Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.85 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN

QUYỀN SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUYỀN SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Nguyên Thanh
Học viên: Nguyễn Thị Thủy Tiên
Lớp: Cao học luật Bình Thuận - Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn thạc sĩ luật học này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Nguyên Thanh,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Nguyễn Thị Thủy Tiên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. QUYỀN SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
PHÚC THẨM THEO HƢỚNG CÓ LỢI CHO NGƢỜI ĐƢỢC ÁP DỤNG ......5
1.1. Nhận thức và quy định của pháp luật về quyền sửa bản án sơ thẩm của
Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng.......... 5
1.1.1. Nhận thức về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm
theo hướng có lợi cho người được áp dụng .........................................................5
1.1.2. Quy định của pháp luật về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét
xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng ..................................6
1.2. Thực tiễn về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm
theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng ....................................................... 13
1.2.1. Một số hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có
lợi của hội đồng xét xử phúc thẩm cho người được áp dụng và nguyên nhân ..13
1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ
thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp
dụng ....................................................................................................................23
1.3. Một số kiến nghị đối với quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử

phúc thẩm theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng .................................... 23
1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với
quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng có lợi
cho người được áp dụng .....................................................................................23
1.3.2. Kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của
Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng ...........25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................27
CHƢƠNG 2. QUYỀN SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
PHÚC THẨM THEO HƢỚNG KHƠNG CĨ LỢI CHO NGƢỜI ĐƢỢC ÁP
DỤNG .......................................................................................................................28


2.1. Nhận thức và quy định của pháp luật về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội
đồng xét xử phúc thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng ....... 28
2.1.1. Nhận thức về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm
theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng ............................................28
2.1.2. Quy định của pháp luật quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử
phúc thẩm theo hướng không có lợi cho người được áp dụng...........................29
2.2. Thực tiễn về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm
theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng............................................ 33
2.2.1. Một số hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng
khơng có lợi của hội đồng xét xử phúc thẩm cho người được áp dụng và nguyên
nhân ....................................................................................................................33
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ thẩm
của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng
............................................................................................................................40
2.3. Một số kiến nghị đối với quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử
phúc thẩm theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng ........................ 40
2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với
quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có

lợi cho người được áp dụng ...............................................................................40
2.3.2. Kiến nghị khác nhằm bảo đảm thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của
Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách tư pháp là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết để có thể đáp ứng u
cầu đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”
của Bộ Chính trị là Nghị quyết quan trọng, đề ra các chủ trương lớn, có tính đột phá
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tư pháp.
Năm 2015, BLTTHS mới được ban hành, tuy đã có những sửa đổi, bổ sung
song các quy định về thẩm quyền nói chung và quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội
đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm nói riêng về cơ bản vẫn giống BLTTHS 2003. Do
đó, vẫn còn những tồn tại về vấn đề này phát sinh trong thực tiễn mà chưa được sửa
đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn thi hành. Cụ thể là, quy định về các nội dung của bản
án sơ thẩm mà HĐXX phúc thẩm được quyền sửa còn chưa đầy đủ, mâu thuẫn với
các quy định khác. Thực tế tại các địa phương khác nhau có những ý kiến khác
nhau về trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa những nội dung không được quy định
trong Điều 357 BLTTHS 2015. Không những thế, hậu quả của việc sửa bản án sơ
thẩm còn liên quan tới những vấn đề khác về thẩm quyền xét xử hoặc liên quan tới
cả cơng tác thi hành án hình sự. Vậy cần có nhận thức như thế nào về các nội dung
tại Điều 357 BLTTHS, làm thế nào để các sai sót trong bản án hình sự sơ thẩm
được sửa chữa khắc phục tại cấp phúc thẩm một cách chính xác, đảm bảo ngun

tắc cơng bằng và chính sách nhân đạo trong xử lý hình sự?
Trong chế định về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, quyền sửa bản án sơ thẩm
là một quyền rất quan trọng của HĐXX phúc thẩm. Nếu khơng có quyền này, thì
khi các bản án sơ thẩm có sai sót sẽ khơng được sửa chữa khắc phục kịp thời. Nếu
bất kì sai sót nào của bản án sơ thẩm cũng bị hủy để xét xử lại hoặc y án để xét lại
theo thủ tục giám đốc thẩm thì sẽ vừa gây tốn kém thời gian, kinh phí, vừa khơng
kịp thời bảo vệ được quyền con người và tạo niềm tin của nhân dân vào pháp luật.
Quyền sửa bản án khắc phục được tất cả những điểm hạn chế đó nên cần thiết phải
có sự nghiên cứu sâu nội dung này.
Với những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu về quyền sửa bản án sơ thẩm
của HĐXX phúc thẩm là vấn đề rất cần thiết, góp phần thi hành đúng và thống nhất
theo quy định của Điều 357 BLTTHS và có giải pháp hoàn thiện quy định của


2
BLTTHS về những vấn đề liên quan đến quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX
phúc thẩm. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quyền sửa bản án sơ thẩm của
Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự” để làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài “Quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc
thẩm vụ án hình sự” đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan như:
Giáo trình, sách chuyên khảo: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2018), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nxb
Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo
trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân; Lê Tiến Châu (2009),
Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp; Lê Văn Cảm
(2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,… Những tài liệu khoa học này cung cấp những kiến
thức chung, nền tảng về luật tố tụng hình sự, trong đó có quyền sửa bản án sơ thẩm
của HĐXX phúc thẩm.

Các luận án, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về quyền hạn của tòa án, trong
đó có quyền hạn phúc thẩm như: Luận án “Thẩm quyền của Tòa án các cấp theo
luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Huyên năm 2002, ĐHQG Hà
Nội; luận án “Phúc thẩm trong Tố tụng hình sự” của TS. Nguyễn Đức Mai năm
2004, Viện NN&PL; luận án “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong Tố tụng hình sự Việt
Nam” của TS. Vũ Gia Lâm năm 2008 tại Đại học Luật Hà Nội; luận văn “Thẩm
quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam” của Ths.
Nguyễn Thị Thu Hồng năm 2010, Hà Nội; Lê Tiến Châu (2001), Các chức năng tố
tụng cơ bản trong tố tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Tp. HCM; Lê
Tiến Châu (2008), Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến
sĩ, Viện NN&PL,v.v…
Một số bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí như: Hồng Thị Sơn “Quyền hạn
của Tòa án khi xét xử phúc thẩm” và “Sửa bản án sơ thẩm theo Điều 221 BLTTHS”,
tạp chí luật học số 6/1997 và 5/1999; Nguyễn Nông “Về quyền sửa bản án sơ thẩm
của tòa án cấp phúc thẩm”, tạp chí Tịa án nhân dân số 8/1994; Vũ Gia Lâm “Phạm
vi xét xử và quyền sửa bản án sơ thẩm”, Tạp chí luật học số 5/2010; “Hồn thiện một
số quy định về xét xử phúc thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai


