Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.38 KB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

O

NGUYỄN THỊ THANH HẰNG

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, CÔNG CỤ PHÁP LÝ
HỮU HIỆU TRONG VIỆC HẠN CHẾ TIÊU THỤ
THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, CÔNG CỤ PHÁP


LÝ HỮU HIỆU TRONG VIỆC HẠN CHẾ TIÊU
THỤ THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
KHÓA: 29
MSSV: 2920053
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
của riêng tác giả. Mọi thơng tin, dữ liệu, luận điểm được tác giả nêu ra trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực xuất phát từ sự tổng hợp, phân tích, đánh giá
của chính bản thân với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền- Giảng
viên khoa Luật Thương Mại, hồn tồn khơng sao chép từ bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào. Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. HCM, ngày tháng năm 2008.
Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH HẰNG

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ TIÊU THỤ THUỐC LÁ- VAI
TRÒ HẠN CHẾ TIÊU THỤ THUỐC LÁ CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
.......................................................................................................................... 5
1.1. Sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ thuốc lá.............................................. 5
1.1.1. Tác hại của thuốc lá ................................................................................. 5
1.1.1.1. Về mặt y tế............................................................................................ 6
1.1.1.2. Về mặt kinh tế....................................................................................... 8
1.1.1.3. Về mặt văn hóa- xã hội ......................................................................... 9
1.1.2. Các biện pháp mà Nhà nước đã sử dụng để hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt
Nam................................................................................................................. 10
1.1.2.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ......................................................... 10
1.1.2.2. Biện pháp cấm .................................................................................... 13
1.1.2.3. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính................................................ 15
1.1.2.4. Các biện pháp khác ............................................................................. 18
1.1.2.5. Biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt .................................................. 20
1.2. Vai trò hạn chế tiêu thụ thuốc lá của thuế tiêu thụ đặc biệt ................. 21
1.2.1. Giới thiệu chung về thuế tiêu thụ đặc biệt .............................................. 21
1.2.1.1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt .......................................................... 21
1.2.1.2. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt ........................................................... 23
1.2.2. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá .... 25
Kết luận chương 1.......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2:NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ

ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI THUỐC LÁ-THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ ....... 28
2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
........................................................................................................................ 28
2.1.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế................ 28
2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế ............................................................................ 28
2.1.1.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế................................................. 30
2.1.2. Đối tượng nộp thuế ................................................................................ 32
2.1.3. Căn cứ tính thuế ..................................................................................... 33
2.1.3.1. Giá tính thuế ....................................................................................... 34
2.1.3.2. Thuế suất ............................................................................................ 36
2.1.4. Chế độ miễn giảm thuế .......................................................................... 38
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
2.1.5. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế ................................ 38
2.1.5.1. Đăng ký thuế ....................................................................................... 39
2.1.5.2. Kê khai, nộp thuế ................................................................................ 40
2.1.5.3. Quyết tốn thuế ................................................................................... 42
2.1.6. Hồn thuế .............................................................................................. 43
2.1.7. Biện pháp chế tài bảo đảm việc thực hiện Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với thuốc lá ...................................................................................................... 44
2.1.7.1. Đối với đối tượng nộp thuế ................................................................. 44
2.1.7.2. Đối với cán bộ thuế và các đối tượng khác có liên quan ...................... 45
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá .... 46
2.2.1. Thành tựu đạt được ................................................................................ 49
2.2.2. Hạn chế .................................................................................................. 51
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hạn chế tiêu thụ thuốc lá của thuế
tiêu thụ đặc biệt ............................................................................................. 54
2.3.1. Kinh nghiệm từ nước ngoài .................................................................... 54

2.3.1. Giải pháp đối với Việt Nam ................................................................... 55
Kết luận chương 2.......................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHUNG..................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, người dân mất tới hơn 8213 tỷ
đồng chi phí để mua thuốc lá, 1160 tỷ đồng chi phí để điều trị các bệnh do hút thuốc
lá gây ra, tương đương 20% tổng chi Ngân sách Nhà nước dành cho y tế1. Hút thuốc
lá còn là nguyên nhân gây ra các căn bệnh với hậu quả nặng nề như: ung thư phổi,
nhồi máu cơ tim, các bệnh răng miệng, bệnh liên quan đến sinh sản…Không chỉ
những người hút thuốc trực tiếp mà cả những người tiếp xúc với khói thuốc lá
thường xuyên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao không kém. Việc hút thuốc lá, đặc
biệt là tại những nơi công cộng như: bệnh viên, trường học, nhà ga…cịn thể hiện
nếp sống thiếu văn minh, gây ơ nhiễm bầu khơng khí, gây mất mỹ quan và ảnh
hưởng đến rất nhiều người. Như vậy, hút thuốc lá không những gây thiệt hại về kinh
tế mà còn gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đến văn hóa- xã hội và
mơi trường.
Để giảm thiểu những tác hại về nhiều mặt do hút thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc lá gây ra, trong nhiều năm qua, hàng lọat các chương trình tuyên truyền,
cổ động về hạn chế hút thuốc lá, thậm chí những quy định về cấm hút thuốc lá ở nơi
cộng cộng cùng các chế tài nghiêm khắc, kể cả biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
(thuế TTĐB)… được Nhà nước áp dụng nhưng kết quả đạt được cịn rất hạn chế.
Chính vì vậy, vấn đề hạn chế tiêu thụ thuốc lá luôn là vấn đề gây đau đầu không chỉ

đối với các cơ quan chức năng mà cịn đối với tồn xã hội. Tuy nhiên, kể từ sau khi
Việt Nam tham gia vào Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức
Y tế thế giới- WTO vào năm 2005 thì cơng tác phòng chống tác hại của thuốc lá ở
nước ta đã được đẩy lên một bước cao hơn và giành được một số thành tựu đáng
khích lệ. Và cũng từ đây, biện pháp đánh thuế TTĐB để hạn chế tác hại của thuốc lá
mới thực sự phát huy tốt vai trị của mình.
Thuế TTĐB là một lọai thuế gián thu. Đối tượng chịu thuế TTĐB nói chung
là những hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, cao cấp, không thiết yếu và Nhà nước khơng
khuyến khích tiêu dùng. Riêng đối với thuốc lá, Nhà nước ta đánh thuế TTĐB vì nó
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đến môi trường sống, gây thiệt hại cho nền
kinh tế…Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất như: hạn

1

Xem : “Chi phí hơn 1160 tỷ đồng/năm để điều trị các bệnh do thuốc lá”
/>_dieu_tri_cac_benh_do_thuoc_la/1185511.epi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
chế tiêu thụ thuốc lá, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, tăng nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước… là vấn đề không dễ dàng.
Luật thuế TTĐB đầu tiên được Nhà nước ta ban hành tại Quốc hội khóa VIII,
kỳ họp thứ 7 ngày 30/6/1990 và có hiệu lực từ ngày 01/10/1990. Luật thuế TTĐB
lần 2 được Nhà nước ta ban hành tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 ngày
20/05/1998, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Như vậy, từ năm 1990 đến
nay, Luật thuế TTĐB đã được ban hành tất cả là hai lần. Mỗi lần ban hành một luật
thuế TTĐB như vậy có rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, lần ban hành thứ nhất
có hai lần sửa đổi, bổ sung:

