Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ BÁCH

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Vân
Học viên: Ngơ Bách
Lớp: Luật Kinh Tế, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Ngô Bách, là học viên lớp Cao học Luật Khóa 28, chuyên ngành
Luật Kinh tế, mã số học viên: 17280710212
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi, chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào, được
hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Vân.
Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hồn tồn hợp
lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày …… tháng ……. năm 2020
Học viên thực hiện

Ngô Bách


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SST

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1

BLDS

Bộ luật dân sự

1

DNBH


Doanh nghiệp bảo hiểm

2

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

3

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

4

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ
BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN.............................. 8
1.1. Tổng quan về phí bảo hiểm ....................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm phí bảo hiểm ......................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm phí bảo hiểm ........................................................................ 11
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phí bảo hiểm ................................................ 14
1.2. Tổng quan pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài

sản ..................................................................................................................... 17
1.2.1. Cơ sở lý luận về nghĩa vụ phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản .................................................................................................................. 17
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản .................................................................................................... 22
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................. 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............ 28
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm tài sản ..................................................................................... 28
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản liên
quan đến phí bảo hiểm................................................................................... 28
2.1.2. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tài sản và trách nhiệm
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm ........................................................... 34
2.1.3. Hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm tài sản .................................................................................... 44
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản.............................................................................. 47


2.2.1. Yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản............................................................................. 47
2.2.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản .................................................................................................... 50
2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản............................................................................. 55
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................. 59
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống mỗi con người, gia đình và xã hội từ xưa đến nay luôn
phải đối mặt với yếu tố không thuận lợi, ngồi ý muốn: đó là hiểm họa, rủi ro.
Ngun nhân gây ra những rủi ro là yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và các yếu tố xã hội
khác. Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại với khoa học kỹ thuật phát triển nhưng
chúng ta vẫn không thể loại trừ được những yếu tố bất lợi có tính khách quan đó.
Dù muốn hay khơng, nhiều hiểm hoạ, rủi ro đã, đang và sẽ còn xuất hiện chi
phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, doanh nghiệp và tồn xã hội.
Đứng trước thực trạng đó, con người ln có hành động tích cực, chủ động bằng
tất cả khả năng của mình để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục nhằm giảm tới mức
thấp nhất những thiệt hại về người và của để sớm phục hồi lại quá trình sản xuất
kinh doanh cũng như đời sống. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để hạn
chế, khắc phục các hậu quả của rủi ro đó chính là bảo hiểm.
Bảo hiểm thực chất là việc con người phải dành ra một phần thu nhập
trong kết quả lao động hàng ngày của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn bằng vật
hoặc bằng tiền (quỹ đó gọi là quỹ dự trữ bảo hiểm) nhằm hỗ trợ tài chính cho
việc đề phịng và hạn chế tổn thất khi hiểm họa chưa hoặc đang xảy ra và bù
đắp, bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người, tài sản khi có
hiểm họa xảy ra. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu bảo hiểm ngày
càng đòi hỏi đa dạng do rủi ro khách quan là loại trừ, chỉ có thể hạn chế ở mức
độ nào đó, thậm chí có nhiều hiểm họa rủi ro mới xuất hiện. Bên cạnh đó, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, người dân có thu nhập ngày càng cao, nhu cầu
cần được bảo vệ một cách chủ động càng lớn. Từ nhu cầu đó, nhiều loại hình
bảo hiểm khác nhau ra đời như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
bảo hiểm con người1. Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm ra đời muộn hơn so với
các nước trên thế giới, ngày 18 tháng 12 năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị

định 100-CP đã đánh dấu sự hình thành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động
kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Thực tế hoạt động bảo hiểm được thực hiện
dựa trên tiền đề là rủi ro nên bản thân hoạt động kinh doanh bảo hiểm càng
1

Bùi Thị Hằng Nga (2015), Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.17-18.


2

chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi pháp luật cần
có những quy định đầy đủ và phù hợp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm phát triển đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia bảo hiểm.
Trong các loại hình bảo hiểm, nhu cầu về bảo hiểm tài sản chiếm tỉ trọng
khá cao. Bảo hiểm tài sản ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của con
người. Đồng thời là một loại hình bảo hiểm phổ biến và xuất hiện sớm nhất so
với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự. Bảo hiểm tài sản được hình thành dựa trên nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài
chính của chủ sở hữu tài sản khi có rủi ro xảy ra2. Mối quan hệ giữa doanh
nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là mối quan hệ hợp đồng. Hợp đồng bảo
hiểm được các bên thoả thuận vừa là công cụ thực hiện pháp luật vừa là sản
phẩm của thị trường bảo hiểm3. Trong đó nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua
bảo hiểm tài sản chính là đóng phí bảo hiểm. Đây là điều kiện tiên quyết để bên
mua bảo hiểm được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm tài sản. Phí
bảo hiểm khơng đơn thuần mang ý nghĩa là khoản tiền bên mua phải đóng để
được hưởng quyền như các loại phí theo hợp đồng dịch vụ thơng thường khác.
Phí bảo hiểm cịn mang ý nghĩa xã hội nhằm chia sẻ rủi ro theo cách “lấy số
đơng bù cho số ít4”. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, số phí bảo hiểm sẽ được

