Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SỰ KIỂM SOÁT cảm xúc của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.23 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH =====000=====

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SỰ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

Nhóm 4
Lớp: K58CLC6
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2019



Danh sách thành viên nhóm:

1. Nguyễn Thị Kim Thoa

K58CLC6

1915536169

2. Từ An Hiển

K58CLC6

1915535315

3. Dương Ngọc Mai Thảo

K58CLC6


1915536159

4. Dương Thanh Nhi

K58CLC6

1915536117


MỤC LỤC
-------

1.

Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................

4.1.Đối tượng nghiên cứu...


4.2.Phạm vi nghiên cứu......
5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................

6.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................
6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước................................................................
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................

7.

Kết cấu của đề tài.......................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
PHỤ LỤC......................................................................................................................


1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hành vi của con người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc. Cảm xúc
mạnh có thể là nguyên nhân khiến bạn thực hiện hành động khơng cịn bình
thường trong tình huống mà bạn trải qua. Các nhà nghiên cứu, các nhà triết
gia, các nhà tâm lý học đều đưa ra rất nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích
cách nào và tại sao đằng sau cảm xúc của con người. Chúng ta có thể định
nghĩa cảm xúc như sau: cảm xúc thường được định nghĩa như một trạng thái
phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý và tâm lý và ảnh hưởng đến
suy nghĩ và hành vi của con người. Trạng thái xúc cảm của con người liên
quan đến rất nhiều hiện tượng tâm lý, như khí chất, nhân cách, tâm trạng,
động cơ…Và việc mà chúng ta bộc lộ những khung bậc cảm xúc đó trong

đời sống của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến đời sống , sự nghiệp, mối quan
hệ giao tiếp xã hội cũng như sự thành công của mỗi con người.
Thật vậy, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy kích hoạt
và tăng sự tự tin cho mỗi cá nhân, đồng thời cũng là con dao hai lưỡi gây mất
lý trí, giảm hiệu quả giao tiếp và cư xử khơng đúng mực đối với mọi người.
Thêm vào đó nhà tự nhiên học Charles Darwin cho rằng, xúc cảm là khả
năng thích ứng và nó cho phép con người và động vật có thể sống sót và
sinh sản. Cảm xúc thúc đẩy con người phản ứng một cách nhanh chóng với
kích thích trong mơi trường, giúp gia tăng cơ hội thành cơng và tăng khả
năng sống sót. Việc hiểu được cảm xúc của người khác và động vật đóng
một vai trị cốt yếu trong việc giữ an tồn và sống sót của chúng ta. Ví dụ
điển hình như bạn đang đối mặt với con vật mà nó kêu rít lên, nó khạc nhổ
hay nó cào móng vuốt, bạn lập tức nhận ra rằng con vật đang sợ hãi hoặc
đang tự vệ và tốt nhất bạn nên để nó một mình. Bằng việc hiểu và giải nghĩa
một cách chính xác biểu lộ của cảm xúc của người khác và động vật, bạn có
thể phản ứng một cách chính xác và tránh được nguy hiểm.
Trạng thái bộc lộ cảm xúc là rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi
con người, đặc biệt là sinh viên. Chúng ta có thể thành cơng hay khơng, có
nhân cách đạo đức tốt đẹp hay khơng đều là do quá trình thể hiện và kiểm

1


soát cảm xúc. Vấn đề là làm thế nào để có thể hiểu rõ cảm xúc, phát huy vai
trị một cách tích cực trong hoạt động và tránh được những tác hại không
mong muốn do cảm xúc tiêu cực gây ra. Trường Đại học Ngoại Thương nói
chung và Đại học Ngoại Thương cơ sở II nói riêng là trường dẫn đầu cả nước
về đào tạo nhân tài trong lĩnh vực kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang bước
vào giai đoạn cơng nghiệp 4.0 thì sinh viên phải đảm bảo đầu ra đúng với
nhu cầu ngày càng cao của xã hội đó là việc vừa có tài, vừa có đức. Vì thế