Ngày 05/07/1993 luật thuế TTĐB năm 1990 được sửa đổi, bổ sung lần 1.
Ngày 28/10/1995 luật thuế TTĐB năm 1990 được sửa đổi, bổ sung lần 2.
Lần ban hành luật thuế TTĐB lần hai đến nay cũng đã trãi qua hai lần sửa đổi, bổ
sung, cụ thể:
Luật số 08/2003/QH11 ngày 17/06/2003 sửa đổi, bổ sung luật thuế TTĐB
1998 lần 1.
Luật số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 sửa đổi, bổ sung luật thuế TTĐB
1998 lần 2.
Sở dĩ, luật thuế TTĐB được sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy là vì qua
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, luật thuế TTĐB cũ khơng cịn
phù hợp và bộc lộ nhiều yếu kém, không phát huy tốt vai trị của mình. Ngay cả luật
thuế TTĐB hiện hành cũng bộc lộ nhiều bất cập: mặt hàng thuốc lá chịu thuế TTĐB
chưa thật hợp lý; mặt hàng thuốc lá khơng chịu thuế TTĐB cịn chưa đầy đủ, chưa
đồng bộ; các văn bản về quản lý hoạt động đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán
thuế, xử lý vi phạm về thuế TTĐB còn tản mạn, chồng chéo…Trong số các hạn chế
này, một số điểm đã được Nhà nước ta chú ý sửa đổi và trong tương lai không xa có
thể được khắc phục. Bên cạnh đó, cũng có một số hạn chế mà Nhà nước ta còn rất
lúng túng, chưa thể tìm ra được giải pháp phù hợp.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu bức thiết của đời sống xã hội, việc bảo vệ các
thế hệ hiện tại và tương lai thoát khỏi hậu quả tàn phá về sức khỏe, kinh tế, xã hội
và môi trường do việc hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá đang là vấn đề cấp
bách. Tuy pháp luật thuế TTĐB hiện nay có quy định về thuốc lá, trong thực tế các
quy định này cũng đã phát huy được vai trò nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập
và chưa thực sự hiệu quả. Việc hoàn thiện pháp luật thuế TTĐB có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã quyết định
chọn đề tài: “Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ
thuốc lá tại Việt Nam” để nghiên cứu. Đồng thời, qua khóa luận, tác giả cũng
mong muốn đóng góp một phần nhỏ việc nghiêu cứu của mình vào cơng tác phịng
chống tác hại thuốc lá mà Nhà nước ta đã, đang và sẽ thực hiện.


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
2. Tình hình nghiên cứu:
Việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt,
việc sử dụng biện pháp nào để hạn chế tiêu thụ thuốc lá có hiệu quả ln là đề tài
gây tranh cãi và tốn khơng ít giấy mực của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đối với biện pháp đánh thuế TTĐB cũng đã có một số bài báo đề cập đến như:
“Rượu, bia, thuốc lá – nên tăng thuế nào” trên báo Vietnamnet ngày 04/11/2005,
“Thuốc lá- bạn đồng hành của bệnh tật và đói nghèo” trên báo Điện tử Đài tiếng nói
Việt Nam ngày 31/05/2006, “Thuế TTĐB- Vấn đề cần quan tâm” của Huỳnh Huy
Quế- Tạp chí tài chính số 8/2003... Bên cạnh đó, cũng đã có một số cơng trình
nghiên cứu về thuế TTĐB như: “Pháp luật thuế TTĐB trước xu hướng hội nhập
WTO” của Phùng Thị Ngọc Thư- Luận văn cử nhân Luật năm 2006; “Những giải
pháp hoàn thiện thuế gián thu ở Việt Nam” của Nguyễn Xuân Nhất- Luận án Phó
tiến sỹ Khoa học Kinh tế trường Đại học Tài chính kế tốn Hà Nội năm 1995. Tuy
nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu thuế TTĐB đối với thuốc lá dường như các cơng
trình nghiên cứu mang tính khoa học pháp lý rất hiếm hoi và có thể nói là khơng có.
Do vậy, việc chọn đề tài “Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn
chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam” để nghiên cứu mang tính chất thời sự nóng
bỏng, khá mới mẻ và hồn tồn khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
pháp lý nào.
3. Mục đích nghiên cứu:
Với tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu như đã đề cập ở phần trên, việc
xác định mục đích nghiên cứu hợp lý sẽ giúp giải quyết được vấn đề có hiệu quả, đi
đúng hướng với yêu cầu của đề tài. Do đó, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp
dụng pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá, tác giả đánh giá một cách khái quát về
những thành tựu đạt được, nêu ra một số thiếu sót cịn tồn tại trong việc áp dụng
quy định của pháp luật, trong việc quản lý và thực thi pháp luật của cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền... Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị thích hợp để thuế
TTĐB phát huy tốt vai trị của mình, thực sự là cơng cụ hữu hiệu trong việc hạn chế
tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận sẽ đi sâu vào nghiên
cứu các quy định của pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá như: đối tượng chịu
thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, chế độ miễn giảm thuế... đối với thuốc
lá. Khóa luận cũng tập trung vào đánh giá những tác hại do hút thuốc lá gây ra,
những biện pháp mà Nhà nước đã và đang sử dụng để giảm thiểu những tác hại này
như: biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, biện
pháp cấm... để từ đó làm nổi bật vai trị của biện pháp đánh thuế TTĐB. Qua đó, tác

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
giả sẽ đánh giá những thành tựu và hạn chế của biện pháp đánh thuế này, đưa ra
kiến nghị góp phần hồn thiện quy định của pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Đồng thời, để nâng cao
tính khoa học và thuyết phục cho khóa luận, tác giả cũng sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu kinh điển như: chủ nghiã duy vật biện chứng, chủ nghiã duy vật
lịch sử, tham khảo các luận văn, sách, báo, tạp chí chuyên nghành....
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Do đề tài khóa luận chỉ đi sâu nghiên cứu một nội dung hẹp của pháp luật
thuế TTĐB, đó là quy định của pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá, nên tác giả đã
tập trung khai thác sâu vào mảng này. Qua đó, người đọc sẽ có được cái nhìn thấu
đáo và đầy đủ về các quy định pháp luật cũng như vai trò của các quy định này
trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng nghiên

cứu và tổng hợp từ thực tiễn việc áp dụng thuế TTĐB đối với thuốc lá, hình thành
một số giải pháp để có thể kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa biện pháp pháp lý
và các biện pháp khác mà Nhà nước đã, đang và sẽ sử dụng góp phần thực hiện có
hiệu quả việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Thiết nghĩ, nếu pháp luật thuế
TTĐB thực sự hoàn thiện thì khơng những nó chỉ phát huy vai trị trong việc hạn
chế tiêu thụ thuốc lá mà cịn có thể hạn chế tiêu thụ rượu, bia- những mặt hàng mà
nếu sử dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, cho an
ninh cộng đồng…
7. Kết cấu của khóa luận:
Để phù hợp với nội dung của khóa luận, kết cấu của khóa luận gồm:
-

Lời cam đoan
Mục lục
Lời nói đầu
Nội dung: gồm 2 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ thuốc lá- Vai trò hạn chế tiêu
thụ thuốc lá của thuế TTĐB.
Chương 2: Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc láThực trạng và kiến nghị.
- Kết luận chung.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008

CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ TIÊU THỤ THUỐC
LÁ- VAI TRÒ HẠN CHẾ TIÊU THỤ THUỐC LÁ CỦA

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1.1. Sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ thuốc lá
1.1.1. Tác hại của thuốc lá
Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L. và Nicotiana rustica
L. , là loại cây có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Khoảng 4000 năm
trước đây, người da đỏ vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Antil, một số nơi khác
đã bắt đầu trồng cây thuốc lá và nó đã phát triển đồng hành cùng với nền văn minh
này. Tuy nhiên, mãi đến ngày 12/10/1492, sau chuyến thám hiểm tìm ra Châu Mỹ
của Christopher Columbus thì cây thuốc lá mới bắt đầu xuất hiện tại Châu Âu. Và
cũng từ đây, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá mới được manh nha hình thành.
2

Từ những cây thuốc lá hoang dại ban đầu, trải qua thời gian dài với sự tác
động trực tiếp của con người và tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng đất khác nhau,
cây thuốc lá đã trở nên phong phú về chủng loại và đa dạng về ngoại hình. Có thể
kể đến các loại thuốc lá nổi tiếng như: thuốc lá vàng sấy ở vùng Virginia (Hoa Kỳ),
thuốc lá Oriental (vùng Địa Trung Hải), xì gà (Cuba và Sumantra- Indonexia), thuốc
lá Burley (Hoa Kỳ, Malawi, Brazil)… Ở Việt Nam, cây thuốc lá được trồng nhiều ở
các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn… và một số tỉnh ở phía Nam
như: Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An…Cây thuốc lá được xem như cây công
nghiệp thay thế cây thuốc phiện và góp phần xố đói giảm nghèo cho nông dân ở
những vùng này.
Trong các bộ phận của cây thuốc lá thì phần lá thuốc lá là được sử dụng
nhiều nhất. Lá thuốc lá được sử dụng theo nhiều kiểu khác nhau: nghiền thành bột
để ngửi, hút bằng tẩu, nhai thuốc lá khô, nhồi vào điếu thuốc lào để hút… nhưng
thông dụng nhất vẫn là thuốc lá điếu được chế biến từ lá thuốc lá sắt sợi và cuốn
bằng giấy trắng chuyên dùng. Ở Việt Nam, sản phẩm thuốc lá điếu rất phong phú và
đa dạng. Ngoài những nhãn hiệu do trong nước sản xuất như: Mai, Vinataba, Thăng
Long, Điện Biên…thì cũng có rất nhiều nhãn hiệu nước ngoài do sự liên doanh giữa
doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài như: 555, Marlboro, Dunhill,