đầu tư có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp bên mua bảo hiểm vẫn
chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản, cũng như
nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản. Phí bảo hiểm là
sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, là yếu tố thu
hút khách hàng đến với bất kỳ gói bảo hiểm tài sản nào của doanh nghiệp bảo
hiểm. Nguồn thu từ phí bảo hiểm là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp bảo
hiểm. Việc sử dụng hiệu quả mức phí bảo hiểm sẽ quyết định đến lợi nhuận

Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr.13.
Trần Vũ Hải (2006), “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, Tạp chí Luật học, Số 7, tr.8-13.
4
Trần Phước Thu (2014), Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.06.
2
3


3

hoạt động của doanh nghiệp5. Tuy nhiên pháp luật về phí bảo hiểm tài sản hiện
nay cịn chưa rõ ràng và đầy đủ. Điều này dễ dẫn đến việc các chủ thể khác
trong quan hệ kinh doanh bảo hiểm thực hiện hành vi trục lợi nhằm mục đích
kiếm lời bất hợp pháp từ khoản phí bảo hiểm. Các hành vi trục lợi này đã gây
thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp bảo hiểm, những người tham gia bảo
hiểm và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Nếu các hành vi trục lợi trong bảo hiểm
nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng khơng được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn
đến trật tự kỹ cương của xã hội bị phá vỡ, ảnh hưởng đến sự phát triển lành
mạnh của thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng6. Vì các
lý do trên, tác giả xin chọn đề tài “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong

hợp đồng bảo hiểm tài sản” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý, phí bảo hiểm tài sản là vấn đề tương đối mới. Do
đó chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, luật gia. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến phí
bảo hiểm ở các cấp độ và khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
- Sách chuyên khảo “Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam” do Nhà
xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2017 của TS. Nguyễn Thị Thủy. Đây là một
nghiên cứu chuyên sâu về bản chất, ý nghĩa, các đặc điểm của loại hình bảo
hiểm tài sản và các quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã đề cập đến những thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật
bảo hiểm tài sản trong đó có một phần về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản. Dựa trên việc đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của thực trạng
thông qua việc phân tích các bản án cũng như các số liệu thực tế, nghiên cứu đã
đưa ra được các định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản
tại Việt Nam.
- Khóa luận tốt nghiệp “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản –
Thực trạng và giải pháp” thực hiện tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Trần Tơn Châu Giang (2013), “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản. Thực trạng và giải pháp”, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.01.
6
Nguyễn Thị Thủy (2006), “Chống trục lợi bảo hiểm tài sản trong Luật kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Số 9(83), tr.21-29.
5


4

năm 2013 của tác giả Trần Tôn Châu Giang. Công trình đã nghiên cứu khái quát
các quy định của pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm tài sản và đi sâu nghiên

cứu vấn đề này về mặt thực tiễn dưới góc độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
việc sử dụng phương pháp phân tích luật để đánh giá thực trạng các quy định của
pháp luật; vẫn chưa giải thích được tính hợp lý hay tính khả thi của quy định
trong thực tế.
- Bài viết “Về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm” đăng tải trên Tạp chí Khoa học
pháp lý số 5(42) năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị Thủy. Bài viết nghiên cứu cở
sở lý luận của quy định về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Theo tác giả cơ sở để
hình thành nên quy định về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo
hiểm dựa vào hai phương diện kinh tế và pháp lý. Đồng thời, nghiên cứu thực
trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thời điểm phát sinh
trách nhiệm bảo hiểm và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
- Bài viết “Rủi ro pháp lý trong việc dừng đóng phí bảo hiểm nhân thọ và
điều khoản miễn đóng phí” đăng tải trên Tịa án nhân dân số 03 của tác giả Bạch
Thị Nhã Nam. Bài viết phân tích hậu quả pháp lý của các trường hợp bên mua
bảo hiểm khơng có khả năng tài chính để tiếp tục đóng phí cho hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ và giới thiệu nội dung mẫu của điều khoản quyền lợi miễn đóng
phí bảo hiểm. Theo tác giả, trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
phía bên mua bảo hiểm có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Trong các trường
hợp đó, phía bên mua bảo hiểm có thể sẽ đối mặt với tình huống rủi ro nhất là
khơng được nhận lại khoản phí bảo hiểm đã đóng cho doanh nghiệp. Giải pháp
hợp lý mà bên mua nên cân nhắc để bảo vệ quyền lợi của mình là u cầu nhận
giá trị hồn lại; hoặc nếu hợp đồng có đề cập đến thuật ngữ “giá trị hoàn lại”,
bên mua cần xem xét ký biểu phí sản phẩm bảo hiểm trong thỏa thuận để chủ
động chấm dứt hợp đồng khi khơng có khả năng tiếp tục đóng phí và nhận giá trị
hồn lại từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên cạnh đó, cũng có một số cơng trình nghiên cứu đề cập “gián tiếp” đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm:



