Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THÚY HỒNG

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
TỰ VỆ THƢƠNG MẠI TẠI WTO VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.01.07

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Việt Dũng

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần
Việt Dũng. Mọi ý kiến, quan điểm, số liệu, nội dung
tham khảo được trích dẫn đầy đủ, trung thực và chính
xác trong luận văn. Những kết luận của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào.

Tác giả luận văn

Trần Thúy Hồng



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHT

Ban hội thẩm

CQPT

Cơ quan phúc thẩm

DS
DSB
EC

Giải quyết tranh chấp (Số hiệu vụ tranh chấp)
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
Cộng đồng Châu Âu

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

HĐTV

Hiệp định về các biện pháp tự vệ

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới



MỤC LỤC
PHẦN M

ĐẦU ................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT WTO VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI TẠI WTO ....................... 5
1.1. Khái quát về các nguyên tắc, điều kiện và thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự
vệ theo quy định tại Hiệp định về biện pháp tự vệ .......................................................... 5
111

uy

t

t v t

1 1 2 Đ ều
113

uy

........... 5

t v : ............................................................................ 7

t

ều tr


t v ................................................................. 11

1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thƣơng mại theo thực tiễn giải quyết của Cơ
quan giải quyết tranh chấp WTO ................................................................................... 14
121 P
xuất ộ

uyết về x
tr
v

s




ẩu, tư

ặ tuy t ố s vớ s
............................................................................. 15

1.2.2. P
uyết về x
t t
tr

yr t t
tr
.................................................................................................................................... 22

1.2.3. P

uyết về x



u .......................................................... 32

1.3. Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo thực tiễn giải quyết của Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO ............................................................................................. 39
1.3.1.

t

u

ế

1.3.2.

t

u

ế

ĩ v t ô

............................................................... 39
t v


ố vớ

uố

xuất

ẩu ..... 42

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỰ VỆ CỦA VIỆT NAM –
ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC PHÁN QUYẾT CỦA WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................ 49
2.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp tự vệ .................................. 49
2.1.1. ố

r

2.1.2. K u

v t
ý

ất
ết v

uy
t

uật về t v


t

.... 49

: ...................................................... 51

2.2. Những vấn đề pháp lý của cơ chế tự vệ - phân tích từ thực tiễn các vụ điều tra 53
2.2.1. ề
2.2.2. Về t

ều
t

t v ....................................................................... 54
ều tr v

t v ........................................................ 65

2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng pháp luật về tự vệ và đề xuất hoàn
thiện cơ chế tự vệ của Việt Nam ..................................................................................... 70


2.3.1. Đ ều
uyết tr



uy
uật t
ướ

ù ợ
vớ t
tễ
ấ ................................................................................................................. 71

2.3.2. ă
ư
v trò
ố tượ
u
ế t t
ều tr ,
t v ........................................................................................................................... 76
2.3.3. Đ ều



s

t ư

t

.................................................... 77

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 80


1
PHẦN M


ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép quốc gia thành viên
được quyền áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng khơng được phương hại
đến mục đích chung là thúc đẩy và tăng cường hệ thống thương mại quốc tế. Các biện
pháp phòng vệ thương mại được cho phép bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ thương mại. Trong đó, chống bán phá giá và chống trợ cấp là các biện pháp chống
lại hành vi thương mại không lành mạnh từ doanh nghiệp và chính phủ nước ngồi, cịn tự
vệ thương mại là biện pháp được một quốc gia áp dụng hạn chế hoặc khắc phục những
hậu quả tiêu cực của sự gia tăng hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa do quá trình tự do
hố thương mại (khơng liên quan tới những hành vi thương mại quốc tế không lành
mạnh). Cụ thể, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp thương mại hạn chế hàng
nhập khẩu khi có sự gia tăng hàng nhập khẩu (tương đối hoặc tuyệt đối so với sản xuất nội
địa) do đó gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa
sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các biện pháp cạnh tranh trực tiếp. Trong khuôn
khổ WTO, biện pháp tự vệ được xem là một dạng điều khoản giải thoát (escape clause)
cho quốc gia trong bối cảnh phức tạp và đa chiều của thương mại quốc tế - thông qua việc
tạm ngưng thực hiện các nghĩa vụ mở cửa thị trường quốc gia sẽ tạo điều kiện cho ngành
sản xuất trong nước có thời gian củng cố và tái cấu trúc cơ cấu sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, quốc gia cũng không được lạm dụng biện pháp này để bảo hộ mậu dịch.
Biện pháp tự vệ được ghi nhận trong hệ thống văn bản pháp luật của WTO tại Điều
XIX GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp tự vệ (HĐTV). Tuy nhiên các quy phạm
này chỉ mang tính khung và khái quát. Việc diễn giải và áp dụng chúng phần lớn dựa vào
thực tiễn giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO. Các khuyến nghị
của các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ tranh chấp được xem như
nguồn án lệ quan trọng cho quốc gia thành viên tham khảo và viện dẫn khi khởi xướng
điều tra hoặc bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Vì vậy, nghiên cứu và tiếp thu những
phán quyết này là việc cần thiết để áp dụng được biện pháp tự vệ trên thực tế.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới vào năm
2007, nhưng trước đó đã ban hành pháp luật về các biện pháp tự vệ nh m bảo vệ nền sản
xuất nội địa trong trường hợp có sự gia tăng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Hệ thống pháp
luật về tự vệ thương mại của Việt Nam tính đến thời điểm này chỉ có Pháp lệnh về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam ra đời năm 2002 và 03 Nghị định
hướng dẫn. Quy định của các văn bản nêu trên được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2009
sau 6 năm ban hành. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, phía Việt Nam khơng đưa
ra bảo lưu nào đối với các Hiệp định của WTO nên quy định về tự vệ của Việt Nam gần


2
như tiếp thu toàn bộ điều khoản của Hiệp định tự vệ. Tuy nhiên, như đã đề cập, điều
khoản này mang tính chung nhất và khơng cụ thể, do đó có thể nhận thấy những quy định
của Việt Nam cũng mang tính khái quát như vậy. Hơn nữa, về mặt thực tiễn, tính đến
tháng 12/2013 trong 14 vụ điều tra tự vệ có liên quan đến Việt Nam thì có 2 vụ do Việt
Nam chủ động khởi xướng điều tra. Tuy Việt Nam chưa tham gia với tư cách là nguyên
đơn hoặc bị đơn trong bất cứ tranh chấp nào được giải quyết theo cơ chế của WTO liên
quan đến tự vệ thương mại nhưng khả năng phát sinh trường hợp này trong tương lai là rất
lớn. Do đó, cần tìm hiểu các báo cáo giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO trong một số vụ kiện tiêu biểu và đưa ra cách giải thích hợp lý, so sánh với
quy định hiện hành và nghiên cứu xem Việt Nam có thể xem xét và học tập gì từ thực tiễn
đó để một mặt hồn thiện pháp luật về biện pháp tự vệ, một mặt chuẩn bị tinh thần và kiến
thức tham gia các vụ kiện về tự vệ sau này (nếu có).
Nh m đóng góp ý kiến về vấn đề này trên cơ sở phân tích các tài liệu khoa học và
giải quyết tranh chấp thực tế, tác giả chọn thực hiện đề tài Thực tiễn giải quyết tranh
chấp về tự vệ thương mại tại WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài, khóa luận có liên quan:
1. Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - Thực tiễn sử dụng ở một số
nước trên thế giới và Việt Nam , Luận văn cử nhân, 2003, tác giả: Vũ Thị Thu Thảo,

trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Luận văn đã nghiên cứu được các vấn đề lý luận về biện pháp tự vệ của WTO (lịch
sử phát triển, các dạng biện pháp, nguyên tắc, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo như
quy định tại Hiệp định về biện pháp tự vệ) đồng thời phân tích pháp luật về áp dụng biện
pháp tự vệ tại một số nước (Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản) tại thời điểm năm
2003. Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng tự vệ thương mại của Việt Nam tại thời điểm
đó và đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và đối với doanh
nghiệp. Tại thời điểm luận văn hoàn thành, Việt Nam chưa gia nhập WTO và tình hình
kinh tế - xã hội năm 2003 chưa có nhiều biến động như hiện tại. Mặt khác, luận văn
nghiên cứu trên cơ sở lý luận là Hiệp định của WTO và các văn bản quy định về tự vệ của
các quốc gia chứ khơng nghiên cứu phân tích dựa trên tình huống giải quyết tranh chấp
thực tế. Và vì chuyên ngành của tác giả là kinh tế ngoại thương nên tác giả khơng đi sâu
phân tích các văn bản pháp luật (Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
vào Việt Nam năm 2002 và Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam).
2. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, 2006, tác giả: Trịnh Văn Minh, trường Đại học Luật Tp. HCM.


