Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Khảo sát đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.73 KB, 35 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Giáo viên Ths. Đoàn Thị Vượng, các số liệu và thông tin đều do tôi tìm hiểu,
không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung của công trình khoa học này.
Ký Tên

NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN


LỜI CẢM ƠN
Qua bài tiểu luận đã giúp tôi được tiếp cận với thực tế, đi từ lý thuyết
đến với thực tiễn, giúp tôi nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, tiếp thu kinh
nghiệm thực tiễn để phục vụ cho nghề nghiệp mà tôi đã chọn.
Để tôi có được những kết quả tốt sau thời gian nghiên cứu đề tài là
nhờ vào sự quan tâm tạo điều kiện, hướng dẫn chu đáo của Giáo viên
Ths.Đoàn Thị Vượng
Qua bài tiểu luận này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn cũng như lời
chúc sức khỏe tới cô Đoàn Thị Vượng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm
hiểu môn học Luật lao động và thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của


con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo
xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho
đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất,
chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện dễ dàng. Sức lao động của
con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu không được kịp thời
phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ
ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động.
Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản củangười lao động được
các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập,
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều
này được thể hiện trong các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản
hướng dẫn thi hành.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một
trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết
thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình
trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng
thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép,
giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v.Các hành vi vi
phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập trung ở các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da
giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã
hội nói chung. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ
năm 1995 đến năm 2006 trong cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công ; trong
đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nướcxảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ
4



tính riêng năm 2009, 8 cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% .
Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người
lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi. Từ thực tế
nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các cuộc đình công của người lao động và nhằm
bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, vấn đề đặt ra là phải
nghiên cứu sâu sắc các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
Việt Nam, từ đó thấy được thực trạng và nguyên nhân của các hành vi vi
phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đề xuất giải pháp
hoàn thiện các quy định đó. Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Khảo Sát
Đánh Giá Việc Chấp Hành Quy Định Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời
Giờ Nghỉ Ngơi Tại Một Số Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình” làm
bài tiểu luận của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm
thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
trên thực tế tại một số doanh nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong
pháp luật lao động và thực trạng việc chấp hành quy định pháp luật về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi trong một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
+Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng việc chấp hành quy định pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong một số doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận sẽ đi phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy
định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại ViệtNam. Nêu ra

5


thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên
thực tế tại các doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh Ninh Bình và một số hạn chế,
tồn tại trong các quy định hiện hành của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
nữa các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm bảo
vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Mục đích nghiên cứu của luận văn
được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Khái quát chung về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo như luật định tại Việt Nam. Làm rõ thực
trạng chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đánh giá những ưu điểm, nhược
điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện
các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi . Đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong
các doanh nghi ệp.
Tìm ra những mặt tích cực để phát huy hay hạn chế, giảm thiểu mặt
tiêu cực, nhằm góp phần nâng cao việc chấp hành quy định pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp.
4. Lịch sử nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì
nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy
nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ
biến. Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về
các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như: Đặng
Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật lao động
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội;
Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Quy định pháp
luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Khóa
6


luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; và một số bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học pháp lý…. Các công trình, bài viết và bài nghiên cứu trên mới chỉ đi
sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành
niên, lao động nữ, người cao tuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê một phần nào
đó các quy định cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơimà
không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, thực trạng; đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy
định của pháp luật nước ngoài để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng môt số phương pháp sau :
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
-Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ về mặt lý luận: Đề tài góp phần vào việc hoàn thiện kỹ năng phân
tích lý thuyết vàđánh giá vấn đề, đi sâu vào tìm hiểu lý luận nghiên cứu về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phầnbổ sung một khối lượng kiến thức
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho những người lao động, những nhà

quản lý và sử dụng lao động. Là tư liệu tham khảo bổích cho quá trìnhđiều
hành của những nhà quản lý, sử dụng lao động và người lao động muốn quan
tâm hơn đến lợiích của mình.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 3 chương:
7


