Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.39 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

HUỲNH TẤN LỢI

QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ NGUYỄN VĂN TIẾN

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2009


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH
ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ..........................1
1. Khái niệm về quyền tự định đoạt ............................................................1
2. Cơ sở quy định quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong
tố tụng dân sự ................................................................................................2
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................2
2.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................3
3. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
.........................................................................................................................5
4. Phân biết quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự với tố tụng
hình sự và tố tụng hành chính .....................................................................8
5. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự định đoạt của đƣơng sự
trong tố tụng dân sự từ tháng 8 năm 1945 đến nay ...................................9


CHƢƠNG II: NỘI DUNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .....................................................................16
1. Quyền khởi kiện vụ án .............................................................................16
2. Quyền đƣa ra yêu cầu của đƣơng sự ......................................................18
2.1 Quyền đưa ra yêu cầu của nguyên đơn ......................................19
2.2 Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn .............................................19
2.3 Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
............................................................................................................20
2.4 Quyền thay đổi bổ sung, rút yêu cầu của đương sự ..................22
2.4.1 Quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản
tố, yêu cầu độc lập ...................................................................22
2.4.2 Quyết rút đơn khởi kiện...................................................23


2.4.3 Quyền rút yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ...................25
3. Quyền kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo .............................25
3.1 Quyền kháng cáo .........................................................................25
3.2 Quyền thay đổi, bổ sung rút kháng cáo ......................................27
4. Quyền hòa giải thỏa thuận của đƣơng sự ..............................................28
5. Quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án .................................................31
6. Một số quan điểm về nội dung của quyền tự định đoạt .......................32
CHƢƠNG III: NHỮNG VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG
SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ...............................................................36
1. Thiếu sót trong quy định của pháp luật .................................................37
2. Một số vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật .........................41
3. Một số kiến nghị hoàn thiện ....................................................................45
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



LỜI CÁM ƠN
Người viết xin gửi lời tri ân chân thành đến Thạc sĩ, giảng viên Nguyễn Văn
Tiến đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ để người viết có thể hồn
thành luận văn này. Xin cám ơn quý thầy cô trong Hội Đồng đã dành thời gian quý
báu xem xét, lắng nghe và nhận xét thẳng thắn luận văn cũng như phần trình bày
luận văn của người viết.
Người viết cũng trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô
giảng viên trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp các kiến
thức trong suốt 4 năm học để người viết có được nền tảng vững chắc phục vụ cho
việc thực hiện cơng trình luận văn này.
Cuối cùng, người viết cám ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong
suốt thời gian người viết thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.

Huỳnh Tấn Lợi
.


LỜI NĨI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân, của
dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong mọi
hoạt động của tất cả các chủ thể trong xã hội, không ai có thể đứng trên pháp luật
cho dù là nhà nước, chủ thể ban hành ra pháp luật. Một nhà nước như thế mới phát
huy được quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc,
được lao động, được học hành, và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền cần
đồng hành với việc xây dựng một hệ thống pháp luật hồn thiện vì sự hồn thiện
của hệ thống pháp luật chính là nền tảng tiên quyết để một nhà nước pháp quyền
có thể ra đời. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong

những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự và sự tồn tại của quyền này
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam
nói chung là khách quan, tất yếu và phù hợp về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Yêu cầu
đặt ra là quyền này phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối,
tránh mọi sự xâm phạm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan và tổ chức trong xã hội. Hiện nay, các quy định cũng như thực tiễn
áp dụng pháp luật liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc và thiếu sót, do đó địi hỏi phải có sự củng
cố, khắc phục và hoàn thiện quyền này hơn nữa nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các
cá quan, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được
thực hiện quyền tự định đoạt một cách chặt chẽ, thống nhất, hợp pháp. Đây cũng là
một vấn đề pháp lý được nhiều nhà nghiên cứu pháp luật quan tâm và chọn làm đề
tài cho các cơng trình nghiên cứu của mình. Tất cả các yếu tố trên là nguyên nhân
để người viết chọn nội dung Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự làm đề tài của luận văn tốt nghiệp của mình.
Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu


Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận về quyền tự
định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, từ đó tìm hiểu phân tích, làm sáng tỏ
và hệ thống hóa nội dung của quyền tự định đoạt trong pháp luật tố tụng dân sự.
Song song với việc tìm hiểu về cơ sở lý luận cũng như cơ sở pháp lý của quyền tự
định đoạt, người viết cũng xem xét, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn
nhằm phát hiện các vấn đề thiếu sót, vướng mắc cịn tồn tại trong quy định của
pháp luật và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự. Từ những nhìn nhận, đánh giá của bản thân, người viết mong muốn đưa ra các
kiến nghị nhằm góp phần củng cố và hoàn thiện quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết đã phân tích, nhìn nhận và nghiên

cứu các vấn đề dựa trên các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, người
viết cũng không quên việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa
học pháp lý như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,…nhằm đạt được kết quả
tốt nhất cho luận văn.
Bố cục luận văn
Nhằm thể hiện được đầy đủ, rõ ràng đối tượng nghiên cứu và đạt được mục
đích nghiên cứu, người viết trình bày luận văn này theo bố cục gồm ba chương
chính với nội dung sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Quyền tự định đoạt của đương
sự trong tố tụng dân sự
Chương 2: Nội dung Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Chương 3: Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn
thiện Quyền tự định đoạt của đương sự tố tụng dân sự.
Ngoài ba chương nêu trên, luận văn cịn có phần lời nói đầu, mục lục, danh
mục các từ viết tắt, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo.


