Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội phạm công nghệ thông tin trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 90 trang )

TRẦN THANH THẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH THẢO

LUẬN VĂN CAO HỌC

TỘI PHẠM CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2013

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH THẢO

TỘI PHẠM CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số 60380104

Người hướng dẫn khoa học:


Ts. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, dẫn chứng trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận
văn chưa được cơng bố ở các cơng trình khác.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ gốc

BLHS

:

Bộ luật Hình sự

BLDS


:

Bộ luật Dân sự

TAND

:

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN ............................................................................................................... 10
11

h i niệm và đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin ................... 10

1.1.1. Khái niệm về tội phạm công nghệ thông tin ...................................... 10
1 1 2 Đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin...................................... 18
1.2. Tội phạm công nghệ thông tin trong quy định pháp luật quốc tế và
một số quốc gia trên thế giới ........................................................................ 21
1.2.1. Tội phạm công nghệ thông tin trong quy định pháp luật quốc tế ...... 21
1.2.2. Tội phạm công nghệ thông tin trong quy định pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới.................................................................................... 26
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ........... 31
2.1. Dấu hiệu ph p lý đặc trưng chung của các tội phạm công nghệ thông
tin .................................................................................................................. 31

2.1.1. Khách thể của các tội phạm công nghệ thông tin .............................. 31
2.1.2. Những biểu hiện khách quan của các tội phạm công nghệ thông tin 33
2.1.3. Chủ thể của các tội phạm công nghệ thông tin .................................. 34
2.1.4. Những biểu hiện chủ quan của các tội phạm công nghệ thông tin .... 34
2.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể ............................................ 35
2.2.1. Tội ph t t n vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho
hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị
số (Điều 224 BLHS)..................................................................................... 35
2.2.2. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225 BLHS) ............................. 38


2.2.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng
viễn thơng, mạng Internet (Điều 226 BLHS)............................................... 41
2.2.4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thơng,
mạng Internet hoặc thiết bị số của người kh c (Điều 226a BLHS) ............. 45
2.2.5. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc
thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS) ........... 47
2 3 Đ nh gi những điểm mới trong quy định của Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành về tội phạm công nghệ thông tin ........................................ 52
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN….. ........................................................ 58
3 1 Đ nh gi thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội phạm
công nghệ thông tin ...................................................................................... 58
3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy định pháp luật
hình sự về tội phạm cơng nghệ thơng tin ..................................................... 59
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng quy định pháp luật
hình sự về tội phạm công nghệ thông tin ..................................................... 61
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định

pháp luật hình sự về tội phạm cơng nghệ thơng tin ..................................... 70
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội
phạm cơng nghệ thơng tin ............................................................................ 70
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về tội phạm công nghệ thông tin ..................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, con người đang sống và thụ hưởng những thành tựu của một thời
đại mới, thời đại phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng cơng nghệ thơng tin Tuy
ch mới hình thành và ph t triển trong vài thập k gần đây nhưng cuộc c ch mạng
công nghệ thông tin đ khiến cho nhiều hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, x
hội, quốc phòng, an ninh... của các quốc gia trên thế giới phải phụ thuộc vào nó và
từ đó góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của các hoạt động này. Những thành
tựu của ngành công nghệ thông tin hiện nay được áp dụng trong tất cả c c lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội và thay thế dần các công nghệ lạc hậu trước đây Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, cuộc cách mạng công nghệ thông tin cũng
mang lại những hệ lụy xấu cho xã hội Đó là việc một số người đ lợi ụng những
thành tựu của cuộc cách mạng này để thực hiện các hành vi phạm tội nhằm vào các
lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đ quy định các
hành vi này thành các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự với tên
gọi phổ biến là tội phạm cơng nghệ thơng tin.
Hành vi của nhóm tội phạm này trong thời gian qua rất đa ạng với nhiều
biểu hiện như: chiếm đoạt cơ sở dữ liệu của người khác hoặc của cơ quan Nhà nước
thông qua thiết bị số và mạng máy tính; phát tán vi rút hoặc chương trình tin học có

tính năng gây hại cho thiết bị số, mạng máy tính; gây rối loạn hoạt động của mạng
máy tính, thiết bị số; lừa đảo qua mạng thông qua các giao dịch thương mại điện tử
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay trộm cắp, gian lận cước viễn thông quốc
tế… Những hành vi này ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nguy hiểm, gây
nhiều thiệt hại cho xã hội1. Tuy nhiên, việc áp dụng c c quy định pháp luật hình sự
để xử lý hành vi của nhóm tội phạm này còn nhiều hạn chế nên dẫn đến thực trạng
là một số hành vi nêu trên vẫn chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc việc truy
cứu trách nhiệm hình sự không được thống nhất ở những địa phương kh c nhau
Trên thực tế, một số trường hợp phát tán vi rút tin học gây thiệt hại nghiêm trọng
cho các doanh nghiệp nhưng ch bị xử phạt hành chính hoặc một số trường hợp sử
1

Trần Văn Hòa (2012), “Tội phạm cơng nghệ cao và những đề xuất hồn thiện c c quy định của BLHS trong
điều kiện hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Bộ Tư pháp, Hà Nội, tr. 110 – 123.


2

dụng mạng m y tính để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của người khác nhằm
chiếm đoạt tài sản nhưng lại áp dụng các tội phạm trong Chương c c tội xâm phạm
sở hữu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do tội phạm cơng nghệ thơng tin là tội phạm mới nên những dấu hiệu pháp
lý của tội phạm này chưa được x c định rõ ràng, gây khó khăn cho thực tiễn áp
dụng pháp luật. Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học phân tích và làm sáng tỏ đầy đủ dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Những
cơng trình nghiên cứu khoa học trong thời gian chưa nghiên cứu sâu vào phần lý
luận cũng như chưa phân tích rõ ản chất nguy hiểm cho x hội của hành vi o tội
phạm công nghệ thông tin gây ra, nhất là đối với những tội phạm được sửa đổi, bổ
sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vào năm 2009
Vì những lý o nêu trên, t c giả đ lựa chọn đề tài “Tội phạm cơng nghệ