5

- Bài viết “Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật trong bảo hiểm tài
sản” của tác giả Nguyễn Thị Thủy đăng tải trên tạp chí Khoa học pháp lý số
04(35) năm 2006;
- Luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” của tác giả Trần Hùng
Dũng thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009;
- Luận văn thạc sĩ luật học “Hợp đồng bảo hiểm tài sản” của tác giả
Vương Việt Đức thực hiện tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002;
Do đó, trên cơ sở kế thừa, tác giả tập trung phân tích làm rõ hơn nữa thực
trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trong thời gian qua. Đồng thời, đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phí bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
3. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về phí bảo hiểm và pháp luật về phí bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Xác định những bất cập trong quy định pháp luật cũng như những hạn chế
còn tồn tại từ thực trạng áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản;
- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu phân tích các quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm tài sản; nhằm lý giải tại sao khi tham gia bảo hiểm, người mua
bảo hiểm phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm

- Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tài sản và trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, xác định hậu quả pháp
lý do vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản.


6

- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và đề xuất các kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là
các quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trong
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000; Luật sửa đổi bổ
sung Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010; Nghị Định
73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh
bảo hiểm;
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản là một quá trình, có phạm vi khá rộng, tuy nhiên giới hạn phạm vi Đề tài
tập trung nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật;
- Phạm vi thời gian: Khi nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản; tác giả lấy mốc
thời gian kể từ khi Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm
2010) và các văn bản pháp luật có liên quan được ban hành cho đến giai đoạn
hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

như phân tích, tổng hợp, so sánh, …; và tùy thuộc vào chương/hoặc mục sẽ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề đặt ra.
Đồng thời, để hồn thành mục đích nghiên cứu, tác giả đã có sự kết hợp
giữa các phương pháp trong từng phần của đề tài, trong đó phương pháp phân
tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong đề tài này.
Việc sử dụng các phương pháp này trong việc nghiên cứu sẽ giúp tác giả xem
xét các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau và tổng hợp lại để có cái nhìn


7

tồn diện, khách quan về pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Đề tài bổ sung và phát triển về mặt lý thuyết những vấn đề lý luận cơ
bản đối với pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, tạo cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hồn thiện pháp luật
về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Đồng thời, những luận cứ
dựa trên sự phân tích, đánh giá của đề tài còn là cơ sở để đối chiếu và điều
chỉnh thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản;
- Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến phí bảo hiểm.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm những phần sau: Mục lục, Mở đầu, Nội dung, Kết luận
và Danh mục tài liệu tham khảo. Phần Nội dung gồm hai chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về phí bảo hiểm và pháp luật về phí bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản và giải pháp hoàn thiện.



8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1. Tổng quan về phí bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm phí bảo hiểm
Duới góc độ kinh tế học, TS. Hồng Văn Châu định nghĩa: “Bảo hiểm là
phương pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều
người cùng có khả năng gặp những tổn thất như vậy, bằng cách thu của họ một
số tiền nào đấy tuỳ theo mức độ rủi ro (xác suất tổn thất) mà họ có thể gặp để lập
ra một quỹ chung và khi có thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ thì từ quỹ chung đó bồi
thường cho họ những tổn thất mà họ phải chịu. Nhờ cách chia nhỏ như vậy,
những tổn thất lẽ ra rất nặng nề và nghiêm trọng đối với một người, một số ít
người sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn, ít nặng nề hơn, thậm chí không đáng kể
đối với cả cộng đồng những người tham gia bảo hiểm”7.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam định nghĩa: “Bảo hiểm là biện pháp
chia sẻ rủi ro của một người hay một số ít người cho cả cộng đồng những
người có khả năng gặp rủi ro cùng loại bằng cách mỗi người trong cộng đồng
góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt
hại cho các thành viên trong cộng đồng khơng may bị thiệt hại do những rủi
ro đó gây ra8”.
Các học giả của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân định nghĩa: “Bảo hiểm
thực chất là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người
tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tại nạn, rủi ro bất ngờ xảy
ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm9”.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 định
nghĩa: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm

mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người
được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
Hồng Văn (2002), “Bảo hiểm trong kinh doanh”, NXB. Khoa học và kỹ thuật, tr.08.
Nguyễn Thị Thủy (2017), tlđd (2), tr.9.
9
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình bảo hiểm, NXB. Thống kê, tr.14.
7
8


9

nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm10”.
Theo tác giả, bảo hiểm là một hoạt động tạo lập ra quỹ bảo hiểm của bên
bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Bên
bảo hiểm sử dụng quỹ này để tiến hành chi trả cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nghiên cứu về
hợp đồng bảo hiểm thì phí bảo hiểm là điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo
hiểm. Do đó, về nguyên tắc các bên phải có sự thỏa thuận với nhau về điều
khoản này thì hợp đồng mới được coi là đã được giao kết. Điều này xuất phát
bởi lý do “hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”11.
Hiện nay, khái niệm phí bảo hiểm được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh
khác nhau.
Từ điển Cambridge định nghĩa phí bảo hiểm là một khoản tiền theo thỏa
thuận mà khách hàng phải thanh tốn cho cơng ty bảo hiểm để mua bảo hiểm12;
hoặc theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) định nghĩa phí bảo hiểm là giá cả

của dịch vụ bảo hiểm (sản phẩm bảo hiểm), là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải
trả theo hợp đồng để doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo cho họ trước các rủi ro13.
Dưới khía cạnh pháp lý, Từ điển luật học Black's Law Dictionary (Hoa
Kỳ) định nghĩa phí bảo hiểm là khoản thanh tốn định kỳ để duy trì hiệu lực của
hợp đồng bảo hiểm14; hoặc phí bảo hiểm là số tiền mà bên tham gia bảo hiểm
phải nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm15.
Theo tác giả Bùi Thị Hằng Nga định nghĩa phí bảo hiểm (cịn gọi là giá cả
của sản phẩm bảo hiểm) là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công
Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.
Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.
12
(truy cập ngày 10/01/2020).
13
(truy cập ngày 10/01/2020).
14
Bryan A. Garner (2014), “ Black’s Law Dictionary”, Publisher by Thomson West, 10th edition
15
Vương Việt Đức (2002), Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr.87.
10
11


10

ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo
hiểm. Thuật ngữ phí bảo hiểm thường được dùng trong các cơng ty bảo hiểm,
trong khi đó các tổ chức hay hội tương hỗ lại sử dụng thuật ngữ “mức đóng
góp”. Thơng thường cơ cấu của phí bảo hiểm bao gồm hai phần:
Thứ nhất, phí thuần, là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm

bảo chi trả, bồi thường cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra.
Khoản phí này thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng phí tồn bộ và được tính
tốn dựa trên các căn cứ như: (i) Xác suất xảy ra rủi ro (khả năng xảy ra tổn thất
phải bồi thường); (ii) Cường độ tổn thất (tính khốc liệt, mức độ trầm trọng của
tổn thất); (iii) Số tiền bảo hiểm; (iv) Thời hạn bảo hiểm (Thời hạn bảo hiểm là
khoảng thời gian doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bảo hiểm); (v)
Lãi suất đầu tư (thông thường đây là yếu tố chi phối rất nhiều đến phí thuần
trong bảo hiểm nhân thọ);
Thứ hai, phụ phí là khoản chi phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo
cho các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm như chi hoa hồng, chi quản lý hành chính,
chi đề phịng hạn chế tổn thất, chi thuế nhà nước, …
Khái niệm phí bảo hiểm được các nhà lập pháp ghi nhận chính thức
trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010. Theo
đó, phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm16.
Trước đây, khái niệm phí bảo hiểm khơng chỉ được đề cập trong Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010, mà còn được ghi
nhận cả trong BLDS năm 2005. Cụ thể, tại Điều 572, Mục 11 Hợp đồng bảo
hiểm, Phần các hợp đồng dân sự thơng dụng của BLDS năm 2005 định nghĩa:
“Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.
Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp bên mua
bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một
thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên
16

Khoản 11, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.