White Horse, Everest, Caraven A, Virginia Gold…

2

Xem Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
Ban đầu, thuốc lá được xem như một thứ “thần dược” chữa bệnh đau đầu. Vì
trong lá thuốc lá có chứa: một chất tinh dầu đặc (nicotianin), nhiều chất acít (acít
citric, acít nicotiníc), một chất tanin (acít tabaco- tanníc) và rất nhiều chất alcalơít
mà nicơtin là chất chính. Nicơtin là một loại độc dược rất mạnh đối với các hạch
của giao cảm thần kinh3. Vì vậy, nó giúp cho người đau đầu cảm thấy dễ chịu hơn
sau khi hít bột của lá thuốc lá. Sau này, vào khoảng thế kỷ thứ 15-16 thì hút thuốc lá
được xem như “một cách sống hợp thời trang thú vị” trong giới qúy tộc ở Châu Âu.
Thế nhưng ngày nay, khi ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá phát triển mạnh mẽ,
để cạnh tranh, tăng lợi nhuận và thu hút khách hàng, các công ty sản xuất thuốc lá
đã thêm vào rất nhiều phụ gia khác nhau. Trong các phụ gia ấy có cả những hóa
chất gây nghiện, phụ gia độc hại. Vì vậy, thuốc lá hiện nay rất hiếm có các sợi thuốc
tinh khiết. Những phụ gia này đã góp phần làm cho thuốc lá vốn đã độc hại lại càng
nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người. Do đó, hút thuốc lá khơng cịn được coi là
hợp thời trang hay cao sang nữa mà được xem là ngun nhân của bệnh tật, đói
nghèo, ơ nhiễm môi trường… Để thấy rõ tác hại của thuốc lá, chúng ta cần phải tìm
hiểu điều này trên nhiều phương diện khác nhau.
1.1.1.1. Về mặt y tế
Thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều con đường: hút
thuốc lá, nhai cau với thuốc lào, hít bột thuốc lá, hít phải khói thuốc từ những người
hút thuốc xung quanh…Khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có

hơn 200 loại hố chất có hại cho sức khỏe. Nếu căn cứ vào nguyên nhân gây ung
thư, người ta ước tính có khoảng 43 chất như: Axeton (sử dụng để tẩy và sơn móng
tay), DDT (thuốc trừ sâu), Monoxitcacbon (khói xả từ ơ tơ), Phenol (để diệt khuẩn),
Thạch tín (chất cường độc), Nicơtin (là một alcalơít độc mạnh, gây chết người với
một liều 60 mg, là hoá chất gây nghiện chỉ kém Heroin hoặc Cocain, làm cho nhiều
người khó bỏ thuốc lá)… Tuy nhiên, để thấy một cách tổng qt về độc tính của
khói thuốc lá đối với cơ thể con người, người ta chia làm 4 nhóm chính:

 Nicơtin: là một loại chất khơng màu, chuyển thành màu nâu
khi cháy và có mùi thuốc lá khi tiếp xúc với khơng khí. Cơ quan kiểm sốt
dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Nicơtin vào nhóm các chất có tính
chất dược lý có tính gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma túy
Heroin và Cocain.
 Monoxit cacbon (khí CO): khí CO có nồng độ cao trong khói
thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với Hemoglobine với áp lực
mạnh hơn 20 lần Oxy. Với người hút thuốc trung bình 1 bao thuốc
lá/ngày thì hàm lượng Hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng
3

Ths Phạm Hoàng Bộ và Nguyễn Văn Dương (1960), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Bộ quốc gia giáo dục
xuất bản, tr. 456.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
Hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách OxyHemoglobine dẫn đến giảm lượng Oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu
tổ chức và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
 Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: khói thuốc lá chứa nhiều
chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây

nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các
tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất đi các tế bào có lơng
chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhầy và giảm hiệu quả thanh lọc
của thảm nhầy lông chuyển.
 Các chất gây ung thư: các chất này tác động lên tế bào bề mặt
của đường hơ hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức,
biến đổi tế bào dẫn đến di sản, loạn sản rồi ác tính hóa.4
Do chứa quá nhiều chất độc hại như vậy nên hút thuốc lá gây ra nhiều căn
bệnh nguy hiểm như: bệnh về đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, lao phổi…),
bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tắc mạch máu…), rối loạn tiêu
hóa, bệnh răng miệng, các bệnh liên quan đến sinh sản, gia tăng nguy cơ loãng
xương và gãy xương…nhưng đặc biệt nhất vẫn là tăng nguy cơ ung thư- một căn
bệnh mà hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị nếu khơng đựoc phát hiện sớm. Các
nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng sản phụ hút thuốc lá thì sẽ dễ bị sinh non
hoặc sẩy thai và con cái của họ khi sinh ra cũng dễ bị béo phì, suy giảm chức năng
thần kinh… Thậm chí, cả những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc
bệnh cao khơng kém. Hút thuốc lá thụ động là một thuật ngữ được sử dụng để mơ tả
sự hít phải khói thuốc lá của những người không hút thuốc nhưng lại ở cùng với
người hút thuốc. Do khói thuốc lá gồm có 2 dịng: dịng khói chính và dịng khói
phụ. Ngồi dịng khói chính đã được dẫn trực tiếp vào miệng của người hút thuốc
thì dịng khói phụ tỏa ra ở đầu điếu thuốc đang cháy chưa được lọc có rất nhiều chất
độc và rất có hại cho sức khỏe. Người hút thuốc lá thụ động là người hít phải các
dịng khói phụ này. Điều đáng nói ở đây, nạn nhân của việc hút thuốc lá thụ động
phần lớn lại là trẻ em, đối tượng mà Nhà nước ta đang ra sức bảo vệ. Do các cơ
quan của cơ thể trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên khi tiếp xúc với khói thuốc lá,
các em dễ dàng bị mắc bệnh hơn và chịu sự rủi ro cao hơn người lớn.
Mặc dù hiện nay trên thế giới, một số công ty sản xuất thuốc lá đã giới thiệu
sản phẩm thuốc lá an tồn- điển hình là cơng ty BAT (British American Tobaco)với đầu lọc mới có 3 lớp ngăn nhưng thực ra không phải như vậy. Thực tế là chất
Nicôtin vẫn không bị ngăn chặn dù là thuốc lá an tồn hay khơng an tồn. Tóm lại,
cho dù hút dưới hình thức nào thì thuốc lá cũng thực sự gây tác hại rất xấu đến cơ

thể con người. Nước ta là một nước đang phát triển có tỷ lệ rủi ro về bệnh tật và tử
4

Xem: />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
vong cao do các nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc lá. Hàng năm con số tử
vong do thuốc lá lên tới 30 nghìn đến 40 nghìn người. Tổ chức Y tế thế giới dự báo,
nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì 1/10 dân số Việt Nam (khoảng 8
triệu người) sẽ chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá5. Như vậy, thuốc lá
đang thực sự là mối nguy hiểm thường trực trong mọi gia đình, mọi cơ quan, tổ
chức và toàn xã hội.
1.1.1.2. Về mặt kinh tế
Bên cạnh những tác hại về sức khỏe đối với con người và những khó khăn
trong cơng tác điều trị bệnh thì hút thuốc lá cịn là tác nhân gây ra những thiệt hại
không nhỏ cho kinh tế nước ta. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp sản xuất
thuốc lá đã đóng góp rất lớn vào Ngân sách Nhà nước và Nhà nước ta cũng không
thể phủ nhận được điều này. Riêng đối với Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, năm
2005 nộp Ngân sách được 3170 tỷ đồng, tạo được việc làm cho hơn 200 ngàn nông
dân ở các vùng nguyên liệu tại các địa phương trong cả nước6.
Tuy nhiên, thiệt hại mà thuốc lá gây ra lại to lớn hơn rất nhiều. Năm 1998,
những người hút thuốc trong cả nước hút hết số thuốc lá có giá trị gần 6000 tỷ đồng.
Năm 2002, số tiền này lên tới 8000 tỷ đồng. Nếu chi cho lương thực, thực phẩm và
những nhu cầu thiết yếu, số tiền này sẽ giúp hơn hai triệu người có thể thốt nghèo.
Chi phí cho việc mua thuốc lá của một người từ khi hút thuốc đến khi mắc bệnh là
32 triệu đồng. Một người hút thuốc trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 lần dành
cho lương thực, gấp rưỡi số tiền chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi cho y tế (nếu tính
bình qn cho đầu người)7. Số tiền chi phí để mua thuốc lá lớn như vậy nhưng số