Chương 1. Khái Quát Chung Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ
Ngơi Và SựĐiều Chỉnh Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ
Nghỉ Ngơi
Chương 2. Thực Trạng Việc Chấp Hành Quy Định Pháp Luật Về Thời
Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Trong Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn
Tỉnh Ninh Bình
Chương 3. Một Số Giải PhápNhằmHoàn Thiện Chế Độ Thời Giờ Làm
Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Trong Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh
Bình

8


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1.1.khái niệm thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành
lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc

theo hợp đồng lao động.
Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong
một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo
ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với
những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
1.1.1.2.khái niệm thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử
dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.
Trong khoa học lụật lao động, thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
được nghiên cứu dười nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một trong
những nguyên tắc cần đảm bảo của luật lao động,hoặc một định mức lao
động, hoặc một nội dung của quan hệ pháp luật lao động, một chế định của
luật lao động.
Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động, thời giờ làm
việc , thờ giờ nghỉ ngơi được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao
động và người sử dụng lao động mà các quy định pháp luật cần phản ánh rõ
tư tưởng đó.
Là một chế định pháp luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao
gồm tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động
phải làm việc, phải thực hiện nhiệm vụ dược giao và những khoảng thời gian
9


cần thiết để người lao động được nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và tái sản xuất
sức lao động của mình.
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ

bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải
được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều
này trong đó có Hiến pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp
quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó. Pháp luật lao động quốc gia quy
định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm
bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu
dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ
này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt
hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả
năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm,
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con
người.
Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý
nghĩa rất quan trọng, cụ thể:


Là căn cứ để mỗi doanh nghiệp xác định sát và đúng chi phí nhân công,
tổng mức tiền lương phải chi trả cho người lao động theo các trường hợp làm
việc và nghỉ ngơi khác nhau.



Người lao động biết rõ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ
chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, từ đó
càng tự giác tuân thủ kỷ luật và nội quy lao động của doanh nghiệp.



Chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý để
thanh tra lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý lao động nói chung

làm chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm minh, hướng
dẫn tổ chức lao động hợp lý cho các nơi sử dụng lao động.

10


1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ
bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải
được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều
này trong đó có Hiến pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp
quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó. Pháp luật lao động của các quốcgia
quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý
nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc
được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại
thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của ngư ời sử dụng lao động, vừa
không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làmgiảm sút khả
năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm
bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào
chiến lược con người. Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể:
1.1.3.1.Đối với người lao động
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều
kiện cho người lao động thựchiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ,
đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý.
Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian
cần thiết để người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp
đồng lao động. Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc
quy định các loại thời giờ nghỉ ngơi giúp ngườilao động có sự lựa chọn phù

hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc,
đồng thời quá trình lao động cũng giúp ngườilao động hoàn thiện nhân cách.
Do vậy với việc điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của ngườilao
động một cách hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho ngườilao động được đảm
bảo thực hiện các quyền khác của mình như quyền tham gia quản lý, điều
hành doanh nghiệp. Đồng thời, ngườilao động còn có điều kiện chăm lo hạnh
11


phúc gia đình, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề
và tham gia các hoạt động xã hội khác.
Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là
căn cứ để ngườilao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng,
các chế độ trợ cấp…
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉngơi cho
người lao động
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản
của con người trước hết là người lao động trong mối quan hệ lao động. Trong
“Tuyên bố chung về quyền con người” năm 1948 có ghi: “Mỗi người đều có
quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền được có ngày làm việc được giới hạn
một các hợp lý và được nghỉ định kỳ có hưởng lương” (Điều 24). Như vậy,
vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những nội dung
thuộc quyền con người. Ở Việt Nam, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm hàng đầu, điều này thể hiện trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980
và Điều 55 Hiến pháp 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân;
Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người
lao động”. Xuất pháttừ quyền con người, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh, Bộ luật Lao động đã có hẳn Chương VII quy định về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định này đã tạo ra hành lang

pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có tính đến lợi ích hợp
pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh
doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của
người lao động.
Suy cho cùng cũng là nhằm bảo vệ việc làm, năng suất, chất lượng,
hiệu quả của người lao động và người sử dụng lao động và hướng vào chiến
lược con người.
Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian
nghỉ ngơi tối thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn
12


cứ pháp lý đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm
tránh sự lạm dụng của ngườisử dụng lao động đối với ngườilao động, góp
phần tạo điều kiện cho ngườilao động tái sản xuất sức lao động, bệnh nghề
nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường đời sống vật chất và
tinh thần của ngườilao động.
1.1.3.2.Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất,việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người
sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và
hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp
nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công
việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp
luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động địnhmức
lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh
hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thứ hai,những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn
cứ pháp lý cho việc ngườisử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều
hành, giámsát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó
tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động.

1.1.3.3.Đối với Nhà nước
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ
thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá
nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý của mình. Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ laođộng, tạo cơ sở pháp lý để
giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ
lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát
thực hiện pháp luật laođộng, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học
cho các nơi sử dụng lao động và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà
nước. Xong, dựa vào chế độ làm việc và nghỉ ngơi để thực hiện kiểm tra,
13


kiểm soát là việc làm trước tiên để nhận thấy mặt tốt và mặt chưa tốt trong
quản lý lao động, từ đó để tổ chức lao động khoa học hơn.
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong
những nội dung để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền
lợi cho người lao động. Vì mục tiêu lợi nhuận tốiđa, người sử dụng lao động
rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì thế, công
đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ phải căn cứ
vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu tranh với
người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi cũng phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các
quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội. Thông thường ở những nước nền
kinh tế phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, thời gian làm việc được
rút ngắn hơn so với các nước khác.

1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà
nước quy định
Với nguyên tắc ưu tiênbảo vệ người lao động nên việc quy định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, hạn chế
sự lạm dụng sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao
động.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động –
đối tượng luôn ởvị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Nếu để người
sử dụng lao động toàn quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
thì mục đích vì lợi nhuận, họsẽ khai thác tối đa nghĩa vụ của người lao động
mà trước tiên là kéo dài thời gian làm việc của ngườilao động. Nếu để cho hai
14


bên tự do thỏa thuận thì sẽ dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi dụng vị
thế của mình để gây áp lực buộc người lao động phải chấp nhận mức thời
gian do họ đưa ra.
Để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được ghi nhận trong Hiến
pháp:
“Nhà nước quy định thời gian lao động…” (Điều 56, Hiến pháp 1992).
Trên cơ sở đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của ngườilao động được
cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc được biểu hiện ở chỗ: Nhà nước quy định
khung thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Cụ
thể, Nhà nước đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu

chuẩn, số giờ mà người sử dụng lao động được phép huy động ngườilao động
làm thêm trong một ngày, một năm. Nhà nước cũng quy định những khoảng
thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với thời giờ làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ
hàng năm…. Bằng cách đưa ra các cụm từ “không quá”, “ít nhất” đã
đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa thuận và áp dụng chế
độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện cụ thể. Riêng
với cơ quan Nhà nước, do đặc thù của quan hệ lao động mà việc áp dụng quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là bắt buộc, không đơn vị nào có
quyền thỏa thuận hay tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã được ấn định
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những chế định quan
trọng trong pháp luật lao động của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia do
phong tục tập quán, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
khác nhau nên pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi cũng khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các nước đều quy định cụ thể về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với việc giới hạn số giờ làm việc tối đa và số
giờ nghỉ ngơi tối thiểu. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời
15


giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định :
-

Quy định pháp luật của nhà nước : pháp luật quy định mức tốiđa thời giờ làm

-

việc và mước tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức

tối thiểu và mức tốiđa của nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể
về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những hoạtđộng trong
doanh nghệp. những quy địnhđó phải phù hơp với quy định của nhà nước
vàđiều iện thục tế của doanh nghiệp cũng như thoảước lao đọng tập thể của