3
Luận văn phân tích được những vấn đề cơ bản về tự vệ trong thương mại quốc tế,
nghiên cứu các quy định của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào
Việt Nam năm 2002, từ đó đưa ra một số đề xuất trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật
và cơ chế thực hiện pháp luật về tự vệ của Việt Nam. Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên
cơ sở lý luận và không có sự phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp nào tại WTO và
Việt Nam. Ngoài ra, kiến nghị của luận văn nghiêng về vấn đề hoàn thiện cơ chế cũng như
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp
tự vệ.
3. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ, 2013, tác giả: Nguyễn Ánh Ngọc, Trường

ĐH Luật Hà Nội.
Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp tự vệ, lược sử pháp luật
về tự vệ, pháp luật về tự vệ tại WTO và một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời phân tích
thực trạng pháp luật tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi ở Việt Nam , từ đó đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tự vệ của Việt Nam. Luận văn này nghiêng
về phần lý luận pháp luật tự vệ của WTO và không đề cập đến thực tiễn áp dụng thông
qua các vụ kiện.
4. Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam – những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, 2013, tác giả: Nguyễn Quý Trọng, Học viện
Khoa học xã hội.
Luận án nghiên cứu lịch sử của điều khoản tự vệ và tổng thể các quy định về tự vệ của
WTO. Nội dung nghiên cứu tập trung về phần lý luận biện pháp tự vệ tại WTO, pháp luật
tự vệ của Việt Nam, có đề cập một phần đến vụ điều tra kính nổi nhập khẩu. Tuy nhiên,
như các luận văn khác, luận án khơng đi sâu phân tích những vụ kiện cụ thể trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO, và không chưa đựngt hông tin về vụ điều tra tự vệ mới
nhất của Việt Nam: vụ việc dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài (Các kết quả cần đạt đƣợc)
- Làm r những vấn đề lý luận cơ bản của Hiệp định tự vệ về điều kiện và thủ tục áp
dụng biện pháp tự vệ trong khuôn khổ WTO;
- Làm r nội dung các vụ tranh chấp, lập luận của các bên và phán quyết của Ban hội
thẩm, Cơ quan phúc thẩm của WTO về điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ trong
hai vụ kiện cụ thể;
- Làm r các vấn đề pháp lý của Việt Nam về tự vệ thông qua hai vụ điều tra tự vệ
đầu tiên do Việt Nam khởi xướng;
- Đề xuất các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện quy định pháp luật
và áp dụng có hiệu quả biện pháp tự vệ.


4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu các báo cáo giải quyết tranh chấp của BHT và CQPT
của WTO về biện pháp tự vệ thương mại tại 02 vụ kiện cụ thể trong khuôn khổ Điều XIX
G TT 1994 và Hiệp định tự vệ. Những vấn đề pháp lý được chú trọng phân tích bao gồm
điều kiện và thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ theo nhìn nhận của Ban hội thẩm và Cơ quan
phúc thẩm (được diễn giải từ Điều XIX G TT 1994 và Hiệp định tự vệ). Đồng thời, tác
giả cũng dựa vào các báo cáo điều tra của Cục quản lý cạnh tranh đối với mặt hàng kính
nổi nhập khẩu và dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu để phân tích, đối chiếu và từ đó đưa
ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các vấn đề khác của Việt Nam để
hạn chế thiệt hại khi sử dụng biện pháp tự vệ thương mại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp,
so sánh... c ng với các phương pháp suy luận, thống kê nh m làm r các điều kiện và thủ
tục áp dụng biện pháp tự vệ theo cách hiểu của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO và từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Đề tài nghiên cứu có 02 chương lần lượt làm r các vấn đề pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ như sau:
ư
về t v t ư

1: P

uật

về t v t ư

v t

tễ


uyết tr



t

Phần này tác giả nghiên cứu, bình luận các báo cáo giải quyết tranh chấp của cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO tại các vụ kiện cụ thể của WTO về th tục và điều
kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Thông qua các báo cáo giải quyết tranh chấp, chương 1 đưa
ra cách giải thích của Cơ quan giải quyết tranh chấp về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
cũng như quy trình hợp pháp được chấp thuận tại cơ quan này.
ư
uyết

2:

tễ

uật về t v

t

– ố

ếu vớ

v

Chương 2 nghiên cứu các điều kiện và quy trình áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại của Việt Nam thông qua 2 vụ điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh. Từ kết quả nghiên

cứu của chương 1 và phân tích vụ điều tra, so sánh cách giải thích của Cơ quan giải quyết
tranh chấp WTO với nội hàm các quy định tương ứng của Việt Nam, chương 2 đề xuất
các hướng hồn thiện pháp luật để tương thích hơn với pháp luật quốc tế cũng như hoàn
thiện các vấn đề khác giúp Việt Nam có cách thức áp dụng hữu hiệu nhất biện pháp tự vệ
thương mại trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước.


5

CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT WTO VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI VÀ THỰC
TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TỰ VỆ THƢƠNG MẠI TẠI
WTO
1.1. Khái quát về các nguyên tắc, điều kiện và thủ tục điều tra áp dụng biện pháp
tự vệ theo quy định tại Hiệp định về biện pháp tự vệ
Trong thời đại thế giới phẳng , việc hội nhập kinh tế của một quốc gia là điều
kiện tất yếu giúp đất nước không bị tụt hậu về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, văn
hóa. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp lĩnh vực xuất khẩu phát triển và tận dụng thị trường
quốc tế, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, tiêu d ng hàng hóa dịch vụ nước ngoài của
người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đồng thời mở cánh cửa thị
trường nội địa cho hàng hóa và dịch vụ nước ngồi, từ đó nền kinh tế quốc gia có mối
quan hệ liên thơng với nền kinh tế khu vực và tồn cầu, chịu những tác động tích cực lẫn
tiêu cực trước những biến động của thế giới.
Để có thể vừa hội nhập phát triển vừa bảo vệ nền sản xuất nội địa, Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) đã dành cho các quốc gia thành viên một số biện pháp thương mại
đặc th để hạn chế hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do các biến động trên thị trường
quốc tế và hàng hóa nhập khẩu gây ra. Các biện pháp phịng vệ thương mại là những cơng
cụ quan trọng để đáp ứng điều này. Cơng cụ phịng vệ thương mại bao gồm các biện pháp
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - áp dụng đối với hàng hóa nước ngồi nhập
khẩu vào một quốc gia thành viên WTO.
Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy các biện pháp tự vệ thương mại ( tự vệ ) là

một trong những công cụ hiệu quả để bảo hộ sản xuất trong nước. Trong thương mại quốc
tế, tự vệ được hiểu là một công cụ hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước khi có hiện tượng
gia tăng nhập khẩu hàng hóa một cách bất thường gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại
nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các
sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Trong khuôn khổ hệ thống WTO, biện pháp tự vệ được quy
định tại Điều XIX G TT 1994 và diễn giải cụ thể tại HĐTV.

1.1.1. Các nguyên t

n

t v t

uy

nh c a WTO

Nh m đảm bảo các quốc gia không lạm dụng biện pháp tự vệ để biến nó thành một
cơng cụ bảo hộ mậu dịch trá hình, qua đó bóp méo các kết quả đàm phán tự do hóa
thương mại của hệ thống thương mại đa phương, WTO đã quy định các nguyên tắc áp
dụng biện pháp tự vệ mang tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên, như sau:
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
HĐTV yêu cầu quốc gia thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ cho một mặt hàng
nhập khẩu thì khơng được phân biệt nguồn xuất xứ của hàng hóa đó 1. Nghĩa là biện pháp
1

HĐTV, điều 2.2


6

được áp dụng lên tất cả các nước có c ng mặt hàng xuất khẩu đến quốc gia thành viên
này. Tuy nhiên, có một ngoại lệ riêng cho các quốc gia thành viên xuất khẩu đang phát
triển, đó là nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ mỗi quốc gia này không vượt
quá 3% và tổng thị phần nhập khẩu từ các quốc gia tương tự không vượt quá 9% tổng kim
ngạch nhập khẩu của hàng hóa liên quan2 thì khơng áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng
hóa có xuất xứ từ các nước này. Ngoại lệ đối với quốc gia đang phát triển thể hiện sự ưu
đãi nhất định của các nước Thành viên WTO cho những Thành viên có điều kiện kém
hơn. Đúng là chỉ với thị phần riêng lẻ không quá 3% thì nguồn nhập khẩu từ một quốc gia
khơng thể gây nên thiệt hại cho ngành công nghiệp của quốc gia khác, nhưng khi cộng với
thị phần từ các nước khác trong c ng thời điểm thì có thể gây nên thiệt hại. Nguyên tắc
này tạo một sự bảo vệ trong giới hạn tối thiểu cho việc xuất khẩu hàng hóa của Thành
viên đang phát triển.
Một ngoại lệ khác của nguyên tắc không phân biệt đối xử (không quy định trong
HĐTV) mà các quốc gia thường xuyên sử dụng là loại trừ các nước c ng n m trong một
thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ. Trong trường
hợp này, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia khác
không c ng n m trong khối liên minh. Và trong văn bản thỏa thuận liên kết kinh tế phải
có quy định về việc miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ như vậy. Tuy nhiên, áp dụng ngoại
lệ này là một vấn đề còn gây tranh cãi trong các vụ kiện về tự vệ tại WTO.
+ Nguyên tắc đảm bảo bồi thường thương mại:
Nguyên tắc này thể hiện rất r tại Điều 8.1 HĐTV. Do bản chất của tự vệ trái
ngược với những biện pháp phòng vệ thương mại khác mới phát sinh nguyên tắc riêng
biệt này. Khác với bán phá giá hay trợ cấp là d ng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh
làm phương hại đến ngành sản xuất của một quốc gia khác, yêu cầu áp dụng tự vệ xảy ra
khi trên thị trường thực tế không tồn tại sự cạnh tranh khơng lành mạnh nào. Hàng hóa
được nhập khẩu hợp pháp, không bị xác định là bán giá dưới giá thị trường hay sử dụng
hỗ trợ của Nhà nước để tạo lợi thế cạnh tranh, nhưng chúng tăng nhanh làm ngành sản
xuất hàng hóa tương tự trong nước bị thiệt hại. Vì muốn bảo hộ cho một ngành nhất định
của mình mà quốc gia thành viên đặt ra rào cản nhập khẩu đối với hàng hóa từ các nước
khác, từ đó ngăn cản thương mại tự do. Chính vì vậy, để đền b những bất lợi do biện