Do kiến thức và hiểu biết của người viết chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, lý
luận chưa cao cùng với kinh nghiệm thực tiễn chưa được tích lũy nhiều, cơng trình
nghiên cứu luận văn này chắc hẳn sẽ cịn nhiều sai sót và khiếm khuyết, địi hỏi
hồn thiện hơn nữa, do đó người viết chân thành mong muốn nhận được lời phê
bình, góp ý thẳng thắn từ các thầy cô giảng viên và các bạn sinh viên.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS


Bộ Luật Dân Sự

BLTTDS

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự

PLTTGQCVAHC

Pháp Lệnh Thủ Tục Giải Quyết Các Vụ Hành
Chính

Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5
năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định
trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án
tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật Tố Tụng
Dân Sự
Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8
năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định
trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án
tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật Tố Tụng
Dân Sự

LTHA

Luật Thi Hành Án Dân Sự

TANDTC


Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

THA

Thi hành án


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA
ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.

Khái niệm về quyền tự định đoạt
Định đoạt là một thuật ngữ, khái niệm luôn luôn gắn liền với con người

trong các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Định đoạt trong tố tụng dân sự là một
trong những hình thức định đoạt của con người khi tham gia vào quan hệ pháp luật
tố tụng dân sự. Để có thể phân tích một cách chi tiết, cụ thể và sâu sắc nội dung
của quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự, trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về
quyền tự định đoạt theo hai phương diện, theo nghĩa thông thường và theo nghĩa
pháp lý. Theo nghĩa thông thường, định đoạt có nghĩa là “quyết định dứt khốt về
một việc hoặc vấn đề quan trọng dựa vào quyền hành tuyệt đối của mình 1”. Từ nội
dung trên, có thể hiểu tự định đoạt là một quyền của một con người và dựa vào
quyền này, con người được tự do đưa những quyết định về những vấn đề, sự việc
theo ý chí, nhận thức của mình mà khơng bị ai ngăn cản, hạn chế hoặc ràng buộc.
Đây là một quyền rất quan trọng của con người và ta đều thấy sự biểu hiện của nó
từ những vấn đề có giá trị cơ bản đến những vấn đề có giá trị lớn lao trong xã hội

loài người. Quyền tự định đoạt của từng cá nhân phải luôn luôn gắn liền với quyền
được tự do hành động, xử sự theo ý chí và nhân thức của chính cá nhân đó. Một cá
nhân có thể lựa chọn để đưa ra những quyết định liên quan đến cuộc sống, cơng
việc, cá nhân của chính mình mà khơng ai hoặc một thế lực hay ý chí nào có quyền
ngăn cản hay hạn chế hay tước đi quyền lựa chọn đó. Một dân tộc có quyền định
đoạt đối với những công việc thuộc về số phận, vận mệnh của Tổ quốc mình trên
cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa giữa quốc gia và cá nhân.
Quyền tự định đoạt còn được xem xét7 theo nghĩa pháp lý. Pháp luật là
những quy phạm và nguyên tắc chuẩn mực điều chỉnh hành vi sử xự của con
người, do chính con người xây dựng nên. Các quan hệ xã hội một khi được pháp
luật điều chỉnh thì sẽ trở thành các quan hệ pháp luật, trong đó chủ thể tham gia là
con người có các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định. Pháp luật
1

Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thơng (Tp.Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông, 2008)

1


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

không chỉ đề ra những quy tắc xử sự của con người trong quan hệ pháp luật mà
cịn có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, đảm bảo con
người xử sự theo đúng những nguyên tắc mà pháp luật đề ra nhằm duy trì sự ổn
định trật tự cho xã hội. Khi quyền tự định đoạt được pháp luật quy định là quyền
năng pháp lý của con người thì con người phải thực hiện quyền này theo sự điều
chỉnh của pháp luật. Nội dung này khác với quyền tự định đoạt trong quan hệ xã
hội thông thường, con người được tự định đoạt một cách tự do theo ý chí của mình
mà khơng bị hạn chế khách quan và chủ quan nào từ bên ngoài. Ngành luật Tố

tụng dân sự là một ngành luật độc lập, ngành luật hình thức của luật nội dung, điều
chỉnh các quan hệ pháp luật trong q trình tịa án giải quyết các vụ việc dân sự.
Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự với tư cách đương sự đều có
quyền tự định đoạt do pháp luật tố tụng quy định. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm
chính thức về quyền tự định đoạt theo ý nghĩa pháp lý nói chung và quyền tự định
đoạt trong tố tụng dân sự nói riêng, nhưng căn cứ vào khái niệm thơng thường và
tính chất của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, người viết xin đưa ra một khái niệm
về quyền tự định đoạt trong tố dụng dân sự như sau: “Quyền tự định đoạt trong
pháp luật tố tụng dân sự là quyền mà pháp luật dành cho một số chủ thể nhất định
khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự, theo đó chủ thể được quyết định một số
nội dung trong quá trình Tòa án giải quyết việc dân sự. Việc tự định đoạt này phải
nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật và được thực hiện theo một trình tự
thủ tục tố tụng nhất định”.

2.

Cơ sở quy định quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Cơ sở lý luận
Tự do là giá trị thiêng liêng và quý giá nhất của con người. Con người ngay

từ khi sinh ra đã có tự do và khơng ai được quyền tước đi. Con người sẽ luôn tranh
đấu đến cùng để có được tự do cho chính mình, vì lẽ đó lịch sử của nhân loại đã
chứng kiến hàng ngàn cuộc tranh đấu quyết liệt của các dân tộc, quốc gia để giành
lấy sự tự do. Từ những cuộc đấu tranh đó đã cho ra đời những tun bố hùng hồn
khơng ai có thể chối cãi được về quyền tự do tất yếu của một con người. Từ Tuyên
ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình

2



Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” cũng
như Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1971:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi” và Tun ngơn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa2 đều khẳng định con người sinh ra đều được tự do và khơng ai có thể
xâm phạm. Tự do có nhiều nội dung biểu hiện như: tự do về thân thể, tự do về
ngôn luận, tự do học tập, tự do lao động…nhưng tất cả đều thể hiện một bản chất
của tự do, đó là quyền của một con người được hành động, xử sự theo ý chí,
nguyện vọng và mong muốn của mình. Ngồi ra, tự do khơng có nghĩa là được
phép có quyền làm tất cả những gì mà mình muốn mà bất chấp đến những người
khác trong xã hội. Tự do thật sự nghĩa là tự do đối với bản thân mình và đối với
những gì thuộc về mình và không được làm ảnh hưởng, xâm hại đến tự do của
những người khác trong xã hội. Việc hành động, xử sự một cách tùy ý và chỉ nhằm
phục vụ cho lợi ích của chính mình mà tước đi sự tự do của người khác chỉ có thể
được xem là sự bất cơng, áp bức và bóc lột. Quyền tự định đoạt cũng là quyền tự
do của một con người. Con người được quyền tự định đoạt nhưng chỉ có thể định
đoạt đối với những gì thuộc quyền hạn tuyệt đối của mình, chứ khơng được quyền
định đoạt thay người khác. Khơng ai có quyền lừa dối, đe dọa, uy hiếp sự định
đoạt của người khác cũng như có quyền định đoạt những vấn đề khơng thuộc
quyền hạn của mình, bởi lẽ đấy cũng là một hình thức xâm hại đến tự do. Tóm lại,
quyền tự định đoạt là quyền tự do của con người trong việc đưa ra quyết định đối
với những vấn đề thuộc quyền hạn của mình, quyền này phải được mọi người tôn
trọng và bảo vệ, không ai được xâm phạm đến sự tự định đoạt của người khác.
Cơ sở pháp lý
Quyền tự định đoạt là quyền tất yếu và khách quan của con người, nên
quyền này cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong hệ thống pháp luật Việt

Nam, quyền tự định đoạt được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
2

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn hai tuyên bố về quyền tự do trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên
ngôn về Nhân quyền và Dân quyền để làm cơ sở khẳng định cho quyền tự do của con người trong Tuyên
ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cơng Hịa năm 1945.

3


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

khác nhau và các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để quyền tự định đoạt được ghi
nhận trong ngành luật tố tụng dân sự. Thật vậy, Điều 50 của Hiến Pháp3 quy định
rõ: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công
dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”, đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản
nhất để khẳng định quyền tự do của con người trong lĩnh vực dân sự được pháp
luật Việt Nam tôn trọng và ghi nhận thông qua các quyền được quy định trong
Hiến Pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Từ cơ sở này, BLDS 4 được
ban hành nhằm ghi nhận các quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự và đảm
bảo các chủ thể được thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Tại điều 4
của BLDS có quy định về quyền tự do, tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia
vào một quan hệ dân sự: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập
quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó
khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ
dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, khơng bên nào được áp đặt, cấm đốn,
cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào…”. Quyền tự do cam kết, thỏa thuận là một
quyền tự định đoạt trong pháp luật dân sự, được xem như một nguyên tắc cơ bản

của BLDS. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của quyền tự định đoạt trong
quan hệ dân sự. Các quyền dân sự nói chung và quyền tự định đoạt nói riêng được
BLDS pháp luật đảm bảo, tơn trọng và bảo vệ, nội dung này được ghi nhận cụ thể
tại Điều 9 của BLDS: “Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm
phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: cơng nhận quyền dân sự của mình; buộc
chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; buộc thực hiện nghĩa
vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại”. Tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan có
thẩm quyền bảo vệ cho quyền dân sự của mình chính là biện pháp bảo vệ mà pháp
luật dành cho các chủ thể trong quan hệ dân sự. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của các cá nhân, cơ quan,
3

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 4 năm 1992, được sửa đổi
bổ sung một số điều theo Nghị Quyết 51/20001 ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2001.
4
Bộ Luật Dân Sự Việt Nam được thông qua ngày 14 tháng 5 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1
năm 2006

4


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

tổ chức, Quốc hội đã ban hành BLTTDS5 nhằm quy định Tịa án là cơ quan có
thẩm quyền giải quyết u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong quan hệ dân sự. Tại Điều 4 của BLTTDS có ghi nhận như
sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án

dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác”. Xuất phát từ các
định của Hiến pháp, của BLDS cùng với Điều 4 của BLTTDS, ý nghĩa quan trọng
của quyền tự định đoạt được ghi nhận và khẳng định trong BLTTDS. Quyền tự do
quyết định trong tố tụng dân sự của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định
tại Điều 5 của BLTTDS là một nguyên tắc cơ bản, có giá trị chủ đạo xuyên suốt
trong luật tố tụng dân sự. Điều 5 quy định như sau:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, u cầu Tồ án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tồ án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện, đơn u cầu đó.
2. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm
dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện,
không trái pháp luật và đạo đức xã hội.”
Với quy định này, quyền quyết định và tự định đoạt của các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong tố tụng dân sự được thể hiện thông qua quyền khởi kiện, yêu
cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Xuất phát từ hành vi khởi kiện, yêu cầu,
quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự cịn được được thể hiện
thơng qua các hành vi mà theo đó làm chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình
hoặc hành vi thỏa thuận giữa các đương sự với nhau một cách tự nguyện và không
trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3.

Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự

5

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ
1 tháng 1 năm 2005


5


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

.Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với các chủ thể tham gia trong việc bảo vệ lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
lợi ích cơng cộng và lợi ích Nhà nước, bởi lẽ:
Thứ nhất, quyền tự định đoạt là tiền đề pháp lý để cơng dân có thể tiếp cận
pháp luật, nhờ đến sự phân xử của cơ quan nhà nước đối với các tranh chấp trong
các quan hệ dân sự mà mình đang tham gia, để từ đó tìm được sự cơng bằng chính
đáng cho mình. Điều này là cần thiết vì pháp luật do Nhà nước đặt ra, Nhà nước
phải có trách nhiệm lập ra các cơ quan tài phán, mà cụ thể là cơ quan Tòa án nhân
dân6 để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự dựa trên cơ sở áp dụng các
quy định của pháp luật. Các quyết định, bản án của Tịa án có giá trị bắt thi hành
bắt buộc đối với tất cả các chủ thể và được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp
cưỡng chế thích hợp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quan hệ dân sự là các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc
bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể, trong
đó tự nguyện và tự thỏa thuận chính là biểu hiện của quyền tự định đoạt của các
chủ thể trong quan hệ này. Các quan hệ dân sự đòi hỏi các nhà lập pháp phải lập ra
một khung pháp lý vững chắc nhằm tôn trọng và phát huy tối đa sự tự thỏa thuận,
tự quyết định của các chủ thể, hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào các
quan hệ dân sự. Tinh thần này không chỉ áp dụng đối với việc các chủ thể có
quyền quyết định và tự định đoạt trong các quan hệ nhân thân và tài sản trong quan
hệ dân sự mà còn áp dụng trong việc các chủ thể có quyền tự quyết định và định
đọat các quyền, phương tiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền dân sự hợp pháp của
mình. Bởi lẽ, một khi chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự, họ phải tự chịu

trách nhiệm đối với các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó, cũng như chính
họ chứ khơng phải ai khác phải có trách nhiệm tự bảo vệ và chủ động yêu cầu cơ
quan Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị chủ thể khác xâm
hại.
Thứ ba, quyền tự định đoạt là một trong những phương thức mà pháp luật
dành cho các chủ thể trong quan hệ dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
6

Theo Điều 1 của Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân năm 2002: “Tịa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự,
hơn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp
luật ”

6


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

mình khi bị người khác xâm phạm. Thông qua quyền này, cá nhân, cơ quan, tổ
chức đã quyết định lựa chọn phương thức bảo vệ cho mình trước các hành vi xâm
phạm. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự do lựa chọn con đường tố tụng để
bảo vệ cho quyền lợi của mình, họ cũng có thể thay đổi, chấm dứt sự lựa chọn đó
mà khơng ai có quyền cản trở, ép buộc hoặc lừa dối. Một khi đã quyết định lựa
chọn, các chủ thể phải chịu các hậu quả pháp lý, nếu có, do pháp luật quy định đối
với sự lựa chọn đó.
Thứ tư, việc thực hiện quyền tự định đoạt của cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong việc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự chính là cơ sở cho Tòa án thực hiện
chức năng xét xử và nhiệm vụ của mình. Trong phạm vi xét xử các vụ án, Tịa án
mới có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước,

của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân7.
Nếu khơng có u cầu của đương sự thì Tịa án khơng có quyền lẫn nghĩa vụ giải
quyết các u cầu đó cũng như khơng thể thực hiện được chức năng và nhiệm vụ
xét xử của mình.
Thứ năm, sự định đoạt của đương sự là một trong những căn cứ làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các giai đoạn tố tụng, là một trong các cơ sở để Tòa án ra
các quyết định, văn bản tố tụng thể hiện sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt các giai
đoạn tố tụng, ví dụ như: quyết định thụ lý vụ án, quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án, quyết định đưa vụ án ra xét xử,…
Tóm lại, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện
tính chất đặc thù của ngành Luật Tố tụng dân sự trong việc bảo vệ lợi ích của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội, nó vừa địi hỏi trách nhiệm của cơ quan
Nhà nước, mà cụ thể là Tòa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức nhưng đồng thời cũng tơn trọng và địi hỏi trách nhiệm của
cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc chủ động và có trách nhiệm đối với việc bảo
vệ lợi ích của chính họ. Nhà nước bảo vệ khi có yêu cầu song Nhà nước không chủ
động can thiệp giải quyết đối với những vấn đề phát sinh từ lợi ích tư của cá nhân,
cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
7

Điều 1 Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân năm 2002

7


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

4.


Phân biệt quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự với tố
tụng hình sự và tố tụng hành chính
Quyền tự định đoạt cịn có một ý nghĩa quan trọng trong ngành luật tố tụng

dân sự xuất phát từ tính đặc trưng của nó, giúp ngành luật này phân biệt với các
ngành luật tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
Đối với pháp luật tố tụng hình sự, xuất phát từ việc nhìn nhận các hành vi
tội phạm của người phạm tội là hành vi nguy hiểm, đe dọa trật tự và gây thiệt hại
cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội, chứ không phải là chỉ riêng đối với
bất cứ chủ thể riêng biệt nào. Nhằm duy trì sự an toàn và trật tự, đảm bảo sự bền
vững và phát triển của xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng các
biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất đối với tội phạm được quy định trong Luật
Hình sự. Để áp dụng các biện pháp chế tài này, các cơ quan Nhà nước tiến hành tố
tụng hình sự8 phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy trình tố tụng hình sự từ khởi
tố đến thi hành án theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Địa vị pháp lý giữa
người phạm tội và Nhà nước trong quá trình tố tụng này là bất bình đẳng, do đó
khơng thể đặt ra vấn đề về chế định tự định đoạt của người phạm tội trong quá
trình Nhà nước thực hiện việc áp dụng các quy định của pháp Luật Hình sự đối với
họ. Người phạm tội khơng có quyền tự ý thỏa thuận mức hình phạt mà mình sẽ
chịu, hoặc hình thức hình phạt sẽ áp dụng cho hành vi phạm tội của mình. Các chủ
thể bị tội phạm xâm hại cũng khơng thể có quyền quyết định yêu cầu hay không
không yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình9 vì
đó là khơng phải là quyền và trách nhiệm của họ, mà nó thuộc về Nhà nước, cụ thể
là các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với tố tụng hành chính, các đương sự cũng có quyền tự định đoạt nhất
định, tuy nhiên nội dung của sự tự định đoạt trong tố tụng hành chính rất hạn hẹp
so với quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Xuất phát từ sự khác nhau trong địa
vị pháp lý giữa người khởi kiện10 và người bị kiện11, xuất phát từ đối tượng khởi
8


Theo điều 33 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án.
9
Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 105 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
10
Căn cứ vào khỏan 5 điều 4 PLTTGQVAHC thì người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ,
cơng chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án có thẩm quyền.