tiền chi phí để điều trị các bệnh do hút thuốc lá gây ra cịn lớn hơn nhiều. Chỉ tính
riêng số tiền để điều trị 3 loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá là ung thư phổi, nhồi
máu cơ tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lên tới 1160 tỷ đồng/năm, tương
đương 20% tổng chi tiêu Ngân sách dành cho y tế8. Điều đó đủ thấy nếu chi phí để
điều trị tất cả các bệnh có liên quan đến thuốc lá thì sẽ tốn khơng biết bao nhiêu tiền
của của người dân, của xã hội và của Nhà nước.
Những thiệt hại mà thuốc lá gây ra cho nền kinh tế nước ta đã được thực tiễn
chứng minh không thể chối cãi được. Ước tính phần đóng góp của ngành Cơng
nghiệp thuốc lá cho Ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền mà người dân dùng
để hút thuốc. Đó là chưa kể đến các chi phí điều trị bệnh do hút thuốc lá gây ra. Rõ
5

Xem “ thuốc lá- bạn đồng hành của bệnh tật và đói nghèo”,
/>6
Hà My (2006), “Bàn về giải pháp cho nghành Công nghiệp thuốc lá Việt Nam”, Tap chí Khoa học cơng
nghệ, (11), tr. 7.
7
“thuốc lá- bạn đồng hành của bệnh tật và đói nghèo”, tlđd.
8
Xem:
/>_dieu_tri_cac_benh_do_thuoc_la/1185511.epi

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
ràng, nếu việc hút thuốc lá khơng được phịng chống một cách hiệu quả thì số lượng
người hút thuốc lá sẽ tăng cao. Đến lúc đó, nghèo đói và bệnh tật sẽ trở thành mối
đe doạ đối với mỗi người dân, mỗi gia đình và tồn xã hội.
1.1.1.3. Về mặt văn hố- xã hội

Có một khía cạnh khơng thể bỏ qua khi phân tích các tác hại của việc hút
thuốc lá, đó là tác hại về mặt văn hoá- xã hội. Dù là những tổn thất về mặt tinh thần,
không thể định lượng được nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ quốc
gia nào. Nói đến văn hố tức là nói đến những gì tinh t nhất của dân tộc được
chắt lọc qua nhiều thế hệ. Nền văn hoá thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Một quốc gia văn minh là một quốc gia không chỉ phát triển về kinh tế mà cịn phát
triển về trình độ nhận thức của người dân, về bảo vệ môi trường…Thế nhưng, chính
hành vi hút thuốc lá, đặc biệt là tại những nơi công cộng lại ảnh hưởng không nhỏ
đến các giá trị văn hoá mà Nhà nước ta đang cố gắng bồi đắp.
Hiện nay, tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam khá cao. Theo điều tra y tế quốc
gia (2001-2002), tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành tại nước ta là 56,1%, còn ở
nữ giới là 1,8% 9. Vào năm 2008, theo Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc
lá Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có 15 triệu người hút thuốc lá. Ở Thành Phố
Hồ Chí Minh, tỷ lệ người hút thuốc rất cao và ngày càng trẻ hố, có tới 53% nam
giới hút thuốc lá10. Dù là ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có rất nhiều người hút thuốc.
Thanh thiếu niên do bị bạn bè rủ rê, do nhiễm từ sách báo, phim ảnh… mà hút
thuốc. Thậm chí, do suy nghĩ còn hạn chế nên một số em còn cho rằng hút thuốc lá
khiến cho mình tăng thêm vẻ nam tính và quyến rũ. Người lớn thì hút thuốc theo
thói quen. Rất nhiều người do nghiện nên không thể bỏ được thuốc lá. Nữ giới tỷ lệ
hút thuốc tuy thấp hơn nhưng khơng phải là khơng đáng kể. Có một số người muốn
hút thuốc để thể hiện phong cách, một số khác thì lại bị ảnh hưởng từ mơi trường
cộng đồng. Nhưng dù thế nào đi nữa thì hành vi hút thuốc lá bị ảnh hưởng từ cộng
đồng rất lớn: bị tạp nhiễm từ cộng đồng, rồi được cộng đồng nuôi dưỡng và duy trì.
Hành vi hút thuốc lá ln thể hiện ở rất nhiều nơi. Đặc biệt tại những nơi
công cộng thì việc hút thuốc lá lại càng diễn ra thường xuyên hơn. Hiện tượng hút
thuốc lá trong bệnh viện, trường học, cơng sở… đã trở nên rất đỗi bình thường. Ở
nam cán bộ y tế, theo khảo sát tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ hút thuốc là 40%. Còn
trong ngành giáo dục, một cuộc điều tra mới đây tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ
hút thuốc trong nam học sinh là 3,8%, ở thầy giáo là 50%, hơn 40% số thầy giáo
vẫn có thói quen hút thuốc trong trường học11.

9

“thuốc lá- bạn đồng hành của bệnh tật và đói nghèo”, tlđd.
Duy Tính, Quỳnh Như (2008), “Thuốc lá: Nhập nhằng “nhẹ”, “êm” và chuyện ung thư”, Báo Pháp luật,
(số thứ năm), tr. 10.
11
Xem: “Sự hiểu biết về mối nguy hại của thuốc lá còn hạn chế”, />10

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
Hút thuốc lá hiện nay đã trở thành một phần trong văn hoá ứng xử của một
số người. Họ cho rằng việc mời nhau thuốc lá hoặc nhận thuốc lá từ tay người khác
sẽ giúp cho các mối quan hệ giao tiếp được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, với tỷ lệ rất
lớn những người khơng hút thuốc lá phải hít khói thuốc do người hút thuốc nhả ra là
điều không dễ chịu chút nào. Khi đi đến những nơi công cộng như nhà ga, sân bay,
trường học...vì khơng thể chịu được mùi thuốc lá, nhiều người đã phải bịt mũi và bỏ
đi nơi khác. Vì vậy, hút thuốc lá, đặc biệt tại những nơi công cộng thể hiện nếp sống
thiếu văn minh, gây ảnh hưởng cho nhiều người.
Có một thực tế khơng thể phủ nhận được, đó là thuốc lá gây ơ nhiễm môi
trường. Trong các chất độc hại được thải ra từ khói thuốc lá có rất nhiều chất gây ơ
nhiễm mơi trường, đặc biệt nhất là CO- một chất được thải ra từ khói xe ơ tơ. Ngồi
ra, đầu lọc thuốc lá với 95% được làm từ nhựa Cellulo acetate rất khó phân huỷ
cũng gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Khi các mẫu thuốc lá rơi vãi xuống đất
sẽ có nhiều lồi chim thú ăn phải vì trong thuốc lá có khoảng 165 hố chất mà chim
hay các lồi thú nhỏ tưởng là thức ăn của chúng. Khi đó, các loại chim hay thú này
sẽ dễ bị ngộ độc và chết.
Như vậy, ngoài những tổn thất về kinh tế và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người thì hút thuốc lá cịn gây ơ nhiễm mơi trường, gây phản cảm về mặt văn hố.