11

mua bảo hiểm khơng đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt”. BLDS năm
2015 đã bỏ các quy định về hợp đồng bảo hiểm, với lý do BLDS năm 2015 chỉ
quy định về những hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện17. Do đó, BLDS
năm 2015 khơng quy định về hợp đồng bảo hiểm, bởi các quy định về hợp đồng
bảo hiểm đã được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổi
sung năm 2010, với tư cách là đạo luật chuyên ngành. Như vậy, các quy định về
phí bảo hiểm hiện nay được điều chỉnh trực tiếp bởi đạo luật duy nhất đó là Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổi sung năm 2010 và các văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành.
1.1.2. Đặc điểm phí bảo hiểm
Về nguyên tắc, trong tất cả các giao dịch cung ứng dịch vụ, bên nhận cung
ứng dịch vụ phải trả cho bên cung ứng dịch vụ một khoản tiền nhất định. Khoản
tiền này chính là giá cả của dịch vụ được cung ứng. Bản chất của giá cả trong
quan hệ này chính là phần chi phí mà nhà cung ứng phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ
và khoản lợi nhuận mà họ thu được từ hoạt động cung ứng dịch vụ này. Xuất
phát từ u cầu này, do đó, phí bảo hiểm có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phí bảo hiểm là nghĩa vụ thanh toán mà bên mua bảo hiểm
phải thực hiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản
đã xác lập;
Hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên
mua bảo hiểm và DNBH nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên thông
qua việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm
khi đối tượng tài sản mà họ mua bảo hiểm gặp tổn thất do những rủi ro được bảo
hiểm mang lại. Chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phải có bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Một là, Bên mua bảo hiểm bao gồm cá nhân, tổ chức. Theo quy định tại
Khoản 6, Điều 3 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 thì bên mua
bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo

hiểm và đóng phí bảo hiểm.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng ĐứcHội luật gia Việt Nam, tr.389.
17


12

Hai là, Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức
và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm,
tái bảo hiểm18. Theo quy định tại Điều 59 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ
sung 2010 thì các doanh nghiệm bảo hiểm bao gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm;
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm; Tổ chức bảo hiểm
tương hỗ.
Tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
thanh tốn khoản phí bảo hiểm cho DNBH theo thỏa thuận giữa các bên trong
hơp đồng đã xác lập. Việc bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, xuất
phát từ hợp đồng bảo hiểm tài sản là dạng hợp đồng dịch vụ “là sự thỏa thuận
giữa bên cung ứng với bên thuê mà theo đó bên cung ứng thực hiện một công
việc nhất định nhằm đem lại lợi ích cho bên th và bên th có nghĩa vụ trả tiền
dịch vụ cho bên cung ứng trên cơ sở các nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật19”. Theo đó, bên
mua bảo hiểm sử dụng dịch vụ bảo hiểm là việc chuyển dịch các rủi ro về tài sản
sang cho bên DNBH, và được bồi thường các thiệt hại, tổn thất về tài sản khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy để được sử dụng dịch vụ bảo hiểm và được bồi
thường cho các thiệt hại và tổn thất về tài sản (trả tiền bảo hiểm) khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra thì bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
Trong một số trường hợp, việc bên mua bảo hiểm tạm ngừng, hoặc chấm dứt
thanh tốn phí bảo hiểm là căn cứ để thực hiện việc tạm ngừng thực hiện hợp
đồng bảo hiểm, hoặc chấm dứt hợp đồng.
Cần hiểu rằng, về bản chất, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động cung ứng

dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cho người tiêu dùng. Theo quy định của
pháp luật thương mại thì cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận20. Như vậy, cung ứng dịch vụ thực chất là việc thực hiện một hoặc một số
Khoản 5, Điều 3 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010.
Kiều Thị Thùy Linh (2017), Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.28.
20
Khoản 9, Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
18
19


13

cơng việc có tính chất chun mơn theo u cầu của người khác nhằm hưởng thù
lao21. Tuy nhiên, khác với hoạt động cung ứng dịch vụ thông thường, kinh doanh
bảo hiểm có đối tượng kinh doanh chính là rủi ro, quan hệ bảo hiểm chính là sự
chuyển giao rủi ro giữa chủ thể này sang chủ thể khác. Sản phẩm của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm tài sản (điều mà doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng cho
người tiêu dùng) là cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Thông qua hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam
kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để có thể
khơi phục tình trạng tài chính ban đầu trước khi xảy ra rủi ro. Giá cả của sản
phẩm bảo hiểm chính là phí bảo hiểm.
Thứ hai, Phí bảo hiểm là cơ sở để xác lập trách nhiệm bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu kể từ khi hợp đồng bảo hiểm đã được

giao kết hoặc có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên
mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm (trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm)22. Như vậy, trong hợp đồng
bảo hiểm tài sản thì việc bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ nộp đủ phí bảo
hiểm là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm,
trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận cho bên mua bảo hiểm nợ phí
bảo hiểm. Do đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong các trường hợp được bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường cho những tổn thất
và thiệt hại về tài sản là đối tượng bảo hiểm; trong phạm vi bảo hiểm. Khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường theo thời hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp khơng có thỏa thuận về thời
hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bồi thường23. Thời hạn
bên mua bảo hiểm yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm tài sản là một
năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm24.