mới thấy được việc rèn luyện và kiểm sốt cảm xúc của sinh viên Ngoại
thương là vô cùng cấp thiết. Thế nhưng từ trước đến nay, trong phạm vi
nghiên cứu của trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II vẫn chưa có những
nghiên cứu chuyên sâu về sự kiểm sốt cảm xúc của sinh viên.
Có thể đúc kết được rằng, việc nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá
thực trạng kiểm soát xúc cảm của sinh viên đại học Ngoại Thương cơ sở II ,
từ đó hiểu và đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên ý thức hơn trong quá
trình học tập và rèn luyện đạo đức tính cách của bản thân có ý nghĩa vơ
cùng cấp thiết khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn mang tính thực tiễn. Bên
cạnh đó, vì chúng tơi là sinh viên của trường nên chúng tơi sẽ có thể hiểu rõ
và khai thác triệt để vấn đề bức thiết nêu trên.
Tất cả những lý do kể trên đã thôi thúc chúng tơi chọn đề tài “ Sự kiểm
sốt xúc cảm của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II” để
nghiên cứu.
2.

Mục tiêu nghiên cứu :
- Hiểu rõ về xúc cảm của sinh viên.
- Nắm được những thông tin số liệu khảo sát mức độ cảm xúc của
sinh

viên.
Tìm ra nguyên nhân gây nên những xúc cảm tích cực và tiêu
cực khơng đáng có.
Nêu ra giải pháp giúp sinh viên cải thiện nhận thức, từ đó kiểm
sốt bản thân tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nâng cao
chất lượng cuộc sống.

2



3.

Nhiệm vụ nghiên cứu :

Tổng quan tình hình nghiên cứu về cảm xúc và sự kiểm soát cảm xúc
của sinh viên đại học Ngoại Thương cơ sở II.
Phân tích các nguồn tài liệu trong và ngồi nước có liên quan đến
tình trạng kiểm sốt cảm xúc của sinh viên đã được kiểm định chất lượng
nội dung.
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát cảm xúc của sinh viên trường Đại
học Ngoại Thương cơ sở II thông qua bảng hỏi và khảo sát thực tế.
Đề xuất các giải pháp khả thi giúp sinh viên kiểm sốt cảm xúc
của mình tốt hơn.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.
4.2. Phạm vi nghiên cứu :
-

Về không gian : Đề tài nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương cơ sở II ở

thành phố Hồ Chí Minh.
-

Về thời gian : Dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 1989 đến năm


2019, trong đó gồm các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên
cứu, bài báo, sách,… từ năm 1989 đến năm 2015 và dữ liệu sơ cấp thu thập được
từ phương pháp định tính bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn nhóm tập trung,
phỏng vấn cá nhân, nghiên cứu tình huống và phương pháp định lượng bằng bảng
khảo sát 100 sinh viên Đại học Ngoại Thương cơ sở II (TP. HCM) thực hiện vào
năm 2019.
+

Về khách thể nghiên cứu :
Khách thể nghiên cứu chính : Sinh viên thuộc cả hệ đại học chính quy và

khơng chính quy của trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.
+

Khách thể nghiên cứu bổ trợ : Giảng viên và cán bộ chủ nhiệm lớp.

5. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng để thu thập dữ liệu sơ cấp và sử dụng kết quả của nghiên

3


cứu định tính cùng với thơng tin thứ cấp từ các nghiên cứu trước để xây dựng bảng
hỏi phù hợp với vấn đề nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.
Những phương pháp được sử dụng bao gồm :
+

Phương pháp quan sát : Tập trung quan sát sinh viên trường Đại học Ngoại


Thương cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh về việc kiểm sốt cảm xúc, nhất là cảm
xúc âm tính tại trường, trong lớp học, trong các Câu lạc bộ/ Đội/ Nhóm. Nhóm
nghiên cứu tiến hành quan sát và ghi lại khả năng thể hiện, sử dụng cảm xúc trong
quan hệ với người khác, khả năng sống lạc quan, hạnh phúc, khả năng kiểm soát
các cảm xúc tiêu cực như buồn chán, lo âu, tức giận và khả năng thể hiện, sử dụng
cảm xúc trong các hồn cảnh khó khăn của sinh viên Ngoại Thương. Việc quan sát
và ghi nhận được thực hiện bí mật để đảm bảo sự tự nhiên của sinh viên và sự chân
thật của hành vi.
+

Phương pháp phỏng vấn : Phỏng vấn sinh viên, giảng viên và chủ nhiệm lớp

để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm sốt cảm xúc của sinh viên. Ghi thành biên
bản và ghi âm, gỡ băng để đảm bảo sự khách quan, chính xác trong q trình phân
tích dữ liệu thu được từ cuộc phỏng vấn.
+

Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case – Study) : Trong phạm vi đề tài,

nhóm nghiên cứu chỉ chọn nghiên cứu 2 trường hợp về sự mất kiểm soát cảm xúc
của sinh viên Ngoại Thương, cụ thể là trường hợp mất khả năng kiểm soát cảm xúc
tức giận và mất khả năng kiểm soát cảm xúc lo âu. Chúng tơi sẽ nghiên cứu và
phân tích phiếu khảo sát về sự kiểm sốt cảm xúc họ đã làm, từ đó thiết kế nên các
câu hỏi phỏng vấn phù hợp nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết liên quan
đến khả năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên bên cạnh việc quan sát cách biểu
hiện cảm xúc của họ trong đời sống thường ngày và trong học tập. Trên cơ sở
những thông tin đã thu thập được, chúng tôi sẽ xử lí và phân tích dữ liệu để làm
nguồn tài liệu tham khảo cho việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề cũng
như xây dựng các biện pháp để cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên.

+

Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Cụ thể là tổng hợp, thống kê, so sánh, đối

chiếu, phân tích, tổng hợp thơng tin và số liệu từ các nguồn như sách, báo, tạp chí,
một số đề tài nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến sự kiểm soát cảm

4


xúc của sinh viên nhằm rút ra được những thông tin cần thiết, đáp ứng được các
mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
+

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi : Bảng hỏi được xây dựng theo những

nguyên tắc : tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phù hợp với đối tượng
nghiên cứu, đảm bảo loại được những thơng tin khơng chính xác nhằm làm rõ thơng
tin về các cảm xúc thường gặp khi theo học tại trường, tần suất gặp các cảm xúc đó,
tác nhân gây ra cũng như biện pháp để kiểm soát cảm xúc của sinh viên. Các câu
hỏi được trình bày dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở với các phần chính như sau :
Các thông tin về cá nhân khách thể : giới tính, khóa, chương trình
theo học.
-

Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên và tác động của cảm

xúc đến đời sống.
Tìm hiểu về những cảm xúc xuất hiện trong quá trình học tập tại
trường.

-

Tìm hiểu về các cảm xúc cần kiểm soát của sinh viên, cách kiểm soát

cảm xúc, sự kiện gây ra cảm xúc và cường độ của cảm xúc.
6.Tổng quan tình hình nghiên cứu :
6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước :
Hai nhà tâm lí học John Mayer và Peter Salovey lại tiếp cận trí tuệ cảm xúc
(EQ) theo mơ hình thuần năng lực(1). Theo J. Mayer và P. Salovey “Trí tuệ cảm xúc
như là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc; hòa cảm xúc vào suy nghĩ; hiểu, suy
luận với cảm xúc; điều khiển, kiểm sốt cảm xúc của mình và của người khác”.
Như vậy, trí tuệ cảm xúc gắn liền với cách thức cá nhân nhận thức về cảm xúc, giúp
con người nhận biết, vận dụng vào thực tế cuộc sống, hiểu và kiểm soát được cảm
xúc của bản thân và của người khác, từ đó giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống
giao tiếp ứng xử đang diễn ra trong lao động và cuộc sống thường ngày.
Năm 1997, các tác giả cùng đồng nghiệp D. R. Caruso(2) bổ sung và xây dựng
mơ hình EI97 bao gồm bốn nhóm năng lực cảm xúc:
- Nhóm năng lực nhận biết các cảm xúc


5


- Nhóm năng lực sử dụng cảm xúc để hỗ trợ, thúc đẩy tư duy
- Nhóm năng lực hiểu các cảm xúc và quy luật của cảm xúc,
- Nhóm năng lực quản lí/điều chỉnh cảm xúc: nhóm năng lực này xem xét sự
điều chỉnh cảm xúc trong chính mỗi cá nhân và những người khác: kiểm
soát, tự điều khiển các cảm xúc của bản thân, sắp xếp các cảm xúc nhằm hỗ
trợ một mục tiêu xã hội nào đó, điều khiển cảm xúc của người khác. Ở mức
độ phức tạp hơn này của trí tuệ cảm xúc gồm các kĩ năng cho phép cá nhân

