Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.65 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN ANH ĐÀO

THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH
VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH
VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THƯ
Học viên: TRẦN ANH ĐÀO
Lớp Cao học Luật Khóa 2 – Vĩnh Long

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung luận văn “Thực tiễn thực thi các quy


định về quảng cáo trên truyền hình” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu
của bản thân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Thị Thư. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần trích dẫn
tài liệu tham khảo. Các vụ việc, thông tin được nêu trong luận văn là trung thực và
hồn tồn chính xác, đúng sự thật.
Tác giả

Trần Anh Đào


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

1

LQC

Luật Quảng cáo

2



Nghị định

3


TT

Thơng tư

4

CP

Chính Phủ

5

BYT

Bộ Y tế

6

VTV

Đài Trùn hình Việt Nam (Vietnam Television)

VTC

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Vietnam Television
Corporation)

7



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM VÀ
THỜI LƯỢNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH .......................................6
1.1. Thực thi quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình và đề xuất
hồn thiện ...................................................................................................................6
1.1.1. Thực thi quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình .............................6
1.1.2. Đề xuất hồn thiện quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình ............9
1.2. Thực thi quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình và đề xuất
hồn thiện .................................................................................................................11
1.2.1. Thực thi quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình .........................11
1.2.2. Đề xuất hoàn thiện quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình ........14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC
VÀ NỘI DUNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH ....................................18
2.1. Thực tiễn thực thi quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình và đề
xuất hồn thiện ........................................................................................................18
2.1.1. Thực thi quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình ...........................18
2.1.2. Đề xuất hồn thiện các quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình......20
2.2. Thực tiễn thực thi quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình và đề
xuất hoàn thiện ........................................................................................................20
2.2.1. Thực thi quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình ............................20
2.2.2. Đề xuất hồn thiện quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình ...........24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................26
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH .................27
3.1. Thực tiễn thực thi quy định hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên
truyền hình và đề xuất hồn thiện .........................................................................27

3.1.1. Thực thi quy định hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình
...................................................................................................................................27
3.1.2. Đề xuất hồn thiện quy định hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên
truyền hình ................................................................................................................30


3.2. Thực tiễn thực thi quy định về mức phạt tiền đối với hành vi phạm hành
chính về quảng cáo trên truyền hình và đề xuất hồn thiện ...............................31
3.2.1. Thực thi quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về
quảng cáo trên truyền hình .......................................................................................31
3.2.2. Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về mức phạt tiền đối với hành
vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình ..................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................37
KẾT LUẬN ..............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế với việc đổi mới cơ
chế chính sách của nhà nước để mở rộng thị trường, đã kéo theo sự gia tăng của các
hoạt động xúc tiến thương mại cả về số lượng và chất lượng. Một trong những hoạt
động xúc tiến thương mại đang được nhiều người quan tâm hiện nay là quảng
cáo.Hoạt động quảng cáo đến với người dân qua nhiều phương tiện. Trong đó,
truyền hình được coi là phương tiện quảng cáo có mức độ phổ biến nhất hiện nay.
Theo thống kê về thị phần quảng cáo trong năm 2017 thì quảng cáo trên truyền hình
tại Việt Nam chiếm tới 40,8%1.Quảng cáo trên truyền hình có phương thức cung
cấp thơng tin đặc biệt với tính xã hội hóa cao, nên quảng cáo trên trùn hình có

khả năng ảnh hưởng (tác động) lớn đến nhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là người
xem truyền hình (người tiếp nhận quảng cáo). Do đó, Nhà nước đã ban hành các
quy định pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo
trên truyền hình. Các quy định này hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xúc tiến
thương mại nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều quy định của pháp luật về
quảng cáo trên truyền hình đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập, chưa bảo vệ được
quyền của người tiếp nhận quảng cáo và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Thực tế hoạt động quảng cáo trên truyền hình hiện đang phải đối mặt với
nhiều ý kiến của người xem truyền hình về các hành vi quảng cáo gian dối, quảng
cáo không đúng thời lượng, thời điểm, quảng cáo phản cảm… Điều đó được thể
hiện rõ trong phiên chất vấn của Quốc hội ngày 18/4/20172, nhiều Đại biểu Quốc
hội đã tỏ ra lo lắng trước tình trạng quảng cáo hiện nay trên truyền hình. Đại biểu
Nguyễn Tạo (tỉnh Lâm Đồng) cho rằng hoạt động quảng cáo trên trùn hình có
những nội dung thiếu tế nhị, khơng lành mạnh, thậm chí có những trường hợp có
thể nói là khơng văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong Nhân dân.
Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực tiễn thực thi các
quy định về quảng cáo trên truyền hình” để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học hệ

Kiều Vũ (2017), Bức thiết nhu cầu sửa đổi Luật Quảng cáo năm 2012, (24/5/2018).
2
Như Hương (2017), Đại biểu lo lắng về hoạt động quảng cáo trên truyền hình, (31/5/2018).
1