thơng tin trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Luật học để nghiên cứu toàn diện quy định pháp luật hình sự Việt
Nam về tội phạm này và đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng Bộ luật Hình sự
Việt Nam ngày càng hồn thiện hơn
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu về tội phạm cơng nghệ thơng tin,
bao gồm cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và Việt Nam, cụ thể như sau:
 Cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài:
 Legal Aspects of Computer-Related Crime in the Information Society–
COMCRIME-Study là cơng trình nghiên cứu của Ulrich Sieber, Wurzburg
University, xuất bản vào năm 2000 Cơng trình này được thực hiện dựa trên hợp
đồng giữa Hội đồng Châu Âu với Trường đại học Wurzburg với mục đích cung cấp
các thơng tin mới nhất về những vấn đề pháp lý của tội phạm liên quan đến máy
tính (Computer-Related Crime), nhất là những vấn đề liên quan đến khía cạnh hình
sự, tố tụng hình sự cũng như đề xuất một số giải pháp hồn thiện. Trong cơng trình
này, tác giả đ đề cập đến một số vấn đề: lịch sử phát triển và khái niệm của tội
phạm này; các hành vi phạm tội của tội phạm; sự điều ch nh bằng pháp luật quốc
gia và quốc tế đối với tội phạm trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự; một
số giải ph p để đấu tranh phòng chống tội phạm này;


3



Cybercrime: A Reference Handbook là cơng trình nghiên cứu của hai

tác giả là Berna ette H Schell và Clemens Martin được Nhà xuất bản ABC CLIO
ph t hành năm 2004 Trong cơng trình này, hai tác giả đ nêu và đ nh gi lịch sử
hình thành của tội phạm cơng nghệ thông tin ở Hoa Kỳ; nêu c c phương ph p mà

những người phạm tội thường sử dụng để đột nhập vào hệ thống máy tính; phân tích
một số trường hợp vi phạm pháp luật cụ thể và đưa c c ra iện ph p ph p lý để đối
phó với tội phạm này;
 A Critical Look at the Regulation of Cybercrime là cơng trình nghiên
cứu của Mohame CHAW I, University of Lyon III, được xuất bản vào năm 2005
Cơng trình này bao gồm hai phần: Ở phần I, tác giả nêu lên sự hình thành của tội
phạm này từ thập niên 80 của thế k 20 đến năm 2005, một số đặc điểm của tội
phạm cũng như nêu lên sự gia tăng của tội phạm trong lĩnh vực mạng và máy tính.
Ở phần II, tác giả nêu lên và nhận xét về c c quy định pháp luật hình sự quốc gia và
quốc tế trong việc điều ch nh hành vi của tội phạm này và đưa ra một số kiến nghị
mang tính chất ph p lý để đấu tranh với tội phạm công nghệ thông tin;
 POSTnote number 271: Computer Crime của Quốc hội Vương quốc
Anh, ph t hành ngày 01 th ng 10 năm 2006. Công trình này nêu lên tình hình tội
phạm máy tính diễn ra trên Vương quốc Anh với số lượng các vụ phạm tội ngày
càng gia tăng; phân tích c c hình thức tấn công cũng như c c mục tiêu của tội phạm
máy tính; giới thiệu c c quy định pháp luật của Vương quốc Anh điều ch nh hành vi
của tội phạm máy tính; đưa ra các giải pháp kỹ thuật và các giải ph p ph p lý để đối
phó với các tội phạm này;
 Cybercrime – An annotated bibliography of select foreign-language
academic literature của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, phát hành vào tháng 11 năm
2009. Trong công trình này, tập thể tác giả nêu lên c c phương ph p và c c công cụ
phạm tội mà người phạm tội thường sử dụng; phân tích những điểm khác biệt giữa
tội phạm công nghệ thông tin với các tội phạm truyền thống; nêu lên những thiệt hại
mà tội phạm này có thể gây ra đối với hệ thống thơng tin chính phủ cũng như c c
nguy cơ khủng bố Đồng thời, các tác giả còn tập hợp các bài viết mang tính học
thuật của học giả c c nước: Trung Quốc, Hà Lan, Ph p, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Italia, Nga, Ukraina và Thụy Điển về tội phạm công nghệ thông tin.


4


Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đ đề cập và phân tích một số vấn đề lý
luận liên quan đến tội phạm cơng nghệ thơng tin như: sự hình thành và phát triển
của tội phạm này, định nghĩa và đặc điểm của tội phạm, các hành vi phạm tội phổ
biến... rất có giá trị tham khảo để xây dựng hệ thống lý luận về tội phạm công nghệ
thông tin tại Việt Nam. Ngoài ra một số giải ph p mà c c cơng trình này đưa ra
nhằm để đối phó với tội phạm cơng nghệ thơng tin có tính khả thi và có thể áp dụng
được ở nước ta.
 Cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam:
 S ch chun khảo “Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” của
Tiến sĩ Phạm Văn Lợi chủ iên, Nhà xuất ản Tư ph p xuất ản vào th ng 11 năm
2007 Ở cơng trình này, nhóm t c giả về cơ ản đ nêu được kh i niệm, đặc điểm
của tội phạm cơng nghệ thơng tin, giới thiệu tình hình tội phạm và quy định ph p
luật về tội phạm công nghệ thông tin của một số nước trên thế giới và Việt Nam,
đồng thời đưa ra một số giải ph p đấu tranh phịng, chống tội phạm cơng nghệ
thơng tin. Tuy nhiên, ở cơng trình này, nhóm t c giả ch giới thiệu c c quy định của
ph p luật chứ khơng phân tích chi tiết c c quy định đó cũng như khơng nêu lên
được những hạn chế trong quy định ph p luật Đồng thời, khi nêu ra c c giải ph p
phịng chống nhóm tội phạm này, nhóm t c giả ch đưa ra những giải ph p chung
chung chứ không đi sâu vào những giải ph p liên quan đến hoàn thiện quy định
ph p luật hình sự;
 Bài viết “Khái niệm và các đặc điểm của tội phạm công nghệ thông
tin. Sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin và tội phạm thông thường” của
t c giả Đặng Trung Hà – Vụ Ph p luật Quốc tế - Bộ Tư ph p, đăng trên Tạp chí
Dân chủ và Ph p luật, số 03 năm 2009. Trong ài viết này, t c giả đ nêu lên kh i
niệm của tội phạm công nghệ thông tin, đưa ra c c ấu hiệu ph p lý đặc trưng của
tội phạm công nghệ thông tin và phân tích những điểm kh c iệt giữa tội phạm
cơng nghệ thông tin với tội phạm thông thường Tuy nhiên, trong ài viết này t c
giả không đưa ra được một định nghĩa cụ thể về tội phạm này Đồng thời, những
ấu hiệu ph p lý đặc trưng của tội phạm này mà t c giả đ đưa ra khơng cịn phù

hợp với tình hình thực tế vì sự sửa đổi, ổ sung của quy định ph p luật hình sự Việt
Nam;
 Cơng trình sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất Eureka năm
2008 “Tội phạm máy tính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của t c giả Trần