tham gia có chọn lọc vào các loại cảm xúc nào đó hoặc thốt ra khỏi những
cảm xúc nào đó để điều khiển, kiểm sốt các cảm xúc của mình và của người
khác. Năng lực này bao gồm những kĩ năng cao nhất, sắp xếp từ việc để cảm
xúc tự do phát triển đến khả năng quản lí cảm xúc của bản thân và người
khác bằng cách tăng cường những cảm xúc dễ chịu và điều hòa những cảm
xúc tiêu cực. Năng lực giúp đỡ người khác cải thiện hoặc thay đổi tâm trạng
là một kĩ năng quan trọng, khuyến khích các hoạt động phù hợp với xã hội
và hỗ trợ sự hình thành, duy trì các mối quan hệ xã hội vững chắc.
Trong một nghiên cứu trước đó, Roger và Nesshoever (1987)(3) đã thơng báo về
việc xây dựng và công nhận giá trị của thang đo kiểm sốt cảm xúc có tên Bảng
hỏi điều khiển cảm xúc (ECQ). Bảng hỏi ECQ hướng đến đo lường 4 vấn đề: Đo
lường mức độ lặp lại cảm xúc khó chịu do các sự kiện gây ra, đánh giá kinh
nghiệm kiểm soát cảm xúc, kiểm soát cảm xúc xung tính và kiểm sốt cảm xúc
lành tính. Các tác giả đã chỉ ra rằng một trong những trở ngại cho nghiên cứu thực
nghiệm về vai trị của kiểm sốt cảm xúc là thiếu các kỹ thuật đánh giá phù hợp và
việc xây dựng ECQ được dự định để khắc phục thiếu sót này.
Các nghiên cứu về kiểm sốt cảm xúc cịn được tiếp cận theo hướng xây dựng các
chương trình rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và giảng dạy trong các trường trên
thế giới. Nhiều chương trình đem lại hiệu quả tích cực, giúp tăng cường các cảm xúc
tích cực và hạn chế những biểu hiện cảm xúc tiêu cực, theo đó làm giảm thiểu các
hành vi lệch chuẩn ở trẻ em như PATHS Curriculum; SESVP, RRL, SEL… Chương
trình SEL (Social Emotional Learning) dạy cho học sinh kỹ năng cảm xúc xã hội với
nội dung chủ yếu là giáo dục nhận thức 21 cảm xúc, kỹ năng xã

6


hội và giải quyết vấn đề cá nhân. Trong đó, giáo viên giúp học sinh nâng cao hiểu
biết cảm xúc, huấn luyện cảm xúc (nhận biết cảm xúc của mình và của người
khác, đọc và thể hiện cảm xúc thông qua kỹ năng giao tiếp phi ngơn ngữ).

6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước :
Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2005)(4) cho thấy sự phát triển nhận
thức, tình cảm và các kĩ năng xã hội của lứa tuổi học sinh THPT chịu tác động bởi
nhiều yếu tố: giới tính, tuổi, vùng miền, nhà trường và gia đình. Các yếu tố này ở
giai đoạn phát triển khác nhau có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Mai(5) đề cập vấn đề nghiên cứu mức độ, biểu hiện
trạng thái cảm xúc và tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển trạng
thái cảm xúc của sinh viên chính quy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh (ĐHSP TPHCM) bằng trắc nghiệm MSCEIT (Mayer Salovey Caruso Emotional
Intelligence Test) của John Mayer, Peter Salovey và David Caruso.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến khả năng kiểm soát xúc cảm tiêu cực ở
thiếu niên, trong đó yếu tố thuộc về đặc điểm nhân cách, hồn cảnh thực tại và tâm
lý ổn định của con người. Trong nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và kỹ năng
đương đầu với xúc cảm tiêu cực của thiếu niên, tác giả Đào Thị Oanh (6) đã sử dụng
một số trắc nghiệm như CAH của Nga, trắc nghiệm Corners của Mỹ và mẫu đánh
giá của K.K. Platonov nhằm đánh giá các phản ứng xúc cảm và các trạng thái biểu
hiện ở học sinh trong giờ học và khi vui chơi. Trong các nghiên cứu cũng đã chỉ ra
việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát, điều khiển cảm xúc như kỹ năng tạo ra các neo
cảm xúc tích cực; loại bỏ các neo xúc cảm tiêu cực, thay thế bằng neo cảm xúc tích
cực; kỹ năng thay đổi ngay tức thì xúc cảm hiện tại của bản thân
Đinh Thị Hồng Vân (2014)(7) thực hiện đề tài nghiên cứu về cách ứng phó với
những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên thành phố Huế ứng phó với những
cảm xúc âm tính cịn mang tính bột phát, tức thì. Nhìn chung, cách ứng phó tích cực
vẫn được trẻ sử dụng nhiều hơn so với nhóm ứng phó tiêu cực và trung tính. Cách
ứng phó được trẻ sử dụng nhiều nhất là “tách mình ra khỏi vấn đề”, ít nhất là “tự