-

doanh nghiệp.
Quy định cụ thể: Thông qua hợpđồng lao động, người lao động và người sử
dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi
của người lao động. Những thoả thuận này phải phù hợp với quy định chung
của nhà nước, với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu
thự tế.
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi.
1.2.2.1. Quy định về thời giờ làm viêc
Pháp luật VIệt nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn
khung tốiđa mà không được phép vượt qua hoặc phảiđảm bảo hơn quyền lợi
cho người lao động. trên cơ sởđó, pháp luậtđưa ra khái niệm về thời giờ làm
việc tiêu chuẩn. Đây là loại thời giờlàm việc theo định mức của người lao
động, theo thoả thuận trong hợp đồng lao độngdựa trên quy định pháp luật.
thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hoá thời giờ
làm việc bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngàyđêm, một tuần lễ,
hoặc số ngày làm việc trong một tháng, một năm. Trong đó việc tiêu chuẩn
hoá ngày là việc , tuần làm việc là quan trọng nhất là cơ sở để dễ dàng trả
công lao động và xácđịnh tính hợp pháp của các thoả thuận về thời giờ làm
việc. Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việcquy định độ dài thời giờ làm việc
của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm việc tiêu chuẩn
là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày. Thời giờ làm việc tiêu

16


chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc rút ngắn.
Theo đó, với các đối tượng lao động dặc thù như lao động nữ, lao động chưa
thành niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc
độc hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hoặc hai giờ so với lao
động bình thường. Bên cạnh đó, pháp luật cũngđưa ra khái niệm về thời giờ
làm việc không tiêu chuẩn. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại hoạt
động thời giờ làm việc quy định cho một số lao động nhấtđịnh, do tính chất
công việc mà không thể xácđịnh được số giờ làm việc cụ thể. Loại thời giờ
này khó kiểm soát , sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc
quản lý về thời giờ làm việc của người lao động . Ngoài ra pháp luật còn quy
định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt cho
người lao động. Với việc giớ hạn tốiđa số giờ làm thêm, làm ban đêm, các
quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho
người lao động , tránh sự lạm dụng sức lao độngtừ phía người sử dụng sức lao
động. Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên, người lao
động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, làm thêm
ban đêm …phù hợp với quy định pháp luật. Tuỳ theo thời giờ làm việc của
người lao động mà người lao động được được hưởng các chế độ : lương, tiền
thưởng, phụ cấp,…
1.2.2.2. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
Song song với việc quy định về thời giờ làm việcở mức tối đa, người
lao động còn đượcđảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mứcít nhất bằng mức đã được
pháp luật quy định. Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30
phút , ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một
tuần). Khi được quy định, những nội dung này trở thành qyền chínhđáng của
người lao động , giúp họ đỡ căng thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khoẻ
để tiếp tục làm việc. Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình làm việc như nghỉ

theo ca, nghỉ hàng tuần…, người lao động còn được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ(9
ngày/ năm), nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương( từđiều 74 đếnđiều
79 BLLD). Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần
17


quan trọng trong việc bảo về người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo
thành một chếđịnh cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động.
Xuất phát từ đặcđiểm của thị trường lao động, thời giờ làm việc , thời giờ
nghỉ ngơi làđiều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động và trong thoả ước lao
động tập thể. Mặt khác, các chếđịnh trong bộ luật lao động chẳng hạn như:
Quy định chế độ bồi dưỡng, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra… muốn thể
hiện rõ cũng phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
1.2.2.3. Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người
lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt
Đó là những quy địnhđối với người lao động làm các công việcnhư:
bức xạ, hạt nhân; lao động làm các công việc có tính gia công thời vụ và gia
công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng; lao động làm việc trong các trang
trại; làm việc trong các lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,
người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu nghành hàng không; thăm dò
khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật; thợ lặn; thợ mỏ
hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý sẽ cónhững quy định cụ thể thời giờ làm
việc và thời giờ nghỉ ngơi saukhi thoả thuận với Bộ lao động – Thương binh
và xã hội.
Không được sử dụng lao động nữ vào làm những công việc nặng nhọc
độc hại , nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại cóảnh hưởng xấu tới
chức năng sinh đẻ và nuôi con.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP

18


LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRONG
CÁC DOANH NGHIỆPTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
2.1. Khái quát vấn đề thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệpở Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằmở khu vực phíaĐông Bắc Bộ. Đây là một
tỉnh có nền kinh tế tương đối phát triển. Trên địa bàn có gần 6.500 doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất trên tất cả các lĩnh vực, mang hiệu quả kinh tế lớn
cho tỉnh Ninh Bình. Những năm qua nhờ có sự phát triển nhanh chóng về số
lượng các doanh nghiệp mà vấn đề việc làm của sốđông lao động trên địa bàn
tỉnhđã được giải quyết. Thực hiện Bộ luật lao động các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh đã từng bước hoàn thiện hệ thống nội quy lao động, thoả ước lao
động tập thể, ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc. Tuy
nhiên, tại một số doanh nghiệp việc chấp hành luật lao động vẫn chưa nghiêm
túc, các quy định về quyền và lợiíchcủa người lao động trong các đơn vị,
doanh nghiệp chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Chính vì
thế, những năm gầnđây trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tình trạngđình công của
công nhân diễn ra rất phổ biến. Nguyên nhân của các cuộcđình công đó chính
là việc quyền lợi của công nhân bị vi phạm nghiêm trọng các quy định của hệ
thống pháp luật lao động, nhất là các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi không được thực hiện nghiêm túc đúng quy định của pháp luật.
Trong khi đó, ở một số công tytoor chức công đoàn chưa đủ mạnh hoặc chỉ
mới được thành lập nên vấn đề bảo vệ quyền và lợiích cho công nhân vẫn
chưa đượcđảm bảo đầyđủ. Xuất phát từ vấn đề này mà tôi đã lựa chọn Công
ty xi măng The Vissai Ninh Bình và Công ty cổ phần dệt may Kim Sơn đểđi
sâu tìm hiểu nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệpđó.


19


2.2. Tình hình thực hiện thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi tại
một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.1.Công ty xi măng The Vissai Ninh Bình
2.2.1.1. quá trình hình thành và phát triển
Ngày 15 tháng 9 năm 2005 Công ty TNHH Xi măng Vinakasai được
thành lập, trực thuộc Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại sản xuất
Hoàng phát. Chủ tịch HĐTV: Ông Hoàng Mạnh Trường, Tổng giám đốc: Ông
Lại Việt Hùng. Ngày 25 tháng 10 năm 2005 trên vùng đầm lầy chiêm trũng
Gián khẩu thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình đã đặt những mũi khoan
thăm dò địa chất đầu tiên. Ngày 24 tháng 2 năm 2007 khánh thành dây
chuyền 1 nhà máy xi măng Vinakansai Ninh Bình công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Đây là một niềm vui cho cán bộ công nhân viên của công ty, và củng là một
kỷ lục của ngành xây dựng VIệt Nam. Chỉ trong 11 tháng thi công liên tục với
80 ngàn tấn bê tông, 20 ngàn tấn sắt thép, 12 ngàn tấn thiết bị với sự góp sức
của 500 kỹ sư trong nước và chuyên gia nước ngoài, một nhà máy nguy nga
hiện đại đã sừng sững mọc lên giữa vùng quê chiêm trũng Ninh Bình.
Ngày 22 tháng 2 năm 2008 khởi công xây dựng DCII nhà máy xi măng
Vinakansai với công xuất 6000 tấn clinke/ nâng công suất nhà máy lên 3,6
triệu tấn/ năm.Để phù hợp hơn với sự lớn mạnh của doanh nghiệp. hội
đồngthành viên đãhọp và nhất trí đổi tên Công ty TNHH xi măng Vinakansai
thành tậpđoàn xi măng The Vissai. Ngày 04 tháng 02 năm 2009 tậpđoàn xi
măng The Vissai chính thức được thành lập. Năm 2010 là năm đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của The Vissai. Chính phủ và UBND tỉnh Hà Nam đã
đồngý giao cho tậpđoàn này nhận và thực hiện toàn bộ dựán Nhà máy
Vinashin Hà Nam nay là công ty xi măng Vissai Hà Nam. Ngày 26/12/2014
The Vissai đã chính thức nhận bàn giao dựán Nhà máy xi măng Sông Lam và
làm lễ khởi công xây dựng vào ngày 4/2/2015. Cũng trong năm 2015, với