8


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

kiện trong vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng
như căn cứ vào PLTTGQCVAHC12 ta có thể thấy sự khác biệt trong nội dung giữa
hai quyền hòa giải trong hai ngành luật này.
Thứ nhất, trong tố tụng hành chính, Tịa án cũng tạo điều kiện cho các bên
tự thỏa thuận, tuy nhiên khơng có giai đoạn hịa giải bắt buộc và khơng quy định
chi tiết về vấn đề hòa ogiải giữa đương sự và người bị kiện, điều này cho thấy việc
hịa giải khơng được xem như một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hành chính.
Thứ hai, cũng là vấn đề trong việc hịa giải, theo ngun tắc thì cơng dân,
tức người khởi kiện “có quyền làm những gì mà pháp luật khơng cấm” cịn cơ
quan, cán bộ cơng chức nhà nước tức người bị kiện “chỉ được làm những gì pháp
luật cho phép”, chính sự khác biệt này làm các bên khó có thể đạt được sự thỏa
thuận trong việc giải quyết một vụ án hành chính.
Thứ ba, đối với tất cả các loại vụ án hành chính, người khởi kiện chỉ có thể
khởi kiện khi trải qua giai đoạn khiếu nại tiền tố tụng thì mới có thể thực hiện

quyền khởi kiện của mình căn cứ vào quy định tại điều 2 PLTTGQCVAHC.
Một số nội dung trên phần nào cho thấy sự khác biệt giữa quyền tự định
đoạt trong tố tụng hành chính và tố tụng dân sự, giúp cho quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự trở thành một nét đặc trưng của riêng ngành luật
này.

5.

Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự định đoạt của đƣơng sự
trong tố tụng dân sự từ tháng 8 năm 1945 đến nay.
Từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1960
Tòa án là cơ quan tài phán quan trọng của bất kỳ quốc gia nào điều chỉnh

quan hệ xã hội bằng pháp luật. Tịa án là cơng cụ pháp lý đại diện cho ý chí của
Nhà nước nhằm áp dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội
và hướng chúng theo định hướng của giai cấp thống trị. Đối với các quan hệ dân
sự, Tòa án giải quyết các tranh chấp, yêu cầu bằng ban việc hành các bản án, quyết
11

Căn cứ vào khỏan 6 điều 4 PLTTGQCVAHC thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc bị khiếu kiện.
12
Pháp Lệnh Thủ Tục Giải Quyết Các Vụ Án Hành Chính do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Ban Hành ngày
21 tháng 5 năm 1996 và đã được sửa đổi bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của
pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998 và ngày 05 tháng 4 năm
2006

9



Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

định. Để thực hiện được việc đó, Tịa án có trách nhiệm tiến hành các trình tự thủ
tục tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nhằm đảm bảo và
tạo điều kiện cho các chủ thể được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng
của mình. Có thể nói sự ra đời của Tịa án ln địi hỏi có sự đồng hành của ngành
luật tố tụng quy định các trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ hay nói cách khác Tịa án
chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình với một hệ thống ngành luật tố tụng vững
chắc.
Sau thành công của Cách Mạng Tháng Tám tháng 8 năm 1945, cùng với sự
ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa thì hệ thống Tịa án cũng được
hình thành theo Sắc lệnh 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 về tổ chức của tịa án của
Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Tiếp sau đó là Sắc lệnh số 47 ngày 10 tháng 10 năm
1945 được ban hành với nội dung chính là các luật trước năm 1945 vẫn được giữ
nguyên như cũ trừ khi có quy định khác trong sắc lệnh này. Theo đó, đối với thủ
tục tố tụng được quy định tại Chương 5 của Sắc lệnh số 47 thì “đối với các tồ án
ở Nam bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ áp dụng thủ tục ấn
định trong nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 của ngun Tồn quyền Đơng
Dương và những nghị định sửa đổi nghị định ấy. Bộ luật dân sự tố tụng thủ tục
Pháp (Code de Procédure civile franổaise) khơng thi hành nữa”. Sau đó, Sắc lệnh
số 60 ban hành ngày 16 tháng 11 năm 1945 lại thay đổi về thủ tục tố tụng như sau:
“Trước các Toà án ở Nam bộ và hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng, sẽ áp dụng thủ
tục ấn định trong Nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 của nguyên Tồn quyền
Đơng Dương và những Nghị định sửa đổi Nghị định ấy. Trước Toà án Đà Nẵng sẽ
áp dụng thủ tục ấn định trong hai bộ Hình sự tố tụng thủ tục và dân sự, thương sự
tố tụng thủ tục Trung bộ, do Dụ ngày 12 tháng 6 năm 1942 và Nghị định của
ngun Tồn quyền Đơng Dương ngày 27-8-1943 ban bố”. Sau đó một loạt các sắc
lệnh khác liên quan đến tổ chức Tịa án, hồn thiện các thủ tục tố tụng đựoc banh
hành như Sắc lệnh số 112 ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1946, Sắc lệnh số 85

ngày 22 tháng 5 năm 1950. Có thể thấy, do các yếu tố lịch sử, kinh tế, chính trị, xã
hội khách quan vào thời điểm lúc bấy giờ, khi mà Nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa non trẻ mới được thành lập, còn nhiều vấn đề về đối nội, đối ngoại phải
giải quyết, khi cả dân tộc phải tiến hành công cuộc kháng chiến trường kỳ để

