Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

tiểu luận nguyên lý thống kê Vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.43 KB, 50 trang )

Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
MỤC LỤC
1.Thói quen đi học của sinh viên đại học Ngoại Thương 16
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HIỆN TƯỢNG 41
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU 42
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VẤN ĐỀ ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN.
43
TOA301(2-1112).3_LT
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà thời gian thực sự là vàng bạc,
đúng giờ đã trở thành một vấn đề được đề cập đến mọi nơi. Theo một thống kê
cụ thể về những yếu tố làm nên một con người thành công, đúng giờ đóng một
vai trò quan trọng tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp của họ. Đối với
giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, việc đi học đúng giờ chính là một nét văn hóa làm
nên thói quen đúng giờ không chỉ trong công việc học tập hiện tại mà còn trong
công việc tương lai sau này.
Là những con người trẻ, những sinh viên năng động trường Đại học Ngoại
thương, họ nghĩ gì về tầm quan trọng của việc đi học đúng giờ , sự thể hiện của
họ như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng em tiến hành nghiên cứu
“Vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương”. Qua
đó đưa ra một số đặc điểm nổi bật trong ý thức đi học đúng giờ của sinh viên
từng khóa trong từng nhóm môn học cụ thể. Bên cạnh đó chúng em hy vọng sẽ
tìm ra được những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng tới việc đi học đúng giờ và
những giải pháp để hình thành một thói quen tốt quan trọng đối với các bạn sinh
viên trường Đại học Ngoại Thương.
Trong quá trình nghiên cứu thống kê, nhóm chúng em đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Lệ Hằng – giảng viên bộ môn,
cũng như rất nhiều các bạn sinh viên của trường đại học Ngoại Thương. Do thời
gian học tập và tiếp xúc với môn học không nhiều, cũng như lượng kiến thức


còn hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót. Chúng em rất
mong được cô góp ý và sửa chữa để bài tiểu luận được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
TOA301(2-1112).3_LT 1
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
TOA301(2-1112).3_LT 2
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
I. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của nhóm chúng em là “ Vấn đề đi học đúng giờ
của sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội”. Vấn đề đi học đúng giờ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Thông qua việc
nghiên cứu này, chúng em đã rút ra một số nhận xét về vấn đề thói quen của sinh
viên đại học Ngọai Thương bao gồm thực trạng , nguyên nhân và ảnh hưởng của
việc đi học muộn. Từ đó, chúng em đề xuất một số giải pháp để khắc phục tình
trạng còn tồn tại trong thói quen và ý thức của các bạn sinh viên, giúp cải thiện
tình hình hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề đi học muộn của sinh viên đại học
Ngọai Thương.
- Tổng thể nghiên cứu: sinh viên khóa 47, 48, 49, 50 Đại học Ngoại
Thương.
- Thời gian điều tra: năm học 2011 – 2012.
- Không gian điều tra: trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
3. Nội dung
Xác định nội dung điểu tra là việc trả lời câu hỏi “ điều tra cái gì?”. Nội
dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị
điều tra mà ta cần thu được thông tin.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, chúng em xác định nội dung điều tra là:
Vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên đại học Ngoại Thương.
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
TOA301(2-1112).3_LT 3
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Xây dựng chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm
phản ánh bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
1. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu thống kê
Với mục đích nghiên cứu là vấn đề đi học đúng giờ của sinnh viên đại
học Ngoại Thương hệ thống chỉ tiêu được xây dựng tập trung vào các khía cạnh
chính :
• Thói quen đi học của sinh viên
• Nguyên nhân sinh viên đi học muộn( bao gồm nguyên nhân chủ quan
và khách quan)
• Ảnh hưởng của việc đi học muộn tới kết quả học tập.
Với việc tập trung vào các khía cạnh chính như trên, việc xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê đã đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản. Đó là:
• Đáp ứng được mục đích nghiên cứu
• Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng nghiên cứu
• Hợp lý, không thừa không thiếu, không trùng lặp, đủ phản ánh những
yêu cầu nghiên cứu, phù hợp với khả năng thu thập thông tin.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.1. Thói quen đi học của sinh viên:
- Năm học của sinh viên.
- Mức độ đi học muộn của sinh viên.
1.2. Nguyên nhân sinh viên đi học muộn:
a) Nguyên nhân khách quan
TOA301(2-1112).3_LT 4
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
• Khoảng cách từ nhà tới trường.

