Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

TIỂU LUẬN THẨM ĐỊNH dự án KINH DOANH CHUỖI của HÀNG xôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.43 KB, 48 trang )

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Mơn học: Thẩm định kinh tế các dự án đầu tư
Đề tài:
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN KINH DOANH CHUỖI CỦA HÀNG XƠI
THÀNH VIÊN NHĨM
PHẠM THỊ HUẾ
VŨ TRỊNH XN AN
THÂN THỊ HƯƠNG
NGUYỄN TRANG NHUNG
VĂN MINH MẪN
CHÂU NGỌC QUÝ
Lớp: TG001
GVHD: Võ Thành Tâm

Hồ Chí Minh, 2019

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG

1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CÁC THỦ TỤC LIÊN
QUAN............................4
1.1 Mô tả dự án...........................................................................................................................4
1.2 Sự cần thiết của việc đầu tư..................................................................................................4
1.2.1 Đối với xã hội.............................................................................................................4
1.2.2 Đối với chủ đầu tư......................................................................................................4


1.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh bán xôi....................................................................................5
1.4 Thủ tục vay vốn ngân hàng Vietcombank............................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN........................................................................................7
2.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG.................................................................................................7
2.1.1 Phân tích khách hàng mục tiêu..................................................................................7
2.1.2 Đánh giá thị trường....................................................................................................7
2.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.....................................................................................................8
2.2.1 Tổng mức đầu tư........................................................................................................8
2.2.2 Các yếu tố đầu vào.....................................................................................................8
a. Trang thiết bị sản xuất và kinh doanh xôi................................................................8
b. Thuê mặt bằng kinh doanh......................................................................................9
2.2.3 Cơ cấu vốn.................................................................................................................9
2.2.4 Các thông số giả định của dự án................................................................................9
2.2.5 Bảng phân bổ và khấu hao.......................................................................................15
2.2.6 Kế hoạch vay và trả nợ.............................................................................................15
2.2.7 Bảng doanh thu và chi phí trực tiếp.........................................................................15
a) Kế hoạch doanh thu...............................................................................................15
b) Kế hoạch chi phí trực tiếp.....................................................................................16
2.2.8 Bảng vốn luân chuyển..............................................................................................17
2.2.9 Báo cáo thu nhập dự trù...........................................................................................17
2.2.10 Báo cáo ngân lưu dự án theo các quan điểm..........................................................19
2.2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án................................................20

2


2.3. PHÂN TÍCH RỦI RO......................................................................................................21
2.3.1 Phân tích độ nhạy....................................................................................................21
a) Phân tích độ nhạy một chiều..................................................................................21
b) Phân tích độ nhạy hai chiều...................................................................................22

c) Phân tích kịch bản..................................................................................................23
2.3.2 Phân tích mơ phỏng..................................................................................................24
2.3.2.1 Theo quan điểm Tổng đầu tư.........................................................................24
2.3.2.2 Theo quan điểm Chủ sở hữu..........................................................................27
2.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN...........................................27
KẾT
LUẬN

NGHỊ................................................................................................27

KIẾN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................28

3


THẨM ĐỊNH KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KINH DOANH XÔI CÁC LOẠI THƯƠNG HIỆU
XAO XUYẾN XÔI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN
1.1 Mô tả dự án
- Tên dự án: Kinh doanh xôi các loại thương hiệu Xao Xuyến Xôi.
- Số lượng cơ sở kinh doanh: 3 cửa hàng.
- Chủ đầu tư: Châu Ngọc Quý.
- Trụ sở chính: 242 Phạm Văn Chiêu, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM.
- Vòng đời dự án: Dự án hoạt động trong vòng 4 năm, được bắt đầu vào năm
2017, kết thúc vào năm 2021. Năm 2022 sẽ tiến hành thanh lý tài sản.
- Thị trường mục tiêu: Các quận phụ cận trung tâm Sài Gịn: Q.10, Q.11, Q.
Tân Bình, Q. Tân Phú, Q. Bình Tân...

- Tổng mức đầu tư: 175.5 triệu đồng.
- Loại dự án: Đầu tư dịch vụ và kinh doanh.
1.2 Sự cần thiết của việc đầu tư
1.2.1

Đối với xã hội
Xơi là một món ăn bình dân quen thuộc đối với cuộc sống của chúng ta. Vì tính
nhanh gọn, tiện lợi nhưng cũng không kém phần ngon miệng và đa dạng, xôi đã trở
thành một lựa chọn hợp lý cho những người bận rộn hoặc những người không dành
quá nhiều tiền cho một bữa ăn. Tất cả đều có thể trải nghiệm loại hình ẩm thực đậm
chất Việt Nam: ngon, bổ, rẻ này. Việc thành lập chuỗi xôi Xao Xuyến Xơi sẽ góp
phần thể hiện tinh thần văn hóa, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động đồng thời
góp phần tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp vẫn có được bữa ăn chất
lượng.
1.2.2 Đối với chủ đầu tư.
4


Với mức vốn khởi nghiệp có thể chấp nhận được, việc đầu tư có thể hỗ trợ thực
tiễn cho chủ đầu tư khi vận hành dự án, đồng thời tạo điều kiện áp dụng các kiến thức
chuyên ngành như định giá, phân tích kinh tế và quản trị nợ vay, thẩm định dự án…
Đây là một cơ hội để sinh viên năm cuối có thể cọ xát thực tế, nhìn nhận và phát huy
sở trường, sở đoản, tích lũy kinh nghiệm cho công việc trong tương lai. Quan trọng
hơn, dự án đem lại thu nhập cũng như tạo ra những giá trị cho xã hội.
1.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh bán xơi
Chủ đầu tư xác định loại hình kinh doanh là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên nên cần những thủ tục sau để đăng ký kinh doanh bán xôi căn cứ theo Luật
doanh nghiệp 2014:
Bước 1. Gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM. Nội
dung gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty;
c) Danh sách thành viên;
d) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp của thành viên là cá nhân
Bước 2. Do ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh
doanh, tên hộ kinh doanh phù hợp quy định và nộp đủ lệ phí theo quy định nên chủ
đầu tư được trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngay
sau đó, cá nhân thành lập tiếp tục sẽ thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định.
Bước 3. Doanh nghiệp thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu con
dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau khi đăng ký kinh doanh, do dự án là kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn
uống (theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010: “Cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh
doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn,
căng-tin và bếp ăn tập thể”) đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ đầu
tư tiếp tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tồn thực phẩm do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp.
Chủ đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp hồ sơ tại UBND quận Gò Vấp:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