3
cấp xét xử”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 23/2006; và “Một số vấn đề về phạm vi xét
xử và quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 18/2009. Đinh Văn Quế “Một số vấn đề về sửa bản án sơ thẩm trong xét xử
phúc thẩm theo Bộ luật TTHS năm 2003”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 13/2006.
Tình hình nghiên cứu có thể nhận thấy một số nội dung cụ thể về quyền sửa
bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm chủ yếu được nghiên cứu trong các nội
dung về thủ tục phúc thẩm của luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ. Các nghiên cứu
chuyên biệt hơn cũng mới chỉ dừng lại ở cấp độ là các nghiên cứu trao đổi trên các
báo và tạp chí chun ngành. Hơn nữa, nhiều cơng trình nghiên cứu từ các quy định
của các BLTTHS cũ, có thể kế thừa nhưng cũng cần cập nhật quan điểm mới. Như

vậy, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến quyền hạn phúc thẩm nói chung và
quyền sửa án bản án sơ thẩm của tòa án cấp phúc thẩm nói riêng theo quy định của
BLTTHS 2015 chưa được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Điều đó càng
cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu toàn diện về quy định này là rất cần thiết, tạo sự
thống nhất trong nhận thức và chính xác trong thực tiễn áp dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu: luận văn góp phần nhận thức đúng đắn các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu
quả thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích làm rõ một số vấn đề nhận thức về quyền sửa bản án sơ thẩm của
HĐXX phúc thẩm theo luật TTHS Việt Nam.
- Đánh giá thực tiễn về quyền sửa bản án sơ thẩm, phân tích những tồn tại
hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định đó của HĐXX phúc thẩm.
- Kiến nghị giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm
của HĐXX phúc thẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khía cạnh pháp lý và thực tiễn về
quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm.


4
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu một số trường hợp, theo quan điểm của tác
giả là có vướng mắc trong nhận thức và thực tiễn thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm
theo hướng có lợi, sửa theo hướng khơng có lợi cho người được áp dụng theo Điều 357
của BLTTHS Việt Nam 2015. Như vậy không phải tất cả các trường hợp HĐXX phúc
thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm cũng được nghiên cứu trong luận văn. Luận văn
cũng không nghiên cứu căn cứ sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định tại
Điều 357 của BLTTHS Việt Nam năm 2015 về quyền sửa bản án sơ thẩm của
HĐXX phúc thẩm trên phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vụ án về quyền sửa bản án sơ thẩm
của Hội đồng xét xử phúc thẩm từ năm 2015 đến năm 2020. Trong đó có nghiên
cứu thêm một số vụ án trước khi có BLTTHS 2015 (trước năm 2015) vì quyền sửa
bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm về cơ bản vẫn giống BLTTHS 2003.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước
về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học luật
hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu vụ án
điển hình… để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, đánh giá thực tiễn về các
vấn đề được nghiên cứu trong luận văn này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc gồm hai chương:
Chương 1: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo
hướng có lợi cho người được áp dụng.
Chương 2: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo
hướng không có lợi cho người được áp dụng.


5
CHƢƠNG 1
QUYỀN SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THEO HƢỚNG CÓ LỢI CHO NGƢỜI ĐƢỢC ÁP DỤNG
1.1. Nhận thức và quy định của pháp luật về quyền sửa bản án sơ thẩm
của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng

1.1.1. Nhận thức về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc
thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng
Khi xét xử, thẩm quyền của Hội đồng xét xử (HĐXX) nói chung và quyền
hạn của HĐXX phúc thẩm nói riêng phải bao gồm hai yếu tố là xem xét và quyết
định các vấn đề cần giải quyết của vụ án. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, HĐXX chỉ có thể kết luận và quyết định các vấn đề sau khi đã tiến hành
xem xét, và sau khi xem xét phải đưa ra được kết luận và quyết định thì việc xem
xét mới có ý nghĩa. Quyết định giải quyết vụ án có thể bằng bản án hoặc quyết định
khác của Tòa án. Tiến sĩ Nguyễn Đức Mai đưa ra khái niệm về thẩm quyền của Tòa
án cấp phúc thẩm là “toàn bộ các quyền hạn mà pháp luật dành cho Tòa án cấp trên
trực tiếp trong việc xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể về các vụ án hình sự do
các Tịa án cấp dưới xét xử sơ thẩm, mà bản án (quyết định) chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Theo tác giả đây là một khái niệm tương đối
đầy đủ và hoàn chỉnh.
Đối với quyền sửa bản án sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm đã làm cho một
phần hoặc toàn bộ nội dung và quyết định của bản án sơ thẩm trở nên khác với
ban đầu, hay nói cách khác là làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung và
quyết định của bản án sơ thẩm. Như vậy, có thể rút ra khái niệm: Quyền sửa bản
án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm là quyền mà pháp luật dành cho HĐXX phúc
thẩm trong việc xem xét quyết định các vấn đề cụ thể nhằm làm thay đổi một
phần hoặc tồn bộ bản án sơ thẩm của Tịa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc phần bản án đã có hiệu lực pháp luật
không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng cần thiết sửa theo hướng có lợi cho bị
cáo và các đương sự khác. Trước khi bàn về quyền sửa án theo hướng giảm nhẹ
(có lợi cho người được áp dụng) hay tăng nặng (bất lợi cho người bị áp dụng) thì
câu chữ theo khoản 1 Điều 357 BLTTHS dường như phạm vi quyền sửa án chỉ
áp dụng đối với bị cáo mà không áp dụng đối với những đương sự khác trong vụ