• Phương tiện đi học.
• Thời tiết.
b) Nguyên nhân chủ quan
• Thời gian ngủ của sinh viên.
• Mức độ yêu thích của sinh viên với môn học.
• Thái độ đối với việc đi học muộn.
1.3. Ảnh hưởng của việc đi học muộn đến kết quả học tập:
Điểm trung bình chung tích lũy tín chỉ.
III.ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Nhóm đã tiến hành điều tra chọn mẫu: là tiến hành điều tra thu thập thông
tin trên một số đơn vị của tổng thể chung theo phương pháp khoa học sao cho
các đơn vị này phải đại diện cho cả tổng thể chung đó. Kết quả điều tra dùng để
suy luận cho cả tổng thể chung. Vì vậy nhóm chúng em đã thu thập thông tin
trên 200 sinh viên Đại học Ngoại Thương, trong đó mỗi khóa 47, 48, 49, 50 có
50 người.
1. Thiết kế phiếu điều tra.
Xây dựng phiếu điều tra để thu thập thông tin nhằm đánh giá được tình hình
giờ giấc đi học của sinh viên Đại học Ngoại Thương. Để có thể thu được những
thông tin một cách chính xác và đầy đủ, phiếu điều tra bao gồm tập hợp các câu
hỏi ngắn gọn, có liên quan mật thiết với nội dung nghiên cứu.
Thông qua phiếu điều tra người nghiên cứu sẽ trả lời được những câu hỏi
như :
TOA301(2-1112).3_LT 5
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
• Bạn là sinh viên năm mấy?
• Bạn có thường xuyên đi học muộn không?
• Mức độ yêu thích của bạn đối với các môn học?
• Thái độ của bạn với việc đi học muộn?

Từ phiếu điều tra ta có thể biết hiện nay chủ yếu số học sinh đi học muộn

thuộc nhóm nào, lý do nào ảnh hưởng nhiều tới việc đi học đúng giờ hay không
của các bạn, đánh giá và nhận xét chung về tình hình đi học của sinh viên đại
học Ngọai Thương hiện nay, thái độ của sinh viên đối với việc đi học muộn
TOA301(2-1112).3_LT 6
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Mẫu phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Xin chào tất cả các bạn!
Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ lớp Nguyên lý thống kê kinh tế,
khóa 49. Nhóm mình đang thực hiện một đề tài khảo sát về Vấn đề đi
học đúng giờ của sinh viên đại học Ngoại Thương để phục vụ cho việc
làm bài tập nhóm môn học này. Nhóm mình rất mong các bạn có thể bớt
chút thời gian để hoàn thành bảng câu hỏi này. Nhóm mình xin chân
thành cảm ơn!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:
Giới tính : Nam Nữ
Lớp: Chuyên ngành:
…………………………………
1) Bạn là sinh viên năm mấy ?
Năm 1 Năm 2
Năm 3 Năm 4
2) Khoảng cách từ nhà bạn tới trường :
< 1 km 1-3 km
3-5 km > 5 km
3) Bạn đến trường bằng phương tiện nào ?
TOA301(2-1112).3_LT 7
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Đi bộ Xe máy

Xe đạp Xe bus Phương tiện khác
4) Bạn có thường xuyên đi học muộn không?
Chưa bao giờ
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn
5) Thời gian đi học muộn trung bình của bạn là:
<= 10 phút 10-15 phút
15-20 phút >= 20 phút
6) Thời gian ngủ trung bình trong một ngày của bạn: ………(h/ngày)
7) Thời tiết có ảnh hưởng đến việc đi học đúng giờ của bạn không?
Có Không
8) Thói quen điểm danh của cô giáo bộ môn (Mà bạn hay đi muộn) ?
Đầu giờ Giữa giờ
Cuối giờ Không cố định
9) Đánh số độ ưa thích tăng dần các môn học của bạn ( từ 1 đến 4):
Môn học xã hội (Triết,
lịch sử Đảng CSVN.…)
Môn khoa học
(Toán, tin,…)
Giáo dục
thể chất
Các môn chuyên
ngành ( Ngoại ngữ,
kinh tế,…)
TOA301(2-1112).3_LT 8
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
10) Mức độ đi học muộn các môn học : (Đánh dấu “x”)
Chưa bao

