Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề tài: “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính năm 2010 và đánh giá tính hợp lý của các quy định này”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.73 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ BÀI
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010 và có
hiệu lực vào 01/07/2011 là một bước phát triển trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật Tố tụng hành chính nói riêng,
thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 49/1996/PLUBTVQH9 ngày21/05/1996. Luật tố tụng hành chính đã sử dụng phương pháp
loại trừ kết hợp với liệt kê để mở rộng đáng kể phạm vi các việc thuộc thẩm
quyền xét xử hành chính sơ thẩm. Mặc dù Luật tố tụng hành chính đã có hiệu
lực thi hành hơn 4 năm nhưng việc đánh giá về sự kế thừa, phát triển và những
hạn chế của các quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính theo quy định của Luật này là cần thiết để có thể kịp thời đưa ra
những giải pháp hợp lý cho việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Luật có hiệu
quả trong thực tiễn.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên cũng như nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu
của bản thân, bài tiểu luận này của em xin được trình bày về vấn đề “Thẩm
quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành
chính năm 2010 và đánh giá tính hợp lý của các quy định này”.

2


B. NỘI DUNG
I. Khái quát thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm
Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên của Tòa án khi đã có đủ căn cứ pháp
luật, với mục đích là xác định rõ bản chất vụ án, đưa ra phán quyết đúng pháp


luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Tố tụng hành chính 2010 (Luật
TTHC 2010), thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính gồm một
Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng
xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Theo Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng
dẫn thi hành Luật TTHC (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP) thì
các trường hợp đó là: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan
đến nhiều đối tượng, phức tạp” và “Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.”
2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Phạm vi thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể được hiểu theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ
thẩm là toàn bộ các quyền hạn của Hội đồng trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính. Theo nghĩa hẹp, thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm được hiểu
là quyền phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm – nhân danh nhà nước – về vụ
án hành chính được xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Luật TTHC 2010 khi quy định
về “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm” đã sử dụng cách hiểu theo nghĩa
hẹp, theo đó, Điều 163 Luật TTHC 2010 về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ
thẩm: “Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại

3


về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định
giải quyết khiếu nại có liên quan.”
Theo quy định tại Điều 163 Luật TTHC 2010, Hội đồng xét xử sơ thẩm
có quyền hạn như sau:

Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc
-

-

toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
-

định của pháp luật;
Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn
bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp

-

luật;
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái
pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ

-

theo quy định của pháp luật;
Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc
toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định

-


của Luật cạnh tranh;
Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh

-

sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh

-

tranh trái pháp luật gây ra;
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Như vậy có thể thấy rằng khác với vụ án hình sự, dân sự,…, trong vụ án
hành chính, Hội đồng xét xử sơ thẩm không thể ra phán quyết về trách nhiệm
4


pháp lý của các bên đương sự; cũng không thể ban hành quyết định hành chính
mới thay thế cho quyết định hành chính trái pháp luật đã bị tuyên hủy, chỉ có
quyền kiến nghị lên cơ quan hành chính về xem xét trách nhiệm của các chủ thể
ban hành quyết định hay thực hiện hành vi trái luật đó.
II. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
1. Xem xét tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện
Theo khoản 1 Điều 163 Luật TTHC thì “Hội đồng xét xử xem xét tính hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc

thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.”
Hợp pháp tức là đúng với pháp luật hay không trái pháp luật. Mọi vấn đề
thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được coi là có tính hợp pháp khi và chỉ
khi nó được thực hiện theo đúng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Trong quá
trình quản lý nhà nước, pháp luật đòi hỏi các quyết định hành chính, hành vi
hành chính phải đảm bảo cả hai yêu cầu về tính hợp pháp (phù hợp với quy định
của pháp luật) và tính hợp lý (phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước). Trong
xét xử vụ án hành chính, Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp của các đối tượng
khởi kiện. Khi xét xử vụ án hành chính, Hội đồng xét xử không được làm thay
đổi nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện mà chỉ có quyền phán quyết về tính hợp
pháp của chúng mà thôi.


Quyết định hành chính là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
trong hoạt động quản lý, điều hành. Quyết định hành chính luôn luôn mang tính
mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành.
Do lĩnh vực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước rất rộng
lớn, đa dạng cho nên các quyết định hành chính cũng rất đa dạng và phong phú.
5


Tuy nhiên, chỉ những quyết định hành chính nào là quyết định hành chính cá
biệt và phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức mới có thể trở thành đối tượng khởi kiện theo Luật Tố tụng hành
chính.