chiến lược phát triển thành lập tậpđoàn sản xuất, cung ứng xi măng lớn.
Tháng 2/2015 The Vissai chính thức mua lại nhà máy xi măng dầu khí12/9
Nghệ An và đổi tên thành xi măng Sông Lam 2.
20


Hiện nay The Vissai đang dần trở thành một tậpđoàn kinh tế ngoài quốc
doanh, kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực với ngành nghề chính là sản xuất xi
măng mang thương hiệu The Vissai.
2.2.1.2. Thực trạng thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
công ty xi măng The Vissai Ninh Bình
Trong b ản n ội quy lao đ ộng m à c ông ty đ ã d ăng k ý t ại s ở lao đ
ộng - Thương binh x ã h ội tỉnh Ninh Bình ng ày 9/7/2010 c ó quy đ ịnh nh ư
sau :
Đi ều 1: th ời gi ờ l àm vi ệc, th ời gi ờ ngh ỉ ng ơi
-

th ời gi ờ l àm vi ệc. th ời gi ờ l àm vi ệc c ủa ng ư ời lao đ ộng nh ư sau:
+B ộ ph ận v ăn ph òng
M ùa h è: Bu ổi s áng : Từ 6h30’ đ ến 11h
Bu ổi chi ều: T ừ 14h đ ến 17h30’
M ùa đ ông: Bu ổi s áng: T ừ 07h đ ến 11h
Bu ổi chi ều: T ừ 13h đ ến 17h
m ột tu ần :ng ư ời lao đ ộng l àm vi ệc 5 ng ày t ừ th ứ 2 đ ến th ứ 6. Tr
ừ c ác tr ư ờng h ợp đi ều đ ộng theo y êu c ầu đ ột xu ất ho ặc c ác đ ợt ph át
đ ộng c ủa T ập đo àn, T ổng c ông ty ho ặc c ông ty. Ri êng b ộ ph ận ph ải l
àm vi ệc v ào th ứ 7 v à ch ủ nh ật th ì s ắp x ếp l ịch thay nhau ngh ỉ b ù.
+ Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất bố trí làm theo ca. Ca 1: từ 6h đến 14 h; Ca 2: Từ 14h
đến 22h; Ca 3: Từ 22h đến 6h ngày hôm sau.

Người lao động có thể được nghỉ giữa ca 30 phút. Thời gian bắt đầu và
kết thúc mỗi ca có thể được công ty xem xét thay đổi theo mùa, tuỳ theo yêu
cầu sản xuất nhưng luôn đảm bảo không quá nhưng phải đủ 8h trong một
ngày.
+Bộ phận bảo vệ
Bộ phận bảo vệ làm theo ca như bộ phận sản xuất.

-

Thời giờ nghỉ hàng tuần
+Bộ phận văn phòng
21


Ngày nghỉ hàng tuần của người lao động là thứ 7, chủ nhật.
+ Bộ phận sản xuất
Do đặc thù công việc nên người lao động sẽ không có ngày nghỉ hàng
tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tuỳ theo lịch bố trí sản xuất của Giám đốc
xí nghiệp hoặc trưởng ca.
+Bộ phận bảo vệ
Do đặc thù công việc bảo vệ nên người lao động không có ngày nghỉ
hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tuỳ theo lịch bố trí sản xuất do Giám
đốc xí nghệp hoặc trưởng ca phân công .
-