5

Thanh Thảo, Bùi Thị Thu Dung Trong cơng trình này, nhóm t c giả đ nêu lên c c
kh i niệm tội phạm m y tính đ được c c nhà nghiên cứu luật trên thế giới đưa ra,
phân tích những điểm hợp lý và hạn chế của từng kh i niệm này, từ đó đưa ra kh i
niệm về tội phạm máy tính theo luật Việt Nam Đồng thời, nhóm t c giả cũng đ
phân tích những hạn chế của ph p luật Việt Nam trong việc xử lý tội phạm m y
tính, phân tích một số hành vi cụ thể của tội phạm m y tính đ xảy ra ở Việt Nam
để từ đó đưa ra c c giải ph p hoàn thiện Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học
công nghệ cũng như những thay đổi của Bộ luật Hình sự thì quan điểm của nhóm
tác giả đ khơng cịn phù hợp cả về lý luận lẫn thực tiễn hiện nay;
 Luận văn thạc sĩ Luật học “Các tội phạm trong lĩnh vực tin học theo
luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hồng Lê năm 2009 Trong cơng trình
này, tác giả đ phân tích c c đặc điểm cơ ản và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm
trong lĩnh vực tin học để làm rõ sự khác biệt giữa loại tội phạm này với các tội
phạm truyền thống Đồng thời, tác giả phân tích trách nhiệm pháp lý của tội phạm
trong lĩnh vực tin học được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 và thực tiễn xử lý
tội phạm trong lĩnh vực tin học tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu quy
định pháp luật và kinh nghiệm đấu tranh xử lý tội phạm trong lĩnh vực tin học ở một
số nước trên thế giới và đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy định
về tội phạm trong lĩnh vực tin học trong Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, do Bộ
luật Hình sự đ sửa đổi, bổ sung trong khi cơng trình nghiên cứu lại dựa trên các
quy định cũ nên cơng trình này đ khơng còn phù hợp với quy định pháp luật hiện
hành;

 Luận văn thạc sĩ Luật học “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo
pháp luật hình sự hiện hành” của t c giả Lê Thị Huyền Trang năm 2011 Trong
cơng trình này, tác giả ch phân tích một tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm cơng
nghệ thơng tin, đó là Tội sử ụng mạng m y tính, mạng viễn thơng, mạng Internet
hoặc thiết ị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 226 Bộ luật Hình sự,
đồng thời ch nêu những giải ph p để đấu tranh phòng chống với uy nhất tội phạm
đó Trong khi đó, đối với c c tội phạm cịn lại trong nhóm tội phạm cơng nghệ
thơng tin thì t c giả đ khơng đề cập đến Đồng thời, hiện nay đ có văn ản hướng
ẫn đối với hành vi của tội phạm công nghệ thông tin nên những kiến nghị mà t c
giả đưa ra đ không còn phù hợp với thực tiễn p ụng ph p luật hiện nay;


6

 Bài viết “Tội phạm công nghệ cao và những đề xuất hoàn thiện các
quy định của BLHS trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Trần Văn Hòa
đăng trên k yếu Bộ Tư ph p ngày 30 th ng 8 năm 2012. Trong bài viết này, tác giả
đ nêu tình hình tội phạm cơng nghệ cao diễn ra tại Việt Nam; nêu tình hình thực
thi và áp dụng c c quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm công nghệ cao tại Việt
Nam; nêu lên những khó khăn, th ch thức trong cơng t c điều tra, truy tố, xét xử đối
với tội phạm này và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Đề tài đ nêu và phân tích
khá sâu sắc những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật hình sự để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với tội phạm cơng nghệ cao cũng như đ đưa ra một số giải pháp
để khắc phục. Tuy nhiên, tác giả đ không nêu lên được những cơ sở lý luận và thực
tiễn để đưa ra c c giải ph p đó cũng như một số giải pháp khơng phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay.
Như vậy, có thể thấy được rằng những cơng trình nghiên cứu về tội phạm
cơng nghệ thơng tin hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Do những quy định của Bộ
luật Hình sự về tội phạm cơng nghệ thông tin đ được sửa đổi, ổ sung trong khi

c c cơng trình này lại chủ yếu phân tích theo c c quy định cũ nên một số nội ung
không thể p ụng được Từ khi Luật sửa đổi, ổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự được an hành đến nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào phân tích một
c ch chun sâu, tồn iện về tội phạm cơng nghệ thơng tin ưới góc độ ph p lý
hình sự nên đề tài này của t c giả được thực hiện nhằm để giải quyết vấn đề nêu
trên.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề
tài
 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm s ng tỏ c c vấn đề lý luận và thực tiễn
về tội phạm công nghệ thông tin ở Việt Nam, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện
quy định ph p luật hiện hành cũng như nâng cao hiệu quả p ụng ph p luật để góp
phần thực hiện tốt hơn nữa cơng t c đấu tranh phịng và chống tội phạm này.
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết một số nhiệm
vụ sau đây:
 Làm rõ những vấn đề lý luận còn vướng mắc của tội phạm công nghệ
thông tin gồm: tên gọi, kh i niệm, ấu hiệu ph p lý đặc trưng của tội phạm, đặc
điểm phân iệt tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm kh c;


