Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH BÁ ĐẠI

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ,
NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ,
NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên: Nguyễn Thành Bá Đại
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khóa 21

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân”
là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Thái Thị Tuyết Dung. Các thơng tin, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THÀNH BÁ ĐẠI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ Luật Dân sự

BLDS

Bộ luật Hình sự

BLHS

Ủy ban nhân dân

UBND

Vi phạm hành chính

VPHC


Xử lý vi phạm hành chính

XLVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

XPVPHC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM,
UY TÍN CỦA CÁ NHÂN .......................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ....7
1.1.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín ....................................................7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân..........................................................8
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân .........................................14
1.2. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ....................................... 19
1.2.1. Những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành ...................19
1.2.2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
..........................................................................................................................23
1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ..................................................................26

1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ..................................................................29
1.2.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ..................................................................34
1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân.........................................................................35
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................ 41
2.1. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam ..............................................41


2.1.1. Tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam ..............................................................41
2.1.2. Những bất cập của các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ......45
2.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam ......................52
2.2. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ..58
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 62
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm được ghi nhận
công ước quốc tế và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là
những quyền cơ bản của cơng dân mà theo đó, khoản 1 Điều 20 Hiến pháp Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Hiến pháp
là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất ghi nhận quyền bất khả
xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Kể từ thời điểm nước ta thực hiện những chính sách đổi mới, nền kinh tế đã
có những bước chuyển biến mang tính ổn định và phát triển. Trên các mặt, lĩnh vực
văn hóa, xã hội… cũng từng bước thay đổi, cải cách; đời sống xã hội không ngừng
cải thiện, thu nhập của người dân ngày càng cao; cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời,
phục vụ cho đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là những mặt
tích cực của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Việt Nam kể từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) cho
đếnnay. Bên cạnh những thành tựu to lớn này thì mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã, đang ngày càng bộc lộ những mặt tiêu cực và tác động không nhỏ tới đời sống
xã hội, làm cho tình hình an ninh, chính trị diễn biến phức tạp.
Trong đời sống xã hội trước đây, các chủ thể có mâu thuẫn, xích mích trong
lúc nóng giận có thể thực hiện những hành vi, dùng lời nói, hành động để xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Tuy nhiên, mâu thuẫn xuất phát từ q
trình lao động, sản xuất, cơng tác; đồng thời tính chất, mức độ ảnh hưởng của
những hành vi trước đây thường chỉ mang tính “nhỏ nhặt” và thường được hịa giải
với nhau, không ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, sức khỏe về lâu dài đối với người
bị xúc phạm.
Đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mâu thuẫn giữa
các cá nhân đa dạng hơn trong mối quan hệ xã hội, về cách thức thực hiện và đa
dạng cả về hậu quả xảy ra. Không gian được xem có nhiều hành vi xúc phạm danh

dự, nhân phẩm, thân thể người khác ở Việt Nam hiện nay là internet. Với sự phát
triển của internet, hành vi bất hợp pháp của một cá nhân đối với cá nhân khác liên


2
quan đến sự riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự và uy tín trở nên rất dễ dàng
và thậm chí gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng cơ sở để phát hiện người nào thực
hiện là rất khó. Đồng thời, chính từ mâu thuẫn trên internet dễ dẫn tới việc thực hiện
các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín vi phạm các quy định của pháp
luật hành chính ngồi đời thực.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục thì các chế tài pháp lý phải ln được chú trọng. Xử phạt vi phạm
hành chính là công cụ quan trọng nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương trong công tác
quản lý của Nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính lần đầu tiên được điều chỉnh
trong một văn bản có giá trị pháp lý cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989. Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành
chính 2012 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành với các điều khoản cụ thể đã
cơ bản phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong cơng tác phịng ngừa, đấu
tranh đối với các vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính biểu hiện rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các hình thức xử phạt và
biện pháp khắc phục hậu quả nhằm trừng trị, giáo dục những chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính.
Mặc dù sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cùng với Nghị định
số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Nghị
định số 138/2013/NĐ-CP), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội;
phịng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
(Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ

ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện (Nghị định số 174/2013/NĐ-CP)
đã phát huy tác dụng tích cực, tạo cơ sở cho việc xử lý đối với các hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, góp phần giữ gìn, ổn định trật tự xã hội, tuy
nhiên thời gian gần đây, các hành vi vi phạm diễn ra ngày một tăng. Việc xử lý các
hành vi vi phạm trong những năm qua vẫn chưa đạt được hiệu quả. Những quy định
hiện hành về XPVPHC đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân
vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều hành vi vi phạm cũng như hình thức xử phạt chưa được
quy định đầy đủ, cụ thể, các quy định còn nằm tản mạn, cấu trúc của các quy định


3
chưa có sự thống nhất… gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn, dẫn
đến một thực tế hành vi vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên và có xu hướng tăng lên
cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hồn thiện pháp luật về XPVPHC đối với
hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là một vấn đề cần thiết đối
với việc giữ gìn, ổn định trật tự, an tồn xã hội. Vì những lý do nêu trên, tác giả đã
chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân” để nghiên cứu, qua đó đóng góp ý kiến cho q
trình hồn thiện pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài mà tác giả đang chọn trên đây là một vấn đề mang tính thời sự, được
nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cũng như báo chí quan tâm. Qua q trình nghiên
cứu, tác giả thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật xử lý vi
phạm hành chính ở nước ta như:
Các luận văn: Hà Thanh Hương (2011), “Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận (thành phố Hồ Chí Minh)”, Luận văn thạc sĩ
Luật học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012),
“Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ở

các quận của thành phố trực thuộc trung ương (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh)”, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn
Thanh Phong (2016), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống tệ
nạn xã hội”, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Các
luận văn này tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản và hệ thống những vấn đề
lý luận và thực tiễn đối với cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa – xã hội trên cơ sở đánh giá những thực trạng và những bất cập, vướng mắc cần
phải giải quyết, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện các
quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn quản lý tại các địa phương.
Khóa luận: Trịnh Thị Huỳnh Nga (2017), “Xử phạt vi phạm hành chính đối
với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông và mạng xã
hội”, Khóa luận cử nhân Luật học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trong
luận văn này, tác giả Trịnh Thị Huỳnh Nga tập trung nghiên cứu nội dung liên
quan đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông và
mạng xã hội.


4
Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2015),“Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 tập 1 và tập 2”, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Thái Thị Tuyết Dung – Mai Thị Lâm (2015), “Những bất cập trong luật xử
lý vi phạm hành chính và kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
16 năm 2015; Cao Vũ Minh (2018), “Nhận diện tính hợp pháp và tính hơp lý của
các biện pháp khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 17 năm 2018.
Bên cạnh đó, nghiên cứu rộng hơn sang các quy định của pháp luật dân sự và
hình sự, tác giả cũng thấy có khá nhiều đề tài, bài viết liên quan đến hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân như Lê Văn Sua (2002), “Căn cứ
pháp lý nào để buộc bồi thường khoản tiền bồi đắp tổn thất về tinh thần khi danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại?”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 03/2002; Đỗ Văn

Đại – Nguyễn Trương Tín (2011), Bình luận án “Tự do báo chí và vấn đề bảo vệ
nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân” Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2011; Đỗ
Đức Hồng Hà (2015), “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam – Những bất cập và kiến nghị hồn
thiện”, Tạp chí Nghề Luật, số 06/2015;
Có thể thấy, những cơng trình nghiên cứu nêu trên mặc dù không liên quan
trực tiếp đến nội dung mà luận văn này đang nghiên cứu về hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng những nội dung về mặt lý luận nói chung
của các cơng trình này được xem là các nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham
khảo đối với luận văn này. Nói cách khác, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
một cách hệ thống, đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối
với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mà tác giả đã chọn.
Trên cơ sở đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đề tài là tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn, đề
xuất kiến nghị giải pháp đối với vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân.