10


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

chống ngoại xâm giành độc lập thì việc xây dựng và ban hành một bộ luật quy
định riêng về thủ tục tố tụng dân sự là điều khó có thể thực hiện được. Bằng chứng
là lúc ban đầu, các thủ tục tố tụng dân sự vẫn còn được áp dụng theo các quy định
của chính quyền cũ, dần dần được bổ sung bằng các quy định mới cho phù hợp với
ý chí của Nhà nước. Hơn nữa, các quy định tố tụng nói chung nằm rải rác trong
các văn bản khác nhau và quyền tự định đoạt của đương sự chưa được ghi nhận
một cách đầy đủ trong một văn bản pháp lý riêng biệt. Điều này dẫn đến chưa có
cơ sở pháp lý rõ ràng để công dân thực hiện quyền tự định đoạt trong tố tụng dân
sự của mình.
Từ năm 1960 đến năm 1989
Năm 1960, với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân do Quốc hội ban hành ngày
14 tháng 6 năm 1960 thì hệ thống cơ quan Tịa án đã được chính thức thành lập với
một tên gọi chung là Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa
án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự. Trong giai đoạn này, chưa có một
hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất và hoàn thiện nhằm điều chỉnh các quan
hệ trong lĩnh vực dân sự. Do đó, nhằm tạo cơ sở và định hướng cho hoạt động giải
quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án nhân dân tối cao phải thường xuyên ban hành
các các công văn, chỉ thị, điều lệ và đặc biệt là các thơng tư, ví dụ như: Chỉ thị số
69/TATC ngày 24 tháng 12 nắm 1979 về việc giải quyết vấn đề nhà, đảm bảo chỗ

ở cho các đương sự sau khi ly hôn; Thông tư số 173-UBTP ngày 23 tháng 3 năm
1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng; Thơng tư 244-DS
ngày 10 tháng 2 năm 1960 về việc giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp quốc
doanh, các cơ quan nhà nước với nhau... Nếu xét theo quan điểm triết học duy vật
biện chứng là nội dung quyết định hình thức thì việc chưa có một hệ thống luật nội
dung (luật dân sự) hoàn chỉnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống luật hình thức
(luật tố tụng), cho nên có thể hiểu được tại sao ngành luật tố tụng chưa có được
một khung pháp lý hồn thiện cho mình, kéo theo đó là chưa có cơ sở pháp lý cho
quyền tự định đoạt. Nếu xét theo quan điểm duy vật lịch sử thì vấn đề này đựoc lý
giải như sau: khi mà cơng cuộc thống nhất giải phóng đất nước vẫn còn gian khổ,
nhân dân hai miền đều ra sức đóng góp cho sự nghiệp thống nhất đất nước vĩ đại

11


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

của dân tộc, thì các quan hệ dân sự trong xã hội khơng có cơ hội để phát triển một
cách mạnh mẽ dẫn đến các tranh chấp dân sự hầu như ít phát sinh. Chính vì thế mà
ngành luật tố tụng không phát triển về mặt lập pháp, các quyền và nghĩa vụ tố
tụng, các thủ tục tố tụng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, kéo théo đó quyền tự
định đoạt vẫn chưa được ghi nhận và nội dung cũng như phạm vi cụ thể của quyền
này chưa được xác định rõ trong quy định của pháp luật.
Tình trạng trên vẫn tiếp tục kéo dài ngay cả khi đất nước thống nhất sau
chiếng thắng 30 tháng 4 năm 1975. Sau khi đất nước giành độc lập đến trước khi
Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI năm 1986 thông qua đường lối
đổi mới nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch bao cấp sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt thời kỳ bao cấp với nền kinh
tế “tem phiếu”, với chủ trương ngăn sông cấm chợ, hạn chế hoạt động thương mại,

hạn chế sở hữu cá nhân…cùng một nền kinh tế èo uột, lạm phát phi mã đã làm cho
các quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh thương mại, quan hệ lao động làm công ăn
lương không thể nào phát triển và hầu như là không tồn tại trong đời sống xã hội,
dẫn đến việc ban hành các luật nội dung đìều chỉnh đầy đủ các quan hệ này không
được đặt ra trong hoạt động lập pháp. Các công cụ sản xuất, tài sản trong xã hội trở
thành tài sản toàn dân, đều là sở hữu chung của mọi người thì việc xảy ra các tranh
chấp dân sự giữa cơng dân là điều khó xảy ra. Việc xâm hại đến các tài sản có giá
trị trong xã hội đều bị hình sự hóa cho nên vấn đề bảo vệ quyền sở hữu không
được đặt ra. Hệ quả kéo theo là ngành luật tố tụng cũng vẫn chưa có một sự đổi
mới nào đáng kể. Từ năm 1980 đến trước năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao tiếp
tục ban hành các văn bản hướng dẫn để giải quyết cho các tranh chấp dân sự như:
Thông tư 03/TATC ngày 5 tháng 4 năm 1983 hướng dẫn một số vấn đề bồi thường
thiệt hại do tai nạn ôtô; Thông tư liên ngành Toà án nhân dân Tối cao – Viện
Kiểm sát nhân dân Tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Lao Động – Tổng cục dạy nghề số
02-TT/LN ngày 02 tháng 10 năm 1985 về việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyền
xét xử của Tòa án nhân dân về một số việc tranh chấp trong lao động; Thông tư số
3/NCLP ngày 22 tháng 7 năm 1989 hướng dẫn xét xử một số tranh chấp quyền sở
hữu công nghiệp…Điều này cho thấy ngành luật dân sự lẫn ngành luật tố tụng dân