6

án1. Chính vì vậy, đã có giải thích là sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo và sửa
án theo hướng khơng có lợi cho bị cáo 2. Điều này chưa bao quát hết quyền kháng
cáo của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến vụ án.
Từ những vấn đề trên, quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm theo
hướng có lợi cho người được áp dụng: là quyền hạn của HĐXX phúc thẩm sửa bản
án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc phần bản án đã có hiệu lực pháp luật
khơng bị kháng cáo, kháng nghị nhưng cần thiết sửa theo hướng có lợi cho bị cáo
và các đương sự khác trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị và đánh giá của HĐXX
phúc thẩm nếu có căn cứ sửa nội dung bản án đó.
1.1.2. Quy định của pháp luật về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét
xử phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng
Về quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm theo hướng có lợi cho
người được áp dụng, được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 357 BLTTHS:
Thứ nhất, các trường hợp được sửa án theo hướng có lợi:
Khoản 1 Điều 357 BLTTHS: Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tun
khơng đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo
hoặc có tình tiết mới thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; khơng áp dụng
hình phạt bổ sung; khơng áp dụng biện pháp tư pháp (điểm a khoản 1 Điều 357):
Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là HĐXX phúc thẩm khơng buộc bị cáo phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình mà trước đó bản án sơ thẩm
buộc bị cáo phải chịu; Miễn hình phạt, bao gồm miễn cả hình phạt chính lẫn hình
phạt bổ sung hoặc chỉ miễn hình phạt bổ sung. Ngồi ra, bị cáo cịn có thể khơng bị
áp dụng biện pháp tư pháp (theo Điều 46 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
- Áp dụng điều, khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn (điểm b khoản 1 Điều
357). Đó là quyền áp dụng điều luật về một tội nhẹ hơn hoặc áp dụng khoản có
Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tun khơng đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi
phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ

thẩm như sau…
2
Trường Đại học Luật TP HCM (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức-Hội Luật
gia Việt Nam, tr 606-607.
1


7
khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng một điều luật. Bộ luật không quy định việc sửa
án theo hướng áp dụng bổ sung tình tiết (điểm) có giá trị định khung giảm nhẹ (có
lợi) cho bị cáo. Thơng thường, nếu có thêm tình tiết định khung giảm nhẹ nhưng
khơng làm thay đổi mức hình phạt thì HĐXX phúc thẩm cũng chỉ nêu ra để rút kinh
nghiệm. Nếu tình tiết định khung giảm nhẹ mới, được áp dụng bổ sung dẫn đến
giảm hình phạt thì thuộc trường hợp sửa án giảm hình phạt.
- Giảm hình phạt cho bị cáo (điểm c khoản 1 Điều 357): Là trường hợp toà
án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm mức thời hạn của hình phạt
so với thời hạn của hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tuyên (thời hạn hình phạt tù, thời
hạn cải tạo khơng giam giữ). Ví dụ: Giảm mức hình phạt tù từ 5 năm xuống cịn 4
năm. Nếu diễn đạt chính xác thì đây là trường hợp “giảm mức hình phạt” của loại
hình phạt đó. Cịn “giảm hình phạt” cũng có khả năng hiểu là chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn theo điểm đ khoản 1 Điều 357.
- Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng (điểm d
khoản 1 Điều 357). Đây là hai trường hợp sửa án có lợi độc lập cùng quy định
chung tại một điểm d khoản 1.
Trường hợp sửa án theo hướng giảm mức bồi thường thiệt hại: Quy định
cũng chưa bao quát hết các trường hợp có thể giảm trách nhiệm dân sự (bồi thường
thiệt hại) trong quyết định sửa bản án sơ thẩm. Mức bồi thường thiệt hại chỉ phản
ánh khía cạnh lượng của tài sản được bồi thường (ví dụ từ 100 triệu xuống còn 80
triệu). Còn phương thức bồi thường thế nào, ví dụ, bị cáo yêu cầu được bồi thường
thành nhiều lần thay vì số lần ít hơn; kéo dãn thời gian bồi thường; được bồi thường

bằng cách sửa chữa, khắc phục hư hỏng thay vì bằng tiền, thực tế được thực hiện ở
giai đoạn thi hành án mà khơng quyết định trong bản án. Tuy nhiên, điều đó cũng
ảnh hưởng đến lợi ích của bên được bồi thường.
Trường hợp sửa quyết định xử lý vật chứng: cũng cần nói rõ là sửa theo
hướng có lợi cho người được áp dụng, để phân biệt với sửa quyết định xử lý vật
chứng theo hướng bất lợi cho người được áp dụng. Ví dụ trả lại một phần hoặc tồn
bộ tài sản là vật chứng cho chủ sở hữu (người có quyền lợi liên quan trong vụ án).
Ngồi ra, cịn sửa theo hướng xác định sai vật chứng (là tài sản của bị cáo, của
người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải vật chứng nhưng bị tịch thu), tài
sản của bị cáo không phải vật chứng nhưng đã bị tạm giữ để bảo đảm bồi thường,
vật chứng là tài sản thế chấp có liên quan đến lợi ích của bên thứ ba.


8
Tuy nhiên, vấn đề phức tạp hơn là sửa quyết định xử lý vật chứng là tài sản
đang bị thế chấp3. Sửa quyết định xử lý vật chứng là tài sản đang bị thế chấp theo
hướng giảm nhẹ cũng phải đáp ứng điều kiện có lợi cho người được áp dụng. Để phù
hợp với tinh thần của BLTTHS, hiện nay chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm
quyền quy định chi tiết về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản thế
chấp. Trước đây, khi BLTTHS năm 1988 còn hiệu lực, liên ngành Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã
ban hành Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTCBTP ngày 24/10/1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật
chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Theo
đó, đối với vật chứng là kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất, cũng như các
phương tiện sản xuất, kinh doanh khác mà trước đó bị can, bị cáo đã thế chấp để bảo
đảm nghĩa vụ thanh tốn, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án xử lý như sau:
Trường hợp thứ nhất, vật chứng là tài sản được thế chấp hợp pháp cho một
hoặc nhiều bên mà hợp đồng thế chấp tài sản vẫn cịn thời hạn, thì tuỳ trường hợp
cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho một hoặc nhiều bên
đang giữ tài sản thế chấp (người có tài sản thế chấp, người nhận thế chấp hoặc

người thứ ba giữ tài sản thế chấp) tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó. Trong
trường hợp, bên đang giữ tài sản thế chấp là người có tài sản thế chấp hoặc người
nhận thế chấp khơng có điều kiện khai thác, sử dụng, thì họ được tìm đối tác để khai
thác, sử dụng. Cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai
thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản thế
chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản. Nếu
người đang giữ tài sản thế chấp là người thứ ba và họ khơng có điều kiện khai thác,
sử dụng, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp tài
sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản thế chấp hoặc bên nhận thế chấp
để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng. Trong trường hợp, họ khơng tìm
được đối tác thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức
hoặc cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản
giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử
dụng tài sản.
Nguyễn Phương Anh (2020), “Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 01 (401), tháng 01.
3