5
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Về mặt lý luận, tìm hiểu và làm sáng tỏ những nội dung sau: vấn đề chủ
yếu liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
- Đánh giá và làm sáng tỏ các quy định pháp luật, cách thức điều chỉnh của
các cơ quan nhà nước trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi

xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình áp dụng pháp
luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín cá nhân. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và những vấn đề pháp lý phát
sinh trong q trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập
về mặt pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân,
bao gồm các quy định pháp luật về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên thực tế.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của Nghị
định số 138/2013/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
21/11/2013 và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Thông qua việc phân tích, đánh giá
từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, lý giải nguyên nhân của những hạn
chế, bất cập và từ đó kiến nghị những giải pháp hồn thiện nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác xử phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân nói riêng và cơng tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung.


6
5. Phương pháp nghiên cứu

Để hồn thành mục đích nghiên cứu tác giả kết hợp nhiều phương pháp trong
từng phần của luận văn, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng
nhiều nhất trong luận văn. Đối với mỗi chương thì có một số phương pháp nghiên
cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:
- Luận văn được tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm dẫn
dắt nội dung luận văn theo hướng đi từ lý luận đến thực tiễn, sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp để đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, nội hàm, đặc điểm của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 1.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng vào việc nghiên cứu về cơ sở
lý luận, cơ sở pháp lý của quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phương pháp
phân tích, so sánh khi đánh giá các quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn
xử phạt vi phạm hành chính và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Đề tài là cơng trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống những vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn chuyên về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
- Với kết quả nghiên cứu, luận văn có giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện
quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài và trong thực tiễn xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm: Lời mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và
một số kiến nghị.



7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM,
UY TÍN CỦA CÁ NHÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
1.1.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín
“Danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” là những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi
trong đời sống xã hội cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào nêu rõ khái niệm thế nào là
danh dự, nhân phẩm, uy tín dẫn đến việc có thể có nhiều cách hiểu khác nhau trong
thực tế. Do đó, cần phải hiểu rõ như thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín để từ đó
làm cơ sở cho việc xác định hành vi như thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “danh dự” là “sự coi trọng, đánh giá tốt đẹp
của con người”. “Nhân phẩm” là “phẩm chất và giá trị của con người”. “Uy tín” là
“sự tín nhiệm, tin yêu, mến phục của mọi người”1.
Theo từ điển Luật học, “danh dự” là “sự coi trọng của xã hội về con người
hoặc tổ chức nào đó và được thừa nhận như quyền nhân thân. Danh dự là phạm trù
cá nhân mang tính xã hội, ln gắn với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố
để khẳng định vai trị, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội,
được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm”; “nhân phẩm” là “phẩm chất, giá
trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ”2.
Dưới góc độ xã hội, danh dự là một khái niệm khá rộng gắn liền với một cá
nhân hay tổ chức cụ thể nào đó. Đối với cá nhân, danh dự bao gồm hai yếu tố là
lòng tự trọng và uy tín. Đó là sự đánh giá của xã hội thông qua các mặt như đạo
đức, phẩm chất, phong cách, thái độ, năng lực. Sự đánh giá này được thể hiện thơng

qua q trình lao động, sinh sống, thái độ cư xử của cá nhân. Sự đánh giá của xã hội
có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về
mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt cá nhân hay cư xử

1

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
tr.389, tr.1159, tr.1725.
2
Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật Học, Nxb Từ Điển Bách Khoa và Nxb Tư Pháp, tr.209, tr.587.


