỏ khơng đủ điều kiện tài
chính và cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện dƣới hình thức tự in hóa đơn theo quy
định của pháp luật sử dụng để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. Quy định
này rất phù hợp với điều kiện và quy mô sản xuất của các doanh nghiệp này bởi muốn
kinh doanh các chủ thể này buộc phải cung cấp hóa đơn cho khách hàng nhƣng lại
khơng đủ tiềm lực để tự in hóa đơn.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức đặt in hóa đơn dù doanh
nghiệp đó thuộc đối tƣợng đƣợc quyền tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, hình thức đặt in hóa đơn cũng có một số nhƣợc điểm nhất định bởi tổ chức đặt
in hóa đơn khơng đƣợc quyền tự chủ mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào tổ chức nhận
đặt in về thời gian, địa điểm nên vì một số lý do khách quan mà nhiều doanh nghiệp trở
nên điêu đứng vì khơng có hóa đơn giao cho khách hàng vì hóa đơn in chƣa kịp do
nhiều đơn đặt hàng hoặc cháy nhà xƣởng, hƣ máy móc. Mặc dù vậy, hình thức đặt in
hóa đơn cũng là một trong những hình thức in hóa đơn phổ biến đƣợc nhiều chủ thể lựa
chọn hiện nay vì nhiều ƣu điểm của nó.
Nhƣ vậy, với cả ba hình thức hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử hay hóa đơn đặt in
đều là những hình thức thể hiện bên ngồi của hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và
các loại hóa đơn khác. Tùy thuộc vào ƣu và nhƣợc điểm của từng hình thức hóa đơn
mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức in hóa đơn cho phù hợp, trong đó đối với hóa đơn
đặt in và hóa đơn điện tử là hai hình thức thể hiện mới nên pháp luật có những quy
định chặt chẽ hơn về đối tƣợng đặt in hóa đơn và sử dụng hóa đơn điện tử. Việc phân
loại cả ba hình thức này khơng phải để chứng minh hình thức hóa đơn nào quan trọng
22

Điều 3 Thông tƣ 39/2014/TT-BTC.

13



hơn mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng hình thức in ấn hóa đơn nào thực sự phù hợp với
từng chủ thể kinh doanh, tiết kiệm đƣợc chi phí cho doanh nghiệp và cho nhà nƣớc
đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại.
1.1.4. Vai trò của hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ thuế
Hóa đơn đƣợc xem là chứng từ xác nhận quan hệ mua bán giữa các chủ thể
trong nền kinh tế, ghi nhận các thông tin quan trọng để làm cơ sở xác định nghĩa vụ
thuế đối với nhà nƣớc của đối tƣợng nộp thuế với nhiều loại sắc thuế khác nhau, bên
cạnh đó hóa đơn cịn có vai trị giống nhƣ một bản hợp đồng thu nhỏ chứ đựng các nội
dung cơ bản nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên trong đó có nghĩa vụ về thuế.
1.1.4.1. Hóa đơn là cơ sở để xác nhận giao dịch giữa các bên và nghĩa vụ về thuế
thông qua các yếu tố ghi nhận trên hóa đơn
Ngƣời nộp thuế là ngƣời phải thực hiện đầy đủ chế độ sử dụng hoá đơn cũng
nhƣ lập và giao hoá đơn cho ngƣời mua theo đúng số lƣợng, chủng loại, giá trị thực
thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật23.
Về phía ngƣời bán hàng hóa, dịch vụ thì hóa đơn đƣợc xem là chứng từ gốc xác
định doanh thu (giá) để tính nhiều loại sắc thuế quan trọng liên quan đến doanh nghiệp
nhƣ thuế TNDN, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu.
Nhƣ vậy nếu ngƣời bán khơng lập hóa đơn mà cơ quan quản lý thuế khơng phát hiện
đƣợc thì họ có thể trốn nhiều sắc thuế cùng một lúc, còn nếu ngƣời bán ghi giá bán trên
hóa đơn thấp hơn giá trị thực của giao dịch thì cũng dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế của
ngƣời bán gây thất thu NSNN. Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng, dịch
vụ cũng là một cách thức để ngƣời nộp thuế trì hỗn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc24.
Do mỗi nghiệp vụ phát sinh đều đƣợc thể hiện trên hóa đơn nên để xác định đƣợc số
thuế phải nộp trong từng khâu lƣu thơng thì chủ yếu dựa vào hóa đơn, vì vậy địi hỏi
ngƣời bán phải lập hóa đơn và giao cho ngƣời mua theo đúng quy định thì mới đảm
bảo đƣợc quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch với nhau và với nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, hóa đơn đƣợc xem nhƣ bằng chứng xác thực nhất chứng minh mối
quan hệ mua bán giữa hai bên chủ thể, có giá trị tƣơng tự nhƣ một bản hợp đồng có giá
trị ràng buộc nghĩa vụ giữa ngƣời bán với khách hàng sở hữu thơng qua hóa đơn đó.
Trên phƣơng diện khách hàng tiêu dùng là một cá nhân thì việc lƣu giữ hóa đơn có giá