9
Trong trường hợp, hợp đồng thế chấp hợp pháp đã hết thời hạn mà bên thế
chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình, thì tuỳ
từng trường hợp cụ thể, tài sản thế chấp được giao cho bên nhận thế chấp khai thác,
sử dụng hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị
chứng minh của tài sản là vật chứng. Phương thức xử lý do các bên trong hợp đồng
thế chấp thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được, thì bên nhận thế chấp có quyền
yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố để thanh toán nợ.
Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và số tiền
thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được dùng để thanh toán nợ cho bên nhận thế
chấp, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng

tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người khai thác, sử dụng
phải lập sổ hạch toán, theo dõi riêng để phục vụ cho việc thi hành bản án, quyết
định của Toà án sau này. Nếu Toà án quyết định bên nhận thế chấp khơng được
quyền thanh tốn như trên, thì hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài
sản phải trả lại cho người có quyền nhận hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền đó, sau khi trừ
các chi phí hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng và chi phí việc xử lý tài sản
và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trường hợp thứ hai, hợp đồng thế chấp khơng hợp pháp, thì trong thời gian
chưa có tuyên bố hợp đồng đó bị vơ hiệu của Tồ án, cơ quan đang thụ lý, giải
quyết vụ án tạm giao tài sản thế chấp cho bên đang giữ tài sản thế chấp tiếp tục khai
thác, sử dụng. Trong trường hợp, người đang giữ tài sản là bên có tài sản thế chấp
hoặc bên nhận thế chấp khơng có điều kiện khai thác, sử dụng, nhưng họ tìm được
đối tác để khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao
cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa
người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử
dụng tài sản. Nếu người đang giữ tài sản thế chấp là người thứ ba và họ khơng có
điều kiện khai thác, sử dụng, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong
hợp đồng thế chấp tài sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản thế chấp
hoặc bên nhận thế chấp để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng. Trong
trường hợp, họ khơng tìm được đối tác khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý,
giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện khai thác, sử
dụng trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án
và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản.


10
Người khai thác, sử dụng tài sản có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng
và không được làm mất mát, hư hỏng, không được phát mại, chuyển quyền sở hữu
cho đến khi có bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật.
Hoa lợi, lợi tức thu được tạm thời giao cho người đang giữ tài sản hoặc người

khai thác, sử dụng quản lý cho đến khi có bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu
lực pháp luật, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác,
sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trường hợp thứ ba, tài sản là vật chứng được dùng để thế chấp cho nhiều
bên, trong đó có bên hợp pháp và có bên khơng hợp pháp, thì tuỳ từng trường hợp
cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án chỉ cho phép bên có tài sản thế chấp,
bên nhận thế chấp hợp pháp hoặc người thứ ba đang giữ tài sản của họ nhận khai
thác, sử dụng. Trong trường hợp này, tài sản được giao để bảo quản, sử dụng, khai
thác không được xử lý để thu hồi vốn trước khi kết thúc vụ án.
Hoa lợi, lợi tức thu được được tạm thời dùng để thanh toán nợ cho bên nhận
thế chấp hợp pháp cho đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tồ
án, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng
tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu
lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm
được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực”. Đồng thời,
Mục 10 Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 của Chính phủ cũng hướng dẫn:
“Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng
chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu
không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới được ban hành…”. Vì vậy, mặc dù
BLTTHS năm 1988 đã hết hiệu lực nhưng liên ngành Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp chưa ban hành
Thông tư liên tịch mới thay thế cho Thông tư liên tịch số 06/1998, đồng thời những
nội dung được hướng dẫn trước đây vẫn có những điểm cịn phù hợp với tinh thần
của BLTTHS nên có thể sử dụng Thông tư liên tịch số 06/1998, làm cơ sở hướng
dẫn xử lý vật chứng là tài sản thế chấp trong vụ án hình sự.



11
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (điểm d khoản 1 Điều 357).
Tức là sửa theo hướng áp dụng hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: chuyển
hình phạt tử hình sang chung thân; tù chung thân sang hình phạt tù có thời hạn…
- Giữ ngun hoặc giảm mức phạt tù và cho hưởng án treo (điểm e khoản 1
Điều 357). Có hai trường hợp: một là giữ nguyên mức phạt tù nhưng cho hưởng án
treo. Tức là thay đổi cách thức chấp hành hình phạt tù kèm điều kiện về thời gian thử
thách. Hai là, giảm mức phạt tù đồng thời cho hưởng án treo. Có lẽ do mức độ giảm
nhẹ khơng đáng kể nên điều luật không đưa trường hợp giữ nguyên quyết định cho
hưởng án treo nhưng giảm thời gian thử thách như một trường hợp sửa bản án có lợi
cho bị cáo. Thực tiễn thi hành án sẽ xem xét trường hợp giảm thời gian thử thách, còn
trong thực tiễn xét xử sơ thẩm hầu như không xem xét trường hợp này, mặc dù về
mặt lý thuyết vẫn có cơ sở để coi đó là trường hợp giảm nhẹ có lợi cho bị cáo.
Tuy nhiên, ngoài các trường hợp sửa bản án theo hướng có lợi như khoản 1
Điều 357, thực tiễn cịn vấn đề sửa quyết định án phí hình sự, dân sự trong bản án sơ
thẩm. Đó cũng là một phần của bản án hình sự. Nếu bị cáo khơng nộp đủ án phí thì
coi như chưa chấp hành xong bản án. Vì thế, người chịu án phí hình sự, dân sự có
quyền kháng cáo yêu cầu được miễn hoặc giảm mức án phí. Tuy nhiên, trong hướng
dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 05/2005/NQHĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần
thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự thì trường hợp “Tồ án cấp sơ
thẩm buộc bồi thường thiệt hại, nhưng tính tốn án phí dân sự sơ thẩm sai. Trong
trường hợp này, nếu HĐXX sơ thẩm chưa có đính chính thì HĐXX phúc thẩm có
quyền tính tốn án phí dân sự sơ thẩm cho đúng mà khơng coi là khơng có lợi cho
người phải chịu án phí”. Giả sử HĐXX khơng đính chính hoặc có quan điểm tính án
phí khác thì bị cáo hoặc đương sự có quyền yêu cầu HĐXX phúc thẩm sửa quyết
định về án phí. Hơn nữa, quyết định mức án phí như thế nào cịn phụ thuộc vào căn
cứ tính án phí (diện được miễn án phí hay khơng, xác định giá trị tranh chấp hoặc yêu
cầu khi tính án phí) chứ khơng chỉ trường hợp sai sót trong tính tốn. Thực tế có
những mức án phí dân sự rất cao được tính trên giá trị tài sản được giải quyết. Đối với
án phí hình sự thì chỉ có thể xảy ra đối với trường hợp được hay không được miễn án

phí. Tác giả cho rằng, việc sửa án phí theo hướng có lợi cho người được áp dụng
cũng nên được xem là sửa bản án theo hướng có lợi cho người được áp dụng và được
quyền kháng cáo chứ không chỉ là sai sót (vơ ý) được đính chính.