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh(2014), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
Nb. Hồng Đức, tr. 171.
22
Điều 15 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
23
Điều 29 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
24
Khoản 1, Điều 28 Luật KDBH năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
21


14

Như vậy, nếu khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm khơng

đóng hoặc khơng đóng đủ phí bảo hiểm thì có thể là căn cứ để doanh nghiệp bảo
hiểm từ chối việc bồi thường cho những thiệt hại, tổn thất về tài sản là đối tượng
bảo hiểm.
Thứ ba, phí bảo hiểm là cơ sở để tạo lập quỹ bảo hiểm. Như đã đề cập, bảo
hiểm là một hoạt động tạo lập quỹ bảo hiểm của bên bảo hiểm được hình thành
chủ yếu từ phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm trước hết và chủ
yếu được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xảy ra
các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự vận hành liên tục của đời sống
sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong xã hội. Bên cạnh
đó, quỹ bảo hiểm cịn được sử dụng để trang trải cho các chi phí để phục vụ cho
hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm25. Đồng thời, quỹ bảo hiểm là nguồn hình
thành vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo pháp luật quy định, nguồn
vốn đầu tư bao gồm hai loại chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp
vụ và nguồn vốn chủ sở hữu26. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của
doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền mà doanh
nghiệp bảo hiểm dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Đối với
nguồn vốn này, về bản chất là trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với
khách hàng nhưng tạm thời chưa sử dụng nên được phép đầu tư27.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phí bảo hiểm
Khi doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm ra thị trường thì
điều mà số đông người mua bảo hiểm quan tâm đầu tiên đó là giá của sản phẩm.
Như đã đề cập, phí bảo hiểm thực chất là giá của sản phẩm bảo hiểm. Do đó, các
doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các kế hoạch mục tiêu cụ thể khi đưa ra
các mức giá đối với từng loại hình bảo hiểm riêng biệt. Cụ thể, đối với loại hình
bảo hiểm tự nguyện thì hợp đồng bảo hiểm được giao kết dựa trên nguyên tắc
thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, do đó mức phí
bảo hiểm sẽ do các bên “tự do” thỏa thuận. Tuy nhiên đối với loại hình bảo hiểm
Bùi Thị Hằng Nga (2015), tlđd (1), tr. 05.
Điều 60, 61, 62 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
27

Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội, tr.88
25
26


15

tài sản bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018
của Chính Phủ được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cơng cộng và an toàn
xã hội nên bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ theo các
quy định của pháp luật về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm tối thiểu.
Thứ nhất, phí bảo hiểm phụ thuộc vào chi phí hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm. Như đã đề cập, phí bảo hiểm thực chất là giá của sản phẩm
bảo hiểm. Đặc trưng nổi bật của hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính là việc
xác định chi phí để cấu thành nên giá cả của sản phẩm. Khi đưa ra giá cả của
một sản phẩm bảo hiểm nhất định, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xem xét
dưới hai khía cạnh28:
Một là, giá bán kỹ thuật cịn gọi là mức giá hợp lý nhằm giúp doanh
nghiệp hình thành nên quỹ tài chính và thanh tốn cho các chi phí duy trì các
hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân cơng, chi phí văn phịng, chi phí
quảng cáo.
Hai là, giá bán thực tế còn gọi là giá thương mại. Đây là mức giá mà
doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra để chào hàng và tiến hành thương lượng, đàm
phán ký kết hợp đồng với người mua bảo hiểm. Giá bán này đảm bảo được lợi
nhuận của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, đảm bảo tính cạnh tranh,
chiếm giữ thị phần trên thị trường, đồng thời giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh thu
hút khách hàng.
Giá của sản phẩm được tạo nên từ tổng hợp các chí phí khác nhau, bao

gồm cả chi phí hoạt động doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế và lợi nhuận. Thông
thường các chi phí hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm thường được phân chia
thành 02 loại: Một là, chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan đến việc bảo
hiểm như bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm, thẩm định rủi ro, xử lý các tranh
chấp; Hai là, chi phí gián tiếp là những chi phí khơng liên quan đến sản phẩm
bảo hiểm mà gắn liền với việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như
chi phí văn phịng, nhân viên, nghĩa vụ thuế,… Theo chu trình hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí
28

Trần Tơn Châu Giang (2013), tldd (5), tr.08.