Hành vi hành chính là việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Đó là
các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ do Nhà nước giao, nhân
danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước. Nếu các hành vi hành chính này xâm
phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bị khởi
kiện vụ án hành chính ra Toà án thì cũng là đối tượng xét xử trong vụ án hành
chính.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010 thì hầu hết các quyết
định hành chính, hành vi hành chính nếu xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể khởi kiện ra Toà án. Về nguyên
tắc chung, Toà án có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện đối với các đối tượng nói
trên. Song, theo Luật Tố tụng hành chính 2010, cũng như theo thông lệ của các
nước trên thế giới đều có quy định một số loại quyết định hành chính, hành vi
hành chính không phải là đối tượng khởi kiện tại Toà án. Đó là:
+ Thứ nhất, những quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên
quan đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc phòng, chính sách đối ngoại của nhà
nước. Sở dĩ như vậy là do xuất phát từ quan điểm cho rằng lợi ích của quốc gia
là lợi ích cao nhất phải được bảo vệ tuyệt đối, hoạt động xét xử của Toà án
không được cản trở, can thiệp vào những hoạt động quản lý, điều hành này. Nhà
nước thiết lập cơ chế ngoài Toà án để giải quyết khi các quyết định, hành vi này
bị khiếu kiện. Đây chính là một giới hạn về đối tượng khởi kiện và cũng là khởi
nguồn về phạm vi thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các vụ án hành
chính.

6


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, ngoại giao

được pháp luật giao cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện,
nhưng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, ngoại giao thì
không phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều liên quan đến bí
mật của nhà nước mà có một số quyết định hành chính, hành vi hành chính
mang tính chất hành chính thông thường. Do vậy, chỉ những quyết định hành
chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao thì mới không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính.
+ Thứ hai, những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức cũng không phải là đối tượng khởi kiện hành chính.
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này, về bản chất, vẫn là quyết
định hành chính cá biệt hoặc các hành vi do cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành, thực hiện
nhưng lại điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ cơ quan áp dụng cho các thành
viên của cơ quan, tổ chức. Đó là các quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều
hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức
đó. Lý do quy định các quyết định, hành vi mang tính nội bộ của cơ quan, tổ
chức không thuộc đối tượng khởi kiện để giải quyết vụ án hành chính tại Toà án
là:
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này điều chỉnh các quan
hệ nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước, phân công trách nhiệm, quản lý,
điều hành giữa thủ trưởng và nhân viên, phân công trách nhiệm giữa các bộ
phận trong cơ quan hành chính nhà nước chú không điều chỉnh mối quan hệ
giữa cơ quan hành chính với công dân, cơ quan, tổ chức khác (Ví dụ như: việc
điều động, luân chuyển cán bộ, đề bạt, khen thưởng, phân công nhiệm vụ giữa
người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó của họ, giữa lãnh đạo cơ quan, tổ
chức với các phòng ban trong nội bộ cơ quan…). Nếu coi các quyết định hành
chính, hành vi hành chính trên là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì sẽ
7



dẫn đến tình trạng khiếu kiện tràn lan, làm mất ổn định về tổ chức, hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước và làm giảm hiệu lực lãnh đạo, điều hành của
người đứng đầu cơ quan đó.
- Việc quy định như vậy là tuân thủ nguyên tắc hoạt động xét xử của Toà
án là không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành
chính. Các vấn đề về nội bộ của cơ quan hành chính được giải quyết theo
phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu có tanh chấp
Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP có quy định cụ thể quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
2. Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính
Phiên tòa hành chính sơ thẩm phải có sự tham gia đầy đủ của các chủ thể
tố tụng – nhằm mục đích thủ tục tố tụng được tiến hành một cách chặt chẽ,
khách quan và chính xác nhất. Chính vì vậy để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của
các chủ thể trong phiên tòa hành chính sơ thẩm, Điều 136 Luật TTHC quy định
trong một số trường hợp phải hoãn phiên tòa như sau:
-

Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế

-

thành viên Hội đồng xét xử thì phải hoãn phiên toà.
Trường hợp Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà

-

mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà.
Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ

tham gia phiên toà, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà

-

và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp
Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có
người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có

-

đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội
đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà.
8


-

Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên

-

dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
Người giám định bị thay đổi;
Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện
được ngay tại phiên toà.
Các trường hợp hoãn phiên tòa phần lớn liên quan đến sự vắng mặt và không
có người thay thế của người tiến hành tố tụng, của đương sự, của người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch.

Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết
định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 137) và quyết định hoãn phiên tòa phải có
đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật TTHC 2010.
3. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có thể đưa ra tại phiên tòa hai
loại quyết định:


-

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Hội đồng xét

xử ra quyết định tạm đình việc chỉ giải quyết vụ án hành chính:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân,
cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
Trường hợp này Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành
chính cho đến khi xác định được người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng. Việc

-

thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng được quy định tại Điều 53 Luật TTHC 2010.
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người

-

đại diện theo pháp luật;
Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì
lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự;
Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định cụ thể tại Điều 117 Luật TTHC

2010. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem
xét lý do vắng mặt mà đương sự đưa ra có chính đáng để quyết định có hay
không tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, pháp luật cũng có

9


quy định các trường hợp vắng mặt đương sự nhưng Tòa án vẫn tiến hành xét xử
-

tại Điều 132 Luật TTHC 2010.
Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên quan.
 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính là việc Tòa án ra
quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ theo quy
định của pháp luật và có thể được ban hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình
tố tụng hành chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật TTHC 2010, Tòa án quyết

-

định đình chỉ vụ án hành chính trong các trường hợp:
Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa
kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng;
Khác với trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án, trong trường hợp này
nếu không có chủ thể nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án phải ra
quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

-


Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;
Trong trường hợp này, người khởi kiện phải rút toàn bộ nội dung đơn
khởi kiện và có thể rút ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, và nếu Tòa
án chấp nhận thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu người khởi kiện chỉ
rút một phần nội dung khởi kiện thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết phần còn lại
của yêu cầu khởi kiện.

-

Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
Việc người khởi kiện vắng mặt đến lần thứ hai khi được Tòa án triệu tập
được coi là người khởi kiện đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện, bất kể lý do gì, kể cả
trường hợp có lý do chính đáng.

-

Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc
chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn
10


khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút
-

yêu cầu;
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật TTHC 2010 mà Toà án
đã thụ lý, bao gồm:
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

+ Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính;
+ Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính;
+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật;
+ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án;
+ Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu
nại trong trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật TTHC 2010;
+ Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của
Luật TTHC 2010 mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại Điều 108 của Luật TTHC 2010;
+ Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật
TTHC 2010 mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm
ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
4. Xem xét yêu cầu khởi kiện và đưa ra phản hồi


Bác yêu cầu khởi kiện nếu yêu câu đó không có căn cứ pháp luật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật TTHC 2010 thì một trong số

những nội dung chính của đơn khởi kiện là “Các yêu cầu đề nghị Tòa án giải
quyết”.
Hội đồng xét xử cần xem xét tính có căn cứ pháp luật của yêu cầu khởi
kiện của người khởi kiện. Nếu những yêu cầu đó hoàn toàn không có căn cứ
pháp luật thì Hội đồng xét xử được quyền từ chối và bác yêu cầu khởi kiện.
11


Như đã nêu ở trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 163, “Hội đồng xét xử
xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết

định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại
có liên quan.”. Hơn nữa, nếu xét thấy yêu cầu khởi kiện không đủ căn cứ pháp
-

luật thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc
toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định của pháp luật;
Trong trường hợp này, xét thấy một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của người khởi kiện là có căn cứ thì Hội đồng xét xử sẽ tuyên hủy một phần
hoặc toàn bộ quyết định hành chính tương xứng với yêu cầu đó. Một quyết định
hành chính có thể bị coi là trái pháp luật nếu như quyết định đó được ban hành
do sự gian dối, lừa đảo hoặc qua đe dọa hoặc hối lộ, hoặc đơn giản là do cơ quan
ban hành quyết định không đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác. Một
quyết định hành chính cũng có thể bị coi là trái pháp luật nếu nó được ban hành
trái thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền; nội dung của quyết định đòi hỏi phải
thực hiện một việc trái pháp luật có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự hoặc
vi phạm hành chính, hoặc vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục ban hành
theo quy định của pháp luật. Theo đó, yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cụ thể là người đã ban hành ra quyết định
hành chính trái pháp luật đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-

Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn
bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp
luật;

Tương tự như trường hợp trên đối với hành vi hành chính. Hành vi hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
12


trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi hành chính được coi là trái pháp
luật khi cơ quan, cá nhân thực hiện việc mà pháp luật không cho phép hoặc
không thực hiện việc mà pháp luật yêu cầu. Theo đó, Hội đồng xét xử sẽ yêu cầu
cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cụ thể là
người có hành vi hành chính trái pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật
đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái
pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật;
Nếu xét thấy yêu cầu của người khởi kiện hoàn toàn có căn cứ thì Hội
đồng xét xử sẽ tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật và yêu
cầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị coi là trái pháp luật nếu quyết định đó áp
dụng cho đối tượng không có các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của
pháp luật mà thuộc một trong các hình thức xử lý kỷ luật khác nhẹ hơn; hay
quyết định đó sai về thẩm quyền xử lý kỷ luật,…

-

Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc
toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu

nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định
của Luật cạnh tranh;
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái
pháp luật khi không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của quyết định này quy
định tại Mục 6 Luật Cạnh tranh; hay quyết định được ban hành không đúng trình
tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

-

Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh
sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
13


-

Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh trái pháp luật gây ra;
Trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện trái pháp luật xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Hội đồng xét xử sẽ buộc cơ
quan, tổ chức bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 25 Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước năm 2009, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
nếu có yêu cầu bồi thường thì bản án, quyết định của Tòa án phải có các nội
dung:
-


Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
Mức bồi thường;
Hình thức bồi thường.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,

trách nhiệm bồi thường được xác định thông qua các căn cứ sau đây:
-

Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi
hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy
định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà

-

nước;
Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra
đối với người bị thiệt hại.
Đối tượng khởi kiện hành chính chiếm đa số là các quyết định hành chính,
hành vi hành chính. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước diễn ra phức tạp, đa
dạng, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế nhưng không phải bất
cứ hoạt động quản lý hành chính nào cũng đều có thể phát sinh trách nhiệm bồi
thường. Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có quy định các
14


trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây ra trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà
nước.
Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại, Hội đồng xét xử có thể khôi phục lại

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định xử lyd vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra.
-

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện là trái pháp luật, xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tùy theo tính chất của từng vụ
việc, Hội đồng xét xử có thể kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
5. Ban hành bản án hành chính sơ thẩm
Bản án hành chính sơ thẩm là kết quả của quá trình tố tụng hành chính, thể
hiện chính thức quan điểm của Tòa án về việc giải quyết về việc giải quyết vụ án
hành chính, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự. Nhân
danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng xét xử ban hành
bản án hành chính sơ thẩm, vì thế, bản án hành chính sơ thẩm phải hết sức chính
xác và có sức thuyết phục cao.
Bố cục, nội dung, yêu cầu của bản án được quy định cụ thể tại khoản 2,
khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 164 Luật TTHC 2010.

15


Sau khi ra bản án, Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội
đồng xét xử đọc bản án, sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc thi hành

bản án và quyền kháng cáo. Trường hợp có đương sự không biết tiếng Việt thì
sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang
ngôn ngữ mà họ biết.
III. Đánh giá tính hợp lý của các quy định về Thẩm quyền của Hội đồng xét
xử sơ thẩm vụ án hành chính
Luật Tố tụng hành chính 2010 hiện hành đã có hiệu lực thi hành hơn 4 năm
qua và đã thể hiện nhiều ưu điểm cũng như hạn chế. Tuy vậy, việc dành ra 1
điều riêng quy định về Thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính là hoàn toàn hợp lý. Cụ thể tại Điều 163 Luật TTHC 2010 quy định Hội
đồng xét xử sơ thẩm có quyền xem xét tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện;
bác bỏ hoặc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi
kiện dựa trên các căn cứ pháp luật. Nhận thấy, Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, khi
phát hiện quyết định hành chính trái pháp luật có quyền hủy và yêu cầu cơ quan
hành chính nhà nước giải quyết lại là hoàn toàn hợp lý, vì thực tế, việc sửa đổi
quyết định hành chính là nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà
nước.
Tuy nhiên, như đã phân tích trong bài, ngoài các quyền được quy định tại
Điều 163 Luật TTHC 2010 thì Hội đồng xét xử còn có thẩm quyền khác như
hoãn phiên tòa; đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính;... Vì vậy, cần
xem xét đưa các quyền này quy định thêm trong điều về Thẩm quyền của Hội
đồng xét xử và có thể trích dẫn sang các điều quy định riêng về từng quyền đó
để đảm bảo tính thống nhất, hợp lý trong các quy định của Luật Tố tụng hành
chính.

16


C. KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài tiểu luận trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được quy định trong
Luật Tố tụng hành chính 2010. Hiện Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang thông qua bản dự thảo sửa đổi Luật Tố tụng hành chính nhưng
các quy định về vấn đề Thẩm quyền của Hội đồng xét xử vẫn cho thấy tính hợp
lý của nó trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như trong, thực tiễn xét xử,
đời sống xã hội. Mặc dù vậy, việc xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định về vấn
đề này vẫn là hết sức cần thiết để cho pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Tố
tụng hành chính nói riêng không bị lạc hậu, phù hợp với thực tiễn và theo kịp
với sự phát triển của xã hội.
Bài tiểu luận trên đã thể hiện toàn bộ những hiểu biết của em về Thẩm
quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành
chính 2010. Tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức và kỹ năng nên bài làm sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm nên em rất mong được sự góp ý, sửa
đổi của thầy cô để giúp bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường

Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính,

Hà Nội – 2015;
2. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Tố tụng hành
chính Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2012;
3. Luật Tố tụng hành chính 2010;
4. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
5. Nghị quyết 02/2011/NĐ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một

số quy định của Luật Tố tụng hành chính;
6. Ths. Vũ Thị Hòa Giảng viên – Tư vấn viên Trung tâm Tư vấn pháp luật –
Học viện Tư pháp, Đối tượng khởi kiện và thẩm quyền xét xử theo Luật
Tố tụng hành chính 2010.

18



×