thời gian được nghỉ hưởng nguyên lương
+Nghỉ lễ, tết hàng năm
Người lao động được nghỉ làm việc và được nghỉ hưởng nguyên lương
vào những ngày sau:
tết dương lịch (01/01 dương lịch): 1 ngày

tết âm lịch ( Nguyên đán): 4 ngày
tết chiến thắng (30/4 dương lịch): 1 ngày
tết lao động(1/5 dương lịch): 1 ngày
tết quốc khánh(2/9): 1 ngày
giỗ tổ hùng vương (10/3 âm lịch): 1 ngày
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người
lao động được nghỉ vào ngày tiếp theo
+ Nghỉ phép hàng năm
Người lao động có thời gian làm việc 12 tháng liên tục tại công ty thì
được nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc.
số ngày nghỉ phép hàng năm sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ
mỗi 5 năm năm làm việc tại công ty sẽ được cộng thêm 1 ngày nghỉ phép.
+Nghỉ việc riêng có hưởng lương
Người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng lương trong
những trường hợp sau: nghỉ kết hôn:3 ngày; con kết hôn:1 ngày; bố mẹ chết;
vợ hoặc chồng chết,con chết: 3 ngày;
22


+Nghỉ việc riêng không hưởng lương
Người lao động có thể thoả thuận với công ty để xin nghỉ không hưởng
lương tối đa là 2 lần trong một năm trong các trường hợp: người thân trong
gia đình người lao động bị bệnh không có người chăm sóc, người lao động có
con nhỏ mới sinh dưới 6 thang tuổi không có người trông coi, người lao động
nhận thấy bản thân cần được đào tạo thêm tay nghề phục vụ cho công việc,
các trường hợp khác mà công ty xét thất hợp lý. Tuy nhiên, trong mọi trường
hợp người lao động không được nghỉ không hưởng lương quá 3 ngày làm việc
cộng dồn trong một năm.
+Nghỉ bệnh
Nếu người lao động bị bệnh thì sẽ được nghỉ điều trị theo quy định

.Trong trường hợp nghỉ bệnh hơn 1 ngày làm việc thì sau khi trở lại làm việc
phải cung cấp cho Giám đốc xí nghiệp, trưởng phòng đơn thuốc của bác sĩ.
NGười lao động không cung cấp được đơn của bác sĩ thì không được hưởng
lương của những ngày nghỉ bệnh đó.
-

Một số quy định đối với lao động nữ
Người lao động nữ được nghỉ trươc và sau khi sinh con, cộng lại là 4
tháng hoặc 6 tháng tuỳ thuộc vào công tác của người nghỉ sinh.Nếu sinh đôi
trở lên thì cứ mỗi con người lao động được nghỉ thêm 30 ngày.
Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30
phút.Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60
phút.
Trên đây là những quy định hết sức chặt chẽ về thời giờ làm việc thời
giờ nghỉ ngơi tại công ty và phù hợp với nội dung về chếđịnh trong Bộ luật
lao động sửa đổi, bổ sung.Những quy định này của công ty nhằm khai thác
triệt để sức lao động có sẵn của người lao động để thu về những lợi nhuận
trong qua trình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời tạo cho người lao
động có trách nhiệm trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên trên thực tế lẽ ra đối với người lao động nữ làm việc
nếuđang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng thì sẽ được về sớm hơn 60 phút, thì tại
23


công ty cóít người đượcnghỉ chế độđó đủ 8 tháng trừ 4 tháng nghỉđẻ. Lao
động nữ trong thời kỳ hành kinh nếu có vấn đề về sức khoẻ được nghỉ 30 phút
theo đúng quy định của pháp luật nhưng không được hưởng các dịch vụ y tế.
Hiện nay số lượng công nhân làm việc tại công ty trong thời gian làm việc
luôn chịu nhiều khói bụi độc hại, đôi khi công nhân làm việc quá 8 tiếng/
ngày, nhiều công nhân khi làm việc tại công ty không đượcđóng bảo hiểm xã