7

 Phân tích quy định về tội phạm cơng nghệ thông tin trong c c Điều
ước quốc tế, ph p luật hình sự của một số quốc gia;
 Phân tích quy định về tội phạm công nghệ thông tin trong quy định
của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành Đ nh gi những ưu điểm của những quy
định hiện hành về tội phạm công nghệ thông tin so với những quy định của Bộ luật
Hình sự 1999 trước khi được sửa đổi, ổ sung;
 Phân tích và đ nh gi những kết quả đạt được và những hạn chế còn
tồn tại trong việc p ụng quy định ph p luật hình sự hiện nay để xử lý tội phạm

cơng nghệ thông tin, ch ra những nguyên nhân ẫn đến hạn chế trong việc xử lý đối
với tội phạm này và từ đó đề xuất một số kiến nghị hồn thiện
 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích này thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là c c quy
định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội phạm công nghệ thông tin tại c c Điều
224, Điều 225, Điều 226, Điều 226a, Điều 226 Bộ luật Hình sự Đồng thời, đối
tượng nghiên cứu của đề tài còn là c c quy định về tội phạm công nghệ thông tin
trong Công ước của Hội đồng Châu Âu về tội phạm mạng, Luật mẫu về tội phạm
m y tính và liên quan đến máy tính của các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung
và ph p luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, đối tượng
nghiên cứu của đề tài còn là thực tiễn p ụng ph p luật hình sự trên cơ sở xem xét
c c vụ n có liên quan đến nhóm tội phạm này từ khi Luật sửa đổi, ổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự được an hành đến nay cũng như khảo sát các hành vi có
ấu hiệu của tội phạm này xảy ra trước khi Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi, ổ
sung.
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Ph p luật Việt Nam: đề tài nghiên cứu quy định tại Điều 224, Điều
225, Điều 226, Điều 226a, Điều 226 của Bộ luật Hình sự hiện hành và quy định
trong Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTCTANDTC ngày 10/9/2012 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư ph p, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối
cao về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong
lĩnh vực cơng nghệ thông tin và viễn thông;
 Pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự nước ngồi: đề tài nghiên cứu
c c quy định của Công ước Hội đồng Châu Âu về tội phạm mạng, Luật mẫu về tội


8

phạm m y tính và liên quan đến máy tính của các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng
chung, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, Bộ luật Hình sự Cộng hịa nhân dân Trung

Hoa, Bộ luật Hình sự Cộng hịa Liên ang Đức, Bộ luật Hình sự Cộng hịa Pháp, Bộ
luật Hình sự Nhật Bản, Luật chống lạm dụng máy tính của Vương quốc Anh và Bộ
luật Liên bang Hoa Kỳ;
 Thực trạng p ụng ph p luật: đề tài khảo s t số liệu và c c vụ n thực
tế đ được thụ lý và giải quyết từ năm 2000 đến năm 2013 trên phạm vi cả nước.
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
 Phương ph p luận: đề tài được trình bày dựa trên quan điểm nhận thức
của chủ nghĩa uy vật biện chứng, chủ nghĩa uy vật lịch sử và c c cơ sở lý luận
của chủ nghĩa M c – Lênin về nhà nước và pháp luật. Đây là phương ph p luận
khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ đề tài để giúp tác giả nhận thức
rõ hơn về bản chất của tội phạm công nghệ thông tin cũng như đ nh gi kh ch quan
về việc áp dụng quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm này;
 Phương ph p nghiên cứu cụ thể: đề tài sử dụng nhiều phương ph p
nghiên cứu cụ thể như: phương ph p lịch sử; phương ph p so s nh; phương ph p
phân tích; phương ph p tổng hợp; phương ph p nghiên cứu vụ n điển hình;
phương ph p thống kê, tổng hợp các số liệu trong những báo cáo của ngành Tịa án.
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, tác giả đ có sự kết hợp giữa c c phương ph p
trong từng phần của đề tài, trong đó phương ph p phân tích và tổng hợp là phương
ph p được sử dụng nhiều nhất trong đề tài này. Việc sử dụng c c phương ph p này
trong việc nghiên cứu sẽ giúp tác giả xem xét các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác
nhau và tổng hợp lại để có cái nhìn tồn diện, khách quan về tội phạm công nghệ
thông tin.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài góp phần làm s ng tỏ một số vấn đề lý luận về tội phạm công nghệ
thông tin, ao gồm tên gọi thống nhất của tội phạm, kh i niệm tội phạm và ấu hiệu
ph p lý đặc trưng của tội phạm này Đây sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để phân iệt
tội phạm công nghệ thông tin với c c tội phạm cịn lại trong Bộ luật Hình sự, góp
phần có hiệu quả trong việc x c định tội anh chính x c cho tội phạm công nghệ
thông tin Đồng thời, đề tài này cịn có ý nghĩa thực tiễn với việc đưa ra một số kiến
nghị để hoàn thiện quy định ph p luật hình sự Việt Nam về tội phạm này và khắc

phục hạn chế trong việc p ụng ph p luật để xử lý đối với tội phạm


9

C c kiến nghị của đề tài có thể được sử dụng như là một tài liệu để tham
khảo, xem xét khi sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ luật Hình sự hiện hành, nhất là
những quy định liên quan đến tội phạm công nghệ thông tin Đồng thời, các kiến
nghị liên quan đến việc khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình
sự về tội phạm này có thể được c c cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, nghiên cứu
nhằm để áp dụng thống nhất c c quy định của Bộ luật Hình sự để xử lý tội phạm
cơng nghệ thơng tin, góp phần có hiệu quả trong cơng t c đấu tranh phịng ngừa và
chống tội phạm.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn ao gồm những phần sau: Mục lục, Mở đầu, Nội dung, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần Nội dung gồm a chương:
Chương 1 Nhận thức về tội phạm công nghệ thông tin
Chương 2 Quy định về tội phạm cơng nghệ thơng tin trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam hiện hành
Chương 3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội phạm cơng
nghệ thơng tin và một số kiến nghị hoàn thiện