2

ứng dụng. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên
truyền hình trong thời gian qua để từ đó có những quan điểm, ý kiến đóng góp cho

việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo trên truyền hình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về quảng cáo nói chung, pháp luật về quảng cáo trên trùn hình
nói riêng đã được nhiều cơng trình nghiên cứu và đề cập dưới các góc độ khác nhau,
trong đó có thể nêu ra một số công trình đáng chú ý sau:
Nguyễn Thị Thùy Dung (2013), Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền
hình ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cơng trình có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn. Công trình đã đề cập và phân
tích các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan đến hoạt động quảng cáo trên truyền
hình, trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau: (i) Pháp luật về thời điểm quảng cáo;
(ii) Pháp luật về thời lượng quảng cáo; (iii) Pháp luật về hình thức quảng cáo; (iv)
Pháp luật về nội dung quảng cáo. Một số lập luận trong cơng trình có giá trị tham
khảo trực tiếp đối với luận văn. Cụ thể, đó là thực tiễn thực thi quy định về thời
điểm, thời lượng, hình thức và nội dung (sản phẩm) quảng cáo trên trùn hình. Tuy
nhiên, vì cơng trình hồn thành vào đầu năm 2013 nên nhiều vấn đề được đã trở nên
khơng cịn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, cơng trình cũng chưa phân tích
và đánh giá sâu các quy định của pháp luật hiện hành về nội dung (sản phẩm) quảng
cáo trên truyền hình, cũng như hành vi và mức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm
pháp luật về quảng cáo trên truyền hình.
Nguyễn Thị Tâm (2016), Hồn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam). Với phạm vi nghiên cứu rộng lớn, công trình đã đề cập đến một số vấn
đề có liên quan đến nội dung quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, cũng vì có
phạm vi đối tượng nghiên cứu rộng, nên pháp luật về nội dung quảng cáo trên
truyền hình chưa được phân tích sâu. Những vấn đề cịn lại, như thời điểm, thời
lượng, hình thức và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo
trên truyền hình chưa được công trình đề cập hoặc tuy được đề cập nhưng chưa
được phân tích, đánh giá.
Lê Hương Giang (2014), Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo trên truyền hình, Tạp chí Luật học số 08/2014. Công trình đề cập đến

vấn đề thời điểm, thời lượng quảng cáo, cũng như việc xử phạt hành vi vi phạm khi
quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, như tên gọi, cơng trình chủ yếu tiếp cận dưới


3

góc độ quản lý nhà nước, nên các phân tích chủ yếu xoay quanh hoạt động thực thi
pháp luật của các chủ thể có thẩm qùn, thay vì phân tích sâu các quy định pháp
luật có liên quan. Nhưng, một số phân tích liên quan đến hành vi vi phạm hành
chính về quảng cáo trên trùn hình có giá trị tham khảo đối với luận văn.
Nguyễn Thị Hồng Nhung - Lương Thị Hồng Nhung (2012), Quảng cáo
truyền hình - thực trạng và cơ chế hồn thiện, />Cơng trình có liên quan trực tiếp đến luận văn. Tương tự cơng trình của tác giả
Nguyễn Thị Dung đã nêu ở trên, công trình tập trung đánh giá 04 vấn đề sau: Thời
điểm, thời lượng, hình thức và nội dung quảng cáo trên trùn hình. Tuy nhiên, vì
thời điểm hồn thành cơng trình là đầu năm 2012, tức là trước khi Luật Quảng cáo
2012 được ban hành. Do đó, công trình hầu như chỉ tập trung đề cập và phân tích
các quy định có liên quan của Pháp lệnh Quảng cáo 2001. Vì vậy, nhiều phân tích
của cơng trình đã khơng cịn phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhưng, một số phân
tích về thời điểm, thời lượng và hình thức quảng cáo trên trùn hình của cơng trình
có giá trị gợi ý cho luận văn.
Như vậy, qua tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu có liên quan, cho thấy
cịn nhiều vấn đề của pháp luật về quảng cáo trên truyền hình cần được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt từ góc độ thực tiễn thực thi. Do đó, đề tài “Thực tiễn thực thi
các quy định về quảng cáo trên truyền hình” cần thiết để đầu tư nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần hồn
thiện pháp luật về quảng cáo trên truyền hình.
Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Đánh giá thực tiễn thực thi và đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật về thời điểm, thời lượng và hình thức quảng cáo trên truyền
hình; (ii) Đánh giá thực tiễn thực thi và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về nội

dung quảng cáo trên truyền hình; (iii) Đánh giá thực tiễn thực thi và đề xuất giải
pháp hồn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền
hình.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về
quảng cáo thương mại trên truyền hình.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quảng cáo trên truyền hình. Luận văn chỉ
đề cập đến khi có liên quan mà khơng tập trung nghiên cứu các quảng cáo khơng có


4

tính chất thương mại trên trùn hình; thủ tục hành chính về quảng cáo trên trùn
hình và hợp đồng quảng cáo trên truyền hình.
Khái niệm quảng cáo trên truyền hình trong Luận văn được hiểu: Là việc sử
dụng các phương tiện truyền hình nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, Luật Quảng cáo 2012 không sử dụng
khái niệm truyền hình, thay vào đó Luật sử dụng khái niệm báo hình. Luật Báo chí
2016 tại khoản 11 Điều 3 định nghĩa kênh trùn hình là sản phẩm báo chí, gồm các
chương trình truyền hình được sắp xếp ổn định, liên tục, được phát sóng trong
khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết. Do đó, trong luận văn, từ báo hình
được sử dụng tương đương với từ truyền hình và có giá trị thay thế cho nhau tùy
ngữ cảnh.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi Luật
Quảng cáo 2012 có hiệu lực (01/01/2013) đến ngày 31/8/2018.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu các sự kiện xảy ra tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích: Sử dụng khi phân tích các quy định của pháp luật về

thời điểm, thời lượng, hình thức, nội dung (sản phẩm) quảng cáo trên truyền hình và
quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo trên trùn hình.
Ngồi ra phương pháp này cịn được sử dụng khi phân tích một số tình huống, vụ
việc cụ thể nảy sinh trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quảng cáo
trên truyền hình.
Phương pháp tổng hợp: Sử dụng khi tổng hợp các luận cứ, các lập luận để đề
xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, hình
thức, nội dung (sản phẩm), xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền
hình. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng tại phần kết luận của mỗi chương và
phần kết luận của luận văn.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên
cứu
Dự kiến kết quả nghiên cứu đề tài:
- Tổng hợp thông tin về một số vụ việc, trường hợp cụ thể trong quá trình
thực thi quy định pháp luật về quảng cáo trên truyền hình;


5

- Xác định những vấn đề hạn chế, bất cập đặt ra trong thực tiễn áp thực thi
quy định về thời điểm, thời lượng, hình thức, nội dung (sản phẩm) quảng cáo và xử
phạt vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về
quảng cáo trên truyền hình từ góc độ thực tiễn thực thi quy định về quảng cáo trên
truyền hình.
Dự kiến địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài: Luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu thực tiễn thực thi quy
định của pháp luật về quảng cáo trên truyền hình, đồng thời các phân tích và kiến
nghị trong luận văn có thể là nguồn thông tin bổ sung cho các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về quản lý nhà nước về quảng cáo trên truyền hình trong việc hoàn

thiện quy định của pháp luật về quảng cáo trên truyền hình.