8
với mọi người xung quanh như người đó sống nghiêm túc hay bng thả, trong
quan hệ với mọi người thì thân ái, đồn kết hay ích kỷ3. Đối với tổ chức, danh dự là
sự tín nhiệm, đánh giá của xã hội đối với sự tồn tại và hoạt động của tổ chức đó.
Khác với danh dự, nhân phẩm (trong đó, nhân: người, phẩm: phẩm giá, phẩm
chất) là khái niệm được nói đến chỉ dành riêng cho yếu tố mang tính cá nhân, nói
đến phẩm giá, giá trị về mặt tinh thần của cá nhân. Nếu như danh dự được hình
thành từ những hoạt động và ứng xử của cá nhân theo thời gian thì nhân phẩm lại có
từ khi cá nhân được sinh ra.
Uy tín là sự tín nhiệm, là giá trị đạo đức và tài năng được xã hội ghi nhận của
cá nhân. Giá trị đạo đức, địa vị xã hội của một cá nhân cao hay thấp tùy thuộc vào
uy tín của cá nhân đó đối với cộng đồng, xã hội. Có thể thấy “danh dự” là một thuật
ngữ có nội hàm khá rộng, nó có thể bao gồm cả “nhân phẩm” và “uy tín”. Phá hoại
lên uy tín, chà đạp lên nhân phẩm của một người chính là phá hoại, chà đạp lên
danh dự của người đó.
Qua phân tích ở trên, nhằm tạo cách hiểu thống nhất, tác giả đề xuất khái
niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín dưới góc độ khoa học pháp lý như sau:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là phạm trù mang tính xã hội, luôn gắn với chủ

thể xác định, là một trong những yếu tố để xác định vai trò, vị trí, phẩm chất, giá trị
của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được xã hội đánh giá, thừa nhận,
được pháp luật bảo hộ, khơng ai có quyền xâm phạm.
Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín là phạm trù xã hội, luôn gắn với một
chủ thể xác định mà ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Tuy nhiên, trong
giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề thuộc về danh dự,
nhân phẩm, uy tín của chủ thể là cá nhân.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong các loại vi
phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự quản lý Nhà nước, trật tự an toàn

3

Phạm Kim Anh (2001), “Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2001.


9
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức4. Hậu quả của vi phạm hành
chính gây ra tuy thấp hơn so với hành vi phạm tội nếu xét về tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội, nhưng nếu xét về mặt tổng thể thì lại có tính chất phổ biến hơn, phức
tạp hơn với mức độ ngày càng gia tăng, gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích hợp pháp
của các nhân, tổ chức và rất khó để so sánh với hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội.
Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại hình vi này, đặc biệt
là xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở cho việc quy
định, xử lý, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các vi phạm hành chính thì việc
đưa ra khái niệm về vi phạm hành chính là điều cần thiết, làm cơ sở cho việc xác định

trách nhiệm hành chính thơng qua việc xác định đúng vi phạm hành chính. Do đó, việc
hiểu thế nào là vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân cần phải xuất phát từ lý luận về vi phạm hành chính nói chung.
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã đưa ra định nghĩa về vi phạm hành
chính một cách trực tiếp, cụ thể tại khoản 1 Điều 2 như sau: “Vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Hiện nay hay kể cả trước đây, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân nói riêng được quy định trong nhiều chế định khác nhau, nó khơng chỉ
nằm ở các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà cịn ở các chế định
của pháp luật dân sự, hình sự. Theo đó, khoản 1 Điều 34 BLDS 2015 quy định:
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật
bảo vệ”. Còn theo BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, trong những điều kiện nhất định sẽ cấu
thành tội làm nhục người khác và tội vu khống quy định tại Điều 155 và Điều 156
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có nhiều quy định về hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân như: “Có cử chỉ, lời nói thơ bạo,
khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”5; “Tiết lộ
hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”6; “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

4

Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tập 1,
Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.1.
5
Xem: điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
6
Xem: điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ.



10
đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục”, “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học”7. Bên
cạnh đó, thực tiễn hiện nay cho thấy hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
đang diễn ra ngày một phổ biến và phức tạp, các quy định của pháp luật cũng như
biện pháp xử lý cịn gặp nhiều khó khăn và chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, vẫn
chưa có một định nghĩa đầy đủ nào về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân nên việc hiểu thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cịn
phụ thuộc rất nhiều vào sự cảm tính của người có thẩm quyền.
Với những nhận định, phân tích nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân như
sau: vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân là việc cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
hành vi trái luật, xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức khác được pháp luật bảo vệ mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.2.2. Đặc điểm vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân cũng là một dạng của vi phạm hành chính nói chung, cũng hội đủ các
yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm hành chính: mặt khách quan, khách thể, chủ
thể và mặt chủ quan. Nhìn chung, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thường có những đặc điểm sau:
Một là, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân thường thể hiện dưới dạng hành động với lỗi cố ý. Khác với các vi
phạm hành chính trong một số lĩnh vực khác, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thường được biểu hiện dưới dạng hành