10

CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin
1.1.1. Khái niệm về tội phạm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là tập hợp c c phương ph p khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số2.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật vào những
thập niên cuối cùng của thế k XX, ngành cơng nghệ thơng tin đ có được những
thành tựu to lớn, giúp cho việc tiếp thu, hợp t c và trao đổi thông tin giữa các cá
nhân, các tổ chức cũng như c c quốc gia được thực hiện ngày càng dễ àng hơn
Thực tiễn đời sống kinh tế xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hơn hai
thập k qua đ thể hiện rõ kết quả của những thành tựu này. Các thiết bị số như:
m y tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet), điện
thoại thơng minh (smartphone)… được hầu hết người dân sử dụng nhằm mục đích
sản xuất, kinh oanh cũng như mục đích giải trí đơn thuần. Những ứng dụng công
nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và thay thế dần những công nghệ lạc hậu trước
đây Việc ứng dụng các thành tựu của ngành công nghệ thông tin trong thời gian
qua ở nước ta đ thực hiện đúng theo tinh thần của Ch thị số 58-CT/TW, góp phần
“giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của tồn dân tộc, thúc đẩy công
cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an
ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố”3.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực mà ngành cơng nghệ thơng tin đ
đem lại thì việc ứng dụng các thành tựu của ngành công nghệ thông tin trong tất cả
2

Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
Ch thị số 58-CT/TW ngày 17 th ng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
3



11

c c lĩnh vực của đời sống xã hội cũng đưa đến nhiều hệ lụy xấu. Đó là việc một số
người đ sử dụng các thành tựu của ngành công nghệ thông tin để thực hiện các tội
phạm mà trong đó mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và các thiết bị
số vừa là công cụ, phương tiện phạm tội, vừa là mục tiêu mà người phạm tội hướng
đến xâm hại. Tội phạm này có những đặc điểm hồn toàn khác biệt so với các tội
phạm đ từng xuất hiện trước đây trong lịch sử, chẳng hạn như kh c iệt về hành vi
khách quan, về hậu quả nguy hiểm cho xã hội… nên c c chuyên gia ph p lý hình sự
ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều thống nhất x c định đây là
một tội phạm mới và sử dụng nhiều thuật ngữ kh c nhau để đặt tên, trong đó tên gọi
phổ biến nhất là tội phạm công nghệ thông tin.
Tội phạm công nghệ thông tin là một tội phạm mới nên một số vấn đề lý luận
liên quan đến tội phạm này có nhiều tranh cãi. Từ việc sử dụng thuật ngữ để đặt tên
cho đến việc đưa ra một định nghĩa cụ thể về tội phạm công nghệ thơng tin vẫn có
nhiều quan điểm khơng thống nhất với nhau nên dẫn đến việc áp dụng chế tài hình
sự để xử lý tội phạm này còn khá nhiều hạn chế.
Đầu tiên là vấn đề lý luận liên quan đến thuật ngữ ùng để đặt tên cho tội
phạm này. Hiện nay, các chuyên gia pháp lý hình sự sử dụng rất nhiều thuật ngữ
kh c nhau để đặt tên cho nhóm hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet và các thiết bị số để thực hiện tội phạm. Các thuật ngữ đó là: tội
phạm máy tính, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao và tội phạm công nghệ
thông tin. Việc sử dụng đúng thuật ngữ để đặt tên cho tội phạm này có ý nghĩa quan
trọng trong việc x c định đối tượng t c động cũng như quan hệ xã hội cụ thể bị tội
phạm này xâm hại đến.
 Thuật ngữ tội phạm máy tính (computer crime): là thuật ngữ được đưa
ra bởi Hội đồng Châu Âu năm 19764. Việc sử dụng thuật ngữ này không bao quát
được tất cả các công cụ, phương tiện phạm tội mà người phạm tội sử dụng để thực

hiện tội phạm cũng như không ao qu t đầy đủ c c đối tượng mà người phạm tội
t c động đến. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng m y tính thì người phạm tội cịn sử

4

12th Conference of Directors of Criminological Research Institutes: Criminological Aspects of Economic
Crime, Strasbourg, 15-18 November 1976, pp. 225-229.


12

dụng các thiết bị số kh c như các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị truyền
dẫn, thiết bị thu sóng vơ tuyến và một số thiết bị tích hợp kh c để thực hiện hành vi
phạm tội Đồng thời, những thiết bị số đó cũng chính là những đối tượng mà người
phạm tội t c động đến để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ. Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ tội phạm máy tính sẽ dẫn đến cách hiểu sai lầm:
máy tính là cơng cụ, phương tiện phạm tội cũng như là đối tượng t c động duy nhất
của tội phạm này mà loại trừ đi c c thiết bị số khác;
 Thuật ngữ tội phạm công nghệ cao (high-tech crime): là thuật ngữ được
c c nước G8 chính thức sử dụng vào ngày 10 tháng 12 năm 19975 Đây cũng là một
thuật ngữ thường được các chuyên gia pháp lý hình sự Việt Nam sử dụng trong các
bài viết hoặc trong các báo cáo khoa học6. Theo quy định tại Điều 3 Luật Công
nghệ cao 2008 thì: “Cơng nghệ cao là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và cơng
nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng
cao, thân thiện với mơi trường; có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” Đồng
thời, theo quy định tại Điều 5 Luật Cơng nghệ cao thì công nghệ cao bao gồm bốn
lĩnh vực công nghệ là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới và cơng nghệ tự động hóa Như vậy thuật ngữ công nghệ cao là một thuật ngữ

rộng, bao hàm công nghệ thông tin cũng như một số ngành cơng nghệ khác. Do đó,
việc sử dụng thuật ngữ tội phạm cơng nghệ cao là khơng hợp lý vì thuật ngữ này có
nội hàm quá rộng;
 Thuật ngữ tội phạm mạng (cybercrime): là thuật ngữ được Hội đồng
Châu Âu sử dụng vào năm 2001 khi an hành Công ước của Hội đồng Châu Âu về
tội phạm mạng7. Việc sử dụng thuật ngữ này sẽ không ao qu t được tất cả các
hành vi mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm. Trên thực tế, không phải
bất kỳ trường hợp nào người phạm tội cũng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, mạng Internet để phạm tội mà họ có thể thực hiện những loại hành vi khác
như: lấy cắp, hủy hoại dữ liệu thông qua việc sử dụng trái phép thiết bị số của người
5

The Washington Communique of December 10, 1997.
Trần Văn Hịa (2012), “Tội phạm cơng nghệ cao và những đề xuất hoàn thiện c c quy định của BLHS trong
điều kiện hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Bộ Tư pháp, Hà Nội, tr. 110 – 123.
7
Council of Europe Convention on Cybercrime, Budapest, 23.XI.2001.
6