pháp tự vệ của mình gây ra, quốc gia nhập khẩu phải dành những nhượng bộ nhất định
cho các nước bị ảnh hưởng. Nhượng bộ trong lĩnh vực nào và ở mức độ nào do các bên tự
thỏa thuận với nhau trong q trình tham vấn.
Vì biện pháp tự vệ cịn được hiểu là công cụ bảo hộ phải trả tiền 3 nên trên thực tế
các quốc gia khá thận trọng khi sử dụng. Theo thống kê của WTO, từ khi Hiệp định tự vệ
có hiệu lực đến nay chỉ có khoảng hơn 30 vụ tranh chấp được giải quyết tại WTO, trong
HĐTV, điều 9.1
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, website:
/>truy
cập
ngày
20/3/2014
2

3


7
khi số vụ kiện bán phá giá và trợ cấp rất nhiều4. Ngay cả những nền kinh tế lớn như Hoa
Kỳ hay Cộng đồng Châu Âu cũng khá hạn chế sử dụng biện pháp này, do đó các quốc gia
bình thường khác càng phải suy xét cẩn thận để không bị ảnh hưởng tiêu cực sau khi áp
dụng biện pháp tự vệ.
+ Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và mức độ
cần thiết:
Nh m tránh việc các quốc gia thành viên lạm dụng biện pháp này để bảo hộ nền
công nghiệp nội địa, có một nguyên tắc phải tuân theo là quốc gia nhập khẩu chỉ được áp
dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm
trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh nền sản xuất trong nước5.
Tự vệ trong từng trường hợp cụ thể chỉ có ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp
của quốc gia xuất khẩu mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng biện pháp, không liên quan đến

các ngành khác của quốc gia đó. Và biện pháp này khơng nh m mục đích trừng phạt mà
chỉ có tác dụng kềm hãm sự nhập khẩu quá mức, kéo dài thời gian cho ngành công nghiệp
nội địa điều chỉnh phương thức sản xuất kinh doanh ph hợp nh m nâng cao khả năng
cạnh tranh của ngành này trên thị trường trong nước. Do liên quan đến việc phải có
nhượng bộ sau đó để đền b các tổn thất mình gây ra nên quốc gia nhập khẩu phải cân
nhắc cẩn thận áp dụng biện pháp ở mức độ nào là vừa phải, không phải trả giá đắt, không
rơi vào trường hợp vì bảo hộ một ngành nhất định mà thất thế trong những lĩnh vực công
nghiệp trọng yếu khác sau này. Thời gian thực thi biện pháp cũng không được quá dài,
Hiệp định xác định thời hạn tối đa cho một biện pháp không được quá 8 năm (kể cả khi áp
dụng biện pháp tự vệ tạm thời và có sự gia hạn chính thức), đồng thời quốc gia thành viên
phải có sự rà sốt thực tế, từ đó có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa thương
mại6.

1.1.2. Đ ều ki n áp d ng bi n pháp t v :
Cơ sở kinh tế để quốc gia được phép thực hiện biện pháp tự vệ và hạn chế hàng
nhập khẩu là sự thâm nhập bất ngờ và ngồi tầm kiểm sốt của hàng nhập khẩu trên thị
trường nội địa gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới thị phần kinh doanh của các doanh nghiệp
nội địa của quốc gia. Theo quy định của điều XIX G TT 1994 và Điều 2.1, điều 4.2
HĐTV, quốc gia chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu sau quá
trình điều tra và chứng minh được trên thực tế có sự tồn tại đồng thời của ba yếu tố: (1) sự
gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối mặt hàng đó vào thị trường nội địa; (2) ngành
sản xuất nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp
bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; (3) có mối quan hệ nhân quả
giữa sự gia tăng nhập khẩu với những thiệt hại đó.
4

Trong suốt giai đoạn 1995 – 2009 có 3427 cuộc điều tra chống bán phá giá, 215 vụ điều tra đối kháng và chỉ 198
vụ điều tra tự vệ - Báo cáo thường niên của WTO, 2010, tr. 45
5
HĐTV, Điều 5.1

6
HĐTV, điều 7.4


8
Về cơ bản, nội hàm của từng điều kiện trên không được diễn giải một cách r ràng
trong HĐTV. Các học giả trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và luận giải để làm r
những điều kiện này7, và các quốc gia có thể học hỏi được nhiều thứ từ các nghiên cứu
này để xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật nội địa.
a. S


ẩu tuy t ố
ặ tư
ố v t trư

Liên quan đến khẳng định có sự gia tăng nhập khẩu, nhìn chung quốc gia nhập
khẩu phải khẳng định trong báo cáo những vấn đề sau để chứng minh cơ sở pháp lý của
biện pháp tự vệ được áp dụng: lượng nhập khẩu đã tăng tuyệt đối hoặc tương đối như thế
nào, trong giai đoạn nào và đánh giá sự gia tăng lượng nhập khẩu dựa trên những tiêu chí
gì. Diễn giải về điều kiện xác định có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối một
mặt hàng nhất định vào thị trường một quốc gia thành viên, Điều 4.2.a HĐTV yêu cầu cơ
quan chức năng sẽ đánh giá …tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có
liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối... . Nghĩa là Hiệp định yêu cầu chứng minh
hai vấn đề quan trọng để xác định có hay khơng sự gia tăng nhập khẩu: tốc độ và số lượng
trong mối tương quan với hàng nội địa. Sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối so với hàng nội
địa diễn ra khi trong một khoảng thời gian nhất định, sản lượng hàng sản xuất trong nước
không tăng nhưng hàng nhập khẩu tăng mạnh, hoặc lượng hàng nhập khẩu không tăng
nhưng lượng hàng sản xuất trong nước giảm mạnh. Sự gia tăng nhập khẩu tương đối được
ghi nhận khi lượng nhập khẩu và lượng sản xuất trong nước cùng tăng trong một thời

điểm (nhưng số lượng hàng nhập vẫn cao hơn hàng sản xuất trong nước), cả hai trường
hợp đều dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
công nghiệp nội địa.
Một lưu ý khác là sự gia tăng này phải mang tính chất nhanh và tức thời (tốc độ
nhập khẩu). Ngồi ra, sự gia tăng này còn phải đáp ứng một điều kiện chung tại Điều XIX
G TT 1994 là thuộc diện khơng thể dự đốn trước được. HĐTV khơng đưa ra phương
pháp để xác định sự gia tăng nhập khẩu, do đó khi quốc gia thành viên cho r ng một số
yếu tố khác (ví dụ như trị giá nhập khẩu so với trị giá hàng sản xuất trong nước) cũng có
liên quan để xác định sự gia tăng này thì dẫn đến tranh cãi giữa các bên khi viện dẫn Hiệp
định. Sự không r ràng của quy định dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau từ phía các quốc
gia thành viên, và khi một tranh chấp cụ thể diễn ra thì nguồn được sử dụng để viện dẫn,
chứng minh nhiều nhất là từ phán quyết của các vụ kiện được giải quyết tại Cơ quan giải
quyết tranh chấp WTO.
b.
s xuất ộ
s xuất r
s
ẩ tư
t

s

tr
tr t ế
t t
tr
7

Một số nghiên cứu: Yong Shik Lee (2002), Safeguard measures: why are they not applied consistently with the
rules?, Journal of World trade 36(4); Henrik Horn and Petros C. Mavroidis (2003), United States – Safeguard

Measures on Imports of Fresh, Chilled or Frozen Lamb Meat from New Zealand and Australia: What Should be
Required of a Safeguard Investigation?, American Law Institute; Elías Baracat and Julio J. Nogués (2005), WTO
Safeguards and Trade Liberalization Lessons from the Argentine Footwear Case, World Bank Policy Research
Working Paper 3614.