động. Các biểu hiện của hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân như: có cử chỉ, lời nói thơ bạo, khiêu khích, trêu ghẹo8, đưa
thơng tin sai sự thật nhằm làm cho xã hội đánh giá sai về người khác; viết, phát tán,
lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa dặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của
tổ chức, cá nhân; có hành động hoặc lời lẽ mang tính chất khinh bỉ người khác; tiết lộ
7
8

Xem: khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, ngày 22/10/2013 của Chính phủ.
Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 12/11/2013.


11
hoặc phát tán tài liệu, tư liệu thuộc bí mật đời tư9; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết,
hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thường được thực
hiện bởi lỗi cố ý. Trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng và vi phạm hành chính nói chung thì lỗi
là dấu hiệu bắt buộc. Lỗi ở đây không phân biệt là lỗi vô ý hay cố ý vì các vi phạm
hành chính liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đều không gây
nguy hiểm cho xã hội, nhưng đa phần, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân thường được thực hiện với lỗi cố ý. Như đã nêu ở mục trên, các biểu
hiện dưới dạng hành động của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân xuất phát từ ý chí chủ quan của người vi phạm. Một người khi có những hành
động, cử chỉ, lời nói nhằm xúc phạm người khác thường nhận thức được tính chất
trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong
muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hai là, chủ thể vi phạm hành chính do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân chủ yếu là cá nhân. Cũng như chủ thể của vi phạm hành chính nói
chung, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân

phẩm, uy tín của cá nhân cũng là các cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm
hành chính theo quy định của pháp luật. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành
chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bao gồm “cá nhân, tổ
chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…”10. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn thì
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm chủ yếu là cá nhân. Có thể đơn cử một số vụ như:
vụ hai cô giáo trường mầm non Sen Vàng (Hà Nội) bạo hành với trẻ11, vụ ba cán bộ
xúc phạm danh dự của Chủ tịch tỉnh An Giang trên mạng xã hội12…
Theo quy định pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm phải là
người không mắc các bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều

9

Xem: điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013.
11
Hồng Phương – Phạm Dự, “Cơ giáo mầm non dung dép đánh vào mặt trẻ”, https:Ủy ban nhân
dânvnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/co-giao-mam-non-dung-dep-danh-vao-mat-tre-3536563.html truy cập ngày
15/5/2018.
12
Cửu Long, “An Giang sẽ xử lý lại các cán bộ chê chủ tịch trên Facebook”, https:Ủy ban nhân
dânvnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/an-giang-se-xu-ly-lai-cac-can-bo-che-chu-tich-tren-facebook-3316647.html,
truy cập ngày 15/5/2018.
10


12
khiển hành vi và đạt độ tuổi theo quy định pháp luật13. Cụ thể, cá nhân là người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16
tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc

lực lượng Quân đội nhân dân, Cơng an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý
như đối với cơng dân khác…14.
Ngồi ra, cũng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cá
nhân là người nước ngồi “vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc
tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật Việt Nam,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác”15. Theo đó, một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên có điều chỉnh vấn đề này là Công ước Viên 1961 về miễn trừ ngoại giao,
Công ước Viên 1963 về lãnh sự.
Ba là, trong vi phạm hành chính đối với hành vì xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân thì mối quan hệ giữa người vi phạm và người bị vi phạm thường
có mối quan hệ quen biết. Đây có thể xem là một đặc trưng riêng có của loại hành vi
vi phạm này. Mối quan hệ quen biết thường là các mối quan hệ như: quan hệ làm ăn,
quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, quan hệ hàng xóm láng giềng… Đơn cử vụ việc xảy ra
ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cách đây không lâu.
Ngày 26/6/2017, trong lúc Phạm Văn Thùy (sinh năm 1972, ở tổ dân phố Phú
Bình Tây, Thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) ngồi uống rượu
một mình và xem tivi trong sân nhà bà Bùi Thị Xn Lan thì nhóm các ông Bùi
Đình Tâm (sinh năm 1967, ở tổ dân phố Phú Vinh Tây, thị trấn Chợ Chùa, huyện
Nghĩa Hành), Cư (chồng của bà Lan, hiện nay đã ly thân), Sành, Vinh ngồi nhậu
gần đó (khoảng 11m). Lúc nhậu, ơng Tâm và ông Cư dùng lời lẽ xúc phạm, chửi
rủa, thậm chí thách đố ơng Thùy, nói ơng Thùy là “đồ ăn chựt, ăn ké, ăn trộm, ăn
cắp”. Vì thường xuyên bị xúc phạm, chửi rủa, thách đố dẫn đến việc không kiềm
chế được bản thân nên ông Thùy đã phản ứng lại bằng cách dùng rựa chém ông
Tâm nhưng ông Tâm chỉ bị thương tích nhẹ. Được biết các ơng Thùy, Tâm, Cư

13


Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nguyễn Minh Hương chủ
biên, NXb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.321.
14
Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
15
Điểm c khoản 1 Điều 5 Luật Xử ký vi phạm hành chinh 2012.


13
cùng cư trú trong một tổ dân phố, là hàng xóm lâu năm của nhau. Ngày 25/8/2017,
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nghĩa Hành đã ra Quyết định khơng khởi
tố vụ án hình sự số 22/CSĐT ngày 25 tháng 8 năm 2017 do hành vi của ông Thùy
chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
bằng hình thức phạt cảnh cáo đối với Bùi Đình Tâm về hành vi “có lời nói xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác” quy định tại điểm a, khoản
1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Bốn là, khách thể của vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín là trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn
xã hội nói chung bị các hành vi vi phạm xâm hại. Khi xác định một hành vi được
cho là có dấu hiệu vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân, cần căn cứ vào khách thể của vi phạm để phân biệt với những vi phạm
trong các lĩnh vực khác.
Năm là, hầu hết các vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân đều ở dạng cấu thành hình thức, thiệt hại xảy ra
không phải là dấu hiệu bắt buộc và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với vi
phạm hình sự. Vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân thường khó xác định, khó định lượng, nghĩa là nó có tính định
tính hơn so với các loại vi phạm khác.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là hành vi diễn ra tương đối
phổ biến, thường xuyên nhưng trong nhiều trường hợp thì việc chứng minh thiệt hại

xảy ra là tương đối khó và phức tạp. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều hành
vi có dấu hiệu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân như: chửi nhau ở
nơi đơng người, đánh ghen,… nhưng không phải hành vi nào cũng có thể chứng
minh được thiệt hại.
Bên cạnh đó, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP khơng có quy định dấu hiệu hậu quả
của vi phạm hành chính phải là thiệt hại cụ thể và là yếu tố bắt buộc phải có khi chứng
minh hành vi vi phạm. Về mặt lý luận, đa phần các cấu thành vi phạm hành chính đều
khơng bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả thiệt hại của hành vi và quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả của nó16. Do đó, cần lưu ý các dấu hiệu của vi phạm hành
chính để phân biệt với tội phạm hình sự trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

16

Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.395.


14
Tóm lại, trên đây là một số đặc điểm của vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mà tác giả đề cập để có cái nhìn
đầy đủ hơn giúp phân biệt với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác. Từ
đó, làm cơ sở cho cơng tác xử lý vi phạm đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân được thực hiện phù hợp với tính chất của hành vi và đúng
pháp luật, tránh tình trạng “hình sự hóa” các vi phạm hành chính.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
1.1.3.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Như đã đề cập ở trên, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân là vi phạm mang tính phổ biến và thường xun. Do
đó, việc xử phạt hành chính đối với các hành vi này là một trong những biện pháp

quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Định nghĩa về xử phạt vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có
thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính”. Theo đó, nội dung của xử phạt vi phạm hành
chính thể hiện ở việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi
phạm. Với định nghĩa này, xử phạt vi phạm hành chính dễ bị hiểu nhầm chỉ là việc
ra quyết định xử phạt (trong đó ghi rõ người thực hiện hành vi vi phạm, hành vi vi
phạm cụ thể, điều luật được áp dụng, hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc
phục hậu quả vi phạm được quy định trong các nghị định của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể). Để phản ánh đúng bản chất,
xử phạt vi phạm hành chính phải được hiểu là tổng thể các hoạt động cụ thể được
tiến hành theo đúng thủ tục được pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định
nhằm áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính17.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân, cũng giống như xử phạt vi phạm hành chính nói chung, là hoạt
17

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012, tập 1, Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.57-58


15
động cưỡng chế hành chính mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có hành vi
vi phạm hành chính xảy ra, nghĩa là các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật sẽ áp dụng chế tài hành chính đối với các vi phạm hành chính.
Như vậy, trên cơ sở định nghĩa về xử phạt vi phạm hành chính được quy

định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và những phân tích,
trình bày nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân là việc các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các hoạt động theo
thủ tục do pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định nhằm áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
1.1.3.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Từ những trình bày, phân tích trên đây về khái niệm xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, có thể rút
ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là các cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm, tuy nhiên đối tượng là cá nhân chiếm đa số. Khoản 1 Điều 2 Nghị định
số 138/2013/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân
nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên lãnh thổ
Việt Nam”, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: “Cá nhân,
tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt
Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị
định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm
hành chính”.
Vấn đề đặt ra ở đây là người có thẩm quyền xử phạt cần xác định đúng đối
tượng có hành vi vi phạm là cá nhân hay tổ chức, vì hiện nay các quy định về xử



16
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân thường hướng đến tối tượng chính là cá nhân.
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến đối tượng là cá nhân là về “tư cách chủ thể”. Ở
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, cùng chung một Nghị định nhưng có lại quy định 2
tư cách chủ thể khác nhau, cụ thể, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định về đối
tượng là cá nhân, tổ chức nói chung nhưng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51
Nghị định này xác định một đối tượng có tính cá biệt là “thành viên gia đình”:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ,
chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên
gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm
thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của nạn nhân”
Căn cứ vào hai quy định nêu trên, có thể thấy có hai “tư cách chủ thể”: một
chủ thể với tư cách nhân thông thường và một chủ thể với tư cách là thành viên hộ
gia đình. Nếu là chủ thể với tư cách cá nhân thơng thường thì mức phạt sẽ được áp
dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, nếu là
chủ thể với tư cách thành viên gia đình thì mức phạt được áp dụng cao hơn theo quy
định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Do đó, cần thiết phải xác định đúng đối tượng vi phạm hành chính, làm cơ sở
cho cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc thực hiện các hoạt động cần thiết để
áp dụng các biện pháp xử phạt và tránh nguy cơ áp dụng khơng chính xác các quy
định của pháp luật.
Thứ hai, chủ thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành là tương đối
đa dạng. Cụ thể, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì chủ thể có thẩm quyền xử
phạt bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 67), Công an nhân dân
(Điều 66); Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh
sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Điều 68). Tuy


