Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN HỒNG SƠN

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ CƢ TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ CƢ TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cửu Việt
Học viên: Phan Hoàng Sơn
Lớp: Cao học Luật Tiền Giang, hệ ứng dụng
Khóa: 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018




CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Xử phạt vi phạm
hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến,
quan điểm khoa học của các tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ
thể và chính xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Tác giả

Phan Hoàng Sơn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 01
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CƢ
TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM ................................................................. 03
1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngồi vi phạm
quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................... 03
1.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm
quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................... 04
1.3. Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngồi vi phạm
quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................... 06
1.4. Các hành vi vi phạm hành chính của ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định
về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam .......................................................................... 08
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 16
CHƢƠNG 2. HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN, THỜI HIỆU, THỦ TỤC XỬ

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGỒI VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CƢ TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM ................. 17
2.1. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm
hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ
Việt Nam.................................................................................................................. 17
2.1.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ............................................ 17
2.1.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện .......................................................................................................................... 20
2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi
phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam ............................................... 25
2.2.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ............................................ 25
2.2.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện .......................................................................................................................... 28


2.3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm
quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................... 31
2.3.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ............................................ 31
2.3.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện .......................................................................................................................... 34
2.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm
quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................... 36
2.4.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ............................................ 36
2.4.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện .......................................................................................................................... 37
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 40
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa, nhu cầu đi lại của cá nhân càng trở nên phổ
biến. Với xu thế đó, số lượng người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam cũng tăng
liên tục mỗi năm, điều này mang lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế
nước nhà. Người nước ngoài đến Việt Nam cư trú với nhiều mục đích khác nhau
như: lao động, du lịch, định cư...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Vai trò của các cơ quan có thẩm
quyền chưa được phát huy đầy đủ, việc xử lý các vi phạm pháp luật trong đó nổi bật
là vi phạm hành chính đối với người nước ngồi cư trú tại Việt Nam vẫn chưa được
thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả xử phạt chưa cao. Điều này xuất phát từ
những bất cập về mặt pháp luật cũng như những hạn chế nhất định trong công tác
xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngồi cư trú tại Việt Nam trong
thực tiễn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính đối với người nước ngồi cư trú tại Việt Nam là một vấn đề cần thiết để
tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đối tượng đặc biệt này. Vì những lý
do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với người
nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam” để làm luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu và sự lựa chọn đề tài
Thơng qua q trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nghiên
cứu nào liên quan trực tiếp đến xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước
ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, mà chỉ có những cơng
trình nghiên cứu về đề tài xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: chứng
khốn; bảo vệ mơt trường; hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị; hoạt động
thương mại; giao thơng đường bộ; văn hóa xã hội… Qua đó có thể thấy rằng, đề tài

“Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngồi vi phạm quy định về cư
trú trên lãnh thổ Việt Nam” là một đề tài mới và phù hợp với thực tiễn quản lý.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích đề tài là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, phân tích,
đánh giá một cách tồn diện các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt
hành chính đối với người nước ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt


2

Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính đối với người nước ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh
thổ Việt Nam cũng như công tác thi hành pháp luật trên thực tế.
Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài xử phạt vi phạm hành chính đối
với người nước ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam ở các vấn
đề: khái niệm, đặc điểm, mục đích và hành vi vi phạm hành chính, hình thức, thẩm
quyền, thời hiệu, thủ tục xử phạt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương
pháp thống kê; phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội
học…
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về xử phạt vi phạm hành
chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có nhiều tính mới cũng như có khả
năng ứng dụng cao. Những kiến nghị của luận văn sẽ góp phần hồn thiện các quy
định pháp luật, đảm bảo cơng tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước

ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện một cách
nghiêm minh. Đề tài còn là tài liệu tham khảo, tài liệu bổ ích cho những ai nghiên
cứu các quy định pháp luật trong lĩnh vực này cũng như những người làm cơng việc
thực tiễn...
6. Cơ cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
hai chương:
Chƣơng 1: Khái niệm, đặc điểm, mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối
với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Chƣơng 2: Hình thức, thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.


3

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI NGƢỜI NƢỚC NGỒI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ CƢ TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngồi vi
phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trên
thế giới, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, sinh sống, du lịch ngày
càng nhiều. Năm 2016, có 10 triệu người nước ngoài đến Việt Nam. Trong 9 tháng
đầu năm 2017, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam đã đạt 9,4 triệu người.1 Số
lượng người nước ngoài vào Việt Nam đông đảo như vậy đã gây ra những áp lực
đáng kể cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. Nhằm đảm bảo hiệu
quả cơng tác đấu tranh, phịng chống các vi phạm hành chính về cư trú của người
nước ngồi tại Việt Nam thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp

hữu hiệu.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện nay được quy định trong
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Nghị định xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đưa ra định
nghĩa vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều 2 như sau: “vi phạm hành chính là hành
vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính”. Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính đã được định nghĩa
trong Luật, có thể rút ra khái niệm vi phạm hành chính về cư trú của người nước
ngồi như sau: “vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi là hành vi có
lỗi, do người nước ngoài thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước về cư trú mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính”.
Bên cạnh định nghĩa vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 cũng đưa ra định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính như
1

Tuổi trẻ online, 9 tháng, VN đón hơn 9,4 triệu lượt khách quốc tế, ngày 28/9/2017 tại website:
truy cập ngày
23/11/2017.