13

kh c; ph t t n vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại thơng qua các thiết
bị truyền dẫn… Do đó, việc sử dụng thuật ngữ tội phạm mạng sẽ không điều ch nh
được tất cả các hành vi của tội phạm này;
 Thuật ngữ tội phạm công nghệ thông tin (information technology
crime): là thuật ngữ được đưa ra bởi Gi o sư Ulrich Sieber, đại học Wurzburg của
Đức vào năm 1994 trong cơng trình nghiên cứu Information Technology Crime –
National Legislations and International Initiatives. Đây là thuật ngữ được sử dụng
tương đối phổ biến trong các sách chuyên khảo, các luận văn thạc sĩ, cử nhân Luật

học tại Việt Nam hiện nay8. Định nghĩa về thuật ngữ công nghệ thông tin được quy
định tại Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006: “Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thơng tin số”. Theo định nghĩa này
thì cơng nghệ thơng tin được cấu thành từ hai bộ phận, đó là: c c phương ph p khoa
học, công nghệ để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin
số và các công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số. Hai bộ phận này tương ứng với c c đối tượng t c động là
mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và các thiết bị số.
Như vậy, trong bốn thuật ngữ nêu trên thì thuật ngữ tội phạm cơng nghệ
thơng tin là thuật ngữ hợp lý nhất được sử dụng để đặt tên cho nhóm tội phạm này.
Thuật ngữ tội phạm công nghệ thông tin đ ao hàm cả hai thuật ngữ tội phạm máy
tính và tội phạm mạng và nội hàm không quá rộng như thuật ngữ tội phạm công
nghệ cao.
Vấn đề lý luận tiếp theo là vấn đề về việc đưa ra một định nghĩa cụ thể về tội
phạm cơng nghệ thơng tin. Tuy có khá nhiều định nghĩa về tội phạm công nghệ
thông tin được c c chuyên gia ph p lý cũng như c c cơ quan pháp luật của các quốc
gia đưa ra nhưng ở tầm quốc tế hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn ch nh về
tội phạm này
Một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm và đưa ra định nghĩa về tội
phạm công nghệ thông tin là Hoa Kỳ. Vào năm 1979, Bộ Tư ph p Hoa Kỳ (the U.S
Department of Justice) từng đưa ra định nghĩa tội phạm công nghệ thơng tin là: “bất
8

Xem phần Tình hình nghiên cứu đề tài.


14

kỳ sự vi phạm pháp luật hình sự có li n quan đến việc sử dụng các hiểu biết về cơng

nghệ máy tính trong việc phạm tội, điều tra hoặc t ử”9. Định nghĩa này có thể
được hiểu: Trong qu trình điều tra hoặc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình
sự, ch cần c c điều tra viên hay thẩm ph n có sử ụng c c kiến thức về cơng nghệ
m y tính để trợ giúp cho qu trình giải quyết vụ n thì những hành vi vi phạm trên
đều sẽ trở thành tội phạm công nghệ thơng tin. Dựa theo định nghĩa này thì tội
phạm cơng nghệ thơng tin sẽ có phạm vi rất rộng và việc x c định tội danh cụ thể
đối với hành vi phạm tội sẽ có nhiều khó khăn vì ễ nhầm lẫn với các tội phạm
khác.
Một định nghĩa kh c về tội phạm công nghệ thông tin cũng được một nhóm
các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra vào năm
1983 là: “bất kỳ hành vi nào trái pháp luật, trái quy định, trái thẩm quyền ảnh
hưởng đến quy trình xử lý dữ liệu tự động hoặc truyền tải dữ liệu tự động”10. Theo
định nghĩa này thì mọi hành vi làm ảnh hưởng đến việc xử lý hoặc truyền tải dữ liệu
như: ph hoại dữ liệu, ngăn cản việc xử lý hoặc truyền tải dữ liệu,… một cách bất
hợp ph p đều bị coi là tội phạm công nghệ thông tin. Việc x c định tội phạm công
nghệ thông tin theo khái niệm này ch dựa vào hành vi t c động đến việc xử lý hoặc
truyền tải dữ liệu mà bỏ qua các loại hành vi kh c như: lấy cắp hoặc làm giả dữ liệu,
sử dụng thiết bị số để truy cập vào tài khoản của người kh c, đưa tr i phép thông tin
trên mạng… Như vậy, định nghĩa này có phạm vi quá hẹp, từ đó ẫn đến tình trạng
bỏ lọt tội phạm.
Vào năm 1995, trong huyến nghị của Hội đồng Châu Âu cũng đ đưa ra
khái niệm tội phạm cơng nghệ thơng tin Theo đó, tội phạm công nghệ thông tin
được hiểu là: “bất kỳ hành vi phạm tội nào mà trong việc điều tra, các cơ quan điều
tra phải thực hiện việc truy cập các thông tin được xử lý hoặc truyền dẫn trong các
hệ thống máy tính, hoặc trong các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử”11. Định nghĩa này
cũng có hạn chế là phạm vi quá rộng vì ch cần c c cơ quan điều tra thực hiện việc
truy cập c c thông tin được lưu giữ trong các hệ thống máy tính thì hành vi phạm
tội đó ị xem là tội phạm công nghệ thông tin. Việc x c định tội phạm công nghệ
9


Mohamed CHAWKI (2005), A Critical Look at the Regulation of Cybercrime, University of Lyon III,
France, pp.07.
10
Ulrich Sieber (2000), The COMCRIME Study, Wurzburg University, Germany, pp.19.
11
Stein Schjolberg (2008), The History of Global Harmonization on Cybercrime Legislation - The Road to
Geneva, pp.08.