trị nhƣ bằng chứng pháp lý chứng minh cho quyền sỡ hữu hợp pháp của ngƣời mua,
23

Điều 7 Luật Quản lý thuế của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 Số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006.
24
PGS;TS. Lê Xuân Trƣờng (2013), “Tăng cƣờng quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh phịng chống gian lận
thuế”, Tạp chí tài chính, số 9 (587), tr.18.

14


đồng thời khách hàng sẽ đƣợc hƣởng các quyền lợi khác nhƣ quyền đƣợc bảo hành sản
phẩm cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng hàng hóa.
Thơng qua quản lý hóa đơn, các cơ quan thuế sẽ nắm bắt đƣợc nghĩa vụ cũng
nhƣ tình hình nộp thuế của các đối tƣơng nộp thuế để từ đó nhanh chóng phát hiện và
xử lý kịp thời những hành vi gian lận về thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ cũng nhƣ tạo
công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh. Hóa đơn cịn là cơng cụ để kiểm sốt sự
chuyển dịch hợp pháp hàng hóa, dịch vụ lƣu thông trên thị trƣờng, quản lý tài chính,
chống thất thu NSNN. Việc kiểm tra hóa đơn khi bán hàng sẽ kiểm tra đƣợc doanh số
bán đúng thực tế, doanh nghiệp sẽ khó có thể báo “âm” để đƣợc hồn thuế cũng nhƣ
hàng lậu và hàng khơng có hóa đơn sẽ khó có cơ hội lọt vào thị trƣờng.
Nhƣ vậy, qua việc phân tích những vấn đề khái quát nhất về hóa đơn cho thấy
nội dung quan trọng nhất của hóa đơn chính là phải thể hiện đƣợc tên loại hóa đơn, số
tiền thuế phải nộp, có nhƣ vậy hóa đơn mới đảm bảo đầy đủ nội dung luật định để làm
bằng chứng của chủ sở hữu hàng hóa đã mua và quan trọng hơn là cơ sở để xác định
nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc, đảm bảo ngun tắc cơng bằng và sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
1.1.4.2. Hóa đơn là cơ sở để khấu trừ và hoàn thuế của doanh nghiệp
Ở nƣớc ta tồn tại hai loại thuế cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu. Theo đó,

thuế trực thu là loại thuế mà nhà nƣớc thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp
nhân hoặc thể nhân, mà cơ sở để đƣợc khấu trừ và hồn thuế trong thuế TNDN là chi
phí hợp lý và hóa đơn đầu vào sẽ là bằng chứng quan trọng nhất để doanh nghiệp sử
dụng trong khấu trừ và hoàn thuế. Ngƣợc lại thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nƣớc sử
dụng nhằm động viên một phần thu nhập của ngƣời tiêu dùng, là một bộ phận cấu
thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp
cho Nhà nƣớc nhƣng ngƣời tiêu dùng lại là ngƣời phải chịu thuế cuối cùng và thuế gián
thu đƣợc thể hiện ở thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Dó đó khi
ngƣời mua mua hàng hóa, dịch vụ là đã đóng góp một phần tài chính vào ngân sách
nhà nƣớc thể hiện qua hoạt động đánh thuế gián tiếp ghi nhận trên hóa đơn GTGT và
hóa đơn bán hàng, tức là ngƣời sử dụng hàng hóa dịch vụ đã thực hiện nghĩa vụ thuế
đối với nhà nƣớc và hóa đơn sẽ là bằng chứng ghi nhận điều đó.
Trong việc xác định nghĩa vụ thuế thì hóa đơn lại đƣợc xem là bằng chứng gốc
để xác định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ cũng nhƣ chi phí hợp lý tính thuế
TNDN. Những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhƣ mua bán hóa đơn hay sử
dụng hóa đơn giả dẫn đến tăng thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, tăng chi phí đƣợc
15