giờ
Hiếm khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Các môn học xã
hội
Các môn khoa
học
Giáo dục thể chất
Các môn học
chuyên ngành
11) Kết quả học tập của bạn kì trước?
< 2,8 2,8 – 3,19
3,2 – 3,59 3,6 - 4
12) Thái độ của bạn đối với việc đi học muộn :
Chuyện bình thường
Không tốt lắm nhưng cũng không quá kinh khủng
Thật tồi tệ
13) Theo bạn, làm thế nào để hạn chế vấn đề đi học muộn của sinh viên?
TOA301(2-1112).3_LT 9
TẦN SUẤT
MÔN HỌC
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Điểm danh đầu giờ học
Đổi giờ học
Thực hiện phạt hành chính nghiêm khắc
Ý kiến của bạn:…………………………………………………
Tổng số phiếu mà nhóm tiến hành điều tra là 200 phiếu.

Số phiếu thu được là 193 phiếu trong đó có 168 phiếu hợp lệ và 25
phiếu không hợp lệ do điền thiếu thông tin.
Các thang đo sử dụng trong phiếu điều tra.
 Thang đo định danh: Là loại thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc
tính mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc.
• Giới tính
• Câu 7: thời tiết có ảnh hưởng tới việc bạn đi học hay không?
 Thang đo thứ bậc: là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện tiêu
thức có quan hệ thứ bậc hơn kém.
• Câu 4: Mức độ đi học muộn của bạn?
• Câu 9: Đánh số mức độ ưa thích tăng dần của bạn với môn học
 Thang đo khoảng: là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau
nhưng không có điểm gốc là 0.
 Thang đo tỷ lệ: là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối/ điểm gốc
để có thể so sánh tỷ lệ giữa các chỉ số đo.
• Câu 11: kết quả học tập của bạn kì trước
TOA301(2-1112).3_LT 10
Rất cảm ơn sự chia sẻ và giúp đỡ của các bạn!
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
2. Phương pháp thu thập thông tin.
Nhóm đã dùng phương pháp phỏng vấn gián tiếp. Đây là phương pháp
thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách người được hỏi nhận phiếu
điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho người điều tra.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và thời
gian.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là người hỏi và người trả lời
không trực tiếp gặp nhau. Quá trình hỏi đáp diễn ra thông qua vật trung gian là
phiếu điều tra.
• Các bạn sinh viên được hỏi là người có trình độ văn hóa, có ý thức
trách nhiệm giúp cho việc điều tra khá hiệu quả.

• Phiếu điểu tra ngắn gọn, các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời.
Các loại câu hỏi được sử dụng trong phiếu điều tra.
 Câu hỏi đóng:
Câu hỏi phân đôi: câu 7
Câu hỏi theo danh sách: câu 1, 3, 8, 12
Câu hỏi có nhiều lựa chọn: câu 10
Câu hỏi bậc thang: câu 2, 4, 5 ,11
 Câu hỏi mở:
Câu hỏi tự do trả lời: câu 6
Câu hỏi hoàn thiện: câu 9
IV.TỔNG HỢP THỐNG KÊ
TOA301(2-1112).3_LT 11
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
1. Định nghĩa
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một
cách khoa học các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm
riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.
2. Tổng hợp thống kê
TOA301(2-1112).3_LT 12
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
CHƯƠNG II: TỔNG HỢP THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
I. LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG
1. Bảng thống kê
a. Khái niệm:
Là bảng trình bày thông tin thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ
ràng nhằm nêu lên những đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
b. Ứng dụng:
- Các câu hỏi đều được thống kê thành bảng riêng như : Bảng thống kê
khoảng cách từ nhà tới trường của sinh viên ; mức độ đi học muộn ; bảng thống
kê điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên.v.v hoặc được thống kê trong