6

CHƯƠNG 1
THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH
VỀ THỜI ĐIỂM VÀ THỜI LƯỢNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
Thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình là hai vấn đề quan trọng
được pháp luật quy định nhằm kiểm soáthànhvi của người phát hành quảng cáo và
các chủ thể khác có liên quan. Thông qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người
xem truyền hình, đặc biệt đối với người sử dụng các kênh truyền hình trả tiền. Quy
định về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình cũng góp phần ngăn
chặn tình trạng thương mại hóa các kênh trùn hình khơng trả tiền, khi chúng được
đầu tư, đảm bảo kinh phí hoạt động từ Ngân sách nhà nước và ra đời vì mục đích
phục vụ cộng đồng.
1.1. Thực thi quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình và đề
xuất hồn thiện
1.1.1. Thực thi quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình
Pháp luật quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình chủ yếu nhằm
tạo thuận lợi trong việc theo dõi các chương trình truyền hình, tránh tình trạng
“cưỡng bức” người xem tiếp nhận những thông tin không mong muốn vào những
thời điểm nhất định, cũng như tạo sự trang nghiêm cho một số chương trình truyền
hình. Do đó, việc thực thi các quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình có ý
nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ qùn lợi của người xem truyền hình.
Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 tại Điều 22 khoản 3 quy định không được
phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau: (i) Chương trình thời sự; (ii)
Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ
niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Quy định vừa nêu là hợp lý, tuy nhiên có một số
vấn đề bất cập sau:

Một là, Luật không quy định thế nào là một chương trình thời sự, dẫn đến rất
khó để xác định liệu có hành vi vi phạm pháp luật hay khơng. Vì trên thực tế ranh
giới giữa chương trình thời sự với chương trình khác rất khó xác định, chẳng hạn
bản tin dự báo thời tiết, chương trình 24/73 có thể được xem là trong chương trình
thời sự khơng. Do không có quy định rõ ràng để xác định đâu là một chương trình
thời sự, nên thực tế vẫn thường thấy có các quảng cáo chen giữa “chương trình thời
Đây là bản tin cung cấp các thông tin thể thao sau bản tin cung cấp thông tin dự báo thời tiết trong chương
trình thời sự tối 19 giờ phát trên kênh VTV1 và VTV3.
3


7

sự” 19 giờ với bản tin 24/7 hoặc bản tin dự báo thời tiết. Ví dụ như việc phát quảng
cáo trên kênh VTV3 vào ngày 24/5/2018 sau khi kết thúc phần tin chính và trước
khi bắt đầu bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự tối bắt đầu lúc 19
giờ4. Trong một số chương trình “mang tính thời sự” như chương trình tài chính kinh doanh phát sóng hàng ngày trên kênh VTV1 từ 21 giờ 40 đến 22 giờ vẫn thấy
xuất hiện quảng cáo chạy chữ ở góc dưới của màn hình. Tuy nhiên, vì khơng quy
định rõ ràng thế nào là chương trình thời sự dẫn đến khó có thể kết luận đài truyền
hình trong các trường hợp nêu trên là vi phạm.
Hai là, Luật quy định không được phát quảng cáo trong các chương trình
trùn hình trực tiếp các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc. Tuy nhiên, Luật khơng liệtkê, cũng khơng xây dựng tiêu chí để xác định những
sự kiện nào được xem là sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc. Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan cho thấy hầu như
khơng có văn bản nào quy định rõ ràng vấn đề nêu trên. Thực trạng trên cho thấy
Luật Quảng cáo đã có thiếu sót khi không quy định cách thức để xác định một
chương trình truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các
ngày lễ lớn của dân tộc.
Theo đó, có ít nhất ba vấn đề sau đây chưa được Luật Quảng cáo và các văn

bản quy phạm pháp luật khác có liên quan làm rõ: (i) Những sự kiện nào được xem
là những sự kiện chính trị đặc biệt; (ii) Những ngày lễ nào được xem ngày lễ lớn
của dân tộc; (iii) Như thế nào để được xác định là chương trình kỷ niệm các ngày lễ
lớn của dân tộc (chủ thể tổ chức lễ kỷ niệm; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
lễ kỷ niệm...). Về vấn đề (i) và vấn đề (iii) hiện tại hầu như chưa có văn bản quy
phạm pháp luật nào quy định. Riêng vấn đề (ii) hiện có một quy định của Bộ luật
Lao động 2012 có thể xem là có liên quan. Cụ thể, khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao
động 2012 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những
ngày lễ, tết sau đây: Tết Dương lịch; Tết Âm lịch; Ngày Chiến thắng; Ngày Quốc tế
lao động; Ngày Quốc khánh; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trên thực tế những ngày
lễ được xác định bởi Bộ luật Lao động có thể được xem là các ngày lễ lớn của dân