4

sau: “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính”. Trên cơ sở khái niệm này, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm “xử phạt vi
phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài” như sau: “xử phạt vi phạm hành
chính về cư trú của người nước ngồi là việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng

các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người nước ngồi vi
phạm hành chính về cư trú tại Việt Nam theo thủ tục do pháp luật quy định”.
1.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngồi vi
phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, người nước ngồi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về cư trú khi
có hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam là một loại
vi phạm hành chính trong nhóm vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã
hội được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số
167/2013/NĐ-CP).
Khi tiến hành xử phạt, người có thẩm quyền phải xác định người nước ngồi
có vi phạm hành chính về cư trú quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP hay
không? Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “người
có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”2. Bên cạnh
đó, người có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có sự phân biệt rõ ràng giữa
vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực này. Do đó, nếu khơng phân tích,
nghiên cứu kỹ lưỡng về lý luận lẫn thực tiễn sẽ không thể phân biệt rõ ràng và tiềm
ẩn nguy cơ áp dụng pháp luật khơng chính xác. Xử phạt vi phạm hành chính là một
hoạt động áp dụng pháp luật cụ thể trong đó chủ thể có thẩm quyền áp dụng các chế
tài hành chính đối với người nước ngồi vi phạm, do đó nếu xác định khơng cẩn
thận có thể việc xử phạt sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
nước ngồi.

2

Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.



5

Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú đối với
người nước ngồi rất đa dạng.
Thẩm quyền xử phạt đối với người nước ngồi vi phạm hành chính về cư trú
tại Việt Nam thuộc về các chủ thể: Công an nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp. Ngoài ra, các lực lượng như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan,
Kiểm lâm cũng có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính về cư trú của
người nước ngồi theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo
chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý. Số lượng chủ thể có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú đối với người nước ngoài rất đa
dạng, chiếm số lượng lớn so với một số lĩnh vực khác vì các vi phạm hành chính về
cư trú của người nước ngồi có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự quản lý nhà
nước. Vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tuy khơng diễn ra thường
xun, liên tục nhưng Nhà nước vẫn trao quyền cho nhiều chủ thể để đảm bảo khả
năng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Thứ ba, vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam
bên cạnh việc có thể bị áp dụng hình thức phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền) thì có thể
bị áp dụng hình thức xử phạt chính đặc thù là trục xuất, các hình thức xử phạt bổ
sung (tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) và biện pháp khắc phục
hậu quả.
So với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, vi phạm hành chính
về cư trú tại Việt Nam được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là người nước ngồi. Do
đó, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt chính phổ biến là cảnh cáo và phạt
tiền, người nước ngoài vi phạm hành chính về cư trú tại Việt Nam cịn có thể bị áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất (khoản 9 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Đây là hình thức xử phạt buộc người nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính về
cư trú tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí, tư pháp, thương
mại; lao động đi làm việc ở nước ngồi… thì hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ

chức đóng vai trò quyết định. Việc xử phạt các vi phạm này chỉ căn cứ vào hành vi
mà khơng cần phải có yếu tố khác đóng vai trị là “phương tiện hỗ trợ” cho hành vi
vi phạm. Đối với lĩnh vực cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam thì vi phạm
hành chính thường gắn liền với các giấy tờ gắn liền với nhân thân hoặc có giá trị
cho phép cư trú hợp pháp như thẻ tạm trú, thẻ thường trú. Chẳng hạn, hành vi sử
dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả,


6

thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để cư trú tại Việt Nam thì hành vi vi phạm
gắn liền với việc sử dụng các giấy tờ giả. Chính vì vậy, trong lĩnh vực này thì ngồi
hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền thì các vi phạm hành chính cịn có
thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính”. Trong những trường hợp này, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
“tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” có ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi
nếu thiếu các tang vật, phương tiện này thì vi phạm hành chính khơng thể xảy ra, do
đó việc áp dụng hình thức xử phạt này bên cạnh mục đích trừng trị, răn đe cịn có ý
nghĩa góp phần ngăn ngừa vi phạm hành chính tiếp tục diễn ra.
Bên cạnh hình thức xử phạt bổ sung, các vi phạm hành chính về cư trú của
người nước ngồi tại Việt Nam tại Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP cịn có
thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm
hại, khắc phục những thiệt hại xấu do vi phạm hành chính gây ra. Cụ thể, là buộc
thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ
thường trú hoặc dấu kiểm chứng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; điểm
d, đ khoản 3; điểm b khoản 4; điểm a, b khoản 6 hay buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu
sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2; điểm c khoản 5.
1.3. Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi
phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam
* Mục đích trừng trị, răn đe