16

bảo hiểm của người mua bảo hiểm, sau đó dùng khoản phí này để tiến hành các
hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận bảo đảm cho việc thực hiện các
cam kết với người mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, phí bảo hiểm phụ thuộc vào giá trị của tài sản là đối tượng được
bảo hiểm
Khác với phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào khả
năng tài chính của bên mua bảo hiểm thì phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản phụ thuộc vào “giá trị” của tài sản. Như vậy, việc quy định mức phí mà bên
mua bảo hiểm phải thanh toán cho DNBH được căn cứ trên giá trị tài sản là đối
tượng bảo hiểm. Trường hợp, tài sản có giá trị “lớn” như tàu biển, nhà xưởng, hàng
hố giá trị cao, … thì bên mua bảo hiểm phải thanh tốn mức phí bảo hiểm lớn, và
ngược lại. Ví dụ, theo nội dung của bản án dân sự sơ thẩm số 03/2019/DS-ST, ngày
28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bị kháng cáo xác
định: Ngày 10/6/ 2016, bà Nguyễn Thị P. đã ký Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt (gọi tắt là Hợp đồng bảo hiểm) số: 00000159/HD/016PKD6/TS.3.2/2016 với Công ty Bảo hiểm B Thăng Long thuộc Tổng Công ty Cổ

phần Bảo hiểm B, đối tượng bảo hiểm bao gồm: hàng hóa, nguyên vật liệu, nội
thất, ghế sofa, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…(theo Danh mục tài sản đính kèm với
Hợp đồng bảo hiểm) thuộc cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất Phúc Sinh (do
bà P. làm chủ hộ kinh doanh). Theo Hợp đồng, điều kiện được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện cháy nổ, số tiền được bảo hiểm là 15.000.000.000 đồng, tổng phí bảo hiểm
là 37.500.000 đồng; thời hạn bảo hiểm từ 16h00’ ngày 23/06/2016 đến 16h00’ ngày
23/06/2017. Hoặc, theo bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số
09/2017/KDTM-ST ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Tịa án nhân dân quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải Phòng xác định: “Ngày 20-11-2015, sau khi Công ty C và
Công ty B ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa số 05/HĐVC-TC để vận chuyển
hàng là chân gà đông lạnh chứa trong container (số hiệu SZLU9153615) bằng xe ơ
tơ đầu kéo mang biển kiểm sốt số 15C-094.36, địa điểm giao hàng Móng Cái, Đại
Vai, Bắc Phong Sinh, Lục Chắn, Đồng Văn, Hồnh Mơ (Quảng Ninh); Chi Ma,
Hữu Nghị, Bình Nghi (Lạng Sơn); Tà Lùng, Trùng Khánh, Pò Peo, Trà Lĩnh (Cao
Bằng), Bát Xát, Mường Khương (Lào Cai), Công ty A Quảng Ninh đã cấp đơn bảo


17

hiểm cho 02 container số hiệu TTNU 8285588 và SZLU9153615 cho Công ty C.
Số tiền bảo hiểm là 60.000 USD cho 02 container”.
Tuy nhiên, có trường hợp xảy ra đó là mặc dù cùng một loại “tài sản”
được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận nhưng mức phí bảo hiểm là khác nhau,
điều này phụ thuộc vào các yếu tố của tài sản như: Tài sản mới hoặc đã qua sử
dụng; Thời hạn sử dụng, khai thác “còn lại” đối với tài sản đã qua sử dụng, …
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp cùng một loại tài sản, tuy nhiên khi được bảo
hiểm ở các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau thì mức phí có sự quy định chênh
lệch, lý giải điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó có xuất phát từ
việc các DNBH sử dụng các phương pháp định giá tài sản khác nhau, dẫn đến có
thể cùng một loại tài sản, tuy nhiên có doanh nghiệp định giá cao, và doanh