Đài Truyền hình Việt Nam (2018), Đang phát trên VTV3, />(24/5/2018).
4


8

tộc5 và có thể tham khảo để bổ sung cho điểm b khoản 3 Điều 22 Luật Quảng cáo
dù bản thân Luật Quảng cáo không dẫn chiếu đến Bộ luật Lao động.
Thứ hai, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo tại điểm b khoản 2 Điều 58 gián tiếp quy định không được quảng cáo
băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch
vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài truyền hình trong
khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Quy định này là hợp lý vì giúp
tránh được những tác động tiêu cực đến người xem truyền hình. Từ 18 giờ đến 20
giờ hàng ngày là khoảng thời gian các thành viên gia đình thường quây quần để
dùng cơm tối. Nếu trong lúc các thành viên gia đình đang ăn cơm kết hợp với xem
truyền hình nhưng truyền hình lại phát các quảng cáo về băng vệ sinh, bao cao su,

thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc trị
tiêu chảy và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự có thể dẫn đến cảm giác khó chịu
cho người xem, ảnh hưởng tiêu cực đến bữa ăn. Rõ ràng rất khó để giữ được cảm
giác “ăn ngon miệng” khi mà một người vừa dùng cơm lại vừa xem quảng cáo về
thuốc trị tiêu chảy được phát trên truyền hình kèm với những hình ảnh, hành động,
lời nói minh họa mang tính “hình tượng” cao...
Quy định nêu trên của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP là hợp lý. Tuy nhiên,
quy định này chưa đảm bảo tính đồng bộ với các quy định có liên quan của Luật
Quảng cáo 2012 và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Quảng cáo. Theo đó, Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định số
181/2013/NĐ-CP không có bất cứ điều khoản nào quy định một cách trực tiếp hay
gián tiếp cấm quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc
tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên
đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Tuy vậy,
trong trường hợp này nếu áp dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 156 Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì cũng chưa đủ cơ sở pháp lý để loại
trừ việc áp dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐCP. Vì điều kiện để áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản

Lưu ý là Luật Quảng cáo 2012 dùng từ ngày lễ, còn Bộ luật Lao động 2012 lại dùng từ lễ, tết. Như vậy, theo
Bộ luật Lao động thì lễ và tết là khác nhau. Trong khi đó, bản thân Luật Quảng cáo lại không định nghĩa
ngày lễ. Do đó, chưa đủ cơ sở pháp lý để xác định Tết Dương lịch và Tết Âm lịch thuộc vào những ngày lễ
được nhắc đến tại điểm b khoản 3 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012
5


9

quy phạm pháp luật 2015 là hai văn bản được so sánh phải cùng quy định về một
vấn đề, nhưng vấn đề nêu trên không được quy định trong Luật Quảng cáo 2012 và
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 2015 khi điều khoản này nghiêm cấm hành vi ban hành văn
bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên. Luật không cho biết “trái” với văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên có nghĩa là gì. Do đó, có thể hiểu không được
ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với các quy định cụ thể, cũng
như trái với tinh thần của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên. Hai cách hiểu vừa nêu đều phù hợp với quy định tại khoản
1 Điều 14 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Tất nhiên, việc xác
định có hay khơng một quy định nào đó trái với tinh thần trong các văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên là điều rất khó khăn, nhưng khơng
phải là khơng làm được. Có thể thấy bản thân Luật Quảng cáo 2012 không có điều
khoản nào thể hiện tinh thần cấm phát quảng cáo một số loại sản phầm, hàng hóa
(trừ các sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo) trong một số khung giờ nhất định
trong ngày trên trùn hình. Ngồi ra, Luật Quảng cáo 2012 cũng khơng giao cho
Chính phủ quy định về vấn đề nêu trên. Do do vậy, xét dưới góc độ tinh thần của
Luật Quảng cáo 2012 cho thấy, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định số
158/2013/NĐ-CP có biểu hiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015, tức là trái luật. Như vậy, quy định của Nghị định
số 158/2013/NĐ-CP là hợp lý, nhưng lại không hợp pháp. Rõ ràng đây là điểm bất
hợp lý của pháp luật Quảng cáo khi không tạo ra được sự đồng bộ đối với quy định
nêu trên trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo.
1.1.2. Đề xuất hoàn thiện quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình
Xuất phát từ một số vấn đề bất cập từ thực tiễn thực thi các quy định về thời
điểm quảng cáo trên truyền hình đã nêu, dưới đây đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình. Cụ thể:
Thứ nhất, trong thời gian tới cần thiết bổ sung vào Luật Quảng cáo 2012
quy định về giải thích cụm từ “chương trình thời sự”. Về khái niệm “chương trình”
có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Báo chí 2016. Theo đó, chương
trình trùn hình được hiểu là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề

trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc. Về khái niệm


10

thời sự, theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt là “tổng thể nói chung những sự việc
ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra
trong một thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm”6. Như vậy, có thể
hiểu chương trình thời sự (trên trùn hình) là tập hợp các tin, bài trên báo hình đưa
tin theo một chủ đề, lĩnh vực nào đó xảy ra trong một thời gian gần nhất, được
nhiều người quan tâm trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và
kết thúc.
Thứ hai, Luật Quảng cáo 2012 quy định khơng được phát quảng cáo trong
các chương trình trùn hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các
ngày lễ lớn của dân tộc. Nhưng như đã đề cập, Luật không quy định cách thức để
xác định như thế nào là một chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị
đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Việc không có quy định làm rõ vấn
đề nêu trên dẫn đến không có căn cứ rõ ràng và chính xác để xử lý các hành vi vi
phạm (nếu có). Vì vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cần ban hành văn bản hướng dẫn cách thức xác định các chương trình truyền
hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012. Theo đó, các quy
định mới cần giải quyết được ít nhất ba vấn đề sau: (i) Liệt kê hoặc xây dựng tiêu
chí để xác định chính xác những sự kiện kiện được xem là sự kiện chính trị đặc biệt
của dân tộc; (ii) Liệt kê hoặc xây dựng tiêu chí để xác định chính xác những ngày lễ
lớn của dân tộc; (iii) Quy định rõ cách thức, tiêu chí để xác định chính xác một
chương trình trùn hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các
ngày lễ lớn của dân tộc. Dưới đây tác giả xin đề xuất một số quy định cụ thể:
“1. Sự kiện chính trị đặc biệt là những sự kiện chính trị có nội dung liên
quan đến lợi ích quốc gia, quyết định những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi

ích của một, một số đơn vị hành chính nhất định hoặc của cả quốc gia. Những sự
kiện chính trị sau đây được xem là sự kiện chính trị đặc biệt: (i) Sự kiện bầu cử Đại
biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật Bầu
cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân (Luật số 85/2015/QH13); (ii)
Sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; (iii) Các kỳ họp
của Quốc hội. Giao Chính phủ quy định thêm những sự kiện chính trị khác được
xem là sự kiện chính trị đặc biệt phù hợp với nội dung của khoản này.
Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.956.

6


11

2. Những ngày lễ, tết được quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động
(Luật số 10/2012/QH13) được xác định là ngày lễ lớn của dân tộc.Đối với Tết Âm
lịch được xác định bắt đầu từngày 01 tháng 01 âm lịch đến hết ngày 03 tháng 01
âm lịch.
3. Chương trình truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt là
chương trình truyền hình trực tiếp q trình diễn ra các sự kiện chính trị đặc biệt
quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc là
chương trình truyền hình trực tiếp các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc được quy định tại khoản 2 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp
Trung ương hoặc cấp tỉnh tổ chức theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Thứ ba, Luật Quảng cáo 2012 cần bổ sung thêm quy định cấm quảng cáo
một số loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào một số khung giờ nhất định trong ngày
và giao cho Chính phủ quy định những loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào khơng
được phép quảng cáo vào các khung giờ nào trong ngày để tạo cơ sở pháp lý vững
chắc và đồng bộ cho việc bảo vệ quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo trên

truyền hình.
1.2. Thực thi quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình và đề
xuất hồn thiện
1.2.1. Thực thi quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình
Khoản 10 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định thời lượng quảng cáo là
thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một kênh, chương trình phát
thanh, truyền hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình
văn hoá, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị
công nghệ khác. Quy định thời lượng quảng cáo trên trùn hình là việc làm cần
thiết, góp phần kiểm sốt hành vi của người phát hành quảng cáo và các chủ thể
khác có liên quan, bảo vệ quyền lợi của người xem truyền hình, đặc biệt là người sử
dụng dịch vụ của các kênh truyền hình trả tiền, hạn chế việc thương mại hóa các
phương tiện thơng tin đại chúng, đảm bảo sự cân đối giữa chương trình quảng cáo
và các chương trình khác, tránh trường hợp vì lợi nhuận các đài truyền hình dành
phần lớn thời gian để phát quảng cáo trong khi không quan tâm đến việc cung cấp
các thông tin cần thiết phục vụ quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và các hoạt động của người dân:


12

Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 tại khoản 1 Điều 22 quy định thời lượng
quảng cáo không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một
ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình
chuyên quảng cáo. Thời lượng quảng cáo trên kênh trùn hình trả tiền khơng vượt
q 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát
sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo. Quy định nêu trên là hợp lý vì thời
lượng quảng cáo trên kênh trùn hình trả tiền ít hơn so với kênh trùn hình thơng
thường sẽ giúp bảo vệ qùn lợi chính đáng cho người xem, vì họ đã phải trả một
khoản phí mới được sử dụng các kênh truyền hình này. Trong khi các kênh trùn

hình thơng thường người xem khơng phải trả tiền, nên cần có thời lượng quảng cáo
dài hơn nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động.
Tuy nhiên, việc Luật Quảng cáo 2012 chỉ quy định chung về tổng thời lượng
phát sóng trong một ngày, chứ không phân biệt từng thời điểm cụ thể. Điều này dẫn
đến thực trạng, trong những khung giờ “vàng”7 trên các kênh trùn hình có số
lượng người xem lớn như VTV1, VTV3 quảng cáo được phát dồn dập, đôi lúc trong
60 phút phát sóng mà thời lượng quảng cáo đã chiếm tới q nửa, gây khó chịu cho
người xem trùn hình. Chẳng hạn, quảng cáo trước, trong và sau các chương trình
truyền hình trực tiếp các trận đấu bóng đá của U23 Việt Nam trong Giải vô địch
bóng đá U23 Châu Á 2018 trên VTV6 và các trận đấu bóng đá của đội tuyển Việt
Nam tại Đại hội Thể thao Châu Á 2018 trên VTC1, VTC3 vừa qua; hoặc quảng cáo
trước, trong các chương trình phim truyện thu hút nhiều người xem như phim “Sống
chung với mẹ chồng”, phim “Người phán xử”, phim “Tuổi thanh xuân phần 2”,
“Ngày ấy mình đã yêu”, “Quỳnh Búp bê”...
Thứ hai, Luật Quảng cáo 2012 tại khoản 4 Điều 22 quy định mỗi chương
trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05
phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí khơng được ngắt để quảng cáo q bốn lần,
mỗi lần không quá 05 phút. Đây là một quy định hợp lý, vì chương trình phim
truyện và các chương trình vui chơi giải trí thường có lượng người xem lớn. Do đó,
Có nhiều quan niệm về khung giờ vàng trên sóng truyền hình. Nhiều người cho rằng từ 18 đến 21 giờ là 3
tiếng giờ vàng. Nhưng cũng có một số ý kiến khác cho rằng giờ vàng trên truyền hình bắt đầu từ chương
trình Thời sự 19 giờ và kết thúc vào lúc 22 giờ hàng ngày. Tuy nhiên, theo hệ thống đo lường định lượng
khán giả truyền hình Việt Nam ( thì từ 20 giờ đến 22 giờ hàng ngày mới là khung giờ
vàng đúng nghĩa. Đây là khoảng thời gian các chương trình trên đài thu hút lượng khán giả lớn nhất, đông
đảo nhất và tập trung mang lại cho đài truyền hình nguồn thu chính (Khuê Tú (2018), Giờ vàng phim Việt
trên VTV được khai thác như thế nào?, (01/10/2018)).
7