hội, nghỉ sinh không được trả chế độ.
2.2.2.Công ty cổ phần dệt may Kim Sơn
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần dệt may kim Sơn (Ninh Bình) tiền thân là nhà máy sợi
Kim Sơn do một người Pháp thành lập năm 1889. Đến năm 1954 được nhà
nướctiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Kim
Sơn; đến tháng 06 năm 1995 được đổi tên thành Công ty Dệt Kim Sơn, tháng
07 năm 2005 được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một
thành viên Dệt Kim Sơn, là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc tổng
công ty Dệt May Việt Nam ( VINATEX), nay là Tậpđoàn Dệt May Việt Nam.
Hiện nay, để phù hợp với sự phát triểnđi lên của ngành dệt may cũng như tiến
trình hội nhập mà Việt Nam đã cam kết, Công ty tiếp tục thực hiện Quyếtđịnh
số 547/QĐ-BCN của Bộ Trưởng bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty
trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt Kim Sơn thành Công ty cổ phần .
Quyếtđịnh số 831/CNn-TCLĐ ngày 14/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp nhẹ về việc đổi tên Nhà máy Liên Hợp Dệt Kim Sơn thành Công ty
Dệt Kim Sơn.
Quyếtđịnh số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc chuyển Công ty Dệt Kim Sơn thành Công ty trách nhiệm
hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Kim Sơn.
Quyếtđịnh số 547/QĐ- BCN ngày 13/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Công
nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt
Kim Sơn.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty được tổ chức và hoạt động theo
24


Luật doanh nghiệp vàĐiều lệ công ty.Trong đó ngườiđại diện theo pháp luật
hiện nay làông Nguyễn Trọng Hải( Tổng giám đốc công ty). Công ty có hơn
80 kỹ sư chuyên nghành và 1350 công nhân lành nghề. Qua quá trình hình

thành và phát triển công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị ,
nhà xưởng, đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm.
Lĩnh vực sản xuất hiện nay là sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi, len,
chỉ khâu, chăn, khăn bông, quầnáo may mặc các loại. Sản xuất kinh doanh và
mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiệnđiện tử viễn thông
vàđiều khiển, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may; Kinh doanh bất động
sản, siêu thị.
Thành tựu đạt dược của công ty rất lớn có thể kể đến các giải như: “
Giải thưởng quốc tế về công nghệ và chất lượng” nhiều huy chương vàng bạc
ở các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty có 70%
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, 30% tiêu thụ tại thị trường nộiđịa.
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
Công ty cổ phần dệt may Kim Sơn
Công ty cổ phần dệt may Kim Sơn đóng trên địa bàn huyện Kim Sơn –
Ninh Bình là một doanh nghiệpđiển hình không chỉ về số lượng công nhân
mà còn về việc thực thi pháp luật lao động. Qua quá trình tìm hiểu về thời giờ
làm việc thời giờ nghỉ ngơi của doanh nghiệp nàyđãđăng ký tại sở lao động –
Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình tác giảđã thu được kết quả như sau:
Điều 8: Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động bình thườngở công
ty là 8 giờ trong một ngày và 6 ngày trong một tuần. Chia thành 3 nhóm:
-

Nhóm 1: Khối quản lý kỹ thuật ,nghiệp vụ , phục vụ gồm khối phòng ban

-

công ty, khối công nhân bảo toàn, phục vụ nhà máy.
Thời gian làm việc : 7 giờ 30 phút- 16 giờ 30 phút, nghỉ trưa 60 phút.
Nhóm 2: Khối công nhân đi 03 ca thuộc các nhà máy sợi, công nhân cắt, thêu,
may, là, bao gói, kiểm hoá.

+ Ca sáng : Làm từ 6 giờ - 14 giờ (nghỉ giữa ca 30 phút)
+ Ca chiều : Làm từ 14 giờ-22 giờ ( nghỉ giữa ca 30 phút)
+ Ca tối : Làm từ 22 giờ - 6 giờ ( nghỉ giữa ca 40 phút)
Điều 9: Thời giờ làm thêm trong công ty được quy định cụ thể như sau:
25


×