trừ sẽ làm giảm thuế GTGT phải nộp hoặc làm tăng số thuế GTGT đƣợc hoàn và giảm
thuế TNDN phải nộp. Giả sử trong trƣờng hợp tăng số thuế đƣợc hồn thì khơng chỉ
thất thu thuế mà cịn chiếm đoạt bất hợp pháp ngân sách của nhà nƣớc.
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn trong việc xác định nghĩa vụ
thuế.
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc in ấn, phát hành, quản lý và
sử dụng hóa đơn
1.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế
 Trong hoạt động in ấn, phát hành hóa đơn
Hóa đơn là cơng cụ đặc biệt đƣợc nhà nƣớc sử dụng trong việc quản lý thuế,
quản lý tài chính và đảm bảo công bằng xã hội nên việc quy định chủ thể có thẩm

quyền phát hành hóa đơn phải hết sức chặt chẽ. Việc in và phát hành hóa đơn từ lâu đã
khơng cịn là đặc quyền của Bộ Tài Chính mà theo quy định của pháp luật hiện hành
hiện có hai chủ thể có thẩm quyền phát hành hóa đơn là Cục Thuế các tỉnh, thành phố
do Bộ tài Chính ủy quyền và các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Căn cứ vào quyết định ban hành các loại hóa đơn của Bộ tài Chính, Tổng cục
Thuế chịu trách nhiệm in ấn, phát hành, tổ chức cấp phát, hƣớng dẫn kiểm tra quản lý
sử dụng hóa đơn đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
thuộc các thành phần kinh tế trong cả nƣớc. Hàng năm Tổng Cục Thuế sẽ căn cứ vào
nhu cầu sử dụng hóa đơn mà tiến hành việc lập kế hoạch in hóa đơn và bán hoặc cấp
hóa đơn cho các tổ chức cá nhân thuộc trƣờng hợp không đƣợc tự in hóa đơn mà phải
mua hóa đơn của Cục Thuế. Định kỳ 3 tháng một lần Cục Thuế các Tỉnh sẽ quản lý
tình hình in hóa đơn của các tổ chức nhận in hóa đơn và tổ chức cung ứng phần mềm
tự in hóa đơn thơng qua chế độ báo báo theo quý. Qua việc báo cáo này, cơ quan quản
lý thuế sẽ nắm bắt đƣợc số lƣợng hóa đơn đƣợc in ra qua đó gián tiếp đánh giá hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực mình quản lý cũng nhƣ nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp với nhà nƣớc.
Cục thuế các địa phƣơng là chủ thể có thẩm quyền in và phát hành hóa đơn để
cấp cho các đối tƣợng phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế và các loại hóa đơn mà Cục
thuế đƣợc in ấn và phát hành là hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. Đây là hai loại hóa
đơn có vai trò quan trọng trong quản lý thuế. Xuất phát từ chức năng của các cơ quan
quản lý thuế đối với sự vận hành của hệ thống thuế nƣớc ta, cơ quan thuế là chủ thể
quản lý trực tiếp hoạt động in ấn, phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên,
nhiều đối tƣợng nộp thuế đã không tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động in ấn,
16


phát hành hóa đơn mà in hóa đơn một cách tràn lan để bán, lập khống, làm sai lệch nội
dung hóa đơn gây tổn thất cho NSNN, ảnh hƣởng đến mơi trƣờng cạnh tranh cơng
bằng giữa các doanh nghiệp, vì vậy những doanh nghiệp này phải đƣợc đặt dƣới sự
kiểm soát đặc biệt hết sức chặt chẽ của nhà nƣớc trong hoạt động in ấn và phát hành