5


2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn
uống (bản sao có xác nhâ ̣n của cơ sở).
3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực
phẩm, bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;

b) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
c) Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế
biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhâ ̣n của cơ sở).
5. Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh
doanh dịch vụ ăn uống.
6. Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người
trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn ́ng đối với những vùng có dịch bệnh tiêu
chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
1.4 Thủ tục vay vốn ngân hàng Vietcombank
Trên thế giới hiện nay đã và đang có rất nhiều doanh nhân trẻ thành cơng trên
con đường start-up của mình. Do đó thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất
khuyến khích để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thành lập và kinh doanh đóng góp
một phần cơng sức vào công cuộc xây dựng xã hội văn minh tốt đẹp hơn. Vì vậy,
chính phủ đã khuyến khích phong trào start-up ngay tại Việt Nam bằng các chính sách
yêu cầu các ngân hàng phải có những mức lãi suất ưu đãi nhằm kích thích các nhà
kinh doanh có thể vay vốn để kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Trong các ngân
hàng được nhắc đến thì mức ưu đãi cũng như mức lãi suất của Ngân hàng
Vietcombank theo chủ đầu tư nhìn nhận là phù hợp với dự án. Các ưu đãi có thể kể
đến như:
- Mức kỳ hạn số tiền được vay cao nhất dựa trên giá trị tài sản thế chấp khoản
vay.
- Hạn mức khoản vay tối đa có thể lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo cho vay.
- Thủ tục nhanh gọn, đơn giản, phương thức thanh toán nợ phù hợp, lý tưởng cho
hộ kinh doanh.
- Lãi suất thấp, ưu đãi hấp dẫn.
 Để có thể vay kinh doanh ở ngân hàng Vietcombank chúng ta cần có
những loại giấy tờ sau :
6



1. Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ
2. Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu.
3. Sổ hộ khẩu/ Giấy tạm trú
4. Giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân
5. Giấy tờ chứng minh thu nhập cá nhân
6. Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn
7. Giấy tờ liên quan đến tài sản (Hồ sơ tài sản đảm bảo: Bất động sản, tài sản hình
thành từ vốn vay…)
 Tóm tắt.
Dự án thuộc loại hình đầu tư kinh doanh có vịng đời là 4 năm, các trình tự đăng
ký kinh doanh thực hiện theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam, nguồn vốn vay từ
ngân hàng Vietcombank. Dự án kỳ vọng sẽ tạo ra thu nhập từ việc kinh doanh thức
ăn sáng để có thể phát triển ra nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN
2.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1.1 Phân tích khách hàng mục tiêu
Dự án nhắm đến thị trường thức ăn nhanh nên phân khúc khách hàng là học
sinh, sinh viên hoặc những người đi làm với mức lương chưa cao vì món ăn có giá
vừa với đồng tiền của học sinh, sinh viên nhưng vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng,
chỉ cần mất khoảng 10 phút là có thể có một bữa ăn sáng hợp túi tiền, có năng lượng
làm việc và đặc biệt là phù hợp với nhu cầu về mặt thời gian cũng như độ tiện lợi của
sản phẩm.
2.1.2 Đánh giá thị trường
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì thế, việc thị trường thức ăn nhanh hiện
nay đang được đông đảo mọi người quan tâm là một hệ quả tất yếu bởi khi đời sống
tăng con người sẽ quan tâm đến bản thân và phát sinh thêm nhu cầu. Do đó, thị trường
về thức ăn nhanh đang được ví như là hoa đang nở và nhận được sự chú ý rất nhiều từ
con người đặc biệt là giới trẻ. Có một điều mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy đó là sự
phát triển toàn diện từ các tỉnh cho đến những thành phố vì thị trường này có tính lan

tỏa rất cao bởi đặc thù là sự phát triển của thời đại 4.0 cũng như tính dễ thực hiện của
chúng. Với tình hình xã hội phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng kéo theo đó
là mọi người cũng ngày càng bận rộn trong guồng quay của công việc, cuộc sống nên
7


nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ngày càng cao do sự hạn hẹp của thời gian. Theo số
liệu của tổ chức nghiên cứu Euromonitor International, thị trường thức ăn nhanh của
Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh đạt 18%-20% mỗi năm. Đây được đánh giá là
phân khúc thị trường màu mỡ trong ngành thức ăn và đồ uống. Trong cuộc phỏng vấn
vào năm 2017 theo ông Nguyễn Huy Thịnh – Giám đốc điều hành McDonald’s Việt
Nam tại nhà hàng McDonald’s đầu tiên tại Hà Nội ông đánh giá thị trường thức ăn
nhanh ở trong nước như sau: Việt Nam là một thị trường tiêu dùng tiềm năng với gần
100 triệu dân, đa phần là dân số trẻ với hơn 60% dưới 35 tuổi, GDP tăng ổn định ở
mức trên 6%, thu nhập bình quân theo đầu người tăng trưởng đều trong 10 năm trở lại
đây và đạt hơn $2,200 năm vừa qua. Thị trường đầy hứa hẹn, đặc biệt cho ngành bán
lẻ, ăn uống.
2.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.2.1 Tổng mức đầu tư
Chủ đầu tư ước lượng tổng mức đầu tư vào dự án là 175.500.000 VND gồm
trang thiết bị sản xuất, kinh doanh xôi thương hiệu Xao Xuyến Xôi và đặt cọc tiền
thuê mặt bằng kinh doanh.