13


nhu cầu quảng cáo trong các chương trình này thường rất cao. Đứng trước thực
trạng đó, các đài truyền hình có thể cho phát quá nhiều lần quảng cáo hoặc phát
quảng cáo trong một thời lượng quá dài. Nếu điều này xảy ra có thể khiến cho các
chương trình phim truyện hoặc vui chơi giải trí trở nên rời rạc, đồng thời gây cảm
giác khó chịu cho người xem. Để hạn chế tình trạng nêu trên, Luật Quảng cáo đã
giới hạn số lần ngắt và thời gian ngắt để quảng cáo trong chương trình phim truyện
và chương trình vui chơi giải trí.
Qua theo dõi cho thấy đa số các kênh truyền hình đã tuân thủ quy định nêu
trên của Luật Quảng cáo 2012. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp vi
phạm. Chẳng hạn, vào ngày 29/6/20178 từ 20 giờ 45 đến 21 giờ 35 phút kênh VTV1
phát sóng chương trình phim truyện “Sống chung với mẹ chồng” tập 33. Trong suốt
chương trình bộ phim này đã bị ngắt ba lần để quảng cáo với tổng thời lượng quảng
cáo lên tới 12 phút 33 giây. Điều tương tự cũng xảy ra đối với tập 34 của bộ phim
này với tổng thời lượng quảng cáo cũng lên đến 12 phút 54 giây (mỗi tập phim của
bộ phim này thường chỉ dài khoảng 37 phút). Đối với bộ phim “Người phán xử” thì
thời lượng quảng cáo phát trong bộ phim này cũng tương tự với bộ phim “Sống
chung với mẹ chồng”. Chẳng hạn, trong tập 39 của phim phát từ 21 giờ 30 phút đến
22 giờ 20 phút trên kênh VTV3 vào ngày 03/8/20179 thời lượng quảng cáo là 11
phút 07 giây...
Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là tuy Luật Quảng cáo quy định chương
trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05
phút, nhưng bản thân Luật Quảng cáo 2012 lại không định nghĩa hoặc quy định
cách thức xác định như thế nào là một chương trình phim truyện. Vì Luật khơng
quy định cách thức xác định một chương trình phim truyện nên khơng có căn cứ
chính xác để xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để tính đó là một
chương trình phim truyện, quy định khơng ngắt q hai lần tính từ thời điểm nào?
Là thời điểm từ khi phát nhạc hiệu phim hay từ thời điểm giới thiệu tên phim, giới
thiệu diễn viên trong phim... hay là thời điểm bắt đầu trình chiếu nội dung phim. Do
Luật không quy định, nên rất khó để có thể xác định các hành vi vi phạm quy định

tại khoản 4 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012.

Khôi Nguyên (2017), Sống chung với mẹ chồng tập 33, />v=3KuDinV7nlI&t=80s (25/5/2018).
9
Thành Doanh Vlogs (2017), Người Phán Xử tập 39 HD-LÊ THÀNH LÀ CON CỦA THẾ CHỘT,
(25/5/2018).
8


14

Thứ ba, Luật Quảng cáo 2012 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định
về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình riêng biệt nhưng liền kề
nhau. Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều quảng cáo giữa các chương trình với thời
lượng rất lớn. Điều này thấy rất rõ nếu chương trình truyền hình sắp được phát sóng
là chương trình hấp dẫn, có lượng người theo dõi lớn thì trước khi phát chương trình
này, thời lượng quảng cáo thường rất dài. Điều này buộc khán giả chờ đợi rất lâu để
được xem chương trình yêu thích của họ. Khi pháp luật khơng quy định về thời
lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình đang tạo “cơ hội” cho đài truyền
hình chèn rất nhiều quảng cáo vào trước hoặc sau các chương trình truyền hình
trong khung giờ “vàng” hoặc các chương trình hấp dẫn, được nhiều người theo dõi.
Hiện tại, chưa có kết quả khảo sát ý kiến cụ thể của người xem truyền hình, nhưng
từ suy luận logic thông thường cho thấy khi chúng ta háo hức để được xem, thường
thức một chương trình truyền hình yêu thích, nhưng lại buộc phải chờ đợi trong một
thời gian dài vì đài truyền hình cho phát quá nhiều quảng cáo sẽ gây tâm lý ức chế,
khó chịu cho chúng ta. Điều đó có nghĩa rằng, việc Luật Quảng cáo không giới hạn
thời lượng quảng cáo tối đa giữa các chương trình truyền hình trong một số khung
giờ “vàng” là chưa bảo vệ tốt quyền lợi của số đơng người xem trùn hình trong
các khung giờ “vàng”.
Theo dõi các chương trình phim truyện nổi tiếng (chẳng hạn Sống chung với

mẹ chồng, Người phán xử...), chương trình giải trí (chẳng hạn các gameshow thực
tế như Gọng hát Việt, The Face, Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Bạn muốn
hẹn hò...) hoặc các trận đấu bóng đá của Đội tuyển U23 Việt Nam trong Giải vô
địch U23 châu Á 2018 vừa qua cho thấy thời lượng quảng cáo trước các chương
trình này (tức là từ khi kết thúc chương trình liền trước đó) thường rất dài. Ví dụ,
vào ngày 29/06/2017 trênh kênh VTV1 trước khi phát sóng tập 33 bộ phim “Sống
chung với mẹ chồng” lúc 20 giờ 45 phút thì VTV1 đã cho phát quảng cáo hơn 05
phút sau khi chương trình “Nói không với thực thẩm bẩn” kết thúc, trong khi bản
thân chương trình vừa nêu chỉ dài có 5 phút. Hay như vào ngày 27/01/2018 trên
kênh VTV6 trước khi truyền hình trực tiếp trận chung kết của vịng chung kết giải
bóng đá vơ địch U23 Châu Á 2018 lúc 14 giờ 30 phút thì VTV6 đã cho phát gần 07
phút quảng cáo sau khi kết thúc chương trình “Khám phá Việt Nam: Vàng Pheo,
vùng đất say lịng người”.
1.2.2. Đề xuất hồn thiện quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình


15

Xuất phát từ một số vấn đề bất cập từ thực tiễn thực thi các quy định về thời
lượng quảng cáo trên truyền hình đã nêu, dưới đây đề xuất một số giải pháp góp
phần hồn thiện quy định về thời lượng quảng cáo trên truyền hình:
Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 cần bổ sung thêm quy định giới hạn tối đa
cho thời lượng quảng cáo trong khung giờ “vàng” để tránh trường hợp nhiều kênh
truyền hình phát quảng cáo rất nhiều vào các khung giờ này. Vì nhiều lý do khác
nhau, trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày số lượng người xem
truyền hình thường lớn hơn rất nhiều so với các khung giờ khác. Do đó, việc quy
định thời lượng quảng cáo tối đa trong các khung giờ này là rất cần thiết, góp phần
bảo vệ quyền lợi của người xem truyền hình, đặc biệt là người sử dụng dịch vụ của
các kênh truyền hình trả tiền. Ví dụ, có thể quy định thời lượng quảng cáo tối đa
trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày không được quá 20%10 tổng

thời gian phát sóng trong khoảng thời gian đó. Nếu quy định như vậy, cần bổ sung
vào Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về thời
lượng quảng cáo trong khung giờ vàng trên truyền hình. Cụ thể, có thể bổ sung
thêm vào khoản 1 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012 như sau: “Thời lượng quảng cáo
tối đa trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày trên báo hình khơng
được vượt quá 20% tổng thời lượng phát sóng trong khoảng thời gian đó”.
Thứ hai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ban hành văn bản hướng dẫn
cách thức xác định chương trình phim truyện và chương trình vui chơi giải trí. Thiết
nghĩ, để đảm bảo quyền lợi của người xem truyền hình cần quy định một chương
trình phim truyện được tính là một khoảng thời gian liên tục (trừ các thời điểm ngắt
để quảng cáo theo quy định) tính từ thời điểm giới thiệu tên phim cho đến thời điểm
kết thúc mà liền sau đó là một chương trình khác hoặc kết thúc thời gian phát sóng
trong ngày (nếu có) của kênh truyền hình. Đối với một chương trình giải trí được
tính là một khoảng thời gian liên tục (trừ các thời điểm ngắt để quảng cáo theo quy
định) tính từ thời điểm giới thiệu tên chương trình cho đến thời điểm kết thúc mà
liền sau đó là một chương trình khác hoặc kết thúc thời gian phát sóng trong ngày
(nếu có) của kênh trùn hình.

Một con số chính xác, có tính thuyết phục cao cần được minh chứng của các luận cứ khoa học hoặc các
bằng chứng thực nghiệm. Do đó, 20% chỉ là con số mang tính ví dụ do người viết đưa ra để minh họa cho đề
xuất của mình với hàm ý rằng cần giới hạn tối đa thời lượng quảng cáo cho các khung giờ “vàng” để bảo vệ
quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo trên truyền hình được tốt hơn thay vì chỉ giới hạn tối đa tổng thời
lượng quảng cáo trong ngày như quy định hiện tại.
10


16

Thứ ba, Luật Quảng cáo 2012 cần bổ sung thêm quy định về thời lượng
quảng cáo giữa hai chương trình trùn hình trong các khung giờ “vàng”, hoặc giao

cho Chính phủ quy định vấn đề này. Trước hết để làm được việc này Luật nên có
quy định giải thích về khái niệm “chương trình truyền hình”. Khái niệm này như đã
đề cập có thể tham khảo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Báo chí 2016. Theo đó,
chương trình trùn hình có thể hiểu là tập hợp các tin, bài... theo một chủ đề trong
thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc. Thời lượng quảng
cáo giữa hai chương trình truyền hình kế tiếp nhau trong khung giờ từ 18 giờ đến 22
giờ hàng ngày, chẳng hạn có thể được quy định là khơng quá 05 phút11.

05 phút là con số mang tính chủ quan do người viết nêu ra nhằm làm ví dụ minh họa. Do đó,05 phút không
phải là đề xuất cụ thể dựa trên các căn cứ khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi giới hạn
một thời lượng đối đa (không quá dài, người xem có thể chấp nhận chờ đợi mà không hoặc có rất ít cảm giác
khó chịu, bực bội trong điều kiện bình thường) được phép quảng cáo giữa hai chương trình phát sóng liền
nhau.
11


17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Các quy định của pháp luật về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền
hình là các quy định cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi của người quảng cáo,
người phát hành quảng cáo và một số chủ thể khác có liên quan, qua đó bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của người xem truyền hình. Tuy nhiên, từ thực tiễn thực
thi các quy định về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình cho thấy một
số quy định của pháp luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 quy định không được phát quảng cáo trong
chương trình thời sự, chương trình truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc
biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Tuy nhiên, Luật lại khơng định nghĩa
hoặc quy định tiêu để chí xác các chương trình trên. Do đó, hầu như rất khó khăn để
có thể phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định nêu trên. Ngoài ra, điểm b

khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định không được quảng cáo
băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch
vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài truyền hình trong
khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Tuy nhiên, Nghị định số
158/2013/NĐ-CP không quy định cách thức để xác định các loại sản phẩm hàng
hóa tương tự. Do đó, cũng không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phát hiện và xử lý các
trường hợp sai phạm. Rõ ràng, thời gian tới cần thiết có những sửa đổi, bổ sung để
hoàn thiện các quy định nêu trên.
Thứ hai, Luật Quảng cáo 2012 không quy định thời lượng quảng cáo tối đa
cho các khung giờ “vàng” đã dẫn đến tình trạng phát quảng cáo quá nhiều trong một
số khung giờ có lượng người xem lớn. Luật Quảng cáo không quy định tiêu chí để
xác định như thế nào là một chương trình phim truyện, chương trình vui chơi giải
trí. Do đó, cũng không có cơ sở pháp lý rõ ràng để xử lý các trường hợp vi phạm. Vì
vậy, trong thời gian tới cần thiết có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy
định nêu trên.