12
Thứ hai, trường hợp có căn cứ, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ
thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo
hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 3 Điều 357 BLTTHS).
Tức là quyền của HĐXX phúc thẩm sửa một phần nội dung bản án sơ thẩm
(bản án này bị kháng cáo, kháng nghị) đã có hiệu lực pháp luật do phần nội dung đó
khơng bị kháng cáo, kháng nghị.
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng do luật định nhằm
kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm.
Thông qua việc xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sửa chữa những sai lầm
trong việc áp dụng pháp luật khi ra bản án hoặc quyết định. Nhiệm vụ của HĐXX
phúc thẩm là kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án (quyết định) sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thông qua việc xét xử lại vụ án về nội dung. Ngoài
việc khắc phục các vi phạm của HĐXX sơ thẩm được nêu trong kháng cáo, kháng
nghị, HĐXX phúc thẩm cịn có nhiệm vụ tự mình phát hiện các sai sót ở các phần
của bản án sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị và kịp thời khắc phục chúng4.
Việc quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong tố tụng hình sự một mặt
phải bảo đảm để HĐXX phúc thẩm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, đồng thời
không được mở rộng nhiều các quyền hạn này để khơng dẫn đến tình trạng q tải
trong xét xử phúc thẩm hoặc biến cấp phúc thẩm thành Tòa thứ hai xét xử sơ thẩm
lại vụ án. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS quy định: “Trường hợp có căn
cứ, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này
cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”. Quy
định này giúp cho HĐXX phúc thẩm tự mình phát hiện các sai sót ở các phần của
bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và kịp thời khắc phục chúng.

Như đã biết, sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo là sự can
thiệp trực tiếp vào bản án mà toà án cấp sơ thẩm đã tuyên, làm thay đổi nội dung
của bản án theo hướng làm cho tình trạng của bị cáo có lợi hơn so với tình trạng của
bị cáo tại bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 357 BLTTHS, việc sửa bản án
theo hướng có lợi cho bị cáo hồn tồn khơng phụ thuộc vào u cầu của kháng
cáo, kháng nghị (dựa vào các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 357
BLTTHS) mà phụ thuộc vào kết quả xét xử lại của HĐXX phúc thẩm. Vì vậy, đối

4

Trường Đại học Luật TP HCM (2018), tlđd (2), tr.581.


13
với bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị dù kháng cáo, kháng nghị
theo hướng nào chăng nữa thì nếu có căn cứ HĐXX phúc thẩm vẫn có quyền sửa
bản án theo hướng giảm nhẹ cho họ. Trong đó, đáng chú ý là quyền sửa bản án sơ
thẩm theo hướng giảm nhẹ theo khoản 3 Điều 357 BLTTHS: “Trường hợp có căn
cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1
Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng
nghị”. Trường hợp này điều luật cho phép HĐXX phúc thẩm được sửa bản án sơ
thẩm theo khoản 1 của Điều 357 BLTTHS, đó chính là sửa án theo hướng giảm nhẹ.
Quy định này dường như mâu thuẫn với tính chất phúc thẩm là “xét xử lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó
chưa có hiệu lực pháp luật” (Điều 330 BLTTHS). Theo Điều 339 BLTTHS thì
những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa
được đưa ra thi hành. Vì vậy cần tiếp tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Còn
theo Điều 343 BLTTHS thì “bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật
kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”. Tuy vậy, mặc dù những phần của

bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án khơng bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị nhưng do có căn cứ sửa
bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa
bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS. Nếu HĐXX phúc
thẩm có quyền xem xét và dẫn đến sửa nội dung bản án theo hướng giảm nhẹ trong
trường hợp này thì cũng có thể được coi là ngoại lệ của tính chất phúc thẩm và cần
phải được ghi nhận rõ ràng trong BLTTHS để tránh băn khoăn về mặt nhận thức.
Mặt khác, quyền sửa bản án sơ thẩm theo Điều 345, khoản 3 Điều 357
BLTTHS được hiểu là chỉ trong phạm vi phần trách nhiệm hình sự, cịn phần trách
nhiệm dân sự nếu khơng có kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo kháng nghị
thì khơng được xem xét và không được quyền sửa do phải tơn trọng ý chí các bên.
1.2. Thực tiễn về quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc
thẩm theo hƣớng có lợi cho ngƣời đƣợc áp dụng
1.2.1. Một số hạn chế, vướng mắc về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng
có lợi của hội đồng xét xử phúc thẩm cho người được áp dụng và nguyên nhân
Tác giả tham khảo các bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh và Tòa
án cấp cao và các quyết định giám đốc thẩm được đăng tải công khai trên cổng


14
thơng tin điện tử của Tịa án nhân dân tối cao thì phần lớn việc sửa bản án sơ thẩm
của Tòa án cấp phúc thẩm được thực hiện đúng quy định của BLTTHS. Trong đó,
phổ biến nhất là sửa theo hướng giảm mức hình phạt tù; cho hưởng án treo đối với
bị cáo. Nhìn chung, có ít sai sót, vướng mắc trong việc thực hiện quyền sửa bản án
sơ thẩm của Tịa án cấp phúc thẩm theo hướng có lợi cho người được áp dụng. Tuy
nhiên, cũng có một số vấn đề, theo tác giả, được coi là hạn chế, vướng mắc cần
khắc phục để bảo đảm thống nhất về nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Những sai sót trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự chủ yếu ở căn cứ sửa án sơ
thẩm chứ không phải ở quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm.
Thứ nhất, HĐXX phúc thẩm sửa quyết định áp dụng án phí hình sự, dân sự

