Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.29 KB, 10 trang )

MỤC LỤC:
A)LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật của nước ta ngày
càng được hoàn thiện để đảm bảo sự nghiêm minh, chuẩn xác và tối thượng của
quyền lực Nhà nước trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa và các quyền cơ bản của con người. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những quyên tắc cơ bản của tố tụng
dân sự. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương
sự, từ đó đưa ra một số các kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt
của đương sự.
B) NỘI DUNG
I) Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự.
1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết
vụ việc dân sự.
1.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự,
yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thứ nhất, về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án
dân sự. Tại Điều 161 BLTTDS quy định: “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi
chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình”. Và theo Điều 162 BLTTDS thì: “cơ quan về dân số, gia
đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ … Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có
quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ
trách”.
Thứ hai, về quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải
quyết việc dân sự. việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng
chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Người yêu cầu trong vụ việc dân sự


có lợi ích hợp pháp lý độc lập nên được đưa ra yêu cầu cho Tòa án giải quyết như
nguyên đơn trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận
hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ. Quyền yêu
cầu giải quyết việc dân sự là một trong những quyền cơ bản của đương sự trong tố
tụng dân sự. Việc BLTTDS ghi nhận quyền này của đương sự đã góp phần thể
hiện việc thực thi nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự trên thực tế.
Với việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự kịp thời, các quyền và lợi
ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt
được hành vi trái pháp luật.
1.2. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn.
Về quyền yêu cầu phản tố, nếu như nguyên đơn có quyền quyết định việc
khởi kiện và nội dung khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
đối với nguyên đơn. Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi
kiện ngượi lại nguyên đơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật
nguyên đơn đã khởi kiện. BLTTDS năm 2004 đã dành một số điều quy định cụ
thể về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự, cụ thể tại điểm c khoản 1
Điều 60 BLTTDS quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ đối
2
với nghĩa vụ của nguyên đơn. Ngoài ra, BLTTDS cũng quy định cho bị đơn có
quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Sự bác bỏ yêu cầu về mặt tố tụng là sự lý
giải và chứng minh của bị đơn về tính không hợp pháp của việc giải quyết vụ án
hoặc là về sự vi phạm thủ tục trong việc thụ lý và giải quyết vụ án. Với việc quy
định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn là
thể hiện sự ghi nhận của pháp luật đối với quyền tự định đoạt của đương sự.
1.3. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại Điều 177 BLTTDS thì trong trường hợp người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên
bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây: việc giải
quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của họ; yêu cầu độc
lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết và yêu cầu độc lập của họ
được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính
xác và nhanh hơn. Đối với người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia
tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời
về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng
của họ cũng giống như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án
dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự hoặc theo yêu cầu
của Tòa án.
2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu
cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút
yêu cầu.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có
thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận. Trước khi mở phiên tòa thì
quyền này là quyền tuyệt đối của đương sự, theo đó đương sự có thể thay đổi, bổ
sung yêu cầu tùy ý. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 218 BLTTDS thì tại phiên
tòa việc thay đổi yêu cầu chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi yêu
cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
3
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn bị giới hạn là không được vượt quá so với phạm vi yêu cầu ban đầu.
Mục 6, phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006
hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai: “ Thủ tục giải quyết vụ án tại
tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS quy định “ Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của
đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố

hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn,
đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan…”.
Nguyên đơn có thể rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện ( điểm b
khoản 1 Điều 59 BLTTDS). Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, trong trường hợp
nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút đơn yêu cầu
đó là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần
yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu nguyên đớn đó rút ( khoản 2 Điều 218 BLTTDS ).
Trong trường hợp nguyền đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn
giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên
đơn trở thành bị đơn; nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và bị đơn rút
toàn bộ yêu cầu phản tố, mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ
nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở
thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn (
Điều 219 BLTTDS ).
Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trước
khi mở phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự thì để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp cho cả hai bên đương sự. Điều 269 BLTTDS quy định Hội đồng xét
xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà
giải quyết. Nếu bị đơn, không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện
của nguyên đơn, nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
nguyên đơn, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
4
2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết
vụ việc dân sự.
Điểm a khoản 2 Điều 180 BLTTDS quy định việc hòa giải phải được tiến
hành theo nguyên tắc sau: “ Tôn trọng sử tự nguyện thỏa thuận của các đương
sự… Không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự
phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình”. Cơ sở của hòa giải là quyền tự
định đoạt của đương sự. Điều 10 BLTTDS quy định: “ Tòa án có trách nhiệm

tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.
Nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong việc hòa giả còn thể
hiện ở quyền tự thỏa thuận của đương sự.
Điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS, Điều 220 BLTTDS, quy định về các
trường hợp tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên ( ở phiên tòa sơ thẩm ) để
ra các quyết định: đình chỉ giả quyết vụ án, công nhận sự thỏa thuận của đương
sự. ( Ngoài ra nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện tại
giai đoạn phúc thẩm thể hiện ở việc hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm, sửa bản
án sơ thẩm, công nhận thỏa thuận của các đương sự ).
Như vậy, với ý nghĩa cơ bản là một nội dung của quyền tự định đoạt của
đương sự, quyền thỏa thuận giải quyết vụ việc của đương sự là một quyền tố tụng
rất quan trọng của đương sự được thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc
thẩm, trừ trường hợp BLTTDS quy định không được tiến hành hòa giải.
3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện,
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án quyết
định của Tòa án.
3.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chon người đại
diên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để bảo về quyền, lợi ích hơp pháp của mình, các đương sự tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ hoặc đương sự có thể ủy quyền cho người khác
thay mình tham gia tố tụng. Người này được gọi là người đại diện theo ủy quyền
của đương sự. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự
5

×