Đơn vị: đồng
Tổng chi phí đầu tư cho 3 cơ sở
Mua trang thiết bị sản xuất, kinh doanh xôi

31.500.000

Đặt cọc tiền thuê mặt bằng kinh doanh


144.000.000

Tổng cộng

175.500.000
Bảng 2-1: Danh mục đầu tư của dự án

2.2.2 Các yếu tố đầu vào
a. Trang thiết bị sản xuất và kinh doanh xôi
Để sản xuất, đun nấu xôi cũng như bán hàng, dự án cần đầu tư vào những trang
thiết bị như sau:
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Trang thiết bị sản xuất Số
kinh doanh
lượng

Đơn giá

Tổng chi phí Thời gian hữu
đầu tư cho 3 dụng
8


cơ sở
Mua tủ kính trưng bày

3

4.500.000


13.500.000

Nồi nấu xơi

6

500.000

3.000.000

Bộ bàn, ghế

3

3.500.000

10.500.000

Bộ dụng cụ nấu, đựng xôi 3
(muỗng, chén, đũa,...)

1.000.000

3.000.000

Banner, bảng hiệu

3


500.000

1.500.000

Tổng cộng

31.500.000

5 năm

Phân bổ theo
vòng đời dự án

Bảng 2-1: Danh mục trang thiết bị sản xuất kinh doanh của dự án

b. Thuê mặt bằng kinh doanh
Chủ đầu tư nhận thấy quận 10 và quận Gò Vấp là những địa điểm kinh doanh
có khả năng sinh lời vì ở đây tập trung nhiều dân cư sinh sống, nhu cầu ăn uống cao,
có những khu phố sầm uất đông người qua lại. Không chỉ vậy 2 quận này lại rất gần
với các quận 1, quận 3, quận Tân Bình,... sẽ rất thuận tiện cho việc kinh doanh. Công
ty quyết định mở 3 cơ sở kinh doanh gồm 2 chi nhánh ở quận 10 trên đường Lý
Thường Kiệt, Trần Thiện Chánh và 1 trụ sở chính ở quận Gị Vấp. Thơng qua các
trang rao vặt thuê mặt bằng trên Internet và khảo sát thực tế, công ty đã thuê được
tầng trệt 3 căn nhà với diện tích 25 - 30m2 rất phù hợp với hình thức sản xuất, bán xơi
mang đi. Mức giá th trung bình là 16.000.000 đồng/1 tháng/1 địa điểm với yêu cầu
đặt cọc 3 tháng tiền thuê. Tổng số tiền đặt cọc là 144.000.000 đồng.
2.2.3 Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn


Số tiền

Lãi suất danh nghĩa

Vốn chủ sở hữu

70.200.000

20%

Vốn vay

105.300.000

9.6%

Tổng vốn đầu tư

175.500.000
9


Bảng 2-3: Cơ cấu nguồn vốn của dự án và lãi suất danh nghĩa

2.2.4 Các thông số giả định của dự án
- Vòng đời dự án ( 4 năm ): Dự án kinh doanh cơ sở sản xuất xôi quy mô nhỏ
với 5 xe xôi mang thương hiệu Xao Xuyến Xơi. Thời gian hồn thành trong
năm 2017 (năm 0), dự án đi vào hoạt động từ năm 2018, thời gian hoạt động dự
án là 4 năm, thanh lý vào năm thứ 5. Vì kinh doanh theo hình thức các xe xôi
nhỏ bán ở những địa điểm linh động nên thời gian hoạt động của dự án sẽ diễn

ra quanh năm.
- Tỷ lệ lạm phát ( 3.5% ): Theo như trang thơng tin uy tín của ngân hàng Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 2016
đến năm 2020 nằm trong khoảng từ 2.7% đến 3.5%.
 Trang báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam của cơ quan Bộ Tài
chính cũng đưa ra mức lạm phát năm 2019 ở mức 3,17 – 3,41%, thấp
hơn mục tiêu đã đề ra tại kỳ điều hành trước là từ 3,3 – 3,9%. Vậy theo
những dữ liệu đã có, dự án giả định trong suốt thời gian dự án, tỷ lệ lạm
phát trung bình các năm là 3.5 %.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ( 20% ): Các căn cứ pháp lý để xác định số
thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế TNDN năm 2019 như sau:
 Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày
3/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
 Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
 Thơng tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, được
sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014;
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số
96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2018
Ngày 24/6/2015, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 2512 /TCT – CS gửi Cục
thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu nội dung mới của Thông tư
số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. Thơng tư số 96/2015/TT-BTC
10



có hiệu lực thi hành từ ngày 6/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015
trở đi. Trong năm 2016, về cơ bản Chính phủ và Bộ Tài chính khơng ban hành văn
bản pháp quy mới sửa đổi, bổ sung về thuế TNDN. Vì vậy, các chính sách và quy định
được tiếp tục thực hiện khi quyết tốn thuế TNDN cho kỳ tính thuế 2016.
Ngồi ra, trong năm 2016 vừa qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ban hành một số
văn bản hướng dẫn liên quan đến thuế TNDN. Do đó, bên cạnh các nội dung đã được
quy định tại văn bản pháp quy về thuế TNDN thì doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số
nội dung khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2016 như sau:
1. Điều chỉnh điều kiện xác định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
về chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với khoản chi có hố đơn mua HH,
DV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Thông tư số 173/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất
khoản 3 Điều 15 Thơng tư số 219/2013/TT-BTC) có hiệu lực thi hành từ ngày
15/12/2016. Thực hiện quy định tại Thơng tư số 173/2016/TT-BTC thì kể từ
15/12/2016 đã bỏ quy định “chứng từ thanh toán qua ngân hàng được chuyển tiền từ
tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc
thông báo với cơ quan thuế.” Trường hợp trước ngày 15/12/2016 nếu tài khoản của
bên mua và tài khoản của bên bán là tài khoản chưa đăng ký hoặc thông báo với cơ
quan thuế nhưng xác định được giao dịch mua bán hàng hóa giữa người mua và người
bán là có thật; hóa đơn do người bán xuất cho người mua là hóa đơn hợp pháp; bên
bán có khai thuế theo quy định thì người mua tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng
các điều kiện khác về tính vào chi phí được trừ theo quy định.
2. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi khấu hao đối với tài sản cố định năm 2016 được quản lý, theo dõi, hạch toán trong
sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định ban hành kèm
theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư số 147/2016/TTBTC ngày 13/10/2016 sửa đổi Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
3. Về khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào
chi phí khơng q 01 tháng lương bình qn thực tế thực hiện trong năm tính thuế

của doanh nghiệp.
Khoản chi phí tư vấn thuế TNCN cho người lao động là người nước ngồi khơng phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơng được coi là khoản chi có tính chất phúc
lợi cho người lao động do đó khơng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN.