Trước tình hình đó địi hỏi Nhà nước ta phải hành động và tìm những giải pháp hợp
lý để khắc phục và phòng chống những thiệt hại này.
1.1.2. Các biện pháp mà Nhà nước đã sử dụng để hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại
Viêt Nam
1.1.2.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục
Tuyên truyền giáo dục là biện pháp tác động vào tâm lý, làm cho người
dân hiểu biết về tác hại của thuốc lá mà từ bỏ thuốc lá và phòng tránh tác hại của
thuốc lá một cách có hiệu quả. Tun truyền càng sâu rộng thì càng làm tăng tính tự
giác của người dân, giúp họ có thói quen sinh hoạt đúng đắn, có nề nếp. Qua đó,
biện pháp này có thể giúp cho họ biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ những người
xung quanh trước những tác hại do thuốc lá mang lại.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện rất nhiều đợt tuyên
truyền lớn, rất rầm rộ và thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Theo đánh giá
của các chuyên gia, các chương trình tuyên truyền này thực sự có quy mơ, có sự kết
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa trung ương và địa phương. Tổ chức y tế
thế giới WHO cũng đã đánh giá cao về các hoạt động tuyên truyền giáo dục này.
Với chương trình phịng chống tác hại thuốc lá 2001-2010 do Chính Phủ
thực hiện, chúng ta đã thu hút sự tham gia, sự quan tâm chú ý của các tầng lớp nhân
dân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp thực hiện giữa Bộ Y Tế
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
với Bộ Văn Hố Thơng Tin, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Giao Thông Vận
Tải…rất nhiều hoạt động đã được tổ chức. Có thể kể đến 2 hoạt động lớn là “Tuần
lễ quốc gia không hút thuốc lá” diễn ra từ ngày 25/5-31/5 hàng năm và “Ngày thế
giới không hút thuốc lá” diễn ra vào ngày 31/5 hàng năm. Để hưởng ứng ngày này,
hàng loạt các hoạt động đã được thực hiện, đó là: vẽ tranh tun truyền về phịng
chống tác hại thuốc lá, sáng tác ca khúc với đề tài không thuốc lá…Ngồi ra,
chương trình cũng thành lập trang web của chương trình tại địa chỉ

www.vinacosh.gov.vn để giới thiệu về tác hại của thuốc lá, phương pháp cai nghiện
thuốc lá, các tài liệu tham khảo về phòng chống tác hại thuốc lá…
Để tun truyền thực sự có quy mơ sâu và rộng hơn, Việt Nam đã tham gia
vào Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức y tế thế giới
(WHO). Vào ngày 17/3/2005, Công ước khung đã chính thức có hiệu lực tại Việt
Nam. Cơng ước khung về kiểm sốt thuốc lá hay cịn được gọi là Hiệp ước “khơng
khói thuốc” là một luật quốc tế về lĩnh vực y tế công cộng đã được 57 quốc gia trên
thế giới phê chuẩn. Với việc tham gia này, Việt Nam sẽ có thêm nguồn kinh phí
cũng như được hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ… để tuyên truyền tốt hơn, sâu
rộng hơn, hiệu quả hơn. Sau khi tham gia vào Công ước, chúng ta đã đưa ra lộ trình
thực hiện các biện pháp để hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Đây thực sự là cơ
hội để chúng ta có thể bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai thoát khỏi những tác
hại do thuốc lá gây ra.
Để biện pháp tuyên truyền đi vào đời sống nhân dân, trở thành thói quen và
buộc người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều
văn bản pháp luật để cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cụ thể: ngày
14/8/2000, Chính phủ ra Nghị Quyết số 12/2000/NQ-CP về “Chính sách quốc gia
phòng chống tác hại thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010; ngày 27/5/2002 Bộ Văn
Hố Thơng Tin ban hành Chỉ Thị số 14/2002/CT-BVHTT về việc tăng cường cơng
tác phịng chống tác hại thuốc lá trong ngành văn hố thơng tin; ngày 11/11/2004
Chủ Tịch Nước ban hành Quyết Định 887/2004/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Cơng
ước khung về kiểm sốt tiêu thụ thuốc lá của tổ chức Y tế Thế giới (WHO); ngày
10/5/2007 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Chỉ Thị số 12/2007/CT-TTgCP về việc
tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá; ngày 2/10/2007 Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo ban hành Chỉ Thị số 56/2007/CT-BGD và ĐT về việc tăng cường
các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành giáo dục. Ngồi ra, cịn khá
nhiều các văn bản pháp luật về sản xuất- kinh doanh thuốc lá đã được ban hành
nhằm điều chỉnh lĩnh vực này.
Một biện pháp tuyên truyền giáo dục được cho là có hiệu quả cao, tác động
trực tiếp đến người hút thuốc hiện nay đó là cho in lời cảnh báo sức khỏe trên vỏ

bao thuốc lá. Khác với một số nước cho in cả hình ảnh cảnh cáo trên vỏ bao thuốc

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
lá như Canada, Brazil, Singapore, Thái Lan…, ở Việt Nam chỉ quy định in bằng chữ
lời cảnh báo. Sau khi nghiên cứu và chọn lọc 5 câu cảnh báo: “hút thuốc lá gây ung
thư phổi”, “hút thuốc lá gây hại cho thai nhi và trẻ nhỏ”, “hút thuốc lá gây chảy máu
não”, “hút thuốc lá gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, “hút thuốc lá gây hôi miệng
và hỏng răng”, theo Nghị Định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về sản xuất và
kinh doanh thuốc lá tại Mục 3 Điều 19 thì 2 lời cảnh báo “hút thuốc lá có thể gây
ung thư phổi” và “hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được
chọn. Vào ngày 01/04/2008 vừa qua quy định này đã bắt đầu có hiệu lực. Với diện
tích chiếm 30% diện tích gói thuốc và được in trên cả 2 mặt: mặt trước và mặt sau,
dòng chữ đen trên nền trắng này hy vọng sẽ cảnh báo được người tiêu dùng, làm
cho họ sợ và không dám hút nữa.
Tuy nhiên, biện pháp tuyên truyền giáo dục người dân hạn chế tiêu dùng
thuốc lá cũng có những hạn chế nhất định. Theo điều tra mới đây của Bộ Y Tế, có
tới 90% số người hút thuốc ở Việt Nam biết về tác hại lâu dài của thuốc lá, nhưng
chỉ có một phần nhỏ trong số họ thực sự muốn bỏ thuốc12. “Tuần lễ quốc gia không
hút thuốc lá” và “Ngày thế giới không hút thuốc lá” chỉ thực sự rầm rộ lên trong
một thời gian nhất định và sau những ngày này thì đâu lại vào đấy. Những mục tiêu
mà Việt Nam đặt ra khi thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá mới chỉ
thực hiện ở bước đầu và cần phải mất rất nhiều thời gian mới triển khai sâu rộng
được. Còn việc ban hành văn bản pháp luật thực hiện chính sách phịng chống tác
hại thuốc lá cho đến nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Điển hình là Nghị
Quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phòng chống tác
hại thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010 cho đến nay đã tồn tại gần 10 năm và có
nhiều quy định khơng cịn phù hợp nữa (chẳng hạn như quy định về cấm nhập khẩu

thuốc lá…). Mặt khác, văn bản này chỉ có các quy định về phương hướng thực hiện
các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá mà không kèm theo chế tài tương ứng.
Chính điều này đã làm cho việc tuân thủ pháp luật của người dân không nghiêm,
không tự giác. Ngay cả Chỉ Thị số 14/2002/CT-BVHTT về việc tăng cường cơng
tác phịng chống tác hại thuốc lá trong ngành văn hố thơng tin hay Chỉ Thị số
56/2007/CT-BGDvà ĐT về việc tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại
thuốc lá trong ngành giáo dục…quy định rất chung chung, chưa thu hút được sự
quan tâm của dư luận. Đòi hỏi cấp thiết lúc này là Nhà nước ta cần phải nâng Nghị
Quyết 12/2000/NQ-CP đã đề cập ở trên thành Luật phòng chống tác hại thuốc lá và
có các văn bản hướng dẫn cụ thể, kèm theo các chế tài phù hợp. Ngay cả biện pháp
cho in lời cảnh báo sức khoẻ lên vỏ bao thuốc lá mới được thực hiện vào ngày
01/04/2008 vừa qua cho đến nay cũng đã vấp phải rất nhiều luồng dư luận khác
nhau. Theo ý kiến của các chuyên gia thì biện pháp này vẫn cịn nhiều bất cập.
12