18

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH
VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
2.1. Thực tiễn thực thi quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình
và đề xuất hồn thiện
2.1.1. Thực thi quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình
Pháp luật hiện hành khơng có quy định riêng về hình thức quảng cáo trên
truyền hình. Do đó, hình thức quảng cáo trên truyền hình thực hiện theo các quy
định về hình thức quảng cáo nói chung phù hợp với đặc thù của quảng cáo trên
truyền hình. Quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo có ảnh hưởng lớn
đến cơng chúng, do đó, việc tuân thủ các quy định về hình thức quảng cáo là rất cần

thiết, thể hiện sự tôn trọng đối với người theo dõi chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy một số quy định đã bộc lộ bất cập. Theo
đó, Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản
lý thực phẩm chức năng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 43/2014/TT-BYT) tại khoản
2 Điều 7 quy định quảng cáo thực phẩm chức năng thì việc quảng cáo thực phẩm
bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dịng chữ chú ý: “Sản phẩm này
khơng phải là thuốc và khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời
đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường. Nghị định số
181/2013/NĐ-CP tại khoản 5 Điều 5 cũng có quy định như trên, trong đó nhấn
mạnh phải đọc rõ ràng. Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính
phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ,
bình vú và vú ngậm nhân tạo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2014/NĐ-CP) tại
điểm a khoản 2 Điều 6 quy định khi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới
24 tháng tuổi thì phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt
nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”, và phần nội dung phải
nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng
cho trẻ trên 06 tháng tuổi”. Tuy nhiên, Nghị định số 100/2014/NĐ-CP lại không
quy định về cách thức viết hay đọc các đoạn khuyến cáo nêu trên khi quảng cáo trên
truyền hình. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP tại điểm a khoản 2 Điều 68 gián tiếp
quy định khi quảng cáo thuốc trên truyền hình phải đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt
chất và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.


19

Thực tế hiện nay cho thấy, câu “Sản phẩm này khơng phải là thuốc và khơng
có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phát khi quảng cáo về thực phẩm chức năng
và câu “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ
nhỏ” phát khi quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đang được đọc quá
nhanh so với các câu thoại khác trong cùng đoạn quảng cáo. Trong nhiều trường

hợp phải thật tập trung mới có thể nghe kịp được hai câu trên, thậm chí đơi lúc dù
đã tập trung cũng khó có thể nghe chính xác cả câu vì đọc quá nhanh. Chẳng hạn,
vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 03/11/2015 trên kênh truyền hình VTV1HD phát một
đoạn quảng cáo có thời lượng 30 giây giới thiệu về thực phẩm chức năng
NattoEnzym (của Công ty cổ phần dược Hậu Giang - DG PHARMA), từ giây thứ
25 đến giây thứ 28 phía dưới màn hình quảng cáo có x́t hiện dịng chữ “Sản phẩm
này khơng phải là thuốc và khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Tuy
nhiên, dịng chữ này rất nhỏ và mờ, nếu khơng thật sự chú ý thì không đọc được. Từ
giây thứ 28 đến hết giây thứ 29 đoạn quảng cáo này cho đọc dòng chữ nêu trên. Với
dòng chữ tương đối dài như trên, nhưng lại chỉ được đọc trong khoảng thời gian 02
giây nên tốc độ đọc rất nhanh, trong khi đó nếu đọc để có thể nghe bình thường thì
cũng phải mất từ 04 đến 05 giây. Nhiều đoạn quảng cáo thực phẩm chức năng thậm
chí cịn khơng cho chạy hoặc đọc dòng chữ bắt buộc nêu trên. Chẳng hạn, vào 10
giờ 59 phút ngày 29/01/2015 kênh truyền hình VTV3HD phát đoạn quảng cáo dài 2
phút giới thiệu thực phẩm chức năng Bonisleep (nhập khẩu từ Canada và do Công
ty trách nhiệm hữu hạn BOTANIA phân phối). Tuy nhiên, trong 02 phút quảng cáo
được phát khơng hề x́t hiện dịng chữ và câu thoại nào về đoạn thông tin bắt buộc
nêu trên. Điều này cũng đúng với rất nhiều quảng cáo sữa, ví dụ như quảng cáo sữa
của Vinamilk vào ngày 19/9/2016 lúc 20 giờ 03 phút trên kênh VTV3HD cũng
khơng x́t hiện dịng chữ hoặc câu thoại nào thể hiện thông tin “Sữa mẹ là thức ăn
tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”.
Thực trạng trên cho thấy việc Nghị định số 100/2014/NĐ-CP không quy
định về cách thức đọc, hoặc Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về cách thức
đọc nhưng lại không giải thích như thế nào được xem là nghe rõ ràng trong điều
kiện bình thường đang dẫn đến việc chấp hành các quy định nêu trên của các chủ
thể có liên quan mang tính hình thức, chưa đảm bảo được qùn lợi cho người xem
truyền hình, đặc biệt là những người có nhu cầu sử dụng các sản phẩm được quảng
cáo.



×