11


Khoản chi phí tư vấn khám sức khỏe cho người lao động, Khoản chi phí mua bảo
hiểm xe máy cho người lao động là khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho
người lao động.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Cơng ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước
có các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào
chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có
trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định thì cần phải đảm bảo nguyên tắc một
khoản chi phúc lợi không hạch tốn trùng từ 2 nguồn nêu trên.
4. Về việc trích lập, sử dụng và quản lý quỹ phát triển khoa học công nghệ
Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày
28/6/2016 của liên Bộ Khoa học và Cơng nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn về nội
dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
5. Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng năm 2016 là 20%
6. Về ưu đãi thuế TNDN

 Về việc chuyển sang áp dụng thuế suất ưu đãi 17% đối với các doanh nghiệp
đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% từ năm 2016
Tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ
quy định việc sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế
TNDN thì:“Tính đến hết kỳ tính thuế năm 2015 trường hợp doanh nghiệp có dự án

đầu tư đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị
định này thì kể từ 01 tháng 01 năm 2016 được chuyển sang áp dụng thuế suất 17%
cho thời gian còn lại….”
Căn cứ quy định nêu trên thì chỉ các doanh nghiệp tính đến hết kỳ tính thuế năm 2015
đang được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi 20%, đến năm 2016 đáp ứng điều
kiện được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP mới được chuyển sang áp dụng thuế suất thuế TNDN 17% cho
thời gian còn lại kể từ ngày 01/01/2016.

 Về việc ưu đãi thuế TNDN đối với DN hoạt động chế biến nông sản, thủy sản.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản,
thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế
TNDN.
12


- Thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt
động;
- Thu nhập của doanh nghiệp chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa
bàn khơng thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều
kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng thuế suất 15% trong suốt thời gian
hoạt động.
- Thu nhập từ hoạt động chế biến lâm sản: Theo quy định của Luật thuế số
71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN quy định ưu đãi thuế TNDN
đối với thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản. Do vậy
trường hợp doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ hoạt động chế biến lâm sản (nguyên
vật liệu đầu vào từ gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ thông, gỗ keo…) không thuộc các
trường hợp được ưu đãi thuế TNDN theo hoạt động chế biến nông sản, thuỷ sản.


 Ưu đãi thuế TNDN đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa
Ngày 22/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1470/QĐ-TTg (Quyết
định số 1470) về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại
hình, tiêu chí, quy mơ, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực
giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo
Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập trước ngày Quyết định số 1470 có
hiệu lực thi hành:
+) Nếu cơ sở thực hiện xã hội hóa khơng đáp ứng điều kiện về Danh mục loại hình,
tiêu chí, quy mơ ban hành kèm theo Quyết định số 1466, Quyết định số 693 nhưng
đáp ứng điều kiện tại Quyết định số 1470 thì thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được
hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định cho thời gian cịn lại kể từ ngày Quyết định
số 1470 có hiệu lực thi hành (ngày 22/7/2016).
+) Nếu cơ sở thực hiện xã hội hóa đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng
điều kiện về Danh mục loại hình, tiêu chí, quy mơ ban hành kèm theo Quyết định số
1466, Quyết định số 693 nhưng không đáp ứng điều kiện tại Quyết định số 1470 thì
cơ sở thực hiện xã hội hóa tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định đối
với thu nhập từ hoạt động xã hội hóa do đáp ứng điều kiện tại Quyết định số 1466,
Quyết định số 693 cho thời gian còn lại.
- Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập từ ngày Quyết định số 1470 có
hiệu lực thi hành:
13


+) Nếu cơ sở thực hiện xã hội hóa đáp ứng điều kiện về Danh mục loại hình, tiêu chí,
quy mơ ban hành kèm theo Quyết định số 1470 thì thu nhập từ hoạt động xã hội hóa
được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định kể từ khi đáp ứng Quyết định số 1470.
+) Nếu cơ sở thực hiện xã hội hóa khơng đáp ứng điều kiện về Danh mục loại hình,
tiêu chí, quy mơ ban hành kèm theo Quyết định số 1470 thì thu nhập từ hoạt động xã
hội hóa phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa khơng đáp ứng điều kiện về Danh mục loại hình, tiêu chí,
quy mơ ban hành kèm theo Quyết định số 1466, Quyết định số 693 và Quyết định số
1470 thì khơng được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động xã hội
hóa và phải kê khai nộp thuế theo quy định.
 Ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư mở rộng, đầu tư thường xuyên
- Tại Điều 5 Thơng tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính quy
định: Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:“ Đối với
giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh
doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi
nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường
xun và khơng tăng cơng suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký
hoặc được phê duyệt thì khơng phải đầu tư mở rộng”.

 Về việc nộp thuế TNDN đối với các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc tại các
địa phương khác đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN
Trường hợp Cơng ty có trụ sở chính tại tỉnh A có các nhà máy sản xuất và chế biến tại
tỉnh B và tỉnh C đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì Cơng ty phải
tính riêng số thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy tại tỉnh B và
tỉnh C để kê khai nộp thuế riêng và không thực hiện phân bổ số thuế TNDN phải nộp
tại các địa phương theo tỷ lệ % chi phí. Số thuế TNDN phải nộp tại các địa phương
trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN được xác định trên cơ sở phần thu
nhập phát sinh tương ứng tại các địa phương.
Trong đó, dự án đầu tư xe xôi Xao Xuyến Xôi được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp
dụng thuế suất 20%.