theo hướng có lợi nhưng hiện nay khơng được coi là sửa bản án sơ thẩm. Trường
hợp này, Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC không xem là sửa án
theo hướng giảm nhẹ như đã trình bày ở trên, mà theo tác giả nên coi đó là sửa án
theo hướng có lợi cho bị cáo, bởi án phí cũng là một phần nội dung của bản án.
Ví dụ, vụ án Bị cáo có kháng cáo: Phan Vũ T sinh năm 1956 tại tỉnh Bến Tre.
Bản án hình sự sơ thẩm số 32/2020/HS-ST ngày 19/5/2020 của Tòa án nhân dân
thành phố B, đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Phan Vũ T phạm “Tội cố ý gây thương
tích”; Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134, điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51;
Điều 38 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Phan Vũ T 07 (bảy) tháng tù. Ngày
22/5/2020 bị cáo Phan Vũ T kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo
được hưởng án treo. Ngày 30/7/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử phúc
thẩm, giữ nguyên mức phạt tù của bản án sơ thẩm, không cho bị cáo hưởng án treo5.
Tuy nhiên, về án phí, xét thấy bị cáo là người cao tuổi mà Tòa án cấp sơ thẩm buộc
bị cáo phải chịu án phí là khơng phù hợp với quy định tại điểm đ Điều 12 Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 nên điều chỉnh lại “miễn án phí cho
bị cáo” cho phù hợp.
Vụ án khác, cũng có sửa về án phí hình sự và dân sự của bản án sơ thẩm. Vụ án
Nguyễn Văn H cố ý gây thương tích6: Bản án hình sự sơ thẩm số 152/2019/HSST ngày
09 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân Quận 12 đã áp dụng điểm khoản 1 Điều
134; điểm b, i, s khoản 1 và khỏan 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H tù 06 tháng tù về “Tội cố ý gây thương
5
6

Bản án số: 65/2020/HS-PT Ngày: 30-7-2020, TAND tỉnh Bến Tre
Bản án số: 582/2019/HSPT Ngày: 25-11-2019, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.


15
tích”. Ngày 16 tháng 9 năm 2019, bị cáo Nguyễn Văn H có đơn kháng cáo với nội

dung xin được hưởng án treo. Ngày 19 tháng 9 năm 2019, bị hại Nguyễn Thị Thúy H1
có đơn kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt tù và tăng mức bồi thường dân sự. Căn
cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự, khơng chấp nhận
kháng cáo của bị hại Nguyễn Thị Thúy H1 đề nghị tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo
Nguyễn Văn H. Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355, điểm e khoản 1 Điều 357 Bộ
luật tố tụng hình sự, chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn H, sửa bản án sơ
thẩm số 152/2019/HSST ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân Quận 12, giữ
nguyên mức hình phạt tù và cho bị cáo hưởng án treo. Căn cứ khoản 1 Điều 134; điểm
b, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017: Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H 06 (sáu) tháng tù về tội “Cố ý gây thương
tích”, nhưng cho hưởng án treo. Do bị cáo H khi phạm tội là người cao tuổi theo Luật
người cao tuổi, nên được miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14, Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo nộp án phí hình sự sơ
thẩm và án phí dân sự sơ thẩm là khơng đúng, nên sửa lại phần này. Vì thế bản án phúc
thẩm sửa về phần án phí của bản án sơ thẩm là Bị cáo Nguyễn Văn H không phải nộp
án phí hình sự sơ thẩm, hình sự phúc thẩm và án phí dân sự sơ thẩm.
Qua hai vụ án trên, phần án phí hình sự, dân sự sơ thẩm mà bị cáo và các
đương sự khác phải nộp liên quan đến lợi ích của họ và là một phần của bản án. Nếu
khơng chấp hành đầy đủ án phí thì chưa coi là đã chấp hành xong bản án. Hơn nữa,
quy định về án phí hình sự có trường hợp được miễn án phí cịn án phí dân sự trong
vụ án hình sự cũng được tính theo quy định nhưng khơng phải lúc nào cũng chính
xác. Nếu bị cáo hoặc đương sự khác khơng đồng ý với mức án phí có quyền kháng
cáo bản án chứ khơng thể theo thủ tục nào khác. Hoặc trường hợp tuy không bị
kháng cáo nhưng tịa án cấp phúc thẩm phát hiện sai sót trong việc áp dụng án phí
thì vẫn phải sửa bản án. Đây được coi là sửa án theo hướng có lợi cho người được
áp dụng. Nếu sửa mức án phí theo hướng ngược lại khơng có lợi cho người được áp
dụng thì được coi là trường hợp sửa án theo khoản 2 Điều 357.
Thứ hai, mặc dù điểm d khoản 1 Điều 357 không nêu rõ sửa quyết định xử lý
vật chứng như thế nào, được áp dụng đối với bị cáo hay đương sự khác để được coi
là sửa án theo hướng có lợi đối với người được áp dụng, đặc biệt có ý nghĩa xử lý

vật chứng ngay cả trong trường hợp đương sự không kháng cáo hoặc vắng mặt tại
phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có thể xem trường hợp xử lý vật


16
chứng trong vụ án sau đây là sửa quyết định xử lý vật chứng theo hướng có lợi cho
người được áp dụng.
Vụ án Nguyễn Phi H (có dấu hiệu bệnh tâm thần) bị Tòa án cấp sơ thẩm Thị
xã H xét xử (Bản án hình sự sơ thẩm số: 09/2020/HSST - ngày 26 tháng 02 năm
2020) về các tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”; “Cố ý gây thương tích” và “Chống
người thi hành cơng vụ” theo khoản 1 Điều 178, khoản 1 Điều 134 và khoản 1 Điều
330 Bộ luật Hình sự. Ngày 04 tháng 3 năm 2020, ông Nguyễn Văn T là người đại
diện theo pháp luật của bị cáo Nguyễn Phi H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho
bị cáo H và yêu cầu được nhận lại xe mô tô biển số 6XHX -XXXXX. Đối với yêu
cầu kháng cáo xin nhận lại xe xe mô tô biển số 6XHX-XXXXX. Xét thấy, bị cáo sử
dụng xe mô tô biển số 6XHX-XXXXX làm phương tiện di chuyển đến hiện trường
chứ không sử dụng phương tiện này để thực hiện việc phạm tội. Theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự và điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS
thì những cơng cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội mới bị tịch thu sung quỹ
nhà nước. Do đó, đối với xe mơ tô nêu trên không thuộc trường hợp tịch thu sung
quỹ nhà nước mà phải trả lại cho bị cáo mới phù hợp.
Ngày 29/5/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử phúc thẩm7 vụ án
trên và chấp nhận kháng cáo của người đại diện hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Phi H
là ông Nguyễn Văn T. Sửa phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm về phần
hình phạt và phần xử lý vật chứng. Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 106 của BLTTHS,
trả lại cho bị cáo Nguyễn Phi H 01 (một) xe mô tô biển số 6XHX- XXXXX, nhãn
hiệu Wave Anpha, do Nguyễn Phi H đứng tên. (Ông Nguyễn Văn T là người đại
diện hợp pháp của bị cáo nhận thay).
Trong vụ án trên, chiếc xe mô tô không phải là vật chứng nhưng bị tòa án cấp
sơ thẩm xác định sai về vật chứng và trả lại cho chủ sở hữu. Đây chỉ là một trong số

các trường hợp sửa quyết định xử lý vật chứng mà điều luật chỉ nêu tổng quát, cần
được hướng dẫn chi tiết hơn các trường hợp này. Nếu sửa quyết định sửa quyết định
xử lý vật chứng theo hướng ngược lại gây bất lợi cho người được áp dụng thì được
coi là trường hợp sửa án theo khoản 2 Điều 357 BLTTHS.
Vụ án khác, về xử lý vật chứng là tài sản thế chấp rất phức tạp mà cấp phúc
thẩm cần sửa khi xét xử phúc thẩm. Vào hồi 00 giờ 30 phút ngày 17/01/2019, Tổ
7

Bản án số: 144/2020/HS-PT, ngày 29/5/2020 của TAND Tỉnh Đồng Tháp.