9
Liên quan đến xác định thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa, điều 4 HĐTV
cung cấp các định nghĩa về thiệt hại nghiêm trọng , đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng’, cũng như định nghĩa về ngành công nghiệp nội địa . Như vậy, để chứng minh
điều kiện này, trước hết quốc gia thành viên phải xác định phạm vi đối tượng bị thiệt hại
(ngành công nghiệp nội địa), thiệt hại nghiêm trọng được tính tốn như thế nào, và sự đe
dọa gây ra thiệt hại có thể nhìn thấy trước trên thực tế ra sao. D vậy, nội hàm của những
vấn đề trên vẫn rất rộng và gây nhiều tranh luận.
Ví dụ như vấn đề như thế nào được xem là ngành công nghiệp nội địa . Ngành
công nghiệp nội địa theo định nghĩa của HĐTV bao gồm toàn bộ các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành
viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh
tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này 8 . Theo
đó, để xác định phạm vi của ngành công nghiệp nội địa trước hết phải xác định những sản
phẩm nào là tương tự và cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng thuộc đối tượng điều tra.
Chỉ khi khẳng định những sản phẩm này mới có thể biết được những nhà sản xuất nào sẽ
liên quan9. Tuy nhiên để biết sản phẩm đó có thuộc đối tượng điều tra liên quan hay
khơng, cần phải có tiêu chí r ràng để phân biệt thế nào là tương tự và thế nào là cạnh
tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu bị điều tra10. Hiệp định không đưa ra đặc điểm nào để
phân biệt hai loại sản phẩm nêu trên, vì vậy cách giải thích phụ thuộc rất nhiều vào quan
điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.
Hay khi đưa ra tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây ra thiệt
hại nghiêm trọng , Hiệp định có định nghĩa và cung cấp một số yếu tố cơ bản 11 để cơ
quan điều tra đánh giá thiệt hại, nhưng vẫn rất chung chung. Những tiêu chí này được

CQPT nhìn nhận rất khắt khe12, và đặc biệt khắt khe hơn nhiều so với xác định thiệt hại
đáng kể trong Hiệp định chống bán phá giá13. Thiệt hại của ngành sản xuất nội địa được
xác định trong vụ kiện chống bán phá giá chỉ được tính đến nếu đó là thiệt hại đáng kể và
có nguyên nhân từ việc hàng hố nhập khẩu bán phá giá (tuy nhiên, khơng có định nghĩa
cụ thể thế nào là thiệt hại đáng kể; và việc bán phá giá không nhất thiết là nguyên nhân

Điều 4.1.a – HĐTV
Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với thịt cừu tươi/ướp lạnh nhập khẩu
(WT/DS177/178/ B/R), đoạn 87.
10
Hiệp định về chống bán phá giá tại điều 2.6 có đưa ra định nghĩa về sản phẩm tương tự - được hiểu là sản
phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường
hợp khơng có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc d khơng giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều
đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.
11
Điều 4.2 HĐTV đưa ra 8 tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm:
(1) tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối, (2) thị
phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu này, (3) sự thay đổi mức bán hàng, (4) sản xuất, (5) năng suất, (6)
công suất sử dụng, (7) lợi nhuận và lỗ, (8) việc làm.
12
Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với lúa mì (WT/DS166/AB/R), đoạn
149.
13
Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với thịt cừu tươi/ướp lạnh nhập khẩu
(WT/DS177/178/ B/R), đoạn 124.
8
9


10

duy nhất hay nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiệt hại đó) 14. Trong khi đó, yêu cầu của
HĐTV về thiệt hại phải là suy giảm toàn diện đáng kể đến vị trí của ngành cơng nghiệp
nội địa , và hoàn toàn phải do sự gia tăng nhập khẩu gây ra. HĐTV yêu cầu trách nhiệm
của cơ quan điều tra quốc gia nhập khẩu là phải đánh giá tất cả những yếu tố cơ bản nêu
trong Hiệp định (ngoài ra, quốc gia thành viên có thể kèm thêm một số yếu tố định lượng
có liên quan khác) và chứng minh r ng sự đánh giá này là tồn diện, có cơ sở và đầy đủ để
từ đó quyết định áp dụng biện pháp tự vệ. Tương tự như thiệt hại nghiêm trọng, sự đe dọa
gây thiệt hại phải định lượng được và dựa trên cơ sở thực tế - nghĩa là tại thời điểm điều
tra đang tồn tại những sự kiện chứng minh r ng thiệt hại sẽ xảy ra trong tương lai gần. Do
chỉ là sự đe dọa nên thiệt hại thực tế chưa xảy ra, cơ quan điều tra chỉ có thể căn cứ trên
những phân tích tỉ mỉ về sự kiện đã và đang diễn ra để dự đốn thiệt hại r ràng sẽ xảy ra
nếu khơng có sự ngăn chặn kịp thời. Như vậy, ngồi tiếp thu phán quyết của CQPT về
thiệt hại, việc chứng minh thiệt hại trên thực tế hoặc trong tương lai gần của ngành công
nghiệp nội địa phụ thuộc rất lớn vào trình độ và khả năng của cơ quan điều tra, địi hỏi sự
tính tốn cẩn thận và đưa ra căn cứ r ràng.
c. Mố u
u
ữ s


ẩu vớ
ữ t t
ô

Không phải bất kỳ sự thiệt hại nào của ngành công nghiệp nội địa hoặc bất cứ sự
gia tăng nhập khẩu nào đều được ghi nhận như điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ. Chỉ
khi sự gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân gây nên thiệt hại mới đặt ra yêu cầu phải áp
dụng biện pháp tự vệ. Mối liên hệ nhân quả này phải được chứng minh trên thực tế b ng
những chứng cứ khách quan và thể hiện r trong báo cáo điều tra vụ việc. Các yếu tố khác
xuất hiện c ng một thời gian mà không phải là sự gia tăng nhập khẩu, nếu gây nên thiệt

hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì những thiệt hại này sẽ
được tách biệt và khơng được tính là do sự gia tăng nhập khẩu gây ra. Cơ quan điều tra
của quốc gia nhập khẩu phải có sự ghi nhận, giải thích chính xác, hợp lý và đầy đủ r ng
những thiệt hại gây ra bởi yếu tố ngoài sự gia tăng nhập khẩu sẽ không bị quy vào tổng
thiệt hại của ngành cơng nghiệp nội địa15. Phân định và giải thích r ràng vấn đề này được
xem là nghĩa vụ của quốc gia thành viên.
D vậy, theo quy định của từng quốc gia cụ thể, biện pháp tự vệ có thể khơng được
áp dụng d đã hội tụ đầy đủ ba điều kiện trên nếu việc áp dụng biện pháp tự vệ đó được
nhìn nhận sẽ dẫn đến thiệt hại chung cho nền kinh tế - xã hội của quốc gia nhập khẩu,
hoặc thiệt hại cho lợi ích của đa số các nhà tiêu d ng hàng hóa đó. Có thể lấy Quy chế tự
vệ16 của EC làm ví dụ. Để áp dụng một biện pháp tự vệ, ngoài việc chứng minh các điều
14

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Thiệt hại và thiệt hại đáng kể , website:
truy cập ngày 11/4/2014
15
Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với đường ống dẫn
(WT/DS202/ B/R), đoạn 217.
16
Quy chế 3285/94 của EC, áp dụng đối với sản phẩm không phải là sản phẩm may mặc và có nguồn gốc từ các
quốc gia có nền kinh tế thị trường.


11
kiện trên, việc điều tra của Ủy ban châu Âu cịn phải đáp ứng tiêu chí lợi ích cộng đồng nghĩa là khi dự kiến thực thi biện pháp tự vệ phải dựa trên lợi ích chung của EC để xem
xét quyết định. Nếu khơng thỏa mãn điều này thì sẽ không áp dụng biện pháp tự vệ17.
Như vậy, làm thế nào để xác định đúng, hợp lý và đầy đủ các điều kiện để áp dụng
biện pháp tự vệ đòi hỏi cơ quan điều tra của quốc gia nhập khẩu phải vận dụng nhiều kiến
thức và nguồn lực khác nhau, với mục đích thực thi chính xác quy định của HĐTV và
pháp luật quốc gia. Những điều kiện trên, tuy vậy, chỉ là nội dung điều tra; còn khi tiến

hành điều tra thì cơ quan có thẩm quyền cịn phải tuân thủ các quy định về hình thức khác
nh m đảm bảo biện pháp tự vệ được áp dụng theo đúng trình tự thủ tục và tránh bị quốc
gia xuất khẩu tố cáo vi phạm pháp luật WTO.