14



Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng
thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.
Vậy theo như Nghị định số 218/2013/NĐ-CP và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày
22/6/2015 của Bộ Tài chính thì dự án kinh doanh chuỗi xe xơi Xao Xuyến Xơi phải
đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp ở mức 20%/năm vì hoạt động sau ngày 01 tháng 01
năm 2016 và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
2.2.5 Bảng phân bổ và khấu hao
Giả sử toàn bộ tài sản cố định gồm tủ kính trưng bày, nồi nấu xơi, bộ bàn, ghế
có thời gian hữu dụng là 5 năm và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng; chi
phí thuê mặt bằng, chi phí mua dụng cụ nấu,đựng xơi + banner bảng hiệu vào năm 0
phân bổ 4 năm, bằng với thời gian hoạt động của dự án.
Chi phí khấu hao hàng năm cho tài sản cố định là 5.400.000 đồng/năm. Do
tổng tiền mua các tài sản cố định là 27.000.000 đồng và được cho là có đời sống hữu
dụng là 5 năm nên chi phí khấu hao hằng năm cho trang thiết bị bằng tổng chi phí mua
trang thiết bị chia đều cho 5 năm.
Chi phí phân bổ đặt cọc thuê mặt bằng hằng năm có giá trị 36.000.000
đồng/năm bao gồm cả ba cơ sở. Tiền đặt cọc 3 tháng thuê mặt bằng là 144.000.000
của ba cơ sở. Còn lại là chi phí mua dụng cụ nấu, đựng xơi+banner bảng hiệu
4.500.000 của ba cơ sở trong đó sẽ được phân bổ cho 4 năm hoạt động của dự án mỗi
năm có giá trị là 1.125.000.
2.2.6 Kế hoạch vay và trả nợ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là
một ngân hàng đáng tin cậy nên chủ sở hữu quyết định sẽ đi vay ở ngân hàng này với
mức lãi suất 9.6%/năm. Chủ đầu tư quyết định vay 60% tổng mức đầu tư ban đầu, số
tiền vay là 105.300.000 đồng, phương thức vốn gốc và lãi trả đều hàng năm, ân hạn
gốc và lãi năm đầu tiên, trả trong kỳ hạn 3 năm. Tổng tiền lãi và gốc hàng năm là
66.140.000 đồng.

2.2.7 Bảng doanh thu và chi phí trực tiếp
a) Kế hoạch doanh thu
-

Về sản lượng

Số ngày hoạt động trung bình của dự án là 300 ngày/ năm. Năm hoạt động đầu
tiên: sản lượng 1 ngày là 72 gói xơi/1 điểm bán vậy cả năm sản lượng là 64.800 sản
15


phẩm. Năm thứ 2: sản lượng 1 ngày là 120 gói xơi/1 điểm bán, sản lượng cả năm là
108.000 sản phẩm. Năm thứ 3: sản lượng 1 ngày là 200 gói xơi/1 điểm bán, sản lượng
năm 3 là 180.000 sản phẩm. Năm thứ 4: sản lượng 1 ngày là 280 gói xơi/1 điểm bán,
sản lượng cả năm là 252 000 sản phẩm. Việc có sự gia tăng được dự đốn là do sự gia
tăng khách hàng mới qua từng năm cùng với việc cố gắng giữ chân các khách hàng
cũ. Việc năm 2 năm 3 có mức tăng sản lượng hằng năm vào mức xấp xỉ 65% có thể là
do thị hiếu của các khách hàng mới đối với sản phẩm mới, các thành viên điều hành
dự án tự tin về chất lượng của từng hộp xôi khiến khách hàng có thể quay lại nhiều lần
trong tuần, một hộp xơi nhanh gọn có mức giá có thể cao hơn một chút so với những
loại xôi thông thường khác nhưng hương vị và những thành phần mang đầy đủ chất
dinh dưỡng trong mỗi sản phẩm của Xao Xuyến Xôi sẽ làm được điều này. Tuy nhiên
vào năm 4 lượng khách hàng tại các điểm bán của Xao Xuyến Xôi dự kiến sẽ có
lượng sản lượng chỉ tăng khoảng 40% so với năm trước do khách hàng ở khu vực đã
khá quen với thương hiệu và sẽ ít khách hàng mới hơn so với những năm đầu tiên. Sản
lượng dự kiến qua các năm được trình bày dưới bảng sau :
Đơn vị tính: sản phẩm
Năm 1

Năm 2


Năm 3

Năm 4

64.800

108.000

180.000

252.000

Sản lượng
Bảng 2-4: Sản lượng dự kiến của dự án
-

Về giá bán: Giá bán ban đầu dự kiến là 20.000 đồng/1 sản phẩm. Mỗi năm giá
bán sẽ tăng 1.000 đồng do điều chỉnh yếu tố lạm phát.

-

Về doanh thu:

Với sự gia tăng về giá bán lẫn sản lượng , ta có bảng kế hoạch doanh thu qua các năm
như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 1

Năm 2


Năm 3

Năm 4

1296

2268

3960

5796

Tổng doanh thu
Bảng 2-5: Tổng doanh thu dự kiến của dự án
b) Kế hoạch chi phí trực tiếp
16