Xem: “Sự hiểu biết về mối nguy hại của thuốc lá còn hạn chế”, tlđd.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
Dịng chữ cảnh báo có chữ “có thể” tức là chưa chắc đã xảy ra. Do vậy, người tiêu
dùng sẽ khơng hồn tồn tin tưởng rằng hút thuốc lá sẽ gây bệnh ung thư phổi hay
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và dẫn đến khả năng họ vẫn cứ hút như thường.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng phải in bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá thì mới
có thể cảnh báo được người tiêu dùng.
Biện pháp tuyên truyền giáo dục có tác động rất lớn đến tâm lý của người
tiêu dùng thốc lá. Nếu tuyên truyền thực sự đạt hiệu quả thì sẽ thấm sâu vào nếp
nghĩ của người dân, trở thành thói quen và họ sẽ tự giác chấp hành. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay ở nước ta, khi nhận thức của một bộ phận không nhỏ dân chúng cịn hạn

chế thì cơng tác tun truyền giáo dục gặp khơng ít những khó khăn. Nhất là khi hút
thuốc lá là thói quen của rất nhiều người. Thậm chí khi họ bị nghiện thuốc nặng thì
nếu chỉ tun truyền thơi thì khơng đủ để họ bỏ thuốc lá mà địi hỏi phải có biện
pháp mạnh hơn, khả thi hơn.
1.1.2.2. Biện pháp cấm
Để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục, Nhà nước
ta cũng sử dụng biện pháp cấm. Cho đến nay, biện pháp cấm được thể hiện rải rác
trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng tổng hợp lại thì có thể có một số
trường hợp cấm như sau:
Thứ nhất, cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá và các hình thức tài
trợ có liên quan đến thuốc lá. Tại Nghị Quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14/78/2000 về
“Chính sách quốc gia phịng chống tác hại thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010 có
quy định việc cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên,
nhãn hiệu, và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và dịch vụ
không liên quan đến thuốc lá; cấm khuyến mại bằng thuốc lá và các hình thức tương
tự với trẻ em dưới 16 tuổi; cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng
hàng ngũ tiếp viên để chào hàng, in nhãn mác lên phương tiện vận chuyển, cấm các
tổ chức trong nước nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
thao gắn liền với việc quảng các thuốc lá13.
Để cụ thể hoá các quy định về cấm quảng cáo thuốc lá, ngày 12/5/2005 Bộ
Văn Hố Thơng Tin đã ban hành Thơng Tư 19/2005 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh
quảng cáo và Nghị Quyết 12 /2000/NQ-CP của Chính Phủ về cấm quảng cáo thuốc
lá. Theo đó, các hành vi như: phát tán đến công chúng các thông báo khuyến mại
sản phẩm thuốc lá, trưng bày quá 1 bao/gói (20 điếu) hoặc trưng bày quá 1 tút/hộp
(200 điếu) của một nhãn hiệu thuốc lá tại điểm bán thuốc… cũng bị coi là quảng
cáo thuốc lá và bị cấm. Trong Chỉ Thị 12/2007 về tăng cường các hoạt động phòng
chống tác hại của thuốc lá cũng quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc
13

Điểm b Mục 1 Phần II Nghi Quyết 12/2000/NQ-CPngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phịng chống

tác hại của thuốc lá” giai đoạn 2001-2010.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
lá hoặc sử dụng thuốc lá làm sản phẩm khuyến mại cho hàng hố dịch vụ khác dưới
mọi hình thức14.
Việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá có tác động rất lớn đối với
người dân, đặc biệt là những người hút thuốc lá. Nó làm cho những người chưa hút
thuốc bị kích thích trí tị mị, muốn được thử hút. Những người đã hút thuốc muốn
bỏ thuốc thì rất khó vì những chiêu bài quảng cáo tốt đẹp do các cơ sở sản xuất kinh
doanh thuốc lá đưa ra. Khi việc quảng cáo đã trở nên phổ biến và tràn lan như hiện
nay thì việc kiểm sốt hành vi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá là rất khó
khăn. Vì vậy, việc cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá là việc làm rất cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá.
Thứ hai, cấm hút thuốc ở nơi công cộng, nơi làm việc, nơi công cộng trong
nhà. Đây là những khu vực nhạy cảm, thường xuyên tập trung đông người. Nếu hút
thuốc tại những nơi này khơng những gây khó chịu cho nhiều người, gây ơ nhiễm
mơi trường mà cịn vơ tình làm cho người khác phải hút thuốc lá thụ động- nguyên
nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như đã trình bày ở Mục 1.1.1.1.
Tại Nghị Quyết 12/2000/NQ-CP về “Chính sách quốc gia phòng chống tác
hại thuốc lá” giai đoạn 2001-2010 có quy định những nơi cấm hút thuốc như: trong
các cuộc họp, trụ sở cơ quan, các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, rạp chiếu bóng,
nhà hát, trên các phương tiện giao thông công cộng, những nơi tập trung đông
người. Chỉ Thị 12/2007 về “tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của
thuốc lá” cũng quy định: nghiêm cấm hút thuốc lá trong lớp học, nhà trẻ, các khu
vực sản suất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao…Rõ ràng, việc
quy định các khu vực cấm hút thuốc lá là rất cụ thể và khá chi tiết. Nếu các quy
định này phát huy tác dụng tốt thì sẽ có một bộ phận khơng nhỏ những người đang

hút thuốc lá sẽ phải bỏ thuốc lá vì mỗi khi hút thuốc lá họ như bị cách ly ra khỏi
cộng đồng. Kết quả là mọi người đều được sống trong mơi trường trong lành, khơng
có khói thuốc lá, khơng phải sợ mắc bệnh do hít phải khói thuốc lá nữa.
Thứ ba, cấm bán sản phẩm thuốc lá tại các cơ quan, nơi làm việc, trường
học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng và những nơi cấm hút
thuốc lá15. Bên cạnh việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng, Nhà nước ta cũng quy
định cấm bán thuốc lá tại những nơi này. Thậm chí việc bán thuốc lá bằng máy bán
hàng tự động, qua mạng Internet, hoặc qua điện thoại…cũng bị cấm. Mục đích của
quy định này nhằm thắt chặt hơn nữa việc buôn bán thuốc lá, bên cạnh đó cịn góp
phần làm cho quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng trở nên hiệu quả hơn. Vì khi
khơng có chỗ để mua thuốc lá, người hút thuốc lá tại nơi công cộng sẽ rất khó thực
14

Điểm a Mục 5 Phần I Chỉ Thị 12/2007/CT-TTgCP ngày 10/5/2007 về việc tăng cường các hoạt động
phòng chống tác hại của thuốc lá.
15
Điểm a Mục 4 Phần I Chỉ Thị 12/2007/CT-TTgCP ngày 10/5/2007 về việc tăng cường các hoạt động
phòng chống tác hại thuốc lá.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
hiện hành vi này trừ khi trong túi họ lúc nào cũng đem theo thuốc lá. Dĩ nhiên, việc
này không phải lúc nào cũng thực hiện được vì rất bất tiện.
Thứ tư, cấm nhập khẩu thuốc lá. Ngay từ năm 1990, cùng với việc ban hành
luật thuế TTĐB 1990, Chỉ Thị 278/CT-HĐBT ngày 3/8/1990 của Hội đồng Bộ
Trưởng (nay là Chính Phủ) đã được ban hành nhằm quy định cấm nhập khẩu và lưu
thơng thuốc lá điếu của nước ngồi trên thị trường nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, do
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thị trường nhập khẩu các sản phẩm