15

thông tin dựa theo định nghĩa này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn với các tội phạm truyền
thống khác.
Từ ngày 10 tháng 10 năm 2000 đến ngày 17 tháng 10 năm 2000, cuộc họp
lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được
tổ chức ở Vienna. Tại đây đ iễn ra cuộc hội thảo để bàn về vấn đề tội phạm công
nghệ thông tin và đ đưa ra hai quan điểm:
 Quan điểm thứ nhất là quan điểm về tội phạm công nghệ thông tin theo
nghĩa hẹp Định nghĩa về tội phạm công nghệ thông tin theo quan điểm này được
đưa ra như sau: “Tội phạm công nghệ thông tin là các hành vi phạm tội sử dụng
máy tính và mạng máy tính nh m mục đích âm phạm đến an tồn của hệ thống
máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó”12. Tội phạm cơng nghệ
thơng tin theo quan điểm này có thể được hiểu là những hành vi t c động trực tiếp
lên m y tính hay mạng m y tính nhằm xâm hại đến hệ thống m y tính và ữ liệu
lưu trữ trên đó, đồng thời qua đó gây thiệt hại đối với người sử ụng m y tính Định
nghĩa này tương đối hợp lý nhưng cần bổ sung thêm hai đối tượng t c động cho phù
hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là: mạng viễn thơng và các thiết bị số khác
ngồi máy tính;
 Quan điểm thứ hai là quan điểm về tội phạm công nghệ thông tin theo
nghĩa rộng Định nghĩa về tội phạm công nghệ thông tin theo quan điểm này được

đưa ra như sau: “Tội phạm công nghệ thông tin là các hành vi phạm tội sử dụng
máy tính, mạng máy tính hoặc các phương pháp khác có li n quan đến máy tính,
mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp pháp và đe dọa
hoặc làm sai lệch thông tin b ng phương pháp sử dụng mạng máy tính”13. Tội
phạm cơng nghệ thơng tin theo định nghĩa này có phạm vi rất rộng, bao gồm hành
vi của tội phạm công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp và hành vi của các tội phạm
kh c có sử ụng m y tính, mạng máy tính hoặc c c phương ph p kh c có liên quan
đến m y tính, mạng m y tính để thực hiện tội phạm. Chẳng hạn, theo định nghĩa
này thì hành vi truyền
văn hóa phẩm đồi trụy hoặc hành vi đ nh ạc qua mạng
Internet đều bị coi là tội phạm công nghệ thông tin.

12
13

Phạm Văn Lợi (2007), Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Tư ph p, tr.31.
Phạm Văn Lợi (2007), Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Tư ph p, tr 32.


16

Đến năm 2001, Ủy an Châu Âu cũng đưa ra định nghĩa về tội phạm cơng
nghệ thơng tin Theo đó, tội phạm cơng nghệ thơng tin có thể được hiểu là: “bất kỳ
hành vi phạm tội có li n quan đến việc sử dụng công nghệ thông tin”14. Theo định
nghĩa này thì ch cần người phạm tội sử dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình
thực hiện tội phạm thì hành vi phạm tội đó ị coi là tội phạm cơng nghệ thơng tin.
Định nghĩa này cũng có phạm vi rất rộng, giống như quan điểm về tội phạm công
nghệ thông tin theo nghĩa rộng của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Như vậy, trên bình diện quốc tế hiện nay, những định nghĩa về tội phạm
công nghệ thông tin được đưa ra đều có những khiếm khuyết nhất định. Một số định

nghĩa được đưa ra có nội hàm quá rộng hoặc quá hẹp, một số định nghĩa còn khá
chung chung và sơ sài Vì vậy, cần phải có sự bàn bạc và thảo luận giữa các quốc
gia trên thế giới để đưa ra một định nghĩa hoàn ch nh về tội phạm này.
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay đ có một số cơng trình nghiên cứu của
các chun gia pháp lý hình sự bàn về định nghĩa tội phạm công nghệ thông tin
được tác giả liệt kê trong phần tình hình nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các cơng
trình này vẫn cịn nhiều hạn chế nhất định trong việc đưa ra định nghĩa cụ thể về tội
phạm cơng nghệ thơng tin ưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam, cụ thể như sau:
 Một số công trình nghiên cứu khơng đưa ra một định nghĩa cụ thể về tội
phạm này mà ch dẫn chiếu một số định nghĩa đ được các chuyên gia pháp lý hình
sự thế giới đưa ra cũng như ch liệt kê một số hành vi của tội phạm công nghệ thông
tin. Chẳng hạn, s ch chuyên khảo “Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin”
do Tiến sĩ Phạm Văn Lợi chủ iên, được nhà xuất ản Tư ph p phát hành vào tháng
11 năm 2007 có àn về định nghĩa tội phạm công nghệ thông tin Tuy nhiên, các tác
giả ch tiến hành ẫn chiếu một số định nghĩa về tội phạm này đ được cơng ố
trong c c cơng trình khoa học của nước ngoài như: định nghĩa về tội phạm công
nghệ thông tin theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp ở cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm; định nghĩa về tội phạm công nghệ
thông tin của Bộ Tư ph p Hoa ỳ… chứ không tự đưa ra quan điểm về định nghĩa
của tội phạm này. Bài viết “Khái niệm và các đặc điểm của tội phạm công nghệ

14

Stein Schjolberg (2008), The History of Global Harmonization on Cybercrime Legislation - The Road to
Geneva, pp.08.


17

thông tin. Sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin và tội phạm thông

thường” của t c giả Đặng Trung Hà – Vụ Ph p luật Quốc tế - Bộ Tư ph p, đăng
trên Tạp chí Dân chủ và Ph p luật, số 03 năm 2009 cũng àn về kh i niệm của tội
phạm công nghệ thông tin nhưng t c giả cũng không đưa ra được một định nghĩa cụ
thể về tội phạm này ưới góc độ luật hình sự Việt Nam mà cũng ch ẫn chiếu một
số định nghĩa trong các cơng trình nghiên cứu khoa học quốc tế Bên cạnh đó, trong
luận văn thạc sĩ luật học “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự
hiện hành” của Lê Thị Huyền Trang vào năm 2011, t c giả cũng đề cập đến kh i
niệm tội phạm công nghệ thông tin. Tuy nhiên, t c giả ch nêu và liệt kê một số
hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ thông tin chứ t c giả cũng không đưa ra
định nghĩa cụ thể về tội phạm này;
 Một số cơng trình nghiên cứu đ đưa ra được định nghĩa cụ thể về tội
phạm công nghệ thông tin ưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam nhưng định nghĩa
này khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế do sự sửa đổi, bổ sung của BLHS.
Trong công trình sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất Eureka năm 2008
“Tội phạm máy tính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của t c giả Trần Thanh
Thảo, Bùi Thị Thu Dung, nhóm t c giả đ đưa ra định nghĩa về tội phạm công nghệ
thông tin – khi đó được sử dụng với tên gọi là tội phạm máy tính, cụ thể như sau:
“Tội phạm máy tính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý,
xâm phạm đến hoạt động ổn định vốn có của máy tính, mạng máy tính và thiết bị có
li n quan đồng thời xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân, tổ
chức, ảnh hưởng đến trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng với việc sử dụng máy
tính, mạng máy tính như là cơng cụ, phương tiện thực hiện hành vi”15. hi đưa ra
định nghĩa này, nhóm tác giả đ ựa trên bốn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội
phạm công nghệ thông tin cũng như định nghĩa chung về tội phạm được quy định
tại Điều 8 BLHS. Tuy nhiên, định nghĩa này đ khơng cịn phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay do sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng như sự sửa
đổi, bổ sung của BLHS. Sau đó, trong luận văn cử nhân Luật học vào năm 2012, tác
giả Hồng Ngọc Mai Phương đưa ra định nghĩa tội phạm công nghệ thông tin như