các mối liên hệ với nhau như mối quan hệ giữa phương tiện đi học và thời gian
muộn học trung bình, giữa thói quen điểm danh của thầy cô với mức độ đi học
muộn .Từ đó giúp việc vẽ biểu đồ và phân tích dễ dàng hơn.
- Bảng tổng hợp kết quả, xếp theo từng giá trị khảo sát : lớn nhất, nhỏ
nhất, trung bình để có thể đánh giá một cách hiệu quả, tổng quát kết cấu mỗi chỉ
tiêu cũng như độ co giãn, biên độ của mỗi chỉ tiêu mà ta đang xem xét và thống
kê.
2. Đồ thị thống kê
a. Khái niệm:
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả
có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Sử dụng con số kết hợp với các hình
vẽ , đường nét màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện
tượng.
b. Ứng dụng:
TOA301(2-1112).3_LT 13
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
- Biểu đồ diện tích (tròn) : giúp người xem nhìn nhận và đánh giá 1 cách
nhanh chóng thông tin thu thập được như: tình hình đi học muộn của sinh viên
đại học Ngoại thương
- Biểu đồ cột : giúp người xem không bị rối mắt bởi những con số, so
sánh trực tiếp giữa các phương án lựa chọn.
Ví dụ như biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của sinh viên đối với các
loại môn học.
3. Các tham số phân tích thống kê
3.1 Số bình quân:
a. Khái niệm
Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một
tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số bình quân có 2 loại là : số bình quân cộng và số bình quân nhân.
b. Vận dụng

Số bình quân được ứng dụng tính trong một số chỉ tiêu như: Tính thời
gian trung bình mà các bạn sinh viên muộn học; điểm bình quân của điểm trung
bình chung tích lũy năm học vừa qua; thời gian ngủ trung bình trong ngày của
sinh viên
3.2 Mốt:
a. Khái niệm
- Đối với dãy số không có khoảng cách tổ: Mốt là lượng biến hoặc biểu
hiện được gặp nhiều nhất trong dãy số phân phối
TOA301(2-1112).3_LT 14
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
- Đối với dãy số có khoảng cách tổ (Chỉ có ở dãy số lượng biến): Mốt là
lượng biến trên đó chứa mật độ phân phối lớn nhất, tức là xung quanh lượng
biến đó tập trung tần số nhiều nhất.
b. Vận dụng.
- Xác định được lượng thời gian đi học muộn phổ biến nhất.
- Xác định điểm chung bình chung tích lũy mà số lượng bạn sinh viên đạt
được ở năm học vừa qua là nhiều nhất là nhiều nhất.
-
3.3 Trung vị
a. Khái niệm
Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số
lượng biến, chia đơn vị thành trong dãy số thành 2 phần bằng nhau.
b. Vận dụng
- Xác định được giá trị của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số
lượng biến ở các chỉ tiêu như: khoảng cách từ nhà tới trường của các sinh viên,
thời gian dành cho việc ngủ, điểm tích lũy
4. Ứng dụng phương pháp hồi quy và tương quan trong phân tích
thống kê.
Xác định mối liên hệ giữa khoảng cách từ nhà tới trường và thời gian ngủ
1 ngày tới thời gian đi học muộn trung bình của sinh viên. Thực tế chúng ta thấy

rằng khoảng cách từ nhà tới trường và thời gian ngủ 1 ngày có ảnh hưởng lớn
tới thời gian đi học muộn. Thông thường nếu nhà bạn xa trường thì có khả năng
TOA301(2-1112).3_LT 15
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
đi học muộn cao hơn và ngược lại. Tương tự, những sinh viên không bị thiếu
ngủ có xu hướng đi học muộn đúng giờ hơn. Từ đó chúng em đã nhận thấy
rằng:
- Khoảng cách từ nhà đến trường, thời gian ngủ trong 1 ngày và thời
gian đi học muộn có mối liên hệ với nhau.
- Khoảng cách từ nhà đến trường, thời gian ngủ trong 1 ngày là tiêu
thức nguyên nhân; và thời gian đi học muộn là tiêu thức kết quả.
- Mối liên hệ giữa khoảng cách từ nhà đến trường, thời gian ngủ trong 1
ngày và thời gian đi học muộn có thể là mối liên hệ thuận và có tính chất tuyến
tính.
II. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1. Thói quen đi học của sinh viên đại học Ngoại Thương
1.1 Tần suất và mức độ đi học muộn của sinh viên .
Không bao
giờ
Hiếm khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Luôn luôn
Số sinh
viên
17 61 64 24 2
Tần số 10.1 36.3 38.1 14.3 1.2
TOA301(2-1112).3_LT 16

Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Tình hình đi học muộn của sinh viên
► Nhận xét
Từ bảng thống kê và biểu đồ trên ta có thể nhận thấy:
Nhóm sinh viên thỉnh thoảng đi học muộn chiếm tỉ lệ cao nhất 38,1%, tức
64/168 sinh viên khảo sát. Số lượng sinh viên thỉnh thoảng đi học muộn cũng
khá nhiều, 61/168, chiếm 36,3%. Số liệu thống kê cho nhóm sinh viên thường
xuyên và luôn luôn muộn học lần lượt là 24/168(chiếm 14,3%) và 2/168 (chiếm
1,2%). Chỉ có 10,1% số sinh viên khảo sát có ý thức thực hiện nghiên túc quy
chế về giờ giấc khi đi học.
Như vậy với 89.9% sinh viên đi học muộn với mức độ khác nhau, có thể
nhận thấy việc đi học muộn đang trở thành 1 vấn đề lan rộng trong sinh viên và
cần có biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm tích cực, nhóm
sinh viên chưa bao giờ và hiếm khi đi học muộn vẫn khá cao,78/168 sinh viên
khảo sát, chiếm 46,4%, có chênh lệch không đáng kể so với nhóm sinh viên đi
TOA301(2-1112).3_LT 17
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
học muộn 90/168 người, chiếm 53,6%. Từ đó có thể nhiều sinh viên vẫn có ý
thức đi học đúng giờ mặc dù chưa thực hiện nghiêm túc.
1.2Mối liên hệ giữa mức độ đi học muộn và năm học của sinh viên
Từ kết quả thống kê ta thấy ý thức thực hiện quy chế giờ giấc đi học của
các sinh viên là khác nhau, thể hiện qua sự chênh lệch tỉ lệ giữa các mức đi học
muộn. Tuy nhiên, mức độ đi học muộn giữa sinh viên năm 1, 2, 3, 4 có giống
nhau? Để trả lời cho câu hỏi này nhóm em đã thực hiện thống kê tổng hợp câu
1( sinh viên năm mấy) và câu 4( bạn có thường xuyên đi học muộn không?) và
thu được bảng số liệu sau:
TOA301(2-1112).3_LT 18
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
► Nhận xét
Bằng trực quan, có thể thấy sinh viên năm 1, 2, 3, 4 có sự chênh lệch rõ rệt

trong từng mức độ đi học muộn. Cụ thể là:
• Số sinh viên đi học đúng giờ giảm dần. Đối với năm 1có tới 73,8%
số sinh viên khảo sát đi học đúng giờ (tức hiếm khi hoặc không bao giờ
muộn học).Trong khi đó, tỉ lệ này ở sinh viên năm 2 là 47,6% , năm 3 là
33.4% đến năm 4 thì giảm còn 30,9%.( giảm 42.9% so với năm 1)
• Cùng với đó là sự tăng dần về mức độ đi học muộn với tần suất cao
(bao gồm mức thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn). Có 26,2% sinh
viên năm 1 đi học muộn. Con số này tăng dần đối với sinh viên năm 2, năm
3 và cao nhất trong sinh viên năm 4 với 69,1%( gần gấp 3 số liệu năm 1).
 Từ kết quả trên có thể kết luận. Mối liên hệ giữa năm học của sinh
viên và tần suất đi học đúng giờ là mối liên hệ tuyến tính tỉ lệ nghịch. Ý
TOA301(2-1112).3_LT 19
Tình hình đi học muộn của sinh viên Ngoại Thương ứng với các năm học
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
thức thực hiện giờ giấc đi học có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm. Việc
đi học đúng giờ không được sinh viên năm cuối coi trọng nữa. Điều này có
thể do các nguyên nhân như thời gian đi làm thêm hoặc tự học tại nhà tác
động.
1.3Thời gian đi học muộn trung bình của sinh viên.
Tổng hợp các phiếu trả lời cho câu 5 ta thu được bảng sau:
<10 phút 10-15 phút 15-20 phút >20 phút Tổng số
Số lượng 117 40 7 4 168
Tần số
(%)
69.6 23.8 4.2 2.4 100
Kết quả trên được thể hiện bằng biểu đồ sau:
Mode Median Mean
Thời gian muộn 8,02 7,50 9,46
TOA301(2-1112).3_LT 20
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương

học
► Nhận xét
Thời gian đi học muộn phổ biến nhất là dưới 10 phút so với thời gian
vào lớp theo quy định của nhà trường, chiếm tới 69.6 %. Tiếp theo đó, 23.8%
sinh viên muộn khoảng 10-15 phút, còn vào khoảng 15-20 phút sau giờ vào lớp
chiếm phần khá nhỏ (4.2%). Số bạn đi học muộn nhiều hơn 20 phút sau giờ vào
lớp chỉ là 4 bạn trong số 168 bạn được điều tra, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 2.4%. Một
cách cụ thể, trung bình mỗi sinh viên đi học muộn 9.46 phút(Mean=9.46). Thời
gian đi học muộn phổ biến nhất là 8.02 phút (Mode=8.02)
1.4Tình trạng đi học muộn ứng với các môn học
► Nhận xét:
TOA301(2-1112).3_LT 21
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
• Trong tất cả các môn học, môn giáo dục thể chất có tỉ lệ sinh viên
chưa bao giờ đi học muộn nhiều nhất 56,0% cao hơn rất nhiều so với
tỉ lệ ở cùng mức độ của các môn khác. Cụ thể là tỉ lệ chưa bao giờ đi
học muộn ở nhóm môn chuyên nghành chiếm 33,7%, ở nhóm môn
KH xã hội và KH cơ bản chiếm lần lượt là 28,6% và 24,4%.
• Tỉ lệ sinh viên đi học muộn với tần suất cao( thường xuyên và luôn
luôn đi học muộn ) chiếm tỉ lệ thấp ở tất cả các môn học, đặc biệt
trong môn GD thể chất, tỉ lệ này chỉ có 17,3%. Điều này 1 lần nữa
khẳng định kết luận rút ra ở câu 4. Đa số các sinh viên có ý thức đi
học đúng giờ nhưng thực hiện chưa thực sự nghiêm túc.
2. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề đi học muộn
Theo những kết quả thu được ở phần 1, tỉ lệ sinh viên đã từng đi học
muộn là rất cao( 89.9%). Vậy, đâu là lí do khiến các bạn sinh viên không thực
hiện tốt quy chế giờ giấc khi đi học? Để trả lời câu hỏi này, chúng em đã thiết
kế các câu hỏi trong phiếu điều tra nhằm tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng
tới việc đi học đúng giờ của sinh viên cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nguyên nhân đó.

3. Các yếu tố khách quan
Khoảng cách từ nhà tới trường, phương tiện đi học cũng như thời tiết rất có
thể là nguyên nhân, yếu tố khách quan có thể dẫn tới hiện tượng đi học không
đúng giờ của sinh viên, đặc biệt là khi khoảng cách xa hay thời tiết không
thuận lợi, vậy để biết được những yếu tố này cso ảnh hưởng tới vấn đề đi học
đúng giờ cảu sinh viên trường Đại học Ngoại thương hay không, chúng em
đa tiến hành khảo sát tham dò y kiến của các bạn sinh viên và thu được kết
quả như sau:
3.1.Khoảng cách nhà tới trường của sinh viên
TOA301(2-1112).3_LT 22
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
Khoảng cách < 1 km 3 km 3-5 km >5 km
Sinh viên 51 49 25 43
Tỷ lệ (%) 30 29 15 26
► Nhận xét:
Đa số sinh viên đại học Ngoại thương sinh sống và có xu hướng ở trọ
gần trường, có tới 30% sinh viên sống cách trường chưa tới 1km, và 29%
sống cách trường từ 1 đến 3 km; khoảng cách trung bình 3 đến 5 km chỉ
chiếm 26% và trên 5 km chỉ chiếm 15% tổng số sinh viên.
TOA301(2-1112).3_LT 23
Nguyên lý thống kê kinh tế – Đại học Ngoại Thương
3.2.Mối liên hệ giữa khoảng cách từ nhà đến trường và thời gian đi học
muộn trung bình của sinh viên
< 1 1-3 3-5 > 5
Số
sinh
viên
Tỷ lệ
(%)
Số

sinh
viên
Tỷ lệ
(%)
Số
sinh
viên
Tỷ lệ
(%)
Số
sinh
viên
Tỷ lệ
(%)
<= 10 43 84,31 32 65,31 18 72 24 55,81
10-15 5 9,80 13 26,53 7 28 15 34,88
15-20 2 3,92 2 4,08 0 0 3 6,99
>= 20 1 1,97 2 4,08 0 0 1 2,32
Tổng 51 100 49 100 25 100 43 100
TOA301(2-1112).3_LT 24
Biểu đồ tỷ lệ sinh viên đi học muộn trong mối quan hệ giữa khoảng cách nơi ở và thời gian
Thời
gian
Khoảng
cách (km)
Thời gian
đi học muộn
TB (phút)

×