Chi phí sản xuất trực tiếp là chi phí mua nguyên vật liệu nấu xôi bán như: gạo, thịt,
hành, đậu xanh, chà bơng,…Chi phí trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm do nhiều yếu tố
cấu thành, nhưng sự khác biệt cơ bản ở đây không lớn, đa số sự chênh lệnh của loại
chi phí này là do các yếu tố lạm phát (vì các yếu tố đầu vào tăng cũng làm cho giá bán
tăng lên do yếu tố lạm phát). Ở đây chúng tơi xác định tổng chi phí trực tiếp mỗi năm
bằng 60% so với doanh thu năm đó. Sự thay đổi cụ thể của chi phí trực tiếp cho 1 đơn
vị sản phẩm được trình bày trong bảng sau :
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 1
Chi phí trực tiếp

cho 1 đvsp
0.012

Năm 2

Năm 3

Năm 4

0.0126

0.0132

0.0138

Bảng 2-6: Chi phí trực tiếp trên 1 ĐVSP

2.2.8 Bảng vốn luân chuyển
Dự án kinh doanh thức ăn nhanh khơng có khoản phải thu (AR) vì hầu như khách
hàng đều trả tiền ngay khi mua sản phẩm. Khoản phải trả (AP) ước khoảng 10% chi
phí sản xuất trực tiếp chủ yếu là việc trả chậm các chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển,
chi phí thuê mặt bằng. Tồn quỹ tiền mặt (CB) ước khoảng 5% thu nhập ròng sau thuế
(EAT) để sử dụng cho việc chi trả các chi phí phát sinh hàng ngày.
Đơn vị tính: Triệu đồng
BẢNG VỐN LUÂN CHUYỂN
Năm dự án

0

1


2

3

4

5

77,76

136,08

237,60

347,76

0,00

Thay đổi trong khoản
phải trả
=>NL RA -77,76

-58,32

-101,52 -110,16 347,76

Số dư tiền mặt (CB)

0,00


9,64

36,94

66,56

0,00

Thay đổi trong số dư =>NL
tiền mặt
VÀO

0,00

-9,64

-27,29

-29,62

66,56

Tồn kho (AI)

7,78

13,61

23,76


34,78

0,00

Khoản phải trả (AP)

17


Thay đổi trong tồn kho =>NL RA 7,78

5,83

10,15

11,02

-34,78

Bảng 2-7: Vốn luân chuyển của dự án

2.2.9 Báo cáo thu nhập dự trù
Bảng báo cáo thu nhập dự trù được xây dựng nhằm phản ánh một cách tổng hợp
những kết quả hoạt động dự kiến hàng năm trong suốt vòng đời của dự án, bao gồm
các nội dung:
- Tổng doanh thu
- Chi phí hoạt động
- Khấu hao trang thiết bị
- Phân bổ chi phí đầu tư

- Lãi vay
- Lợi nhuận rịng trước thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận ròng sau thuế
Theo bảng báo cáo thu nhập dự trù của dự án (phụ lục đính kèm) cho thấy:
- Dự án bắt đầu sinh lời từ năm thứ 2 hoạt động, do đó phải đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm 2, 3 và 4 của dự án.
- Lãi vay giảm dần trong 3 năm đầu hoạt động và trong năm cuối cùng của dự án, chi
phí lãi vay khơng cịn nữa.

Đơn vị tính: Triệu đồng
BẢNG THU NHẬP DỰ TRÙ
Năm dự án
Tổng doanh thu

0

1

2

3

4

1296

2268

3960


5796
18


(-) Tổng chi phí sản xuất trực tiếp

777,6

1360,8

2376

3477

(-) Chi phí bán hàng

36

36

36

36

(-) Thuê mặt bằng

576

576


576

576

(-) Khấu hao TSCĐ

5,40

5,40

5,40

5,40

(-) Đặt cọc tiền thuê

36,00

36,00

36,00

36,00

(-) Chi phí mua dụng cụ và banner
bảng hiệu

1,13


1,13

1,13

1,13

Thu nhập ròng và lãi vay trước
thuế (EBIT)

-136,13

252,68

929,48

1663,88

(-) Trả lãi vay

10,11

11,08

5,79

Thu nhập ròng trước thuế (EBT)

-146,23

241,60


923,68

1663,88

Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%)

0,00

48,32

184,74

332,78

Thu nhập ròng sau thuế (EAT) or
(NI))

-146,23

193,28

738,95

1331,10

Bảng 2-8: Bảng thu nhập dự trù của dự án
2.2.10 Báo cáo ngân lưu dự án theo các quan điểm
Báo cáo ngân lưu là bảng trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi
bằng tiền dự kiến hàng năm trong suốt vòng đời dự án. Phương pháp xây dựng ngân

lưu dự án được xác định dựa trên 2 phương pháp lập báo cáo ngân lưu trong doanh
nghiệp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, riêng đề tài này chỉ sử dụng
phương pháp trực tiếp.
Theo quan điểm Tổng đầu tư (TIPV), báo cáo ngân lưu của dự án bao gồm các mục
sau:
Ngân lưu vào:
-

Tổng doanh thu

-

Thay đổi số dư tiền mặt

-

Thu hồi tiền đặt cọc thuê MB

-

Giá trị thanh lý TSCĐ

Ngân lưu ra:
-

Chi phí sản xuất trực tiếp

-

Chi phí bán hàng

19


-

Đặt cọc thuê mặt bằng

-

Mua tài sản cố định hữu hình

-

Mua dụng cụ nấu, đựng xơi và banner

-

Thay đổi hàng tồn kho (AI)

-

Thay đổi vốn lưu động

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngân lưu ròng được xác định bằng cách lấy ngân lưu vào trừ ngân lưu ra.
Theo quan điểm Chủ đầu tư (EPV), ngân lưu ròng được xác định bằng tổng
ngân lưu ròng sau thuế theo quan điểm tổng đầu tư có tác động của ngân lưu tài trợ

của dự án: nếu dự án vay nợ trong năm nào thì cộng thêm số tiền vay nợ vào dịng tiền
của năm đó, ngược lại, nếu dự án trả nợ thì lấy dịng tiền trừ đi số tiền vay nợ đã trả
trong năm đó.
Năm dự án

0

1

2

3

4

5

NPV (NCF-TIPV)

-175,50

-23,62

289,71

851,35

1443,16

-97,03


NPV (NCF-EPV)

-70,20

-23,62

223,56

785,21

1443,16

-97,03

Bảng 2-9: Tóm tắt ngân lưu ròng theo 2 quan điểm TIPV và EPV
2.2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
⮚ Theo quan điểm Tổng đầu tư (TIPV)
Chỉ tiêu

Giá trị

WACC bình quân

13,76%

NPV (TIPV) (đ/v: triệu đồng)

1416,6


Thời gian hoàn vốn chưa chiết khấu
Thời gian hồn vốn có chiết khấu

1 năm 8 tháng 7 ngày
1 năm 10 tháng 15 ngày

Bảng 2-10: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm tổng đầu tư
Theo như kết quả của bảng trên, ta có: NPVTIPV = 1416,6 (triệu đồng) > 0 nên
dự án này khả thi về mặt tài chính.