7



làm hại bản thân”. Mặc dù các cách ứng phó tiêu cực được sử dụng ít hơn
nhưng vẫn ở mức độ báo động.
Đề tài nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2015)(8) về trí tuệ cảm xúc và mối
quan hệ của nó với hành vi xã hội của thanh thiếu niên dựa trên thang đo trí tuệ cảm
xúc xã hội của thanh thiếu niên ESI-VNY. Ở khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực,
nghiên cứu đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá như: dễ dàng chỉ trích người khác, hay
phê phán người khác, dễ nổi cáu, hay phàn nàn về mọi thứ, hay ở trạng thái bực bội,
nói năng thiếu kiểm soát khi bực bội, hay là bạn bè hiểu lầm, khơng kiểm sốt được
tính khí.
Trong luận án, nghiên cứu sinh tiếp cận nghiên cứu cảm xúc theo hướng cảm
xúc dương tính – âm tính, trong đó cảm xúc âm tính được hiểu là những cảm xúc
biểu hiện sự không thoả mãn nhu cầu, làm mất hứng thú, giảm nghị lực như tức
giận, buồn chán, lo âu… và những cảm xúc này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
học tập và rèn luyện tại trường của sinh viên. Hầu hết các sinh viên đều ở độ tuổi
18-22, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ vị thành niên sang người lớn. Giai đoạn
đặc biệt, duy nhất của cuộc sống xảy ra một loạt những thay đổi về tâm lí và sự biến
đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Hiện nay,
ngày càng nhiều trường học từ tiểu học đến đại học tăng cường các hoạt động sinh
hoạt ngoại khóa lồng ghép chương trình giảng dạy kỹ năng sống, trong đó có nhiều
nội dung liên quan đến giáo dục cảm xúc, rèn luyện học sinh - sinh viên biết cách
thể hiện cảm xúc, biết cách kiểm sốt cảm xúc để có thể học tập tốt, xây dựng mối
quan hệ gắn bó, đồng cảm giữa cá nhân với gia đình, với bạn bè, với thầy cơ và nhà
trường.
Như vậy, qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về kiểm sốt cảm
xúc, có thể thấy hướng nghiên cứu được tiến hành theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau, song chủ yếu được đề cập, lồng ghép trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc,
quản lý cảm xúc và giao tiếp xã hội. Theo đó, kiểm sốt cảm xúc được đề cập nhiều
trong các mơ hình, cách đo lường và các thành tố của trí tuệ cảm xúc. Những cơng
trình nghiên cứu về kiểm soát cảm xúc của đối tượng là học sinh - sinh viên ở Việt

Nam còn khá khiêm tốn và chủ yếu được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu về

8


trí tuệ cảm xúc, cách ứng phó với cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc cũng như giao
tiếp xã hội.
7. Kết cấu của đề tài :
Cơng trình nghiên cứu gồm 9 trang cùng 1 phụ lục. Ngoài danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương như sau:
-

Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2 : Cơ sở lý luận về sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên trường