12


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

sự chưa thể phát triển trong giai đoạn này. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
vẫn cịn thiếu sót, chưa hồn chỉnh về nội dung lẫn hình thức.
Tóm lại, trong giai đoạn “Đêm trước đổi mới” cùng với sự trì trệ của ngành
luật tố tụng mà quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự không được đặt ra và hầu
như không được ghi nhận một cách cụ thể rõ ràng trong hệ thống pháp luật. Điều

này xuất phát từ những nguyên nhân lịch sử khách quan của nền kinh tế xã hội như
đã trình bày ở trên.
Từ năm 1990 đến năm 2005
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trường, đường lối, chính sách đổi mới
và phát triển tồn diện các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, đời sống xã hội từ
năm 1986. Nhưng mốc son thật sự quan trọng và đáng lưu ý đối với ngành luật dân
sự chính thời điểm mà Nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản pháp luật như Pháp
lệnh 44-LCT/HĐNN8 ngày 30 tháng 8 năm 1990 về Thừa kế; Pháp lệnh 45LCT/HĐNN8 ngày 29 tháng 4 năm 1991 về Hợp đồng lao động; Pháp lệnh 51LCT/HĐNN8 ngày 6 tháng 4 năm 1991 về Nhà ở; Pháp lệnh số 52-LCT/HĐNN8
ngày 29 tháng 4 năm 1991 về Hợp đồng dân sự...nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các
quyền dân sự trong xã hội, giúp cho các quan hệ dân sự (bao gồm cả nhà ở, thừa
kế, hợp đồng…), hôn nhân và gia đình, lao động làm cơng ăn lương… được cởi
trói và một có một khung pháp lý điều chỉnh rõ ràng. Một khi quyền dân sự đã
được ghi nhận thì việc bảo vệ các quyền này cũng được đặt ra. Xây dựng một hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật tố tụng điều chỉnh các trình tự thủ tục tố tụng
trong lĩnh vực dân sự là một địi hỏi vơ cùng cấp thiết, vì lẽ đó mà Hội đồng Nhà
nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các nguyên tắc tố tụng,
trình tự thủ tục tố tụng, quyền và nghĩa vụ của nguời tham gia tố tụng như Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 12 năm
1989 (có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1990), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994 (có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 1994),
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động số 48-L/CTN ngày 11 tháng
04 năm 1996 (có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1990). Tuy quyền định đoạt trong
tố tụng dân sự đã đựoc quy định trong các Pháp lệnh này nhưng xét về mặt nội

13


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ


dung lẫn phạm vi đều chưa được ghi nhận đầy đủ. Cả ba Pháp lệnh đều ghi nhận
quyền tự định đoạt bao gồm các nội dung chính như sau: rút đơn khởi kiện, thay
đổi nội dung khởi kiện và hòa giải giữa các đương sự 13. Với các quy định trong
Pháp lệnh nêu trên, nội dung của quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự vẫn cịn
thiếu sót, chưa được thể hiện và phản ánh đầy đủ.
Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các
đương sự trong tố tụng dân sự. Không chỉ có người khởi kiện, nguyên đơn mới có
quyền tự định đoạt, mà quyền này còn phải được dành cho người bị kiện và người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó việc chỉ có người khởi kiện mới có
quyền tự định đoạt mà bỏ quên các đương sự khác như ba Pháp lệnh quy địnnh là
thiếu sót.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự cịn có rất
nhiều quyền tố tụng như quyền kháng cáo, rút kháng cáo, bổ sung, sửa đổi kháng
cáo…các quyền này có được thực hiện khơng đều là phụ thuộc vào sự định đoạt
của các đương sự. Việc hạn hẹp quyền tự định đoạt chỉ bao gồm rút đơn khởi kiện,
thay đổi nội dung đơn khởi kiện và hòa giải là thiếu sót cần phải khắc phục.
Thứ ba, pháp luật đề ra nguyên tắc tôn trọng các thỏa thuận của các chủ thể
trong quan hệ dân sự miễn là các quan hệ này không được trái với các quy định
của pháp luật lẫn đạo đức xã hội. Khi xảy ra tranh chấp, việc hòa giải thỏa thuận
giữa các đương sự vẫn được khuyến khích và đảm bảo thực hiện tối đa, tuy nhiên
việc quy định các đương sự có quyền tự hòa giải với nhau là chưa đầy đủ, bởi lẽ
cần thiết phải nhấn mạnh rằng khi thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau thì
các đương sự cũng không được thỏa thuận các nội dung vi phạm điều cấm của
pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Dù cịn nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng ba Pháp lệnh trên đã bước đầu ghi
nhận và tạo cơ sở pháp lý cho quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nội dung của quyền này
trong các giai đoạn về sau
13


Điều 2 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: “Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút
đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hoà giải với nhau”.
Điều 2 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế: “Người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện,
thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hồ giải với nhau”.
Khoản 2 điều 1 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động: “Người khởi kiện vụ án lao động
có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hoà giải với nhau”.

14


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ

Từ năm 2005 đến nay
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, pháp luật phải ln khơng
ngừng hồn thiện để theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội vốn đa dạng và
phong phú. Sau nhiều năm thực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh tế Việt Nam
ngày càng ổn định và phát triển. Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập với thế giới
bên ngồi đã đem lại nhiều cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Để Việt Nam
có thể gia nhập sân chơi thế giới, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật
hoàn thiện, minh bạch, rõ ràng. Từ năm 2005, Quốc hội đã ban hành rất nhiều văn
bản pháp luật mang tính cải cách, đổi mới nhằm tạo một hành lang pháp lý cho sự
phát triển vững chắc của nền kinh tế xã hội. Bộ Luật Dân Sự, Bộ Luật Lao Động
(được sửa đổi, bổ sung nhiều lần), Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại ra đời
nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ trên. Ba Pháp lệnh tố tụng trong giai đoạn trước đã
trở nên lạc hậu, khơng cịn phù hợp và thiếu đồng bộ so với các luật nội dung, vốn
luôn luôn vận động không ngừng để theo kịp sự thay đổi và phát triển của xã hội.
Chính vì lẽ đó mà BLTTDS ra đời, thống nhất và thay thế cả ba Pháp lệnh tố tụng
trên, tạo một cơ sở pháp lý thống nhất cho ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Quyền tự định đoạt vẫn tiếp tục được khẳng định tầm quan trọng của mình và vẫn

là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. BLTTDS tiếp tục hoàn thiện quyền
này về mặt nội dung lẫn phạm vi so với các Pháp Lệnh.