hóa đơn. Do đó, để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ các chủ
thể này phải mua hóa đơn trực tiếp từ cơ quan thuế và cơ quan thuế là chủ thể thay mặt
đối tƣợng nộp thuế in ấn và cấp phát hóa đơn.
Đối với việc phát hành hóa đơn thì các loại hóa đơn do Cục Thuế đặt in để bán,
cấp trƣớc khi bán, cấp lần đầu phải lập Tờ thơng báo phát hành hố đơn. Tờ thơng báo
phát hành hố đơn phải đƣợc gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nƣớc trong thời hạn
mƣời ngày kể từ ngày lập Tờ thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở trực
thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hoá đơn25. Hóa đơn do Cục thuế phát
hành đƣợc cấp phát, quản lý theo một tỉ lệ thống nhất trên cả nƣớc và chỉ đƣợc bán cho
các tổ chức, cá nhân không tự in đƣợc hóa đơn để sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh
doanh của mình.
Nhƣ vậy, việc in và phát hành hóa đơn đƣợc quy định theo một quy trình
nghiêm ngặt và có sự kiểm sốt chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã
phần nào phản ánh đƣợc tầm quan trọng của hóa đơn đối với việc thực hiện nghĩa vụ
của các đối tƣợng nộp thuế trƣớc nhà nƣớc. Tổng cục Thuế sẽ là chủ thể trực tiếp tổ
chức hƣớng dẫn xét duyệt mẫu hóa đơn tự in của các cơ sở kinh doanh và chỉ định nhà
in để quản lý việc in ấn, phát hành hóa đơn trên phạm vi cả nƣớc, việc in ấn hóa đơn
khơng thể thực hiện tùy tiện, tràn lan mà phải đƣợc kiểm sốt chặt chẽ thơng qua việc
chỉ định nhà in. Sự ràng buộc này là hết sức cần thiết giúp cho cơ quan quản lý thuế có
cơ sở xem xét chấp thuận hay khơng các loại hóa đơn chứng từ đƣợc đối tƣợng nộp
thuế kê khai trong hồ sơ hoàn thuế. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Tổng cục
Thuế cịn phối hợp với các ngành quản lý thị trƣờng, công an ngăn chặn các hành vi in
ấn hóa đơn giả, mua bán hóa đơn chứng từ. Việc xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi
phạm về hóa đơn chứng từ sẽ góp phần loại trừ và ngăn chặn số lƣợng hóa đơn chứng
từ gian lận có thể dùng để lập hồ sơ xin hoàn thuế bất hợp pháp26.
 Trong quản lý, sử dụng hóa đơn
Tổng Cục Thuế là cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo,
phát hành và sử dụng hoá đơn trong phạm vi cả nƣớc, ngồi ra cịn phải thơng báo rộng
25
26


Điều 12 Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
Nguyễn Lê Hải (2003), tldd, tr.27.

17


rãi các loại hoá đơn đã đƣợc phát hành, đƣợc báo mất, khơng cịn giá trị sử dụng trên
phạm vi cả nƣớc và có trách nhiệm thơng báo cơng khai danh sách những doanh
nghiệp chịu rủi ro cao về thuế. Tổng cục Thuế với tƣ cách là cơ quan thuế cấp trung
ƣơng sẽ chịu trách nhiệm quản lý chế độ hóa đơn chứng từ trong phạm vi tồn quốc.
Sự quản lý thống nhất rất có ý nghĩa khi kiểm sốt việc sử dụng hóa đơn của các cơ sở
kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu xác minh hóa đơn, xác định
số thuế đầu ra và đầu vào hợp lý. Ngồi Tổng Cục Thuế thì Cục Thuế các địa phƣơng
cũng phải quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn của
tất cả các chủ thể trong phạm vi do mình quản lý27.
Cơ quan quản lý hóa đơn phải thƣờng xuyên có kế hoạch cụ thể để kiểm tra
tình hình sử dụng, quản lý hóa đơn của các tổ chức, cá nhân nhận in, đặt in, phát hành,
sử dụng hóa đơn và xử lý vi phạm nếu có hành vi vi phạm xảy ra, quản lý việc các tổ
chức, cá nhân tự in hóa đơn thơng qua việc lƣu giữ hồ sơ, mở sổ theo dõi quản lý cũng
nhƣ lập báo cáo. Cục thuế thực hiện hủy bỏ chấp thuận việc sử dụng hóa đơn tự in khi
phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn nhƣng khơng thơng báo phát hành mẫu hóa
đơn, khơng đăng phát hành mẫu hóa đơn, khơng đăng ký lƣu hành sử dụng hóa đơn,
hóa đơn in trùng số và trùng ký hiệu. Khi bán hóa đơn cho các đối tƣợng phải mua hóa
đơn từ cơ quan thuế, cơ quan thuế phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định nhƣ
mở sổ theo dõi các tổ chức cá nhân đăng ký sử dụng hóa đơn tự in trên địa bàn. Vì vậy,
khi có hồ sơ xin khấu trừ và hoàn thuế, cơ quan thuế địa phƣơng sẽ có cơ sở để so sánh
đối chiếu với tình hình sử dụng hóa đơn mà doanh nghiệp tự kê khai. Nếu phát hiện có
hóa đơn bất hợp lý, sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình và chứng minh cụ thể. Các
Cục Thuế và Chi cục Thuế còn phải kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất sử dụng hóa