20


Vịng đời dự án là 4 năm, thời gian hồn vốn chưa chiết khấu là 1 năm 8 tháng 7
ngày, thời gian hồn vốn có chiết khấu là 1 năm 10 tháng 15 ngày, dự án có khả
năng thu hồi vốn trong khoảng thời gian ít hơn vịng đời dự án.
⮚ Theo quan điểm Chủ đầu tư (EPV)
Chỉ tiêu

Giá trị

Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (rE)

20%

NPV (EPV) (đ/v: triệu đồng)

1176,75

Thời gian hoàn vốn chưa chiết khấu


1 năm 5 tháng 1 ngày

Thời gian hồn vốn có chiết khấu

1 năm 6 tháng 28 ngày

Bảng 2-11: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm chủ sở hữu
Theo như kết quả của bảng trên, ta có: NPV EPV = 1176,75 (triệu đồng) > 0 nên
ta có thể kết luận chủ đầu tư nên đầu tư vào dự án này.
Vòng đời dự án là 4 năm, thời gian hoàn vốn chưa chiết khấu là 1 năm 5 tháng
1 ngày, thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 1 năm 6 tháng 28 ngày, dự án có khả
năng thu hồi vốn trong khoảng thời gian ít hơn vịng đời dự án.
Tất cả các chỉ tiêu trên đã chứng minh rằng dự án kinh doanh dự án Xao Xuyến
Xôi là dự án tốt, đáng được đầu tư.
* Lưu ý: Do dự án có 3 dịng ngân lưu âm vào năm 0, năm 1 và năm thứ 5 do đó IRR
sẽ đổi dấu 3 lần nên không thể dùng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án sẽ dẫn đến kết quả
sai lệch.
2.3. PHÂN TÍCH RỦI RO
2.3.1 Phân tích độ nhạy
a) Phân tích độ nhạy một chiều
Nhóm tiến hành phân tích độ nhạy một chiều với biến đầu vào là giá bán năm
1, sản lượng năm 1, chi phí đầu tư vào năm 0, tỷ lệ vay nợ, tỷ lệ chi phí sản xuất trực
tiếp so với doanh thu và biến đầu ra là NPV theo quan điểm tổng đầu tư và theo quan
điểm chủ sở hữu.
Kết quả từ bảng tính excel (phụ lục) cho thấy:

21



- Giá bán năm 1: có tác động cùng chiều đến NPV của dự án theo cả hai quan điểm
trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Cụ thể, khi giá tăng/giảm 5% thì NPVTIPV tăng/giảm khoảng 150.000.000 đồng, NPV-EPV tăng/giảm khoảng 120.000.000
đồng. Tuy nhiên mức giá cao đồng nghĩa với việc số lượng người mua có thể bị giảm
xuống. Do đó, để hạn chế rủi ro, mức giá phải được chủ đầu tư áp dụng hợp lý, không
tùy tiện tăng, giảm giá bất thường để giữ vững doanh thu và tạo được uy tín.
- Sản lượng năm 1: tương tự giá bán năm 1, sản lượng năm 1 và NPV theo cả 2 quan
điểm đều là 2 biến có tác động cùng chiều. Cụ thể, khi sản lượng tăng/giảm 5% thì
NPV-TIPV tăng/giảm khoảng 23.000.000 đồng cịn NPV-EPV tăng/giảm 22.000.000
đồng. Tuy nhiên cũng giống như tăng/giảm giá bất thường, sản lượng nên đạt ở mức
hợp lý để tránh tình trạng dư thừa thành phẩm.
- Chi phí đầu tư năm 0: Bảng kết quả cho thấy nếu đầu tư nhiều vào năm 0 sẽ dẫn đến
NPV theo 2 quan điểm tăng nhưng ở một tỷ lệ không đáng kể.
- Tỷ lệ vay nợ: đồng biến với NPV theo hai quan điểm. Trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, tỷ lệ vay nợ càng cao NPV-TIPV càng tăng với một tỷ lệ không đáng
kể. Tuy nhiên với NPV-EPV lại khác, nếu tỷ lệ vay nợ tăng 5%, hiện giá dòng tiền
của chủ sở hữu sẽ tăng 2.000.000 đồng. Điều này có thể giải thích bằng tấm chắn thuế
của lãi vay, khi lãi vay tăng sẽ khấu trừ một phần thu nhập chịu thuế, dẫn đến thu
nhập của chủ sở hữu sẽ tăng. Phân tích này đặt ra câu hỏi về cấu trúc vốn hợp lý của
dự án.
- Tỷ lệ chi phí sản xuất trực tiếp so với doanh thu: Đây cũng là một chỉ số rất quan
trọng của dự án. Nhà đầu tư ln muốn tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.
Qua kết quả có thể thấy nếu chi phí này tăng 5% thì NPV-TIPV giảm sâu gần
400.000.000 đồng còn NPV-EPV cũng giảm khoảng hơn 300.000.000 đồng. Tuy
nhiên chi phí sản xuất trực tiếp là chi phí cho ngun vật liệu nấu xơi bán, chi phí này
thấp tương đương với chất lượng sản phẩm thấp. Kinh doanh vì mục đích lợi nhuận
nhưng vẫn nên để yếu tố chất lượng lên hàng đầu, do đó, nhà đầu tư cân nhắc khơng
nên tối thiểu hóa chi phí này một cách q sâu chỉ vì lợi nhuận.
b) Phân tích độ nhạy hai chiều
Dưới góc độ người trực tiếp đầu tư vào dự án, nhóm sẽ thực hiện phân tích độ
nhạy hai chiều cho biến kết quả là NPV theo quan điểm Chủ sở hữu, với sự thay đổi

của các cặp biến là: Giá bán năm 1 và sản lượng năm 1, Tỷ lệ vay nợ và sản lượng
năm 1, Tỷ lệ vay nợ và giá bán năm 1, Tỷ lệ chi phí sản xuất TT so với doanh thu và
chi phí đầu tư vào năm 0.
Kết quả phân tích (phụ lục) cho thấy:
22