15

Trần Thanh Thảo, Bùi Thị Thu Dung (2008), Tội phạm máy tính – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên, TPHCM, tr.13.


18

sau: “Tội phạm công nghệ thông tin là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hay vô ý, xâm phạm đến hoạt động ổn định vốn có của mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet và thiết bị số đồng thời xâm phạm đến lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an tồn cơng
cộng với việc sử dụng máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và
thiết bị số như là công cụ, phương tiện thực hiện hành vi16”. Định nghĩa này đ ao
qu t được bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội phạm công nghệ thông tin nhưng
vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hiện nay, hành vi của tội phạm công nghệ thông
tin không ch xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, pháp nhân, tổ chức mà cịn xâm
phạm đến cả lợi ích của Nhà nước nên cần phải bổ sung nhóm khách thể này vào
khái niệm tội phạm công nghệ thông tin.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về tội phạm cơng nghệ thông tin tại Việt
Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa chuẩn xác về tội phạm này. Do đó, trên
cơ sở khắc phục những hạn chế của c c định nghĩa đ đưa ra trước đó cũng như
dựa vào c c quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm công nghệ thông tin, tác
giả đưa ra định nghĩa về tội phạm công nghệ thông tin như sau: Tội phạm công
nghệ thông tin là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm đến sự an tồn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet và thiết bị số đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.1.2. Đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin
So với những tội phạm kh c được quy định trong BLHS thì tội phạm cơng
nghệ thơng tin có một số đặc điểm riêng biệt, giúp phân biệt tội phạm này với các
tội phạm khác, cụ thể như sau:
 Thứ nhất, tội phạm công nghệ thông tin thường xâm phạm cùng lúc nhiều
quan hệ x hội được ph p luật hình sự ảo vệ Đối với những tội phạm thơng
thường thì hành vi phạm tội thường ch xâm phạm đến một quan hệ x hội cụ thể.
Chẳng hạn như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ch xâm phạm đến một quan hệ x
16

Hồng Ngọc Mai Phương (2012), Tội phạm cơng nghệ thơng tin trong Luật Hình sự Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn cử nhân Luật học, TPHCM, tr.06.


19

hội uy nhất là quyền sở hữu tài sản Tuy nhiên, nếu người phạm tội sử ụng mạng
m y tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết ị số để thực hiện hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi này lại xâm phạm cùng lúc hai quan hệ x hội là:
sự an toàn trong hoạt động của mạng m y tính, mạng viễn thơng, mạng Internet
hoặc thiết ị số và quyền sở hữu tài sản Trong trường hợp này, mạng m y tính,
mạng viễn thơng, mạng Internet và c c thiết ị số vừa là đối tượng mà tội phạm
hướng tới xâm hại, vừa là công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử ụng để xâm
phạm đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, c nhân.
 Thứ hai, hành vi của tội phạm cơng nghệ thơng tin thường rất tinh vi và
khó ị ph t hiện
 Đối với tội phạm thơng thường thì người phạm tội thường ị giới hạn
về không gian cũng như thời gian phạm tội Chẳng hạn như để thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản hay hủy hoại tài sản thì người phạm tội thường phải có mặt tại địa
điểm phạm tội và phải tiếp cận với tài sản thì mới có thể thực hiện được hành vi

phạm tội Tuy nhiên, đối với tội phạm công nghệ thông tin thì người phạm tội có
thể thực hiện hành vi ở ất kỳ lúc nào và ất kỳ nơi nào Hành vi phạm tội có thể
được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn với c c thiết ị số có tốc độ xử
lý siêu tốc và người phạm tội có thể thực hiện tội phạm từ một nơi rất xa nơi xảy ra
hậu quả của tội phạm và thậm chí có thể thực hiện từ nước ngồi về Việt Nam
Chẳng hạn một người ở nước Ph p có thể thực hiện hành vi ph t t n vi rút, chương
trình tin học có tính năng gây hại hoặc có hành vi tấn công từ chối ịch vụ17 để cản
trở hoạt động của mạng m y tính, thiết ị số tại Việt Nam mà ch thông qua vài thao
t c lập trình Do đó, có thể nói tội phạm cơng nghệ thơng tin là tội phạm mang tính
khơng iên giới;
 Bên cạnh đó, việc lấy cắp hoặc hủy hoại c c cơ sở ữ liệu được lưu
trữ trên mạng m y tính và c c thiết ị số thường rất khó chứng minh hậu quả vì
hành vi phạm tội khơng để lại c c ấu vết ưới ạng vật thể Hơn thế nữa, ấu vết
của việc phạm tội nếu có thì rất khó ị ph t hiện vì người phạm tội ch cần thực

17

Tấn công từ chối dịch vụ (DoS: Denial of Service): là hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp
thực hiện việc truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó ằng cách làm tràn ngập mạng, mất kết nối với
dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ không thể đ p ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các
máy trạm (Trương Văn, Quốc Bình (2005), Từ điển giải thích thuật ngữ công nghệ thông tin, NXB Thống
kê, Hà Nội, tr.296).


×