Đại học Ngoại Thương
-

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

-

Chương 5 : Giải pháp và kết luận

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Salovey, P. - Mayer, J. D. (1990). Emotional intelligence. Imagination,
Cognition, and Personality. Vol. 9 (3), pp. 185-211.
2. Caruso D.R. và Salovey P. (2004), The Emotionally Intelligent Manager - How
to develop and use four key emotional skills of leadership, Jossey – Bass, pp. 43-44.
3. Roger D. và Najarian B. (1989), The construction and Validation of a new scale
for measuring emotion control, Person. Indicid. Difi. Vol. 10, No. 8.
4. Nguyễn Cơng Khanh (2005), Xúc cảm, tình cảm và các kỹ năng xã hội ở
học sinh trung học phổ thơng, Tạp chí Tâm lý học, số 6/2005.
5. Trần Thị Thu Mai (2013), Kỹ năng tự quản lý cảm xúc của sinh viên sư
phạm, Tạp chí Tâm lý học. số 3 (168), 3/2013.
6. Đào Thị Oanh, (2008), Thực trạng biểu hiện xúc cảm và kỹ năng đương đầu
với xúc cảm tiêu cực của thiếu niên hiện nay, Đề tài NCKH Cấp Bộ.
7. Đinh Thị Hồng Vân (2014), Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong
quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế, Luận án tiến sĩ Tâm lý
học, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
8. Phan Thị Mai Hương (2015), Một số đặc điểm tâm trắc của thang đo trí tuệ
cảm xúc dành cho thanh thiếu niên, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (199), 10/2015.
9. Võ Thị Tường Vy (2013), “Thực trạng nhận thức về điều chỉnh xúc cảm của
người làm tham vấn tâm lý trong cơng việc”. Tạp chí Tâm lý học, số 4.
10. Daniel Goleman (Phương Thúy - Minh Phương - Phương Linh dịch,
2007). Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc. NXB Tri thức.
11. Mayer, J, D. - Salovey, P. (1997). What is emotional intelligence? .
12. In P. Salovey - D. J. Slyter (Eds.), Emotional development and emotional
intelligence: Educational implications.

10



PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

Xin chào anh/ chị/ bạn,
Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài : “ Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên
Đại học Ngoại Thương cơ sở II”. Kính mong anh/ chị/ bạn dành một ít thời gian
để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây.
Chúng tôi cam kết những thông tin mà anh/ chị/ bạn cung cấp chỉ được dùng
cho mục đích nghiên cứu. Sự nhiệt tình và nghiêm túc của anh/ chị/ bạn trong việc
trả lời câu hỏi rất quan trọng cho sự thành công của đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
___________________________________________________________________
A.
1.

THƠNG TIN CÁ NHÂN:

Giới tính:

a. Nam
2. Bạn là sinh viên
a.

K58

3. Bạn đang theo học chương trình
a.


Chuẩn

___________________________________________________________________
B. CÂU HỎI CHUNG:
1.

Bạn tự nhận thấy mình là người:

a. Cảm tính, trái tim sẽ đưa ra quyết định

11


b. Lý trí, suy nghĩ logic rồi đưa ra quyết định
2. Đối với cảm xúc, bạn thường
a. Bộc lộ ra bên ngồi
b. Giữ nó trong lịng
3. Theo bạn, khả năng kiểm sốt cảm xúc của bạn:
a. Tốt

b. Chưa tốt

c. Bình thường

Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của bạn
a. Tích cực

b. Tiêu cực

c. Khơng ảnh hường


___________________________________________________________________
C. CÂU HỎI CHI TIẾT:
1. Trong các cảm xúc sau đây, hãy chọn ra những cảm xúc bạn thường gặp nhất khi
đang là sinh viên trường Đại học Ngoại thương:
a. Hào hứng
e. Buồn bã
i. Xấu hổ
2. Đâu là cảm xúc mà bạn muốn bản thân có thể kiểm sốt:
a. Tức giận
b. Buồn chán
c. Lo âu
d. Phấn khích
3.

Bạn hãy đánh giá tần suất xuất hiện những cảm xúc mà bạn mất kiểm soát:

a. Tức giận
b. Buồn chán
c. Lo âu

12
d. Phấn khích

1

2

3


4

5


4. Hãy xếp hạng các tác nhân sau đây tùy theo mức độ tác động khiến bạn mất
kiểm soát ( TÁC NHÂN NÀO ẢNH HƯỞNG NHẤT THÌ GHI SỐ 1, ẢNH
HƯỞNG NHÌ THÌ GHI SỐ 2, ẢNH HƯƠNG THỨ BA THÌ GHI SỐ 3)
a. Học tập, rèn luyện ( liên quan đến quá trình học tập, rèn luyện cũng như các qui
định trong nhà trường)

_____

b. Sinh hoạt ( liên quan đến những hoạt động hàng ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ,
…)

_____

c. Quan hệ xã hội ( liên quan đến mối quan hệ giữa người với người, tham gia các
câu lạc bộ, đội, nhóm, đi làm thêm, …)
5. Đâu là cách bạn kiểm sốt cảm xúc của mình:
a. Điều chỉnh phản ứng
c. Giải quyết vấn đề
e. Trao đổi với người khác
g. Khác:________

Cảm ơn bạn đã dành thời gian điền phiếu khảo sát của chúng tôi!


13




×