1.1.3. Th t

iều tra áp d ng bi n pháp t v

Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ do cơ quan điều tra có thẩm quyền của quốc
gia nhập khẩu tiến hành18. Pháp luật của quốc gia thành viên phải cụ thể hóa các quy định
về trình tự thủ tục được ghi nhận trong Hiệp định, có thể ràng buộc thêm một số điều
khoản nh m đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan nhưng không được đi ngược lại
Hiệp định. Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền cần phải đảm bảo một số
quy chế pháp lý do HĐTV đưa ra như:
- Minh bạch: bảo đảm các chi tiết trong cuộc điều tra được cơng khai cho các bên
liên quan, ví dụ như quyết định khởi xướng điều tra, báo cáo cuối c ng về vụ việc, quyết
định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ phải được gửi đến các bên có quyền và
lợi ích liên quan. Hơn nữa, những thơng báo này phải bảo đảm được cơng bố nhanh chóng
ngay khi ban hành (Hiệp định quy định thành viên phải thông báo ngay lập tức 19).
Nhưng t y mỗi thành viên mà cách hiểu ngay lập tức này có khác nhau, quy định của
Hiệp định thì khơng cụ thể dẫn đến một số khó khăn cho các quốc gia khi áp dụng biện
pháp tự vệ. Ví dụ, nghĩa vụ thơng báo ngay lập tức bị cho là vi phạm trong vụ kiện Hàn
Quốc – hàng tiêu d ng (thực hiện thơng báo sớm nhất có thể khơng đồng nghĩa với thông
báo ngay lập tức ), hoặc trong vụ kiện Hoa Kỳ – Lúa mì (Hoa Kỳ đã có sự trì hoãn nhất
định: 15 ngày chậm trễ sau khi khởi xướng điều tra, 26 ngày chậm trễ sau khi kết luận về
thiệt hại nghiêm trọng20.)
- Đảm bảo bí mật thơng tin: tuy phải thực hiện minh bạch các chi tiết của cuộc điều
tra, nhưng những thơng tin có tính chất bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật phải
được cơ quan có thẩm quyền bảo đảm tuyệt mật, dựa trên nguyên nhân được đưa ra21. Các
17


Trung tâm Thương mại quốc tế WTO, Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng
tại EC – Pháp luật, thực tiễn và thủ tục chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (bản dịch của Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam), website: www.chongbanphagia.vn (truy cập ngày 10/3/2014), tr. 126
18
Điều 3.1, HĐTV
19
Điều 12.1 – HĐTV
20
Báo cáo của Ban hội thẩm, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với lúa mì (WT/DS166/R),
đoạn 8.189 – 8.207
21
Điều 3.2 – HĐTV


12
bên có liên quan có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho cuộc điều tra có liên quan đến mình;
và bảng câu hỏi điều tra được gửi đến các bên có thể sẽ yêu cầu họ đưa ra một số nội dung
có tính chất tuyệt mật liên quan đến cơng thức sản xuất, dây chuyền cơng nghệ, bí mật
kinh doanh… Khi đó, để đảm bảo thơng tin đó khơng bị rò rỉ đến các đối thủ cạnh tranh,
bên được yêu cầu tham vấn sẽ cung cấp một bản tóm tắt khơng bí mật những thơng tin
này, hoặc có quyền trình bày lý do để khơng tiết lộ một bản tóm tắt như vậy. Những thông
tin được cho là mật hoặc tuyệt mật chỉ được phép cơng khai khi có sự cho phép của bên đã
trình thơng tin đó.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên: cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập
khẩu phải tiến hành tham vấn cơng khai22 hoặc dùng những biện pháp thích hợp khác để
các bên liên quan có cơ hội tự bảo vệ quyền lợi, bày tỏ quan điểm, chứng cứ của mình và
phản biện lý lẽ của đối phương. Thủ tục tham vấn là bắt buộc và quan trọng theo HĐTV
nh m rà sốt các thơng tin về thiệt hại do sự gia tăng nhập khẩu, xem xét việc áp dụng
biện pháp tự vệ có ph hợp với lợi ích chung hay khơng. Tham vấn có thể được thực hiện

suốt từ khi khởi xướng điều tra đến khi quốc gia nhập khẩu có quyết định áp dụng (bao
gồm cả quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời) hoặc mở rộng biện pháp tự vệ. Các
bên liên quan tham gia q trình tham vấn gồm những nhà xuất khẩu có liên quan, đại
diện ngành công nghiệp nội địa, những tổ chức cần thiết khác theo xác định của quốc gia
nhập khẩu23.
 Các bên tham gia trong vụ kiện tự vệ:
Cùng tham gia vào một vụ kiện tự vệ phải có các bên: nguyên đơn (chủ thể nộp đơn
yêu cầu), cơ quan điều tra (theo phân công thẩm quyền của pháp luật quốc gia), nhà xuất
khẩu sản phẩm có liên quan, nhà nhập khẩu. Mỗi chủ thể có vai trị và nghĩa vụ khác nhau
trong quan hệ này.
- Chủ thể nộp đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ: không như Hiệp định
chống bán phá giá hay Hiệp định chống trợ cấp (thừa nhận ngành sản xuất trong nước
hoặc đại diện của nó phải nộp đơn yêu cầu b ng văn bản), trong các quy định của mình
HĐTV không xác định ai là người yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ (nguyên đơn). Khác
với hai hiệp định trên, Hiệp định dường như dành quyền xác định các yêu tố này cho các
quốc gia thành viên. Cụ thể, các quốc gia thành viên sẽ xác định bên nộp đơn yêu cầu là
ngành sản xuất trong nước sản xuất ra sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp với mặt hàng bị yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ, hoặc đại diện của ngành này 24.
22

Điều 12, HĐTV
Điều 3.1, HĐTV
24
Ví dụ, theo Quy chế tự vệ của EC, ngành sản xuất nội địa bị thiệt hại do sản phẩm nhập khẩu phải đệ trình đơn
khiếu nại đến quốc gia thành viên, quốc gia này có nghĩa vụ thông báo cho Hội đồng tư vấn của EC để Hội đồng
đăng thông báo bắt đầu tiến hành điều tra (sau khi tham vấn với Ủy ban tư vấn). Hay theo Mục 201 Luật Thương
mại Hoa Kỳ 1974, bên nộp đơn khiếu nại để khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm (1) đại diện
ngành sản xuất trong nước, (2) yêu cầu của Tổng thống, (3) yêu cầu của đại diện thương mại Hoa Kỳ, (4) yêu
cầu của Ủy ban tài chính và thuế vụ Hoa Kỳ, (5) yêu cầu của Ủy ban tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, (6) Ủy ban
thương mại Hoa Kỳ. tất cả trừ trường hợp đầu tiên đều rất hiếm khi xảy ra.

23


13
Ngồi ra, t y đặc th kinh tế - chính trị của từng quốc gia, bên nộp đơn còn phải thỏa mãn
một số điều kiện nhất định khác để được chấp nhận là đại diện của ngành sản xuất nội
địa25. Tương tự như vậy, HĐTV không quy định cụ thể về những nội dung cần có của đơn
yêu cầu hợp lệ (khác với Hiệp định chống bán phá giá và Hiệp định chống trợ cấp). Vì
vậy, quốc gia thành viên sẽ xác định trong pháp luật của mình đơn yêu cầu gồm những
thơng tin nào và những thơng tin đó phải được hoàn thiện ở mức độ nào (yêu cầu số liệu
rất chi tiết và minh chứng r ràng hoặc chỉ cần một số thông tin cơ bản).
- Cơ quan tiến hành điều tra: t y hệ thống tổ chức của từng quốc gia sẽ có các cơ
quan khác nhau được phân công nhiệm vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Ví dụ, ở Hoa
Kỳ, cơ quan điều tra là Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC); tại EC thì thẩm
quyền điều tra thuộc về Ủy ban châu Âu; tại Trung Quốc là Bộ Thương mại Trung Quốc;
còn ở Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương.
- Nhà xuất khẩu của quốc gia thành viên có quyền lợi liên quan: do biện pháp tự vệ
nếu được áp dụng sẽ có hiệu lực cho tất cả các nguồn nhập khẩu mà không phân biệt đến
từ quốc gia nào, nên khi cơ quan điều tra đã xác định được mặt hàng thuộc đối tượng điều
tra thì cũng đồng thời xác định danh sách các quốc gia xuất khẩu liên quan đến vụ điều
tra. Nhà xuất khẩu và đại diện của họ có quyền tham dự các buổi tham vấn cơng khai và
trình bày quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan.
- Nhà nhập khẩu: là những doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu mặt hàng bị điều tra áp
dụng biện pháp tự vệ. Nhà nhập khẩu thường là các doanh nghiệp trong nước, và họ là
người chịu ảnh hưởng nhiều nhất (sau quốc gia xuất khẩu) khi một biện pháp tự vệ nào đó
được áp dụng. Khi tham gia vào một vụ kiện tự vệ, nhà nhập khẩu cũng có quyền tham
gia tham vấn và trình bày ý kiến26 như đại diện của quốc gia xuất khẩu, và lợi ích kinh tế
của hai nhóm này là tương tự nhau.
 Điều tra: Sau khi khởi xướng điều tra, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập
khẩu có quyền thực hiện các biện pháp cho là cần thiết để xác minh có sự tồn tại các điều

kiện để áp dụng biện pháp tự vệ hay khơng. Hiệp định chỉ nhấn mạnh tính quan trọng của
việc thơng báo và tham vấn, cịn lại quốc gia thành viên có thể tự quy định những hình
thức bổ sung để việc điều tra được chặt chẽ và chính xác hơn. Cơ quan điều tra phải đảm
bảo các quy định về thủ tục của Hiệp định và phải thông báo ngay lập tức cho Ủy ban về
các biện pháp tự vệ của WTO về tiến trình điều tra, kết luận và quyết định cuối c ng của
cơ quan quản lý.
 Thực hiện kết luận điều tra:
Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập
khẩu, dựa trên xác định sơ bộ, nhận thấy sự chậm trễ áp dụng một biện pháp tự vệ có thể
gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được cho ngành sản xuất trong nước thì cơ quan này
Vì dụ, tại Việt Nam, theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh 42, đại diện hợp pháp của ngành công nghiệp trong
nước nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải bao gồm các nhà sản xuất chiếm tỷ lệ ít nhất 25% tổng sản
lượng hàng hố của ngành đó được sản xuất ra ở trong nước.
26
Điều 3.1, HĐTV
25