thuốc lá từ nước ngoài vào Việt Nam là điều khơng thể khơng làm. Vì vậy, quy định
cấm này đã bị bãi bỏ. Mặc dù vậy, việc nhập khẩu thuốc lá cũng được kiểm soát khá
kỹ lưỡng, giữa thuốc lá nhập khẩu với mục đích thương mại và thuốc lá nhập khẩu
với mục đích phi thương mại đều có qui chế riêng biệt.
Khi việc tiêu thụ thuốc lá đã trở nên khá phổ biến và gây ra các tác hại
nghiêm trọng thì sử dụng biện pháp cấm là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp
này cũng bộc lộ khơng ít nhược điểm. Chẳng hạn, việc cấm hút thuốc lá tại những
nơi công cộng trong nhà là biện pháp không khả thi. Cấm là một chuyện nhưng nếu
họ khơng thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền cũng khơng làm gì được họ. Vì nhà
riêng của họ thì họ có thể hút thuốc ở bất cứ chỗ nào, không thể đến từng nhà và
yêu cầu họ ngưng hút thuốc được. Hoặc như quy định cấm trưng bày quá 1 bao/ gói
(20 điếu) của một nhãn hiệu thuốc lá tại điểm bán thuốc cũng khó có thể thực hiện
được. Cơ quan có thẩm quyền khơng thể kiểm sốt được tất cả các điểm bán thuốc
nếu đó chỉ là một quán cóc nhỏ hay một tủ kiếng nhỏ bày bán hàng ở lề đường…
Trong giai đoạn hiện nay, khi tác hại của thuốc lá đã được minh chứng trong
thực tế cuộc sống thì việc sử dụng biện pháp cấm của Nhà nước ta được khá nhiều
sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân và nếu thực hiện tốt có thể cấm được.
Cấm hút thuốc lá nơi cơng cộng, cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá…là
việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu thực hiện biện pháp cấm mà khơng kèm theo
chế tài phù hợp thì rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, khi đề ra
biện pháp cấm, Nhà nước cần phải cân nhắc kỹ càng, không phải cứ không thể quản
lý được là lại cấm, mà phải lựa chọn những quy định có tính khả thi cao để pháp
luật thực sự đi vào cuộc sống.
1.1.2.3. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính khác. Trong mục này, tác giả chỉ đề cập đến xử phạt vi phạm
hành chính với các hình thức xử phạt chính là phạt tiền và cảnh cáo.
a) Phạt tiền
Phạt tiền là chế tài được áp dụng trong nhiều lĩnh vực pháp lý. Trong mỗi
lĩnh vực, việc áp dụng biện pháp phạt tiền có sự khác biệt nhất định. Phạt tiền trong

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
lĩnh vực Hình sự có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung và do Toà án
quyết định. Phạt tiền trong lĩnh vực Dân sự được thực hiện căn cứ vào mức độ thiệt
hại vật chất đã xảy ra và được trả cho người bị thiệt hại. Về bản chất, phạt tiền theo
pháp luật Dân sự chính là sự bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất mà
người bị thiệt hại phải gánh chịu. Vì vậy, nó khơng thể hiện sự răn đe của Nhà nước
đối với người vi phạm như trong Luật Hình Sự và Luật Hành Chính. Phạt tiền trong
Luật Hành Chính lại là hình thức phạt chính, do cơ quan hành chính hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính quyết định và số tiền phạt được sung vào quỹ
Ngân sách Nhà nước. Trong phạm vi khố luận, tác giả chỉ đề cập đến hình thức
phạt tiền dưới góc độ hành chính.
Có thể hiểu một cách khái quát: “phạt tiền là biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính mà người vi phạm pháp luật phải nộp phạt bằng tiền mặt”16. Biện pháp
phạt tiền mang nội dung kinh tế là “tước đoạt” một phần tài sản của người vi phạm.
Người vi phạm ở đây có thể là người có hành vi hút thuốc lá khơng đúng quy định;
người sản xuất, kinh doanh thuốc lá không đúng quy định. Phạt tiền tác động đến
vật chất của người vi phạm, gây ra hậu quả bất lợi về tài sản cho họ. Mục đích của
biện pháp phạt tiền là bảo vệ các quan hệ hệ xã hội trước sự xâm hại của hành vi hút
thuốc lá không đúng các quy định pháp luật, qua đó có thể giữ gìn được trật tự công
cộng. Nếu so sánh với biện pháp tuyên truyên giáo dục và biện pháp cấm thì phạt
tiền có tính khả thi hơn.
Biện pháp phạt tiền được quy định rất cụ thể tại Khoản 1, 2, 3 Điều 16 Nghị
Định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Y tế với 3 mức khác nhau. Cụ thể:
 Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành
vi: hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim,
phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, bến xe, sân bay, bến cảng… trên

các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy
định cấm bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi.
 Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm các
quy định về ghi nhãn hiệu trên sản phẩm thuốc lá, quy định về ghi nội dung lời cảnh
báo và vị trí ghi lời cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá.
 Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất
thuốc lá có hàm lượng chất Tar, Nicôtin vượt quá mức quy định.
Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Y tế được ra đời trong hồn cảnh khi nước ta vừa mới tham gia vào
Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC). Nghi Định 45 đã góp phần cụ thể
16

PGS.TS Nguễn Cữu Việt (2005), Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, tr. 553.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
hố quy định “những người hút thuốc lá ở nơi công cộng sẽ bị phạt tiền” của Công
ước. Điều này chứng tỏ Nhà nước ta đã tích cực triển khai thực hiện Luật quốc tế
này. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp phạt tiền trên thực tế là điều không dễ dàng. Chỉ
riêng đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng cho dù có bị phát hiện cũng rất khó
xử lý. Có nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, do lực lượng thanh tra y tế của
chúng ta cịn khiêm tốn khơng đủ để xử lý được hết các trường hợp vi phạm. Thứ
hai, trình độ của đội ngũ thanh tra y tế nước ta còn hạn chế, khả năng vận dụng
pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính cịn yếu, đòi hỏi phải trải qua thời gian tập
huấn khá dài. Thứ ba, nếu người vi phạm không mang theo giấy tờ tuỳ thân thì lực
lượng thanh tra khơng làm gì được: khơng thể bắt giữ người vì họ khơng đủ thẩm
quyền; thậm chí khi có giấy tờ tuỳ thân mà người vi phạm nói khơng có tiền để nộp

phạt thì lực lượng thanh tra cũng không thể giữ giấy tờ hoặc giữ người được.
Đối với hành vi bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi rất khó xử lý.
Hiện nay, với điều kiện vật chất ngày càng được nâng cao, các em trưởng thành rất
sớm. Việc phát hiện trẻ em dưới 16 tuổi hay trên 16 tuổi nếu chỉ dựa vào ngoại hình
thì khơng dễ dàng chút nào. Nếu người mua thuốc lá không mang theo giấy tờ tuỳ
thân thì người bán hàng sẽ khơng biết được người đó trên 16 tuổi hay dưới 16 tuổi.
Do đó, nếu người bán thuốc lá mà có bán cho những đối tượng này bị phát hiện thì
cũng gặp khơng ít khó khăn trong xử lý.
Rõ ràng phạt tiền là một biện pháp có chế tài xử phạt khá nghiêm khắc
nhưng việc thực hiện biện pháp này trên thực tế tồn tại khơng ít khiếm khuyết. Bởi
việc phát hiện ra các trường hợp vi phạm đã là điều khó khăn nhưng việc áp dụng
quy định pháp luật để phạt tiền còn khó khăn hơn. Nếu áp dụng biện pháp này
khơng chính xác, cụ thể là không theo đúng quy định của pháp luật hoặc xử phạt đối
với hành vi chưa đến mức bị phạt tiền… sẽ gây phản tác dụng, làm giảm niềm tin
của nhân dân đối với chính sách pháp luật của Nhà nước. Cịn nếu áp dụng khơng
cứng rắn thì người dân khơng nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, dẫn đến không
chấp hành tốt kỷ cương phép nước. Do vậy, Nhà nước ta phải có lộ trình thực hiện
biện pháp này một cách hợp lý, không được chủ quan nóng vội. Có như thế thì biện
pháp phạt tiền mới phát huy hiệu quả trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt
Nam.
b) Cảnh cáo
Cảnh cáo là biện pháp xử phạt hành chính mang tính chất nhẹ hơn so với
phạt tiền và thường được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính lần đầu. Mục
đích của biện pháp này nhằm giáo dục để người vi phạm hiểu được hành vi của
mình là khơng đúng và khơng tiếp tục tái phạm nữa. Biện pháp cảnh cáo tạo cơ hội
để người vi phạm sửa chữa khuyết điểm của mình, tránh khỏi sự trừng phạt nghiêm
khắc của pháp luật. Tuy nhiên, do quy định pháp luật còn quá sơ sài nên không đạt
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Do vậy biện pháp này rất ít được
sử dụng trong thực tế.
Để đảm bảo pháp luật được thực hiện thống nhất, có hiệu quả trong việc hạn
chế tiêu thụ thuốc lá, bên cạnh việc quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với
các hành vi nói trên, Nhà nước ta quy định xử phạt hành chính đối với một số
trường hợp khác. Cụ thể, khi các cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường hay cơ quan
có thẩm quyền thực hiện tuyên truyền giáo dục về tác hại thuốc lá ở các địa
phương… không thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ của mình cũng bị xử phạt vi
phạm hành chính. Tại Điểm 2 Mục II Chỉ Thị 12/2007/CT-TTgCP ngày 10/5/2007
về việc tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá quy định: Bộ
Văn Hố Thơng Tin có thẩm quyền chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng và thông
tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thơng về phịng chống tác
hại thuốc lá nhằm thay đổi hành vi hút thuốc lá…Theo quy định này, có thể thấy
dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn Hố Thơng Tin, các Sở Văn Hố Thơng Tin, Phịng
Văn Hố Thơng Tin…ở địa phương có nhiệm vụ thực hiện cơng tác tuyên truyền,
giáo dục về phòng chống tác hại thuốc lá. Như vậy có thể suy ra, trong trường hợp
các cơ quan này vi phạm quy định hoặc không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì
theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có
thẩm quyền xử phạt. Cũng tại Chỉ Thị trên, Điểm 4 Mục II có quy định: Bộ Thương
Mại sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất các biện pháp và tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu thuốc lá, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn
mác, thuốc lá kém chất lượng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định
pháp luật. Như vậy, Bộ Thương Mại sẽ là đầu mối quản lý công tác chống buôn lậu
và gian lận thương mại với thuốc lá. Do đó, có thể suy ra rằng, nếu các cơ quan Hải
quan, Quản lý thị trường…không thực hiện đúng các biện pháp nhằm chống bn
lậu, gian lận thương mại thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Qua các quy định nêu
trên, chúng ta thấy rằng việc Nhà nước quy định xử phạt hành chính đối với cơ quan
Hải quan, Quản lý thị trường, cơ quan thực hiện việc tuyên truyền giáo dục…còn
quá chung chung. Hiện nay chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về việc xử phạt đối