Thực tế cho thấy đa số người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam đã
chấp hành tốt các quy định pháp luật về cư trú của nhà nước. Tuy nhiên do số lượng
người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng nên cũng phát sinh
những vấn đề phức tạp cả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong những
năm trở lại đây, số lượng vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam ngày càng tăng. Vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại
Việt Nam ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực cư trú, làm mất trật
tự, an toàn xã hội. Chẳng hạn hành vi người nước ngoài làm giả hộ chiếu hoặc giấy
tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm
chứng để được cư trú tại Việt Nam, đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng trật tự
quản lý nhà nước, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phát sinh thêm nhiều hành vi vi phạm
pháp luật khác khi người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Việt Nam.
Do đó, xử phạt vi phạm hành chính là một cơng cụ hữu hiệu để đấu tranh,
phòng chống vi phạm hành chính về cư trú nhằm trừng trị, răn đe người nước ngoài


7

có hành vi vi phạm. Đây có thể xem là “liều thuốc mạnh” để xử lý các hành vi vi
phạm vì các hình thức xử phạt đối với lĩnh vực này khá đa dạng từ các hình thức xử
phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất đến hình thức xử phạt bổ sung như tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
sẽ có tác dụng “trừng phạt”. Việc trừng trị thích đáng các hành vi vi phạm có tác
dụng rất lớn trong cơng tác đấu tranh, phịng chống vi phạm hành chính, thiết lập lại
kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực cư trú.
* Mục đích khơi phục trật tự pháp luật
Về lý luận, khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ. Các loại khách thể của vi phạm hành chính rất đa dạng, đó là: trật
tự nhà nước và xã hội; sở hữu của Nhà nước, của tổ chức…; trật tự quản lý3. Vi
phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam khơng chỉ xâm phạm

trật tự an tồn xã hội mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý của Nhà
nước. Chính vì vậy, việc xử phạt các hành vi vi phạm, trong một phạm vi nhất định
có thể khơi phục lại trật tự pháp luật.
Trật tự pháp luật được hiểu là trạng thái của hệ thống các quan hệ xã hội
được pháp luật điều chỉnh, trong đó xử sự của các chủ thể pháp luật là hợp pháp4.
Việc ban hành kịp thời chế tài xử phạt cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật được triển khai thực hiện thường xun, trên diện rộng góp phần
hình thành nếp sống văn minh và ý thức tuân thủ pháp luật của người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam.
Xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi có ý nghĩa rất
quan trọng trong một bức tranh tổng thể về quá trình đảm bảo một xã hội an ninh,
trật tự, ổn định ở Việt Nam. Việc xử phạt sẽ hạn chế các hành vi vi phạm, qua đó
giúp cho mơi trường sống, sinh hoạt được diễn ra đúng trật tự, thông suốt. Hơn hết,
pháp luật về cư trú được tôn trọng cũng góp phần vào cơng cuộc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng như tăng cường mối quan hệ giao
lưu, hợp tác, hữu nghị với các quốc gia có người nước ngồi cư trú tại Việt Nam
trong thời buổi hội nhập hiện nay.

3

Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 499.
Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2003), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 341.
4


8

* Mục đích giáo dục, ngăn ngừa vi phạm
Bên cạnh mục đích trừng trị, răn đe thì xử phạt vi phạm hành chính về cư trú

của người nước ngồi tại Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu xa hơn là giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật của người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam để ngăn chặn các
vi phạm hành chính có thể tiếp tiễn trong tương lai. Các quy định về việc xử phạt
nhằm tạo ra sự rõ ràng, thơng thống trong cơ chế thưởng phạt để người nước ngoài
nhận thấy sự nghiêm minh của pháp luật và chấp hành các quy định pháp luật khi
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính chỉ thật sự có
hiệu quả sau khi áp dụng các chế tài này sẽ ngăn chặn, phịng ngừa được các vi
phạm, từ đó lành mạnh hóa mơi trường sống, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội.
Từ khi ban hành đến nay, các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về cư
trú của người nước ngồi vẫn khơng ngừng được hồn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu
điều chỉnh các quan hệ xã hội, từ việc nâng cao mức xử phạt, bổ sung các vi phạm
hành chính mới để tạo cơ sở pháp lý xử phạt các vi phạm trong thực tế. Cụ thể,
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã nâng cao mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi
phạm, sửa đổi, bổ sung một số chế tài xử phạt nhằm đảm bảo tính răn đe. Trong khi
ý thức chấp hành pháp luật về cư trú của một bộ phận người nước ngồi chưa cao
thì việc tăng mức xử phạt sẽ có ý nghĩa giáo dục cần thiết đối với người vi phạm.
Việc răn đe, giáo dục trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cuối cùng đều
hướng tới mục đích củng cố và tăng cường pháp chế. Hơn nữa xử phạt vi phạm
hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cịn có ý nghĩa trong việc
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
1.4. Các hành vi vi phạm hành chính của ngƣời nƣớc ngồi vi phạm quy
định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại
Việt Nam và hình thức xử phạt tương ứng với từng hành vi vi phạm được quy định
tại Điều 17 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, điều khoản này quy định
các hành vi vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam bao
gồm:
- Đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà khơng mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ
khác có giá trị thay hộ chiếu;
- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ

chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ
thường trú;