15


Chương II: NỘI DUNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHƢƠNG II
NỘI DUNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA
ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Theo quy định của BLLTDS, đương sự14 có rất nhiều quyền tố tụng như:
quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền có mặt tại
phiên tịa, quyền nhờ luật sư bảo vệ, quyền khiếu nại, tố cáo…nhưng không phải
quyền nào cũng được xem là nội dung thể hiện quyền tự định đoạt trong tố tụng
dân sự. Căn cứ theo điều 5 BLLTDS, quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự được thực hiện thông qua các hành vi tố tụng thể hiện được các nội dung sau:
quyền khởi kiện, quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự;
các quyền có liên quan đến việc chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của đương sự hoặc
việc thỏa thuận giữa các bên đương sự một cách tự nguyện, không trái pháp luật và
đạo đức xã hội. Sau đây, người viết xin trình bày nội dung của quyền tự định đoạt
bao gồm các quyền của đương sự trong tố tụng dân sự và một số vấn đề trong
phạm vi nội dung quyền định đoạt trong tố tụng dân sự.

1.

Quyền khởi kiện vụ án
Để giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự, các chủ thể có

quyền tự dàn xếp, thỏa thuận với nhau hoặc nhờ một bên thứ ba phân xử tranh

chấp của mình. Bên thứ ba có thể là tổ chức trọng tài15 hoặc Tòa án. Việc lựa chọn
phương thức nào đều là do sự quyết định của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền và nghĩa vụ trong tranh chấp đó, khơng ai có quyền can thiệp, ép buộc hoặc
cản trở. Mỗi phương thức đều dẫn đến các hệ quả pháp lý nhất định và xuất phát từ
sự định đoạt của mình, các chủ thể phải chịu sự ràng buộc đối với các hệ quả đó.
Tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp là sự dàn xếp nội bộ của các bên trong
quan hệ dân sự, cơ quan nhà nước khơng có quyền và nghĩa vụ tham gia, can thiệp
cũng như đảm bảo cho sự thỏa thuận đó được thực hiện nghiêm chỉnh bằng các
14

Theo khái niệm được quy định tại điều 56 của BLTTDS thì đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ
quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
15
Theo quy định tại Điều 1 Pháp Lệnh Trọng Tài Thương Mại thì chỉ có các vụ tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại mới thuộc thẩm quyền giải của tổ chức trọng tài

16


Chương II: NỘI DUNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực Nhà nước. Các bên trong tranh chấp dân
sự cũng khơng có quyền cưỡng chế, bắt buộc bên kia thực hiện đúng các nội dung
mà họ đã thỏa thuận vì địa vị pháp lý của các bên là bình đẳng nhau. Do đó nếu
các bên tự giác thực hiện các thỏa thuận của mình thì việc tranh chấp được giải
quyết ổn thỏa, nhưng trong trường hợp một bên hoặc các bên đang tranh chấp thay
đổi ý định và khơng muốn thực hiện các thỏa thuận thì tranh chấp vẫn chưa thể
giải quyết được.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do bên thứ ba
thực hiện. Việc giải quyết bằng phương thức trọng tài chỉ có thể được thực hiện

khi tất cả các bên trong tranh chấp đồng ý và phải có thỏa thuận bằng văn bản. Một
khi đã có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì Tịa án khơng có thẩm quyền giải
quyết trừ khi thỏa thuận đó là vơ hiệu16.Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,
các bên có nghĩa vụ tuân theo các phán quyết do trọng tài đưa ra. Nếu bên có nghĩa
vụ khơng thực hiện thì bên có quyền theo phán quyết của trọng tài có quyền yêu
cầu cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp mang tính cưỡng chế để bắt buộc
bên kia thực hiện nghĩa vụ. Nhưng vì trọng tài khơng mang tính chất quyền lực
nhà nước nên các phán quyết của trọng tài có thể bị Tòa án hủy bỏ theo các quy
định của pháp luật.
Ngoài hai phương thức nêu trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lựa
chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Khi giải quyết theo phương
thức này nghĩa là các bên đã chọn một chủ thể mang quyền lực công quyền để giải
quyết tranh chấp của mình. Một bên có thể nhờ đến sự phân xử của Tịa án mà
khơng cần có sự thỏa thuận từ trước với bên kia trong việc lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp. Tương tự, dù các bên đã tự thỏa thuận được với nhau về nội
dung tranh chấp thì vẫn có quyền u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp của mình.
Sự định đoạt trong việc lựa chọn phương thức giải quyết bằng Tịa án được thực
hiện thơng qua hành vi khởi kiện. Khởi kiện hay không là do sự định đoạt của các
chủ thể trong tranh chấp dân sự và một khi thực hiện việc khởi kiện thì các chủ thể
sẽ làm phát sinh quan hệ tố tụng dân sự và Tịa án có trách nhiệm xem xét, thụ lý
và giải quyết tranh chấp của chủ thể đó. Trong tố tụng dân sự, quyền khởi kiện vụ
16

Điều 5 Pháp Lệnh Trọng Tài Thương Mại

17


×