với các trường hợp này. Đây là khó khăn lớn cho cơng tác thực hiện pháp luật.
Như vậy, việc thực hiện biện pháp xử phạt hành chính để hạn chế tiêu thụ
thuốc lá điển hình nhất là cảnh cáo và phạt tiền. Để có thể áp dụng các biện pháp
chế tài tương đối nghiêm khắc này trên thực tế được hiệu quả, Nhà nước ta cần xây
dựng khung pháp lý hoàn chỉnh và cần trao thêm thẩm quyền cho các cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền xử phạt.
1.1.2.4. Các biện pháp khác
Ngoài các biện pháp trên, Nhà nước ta còn thực hiện một số biện pháp khác
để hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Đây là những biện pháp phải được thực hiện lâu dài và
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
liên tục. Tuy các biện pháp này không tác động trực tiếp nhưng cũng đóng vai trị
nhất định trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Có thể kể ra các biện
pháp sau:
 Quản lý chặt chẽ việc sản xuất- kinh doanh thuốc lá: Nghị Đinh 119
về sản xuất kinh doanh thuốc lá đã quy định rất cụ thể việc này. Tại Điều 13 của
Nghị Định có quy định những điều kiện để một doanh nghiệp được phép sản xuất
thuốc lá như: đã sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị Quyết
12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của
thuốc lá” cụ thể là trước ngày 14/8/2000, còn nếu sau ngày này thì các doanh
nghiệp sản xuất thuốc lá khơng được tiến hành hoạt động sản xuất nữa; Nhà nước
giữ tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; sản xuất sản phẩm thuốc lá
phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt…
Đối với việc kinh doanh thuốc lá, tại Điều 25 của Nghị Định đã quy định
điều kiện kinh doanh bán buôn, đại lý bán bn thuốc lá như: có cơ sở vật chất và
năng lực tài chính phù hợp quy mơ kinh doanh, phải có hợp đồng mua bán sản
phẩm thuốc lá và có hệ thống phân phối thuốc lá ổn định…Còn đối với việc kinh
doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ thuốc lá phải thoả mãn điều kiện: thuộc hệ thống

phân phối của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán
buôn, đại lý bán bn sản phẩm thuốc lá, có giấy phép kinh doanh bán lẻ hoặc đại
lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định…
Tuy quy định điều kiện có khác nhau nhưng cả việc sản xuất hay kinh doanh
thuốc lá đều phải có giấy phép theo quy định và đây là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Ngồi các điều kiện về sản xuất kinh doanh thuốc lá thì khi sản phẩm
thuốc lá được lưu hành trên thị trường còn phải thoả mãn điều kiện về chất lượng,
về nhãn hiệu, về dán tem trên sản phẩm…Thậm chí giấy chuyên ngành cuốn điếu
thuốc lá cũng được quy định khá chặt chẽ. Trên thực tế, các quy định pháp luật trên
khi thực hiện cũng gặp phải khơng ít khó khăn, vướng mắc. Với tập quán kinh
doanh, buôn bán nhỏ lẻ như nước ta thì các cơ quan chức năng khó có thể kiểm tra
các điểm bn bán này có chấp hành đúng pháp luật hay khơng để xử lý theo đúng
quy định. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải quản lý thật nghiêm các cơ sở
kinh doanh buôn bán này.
 Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại: Khi giá thuốc lá
trong nước bán ra ngày càng tăng thì hành vi bn lậu, gian lận thương mại lại càng
có cơ hội để phát triển. Hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đặc biệt đối với
thuốc lá nảy sinh ở hầu hết các quốc gia, các khu vực, trong mọi thời điểm khác
nhau. Vì khi đứng trước lợi nhuận thì con người sẽ khơng cưỡng lại được. Lợi
nhuận càng cao con người sẽ bất chấp tất cả: thiệt hại kinh tế đất nước, sức khoẻ
con người, ô nhiễm môi trường… để chạy theo “tiếng gọi” của đồng tiền.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật- 2008
Thuốc lá vốn đã là mặt hàng nguy hại cho sức khoẻ con người, với những
sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác…thì tác hại của
thuốc lá càng tăng lên gấp nhiều lần vì nó khơng hề được kiểm tra về chất lượng.
Do đó, cơng tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với thuốc lá hơn lúc nào
hết cần được Nhà nước ta quan tâm và nghiêm túc thực hiện.

Có nhiều quy định pháp luật về việc này như: tất cả thuốc lá nhập lậu, thuốc
lá giả đều bị tịch thu để tiêu huỷ; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá có
nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong phịng chống
bn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả17, tăng cường và phối hợp có
hiệu quả giữa các lực lượng chống buôn lậu trong việc kiên quyết chống kinh doanh
thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và thuốc lá kém chất
lượng18.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với thuốc lá là vấn đề rất khó
khăn, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, giữa trung ương và
địa phương và cần phải có thời gian dài. Do vậy, biện pháp này phải được thực hiện
thường xuyên và liên tục, không thể một sớm một chiều mà xong được.
1.1.2.5. Biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB ( Excise duty) đã ra đời và áp dụng trên khắp thế giới từ rất
sớm. Tuỳ vào chính sách pháp luật của từng nước mà thuế TTĐB có tên gọi khác
nhau như: thuế tiêu dùng đặc biệt (Pháp), thuế đặc biệt (Thuỵ Điển), thuế hàng hóa
(vùng Đơng Nam Á)…
Ở Việt Nam, thuế TTĐB mới được đưa vào sử dụng từ năm 1990 nhưng
trước đó đã có thuế hàng hoá được áp dụng để đánh vào những mặt hàng không
thiết yếu. Đối tượng chịu thuế TTĐB thường không nhiều. Cũng như hầu hết các
nước, ở Việt Nam thuế TTĐB chỉ đánh vào các mặt hàng cao cấp, xa xỉ, khơng thật
cần thiết mà Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng. Riêng thuốc lá là mặt hàng
có hại cho sức khoẻ con người, môi trường, cho nền kinh tế… nên Nhà nước ta đã
xếp nó vào nhóm đối tượng phải chịu thuế TTĐB.
Thuế TTĐB là loại thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và quan hệ cung
cầu trên thị trường của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Nó tác động đến
thu nhập và hành vi của người tiêu dùng cũng như của người sản xuất. Cho nên,
Nhà nước ta đã sử dụng nó như một công cụ pháp lý để hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại
Việt Nam.

17


Điều 30 Nghị Định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Điểm c Mục 4 Phần I Chỉ Thị 12/2007/CT-TTgCP ngày 10/5/20007 về việc tăng cường các hoạt động
phòng,chống tác hại của thuốc lá
18

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng


×