17
nhiên, trong thực tế thì chủ thể thường xuyên thực hiện xử lý vi phạm là những
người có thẩm quyền trong cơ quan Công an nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Ngoài ra, đối với các hành vi được quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP thì
chủ thể có thẩm quyền xử lý sẽ có thêm Thanh tra chun ngành.
Bên cạnh đó, chính vì có sự đa dạng về chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính đối với hành vi nói trên nên việc xác định chủ thể có thẩm quyền lại
phải cịn căn cứ vào các yếu tố như: thẩm quyền theo địa bàn quản lý, thẩm quyền
theo lĩnh vực được phân công phụ trách và thẩm quyền về mức phạt tối đa cho một
hành vi vi phạm cụ thể.
Thứ ba, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân thường rất dễ thực hiện nhưng lại khó xử lý và việc phát hiện
hành vi vi phạm thường xuất phát từ sự tố cáo của người bị vi phạm.
Thứ tư, so với việc xử lý các vi phạm hành chính khác thì việc xử lý vi phạm
hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo
các Nghị định số 138/2013/NĐ-CP hay Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngồi các
hình thức phạt chính được áp dụng (cảnh cáo, phạt tiền) và biện pháp khắc phục hậu
quả thì việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề; đình chỉ cơng tác có thời
hạn) là khơng thống nhất, có điều khoản quy định hình thức phạt bổ sung (Điều 21
Nghị định số 138/2013/NĐ-CP) nhưng có điều khoản thì khơng (Điều 5, Điều 51
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, việc quy định các biện pháp khắc phục hậu quả là cần thiết nhằm
thiết lập lại các trật tự quản lý hành chính bị hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức
xâm hại, đồng thời khắc phục thiệt hại do những hình vi vi phạm hành chính gây ra.
Trong các Nghị định nêu trên thì biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc xin lỗi
công khai khi nạn nhân có yêu cầu, buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình
ảnh, âm thanh… Tuy nhiên, cũng giống như hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả cũng được quy định không thống nhất. Chẳng hạn, ngay trong Nghị
định số 167/2013/NĐ-CP, quy định tại Điều 5 khơng có biện pháp khắc phục hậu quả
nhưng tại Điều 51 thì lại có quy định biện pháp khắc phục hậu quả.
Thứ năm, cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng khi tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân là tương đối đa dạng. Hiện nay có 03 Nghị định quy định việc xử lý vi
phạm hành chính đối với hành vi này, cụ thể: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ;


18
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Tính đa dạng của
các quy định này thể hiện ở chỗ, cùng là hình vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân nhưng nếu được thực hiện ở môi trường khác nhau (ngồi xã
hội, trong mơi trường giáo dục) hoặc với tư các chủ thể khác nhau (thành viên gia
đình, quan hệ người dạy và người học) thì các quy định được áp dụng xử lý cũng
sẽ khác nhau.
Thứ sáu, cùng là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
nhưng mức tiền phạt đối với hành vi này ở các quy định là khác nhau và có độ chênh
khá lớn. Ở Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng
và tối đa là 10.000.000 đồng, trong khi đó Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì mức
phạt tiền tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa cũng là 1.500.000 đồng. Trong khí đó,
theo quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền
tối đa theo chia theo các lĩnh vực được quy định như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân

được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hơn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo
lực gia đình; lưu trữ; tơn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ
sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an tồn xã hội; phịng,
chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao
thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phịng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và
bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phịng, chống HIV/AIDS;
giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao
công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai;
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh
giống vật ni, cây trồng; thú y; kế tốn; kiểm tốn độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài
sản cơng; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc
bản đồ; đăng ký kinh doanh;

2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1
Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”
Tóm lại, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân là hành vi mang tính phổ biến và có những đặc trưng riêng. Do


19
đó, việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính cũng cần quan tâm đến những
đặc trưng riêng của hành vi này, đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng các quy
định của pháp luật.
1.2. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
1.2.1. Những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị
xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tổng hợp những hành vi xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật hiện hành ở Việt Nam qua các văn bản pháp luật: Nghị định số
167/2013/NĐ-CP, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP.
Cụ thể:
Một là, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định hành vi xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 19
và khoản 2 Điều 21 như sau:
Bảng 1. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP

Điều
khoản

Hành vi bị xử phạt

Khoản 2
Điều 19

Xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, xâm phạm thân
thể nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục.

Khoản 2
Điều 21

Xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, ngược đãi, xâm
phạm thân thể người học


Hình thức
xử phạt
chính

Mức phạt tiền

Hình thức phạt
bổ sung/ Biện
pháp khắc phục
hậu quả

Phạt tiền

Từ 5.000.000
đồng đến
10.000.000
đồng

Không quy định

Phạt tiền

Từ 5.000.000
đồng đến
10.000.000
đồng

Quy định hình
thức xử phạt bổ

sung: Đình chỉ
giảng dạy tù 1
tháng đến 6
tháng.


×