9

- Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu
hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú;
- Khai không đúng sự thật để được cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy
tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có
giấy phép mà khơng có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
- Khơng xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc
giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu;
không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách Việt Nam về kiểm tra người,
hành lý;
- Người nước ngồi khơng khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng
chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam mà không được cơ quan
có thẩm quyền cho phép;
- Cho người nước ngồi nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không
hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện
đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền;
- Người nước ngồi đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng
không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại;
- Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ
tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để cư trú;
- Người nước ngồi nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt
Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Người nước ngồi nhập cảnh hoạt động khơng đúng mục đích, chương trình
đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú;

- Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị
thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
- Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ
tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
- Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế
đóng tại Việt Nam;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà khơng được phép của cơ quan có
thẩm quyền.
Qua sự trình bày trên có thể thấy rằng pháp luật hiện hành quy định khá đa
dạng về các hành vi vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt


10

Nam, điều này vừa tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt các vi phạm hành chính về cư
trú của người nước ngoài vừa phù hợp với thực tiễn đấu tranh, phịng chống các vi
phạm hành chính ngày càng đa dạng của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên
thực tế.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định trên, tác giả nhận thấy quy định
pháp luật về các vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam
vẫn cịn tồn tại một số hạn chế quan trong sau:
Thứ nhất, tồn tại quy định xử phạt vi phạm hành chính mang tính định tính
dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn.
Điểm a khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt người nước ngoài từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi “khơng
thơng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc
giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường
trú”. Như vậy, để có thể xử phạt người nước ngồi thì các chủ thể có thẩm quyền
phải chứng minh được họ đã “khơng thơng báo ngay” cho cơ quan có thẩm quyền
khi bị mất, hư hỏng hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú bởi theo

quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì người có thẩm quyền xử
phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính5. Thế nhưng để chứng minh
điều này là khơng hề đơn giản bởi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP không hề đưa ra
giải thích như thế nào là “khơng thơng báo ngay”. Điều này gây ra sự lúng túng
trong quá trình áp dụng pháp luật để xử phạt người nước ngoài vi phạm.
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngơn ngữ học giải thích thì
“ngay” là “liền sau đó, không chậm trễ”6. Từ điển từ và ngữ Việt Nam cũng có
cách giải thích tương tự (“ngay” là “tức khắc, tức thì, lập tức”)7. Theo giải thích
này, có thể hiểu “khơng thơng báo ngay” là hành vi người nước ngồi sau khi mất,
hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ
tạm trú, thẻ thường trú đã không lập tức thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy
nhiên, cách giải thích này cũng chỉ mang ý nghĩa học thuật và cũng chưa có tiêu chí
định lượng để xác định hành vi vi phạm.
Đơn cử, ngày 5/8/2017, ông We Chong Tein (quốc tịch Malaysia) đi du lịch
5

Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 606.
7
Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1239.
6


11

tại cù lao Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang) thì làm thất lạc hành lý, trong hành lý có hộ
chiếu của ơng. Ơng đã nhờ người đăng tin để tìm hành lý nhưng không thấy. Đến
ngày 7/8/2017, ông We Chong Tein mới đến Phịng Quản lý xuất nhập cảnh cơng
an tỉnh Tiền Giang thông báo về việc mất hộ chiếu của mình. Trong Tờ khai cớ mất,
ơng We Chong Tein trình báo là mất ngày 5/8/2017. Đến mãi ngày 7/8/2017, ông

mới khai báo về việc mất hộ chiếu8. Trong trường hợp này, ơng We Chong Tein có
bị xử phạt về hành vi “khơng thơng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc
mất hộ chiếu”?
Theo tác giả, ý định xử phạt của nhà làm luật trong trường hợp này là rất rõ
ràng, tuy nhiên sự hạn chế về kỹ thuật lập pháp khi thiếu quy định giải thích như thế
nào là “không thông báo ngay” đã làm cho quy định này trở nên thiếu tính khả thi
khi áp dụng trong thực tế.
Do đó, để có thể xử phạt được hành vi vi phạm này trên thực tế, theo tác giả
nên quy định cho người nước ngoài một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện nghĩa
vụ thông báo với cơ quan có thẩm quyền bởi họ cần có thời gian để thực hiện việc
tìm kiếm, khắc phục các hư hỏng (nếu có). Tham khảo quy định Điều 9 Thơng tư số
29/2016/TT-BCA ngày 06/7/2016 của Bộ Công an hướng dẫn về việc cấp, sửa đổi,
bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam quy định: “trong
thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất hộ chiếu, người bị mất hộ chiếu có trách
nhiệm trình báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất để hủy giá trị sử
dụng của hộ chiếu đã mất”. Tuy nhiên đáng tiếc rằng Thông tư này chỉ áp dụng đối
với việc mất hộ chiếu của công dân Việt Nam chứ khơng áp dụng đối với người
nước ngồi. Tuy nhiên, chúng ta hồn tồn có thể tiếp thu quy định về khoảng thời
gian cụ thể mà người nước ngồi cần phải thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền về
việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt
Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú.
Do vậy, có thể khắc phục bất cập nói trên bằng cách quy định khoảng thời
gian cụ thể nhằm xác định hành vi “không thông báo ngay” theo tinh thần của
Thông tư số 29/2016/TT-BCA. Cụ thể, cần bỏ thuật ngữ “ngay” tại điểm a khoản 2
Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và sửa thành: “không thông báo cho cơ