17
cơng tác Đồn biên phịng P phối hợp với Cơng an huyện B đang làm nhiệm vụ tuần
tra, kiểm soát tại khu vực xóm Nh, xã P, huyện B, tỉnh Cao Bằng thì phát hiện ơ tơ
tải mang biển kiểm soát 11C-040.xx đang đi từ hướng biên giới Việt Nam - Trung
Quốc có biểu hiện nghi vấn. Tổ cơng tác đã ra tín hiệu dừng xe nhưng xe ơ tơ không
chấp hành và bỏ chạy, tổ công tác tiền hành truy đuổi đến khu vực xóm M, xã P,
huyện B thì đuổi kịp và yêu cầu kiểm tra bên trong thùng xe. Qua kiểm tra phát hiện
thùng hàng phía sau xe có 50 (năm mươi) thùng cát tơng có kích thước (46 x 32 x
47,2)cm, bên trong mỗi thùng có 18 (mười tám) khối hộp hình vng, bên ngồi
được bọc bằng giấy màu hồng, vàng, có chữ nước ngồi (nghi là pháo do Trung
Quốc sản xuất). Tổ công tác đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với:
Phủng Láo L, sinh năm 1991, trú tại: Xóm N, xã T, huyện B, tỉnh Cao Bằng; Đặng
Tòn S, sinh năm 1993 và Đặng Mùi D, sinh năm 1995, cùng trú tại: Xóm C, xã G,
huyện B, tỉnh Cao Bằng, và đưa các đối tượng cùng toàn bộ tang vật đến đồn biên
phòng P để điều tra, làm rõ.
Bản án hình sự sơ thẩm số 27/2019/HS-ST ngày 26/7/2019, Tịa án nhân dân
huyện B, tỉnh Cao Bằng đã quyết định: Về xử lý vật chứng: Xử tịch thu hóa giá sung
cơng quỹ nhà nước đối với bị cáo Đặng Tòn S gồm: 01 xe mô tô nhãn hiệu Honda
Furture biển kiểm sát 22S1- 00xx, xe cũ đã qua sử dụng; 01 (một) xe ơ tơ tải nhãn

hiệu DOTHANH, biển kiểm sốt 11C-040.xx, có số loại: IZ49.TMB, số máy:
JE4932LQ4 * 320582xx, số khung: RPPMA17APHD0015xx, xe cũ đã qua sử dụng.
Tại Bản án số: 53/2019/HS-PT ngày: 23 -10 -2019 của TAND tỉnh Cao Bằng
đã chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Đặng Tòn S và Đặng Mùi D về vật chứng là
chiếc xe ô tô, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng tại
phiên tòa về phần xử lý vật chứng, sửa một phần bản án hình sự sơ thẩm số
27/2019/HS-ST ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Cao
Bằng về phần xử lý vật chứng. Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017;
Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Trả lại cho Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh Cao Bằng 01 (một) xe ô tô tải nhãn hiệu
DOTHANH, biển kiểm sốt 11C-040.xx, có số loại: IZ49.TMB, số máy: JE4932LQ4
* 320582xx, số khung RPPMA17APHD0015XX. (xác nhận chiếc xe ô tô hiện nay
đang được đạm giữ tại kho vật chứng của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B, tỉnh
Cao Bằng theo biên bản bàn giao vật chứng ngày 03/6/2019). Trong trường hợp trên,
HĐXX phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho người có quyền lợi,


18
nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi
nhánh Cao Bằng.
Trong vụ án trên, có hai vấn đề mà tác giả quan tâm:
Một là, nguồn gốc chiếc xe ô tô tải nhãn hiệu DOTHANH biển kiểm soát
11C-040.xx là tài sản thế chấp theo Hợp đồng số 54/2018/HĐBĐ/NHCT/PBL ngày
18/5/2018 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh
Cao Bằng và ông Đặng Tòn S, bà Đặng Mùi D (cùng trú tại xóm C, xã G, huyện B,
tỉnh Cao Bằng). Chiếc xe ơ tơ trên được Đặng Tịn S và Đặng Mùi D sử dụng làm
phương tiện vận chuyển hàng cấm, Tòa án nhân dân huyện B quyết định xử tịch thu
phát mại sung công quỹ Nhà nước. Như vậy, chiếc xe ô tô trên là tang vật của vụ án
được hình thành từ vốn vay đang được thế chấp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công thương chi nhánh Cao Bằng, nhưng Tịa án cấp sơ thẩm khơng xác định Ngân

hàng Thương mại cổ phần cơng thương là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,
dẫn đến mất quyền lợi của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy chiếc xe ô tô
là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội nhưng nguồn gốc hình thành tài sản
từ vốn vay của Ngân hàng công thương Cao Bằng và đang là tài sản thế chấp; việc
thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. Do đó việc tịch
thu sung cơng quỹ nhà nước đối với chiếc xe ô tô là tài sản do ngân hàng cho vay và
hiện đang thế chấp tại Ngân hàng cho chính khoản vay đó khơng đảm bảo quyền lợi
cho ngân hàng và không đúng quy định pháp luật nên cần được trả lại cho ngân
hàng để thực hiện các thủ tục thu hồi vốn cho nhà nước.
Hai là, thông thường, tài sản thế chấp sẽ có giá trị cao hơn khoản vay tại
ngân hàng, hay nói cách khác, sau khi xử lý tài sản thế chấp để thanh toán cho
khoản vay thì có khả năng giá trị tài sản thế chấp vẫn còn dư một khoảng tiền. Vậy
số tiền này sẽ trả lại cho chủ sở hữu của tài sản đó (phương tiện phạm tội) hay thuộc
về ngân hàng (bên nhận thế chấp) hay tịch thu sung quỹ nhà nước? Vấn đề này chưa
được HĐXX phúc thẩm giải quyết trong vụ án nêu trên.
Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng đã có vụ án tương tự thì HĐXX đã giải quyết
đầy đủ vấn đề liên quan đến vật chứng là tài sản thế chấp như trên. Nhưng lại có
quan điểm khác nhau giữa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Cụ thể:
Nguyễn Thị A (ngụ tại thành phố Vũng Tàu) là chủ sở hữu 3 tàu đánh cá (số
hiệu: BV-9244-TS, BV-9342-TS, BV-5741-TS) và đã thế chấp cho Ngân hàng