14
có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Biện pháp này chỉ được thực hiện b ng cách tăng
thuế và có thời hạn khơng q 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng. Tuy nhiên, khi kết
luận điều tra cuối c ng xác định không đủ điều kiện để áp dụng một biện pháp tự vệ thì
quốc gia nhập khẩu có trách nhiệm hồn trả ngay phần thuế bổ sung đó27.
Khi đã có quyết định cuối c ng của cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng biện
pháp tự vệ đối với một hoặc một số mặt hàng nhất định, biện pháp tự vệ sẽ chính thức có
hiệu lực đối với mọi nguồn nhập khẩu28 (trừ các trường hợp ngoại lệ). HĐTV không ràng
buộc quốc gia thành viên chỉ được sử dụng những biện pháp nêu trong Hiệp định, nhưng
nhìn chung các quốc gia thường chọn áp dụng biện pháp thuế quan hoặc hạn ngạch nhập
khẩu. Tuy nhiên các biện pháp này phải được cắt giảm dần theo từng năm áp dụng, và
thời hạn sử dụng một biện pháp tự vệ (dưới bất kỳ hình thức nào) có thể được gia hạn

nhưng khơng được áp dụng quá 8 năm (trừ trường hợp ngoại lệ đối với quốc gia thành
viên đang phát triển, được kéo dài thêm tối đa 2 năm sau khi hết thời hạn chung này29).
Quyết định cuối c ng của cơ quan quản lý về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức
phải được thông báo ngay cho các bên liên quan. Quốc gia nhập khẩu có trách nhiệm
thơng báo ngay lập tức cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ của WTO về pháp luật và thủ
tục hành chính của mình liên quan đến biện pháp tự vệ đó và những sửa đổi nếu có. Các
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu phải phối hợp thực hiện quyết định này.
Trong quá trình áp dụng biện pháp tự vệ, quốc gia nhập khẩu sẽ tiến hành rà soát trung kỳ
nh m điều chỉnh biện pháp đó ph hợp với điều kiện thực tế. Và nếu thời gian áp dụng
vượt quá 3 năm, sau đợt rà sốt thực tế, nếu thích hợp thì quốc gia nhập khẩu có thể loại
bỏ biện pháp ngay hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa thương mại30 (nghĩa là rút ngắn thời
gian áp dụng so với dự kiến ban đầu).
Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện theo thủ tục quy định của từng
quốc gia, nhưng được ràng buộc bởi các nguyên tắc và điều kiện cơ bản trong HĐTV. Các
quốc gia thành viên có quyền thơng qua Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để xử lý
những trường hợp nước nhập khẩu vi phạm pháp luật WTO về điều kiện áp dụng, thủ tục
điều tra. Nói chung hệ thống văn bản quy định về tự vệ của một quốc gia phải đảm bảo
được 2 tiêu chí: tuân thủ đầy đủ những điều khoản của pháp luật WTO và bảo hộ có hiệu
quả nền cơng nghiệp trong nước. Bất cứ sự thiên lệch về phía nào trong 2 tiêu chí trên
cũng dẫn đến thiệt hại cho chính quốc gia nhập khẩu đó.

1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thƣơng mại theo thực tiễn giải quyết của
Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO
Như đã phân tích tại mục 1.1, căn cứ Điều XIX G TT 1994 và Điều 2.1, Điều 4.2
HĐTV, biện pháp tự vệ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sau q trình điều tra
27

Điều 6, HĐTV
Điều 2.2, HĐTV
29

Điều 9.2, HĐTV
30
Điều 7.4 – HĐTV
28


15
và chứng minh được trên thực tế có sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện: (1) sự gia tăng
nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối mặt hàng đó vào thị trường nội địa; (2) ngành sản xuất
nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp bị thiệt
hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa sẽ thiệt hại nghiêm trọng; (3) có mối quan hệ nhân quả
giữa sự gia tăng nhập khẩu với những thiệt hại đó. Tuy nhiên, các quy định nêu trên trong
HĐTV rất khái quát, vì vậy việc diễn giải cụ thể các yêu cầu trong thực thi các quy định
này phải dựa trên thực tiễn thương mại của các quốc gia và đặc biệt là thực tiễn giải quyết
tranh chấp WTO.
Phần này của luận văn sẽ phân tích những phán quyết của Ban hội thẩm (BHT) và
Cơ quan phúc thẩm (CQPT) của WTO trong hai vụ kiện về tự vệ: vụ kiện chentina –
Các biện pháp tự vệ đối với giày nhập khẩu từ EC ( Achentina – giày nhập khẩu )
(WT/DS121) và vụ kiện Hoa Kỳ – Các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thịt cừu non
tươi sống/ ướp lạnh nhập khẩu từ New Zealand và Úc ( Hoa Kỳ - Thịt cừu nhập khẩu )
(WT/DS177, WT/DS178). Hai vụ kiện này được xem là án lệ điển hình trong khn khổ
hệ thống WTO. Mỗi vụ kiện sẽ được phân tích theo từng khía cạnh cụ thể về điều kiện áp
dụng biện pháp tự vệ để làm r các yêu cầu trong các quy định của Điều XIX G TT và
HĐTV, qua đó đưa ra cách hiểu cụ thể nhất về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trên thực
tế.

1.2.1. Phán quyết về x
nh s

ập khẩu, tư

s n xuất nộ a trong hai v ki n c a WTO
1.2.1.1. V ki
1)

“A

t

– Giày nhậ

u” (Tóm t t t

ối hoặc tuy t ối so với
t ết v ki n: xem Ph l c

Khi xem xét các báo cáo điều tra của chentina liên quan đến xác định sự gia tăng
nhập khẩu có ph hợp với quy định tại Điều 2.1 và 4.2 HĐTV hay không, BHT và CQPT
đã có những kết luận về: (1) thế nào là sự gia tăng nhập khẩu và xác định sự gia tăng này
dựa trên những yếu tố nào, (2) trong mối tương quan với Điều XIX G TT 1994, yếu tố
những diễn tiến khơng lường trước được có được xem xét đồng thời với những điều
kiện quy định tại HĐTV không. Do thể hiện của những vấn đề này trong Hiệp định rất
chung chung nên các phán quyết này đồng thời là sự giải thích Hiệp định dưới danh nghĩa
của WTO.
(1)

ế

s






ẩu v



yếu tố x

s



y

Trong vụ kiện này, Cộng đồng Châu Âu (EC) khiếu nại r ng trên thực tế không hề
tồn tại sự gia tăng tuyệt đối lẫn tương đối nào trong nhập khẩu sản phẩm liên quan, vì vậy
chentina đã vi phạm Điều 2.1 và 4.2a HĐTV31. BHT nhìn nhận, theo Điều 2.1 và 4.2a
HĐTV, khi chứng minh có sự tồn tại của gia tăng nhập khẩu thì cơ quan điều tra phải
Báo cáo của BHT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của
(WT/DS121/R), đoạn 8.142
31

chentina đối với giày dép nhập khẩu


16
chứng minh được tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một
cách tuyệt đối hoặc tương đối32. Hơn nữa, chentina chủ yếu đánh giá sự gia tăng dựa
trên số lượng và trị giá nhập khẩu lúc đầu và cuối giai đoạn, mà không so sánh theo tiến

độ từng năm và cũng không đề cập đến tốc độ nhập khẩu. BHT và CQPT đồng quan điểm
là, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu được yêu cầu phải xem xét đến xu hướng trong
nhập khẩu trong suốt giai đoạn điều tra khi đưa ra đánh giá về tốc độ và lượng nhập khẩu
tương đối hoặc tuyệt đối so với hàng nội địa33. Vì vậy, chentina bị cáo buộc đã sai lầm
khi áp dụng cách tính sự gia tăng nhập khẩu khơng ph hợp với Điều 4.2a HĐTV.
Achentina phản đối cáo buộc này và khẳng định thật sự có gia tăng nhập khẩu cả
tuyệt đối và tương đối trên thực tế, đồng thời phản đối phán quyết của BHT về cách giải
thích từ tốc độ nhập khẩu trong Điều 4.2a HĐTV, theo đó tốc độ nhập khẩu bao gồm cả
xu hướng nhập khẩu34. Theo quan điểm của chentina, gia tăng nhập khẩu nghĩa là mức
độ nhập khẩu lớn hơn, và HĐTV không ràng buộc thêm yêu cầu nào khác khi xác định sự
gia tăng này. chentina xác định khoảng thời gian làm cơ sở điều tra là từ năm 1991 đến
năm 1995, và kết luận sự gia tăng nhập khẩu (tuyệt đối và tương đối) trong thời gian này
đã gây nên thiệt hại cho ngành sản xuất giày dép nội địa35. Ngược lại, theo phán quyết của
mình, BHT ghi nhận r ng trong suốt quá trình điều tra thì tổng lượng nhập khẩu giày vào
Achentina có sự suy giảm sau năm 1993. Trong giai đoạn 1993 – 1996, lượng nhập khẩu
tuyệt đối mặt hàng giày dép đã giảm 38%, và tỷ lệ giữa nhập khẩu với sản xuất trong nước
giảm gần một nửa, từ 33% xuống 19%. Nghĩa là có xu hướng giảm dần lượng nhập khẩu
trong nửa cuối giai đoạn điều tra. Mặt khác, phương pháp điều tra của chentina vấp phải
sự phản đối của các ngun đơn khi khơng phân tích sự gia tăng nhập khẩu và xu hướng
giảm dần đi theo tiến độ từng năm như trên mà sử dụng điểm đầu và điểm cuối của giai
đoạn điều tra để so sánh lượng nhập khẩu (thời điểm năm 1995 thì lượng nhập khẩu và giá
trị nhập khẩu cao hơn năm 1991). Phán quyết của BHT về vấn đề này nghiêng về phía
nguyên đơn khi cho r ng, nếu thật sự có sự gia tăng nhập khẩu trên thực tế thì sự gia tăng
này phải thể hiện r rệt từ giai đoạn đầu và cuối của cuộc điều tra, và thể hiện b ng những
xu hướng đã diễn ra trong suốt giai đoạn đó. Cả hai tình tiết này có tính chất tương hỗ. Và
nếu có sự bất đồng nào giữa chúng sẽ đặt ra nghi ngờ liệu biện pháp tự vệ được áp dụng
có ph hợp với Điều 2.1 HĐTV hay khơng36.
32