8

Xem thêm Hồ sơ cớ mất hộ chiếu của ơng We Chong Tein tại Phịng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh
Tiền Giang được lập ngày 7/8/2017.



12

quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay
hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú trong vòng 48 giờ kể từ thời
điểm mất, hư hỏng”.
Thứ hai, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người
nước ngồi tại Việt Nam chưa phù hợp với quy định của Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
Theo khoản 4 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngồi tại Việt Nam năm 2014 thì người nước ngồi tạm trú tại Việt
Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú
để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Cơng an nơi có
cơ sở lưu trú. Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an ngày
28/12/2016 về cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận, thông tin tạm trú của người
nước ngồi tại Việt Nam giải thích rõ hơn: “đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được
ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai
báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú”. Như vậy, trách
nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc về cơ sở lưu trú
chứ không phải của người nước ngồi. Nếu cơ sở lưu trú khơng thực hiện khai báo
tạm trú thì tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt về hành vi “khơng khai báo tạm
trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở” (điểm h khoản 3 Điều 8 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP) hoặc “cho người nước ngồi nghỉ qua đêm nhưng khơng khai
báo tạm trú” (điểm g khoản 2 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).
Tuy nhiên, mâu thuẫn ở chỗ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP bên cạnh việc
quy định chế tài đối với người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu
trú nếu không khai báo tạm trú cho người nước ngồi cịn quy định cả chế tài cho
người nước ngồi - người khơng có nghĩa vụ khai báo tạm trú. Cụ thể, Nghị định số
167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với

người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định từ 15 ngày trở xuống (điểm
e khoản 2 Điều 17), còn nếu không khai báo tạm trú theo quy định từ 16 ngày trở
lên (điểm đ khoản 3 Điều 17) sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bất cập này phát sinh là do Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được ban hành để quy
định việc xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 chứ không phải theo
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
năm 2014. Bởi vì, theo Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của


13

người nước ngồi tại Việt Nam năm 2000 thì người nước ngồi tạm trú tại các cơ sở
lưu trú có nghĩa vụ khai báo tạm trú9. Khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có hiệu lực và thay thế cho Pháp
lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam
năm 2000 thì nghĩa vụ này đã được quy định cho người trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động của cơ sở lưu trú. Do đó, các quy định xử phạt người nước ngồi khơng
khai báo tạm trú tại Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã khơng cịn phù hợp
với quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngồi
tại Việt Nam năm 2014.
Ví dụ: ngày 13/11/2017, công an tỉnh Tiền Giang phát hiện bà Kim So Na
(quốc tịch Hàn Quốc) đang cư trú tại nhà ông Lý Văn Hai (xã Mỹ Phong, thành phố
Mỹ Tho, Tiền Giang) nhưng không khai báo tạm trú. Trong Biên bản vi phạm hành
chính số 03/BB-VPHC lập ngày 13/11/2017, ơng Lý Văn Hai khai nhận là bà Kim
So Na đi thăm chùa Vĩnh Tràng và bị lạc đường. Do trời tối, lại khơng tìm được cơ
sở lưu trú nên gia đình ông thương tình cho cư trú quan đêm, sáng ngày hôm sau sẽ
đi ngay. Trên cơ sở Biên bản vi phạm hành chính, Trưởng Cơng an Tp. Mỹ Tho đã
ban hành hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt ông Lý Văn Hai và
bà Kim So Na về hành vi không khai báo tạm trú. Theo đó, Quyết định số 14/QĐXPVPHC ngày 16/11/2017 của Trưởng Cơng an Tp. Mỹ Tho xử phạt ông Lý Văn

Hai 1.250.000 đồng về hành vi “cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không
khai báo tạm trú” (điểm g khoản 2 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP), Quyết
định số 14/QĐ-XPVPHC ngày 16/11/2017 của Trưởng Công an Tp. Mỹ Tho xử
phạt bà Kim So Na 1.250.000 đồng về hành vi “không khai báo tạm trú theo quy
định từ 15 ngày trở xuống” (điểm e khoản 2 Điều 17).
Việc thiết kế song song chế tài xử phạt đối với chủ nhà lẫn người nước ngồi
khi khơng khai báo tạm trú theo quy định là không thật sự ổn thỏa. Trong trường
hợp này, người có thẩm quyền vừa tiến hành xử phạt chủ nhà vừa xử phạt người