19
Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu (cho 3 hợp đồng tín dụng với
tổng nợ gốc 2.250.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng và 60 tháng) theo các hợp
đồng thế chấp số 0612.0278 ngày 24/11/2006, số 0612.0299 ngày 28/12/2006 và số
0744.0003 ngày 10/01/2007 (các hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng
ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm tại TP. Hồ Chí
Minh). Tháng 4/2007, Nguyễn Thị A cùng 4 đồng phạm khác dùng 3 tàu trên đi
biển để cắt cáp viễn thơng. Khi bị khởi tố hình sự, cơ quan điều tra đã kê biên và

giao 3 tàu cá cho gia đình A quản lý. Tại Bản án sơ thẩm số 83/2008/HS-ST ngày
04/04/2008, Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên: Nguyễn Thị A và
các đồng phạm khác phạm vào tội “phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia”, với các mức án từ 3 đến 12 năm tù; xét thấy: trước khi các bị cáo
sử dụng 3 tàu đánh cá làm phương tiện phạm tội thì 3 tàu này đã được thế chấp hợp
pháp cho ngân hàng nên bản án đã giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi
nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng thi hành án và gia đình bà A thanh lý trước hạn 3
hợp đồng tín dụng, xử lý bán 3 tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, phần giá trị cịn
lại, nếu có, tịch thu sung quỹ nhà nước. Ngày 18/4/2008, Viện Kiểm sát nhân dân
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kháng nghị số 210/VKS đề nghị Tồ phúc thẩm căn
cứ Điều 41 BLHS tuyên xử tịch thu 3 chiếc tàu để sung quỹ nhà nước (các bị cáo
cũng có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt).
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 19/9/2008, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối
cao giữ nguyên kháng nghị và HĐXX đã tuyên bác các kháng cáo và chấp nhận
kháng nghị về việc xử lý tịch thu 3 tàu cá là vật chứng, với nhận định mặc dù 3 tàu
cá được thế chấp hợp lệ nhưng việc thế chấp không làm mất đi quyền sở hữu (của A
với 3 tàu cá) nên vẫn đủ điều kiện tịch thu.
Nhận xét:
Trong vụ án xét xử bị cáo Nguyễn Thị A nêu trên, HĐXX hai cấp đã xử lý
vật chứng trái ngược so với HĐXX hai cấp của vụ án xét xử Đặng Tòn S, bà Đặng
Mùi D nêu trên. Kết luận cuối cùng của HĐXX phúc thẩm lại là tịch thu vật chứng
là phương tiện phạm tội trong vụ án mặc dù 3 tài sản này đã thế chấp cho Ngân
hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu, chứ không giao lại cho
ngân hàng để xử lý nợ. Kết luận của HĐXX phúc thẩm trong vụ án này chưa phù
hợp với tinh thần hướng dẫn về xử lý vật chứng tại Thông tư liên tịch số 06/1998.


20
Ngoài ra, tác giả nhận thấy HĐXX sơ thẩm đã giải quyết vấn đề sau khi giao
tài sản cho Ngân hàng để xử lý tài sản thế chấp thanh toán cho khoản vay nếu giá trị

tài sản thế chấp vẫn còn dư một khoảng tiền (giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ của
khoản vay) thì số tiền này sẽ trả lại cho chủ sở hữu của tài sản đó (phương tiện
phạm tội) hay thuộc về ngân hàng (bên nhận thế chấp) hay tịch thu sung quỹ nhà
nước? HĐXX sơ thẩm đã tuyên: “…xử lý bán 3 tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay,
phần giá trị còn lại, nếu có, tịch thu sung quỹ nhà nước”.
Sửa quyết định xử lý vật chứng trong vụ án trên có lợi cho người có quyền
lợi liên quan trong vụ án. Đó là bên nhận thế chấp tài sản mà tải sản đó là vật chứng
của vụ án.
Thứ ba, vướng mắc trong trường hợp sửa bản án sơ thẩm cho những bị cáo
không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Vấn đề này hiện nay được
coi là ngoại lệ của xét xử phúc thẩm nhưng có lợi cho người được áp dụng. Tuy
nhiên, cũng gây ra băn khoăn về mặt nhận thức cũng như thực tiễn. Đó là có tồn tại
mâu thuẫn giữa khoản 3 Điều 357 BLTTHS khi HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ
thẩm cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị
(phần bản án có thể đã có hiệu lực pháp luật) với khoản 1 Điều 330 BLTTHS quy
định về xét xử phúc thẩm: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét
xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với
vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”.
Ví dụ trong vụ án8: Khoảng 15 giờ ngày 08/8/2018, Hồ Văn M là chủ quán cà
phê N, địa chỉ đường N, thôn A, xã H, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk, cho các con bạc
đánh bạc trái phép dưới hình thức xóc đĩa được thua bằng tiền tại quán cà phê của
mình và thu tiền xâu từ 20.000đ - 50.000đ/1 con bạc. Các con bạc thỏa thuận số tiền
đặt cược từ 50.000đ - 100.000đ/01 ván và dùng 01 đĩa nhựa, 01 phin pha cà phê, 04
vỏ hạt dưa, 01 bàn gỗ, 05 ghế gỗ trong quán để làm công cụ đánh bạc. Ban đầu do
một thanh niên chưa xác định được nhân thân lai lịch làm cái, đến khoảng 15 giờ 30
phút thì thua hết nên chuyển cho Nguyễn Tấn A làm cái. Khi bắt đầu chơi, có
Nguyễn Văn C, Nguyễn Hồng N, Nguyễn Văn B và một số người khác (chưa xác
định được nhân thân lai lịch) tham gia đánh bạc. Sau đó có Nguyễn Tấn A, Bùi Văn
L, Lê Thanh M, Lê Văn D, Nguyễn Hoàng A1, Lê Văn B, Lê Đức T, Nguyễn Minh
Hùng I, Lê Thanh T2 đến tham gia đánh bạc. Đến khoảng 18 giờ 20 phút thì bị Cơ

8

Bản án số: 75/2019/HS-PT ngày 21-02-2019 của TAND tỉnh Đăk Lăk


×