Báo cáo của BHT , Tlđd số 31, đoạn 8.141

Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của chentina đối với giày dép nhập khẩu
(WT/DS121/AB/R), đoạn 129
34
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 128
35
Cụ thể, theo số liệu do chentina cung cấp, lượng nhập khẩu đã tăng từ 8.86 triệu đôi năm 1991 lên 15.07
triệu đôi năm 1995, và giá trị nhập khẩu tăng từ 44.41 triệu đô-la năm 1991 lên đến 114.22 triệu đô-la năm
199535; từ đó chentina kết luận r ng đã có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối theo Điều 2 HĐTV. Tương tự, trong
giai đoạn 1991 đến 1995 thì xác định lượng nhập khẩu tăng từ 12% năm 1991 lên 25% năm 1995 (cao nhất vào
năm 1993 với tỷ lệ là 33%), giá trị nhập khẩu so với giá trị sản xuất trong nước tăng từ 11% năm 1991 lên đến
34% năm 199535, từ đó chentina kết luận r ng có sự gia tăng nhập khẩu tương đối so với hàng sản xuất trong
nước.
36
Báo cáo của BHT , Tlđd số 31, đoạn 8.157
33


17
Kết luận của CQPT cơ bản đồng ý với nhận định của BHT, tuy nhiên CQPT không
cho là hợp lý khi phải điều tra chứng minh xu hướng tăng hay giảm nhập khẩu trong một
giai đoạn kéo dài đến 5 năm như vậy. Trên quan điểm của mình, CQPT cho r ng tính chất
của cụm từ gia tăng nhập khẩu (is being imported) diễn tả sự cần thiết chứng minh là sự
gia tăng nhập khẩu này vừa mới diễn ra gần đây37. Ngồi ra, CQPT khơng đồng thuận khi
BHT lập luận: bất kể điểm đầu của giai đoạn điều tra là bao lâu, thì chỉ cần điểm cuối của
giai đoạn này gần với thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tự vệ là được. CQPT yêu
cầu điểm đầu và cuối của giai đoạn điều tra đều phải n m trong khoảng thời gian gần với
thời điểm áp dụng, chứ khơng chỉ là điểm cuối38. Nói cách khác, theo quan điểm của
CQPT, một giai đoạn điều tra hợp lý không thể kéo dài đến 5 năm như chentina đã thực
hiện. CQPT cũng nhìn nhận r ng một cuộc điều tra chỉ đơn giản thể hiện là lượng nhập
khẩu năm nay cao hơn năm trước, hoặc cao hơn thời điểm cách đây 5 năm là không đủ

đáp ứng yêu cầu. Và theo nhận định của CQPT, theo ghi nhận tại Điều 2.1 HĐTV cộng
với Điều XIX G TT 1994 thì sự gia tăng nhập khẩu đặt ra yêu cầu phải được thể hiện đủ
gần, đủ bất ngờ, đủ mạnh và đủ để gây chú ý, cả về mặt định lượng lẫn định tính, để gây
nên hoặc đe dọa gây nên thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước39. Sự gia tăng nhập khẩu
mặt hàng giày dép vào chentina không đáp ứng được yêu cầu này khi càng về cuối giai
đoạn điều tra thì lượng nhập khẩu có chiều hướng suy giảm, khơng cịn đáp ứng được u
cầu tức thời, mạnh, bất ngờ để gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước. Phán
quyết này của CQPT được xem là hợp lý vì sự gia tăng nhập khẩu dần dần và trong thời
gian dài thì khơng có khả năng sẽ đặt ngành cơng nghiệp nội địa vào tình huống khẩn cấp
phải sử dụng biện pháp tự vệ40.
Những phân tích và diễn giải của BHT và CQPT trong vụ kiện đã làm sáng tỏ quy
định của HĐTV về xác định sự gia tăng nhập khẩu. Đây là sự định hướng giá trị để quốc
gia thành viên học hỏi thực hiện trong các vụ kiện tiếp theo. Cách tính gia tăng nhập khẩu
như phán quyết khơng q khó cho cơ quan điều tra, vẫn sẽ đảm bảo chuẩn xác dù ở thời
điểm nào và do quốc gia nào áp dụng. Hơn nữa, phán quyết về độ dài của giai đoạn điều
tra thật sự đáng cho các quốc gia thành viên xem xét, cân nhắc lựa chọn giai đoạn điều tra
theo hướng có lợi nhất cho mình, và khơng nên chọn một giai đoạn kéo dài đến 5 năm như
chentina đã quy định.
(2) Yếu tố “ ễ t ế

ơ

ư

trướ

ượ ” tr

ều tr t v


Ngồi cáo buộc chentina đã sai trong phương pháp đo lường sự gia tăng nhập
khẩu, EC còn đưa ra yêu cầu xem xét vi phạm của chentina theo Điều XIX G TT 1994,
độc lập với HĐTV. Cụ thể, EC yêu cầu phải xác định xem xu hướng tăng nhập khẩu vào
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 130
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, footnote số 130, tr.47
39
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 131
40
Yong Shik Lee (2002), Safeguard measures: why are they not applied consistently with the rules? , Journal
of World trade 36(4), p. 650
37

38


18
chentina có phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước được và là kết quả
của những nghĩa vụ áp dụng cho các thành viên của G TT 1994 hay khơng. Theo lập
luận của mình, EC cho r ng chentina đã chủ động tiến hành tự do hóa thương mại theo
khuôn khổ của Hiệp định thương mại tự do khu vực Mercosur và Tổ chức thương mại thế
giới WTO, và sự gia tăng nhập khẩu xảy ra ngay khi chentina bắt đầu mở cửa thị trường
vào những năm 1989-199041. Khi tham gia vào tiến trình này, các nước biết r ng phải tiến
hành cắt giảm thuế quan và những hạn chế khác để đảm bảo tự do thương mại, nên hồn
tồn có thể dự đốn được tình huống nhập khẩu sẽ gia tăng khi bắt đầu dỡ bỏ rào cản thuế
quan. Vì vậy, EC kết luận r ng những diễn tiến không lường trước được do chentina đưa
ra không n m trong nội hàm những diễn tiến không lường trước được theo nghĩa quy định
tại Điều XIX G TT 1994. Ngược lại, phía chentina dựa trên quan điểm r ng yếu tố diễn
tiến không lường trước được trong Điều XIX G TT 1994 đã bị các nhà đàm phán loại
khỏi HĐTV, nên họ khơng có nghĩa vụ phải chứng minh điều kiện này.
BHT đưa ra phán quyết những cuộc điều tra tự vệ hoặc biện pháp tự vệ được áp

dụng sau thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện tại HĐTV thì
cũng đồng thời đáp ứng yêu cầu của Điều XIX G TT 1994, và cho r ng các nhà đàm
phán tại Vòng đàm phán Uruguay đã lược bỏ vấn đề …do hậu quả của những diễn tiến
không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ trong Điều XIX GATT 1994
khỏi của HĐTV42. Tuy nhiên, CQPT không công nhận phán quyết này của BHT, mà cho
r ng một biện pháp tự vệ chỉ được xem là hợp pháp một khi tất cả các điều kiện tại HĐTV
và Điều XIX G TT 1994 được chứng minh r ràng43. Và cho r ng sự gia tăng nhập khẩu
nên thuộc dạng không thể thấy trước hoặc khơng mong đợi 44. Ngồi ra, phán quyết
phúc thẩm còn yêu cầu quốc gia áp dụng biện pháp tự vệ phải đưa ra b ng chứng của
những diễn tiến không lường trước được trên thực tế để đảm bảo biện pháp đó khơng vi
phạm điều XIX G TT 199445. Khi kết luận về vấn đề này, CQPT khơng có phán quyết
riêng mà cho r ng, vì biện pháp tự vệ do chentina áp dụng không đáp ứng được các điều
kiện tại Điều 2 và 4 HĐTV nên không cần thiết phải xem xét đến cáo buộc về diễn tiến
không lường trước được của nguyên đơn.
Như vậy, bên cạnh sự luận giải r ràng về mối quan hệ giữa Điều XIX G TT 1994
và HĐTV, phán quyết của CQPT đưa ra yêu cầu các quốc gia khi điều tra và áp dụng biện
pháp tự vệ phải đưa vào báo cáo cuối c ng những chứng cứ thực tế của diễn tiến không
lường trước được. Các phán quyết về điều kiện gia tăng nhập khẩu trong vụ kiện này đã
khẳng định lại giá trị của Điều XIX GATT 1994. Thế nhưng BHT và CQPT trong vụ kiện
lại không xác định cụ thể chentina có vi phạm về diễn tiến không lường trước được
41