9

Khoản 3 Điều 14 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định nghĩa vụ khai báo tạm trú của người nước ngoài: “người nước
ngoài thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an
nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trú đã đăng ký” và “người nước ngoài tạm trú phải khai báo tạm trú
với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Cơng an; nếu có u cầu cấp, bổ sung, sửa đổi
thị thực, gia hạn tạm trú hoặc chuyển đổi mục đích tạm trú đã đăng ký thì phải làm thủ tục tại cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an”.


14

nước ngồi đối với hành vi “khơng khai báo tạm trú theo quy định” là không phù
hợp với nguyên tắc “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần” được
nêu tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Vì vậy, cần bãi bỏ các quy định về việc xử phạt người nước ngoài không
thực hiện khai báo tạm trú trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nhằm đảm bảo sự
thống nhất giữa Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
Thứ ba, tồn tại nhiều quy định tùy nghi, gây ra cách áp dụng pháp luật

không thống nhất.
Điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền
từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với “người nước ngồi khơng khai báo
tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường
trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà khơng được cơ quan có thẩm
quyền cho phép”. Với quy định này, có thể hiểu, tồn tại hai hành vi vi phạm độc lập
bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng là: i. không khai báo tạm trú theo
quy định; ii. sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam
quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà khơng được cơ quan có thẩm quyền cho
phép. Đồng thời, theo điểm đ khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì
“người nước ngồi khơng khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng
nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở
lên mà khơng được cơ quan có thẩm quyền cho phép” sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng. Từ quy định này, có thể hiểu cũng tồn tại hai hành vi vi
phạm độc lập bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng là: i. không khai
báo tạm trú theo quy định; ii. sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường
trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm
quyền cho phép. Phân tích quy định trên, có thể thấy, cùng một hành vi “không khai
báo tạm trú theo quy định” nhưng lại bị xử phạt với hai mức tiền phạt hoàn toàn
khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng lúng túng cho chủ thể có thẩm quyền xử
phạt. Ở mức độ nhất định, chính sự khơng rõ ràng này sẽ tạo nên tư duy tùy tiện
trong việc lựa chọn quy phạm để xử phạt đối với những trường hợp cụ thể.
Nếu hiểu sâu hơn, có thể nhà làm luật muốn dựa vào tiêu chí “số ngày chậm
khai báo tạm trú” để phân định cách thức xử lý. Theo đó, nếu “khơng khai báo tạm
trú từ 15 ngày trở xuống” thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, cịn nếu
“khơng khai báo tạm trú từ 16 ngày trở lên” thì bị phạt từ 3.000.000 đồng đến


15


5.000.000 đồng. Tuy nhiên, chính sự yếu kém về kỹ thuật lập pháp khi sử dụng từ
“hoặc” đã dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất.
Theo chúng tôi, nên tách điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP thành hai điểm riêng biệt như sau:
“- Người nước ngồi khơng khai báo tạm trú theo quy định từ 15 ngày trở
xuống;
- Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú
ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà khơng được cơ quan có thẩm
quyền cho phép”.
Tương tự, điểm đ khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP cũng được
tách thành hai điểm riêng biệt như sau:
“- Người nước ngồi khơng khai báo tạm trú theo quy định từ 16 ngày trở
lên;
- Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú
ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà khơng được cơ quan có thẩm quyền
cho phép”.


16

Kết luận Chƣơng 1
Chương 1 luận văn xem xét các vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính
đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam bao
gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi
phạm hành chính của người nước ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với
người nước ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ
nhằm mục đích trừng trị, răn đe người vi phạm mà cịn nhằm mục đích giáo dục,
ngăn ngừa vi phạm mới liên quan đến cư trú của người nước ngoài trên lãnh thổ

Việt Nam. Nghị định quy định: các hành vi vi phạm hành chính của người nước
ngồi vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; các hình thức xử phạt
(cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay
hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ
thông tin, tài liệu sai sự thật). Đây là những quy định cần thiết nhằm xử lý ngăn
chặn, phòng ngừa những vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề cư trú của người
nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.