nghiệp định giá thấp, dẫn đến mức phí bảo hiểm khơng đồng nhất.
1.2. Tổng quan pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản
1.2.1. Cơ sở lý luận về nghĩa vụ phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản
Bảo hiểm là hoạt động chia sẻ thiệt hại do rủi ro gây ra. Thiệt hại mà rủi ro
gây ra có thể đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, những thứ khác con người có
nhu cầu bảo vệ. Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai. Trong
cuốn Deluxe Black’s Law Dictionary, tài sản được giải nghĩa là một từ được sử
dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc
vơ hình, hoặc động sản hoặc bất động sản29. Bộ luật dân sự năm 2015 định
nghĩa: “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất
động sản và động sản30”. Tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Con người
không thể sống nếu khơng có tài sản. Tài sản là mục tiêu, đồng thời là phương
tiện để phát triển kinh tế xã hội31. Vì vậy, khi tài sản có nguy cơ gặp rủi ro dẫn
đến thiệt hại thì chủ sở hữu tài sản có thể tìm đến bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản
được hình thành dựa trên nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài chính của chủ sở hữu tài
Vũ Thị Hồng Yến (2015), “Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự
năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 21 (301), tr. 30 – 36.
30
Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015
31
Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về luật tài sản”, Tạp chí Khoa học kinh tế- luật, ĐHQGHN, Số 3/2003..
29


18

sản hay người đang chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản đó. Nói đến bảo
hiểm tài sản là nói đến sự bảo vệ đối với những tài sản được bảo hiểm với những

tổn thất có thể xảy ra do những rủi ro thiên nhiên, kỹ thuật, xã hội thơng qua việc
giúp khơi phục hoặc góp phần khơi phục tình trạng tài chính của người được bảo
hiểm có trước khi rủi ro xảy ra32.
Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm thu
phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm theo một tỉ lệ phần trăm nhất định trên giá
trị của tài sản và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm khi họ rơi vào các
trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra. Từ khái niệm trên, có thể thấy bảo hiểm tài
sản có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi đối với tài sản được bảo
hiểm. Gắn liền với sự tồn tại của tài sản là quyền sở hữu của chủ tài sản. Về
nguyên tắc, khi mua bảo hiểm cho tài sản có nghĩa là chủ tài sản muốn chuyển
giao một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài sản sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Vì
vậy, số tiền bồi thường từ phía doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thuộc về chủ sở hữu tài
sản. Trên thực tế, chủ sở hữu có thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng, khai
thác, quản lý cho người khác dưới hình thức như ủy quyền, cho thuê,
mượn,…Trong BLDS năm 2015 đã quy định các quyền khác đối với tài sản bên
cạnh quyền sở hữu như quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt. Ví dụ,
Điều 257 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể
được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Và những người này, dưới
sự ủy quyền của chủ sở hữu tài sản cũng có quyền được mua bảo hiểm cho tài
sản. Như vậy, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản,
pháp luật chỉ cho phép những chủ thể nào có quyền đối với tài sản mới được
phép mua bảo hiểm tài sản;
Thứ hai, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo giá trị tài sản. Về nguyên
tắc, tài sản chỉ có thể được phép bảo hiểm khi xác định được giá trị của nó. Giá
trị của tài sản là một yếu tố quyết định về việc thỏa thuận số tiền bảo hiểm và
phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận
32


Nguyễn Thị Thủy (2017), tlđd (2), tr. 14.


19

bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản. Trong bảo hiểm tài sản, giá trị
tài sản là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm tính phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản đóng vai trò quan trọng trọng việc xác định số tiền bồi
thường. Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ vận dụng quy tắc tỉ lệ khi xác định
số tiền bồi thường.
Thứ ba, Để gánh chịu tổn thất thay cho người được bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải có khả năng tài chính. Cụ thể, khi người bảo hiểm chấp
nhận bảo hiểm trên cơ sở thu phí của người mua bảo hiểm, thì điều này có
nghĩa rằng doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết sẽ bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp bảo
hiểm cần duy trì tình trạng tài chính để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là việc bên mua bảo hiểm tài
sản phải chuyển giao một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp bảo hiểm dựa
trên các điều khoản về mức phí bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm tài sản nhằm xác lập quỹ bảo hiểm. Như đã đề cập, phí bảo hiểm tài
sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm tài sản phải trả cho doanh nghiệp bảo
hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Nếu quỹ bảo hiểm chưa thiết lập, doanh
nghiệp bảo hiểm không thể bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Do vậy, nếu bên
mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường của doanh
nghiệp bảo hiểm chưa thể phát sinh. Căn cứ để phát sinh nghĩa vụ đóng phí bảo
hiểm là hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Cơ sở lý luận để hình thành nên quy định về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản dựa vào các lý do sau:

Thứ nhất, xét về phương diện kinh tế, để thực hiện được hoạt động kinh
doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra những chi phí nhất định.
Các chi phí này thường được sử dụng để chi trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản và chi phí được sử dụng để “thanh tốn” cho việc duy trì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Để tạo lập được nguồn quỹ để chi trả cho các


×