đơn tại các đơn vị, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm, làm ăn phi pháp, gian lận
hóa đơn.
Nhƣ vậy những nội dung thực hiện chủ yếu của biện pháp quản lý sử dụng hóa
đơn thể hiện ở việc xác định tính hợp pháp của các loại hóa đơn hay xác định trách
nhiệm của cơ quan thuế các cấp trong việc quản lý sử dụng hóa đơn. Điều này tạo ra sự
ràng buộc chặt chẽ cần thiết giúp cơ quan thuế có cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi
khi tiến hành kiểm tra xác minh các loại hóa đơn đƣợc kê khai trong hồ sơ kê khai,
khấu trừ và hoàn thuế. Quản lý sử dụng hóa đơn đƣợc xem là biện pháp pháp lý quan
trọng hàng đầu đối với việc quản lý chế độ khấu trừ và hoàn hoàn thuế, đồng thời ở
tầm vĩ mơ nó cịn có vai trị nhƣ cơng cụ đắc lực của nhà nƣớc để quản lý tài chính,
27

Điều 23 Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

18


kinh tế đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân
sách nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế nhà nƣớc trong quản lý nền kinh tế28.
Hóa đơn tự in cũng là loại hóa đơn do Bộ Tài chính thống nhất quản lý. Thay vì
Cơ quan Thuế các tỉnh phát hành hóa đơn và bán cho các doanh nghiệp với số tiền thu
đƣợc từ việc bán hóa đơn sẽ dùng vào bù đắp cho chi phí in ấn, bảo quản thì Cục Thuế
trao quyền này lại cho các doanh nghiệp tự in và chỉ giữ vai trị kiểm sốt số hóa đơn
đƣợc in ra, thay vào đó doanh nghiệp sẽ chịu hồn tồn chi phí in ấn, bảo quản hóa đơn
nhƣng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in sẽ có trách nhiệm hơn với hóa đơn tự in của
mình. Việc cơ quan thuế trao quyền tự chủ in hóa đơn cho ngƣời nộp thuế và chỉ bán
hóa đơn cho một số đối tƣợng đặc thù đã giúp cơ quan thuế giảm bớt nguồn nhân lực
trong xử lý việc giao nhận và bán hóa đơn. Bên cạnh đó cơ quan Thuế chỉ cần tập trung
vào theo dõi, quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn.
Tổng cục Thuế đã coi quản lý hóa đơn chứng từ là một trong những trọng tâm

hoạt động của mình. Đặc biệt ngành thuế đã có nhiều cố gắng trong quy trình quản lý
hóa đơn bằng nhiều cách thức khác nhau nhƣ:
 Tổ chức xác minh đối chiếu hóa đơn bằng việc cơ quan quản lý hóa đơn các
cấp tổ chức xác minh hóa đơn của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là phải chú
trọng đẩy mạnh đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phƣơng theo cơ chế
đối chiếu chéo. Việc đối chiếu chéo hóa đơn để phát hiện hành vi mua bán hóa
đơn bất hợp pháp là biện pháp tối ƣu đƣợc ƣu tiên sử dụng và có vai trị nhƣ “vũ
khí” quan trọng trong cơng tác quản lý thu NSNN29.
 Báo cáo tình hình in ấn, phát hành và sử dụng hóa đơn thơng qua cơ chế cứ định
kỳ 3 tháng Cục Thuế các Tỉnh sẽ quản lý tình hình in hóa đơn của các tổ chức
nhận in hóa đơn và tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn thông qua chế độ
báo báo theo quý. Qua việc báo cáo này thì Cục Thuế sẽ nắm bắt đƣợc số lƣợng
hóa đơn đƣợc in ra để thơng qua đó gián tiếp đánh giá hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trong khu vực mình quản lý cũng nhƣ nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp với nhà nƣớc.
 Đối với bảo quản và xử lý hóa đơn thì hóa đơn tại mỗi đơn vị phải có kho bảo
quản an tồn, tránh mối mọt đồng thời phải có ngƣời trơng coi, mở sổ quản lý
theo đúng quy định để tránh bị mất mát hƣ hỏng. Đồng thời thực hiện thông báo
28

Nguyễn Lê Hải (2002), tlđd, tr.28.
Việt Tuấn (2014), “Ngành thuế truy thu, truy hoàn, phạt 13.657 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra 64.119 doanh
nghiệp”, Tạp chí Thuế nhà nước, số 16 (478) , tr. 6.
29

19


×