- Giá bán năm 1 và sản lượng năm 1: Kết quả cho thấy khi các yếu tố khác không đổi,
vùng có NPV > 0 rất rộng chứng tỏ nếu mức giá giảm nhưng sản lượng tiêu thụ tăng
thì dự án vẫn có khả năng sinh lời khơng đổi. Như vậy cơng ty hồn tồn có thể áp
dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá nhẹ hoặc mua nhiều tặng một để kích cầu
mua sắm của khách hàng.
- Tỷ lệ vay nợ và sản lượng năm 1: Tỷ lệ vay nợ và sản lượng có tác động khơng đáng
kể lên khả năng sinh lời nếu hai biến này cùng tăng hoặc cùng giảm. Nhìn tổng qt
NPV-EPV thay đổi khơng đáng kể. Do đó, nếu nhà đầu tư có tỷ lệ vay nợ nhiều nên
tăng sản lượng ở mức hợp lý.
- Tỷ lệ vay nợ và giá bán năm 1: NPV-EPV trong trường hợp này nhạy cảm nhiều hơn
với giá bán, cho thấy rằng dù tỷ lệ vay nợ cao và được hưởng phần sinh lợi từ tấm
chắn thuế thì khi giá bán quá thấp, NPV cũng ở một mức khá bi quan. Tỷ lệ vay nợ
không bù đắp được phần lỗ do giá bán giảm.
- Tỷ lệ chi phí sản xuất TT so với doanh thu và chi phí đầu tư vào năm 0: Kết quả cho
thấy vùng có NPV > 0 rất rộng, nhưng lại không được khả quan khi tỷ lệ chi phí sản
xuất trực tiếp so với doanh thu quá cao. Khi bị tác động bởi tỷ lệ chi phí, chi phí đầu
tư dường như khơng gây nhiều ảnh hưởng đến NPV-EPV. Điều này cho thấy chủ sở
hữu không nên quá chú trọng vào đầu tư ban đầu mà nên kiểm sốt chi phí một cách
hiệu quả trong q trình kinh doanh.
c) Phân tích kịch bản
Nếu như phân tích độ nhạy chỉ cho thấy mức ảnh hưởng của hai biến thì phân
tích kịch bản cho giúp cho ta có thể xây dựng được một kịch bản kinh doanh khi đồng
thời các yếu tố cùng lúc thay đổi. Có 4 tình huống có thể xảy ra đó là KỊCH BẢN

TỐT, KỊCH BẢN BÌNH THƯỜNG, KỊCH BẢN BẤT LỢI VÀ KỊCH BẢN ẢM
ĐẠM có thể xảy ra với dự án trong thực tế để đánh giá các chỉ tiêu: NPVTIPV,
NPVEPV và với các nhóm biến rủi ro sau:
Kết quả phân tích kịch bản như bảng sau:
KỊCH BẢN KINH DOANH
KỊCH
BẢN
TỐT

ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH
Khi các chỉ số sau cùng
thay đổi

 

KỊCH BẢN
BÌNH
THƯỜNG
 

KỊCH
BẢN BẤT
LỢI
 

KỊCH
BẢN ẢM
ĐẠM
 


23


Giá thành sản phẩm

0.025

0.020

0.015

0.010

200000

150000

100000

50000

Chi phí đầu vào năm 1

100

175

200


250

Tỷ lệ vay nợ

50%

60%

65%

70%

Tỉ lệ chi phí sản xuất so với
doanh thu

50%

60%

65%

70%

4728.78

2906.76

1571.39

642.86


0.000

0.000

1.194

0.000

4310.30

2586.43

1323.80

442.81

0.000

0.000

0.000

0.000

Sản lượng

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG
NPV danh nghĩa (TIPV)
Thời gian hồn vốn

(TIPV)
NPV danh nghĩa (EPV)
Thời gian hồn vốn (EPV)

2.3.2 Phân tích mơ phỏng
2.3.2.1 Theo quan điểm Tổng đầu tư
Ta tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến số đến kết quả của dự
án. Kết quả Sensitivity Chart như sau:

24


Hình 3-1: Phân tích các biến tác động đến NPV (TIPV) của dự án
Ta thấy Giá bán năm 1 đóng góp vào 72.3% giá trị của NPV TIPV, biến này có
tương quan cùng chiều và khoản đóng góp này bù đắp được khoản đóng góp của
CPSXTT (chưa có khấu hao) 27.5% nhưng tương quan ngược chiều với NPV TIPV,
vay nợ đóng góp vào chỉ 0.3% giá trị của NPV (TIPV), sản lượng năm 1 và đầu vào
năm 0 khơng có đóng góp vào NPV (TIPV) trong 10 000 lần chạy thử.
Sau đây là bảng hệ số tương quan của các biến nêu trên với NPV (TIPV) cho dễ
hình dung được sự đóng góp của từng biến :

Hình 3-2: Hệ số tương quan của các biến với NPV (TIPV)
Tiến hành thực hiện phân tích rủi ro từ tất cả các biến ở bảng thông số là biến
độc lập. Biến phụ thuộc là NPV(TIPV)
Theo quan điểm NPV(TIPV) khi chạy 10 000 lần cho 2 trường hợp ta thấy:
- Xác suất để dự án này có NPV(TIPV) lớn hơn hoặc bằng 0 khà 96.14%

25



×