Báo cáo của BHT , Tlđd số 31, đoạn 8.47
Báo cáo của BHT , Tlđd số 31, đoạn 8.69
43
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 95
44
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 131
45
Báo cáo của CQPT, Tlđd số 33, đoạn 92

42


19
hay khơng, cũng như bỏ qua khơng giải thích những hậu quả từ việc thực hiện các nghĩa
vụ trong Hiệp định thương mại đa phương (ngồi Hiệp định WTO) có được xem là diễn
tiến không lường trước được theo nghĩa của Điều XIX G TT 1994 hay không. Nghĩa là,
phán quyết chỉ nêu ra cách thức chứng minh chứ chưa giải quyết thấu đáo về quy định
diễn tiến không lường trước được trong một vụ điều tra tự vệ.

1.2.1.2. V ki
2)

“Hoa Kỳ – Th t cừu nhập khẩu” (T

t tt

t ết v

:x

P

New Zealand và c (nguyên đơn) không yêu cầu xem xét phương pháp Hoa Kỳ đã sử
dụng để xác định có sự gia tăng nhập khẩu, nhưng nguyên đơn nhấn mạnh r ng sự gia
tăng nhập khẩu vào Hoa Kỳ không đến từ nguyên nhân không lường trước được. Cụ thể,
nguyên đơn cho r ng do việc chấm dứt những biện pháp trợ cấp theo Đạo luật Len (Wool
Act46) đã tác động đến ngành chăn nuôi cừu và Hoa Kỳ hồn tồn có thể dự đốn trước
được điều này. Hơn nữa Hoa Kỳ cũng không đề cập đến yếu tố diễn tiến không lường
trước được trong báo cáo điều tra của mình.

Theo lập luận của Hoa Kỳ, khơng có quy định nào trong Điều XIX G TT 1994 và
Điều 3.1 HĐTV (về điều tra tự vệ) ràng buộc khi điều tra phải đồng thời chứng minh
riêng biệt sự tồn tại của yếu tố diễn tiến không lường trước được này. Đáp trả cáo buộc
của nguyên đơn, Hoa Kỳ xác định sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu và kích
thước của sản phẩm thịt nhập khẩu là những yếu tố không lường trước được theo nghĩa
của Điều XIX G TT 1994. Trên thị trường trong nước của Hoa Kỳ, theo truyền thống,
thịt cừu nội địa được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, còn phần lớn thịt nhập khẩu là
thịt đông lạnh. Từ năm 1995 đến 1997 thì cơ cấu này đã thay đổi, khối lượng thịt cừu
nhập khẩu dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh – gần giống với sản phẩm sản xuất trong nước
ngày càng tăng. Mặt khác, Hoa Kỳ tranh luận r ng trong báo cáo điều tra đã được cơng
khai của mình có đưa ra hai yếu tố thực tiễn: sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu từ
thịt đông lạnh sang thịt tươi/ ướp lạnh và tăng kích thước thịt nhập khẩu. Hai yếu tố này
đã làm cho sản phẩm nhập khẩu trở thành tương tự với sản phẩm nội địa, từ đó gia tăng
khả năng cạnh tranh của thịt nhập khẩu và làm thay đổi sâu sắc thị trường thịt cừu của
Hoa Kỳ. Theo cách nhìn của Hoa Kỳ, những thay đổi này là diễn tiến không thể thấy
trước được. Vì đã trình bày những thay đổi này trong báo cáo nên họ cho r ng mình đã thể
hiện được sự tồn tại của những diễn tiến không lường trước được và vì thế hồn tồn
đáp ứng u cầu đặt ra tại Điều XIX G TT 199447. Các nguyên đơn không chấp thuận
cách lý giải này của Hoa Kỳ. Họ lập luận r ng sự xoay chuyển trong cơ cấu nhập khẩu
khơng phải là khơng thể thấy trước vì sự thay đổi này đã bắt đầu diễn ra trong một thời
46

Wool ct là điều luật sửa đổi Đạo luật len quốc gia năm 1954 của Hoa Kỳ. Điều luật mới này cắt giảm trợ cấp
cho những nhà sản xuất len từ lông cừu trong các năm 1994, 1995 và tiến tới xóa bỏ hẳn chương trình trợ cấp
này từ năm 1996.
47
Báo cáo của BHT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với thịt cừu tươi/ướp lạnh nhập khẩu
(WT/DS177/178/R), đoạn 7.26



20
gian dài trước khi Hoa Kỳ khởi xướng điều tra năm 1993 cũng như trước khi các nhượng
bộ thuế quan được ký kết vào những năm 1994 – 1995. Hơn nữa, thị phần của thịt tươi
sống hoặc ướp lạnh nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng lượng nhập khẩu vào Hoa
Kỳ, kể cả trong những năm gần kề trước đó.
Phán quyết của BHT xem xét trên tiêu chí liệu Hoa Kỳ trên thực tế có cơng bố trong
báo cáo của mình r ng những diễn tiến liên quan đến sự thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu
là diễn tiến không lường trước được theo nghĩa của Điều XIX G TT 1994 hay không. Từ
báo cáo điều tra của Hoa Kỳ, BHT xác nhận có trình bày sự gia tăng và thay đổi định dạng
thịt nhập khẩu, d rất ít trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra. BHT nhìn nhận trong báo
cáo khơng hề có một kết luận nào cho r ng sự thay đổi định dạng sản phẩm nhập khẩu và
thay đổi trong kích thước thịt nhập khẩu là diễn tiến làm biến đổi sâu sắc thị trường nội
địa và không thể lường trước được. Họ chỉ đơn thuần nêu lên những thay đổi và số liệu
chứng minh, vì vậy đã vi phạm Điều XIX G TT 1994.
Tuy nhiên, trong kháng cáo của mình, Hoa Kỳ cho r ng BHT đã sai lầm ở hai điểm:
thứ nhất, cho r ng theo Điều XIX.1a G TT 1994 thì khi chứng minh diễn tiến khơng
lường trước được , cơ quan điều tra sở tại phải có kết luận riêng cho phần này trong báo
cáo điều tra. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, để đáp ứng điều kiện tại Điều XIX G TT thì
chỉ cần cơ quan điều tra hàm ý đến vấn đề này từ các sự kiện thực tế trong báo cáo, cũng
như chỉ cần sự tồn tại của những diến tiến này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình
giải quyết tranh chấp tại WTO là được. Hoa Kỳ lập luận khơng có cơ sở nào tại Điều 3.1
HĐTV yêu cầu cơ quan điều tra phải điều tra cả điều kiện tại Điều XIX G TT như thế
này. Thứ hai, BHT đã sai khi nhận định r ng báo cáo điều tra của Hoa Kỳ không đưa ra
được chứng cứ thực tế cho sự tồn tại của những diễn tiến không lường trước được . Theo
cách nhìn của Hoa Kỳ, những yếu tố thay đổi trong định dạng sản phẩm nhập khẩu và
thay đổi kích thước sản phẩm có thể nhìn thấy r trong báo cáo với đầy đủ số liệu, vì vậy
BHT kết luận Hoa Kỳ không đưa ra được b ng chứng thực tế là khơng chính xác48.
Tại phán quyết phúc thẩm, CQPT đã viện dẫn đến các báo cáo cuối c ng từ hai vụ
kiện trước đó về tự vệ trong WTO, vụ kiện chentina - giày dép nhập khẩu và vụ kiện
Hàn Quốc - các chế phẩm từ sữa. Tất cả đều nói lên một mối liên hệ logic của yêu cầu

phải đồng thời chứng minh điều kiện tồn tại của những diễn tiến không lường trước được
trong bất kỳ một cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ nào. Khi đối chiếu những luận giải
trên vào báo cáo điều tra của Hoa Kỳ, CQPT nhận thấy không hẳn là nước này không đề
cập đến yếu tố diễn tiến không lường trước được. Thực tế là Hoa Kỳ đã nhắc đến 2 yếu tố
mà họ xem là thuộc định nghĩa nàynhưng đưa vào phân tích trong những phần khác, ví dụ
như sự thay đổi của định dạng nhập khẩu được đưa vào mục trình bày về sản phẩm
tương tự, cịn yếu tố thay đổi trong kích thước thịt nhập khẩu c ng với yếu tố trên lại
48

Báo cáo của CQPT, Vụ tranh chấp về biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đối với thịt cừu tươi/ướp lạnh nhập khẩu
(WT/DS177/178/AB/R), đoạn 67


×