17

CHƢƠNG 2
HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN, THỜI HIỆU, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGỒI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ CƢ TRÚ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
2.1. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi
phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên
lãnh thổ Việt Nam
2.1.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, vi phạm hành
chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam có thể bị áp dụng các hình thức
xử phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền và trục xuất. Trong đó, cảnh cáo được
áp dụng đối với hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không
mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu (khoản 1). Các hành
vi được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền với
các khung tiền phạt khác nhau, trong đó mức tiền phạt thấp nhất là 100.000 đồng và
cao nhất là 40.000.000 đồng. Điều luật này quy định 6 khung tiền phạt bao gồm: từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng (khoản 1), từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
(khoản 2), từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (khoản 3), từ 5.000.000 đồng đến

10.000.000 đồng (khoản 4), từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (khoản 5) và
từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (khoản 6). Đối với các vi phạm hành
chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam thì tùy theo mức độ vi phạm có
thể bị áp dụng hình thức xử phạt chính thứ ba là trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh các hình thức xử phạt chính, người nước ngồi vi phạm hành chính
về cư trú tại Việt Nam cịn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp
khắc phục hậu quả. Trong đó, hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính” đối với vi phạm hành chính về cư trú quy định tại điểm b
khoản 2; điểm c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a, b khoản 6 Điều 17. Biện pháp
khắc phục hậu quả “buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị
thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng” áp dụng đối với vi phạm
hành chính về cư trú tại điểm b khoản 2; điểm d, đ khoản 3; điểm b khoản 4; điểm
a, b khoản 6 Điều 17. Biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu
sai sự thật” đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 2; điểm c khoản 5 Điều 17.
Qua đó, có thể thấy rằng quy định pháp luật về các chế tài xử phạt đối với vi
phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng được
hồn thiện, điều đó cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Nhà nước ta trong việc đấu


18

tranh, ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy số lượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Có thể dẫn chứng qua số liệu vi
phạm hành chính ở một số địa phương như sau:
Tại thủ đô Hà Nội, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến ngày 31/3/2014,
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp phát hiện và xử phạt 4.176 người nước
ngoài vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài; đã phạt tiền 3.877 trường
hợp, với tổng số tiền phạt hơn 6 tỷ đồng; đã rút ngắn thị thực, thời hạn tạm trú và

buộc xuất cảnh 425 trường hợp10. Trong năm 2016, Công an thành phố Hà Nội đã
tiến hành xử phạt 342 trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú.
Trong năm 2017, Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt 448 trường hợp vi phạm
pháp luật về cư trú. Trong đó, vi phạm phổ biến nhất là tạm trú, thường trú quá thời
hạn (166 trường hợp); thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp
đổi lại thẻ thường trú (142 trường hợp)11.
Tại Đà Nẵng, bên cạnh các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra thường xuyên ở
các địa phương khác (như tạm trú quá thời hạn cho phép, không có giấy tờ chứng
minh tạm trú, khơng thực hiện khai báo để đăng ký tạm trú, đi lại không mang giấy
tờ tùy thân...) thì trong những năm trở lại đây xuất hiện nhiều người nước ngoài đến
cư trú nhưng hoạt động khơng đúng mục đích nhập cảnh, đặc biệt là hoạt động du
lịch trái phép. Đơn cử, trong năm 2016, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng xử phạt 36
người nước ngoài với hành vi hoạt động du lịch trái phép gồm 28 người Hàn Quốc
và 8 người Trung Quốc. Có 16 trường hợp trong số này bị phạt với số tiền gần 300
triệu đồng và chuyển hồ sơ 20 trường hợp cho Công an xử lý theo thẩm quyền 12.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, Thanh tra Sở Du lịch đã kiểm tra và xử phạt 94
trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch với tổng số tiền gần 800 triệu đồng13.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của Cơng an thành phố Hồ
Chí Minh thì từ năm 2001 đến 2008 đã có 5.409 trường hợp người nước ngoài vi
phạm bị xử lý (năm 2001 có 572 trường hợp; năm 2002 có 880 trường hợp; năm
2003 có 885 trường hợp; năm 2004 có 411 trường hợp; năm 2005 có 404 trường
10

Phịng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Tp. Hà Nội) (2014), Báo cáo số 141/BC về tình hình vi phạm
hành chính của người nước ngoài trong 10 năm 2005 - 2014 ngày 18/12/2014, Hà Nội.
11
Phịng Quản lý xuất nhập cảnh (Cơng an Tp. Hà Nội) (2014), Báo cáo số 52/BC về tình hình vi phạm hành
chính của người nước ngồi trong năm 2016 - 2017 ngày 12/12/2017, Hà Nội.
12
Báo điện tử VTV tại website truy cập ngày 12/01/2018.

13
Đoàn Cường, Đà Nẵng xử phạt người nước ngoài hướng dẫn du lịch “chui”, tại website
truy
cập ngày 18/01/2018.


19

hợp; năm 2006 có 623 trường hợp; năm 2007 có 801 trường hợp; năm 2008 có 833
trường hợp) trong đó Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Cơng an thành phố Hồ Chí
Minh đã phát hiện và chủ trì xử lý 3.588 trường hợp vi phạm về quy chế xuất nhập
cảnh như khơng xuất trình được giấy tờ tùy thân, q hạn tạm trú, nhập cảnh trái
phép, hoạt động không đúng mục đích nhập cảnh (số lượng vi phạm bị xử lý thực tế
cao hơn nhiều do một số đơn vị sau khi xử lý không thông báo cho cơ quan quản lý
xuất nhập cảnh). Phối hợp các đơn vị khác xử lý 832 vụ/ 1763 người nước ngồi,
việt kiều có những vi phạm khác gồm gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương
tích, hoạt động tơn giáo trái phép, môi giới hôn nhân, mua bán tàng trữ chất ma túy,
trộm cắp cướp giật, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo, mua bán dâm14...
Từ năm 2009 - 2016, tình hình người nước ngồi vi phạm hành chính ngày
càng gia tăng và cũng rất phức tạp. Chỉ tính riêng các vi phạm hành chính liên quan
đến quá thời hạn cư trú thì qua mỗi năm lại gia tăng (năm 2009 đã xử phạt 63 vụ cư
trú quá thời hạn/ 82 người vi phạm; năm 2010 đã xử phạt 92 vụ cư trú quá thời hạn
/128 người vi phạm; năm 2011 đã xử phạt 95 vụ cư trú quá thời hạn/ 132 người vi
phạm; năm 2012 đã xử phạt 98 vụ/ 134 người vi phạm; năm 2013 đã xử phạt 112 vụ
cư trú quá thời hạn/ 145 người vi phạm; năm 2014 đã xử phạt 120 vụ cư trú quá thời
hạn/ 148 người vi phạm; năm 2015 đã xử phạt 124 vụ cư trú quá thời hạn/ 126
người vi phạm; năm 2016 đã xử phạt 140 vụ cư trú quá thời hạn/ 206 người vi
phạm)15.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng bắt đầu phổ biến
các vi phạm của người nước ngoài liên quan đến cư trú. Ngun nhân là do sự nở rộ

của mơ hình du lịch về nguồn, thăm sông nước miền Tây cùng với sự phát triển của
các nhà hàng, khách sạn, resort... đã thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham
quan, nghỉ dưỡng. Đối với du khách nước ngoài đi du lịch theo đồn, có cơng ty tổ
chức thì việc tạm trú được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với khách nước
ngồi du lịch theo diện tự do, khơng có cơng ty du lịch tổ chức thì thường xun vi
phạm các quy định về cư trú. Trong năm 2016, Công an tỉnh Tiền Giang đã tiến
hành xử phạt 42 người nước ngồi vi phạm hành chính liên quan đến cư trú. Trong

14

Phịng Quản lý xuất nhập cảnh (Cơng an Tp. Hồ Chí Minh) (2008), Báo cáo số 35/BC về tình hình vi phạm
hành chính của người nước ngồi trong các năm từ 2001 - 2008 ngày 14/12/2008, Tp. Hồ Chí Minh.
15
Phịng Quản lý xuất nhập cảnh (Cơng an Tp. Hồ Chí Minh) (2017), Báo cáo số 59/BC về tình hình vi phạm
hành chính của người nước ngồi trong các năm từ 2009 - 2016 ngày 10/4/2017, Tp. Hồ Chí Minh.


20

năm 2017, Công an tỉnh Tiền Giang đã tiến hành xử phạt 68 người nước ngồi vi
phạm hành chính liên quan đến cư trú16.
2.1.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn
thiện
Quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả áp dụng đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi
tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, hình thức xử phạt cảnh cáo khơng được áp dụng trong thực tiễn.
Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Cảnh cáo
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo...”.

Theo quy định này có thể thấy điều kiện để áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đó
là vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và có quy định áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Trong lĩnh vực cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam, chỉ có một vi
phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đó là hành vi đi lại trên
lãnh thổ Việt Nam mà khơng mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay
hộ chiếu. Đồng thời hành vi này cũng có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng. Tuy nhiên, qua thực tiễn xử phạt cho thấy rất hiếm khi các chủ thể có
thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi nói trên mà thay
vào đó là lựa chọn phương án phạt tiền vì hình thức xử phạt cảnh cáo khi áp dụng
cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt như phải xác định được các tình
tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ban
hành quyết định xử phạt bằng văn bản...
Qua khảo sát trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong năm 2016, lực lượng công
an tỉnh Tiền Giang xử phạt 04 trường hợp vi phạm nhưng khơng có bất kỳ trường
hợp nào áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo17. Tương tự, trong năm 2017, lực
lượng cơng an Tp. Hồ Chí Minh đã xử phạt 12 trường hợp người nước ngoài đi lại
trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị
thay hộ chiếu. Trong tất cả các trường hợp này, người có thẩm quyền đều phạt tiền,

16

Công an tỉnh Tiền Giang, Tham luận “Các vi phạm hành chính phổ biến của người nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang”, Hội nghị giao ban trực tuyến ngành Công an ngày 11/5/2017, Tiền Giang, tr. 23.
17
Công an tỉnh Tiền Giang, Tham luận “Các vi phạm hành chính phổ biến của người nước ngồi trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang”, Hội nghị giao ban trực tuyến ngành Công an ngày 11/5/2017, Tiền Giang, tr. 46.



×